6 goc d6 cua doanh nghiép thì lợi nhuận của doanh nghiệp là sự chênh lệch giữa doanh thi va chi phí ma doanh nghiệp bỏ ra dé đạt được doanh thu nhất định trong một thời kì Theo định nghĩ
Trang 1Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo
Chương 2: Thực trạng lợi nhuận của công ty
cổ phần dịch vụ logistics và thương mại
KLM (KLM Logistics
2.1 Khái quát về công ty KLM Logistics
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2 Mô hình tô chức
2.1.3 Kết quả kinh doanh
2.2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty KLM Logistics 2.2.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty
2.2.2 Kế hoạch lợi nhuận của công ty
2.2.3 Thực trạng lợi nhuận của công ty
2.3 Những đánh giá về lợi nhuận tại công ty KLM Logistics
2.3.1 Kết quả đạt được
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Trang 2Chương 3: Giải pháp tăng cường lợi nhuận tại công ty cỗ phần dịch vụ logistics
và thương mại KLM (KLM Logistics) 748
3.1 Định hướng phát triển của công ty -Ö 48
3.2 Giải pháp tăng cường lợi nhuận 50
3.3 Kiến nghị 153
Kết luận 55
—
Trang 3Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thao
DANH MUC TU VIET TAT
Viết tắt NghĩaHĐQT Hội đồng quản trị
XNK Xuất nhập khâu
ĐHĐCĐ Đại hội đông cô đông
KH Kế hoạch
KHĐC Kế hoạch điều chỉnh
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
TP.HCM Thanh phó Hồ Chí Minh
Trang 4DANH MỤC BANG BIEU
Bảng
Bang 2.1: Bảng cân đối ké toán
Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Bang 2.3: Bảng lưu chuyền tiền tệ (ICF)
Bảng 2.4: Bảng cơ cấu doanh thu của 4 dịch vụ chính
Bảng 2.5: Hệ số tài chính lợi nhuận theo kỳ báo cáo
Bảng 2.6: Số liệu kế hoạch và điều chỉnh
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tô chức bộ máy quan lý của Công ty Cổ phần Dịch vu Logistics
và Thương mại KLM 23
Trang 5Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo
Lời mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh ngày càng gay gắt dé đứngvững được trên thị trường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh
đạt hiệu quả cao Dé tiến hành cho các hoạt động sản xuẤt, kinh doanh có lãi, mang
lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần bỏ một nguồn vốn ban đầunhất định Khi có được lợi nhuận, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng quy mô kinh
doanh, tăng thêm nguồn vốn của chủ sở hữu, nâng cao nguồn thu nhập cho các cán
bộ, công nhân viên và góp phần làm tăng năng suất lao động, đồng thời lợi nhuận
kinh doanh sẽ làm tăng Ngân sách Nhà nước thông qua việc các doanh nghiệp nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường có nhiều thay
đổi như hiện nay thì tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao lợi nhuận là vấn
đề cực kì quan trọng đối với bat kì doanh ng nào Vì vậy, nghiên cứu về lợinhuận của mỗi doanh nghiệp là điều rất cần thiết, để từ đó đưa ra các giải phápnhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Trong thời gian qua, Công ty cổ phần dịch
vu Logistics và thương mại KLM đã gặp phải rất nhiều khó khăn Nhưng với sự cốgắng không ngừng, quyết tâm cao của ban Giám đốc, của toàn thể các cán bộ côngnhân viên trong công ty đã vượt qua những khó khăn, dần đi vào hoạt động có ồn
định hơn, có hiệu quả Lợi nhuận tăng theo hàng năm nhưng chưa cao so với sự kỳ
vọng của ban Giám đốc công ty cũng như sự phát triển hiện nay của nền kinh tế thịtrường Để tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận, đòi hỏi công ty phải luôn thiết lập kế
hoạch, có định hướng phát triển và đưa ra các biện pháp cụ thể phù hợp với các điều
kiện công ty và thích nghỉ với thị trường
Xuất phát từ những lý do trên, thông qua quá trình thực tập tại Công ty cổphần Dịch vu Logistics và Thương mại KLM, em đã quyết định chọn đề tài “Tăng
cường lợi nhuận của công ty cổ phần Dịch vụ Logistics và Thương mại KLM(KLM Logistics)” làm khóa luận tốt nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về lời nhuận, phân tích đánh giá thực trạng lợinhuận của công ty giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 và đề xuất một số giải pháp
Trang 6tăng cường lợi nhuận của Công ty cổ phan Dich vu Logistics và Thương mại KLM
(KLM Logistics)
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
~ Đối tượng nghiên cứu: Lợi nhuận của doanh nghiệp
— Phạm vi nghiên cứu: Lợi nhuận của Công ty cổ phần Dịch vụ Logistics vàThuong mai KLM (KLM Logistics) giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các nguồn dữ liệu có sẵn thu thập
được qua các website, sách báo, số liệu từ phòng tài chính- kế toán của công ty, từ
đó tổng hợp và phân tích sô liệu phục vụ cho van đề nghiên cứu
Phương pháp đối chiếu, so sánh số liệu của công ty qua các năm, tỉnh hình
biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty đểđánh giá thực trạng về lợi nhuận của công ty
5 Kết cấu cúa chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phục lục, chuyên đềtốt nghiệp được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng lợi nhuận của công ty cổ phần Dich vu Logistics và
Thuong mai KLM (KLM Logistics)
Chương 3: Giải pháp tăng cường lợi nhuận tai công ty cô phần Dịch vu
Logistics và Thương mai KIM (KLM Logistics)
Trang 7Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận của
doanh nghiệp
1.1 Khái niệm và nguồn gốc về lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm
Theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành:“Doanh nghiệp
là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở, có giao dịch 6n định, được đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh”
Trong nền kinh tế thay đổi liên tục như hiện nay có rất nhiều loại hình doanhnghiệp tồn tại và hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều lĩnh vực Cho dùdoanh nghiệp có hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào thì với điều kiện kinh tế thịtrường cạnh tranh gay gắt thì doanh nghiệp muốn tổn tại thì hoạt động kinh doanh
phải có hiệu quả hay hoạt động kinh doanh phải có lãi Để hoạt động sản xuất và
kinh doanh được tiến hành,doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí đầu vào cụ thé Và
để cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục diễn ra thì doanh
nghiệp phải có doanh thu để bù dip cho những chi phí đã bỏ ra và có lợi nhuận để
doanh nghiệp tái đầu tư, sản xuất kinh doanh được phục hồi Nếu các hoạt độngkinh doanh bị lỗ trong thời gian dàithì doanh nghiệp dễ dẫn đến tính trạng phá sản
Vì vậy, đứng ở góc độ doanh nghiệpthì kết quả tài chính cuối cùng chính làhoạt động sản xuất, kinh doanh phải mang lại lợi nhuận 6 goc d6 cua doanh nghiép
thì lợi nhuận của doanh nghiệp là sự chênh lệch giữa doanh thi va chi phí ma doanh
nghiệp bỏ ra dé đạt được doanh thu nhất định trong một thời kì
Theo định nghĩa về lợi nhuận trong giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016,NXB Dai học Kinh tế Quốc Dân): “Lợi nhuận là một chỉ tiêu của kinh tế tong hợp,
nó phản ánh toàn bộ hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh từ lúc bắt đầu tìm
kiếm nhu cầu thị trường, chuẩn bị và khâu tổ chức kinh doanh đến các khâu bán
hàng và giao dịch trên thị trường Lợi nhuận luôn phán ảnh cả số lượng và chất
lượng của quá trình kinh doanh”.
Trang 8Có nhiều yếu tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp:
- Một là quy mô trong san xuất hàng hóa, dịch vụ Quan hệ của cung cầuhàng hóa thay đổi sẽ dẫn đến giá cả thay đổi làm tác động trực tiếp đến việcquyết định quy mô sản xuất va ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
- Hai là giá cả, chất lượng của những yếu tố đầu vào như lao động, nguyênvật liệu, các trang thiết bị công nghệ và cách thức phối hợp các nhân tố đầu vào
của hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động trực tiếp lên chi phí sản xuất từ
đó tác động đến tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp
- Giá bán hàng hóa, dich vụ cùng các hoạt động với mục đích thúc đây quátrình tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn, đặc biệt là các hoạt động marketing, hoạtđộng tài chính doanh nghiệp đã tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.2 Nguồn gốc của lợi nhuận
Chủ nghĩa trọng thương cho rằng: “Lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh vực lưuthông Lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, do sự
lừa gạt mà có Còn lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, trừ công nghiệp khai thác
vàng bạc, đềukhông tạo ra lợi nhuận”
Kinh tế chính trị học tư sản cô điển của Anh mà đại diện là Adam Smith lại
cho rằng: “Lợi nhuận là toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra Lợi nhuận trong phần lới
trường hợp chỉ là món tiền thưởng cho việc mạo hiểm khi đầu tư tư bản”
K.Mark lại khăng định: “Về nguồn gốc lợi nhuận là do lao động làm thuê tạo
ra, về bản chat lợi nhuận là hình thái biéu hiện của giá tri thing dư”
Kinh tế học hiện đại đã dựa trên nhiều quan điểm của các trường phái và sựphân tích từ thực tế thì đưa ra kết luận về nguồn gốc lợi nhuận bao gồm: “Thu nhậpmặc nhiên từ các nguồn lực mà doanh nghiệp đã đầu tư cho kinh doanh, phầnthưởng cho sự mạo hiểm sáng tạo đổi mới doanh nghiệp và thu nhập độc quyền”
1.2 Vai trò
“Lợi nhuận vừa góp phần duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp và góp phần tạonên sự phát triển của nền kinh tế Doanh nghiệp có phát triển thì nền kinh tế cũngphát triên theo vì mỗi doanh nghiệp là một bộ phận trong nền kinh tế Lợi nhuận
Trang 9Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo
phải đáp ứng hài hòa giữa các lợi ích của doanh nghiệp, của người lao động và của
xã hội” theo giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân)
Lợi nhuận cũng là chỉ tiêu quan trọng trong phân tích các chỉ tiêu kinh tế
Lợi nhuận là yếu tố then chốt trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp Trong điều kiện doanh nghiệp hạch toán kinh doanh theo cơ chế củathị trường, lay doanh thu bù chi phí va có lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể tồn tại
được không là dựa vào việc doanh nghiệp đó có tạo ra lợi nhuận không Vì vậy lợi
nhuận được xem là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình sản sản xuất, kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp.
Lợi nhuận là một đòn bẩy giúp cho sản xuất phát triển Lợi nhuận có ảnhhưởng đến mọi mặt của doanh nghiệp Tất cả các hoạt động sản xuất hay kinhdoanh của doanh nghiệp đều có mục đích tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và giảm
chi phí Và lợi nhuận cũng là nhân tố thúc day hoạt động sản xuất kinh doanh phát
triển, tạo tiền dé để tận dụng tiềm lực sẵn có của doanh nghiệp
Lợi nhuận còn góp phần tăng đầu tư và mở rộng các hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều có tới 70%-80% lợi nhuận cònlại phục vụ cho quỹ dau tư phát triển của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp cóthé bổ sung vốn kịp thời cho quá trình tai sản xuất, kinh doanh, đầu tư vào máy mócthiết bị, mở rộng thêm quy mô phát triển doanh nghiệp
1.3 Nội dung
1.3.1 Phương pháp tính lợi nhuận
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú,với mỗi hoạt động cụ thể đều có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Vì vậy,lợi nhuận của doanh nghiệp đến từ nhiều hoạt động khác nhau trong quá trong sảnxuất kinh, doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
- Lợi nhuận đến từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính và phụ:Phần lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn nhất, có ý nghĩa quyết định đến kết quảtrong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đó chính là sự chênh
Trang 10lệch giữa doanh thu va chi phí của khối lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Lợi nhuận thu về từ hoạt động liên doanh, liên kết:
“Là phần lợi nhuận doanh nghiệp thu được do sự phân chia lợi nhuận từ kết
quả của hoạt động kinh doanh khi doanh nghiệp liên doanh với đơn vị khác Hoạt
động này ngày càng phổ biến hơn do đó nguồn lợi nhuận này luôn góp phần đáng
kể trong tổng lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp” theo giáo trình Tài chính Doanhnghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính:
Các khoản thu có tính chất nghiệp vụ tài chính như: lãi tiền gửi ngân hàng,
lãi tiền cho vay, nguồn lợi nhuận này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lợi nhuận của
doanh nghiệp.
- Đó chính là lợi nhuận từ các hoạt động khác như: Thanh lý, nhượng bán
các tài sản cố định, cũng chỉ chiếm một ty trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của
doanh nghiệp
Tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà tỷtrọng mỗi bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp hoạt động trongnhững lĩnh vực khác nhau là không thể giống nhau Mặt khác, cơ cấu lợi nhuận củamỗi doanh nghiệp là khác nhau khi đặt trong môi trường kinh tế khác nhau Khi màthị trường đặc biệt là thị trường tài chính phát triển ở mức độ cao, các hoạt động tàichính có hiệu quả thì mảng hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng sẽ phát triểntheo, lợi nhuận đến từ hoạt động tài chính sẽ được tăng lên và chiếm tỷ trọng lớntrong tổng lợi nhuận và ngược lại khi mà nền kinh tế ở trình độ còn yếu kém, thịtrường tài chính chưa hoàn thiện dẫn đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệpvẫn còn bị hạn chế Lúc này lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ
tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của doanh nghỉ và có ý nghĩa quan trọng đôi với
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, sự tồn tại của doanh nghiệp
Công thức chung:
“Lợi nhuận = Doanh thu- Chi phí
Lợi nhuận = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận hoạt động tài chính + Lợi nhận hoạt động khác” theo giáo trình tài chính Doanh nghiệp ( 2016,
Trang 11Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo
NXB Dai học Kinh tế Quốc dân)
e Xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh
Thu nhập đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có ý nghĩa cực kì quantrọng đối với hoạt động của doanh nghiệp Vì nguồn lợi nhuận này đảm bảo chỉ phícho hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng thuần của doanh nghiệp chính là thu
nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường saukhi đã trừ các khoản chiết khấu bán hàng, giảm trừ bán hàng, hàng bán bị trả lại, cáckhoản thuế gián thu và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đãthu tiền hay chưa thu được tiền) chính là doanh thu thuần của doanh nghiệp
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn bao gồm:
+ Các khoản phải thu thêm của doanh nghiệp ngoài giá bán (nếu có), trợ giá,phụ thu theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp có thể được hưởng với hàng
hóa dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ.
+ Giá trị các sản phẩm đem biếu tặng, cho, trao đổi hoặc tiêu dùng cho hoạt
động sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp
Thời điểm phải hạch toán doanh thu: là khi mà doanh nghiệp đã chuyển giao
quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm, hoàn thành việc cung cấp cho người mua hàng
hoặc hoàn thành công việc theo hợp đồng đã ký và được khách hàng chấp nhận
thanh toán.
Doanh nghiệp phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quântrên thị trường liên ngân hàng mà nhà nước công bố tại thời điểm có phát sinh
doanh thu nếu trong trường hợp doanh nghiệp có phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ
TAt cả doanh thu phát sinh trong kỳ phải được ghi vào các hóa đơn, chứng từhợp lệ chứng minh và phải đảm bảo đầy đủ vào số sách ké toán của mỗi doanhnghiệp theo chế độ kế toán hiện hành
“Doanh thu thuần = Tổng doanh thu — Các khoản giảm trừ
Trang 12Các khoản giảm trừ = Chiết khấu hàng bán + Giảm giá hàng bán + Hàng bán
bị trả lại + Thuế gián thu phải nộp” theo giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016,NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
- Chiết khấu bán hàng: “Là số tiền người mua được người bán giảm trừ đốivới số tiền phải trả khi người mua thanh toán tiền sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ cho
doanh nghiệp trước thời hạn thanh toán và được ghi lại trên hóa đơn bán hàng hay
hợp đồng kinh tế Chiết khấu bán hàng cũng được coi là một khoản tiền làm giảm đi
lợi nhuận của doanh nghiệp và nó được ghi vào khoản mục chỉ phí hoạt động tài
chính” theo giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân)
- Giảm giá hàng bán: “Là số tiền khách hàng (người mua) được người bángiảm trừ trên giá bán đã thỏa thuận do hàng hóa kém phẩm chất, không đúng quycách, không đúng thời hạn thanh toán và đã được ghi trên hợp đồng kinh tế hoặcgiảm giá cho khách hàng trường trường hợp khách hàng mua một khối lượng lớn
Đây là khoản giảm trừ vào doanh thu thuần” theo giáo trình Tài chính Doanh
nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
- Doanh thu hàng bán bị trả lại: “khi số sản phẩm hàng hóa dịch vụ màdoanh nghiệp đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kếttrong hợp đồng như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, thì khoản tiền được tính
theo giá thanh toán của số sản phẩm đó gọi là doanh thu hàng bán bị trả lại” theo
giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
- Thuế tiêu thụ đặc biết: “Là loại thuế tính trên một số loại hàng hóa, dịch
vụ đặc biệt mà cơ quan thuế không không khuyến khích tiêu dùng và nó là thuế giánthu” theo giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân)
- _ Thuế xuất nhập khẩu: “Là thuế được tính trên sản phẩm hàng hóa của các
tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất, nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam vàđược gọi là thuế gián thu” theo giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016, NXB Đạihọc Kinh tế Quốc dân)
¢ Chi phí từ hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Trang 13Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo
“Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh là sự dịch chuyền vốn - giá trị củacác yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, dịch vụ ) được biểu hiệntiền của toàn bộ hao phí trong lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp
đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một kì cụ thé” theogiáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Xuất phát từ những yêu cầu, mục đích khác nhau về quản lý, chỉ phí sản xuất
kinh doanh cũng được phân chia thành các khoản mục khác nhau với những đặc
trưng nhất định Do đó, chỉ phí kinh doanh còn có nhiều loại, nhiều khoản khác
nhau cả về nội dung, tính chất, vai trò trong quá trình hoạt động kinh doanh
- Sự phân loại chi phí trong hoạt động kinh doanh theo yếu tố:
+ Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu: “được sử dụng vào mục đích sản xuất,
kinh doanh (ngoại trừ giá trị vật liệu không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu
hồi) bao gồm toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu chính như: phụ tùng thay thế: dụng
cụ, công cụ, vật liệu ” theo giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân)
+ Chi phí về nhiên liệu động lực: “Tà giá trị mà doanh nghiệp đã sử dụng vào
hoạt động kinh doanh của toàn bộ nhiên liệu, động lực” theo giáo trình Tài chính
Doanh nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
+ Tiền lương: “Là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho côngnhân viên như: tiền lương, tiền công, chỉ phí có tính chất tiền lương” theo giáo trìnhTài chính Doanh nghiệp (2016, NXB Dai học Kinh tế Quéc dân)
+ Các khoản phải trích nộp theo quy định của cơ quan nhà nước: kinh phí
công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
+ Chi phí khâu hao tài sản cố định: là số khấu hao tài sản cô định được tríchtheo quy định của cơ quan pháp luật đối với toàn bộ tài sản cố định của doanh
Trang 14hàng, tiền mặt hoặc tiền tạm ứng như: thuế môn bài, thuế sử dụng đất, thuế tài
nguyên và không thuộc các nội dung trên.
+ Các khoản chỉ khác: dự phòng các khoản thu hồi khó đòi, trợ cấp thôi việc
cho người lao động, tiền ăn ca, thưởng sáng kiến, trích lập dự phòng giảm giá hàngtồn kho,
© Xác định lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:
“Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần — Giá vốn hang bán —
Chi phí bán hàng — Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu — Các khoản giảm trừ” theo giáo trìnhTài chính Doanh nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
+ Giá vốn hàng bán:“Việc xác định đúng giá vốn hàng bán có ý nghĩa vôcùng quan trọng vì nó phản ánh giá trị giá gốc sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (bao
gồm cả một số khoản thuế quy định) đã được xác định khi tiêu thụ Và khi xác định
được doanh thu thì đồng thời giá trị hàng hóa, sản phẩm xuất kho cũng được phảnánh vào giá vốn dé xác định kết quả” theo giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016,NXB Dai học Kinh tế Quốc dân)
- “Đối với doanh nghiệp thương mại: Giá vốn hàng bán = Giá vốn hàng
mua + Hàng hóa tốn kho đầu kỳ - Hàng hóa tồn kho cuối kỳ” theo giáo trình Tàichính Doanh nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
- “Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Tổng doanh thu — chiết khấu bán hang
— hàng bán bị trả lại — giảm giá hàng bán — thuế gián thu hộ - giá vốn hàng bán — chi
phí bán hàng — chi phí quản lý doanh nghiệp” theo giáo trình Tài chính Doanh
nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
© Xác định lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính là những hoạt động có liên quan đến việc huy động,quản lý và sử dụng vốn trong kinh doanh Vì thế, những hoạt động có liên quan đến
đầu tư vốn đều tạo ra chỉ tiêu thu nhập và chỉ phí hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, trong
đó chủ yếu là hoạt động tham gia liên doanh, đầu tư chứng khoán
Trang 15Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định bằng chênh lệch giữa thu
nhập hoạt động tài chính và chỉ phí hoạt động tài chính.
“Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = Thu nhập từ hoạt động tài chính — Chi phí hoạt động tài chính” theo giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân)
*Thu nhập hoạt động tài chính:
“Là các khoản thu: lãi tiền gửi ngân hàng, lãi từ việc bán trả góp, lãi kinhdoanh chứng khoán, lãi góp vốn liên doanh, lãi đầu tư dài hạn và ngắn hạn, chiếtkhẩu thanh toán khi mua hàng được hưởng, chênh lệch ty gid ” theo giáo trình Tàichính Doanh nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
*Chi phí hoạt động tài chính:
Là các khoản mà doanh nghiệp chỉ như: tiền lãi vay phải trả, chiết khấu
thanh toán cho khách hàng, chỉ phí góp vốn, chỉ phí đi thuê tài sản, lỗ kinh doanh
chứng khoán
e Xác định lợi lợi nhuận khác:
Lợi nhận hoạt động khác được xác định dựa trên sự chênh lệch giữa thu nhập
từ hoạt động khác và chi phí hoạt động khác
“Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác — Chi phí hoạt động
khác” theo giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân)
*Thu nhập từ hoạt động khác:
“Còn gọi là thu nhập đặc biệt là những khoản thu bất thường, không xảy ra
một cách thường xuyên hoặc là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự toán
trước được Các khoản thu nhập khác thường bao gồm: Thanh lý tài sản có định, thutiền phạt do vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa số, ” theo
giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
*Chi phí khác:
Khi các nghiệp vụ riêng biệt với những hoạt động thông thường của doanh
Trang 16nghiệp có những khoản lỗ thì đó là các khoản chỉ phí khác và nó có thể bao gồm:giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý nhượng bán, tiền phạt do vi phạm hợpđồng, bị phạt thuế, truy nộp thué
Việc xác dinhloi nhuận của doanh nghiệp phải bắt đầu từ việc xác định mỗi
bộ phận riêng biệt của hoạt động kinh doanh Để đảm bảo sự chính xác thì doanhnghiệp phải hạch toán đầy đủ, trung thực tất cả các khoản mục chỉ phí và doanh thuphát sinh trong năm tài chính Đây là yêu cầu tối thiểu để xác định một cách chính
xác lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích lợi nhuận giúp doanh nghiệp xác định được vai trò của lợi nhuận
đối với doanh nghiệp từ đó tìm ra nguyên nhân và xây dựng các biện pháp nâng caolợi nhuận cho doanh nghiệp Thực tế, trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Namhiện nay thì hoạt động tài chính của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế Vì vay, hau hétlợi nhuận cao của doanh nghiệp đến từ hoạt động sản xuất, kinh doanh Vì thế mục
dich của chuyên dé là tim giải pháp tăng cường lợi nhuận trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.3.2 Phương pháp xác định tỷ suất lợi nhuận
“Ty suất lợi nhuận hay hệ số sinh lời là để đánh giá chất lượng hoạt động củacác doanh nghiệp, ngoài việc chúng ta sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối thì còndùng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối” theo giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (2016,NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
“Tỷ suất lợi nhuận cho phép so sánh hiệu quả sản xuất, kinh doanh giữa các
thời kì khác nhau của một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp khác nhau và
nó chỉ mang tính chất tương đối Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
càng có hiệu quả khi mức tỷ suất lợi nhuận càng cao” theo giáo trình Tài chínhDoanh nghiệp (2016, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Dé đảm bảo tính chính xác và khách quan, ngoài việc so sánh yếu lợi nhuậntuyệt đối người ta còn tính và so sánh các chỉ tiêu lợi nhuận tương đối hay còn gọi
là tỷ suất lợi nhuận giữa doanh nghiệp
Có 3 chỉ tiêu cơ bản đánh giá tỷ lệ doanh lợi của doanh nghiệp như sau:
Trang 17Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo.
1.3.2.1 Tỷ suất lợi nhuận vốn
TSV: Ty suất lợi nhuận vốn
P: Lợi nhuận vốn trong kỳ
'Vbq: Tổng vốn sản xuất sử dụng bình quân trong kỳ
Ý nghĩa: Phản ánh rằng cứ 100 đồng vốn kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận
Chỉ tiêu sử dụng lợi nhuận vốn giúp kích thích doanh nghiệp tìm ra khả năng
tiềm tàng quản lý và dùng vốn đạt hiệu quả cao và cũng nói lên trình độ về tài sản,
vật tư, tiền tệ của mỗi doanh nghiệp
1.3.2.2 Tỷ suất lợi nhuận giá thành
Phương pháp tính
Là quan hệ tỷ lệ giữa giá thành của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận
tiêu thụ
Ts2 == 100
Ts2: Ty suất lợi nhuận giá thành
P: Lợi nhuận trong kỳ
Zt: Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
Ý nghĩa của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc quản lý giá thành cụ thê: thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận khi cứ bỏ ra 100 đồng chi phí được sử dụng và tiêu thụmột đơn vị sản phẩm
Trang 18Khi xác định chỉ tiêu này cần tính chung cho từng loại sản phẩm tiêu thụ vàtính riêng cho từng loại sản phẩm của doanh nghiệp.1.3.2.3 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Là quan hệ giữa doanh thu bán hàng trong kỳ và tỷ lệ lợi nhuận tiêu thụ
Tst Pt 100st ==
T
Tst: Ty suất lợi nhuận doanh thu bán hàng
Pt: Lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ
T: Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Y nghia cua chi tiéu ty suất lợi nhuận:
Chỉ tiêu này thé hiện kết quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp cho thấy có bao nhiêu đồng lợi nhuận khi có 100 đồng doanh thu
Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ suất của ngành chứng tỏ doanh nghiệp bán hàngvới giá thấp hoặc do giá thành của doanh nghiệp cao hơn so với giá thành của doanh
nghiệp cùng ngành và ngược lại.
Tom lại, doanh nghiệp có thé đánh giá một cách chính xác tình hình sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu vé tỷ suất lợi nhuận từ đó đặt ra
mục tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh mới
Doanh nghiệp phải biết kết hợp chặt chẽ hai chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối vàlợi nhuận tương đối để có hiệu quả tốt hơn
1.4 Nhân tố ảnh hướng
1.4.1 Nhân tố chủ quan
Nhân té chủ quan có liên quan chặt chẽ tới doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợinhuận của doanh nghiệp và là các nhân tố bên trong Nhóm nhân tố chủ quan baogồm:
Nhân tố con người:
Có thể nói trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp con người đóng vaitrò quan trọng nhất Đặc biệt với nền kinh tế ngày càng cạnh tranh thì con người lạicàng khẳng định được mình là yếu tố quyết định tạo ra lợi nhuận: trình độ chuyên
môn và trình độ quản lý cũng như sự nhậy bén của người lãnh đạo có ảnh hưởng.
trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp Ý thức và trình độ chuyên môn
Trang 19Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo
của cán bộ công nhân viên cũng quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp
Với đội ngũ công nhân viên có trình độ cao thì doanh nghiệp có cơ hội nâng cao
hiệu suất lao động từ đó cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp
Nhân tố về khả năng vốn:
Vốn là cơ sở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó
vốn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp nào có lợi thế vềvốn thì có lợi thế kinh doanh Khả năng có vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp cóđược cơ hội trong kinh doanh, có điều kiện mở rộng thị trường, từ đó giúp doanh
nghiệp tăng được doanh thu và tăng được lợi nhuận.
Khi đã có khả năng về vốn nhất định thì mỗi doanh nghiệp phải bảo toàn và
sử dụng vốn một cách hiệu quả
Nhân tổ về tiêu thụ sản phẩm va chi phí sản xuất:
Trong tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận từ việc bán hàng, tiêuthụ sản phẩm chiếm ty trong lớn đó đó là nghiên cứu các nhân tố tác động đến việcbán hàng, tiêu thụ sản phẩm cũng chính là việc nghiên cứu các nhân té tác động đến
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Công thức xác định lợi nhuận:
Pt=D-Zt—Th
Pt: Lợi nhuận tiêu thụ trong ky
D: Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Zt: Là giá thành toàn bộ sản phẩm trong kỳ
Th: Thuế gián thu trong kỳ
Công thức trên cho ta thay lợi nhuận của doanh nghiệp luôn chịu ảnh hưởng
bởi doanh thu tiêu thụ, dịch vụ và các khoản thuế gián thu phải nộp trong kỳ, giá
thành sản phẩm
Trang 20Doanh thu là chỉ tiêu có tỷ lệ thuận với lợi nhuận Lợi nhuận càng bé khi
doanh thu càng bé và ngược lại Giá thành sản phẩm và thuế làn hai nhân tố ảnhhưởng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận Giá thành và thuế càng cao thì lợi nhuận càngthấp và ngược lại
Nhóm nhân té có ảnh hưởng đến giá thành
Giá thành của một sản phâm được cấu thành theo công thức:
Zt =Zcx +QL+B
Zt: gid thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong ky
QL: Chi phí quan hệ doanh nghiệp
B: Chỉ phí tiêu thụ sản phẩm
Zcx: Giá thành công xưởng sản phẩm tiêu thụ
- Giá thành sản phẩm: Là những khoản chi phí được tính vào giá thànhcủa từng mặt hàng và là những biểu hiện bằng tiền:
+ Chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp: Các chỉ phí về nguyên vật liệu, nhiên liệudùng trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được gọi là chỉ phí nguyênvật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản tiền lương hay tiền thù lao phảitrả cho số lao động trực tiếp chế tạo ra sản phẩm cùng các khoản chỉ phí công đoàn,các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT theo tỷ lệ nhất định thì được phân bổ
vào chi phí kinh doanh.
+ Chi phí sản xuất chung: La các chi phát sinh trong quá trình sản xuat trừ dichỉ phí vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp như: khấu hao máy móc, điện cho
phân xưởng
- Chỉ phí tiêu thu sản phẩm: Là các khoản chi phí có phát sinh trong việctiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ bao gồm: chỉ phí nguyên vật liệu đóng gói,dụng cụ bán hàng, tiền lương nhân viên bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí quản lý hành chính, quản lý kinh doanh và các khoản chi phí chung khác trong hoạt động kinh doanh của toànbộ
Trang 21Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo
doanh nghiệp như: lãi vay vốn kinh doanh, chỉ phí tiếp tân, tiền lương và tiền phụcấp cho nhân viên quản lý,
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong kỳ thì được xác định bởi công
thức:
D=Y(QiPi)
D: Doanh thu tiéu thu san pham hang héa trong ky
Qi: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa
I: Loại sản phẩm hàng hóa tiêu thụ thứ i
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ:
Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm xuống sẽ làm doanh thu giảm từ đógiảm lợi nhuận với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi Có nhiều yếu tố màkhối lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ phải phụ thuộc vào như: Quy mô sản xuấtsản phẩm, dây chuyền công nghệ, Nhân tố này có ảnh hưởng chủ quan đến lợi
nhuận của doanh nghiệp và công tác quản lý kinh doanh.
- Chất lượng của sự tiêu thụ và sản phẩm:
Là một nhân tố có thé thúc day hay kìm hãm việc tiêu thụ sản phẩm và giá
bán sản phẩm cao hay thấp từ đó tác động đến doanh thu và lợi nhuận Chất lượng
sản phẩm không chỉ là phương tiện hỗ trợ bán hàng mà còn là điểm mạnh của doanhnghiệp so với các đối thủ khác trong nền kinh tế Uy tín của doanh nghiệp đối với
khách hàng càng cao khi chất lượng sản phẩm được đảm bảo cao, đây cũng là cơ sở
dé doanh nghiệp phát triển
+ Giá tiêu thụ của sản phâm:
Giá bán đơn vị sản phẩm tăng lên làm doanh thu tăng lên và lợi nhuận sẽ
tăng lên và ngược lại với điều kiện các yếu tố khác là không thay đổi Trong cơ chế
thị trường thì giá bán sản phẩm thường được hình thành từ các yếu tố khách quan
do quan hệ cung cầu trên thị trường
Trang 22+ Kết cấu của sản phẩm tiêu thụ:
Chỉ phí để sản xuất ra mỗi loại sản phẩm là khác nhau, mỗi loại sản phẩm
tiêu thụ trong kỳ thì có mức lãi, lỗ là khác nhau đối với doanh nghiệp có sản xuất
nhiều loại sản phẩm khác nhau Vì vậy, trong điều kiện là các nhân tố khác khôngthay đồi thì việc doanh nghiệp có thé thay đổi cơ cấu mặt hàng dé làm tăng tỷ trọnghàng hóa có tỷ lệ lợi nhuận cao và giảm tỷ trọng hàng hóa có mức lợi nhuận thấp từ
đó có thê làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhân tố về tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế vi mô của doanh nghiệp:
Một trong những nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng đến lợi nhuận củadoanh nghiệp đó chính là nhân tố tổ chức trong hoạt động kinh tế vi mô
Trong quá trình quản lý các hoạt động kinh tế vi mô có bao gồm các nhân tố
cơ bản, về cả khâu tuyển dụng, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môncao và có sắp xếp lao động một cách hợp lý Xây dựng kế hoạch và các phương ánkinh doanh tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điềuchỉnh các hoạt động kinh doanh và định hướng doanh nghiệp một cách đúng đắn.Các khâu của quá trình quản lý các hoạt động kinh tế vi mô nếu làm tốt sẽ làm tăngsản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu chỉphí quản lý, tạo cơ sở dé doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao hơn
1.4.2 Nhân tố khách quan
Với nền kinh tế thị trường như hiện nay và yêu cầu của nguyên tắc hạch toántrong kinh doanh thì các doanh nghiệp đã trở thành chủ thể của nền kinh tế phải tựchịu trách nhiệm về tính hiệu quả trong sản xuất của doanh nghiệp mình Doanhnghiệp phải sản xuất những thứ có nhu cầu thị trường chứ không phải những thứ màtiềm lực doanh nghiệp có, sao cho tình hình kinh doanh đem lại hiệu quả cao nhất,tối thiểu chỉ phí đầu vào, tối đa hóa lợi nhuận, đó cũng chính là những điều màdoanh nghiệp phải luôn thay đổi mình để phù hợp Do đó, lợi nhuận đối với doanhnghiệp vừa là mục tiêu, vừa là động lực dé doanh nghiệp phát triển
Việc sử dụng vốn hiệu quả nhất luôn là yêu cầu của doanh nghiệp Nếu
doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh thì doanh
Trang 23Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo
nghiệp phải đầu tư tiền vốn và đầu tư cho các yếu tố đầu vào Doanh nghiệp phảiliên tục bé sung vốn để mở rộng thị trường làm tăng quá trình hoạt đông kinh doanh
từ đó góp phần tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp
Từ những lý do trên mà việc doanh nghiệp nỗ lực tăng cường lợi nhuận đóyếu tổ tắt yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp
Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế có nhiều yếu tố như: lạm phát, tỷ giá, lãi suất, có ảnhhưởng không nhiều thì ít tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, tùy theo lĩnhvực của mỗi doanh nghiệp và từ đó có ảnh tác động đến lợi nhuận của mỗi doanh
tiêu thụ sản phẩm đều được thực hiện thông qua thị trường, vì vậy những thay đồikhông lường trước được của thị trường sẽ tác động lớn đến kế quả kinh doanh từ đó
ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 24Chương 2: Thực trạng lợi nhuận của công ty
cỗ phan dịch vụ logistics và thương mai
KLM (KLM Logistics)
2.1 Khái quát về công ty KLMLogistics
Công ty Cổ phan Dịch vu Logistics và Thương mại KLM (KLM Logistics)
là một trong những công ty giao nhận vận tải quốc tế hàng đầu tại Việt Nam Công
ty chuyên cung cấp các dịch vụ trọn gói, dịch vụ giao nhận vận chuyền từ khokhách hàng tới kho người mua trên toàn cầu với chat lượng tốt nhất Các thông tinchung của Công ty Cổ phần Dịch vụ Logistics và Thương mại KLM như sau:
Tên giao dịch: Công ty Cổ phan Dịch vụ Logistics và Thương Mại KLM.Tên giao dịch quốc tế: KLM Trading And Logistics Service JSC
Trụ sở chính: Số 36 Hoang Cầu, Phường O Chợ Dừa, Quận Đống Da,Thành phó Hà Nội
“Ông Khúc Van Dy - là người đã sáng lập ra công ty KLM Logistics — ông
có trên 30 kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế tạiViệt Nam Bắt đầu sự nghiệp làm việc tai công ty Vietrans Hanoi từ năm 1981 vàsau đó giữ vai trò là tổng giám đốc tại hai công ty có tên tuổi trong ngành là VNTLogistics (thay thế cho tên cũ là Vinatrans Hanoi) và Hanotrans, Ông là người amhiểu về lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế tại Việt Nam từ những ngày đầu sơkhai cho đến nay cũng như xu hướng phát triển và yêu cầu trong tương lai dé đápứng dịch vu logistics toàn cầu với chất lượng quốc tế” Theo tài liệu từ Phòng Tàichính — Kế toán KLM Logistics (2018)
“Ông đã tham gia rất nhiều hội nghị và các cuộc họp hàng năm của các tổ
Trang 25Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo
chức quốc tế trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế như: IATA, VIFFAS,
FIATA, WCA để luôn mở rộng quan hệ hợp tác đại lý và đối tác trên toàn cầu cũngnhư cập nhật xu hướng phát triển của ngành dịch vy logistics” theo tài liệu từ PhòngTài chính — Kế toán KLM Logistics (2018)
“Ông luôn tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên trong mọi công việcvới suy nghĩ là ông luôn mong muốn nhân viên của mình trau đồi kinh nghiệm,nâng cao nghiệp vụ đê phục vụ khách hàng Ông luôn tạo điều kiện đê nhân viên cómôi trường làm việc tốt nhất, đảm bảo đời sống cho nhân viên đê mọi người hoànthành công việc một cách hiệu quả” theo tài liệu từ Phòng Tài chính — Kế toán
Mang lại cho khách hàng những vụ tốt nhất với chỉ phí cạnh tranh và sự tận
tụy chăm sóc khách hàng, KLM Logistics luôn cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhấtcho
từng lô hàng vận chuyền giao nhận
Đào tạo nhân viên để có kinh nghiệm trong nghề giao nhận quốc tế & chăm
Trang 26Trong thời buổi kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu, nhiều cơ hội cũngnhư nhiều thách thức mở ra cho các công ty cô phần ngoài Nhà nước KLMLogistics luôn đề cao sự đổi mới từng ngày về cung cấp dịch vụ và chăm sóc khách
hàng Trải qua hơn 5 năm hoạt động, Công ty đã và đang hòa nhập cùng với sự sôi
động của ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam và Thế giới Môi trường hoạt động
của Công ty ngày càng cạnh tranh gay gắt cả về dịch vụ và nhân sự bởi do số lượng
tăng các đơn vi cùng ngành tăng cao trên địa ban KLM Logistics là công ty còn
non trẻ trong thời gian thành lập nhưng tập thể nhân viên trong công ty luôn trau dồikiến thức để từng ngày đổi mới và đa dạng các dịch vụ Bắt đầu từ tháng 8 năm
2014, KLM Logistics tham gia Hiệp hội Doanh nghiệp Dich vu Logistics Việt Nam (VLA) và trở thành thành viên thứ 185 của Hiệp hội Đặc biệt, dịch vụ gom hàng lẻ
đóng container đi các nước trên Thế giới, KLM Logistics luôn duy trì và phát triển
dé sánh bằng các công ty dẫn đầu trong lĩnh vực tại miền Bắc Dau năm 2015, KLM
đã mở rộng sang lĩnh vực thương mại bán buôn các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vàhợp tác với các làng thủ công để mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước châu
Âu Cùng với đơn vị trong Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam,
Công ty đã và đang xây dựng một nền tảng vững chắc về các dịch vụ trọn gói tốtnhất mang lại chỉ phí vận tải tối ưu nhất cho khách hàng
Trang 27Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo.
2.1.2 Mô hình tổ chức
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cúa Công ty Cổ phần Dịch vụ
Logistics và Thương mại KLM.
DAI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
|
HOI DONG QUAN TRI | BAN KIEM SOAT
BAN GIAM ĐỐC
PHONG PHONG PHONG KINH PHONG TAI PHONG
HANH LOGISTICS DOANH CHÍNH - KẾ CÔNG NGHỆ
CHÍNH TOÁN THÔNG TIN
NHÂN SỰ (7)
(Nguôn: Phòng Hành chính Nhân sự)
Đại hội đồng cỗ đông
Là cơ quan có thầm quyền cao nhất của Công ty Đại hội đồng cô đông đóngvai trò quan trọng được coi như cơ quan lập pháp về các điều lệ của Công ty, cơquan quyết định phương hướng phát triển và những vẫn đề quan trọng của Công ty.Đại hội đồng sẽ dựa các báo cáo tài chính hàng năm để xác mức cổ tức thanh toánhàng năm cho mỗi cỗ phiếu được áp dụng theo Luật Doanh nghiệp năm 2009 và có
quyền hạn cao nhất trong Công ty; đưa các chính sách về hoạt động tài chính của
công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT)
HĐQT là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền quyết định các vấn đềliên quan đến mực đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn dé thuộc thẩm quyền
Trang 28của Đại hội đồng cô đông Đứng dau là Chủ tịch HĐQT, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện nghĩa vụ của Công ty Đây là cơ quan sẽ đưa ra cácchiến lược, kế hoạch kinh doanh hàng năm và quyết định phương án đầu tư trongthâm quyền theo giới hạn Luật lệ của công ty đồng thời cũng giá sát hoạt động kinhdoanh, hoạt động kiểm soát nội bộ, hoạt động quản lý rủi ro của Công ty Hội đồngquản trọ của công ty gồm 5 người do Đại hồi đồng cổ đông bau ra
Ban kiém soát
Ban kiểm soát là đơn vị độc lập ngang hàng với HĐQT thực hiện các nghĩa
vụ mà cô đông hoặc nhóm cổ đông yêu cầu về việc giám sát các hoạt động trongCông ty Nhiệm vụ của Ban kiểm soát là tuân thủ pháp luật và các điều lệ công ty,kiểm tra, kiềm chế đối trọng với HĐQT và ban Giám Đốc để mọi hoạt động củacông ty diễn ra một cách minh bạch vì lợi ích của các cổ đông Công ty Ban kiểmsoát thấm định báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính
chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, số sách kế toán, báo cáo tài chính
và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
Ban giám đốc
Ban Giám Đốc bao gồm: Giám Đốc và Phó Giám Đốc Đứng đầu là GiámĐốc điều hành công việc giảm lý và kinh doanh của công ty, chịu sự giám sát củaHĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Phó Giám Đốc dưới sựgiám sát của Giám Đốc chịu trách nhiệm đôn đốc phòng kinh doanh lập các báo cáokinh doanh hàng tuần và hàng quý Ban giám đốc được HĐQT giao quyền điều
hàng toàn bộ mọi hoạt động như: kinh doanh và nhân sự của công ty Ban Giám
Đốc có nhiệm vụ kiểm tra tình hình tài chính, kiểm soát và chấp hàng mọi quy địnhcủa thuế để đảm bảo trật tự trong công ty
Phòng Hành chính Nhân sự
Đây là phòng thực hiện tổ chức tuyển dụng nhân sự, xây dựng quy chế về
lương, thưởng, nghiên cứu và soạn thảo các quy định, quản lý và bảo vệ các loại tài
sản của công ty Bên cạnh đó, phòng Hành chính Nhân sự phải thiết lập lịch trình
làm việc của nhân viên trong công ty Ngoài ra, đây là quản lý toàn bộ hồ sơ của
Trang 29Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Phương Thảo
nhân viên trong công ty nhằm tạo mạng lưới an toàn ngay từ khâu tuyển dụng khi
có nhân viên mới.
Phòng Logistics (phòng hiện trường Hải quan hay phòng LOG)
Đây là phòng ban phục vụ chính cho việc thực hiện thông quan Hải quan và
giám sát hàng vận chuyên về kho (nếu khách hàng có yêu cầu) Trong phòng này
gồm có 5 người: đứng đầu là Trưởng phòng LOG, hai nhân viên hiện trường và 2
nhân viên chứng từ Trưởng phòng LOG có trách nhiệm điều hành các nhân viên
hiện trường và nhân viên chứng từ thực hiện các công ty việc được giao một cách
hiệu quả nhất dé khách hàng được nhận hàng trong thời gian sớm nhất Hai nhânchứng từ có trách nhiệm: khai báo thông tin trên hải quan điện tử, chuẩn bị cácchứng từ có liên quan đến hàng XNK và thông báo cho khách hàng để sửa thông tinhàng hóa một cách chính xác nhất Hai nhân viên hiện trường có trách nhiệm giúpkhách hàng nhận hàng tại các cửa khấu trên địa bàn Hà Nội và mang chứng từ đầy
đủ về đưa cho các nhân viên kinh doanh
Phòng kinh doanh
Phòng tập trung nhiều nhân lực nhất chính là phòng kinh doanh Trưởngphòng và nhân viên kinh doanh sẽ cung cấp các và hỗ trợ các dịch vụ trọn gói chokhách hàng Các phòng ban được chia theo hình thức vận chuyển và cách gom hàngđến cảng như: hàng không xuất, hàng không nhập, đường biển xuất nguyên công,đường biển xuất hàng lẻ cách phân chia này giúp cho khách hàng dễ dàng lựachọn các hình thức vận chuyền một cách phù hợp nhất và Công ty luôn đảm bảokhả năng đáp ứng nhu cầu mọi lúc mọi nơi đối với khách hàng Ngoài ra, phòngkinh doanh còn có bộ phận hỗ trợ để cho công ty có thể khai thác nhiều tuyếnđường quốc tế đó là phòng giao nhận Phòng giao nhận có nhiệm vụ khai thác cáctuyến đường, liên hệ với các đại lý trong và ngoài nước nhằm cung cấp cho khách
hàng những dịch vụ vận tải nhanh và hiệu quả Các nhân viên trong phòng kinh
doanh phải thường xuyên tìm kiếm những hãng tàu có chất lượng và uy tín tốt để
đảm bảo hàng hóa đến cảng nhập, xuất một cách tối nhất
Trang 30cáo doanh sách thu chi, công nợ của khách hàng Do công ty là doanh nghiệp vừa
và nhỏ, việc báo cáo tài chính được thực hiện theo từng quý Cuối các quý kế toánthuế phải gửi cho cơ quan về tờ khai thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp kèm
theo, báo cáo kết quả kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp, thuế thu
nhập các nhân tạm nộp, Đến cuối năm, công việc của kế toán sẽ nhiều hơn doviệc tong kết các công việc đã làm trong một năm tai chính của công ty kèm theo
các tờ khai quyết toán thuế cuối năm cho công ty và nhân viên trong công ty
o Tổ chức việc ghi chép ban dau, tô chức hệ thống chứng từ kế toán và luân
chuyển chứng từ kế toán một cách khoa học, hợp lý trong mỗi đơn vị kế toán
o Té chức việc ghi chép ban đầu, hướng dẫn và áp dụng hệ thống tài khoản
kế toán và luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý trong từng đơn vị kế toán
o Tổ chức mạng lưới số sách kế toán theo quy định
© Thực hiện chế độ báo cáo kế toán theo đúng quy định và phù hợp với yêu
cầu quản lý của Công ty và từng đơn vị phù hợp
o Tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định
«Công tác tài chính:
o Kế hoạch: tổ chức, xây dựng thực hiện kế hoạch tài chính và lập báo cáo
để thực hiện kế hoạch kế toán theo tháng, quý, năm
o Xây dựng các kế hoạch huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của công
ty, thiết lập kế hoạch tao lập và sử dung các nguồn tài chính có hiệu quả, đảm bảo