1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Quản lý lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Lilama 10

60 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Lilama 10
Tác giả Trần Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn Th.S Trần Thị Lan Phương
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Ngân hàng - Tài chính
Chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 14,88 MB

Nội dung

Doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu phải tạo ra lợi nhuận.Giữa hàng trăm nghìn doanh nghiệp trong số các ngành kinh tế khác nhau, hiệu quả vàlợi nhuận hàng năm chính là cơ sở dé đánh giá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

CHUYEN DE TOT NGHIỆP

Tên dé tài: Quản lý lợi nhuận tai Công ty Cổ phan Lilama 10

Giảng viên hướng dẫn : Th.S TRAN THỊ LAN PHƯƠNG

Họ và tên SV : TRẢN THỊ PHƯƠNG THẢO

Mã sinh viên : 12180178 Khóa : 30A

Hà Nội - 2020

Trang 2

MỤC LỤC

LOI MỞ ĐẦU ¿2-52 ©2S S221 EE122121127121171121171 21111.111.111 1e 1

CHUONG I: CƠ SỞ LY TUAN CHUNG VE LOI NHUAN VA QUAN LÝ

LỢI NHUẬN 5c St S TT TT T111 0111111111111 11 1111111111111 3

1.1 Lợi nhuận của doanh nghiỆp - <5 + + E33 ££#vEE+seEseeEeeerseerseeee 3

1.1.1 Khái niệm về lợi nhuận 2-22 5£ ©£+E£+E+ExtzEEerxezrxerxerrxees 3 1.1.2 Ý nghĩa của lợi nhuận 2 2 s+EE+EE+EEtEEE2EE2EE2EESEEerkerkerkeree 5

1.1.3 Vai trò của lợi nhuận - <5 2 111131312 E155 1155555512 6

1.2 Các chỉ tiêu lợi nhuận - - 222 E E339 2222311 111 E11 3353111 crrrrrzzzz 7

1.2.1 Các chỉ tiêu phân tích lợi nhuận - - + 5s £++s++ee+eessexss 7

1.2.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận - 12 1.3 Công tác quan lý lợi nhuận - - - - + + k**kE+eeEssereerseeeseee 14

1.3.1 Quản lý (Quản trị) lợi nhuận -2- 5+5 ©5£2z+£x++zxczxeerxerred 14

1.3.2 Các nhân tô tác động đến công tác quản lý lợi nhuận 15 1.3.3 Trình độ quản lí và tổ chức ceeceesessesssessessessessessesssssessessessessesseessesees 17

1.3.4 Công tác thực hiện quản lý lợi nhuận - «5s «++s<+>+ 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỢI

NHUAN TẠI CÔNG TY CO PHAN LILAMA 10 2¿-c5c 5525552 21

2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Lilama 10 -2- 2 22 szs+zszcse+2 21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Lilama 10.21 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Công ty cổ phần Lilama 10 22 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Lilama 10 24 2.2 _ Thực trạng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Lilama 10 25

2.3 Đánh giá lợi nhuận công ty thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận 29

2.4 Công tác quản lý lợi nhuận của công ty cổ phần Lilama 10 37

2.4.1 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của công ty những năm gần

Trang 3

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỎ

3.4.1 Quản lí chặt chẽ các chi phí SXKD và các chi phí khác 48

3.4.2 Quan lí chặt chẽ các khoản phải thu 555555 «<< x++<ss2 50

3.4.3 Sử dụng và quản lí tài sản cố định ¿2-2 s+s+xerxsrszrxee 51 3.4.4 Chu trong đầu tu, đào tạo cho cán bộ, đội ngũ lao động 52

3.5 Điều kiện thực hiện -c¿-+c2+rtctErtrrttrktrrrtrtirrrrrrirrrrirrrrrrrer 53

3.5.1 Nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây dựng, đặc biệt là

CAC 00150581101: 53

3.5.2 Tiép tuc nang cao chat lượng nhân lực về chiều rộng và chiều sâu 53

3.5.3 Ứng dụng nghiên cứu khoa học, tăng năng suất lao động, tăng sức

cạnh tranh trong thời kì đổi mới - 2-2 + ++£+££+££+£++£++£x+zxerxezsee 53

KẾT LUAN uu eecccccsccecscscsesscsesesecsesvsucscsesucucsesvsucacsvsrcassesueusacavsucacatsnsacavaveusacavaneeeans 54

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIET TAT

LNTT Lợi nhuận trước thuế

LNST Lợi nhuận sau thuế

QLDN Quản lý doanh nghiệp

TCDN Tài chính doanh nghiệp

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

Trang 5

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 1: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2017, 2018,

"06 26 Bảng 2: Doanh thu và LNST qua các năm 2017 — 2019 của công ty Lilama 10 27

Bảng 3: Bảng tính toán các chỉ tiêu tỉ suất sinh lời từ 2017 đến 2019 30

Bảng 4: Bang phân tích theo mô hình Dupont - <5 5s *+++++se+eeeeeeeeeesers 36

Bảng 5: Tình hình phân phối lợi nhuận của Lilama 10 từ 2017 đến 2019 40Bảng 6: Mối quan hệ giữa EPS và DPS 22- 55: ©222222EE222EE2EEE2EE2EESrkerkrcree 42Bảng 7: Kế hoạch thực hiện công tác lợi nhuận qua các năm 2017-2019 44

Biểu đồ 1: Doanh thu qua các năm 2017-2019 của công ty Lilama 10 - 28

Biểu đồ 2: LNST qua các năm 2017-2019 của công ty Lilama 10 - 29Biểu đồ 3: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuan - 2-2-2 2 +£+£+z++z+zzse2 31

Biểu đồ 4: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 32Biểu đồ 5: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản - - 2c 55+ ++Et+EzEerEerkerkersereee 33Biểu đồ 6: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 2-52 5 scs+cscs+z 34Biểu đồ 7: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu - - 5s s+s+s+zs+x+sez 34Biểu đồ 8: Mối quan hệ giữa cổ tức và lợi nhuận trên 1 CP -s: ¿5+ 43

Trang 6

LOI MỞ DAU

1 Tính cấp thiết

Trong nên kinh tế thị trường hiện nay, Nhà nước điều hành nền kinh tế theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, các nền kinh tế phát triển theo nhiều xu hướng khác nhau tạonên một môi trường năng động, lành mạnh và day cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn tôn tại và phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

thì trước tiên phải tự chủ về tài chính, tự chủ trong sản xuất và bán hàng, có nghĩa là

kinh doanh có hiệu quả Doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu phải tạo ra lợi nhuận.Giữa hàng trăm nghìn doanh nghiệp trong số các ngành kinh tế khác nhau, hiệu quả vàlợi nhuận hàng năm chính là cơ sở dé đánh giá va so sánh trình độ phát trién của đơn

vị sản xuất kinh doanh nói riêng, của toàn bộ ngành kinh tế nói chung Lợi nhuận củadoanh nghiệp càng lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh càng thuận lợi, doanh nghiệp

càng khẳng định được vị thế trên thị trường Ngược lại, nếu doanh nghiệp không đảmbảo thu được lợi nhuận, doanh thu không bù đắp được chi phí sẽ dẫn đến thua lỗ,

không có khả năng tiếp tục sản xuất kinh doanh

2 Lý do chọn đề tài

Lợi nhuận là chiếc chìa khóa để nhìn nhận, đánh giá doanh nghiệp Lợi nhuận

cao không những giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh mà còn mở rộng,

phát triển và thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động, với Nhà nước Đó cũng là

động lực giúp hoạt động sản xuất kinh doanh thêm thuận lợi, là mục tiêu cụ thé nhất,

rõ ràng nhất đối với những người làm kinh doanh Vì thế, nghiên cứu về lợi nhuậnchính là việc tìm ra nguyên nhân, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận và

hướng đến các biện pháp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Tuy nhiên với mỗi ngành kinh tế khác nhau, với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì

đều có biện pháp, chính sách và phương hướng không giống nhau để tối đa hóa lợi

nhuận Do đó, ta cần hiểu được tình hình tài chính và đặc điểm của bản thân mỗidoanh nghiệp dé khắc phục những hạn chế và tìm ra biện pháp tối ưu đạt được mục

tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Lilama 10, em nhận thấy các nămgan đây, lợi nhuận của công ty đều dương nhưng có dấu hiệu giảm và còn khá thấp sovới quy mô chung của công ty, làm cho hiệu quả kinh doanh chưa thực sự cao Xuấtphát từ thực tế này, em lựa chọn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Giải pháp gia tăng lợi

1

Trang 7

nhuận tại Công ty cô phần Lilama 10” bằng kiến thức đã được học tập tại trường và

thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty qua sự giúp đỡ của Th.S Trần Thị Lan Phương

và các anh chị trong phòng Tài chính — Kế toán tại công ty

3 Doi tượng, mục tiêu và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng: Lợi nhuận và Quản lý lợi nhuận.

Mục tiêu nghiên cứu: Quản ly lợi nhuận dé làm gia tăng lợi nhuận cho công ty

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian, tập trung nghiên cứu tại Công ty Cé phần Lilama 10

Về thời gian, nghiên cứu lợi nhuận công ty trong 3 năm từ 2017 đến 2019

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi khuôn khổ nghiên cứu, đề tài sử dụng các quan điểm và phương

pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các thông tin liên quan đến dé tài

trong giáo trình, sách, tai liệu.

- Phương pháp phân tích: Các dự liệu thu thập ở đơn vị thực tập, sách báo, website

- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh va phân tích tach đoạn nhằm phântích tình hình tài chính từ đó có cái nhìn tổng quát về đơn vị và đưa ra một số biệnpháp kiến nghị, giải pháp

6 Kết cau của chuyên đề:

Ngoài lời mở đầu, kết luận nội dung của chuyên đề được trình bay trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về lợi nhuận và quản lý lợi nhuận

Chương 2: Thực trạng lợi nhuận và công tác quản lý lợi nhuận tại Công ty

Cổ phan Lilama 10

Chương 3: Giải pháp gia tăng lợi nhuận tại Công ty Cô phần Lilama 10

Trang 8

CHUONG I: CƠ SỞ LY TUẬN CHUNG VE LỢI NHUẬN VA QUAN LY

LỢI NHUAN.

1.1 Lợi nhuận của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về lợi nhuận

Theo C Mác, người có một cái nhìn tinh tế hơn về lợi nhuận dưới góc độ khoahọc hon, “thi lợi nhuận được hiểu là giá trị thặng dự hay cái phan trội lên trong toàn

bộ giá trị cua hàng hóa, trong đó lao động thang dự hay lao động không được trả

lương của công nhân đã được vật hóa” Ông đã nhìn lợi nhuận, hiểu được nguồn gốc

cũng như bản chât của lợi nhuận.

Hai nhà kinh tế học hiện đại là Samuesdson và V.D Nordhous cho rằng “Lợinhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng tổng thu về trừ đi tổng chỉ ra” hay “Lợi

nhuận được định nghĩa là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập của doanh nghiệp và tổng

cả chi phí cơ hội là phan chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chỉ phí Lợi nhuận

trong kế toán là phan chênh lệch giữa giá bán và chi phi sản xuất”.

Một quan điểm khác của Trịnh Thị Thu Hương trên trang thông tin VietnamOpen Educational Resources cho rằng: “Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng củahoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; là chỉ tiêu chất lượng đề đánh giáhiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp Lợi nhuận là kết quả tài chínhcuối cùng, nó chính là phần giá trị sản phẩm của lao động thang du vượt quá phan giá

trị sản phẩm của lao động tat yếu mà lao động bỏ ra, từ góc độ của doanh nghiệp thìlợi nhuận là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chỉ phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra

để đạt doanh thu đó”

Lợi nhuận (hay doanh lợi) là thu nhập hay số tiền kiếm được từ khoản đầu tư

vào một tài sản Các tài sản tài chính thường đem lại hai nguồn thu nhập cho các nhàđầu tư Một là, chúng có thể đem lại khoản thu nhập định kỳ như cổ tức băng tiền đốivới cô phiếu hay lãi vay đối với trái phiếu Hai là, do giá của một tài sản tài chính có

thé tăng hay giảm trên thị trường, nhà đầu tư nhận được lãi hoặc lỗ Một số tài sản tài

Trang 9

chính chỉ mang lại một trong hai nguồn thu nhập, ví dụ khi nhà đầu tư mua cổ phiếukhông trả cô tức thì nguồn thu nhập duy nhất là từ chênh lệch giá cô phiếu.

Như vậy, tổng kết lại, các quan điểm trên đều có điểm chung: “lợi nhuận củadoanh nghiệp là phân chênh lệch giữa doanh thu trong kỳ với tổng chỉ phí mà doanhnghiệp phải bỏ ra dé đạt được lượng doanh thu đó Lợi nhuận là kết quả cuối cùng

của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” (Giáo trình TCDN, 2016)

Công thức xác định lợi nhuận:

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí dé tạo ra doanh thu

Đối với bat cứ một doanh nghiệp nào thì “lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, nóquyết định đến sự tôn tại và phát triển của doanh nghiệp đó Một doanh nghiệp kinhdoanh hiệu quả được thể hiện ở quy mô và mức lợi nhuận có cao không, là nỗ lực củadoanh nghiệp trong việc tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí, thể hiện rang vốn mà

doanh nghiệp bỏ ra là có hiệu quđ” (Giáo trình TCDN, 2016)

Trong hoạt động của một doanh nghiệp, lợi nhuận bao gồm: Lợi nhuận đến từ

hoạt động sản xuất kinh doanh; Lợi nhuận đến từ hoạt động tài chính và Lợi nhuận

khác.

Lợi nhuận từ hoạt đông sản xuất kinh doanh:

“Loi nhuận từ hoạt động san xuất kinh doanh là khoản chênh lệch gửa doanh

thu từ việc bán sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ hoặc chi phí dich vụ tiêu thụ trong ky;

hoặc là sự chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chỉ phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ” (Giáo trình TCDN, 2016)

Theo giáo trình TCDN (2016) ta có công thức tính:

Loi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) từ hoạt động SXKD:

EBIT =(LNST + Thuế) + Lãi vay = LNTT + Lãi vayDoanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giảm trừ doanh thu

Giá thành sản phẩm tiêu thụ = GVHB + CPBH + CP QLDN

Trong do:

“Doanh thu bán hang và cung cap dich vu là toàn bộ các khoản thu được khi

bán các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra hoặc kinh doanh thương mại hoặc cung

cấp các dich vụ” (Giáo trình TCDN, 2016)

Trang 10

“Các khoản giảm trừ doanh thu gom: hàng bán bị trả lại, chiết khẩu thươngmại, giảm giá hàng bán thuế gián thu” (Giáo trình TCDN, 2016)

“Giá vốn hàng bán: Là trị giá vốn của hàng xuất bán, xác định trên hóa đơnxuất kho.” (Giáo trình TCDN, 2016)

“Chỉ phí bán hàng: Là các khoản chỉ phí bỏ ra trong quá trình tiêu thụ sản

phẩm, hàng hóa và dịch vụ: chỉ phí nhân viên.bao bì, quảng cáo, chỉ phí bảo hành sản

phẩm, các chỉ phí dịch vụ mua ngoài khác ” (Giáo trình TCDN, 2016)

“Chỉ phí quản lí doanh nghiệp: Là các chỉ phí chung cho hoạt động quản lí

kinh doanh như lương cho công nhân viên hành chính và chi phí đô dùng văn phòng,chỉ phí khẩu hao, chỉ phí dịch vụ mua ngoài, các khoản phí, lệ phí, chỉ phí dự phòng,các chỉ phí khác bằng tiên ” (Giáo trình TCDN, 2016)

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:

“Loi nhuận từ hoạt động tài chính là chênh lệch giữa khoản thu do hoạt động

dau tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại với chỉ phí phát sinh do hoạt động

đầu tư tài chính đó.” (Giáo trình TCDN — 2016)

LN (HĐTC) = Doanh thu tài chính - chi phí hoạt động tài chính

- “Doanh thu hoạt động tài chính: Là lợi ích mà doanh nghiệp thu được từ hoạt

động tài chính về vốn như: tiên lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia khi doanh nghiệp

thực hiện đấu tư tài chính vào tổ chức khác”

- “Chỉ phí hoạt động tài chính: Các chỉ phí liên quan đến các hoạt động về vốn,các hoạt động dau tư về tài chính như dau tư vào công ty liên doanh liên kết, chỉ phí

cho vay von.chi phi mua ban dau tư vào ngoại tệ.

Lợi nhuận khác: “Là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chỉ phí khác phát sinh

như thanh lí tài sản, nhượng bán, tiền thu từ phạt vi phạm hop đồng, quà tặng quà

biếu của các cá nhân, tập thể ” (Giáo trình TCDN, 2016)

1.1.2 Ý nghĩa của lợi nhuận

“Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng quát có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối

với doanh nghiệp, là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối

cùng cua doanh nghiệp Lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp có điều kiện tái sản xuất

mở rộng, thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, đóng góp vào sự

phát triển của nên kinh tế.” (Giáo trình TCDN, 2016)

Trang 11

Lợi nhuận đóng vai trò then chốt, quyết định sự tồn tại hay phát triển của doanhnghiệp, thé hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có quy môlợi nhuận cao có nghĩa là sẽ ton tại và có thé mở rộng mô hình kinh doanh Ngược lại,

doanh nghiệp không thu được lợi nhuận thì có nguy cơ thua lỗ, phá sản (Giáo trình

TCDN, 2016)

“Lợi nhuận là nguồn tài chính cho doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh 6nđịnh Nguôn lợi nhuận dam bảo cho mở rộng kinh doanh hay dau tư, giảm thiểu rủi ro

cho doanh nghiệp ` (Ciáo trình TCDN, 2016)

Lợi nhuận tăng phản ánh việc làm ăn có hiệu quả, tăng doanh thu và tiết kiệmchi phí và ngược lại Lợi nhuận là cơ sở để doanh nghiệp trích lập các quỹ nhằm cảithiện và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động (Giáo trình

TCDN, 2016)

1.1.3 Vai trò của lợi nhuận

1.1.3.1 Vai trò cua lợi nhuận đối với doanh nghiệp

“Lợi nhuận là thước đo thể hiện sức mạnh tài chính cũng như hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp” Qua con số thê hiện lợi nhuận, ta biết được doanh nghiệp thulãi hay lỗ, so sánh với các kì trước để đánh giá mức độ hiệu quả (Giáo trình TCDN,

2016)

“Hau hết các doanh nghiệp déu mong muốn và có găng nâng cao lợi nhuận của minhđến tối da, làm sao dé kinh doanh có lãi Như vậy, lợi nhuận cao là kết quả mà mọi nỗ

luc của doanh nghiệp đạt được.” (Giáo trình TCDN, 2016)

Lợi nhuận chính là cơ sở dé doanh nghiệp chỉ tiêu bù đắp mọi chi phí phục vụ sản xuấtkinh doanh, do đó lợi nhuận dương mới có thể giúp doanh nghiệp tồn tại trên thịtrường, có cơ hội mở rộng mô hình kinh doanh, mở rộng đầu tư và nâng cao đời sốngcủa các cán bộ công nhân viên, chi trả cho cô đông và nhà quản lí (Giáo trình TCDN,

2016)

Ngoài ra, trên số sách, doanh nghiệp luôn mong muốn lợi nhuận và kết quả của hoạtđộng kinh doanh thực sự ấn tượng, tốt đẹp dé thuyét phuc va thu hut nha dau tu cũngnhư các luỗng tiền đầu tư bỏ vào, tạo ấn tượng với các bên, tăng cường hop tác mối

quan hệ lam ăn tốt đẹp (Giáo trình TCDN, 2016)

1.1.3.2 Vai trò của lợi nhuận đối với người lao động

Người lao động là bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp hoạt động sống còn hay không phụ thuộc công sức rất lớn của đội ngũ

6

Trang 12

cán bộ nhân viên tham gia vào sản xuất kinh doanh Một doanh nghiệp làm ăn tốt đồngnghĩa với việc năng lực quản lí và hiệu quả sản xuất của công nhân cao Họ góp phầnlàm tăng lợi nhuận cho công ty Khi hoạt động có hiệu quả, tiền lương, tiền công của

họ sẽ tăng lên xứng đáng, đời sống tốt đẹp hơn Ngược lại, khi doanh nghiệp quan tâmkịp thời đến đời sống vật chất và thần cho nhân viên, họ sẽ làm việc tích cực hơn, nhiệt

tình và trách nhiệm trong công việc (Giáo trình QTDN, 2016)

Không những thế, khi lợi nhuận cao, công ty sẽ thực hiện các đề xuất dé phânphối lợi nhuận vào các quỹ như quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ trợ cấp mat việc làmnhằm khen thưởng, hỗ trợ động viên tinh thần người lao động, làm cho cuộc sống cả

họ tốt đẹp hơn

1.1.3.3 Vai trò của lợi nhuận đối với nên kinh tế

Vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế được thé hiện ở việc đóng góp mộtphần vào ngân sách Nhà nước để thực hiện nghĩa vụ của mình Hàng năm, doanhnghiệp sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước, làm gia tăng ngân sách thựchiện đầu tư vào các công trình công cộng, làm nền tảng phát triển kinh tế, xã hội, tạo

cơ sở vật chất phát triển các ngành kinh tế, khu vực kinh tế khác Tat cả đều góp phần

thực hiện chức năng quản lí vĩ mô, xây dựng đất nước tốt đẹp hơn, thu hút sự đầu tư và

tài trợ của nước ngoài (Giáo trình TCDN, 2016)

1.2 Các chỉ tiêu lợi nhuận

1.2.1 Các chỉ tiêu phân tích lợi nhuận

“Các chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận dùng để đánh giá khả năng sinh lời đặt trong

moi tương quan lợi nhuận với các khoản mục khác.”

Trên thực tế, một doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao nhưng chưa hắn là doanhnghiệp đó thực sự hiệu quả Ta không thể nhìn vào con số lợi nhuận tuyệt đối dé đánhgiá xem doanh nghiệp có thực sự làm ăn hiệu quả hay không bởi vì với một doanh

nghiệp có quy mô rộng thì thường sẽ có lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp quy mô

nhỏ.Vì vậy người ta thường sử dụng các chỉ tiêu lợi nhuận dé đánh giá mức độ hiệu

quả trong kinh doanh.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác nhau ta không thể so sánh

LN dé đánh giá hiệu quả, như vậy sẽ không có tính chính xác cao Chính vì vậy, trongphân tích tài chính ta thường sử dụng các chỉ số tỉ suất lợi nhuận dé đánh giá và phân

tích hiệu quả của doanh nghiệp.

Trang 13

Tỉ suất lợi nhuận sau LNTT trong kì

thuế trên doanh thu

(ROS) DTT trong ki

“Chi tiêu nay phan ánh két quả hoạt động kinh doanh cua doanh nghiệp Cu 1

đồng doanh thu thuần thu được trong kì thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợinhuận trước thuế Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý và tiết kiệm chỉ phí củadoanh nghiệp Chỉ tiêu này phụ thuộc nhiễu vào đặc điểm kinh tế — kỹ thuật của ngành

nghề kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.” (Giáo trình TCDN,

„ LNST

Tỉ suât lợi nhuận sau

thuế/ tông tài sản (ROA) TTS BQ

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của một đồng tài sản của doanh nghiệp.Hay hiểu theo cách khác là tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp khi

sử dụng toàn bộ các nguồn lực của mình (Giáo trình TCDN, 2016)

Cơ sở dé doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh là phải có tài sảnnhất định, đồng thời các hình thái của tài sản cũng phải được sắp xếp hợp lý dé các tàisản có thể được sử dụng một cách có hiệu quả Trong một thời kỳ nhất định, nếudoanh nghiệp chiếm hữu và hao phí ít tài sản, mà LN thu được càng nhiều thì năng lực

sinh lời của tài sản là ước lượng việc vận dụng có hiệu quả các tài sản và là một

phương thức phản ánh hiệu quả dau tư về tong thé (Giáo trình TCDN, 2016)

Những người quản lý doanh nghiệp thường quan tâm tới năng lực sinh lời của

tài sản có cao hơn mức lợi nhuận bình quân của tài sản xã hội và cao hơn mức lợinhuận tài sản trong ngành hay không? Trong một thời kỳ nhất định, do đặc điểm kinhdoanh và các nhân tố hạn chế khác nhau, năng lực sinh lợi của các ngành nghề khácnhau cũng sẽ khác nhau: Có ngành sinh lợi cao và có ngành sinh lợi thấp

Tuy nhiên, ROA đã tính đến tác động của yếu tố lãi vay và thuế trong tài chính

doanh nghiệp Mặc dù lợi nhuận sau thuế mới là vấn đề mà doanh nghiệp nhận được

8

Trang 14

nhưng cũng cần xem xét đến mức sinh lời danh nghĩa của tài sản mà doanh nghiệp sửdụng, từ đó tiếp tục so sánh dé thấy ảnh hưởng của lãi vay đến hiệu quả quản trị tài

chính của doanh nghiệp (Giáo trình TCDN, 2016)

: LNST

Ti suat loi nhuan von

chủ sở hữu (ROE) VCSH BQ

“Chi tiêu này cho biết mỗi đồng von chủ sở hữu bình quân sử dung trong kì sẽ

mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho chủ sở hữu Chỉ tiêu này cao hay thấp phụthuộc rất nhiều vào trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh và tổ chức nguôn vốn của doanh nghiệp Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lờicủa mỗi đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ và được các nhà dau tư đặcbiệt quan tâm, khi họ quyết định bỏ vốn dau tư vào doanh nghiệp ” (Giáo trình TCDN,

2016)

Tăng ROE là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản trị tài chính

doanh nghiệp Chỉ tiêu này chỉ ra tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị trong tàichính: Doanh thu, chỉ phí, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Chỉ tiêu ROE mới chỉ ra năng lực sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu sửdụng trong kỳ Tuy nhiên, điều mà các cô đông phô thông (chiếm phần lớn số lượngtrong CTCP) quan tâm chưa dừng lại ở đó, họ quan tâm đến việc nhận được bao nhiêugiá trị từ mỗi cổ phần phổ thông mà họ nắm giữ sau khi đã sử dụng một phần LNST détrả cô tức cho các cô đông ưu đãi Nhằm phản ánh khả năng này, sử dụng chỉ tiêu thunhập trên mỗi cổ phần phô thông hay cổ phần thường (Giáo trình TCDN, 2016)

¬¬ EAT Thu nhập ròng — Pha cô tức cổ phiếu ưu đãi

Thu nhập một cô phan

thường (EPS) Số cổ phan thường đang lưu hành

“Chỉ tiêu này cho biết phan lợi nhuận sau thuế trên mỗi cô phiếu thường củacác cô đông, sau khi đã trừ cổ tức wu đãi EPS là chỉ tiêu quan trong dé đánh giá hiệuquả hoạt động và khả năng sinh lời của một doanh nghiệp.” (PGS.TS Đàm Văn Huệ)

Chỉ số EPS được các nhà phân tích sử dụng như một chỉ số thông báo về khả

năng sinh lợi của doanh nghiệp Đồng thời nó cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng

tăng trưởng từng thời kỳ của doanh nghiệp EPS phản ánh mức độ sinh lời của mỗi

Trang 15

một cổ phần phô thông nói chung Các nhà đầu tư thường dùng mức doanh lợi mỗi cổphần để làm tiêu chuẩn quan trọng đánh giá hiệu quả trong kinh doanh của doanh

nghiệp (Giáo trình TCDN, 2016)

Nói chung, chỉ tiêu này càng cao, càng chứng minh lợi nhuận có thê được chia

cho mỗi cô phần càng nhiều, hiệu quả dau tư của cô đông lại càng tốt Mục tiêu quan

trọng này cũng là điêu mà các nhà quản trị tài chính luôn hướng tới.

Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến EPS, vì đây là khả năng thu nhập có thênhận được, khi quyết định có hay không đầu tư vào doanh nghiệp Chỉ số EPS càngcao thì khả năng thu nhập trên mỗi cổ phần thường càng lớn Đó là mục tiêu hướng tớicủa nhà quản trị tài chính nhằm tăng mức độ cạnh tranh cũng như tác động tốt tới giá

cô phiếu Đồng thời, EPS là cơ sở để quyết định mức chia cô tức cho mỗi cô phầnthường (Giáo trình TCDN, 2016)

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay mà các cô đông phổ thông quan tâm không kémchính là cô tức thực tế chia cho mỗi cô phần thường hàng năm Nhằm phản ánh cụ thé

về van dé này, sử dụng chỉ tiêu cé tức một cô phần thường

Cổ tức một cô phần thường (DPS):

DPS = LNST dành trả cô tức cho CD thường/ Tổng số CP thường đang lưu hành

Dé có được ROE va EPS cao, các nhà quản trị tài chính buộc phải giảm số cổphần thường đang lưu hành, hoặc tăng LNST thuộc về cô đông thường: hoặc đồng thời

áp dụng cả hai hình thức trên, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế phải cao hơn sovới tôc độ tăng của sô lượng cô phân thường.

Tóm lại, nếu tốc độ gia tăng của LNST cao hơn so với tốc độ tăng của VCSHvà

số cô phần thường đang lưu hành bình quân thì cả ROE và EPS đều tăng và hiệu quả

quản trị tài chính được cải thiện.

Năng lực sinh lời là mối chú tâm hàng đầu của các nhà đầu tư mua cô phiếu Vìcác cô đông thu lợi đầu tư là thông qua cô tức, mà nguồn gốc của cổ tức lại lấy từ

LNST của doanh nghiệp.

Mặt khác, đối với công ty có tham gia thị trường chứng khoán thì có sự tăngtrưởng của lợi nhuận sẽ gia tăng lợi nhuận cho các cô đông, vì giá cô phiếu trên thịtrường tăng lên Năng lực sinh lời của doanh nghiệp cũng rất cần thiết đối với các nhàquản trị tài chính doanh nghiệp, vì nó là những chỉ tiêu để đánh giá thành tích hiệu quả

quản trị tài chính của họ.

10

Trang 16

Hơn nữa, lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu tuyệt đối nên dé đo lường hiệu quả quantrị tai chính trong năm, cần có sự so sánh LNST với DT dé xem xét biên lợi nhuận với

tai sản bình quân dé xem hiệu quả sử dụng các tài sản vào kinh doanh trong kỳ

: : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Ti suât sinh lời kinh tê

của tài sản (BEP) Tông tài sản

“Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh màkhông tính đến ảnh hưởng của lãi vay (nguồn gốc vốn kinh doanh) và thuế thu nhập

doanh nghiệp Trong điêu kiện thuế thu nhập doanh nghiệp không đổi, thì BEP có tácdụng rất lớn trong việc xem xét moi quan hệ với lãi suất vay vốn dé đánh giá việc sửdung vốn vay tác động thé nào đến khả năng sinh lời của tài sản nói chung và của vốn

chủ sở hữu nói riêng Vậy, tỉ suất này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản ,ta biếtđược 1 đông tài sản bỏ vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu lợi nhuận trước

lãi vay và thuế.” (Giáo trình TCDN, 2016)

“Ty suất lợi nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức sinh lời của đồngvốn.” Cũng như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, người ta thường tính riêng rẽmối quan hệ trước thuế và LNST với VKD (Giáo trình TCDN, 2016)

Tỉ suất lợi nhuận trước Lợi nhuận trước thuê

thuế trên vốn kinh =

doanh Von kinh doanh bình quan

Tỉ suất lợi nhuận sau _ Lợi nhuận sau thuê

thuế trên vốn kinh

doanh Von kinh doanh bình quân

Trong hai chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu tỷ suất LNST/ VKD được các nhà quản trị tàichính sử dụng nhiều hơn, bởi lẽ nó phản ánh số lợi nhuận còn lại, (sau khi đã trả lãivay ngân hàng và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước), được sinh ra do sử dụng bìnhquân một đồng vốn kinh doanh Ta có công thức biến đổi sau cho thấy mối liên hệ với

tỉ suất LNST trên DT (ROS)

Tỉ suất LNST trên VKD = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn

11

Trang 17

1.2.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận

1.2.2.1 Phương pháp tỷ số

Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến hiện nay trong phân tích tai

chính là phương pháp tỷ số “Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ sốđược sử dụng dé phân tích Đó là các tỷ số được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chitiêu khác Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngàycàng được bồ sung và hoàn thiện.” (Giáo trình TCDN, 2016)

Nguyên nhân thứ nhất đó là nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến vàđược cung cấp hoàn thiện hơn Đó là cơ sở dé hình thành những tỷ lệ tham chiếu tincậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp;

nguyên nhân thứ hai là việc áp dụng công nghệ thông tin cho phép tích lũy dữ liệu và

đây nhanh tốc độ tính toán hàng loạt các tỷ số; nguyên nhân cuối cùng đó là phươngpháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác những số liệu và phân tích một cách

hệ thống hàng loạt các tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo giai đoạn rất hiệu

quả (Giáo trình TCDN, 2016)

1.2.2.2 Phương pháp so sánh

Đề đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp ta cần so sánh các tỷ số

đã tính được của doanh nghiệp với các tỷ số được chọn để làm đối tượng tham chiếu

Ta thấy rằng, phương pháp so sánh được khuyên nên sử dụng kết hợp với các phương

pháp phân tích tài chính khác để làm rõ hơn đối tượng Khi phân tích, ta thường sosánh theo thời gian (khoảng 2 đến 3 năm liên tiếp) để nhận xét các xu hướng thay đôitình hình tài chính doanh nghiệp Như vậy, đây là phương pháp rất đơn giản, dễ vận

dụng, có thể rút ra được tính xu thế của các chỉ tiêu (Giáo trình TCDN, 2016)

1.2.2.3 Phương pháp phân tích tách đoạn

Kết hợp với các phương pháp trên, có thé áp dụng thêm phương pháp phân tích

tài chính Dupont.

“Mô hình Dupont là kỹ thuật có thé được sử dụng dé phân tích khả năng sinh

lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hình

Dupont tích hop nhiéu yếu tổ cua Báo cáo kết quả kinh doanh với Bảng cân đối kế

toán Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫnđến các hiện tượng tot, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp Bản chất của phươngpháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu

nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số

12

Trang 18

của chuôi các ty số có môi quan hệ nhân quả với nhau Điêu đó cho phép phân tích

ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tong hop.” (Giáo trình TCDN, 2016)

Ứng dụng mô hình Dupont: Mô hình này được sử dụng trong bộ phận thu mua và

bộ phận bán hàng dé tiến hành khảo sát hoặc giải thích kết quả của ROA So sánh vớinhững công ty khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh Phân tích những thay đổi liên tụctheo thời gian đồng thời đưa ra những kiến thức cơ bản nhăm tác động đến kết quả

hoạt động kinh doanh Việc này làm chuyên nghiệp hóa các chức năng mua và bán (Giáo trình TCDN, 2016)

Các bước thực hiện trong phương pháp Dupont: Đầu tiên, dựa vào số liệu kinhdoanh (từ bộ phận tài chính) đã thu thập Dựa vào đó ta tính toán và lên bảng tính rồiđưa ra kết luận Nếu kết luận xem xét không chính xác nên kiểm tra lại số liệu và tính

toán (Gido trình TCDN, 2016)

*Ưu điểm:

Đây là một mô hình rat tốt dé cung cấp những thông tin và đánh giá cơ bản giúp

tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có thể thấy mô

hình này có phương pháp tính toán rất dé sử dụng, có thé dé dàng kết nói đến cácchính sách đãi ngộ đối với nhân viên, được sử dụng dé thuyết phục cấp quản lý thựchiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng mua và bán Thêm vào

đó việc cần làm đầu tiên là nên nhìn vào thực trạng doanh nghiệp, thay vì thôn tínhdoanh nghiệp khác dé tìm cách tăng doanh thu lên và hưởng lợi từ quy mô, dé bù đắp

sự yếu kém trong khả năng sinh lời (Giáo trình TCDN, 2016)

*Khuyết điểm:

Việc chỉ sử dụng số liệu kế toán cơ bản là không đáng tin Việc tính toán lại

không bao gồm chi phí vốn Mô hình này phụ thuộc chủ yếu vào giả thuyết và số liệuđầu vào (Giáo trình TCDN, 2016)

Theo PGS.TS Đàm Văn Huệ, mô hình Duppont được phân tích qua 3 đăng

thức đánh sâu vào các chỉ tiêu ROE, ROA, cụ thé được thé hiện qua bảng sau:

13

Trang 19

1.3 Công tac quan lý lợi nhuận

1.3.1 Quản lý (Quản trị) lợi nhuận

1.3.1.1 Khái niệm Quản trị lợi nhuận

Quản trị lợi nhuận (QTLN) là “sự can thiệp có cân nhắc trong quá trình cungcấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá nhân” (Schipper, 1989).QTLN phản ánh hành động của nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương pháp kếtoán dé mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng giá trị thị trường của công ty (Scott,1997) Điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị là hành động làmthay đổi lợi nhuận kế toán nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kếtoán Tùy theo mục tiêu khác nhau của nhà quản trị, điều chỉnh lợi nhuận làm tăng giá

cô phiếu, giảm thiểu chi phí thuế TNDN, hưởng lợi tối đa từ việc ưu đãi thuế hoặc thuhút vốn đầu tư Cần lưu ý răng, hành vi điều chỉnh lợi nhuận này là hợp pháp, kỹ

thuật điều chỉnh nằm trong chuẩn mực kế toán quy định (Tạp chí tài chính, 2019)

1.3.2.2 Các lý thuyết vận dụng

Thứ nhất, QTLN áp dụng lý thuyết đại diện Lý thuyết này lý giải có sự tách

biệt giữa quyên sở hữu với quản lý việc sử dụng nguôn lực dân đên vân đê người quản

14

Trang 20

lý có thé hành động theo lợi ích riêng của họ nhiều hơn so với lợi ích của chủ sở hữu.

Lý thuyết đại diện được phát triển bới Jensen và Meckling trong một công bố năm

1976 (Tap chí tài chính, 2019).

Thứ hai, QTLN áp dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng Lý thuyết này đượcphát hiện vào những năm 1970, có sự bất cân xứng thông tin về doanh nghiệp giữa nhàquản lý và cô đông bên ngoài Nhà quản trị có nhiều thông tin về doanh nghiệp, tậndụng bắt cân xứng thông tin về hiệu quả của công ty để đánh lừa nhà đầu tư và sẽ ảnh

hưởng đến giá trị thị trường của công ty (Tạp chí tài chính, 2019)

Thứ ba, QTLN áp dụng lý thuyết tín hiệu Lý thuyết này dựa trên cơ sở đónggóp nghiên cứu của Arrow (1972) và Schipper (1981) Lý thuyết cho rang nhà quản tricác công ty sử dụng tín hiệu tốt như là công cụ bắn tín hiệu đến thị trường về tình hìnhhoạt động SXKD của họ Lý thuyết tín hiệu đã góp phần giải thích rằng, những công

ty có chất lượng cao sẽ chọn chính sách kế toán cho phép chất lượng vượt trội của họ

được thể hiện, trong khi những công ty chất lượng thấp hơn sẽ chọn những chính sách

kế toán dé cố gắng che bớt những khuyết điểm này (Tap chí tài chính, 2019)

1.3.2 Các nhân tố tác động đến công tác quản lý lợi nhuận

1.3.2.1 Các nhân tô khách quan

Sự tiến bộ trong ứng dụng khoa học công nghệ

Ngày nay khoa học công nghệ là “yếu tố tiên phong quyết định cho sự thành

công và bùng nô của các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh” Quátrình ứng dụng KHCN theo những phương pháp dây chuyền hiện đại nhằm nâng cao

chất lượng cũng như năng suất, tiết kiệm tối đa CPSX (GT Quản trị TCDN, 2013)

Như vậy đối với 1 doanh nghiệp thì ứng dụng KHCN mới nhất hiện đại nhất

đồng nghĩa với việc có kha năng sinh tồn và phát triển Ngược lai,néu không kip thời

chú trọng nhân tố này thì sẽ rơi vào tinh trạng lạc hậu,mất chất lượng và không đápứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng,của thị trường dần dan sẽ khôngđược thị trường chấp nhận (GT Quan trị TCDN, 2013)

15

Trang 21

Chu kì sản phẩm và thị hiếu của khách hàng

Một đặc điểm quan trọng trong kinh doanh là nhu cầu của thị trường và chu kì

tồn tại của sản phẩm Đối với một số sản phẩm đặc thù thì nhu cầu thị trường là rất cao

theo từng thời điểm khác nhau, theo đó thì doanh thu cũng như lợi nhuận sẽ tăng theo.Đến giai đoạn kết thúc theo đó lợi nhuận sẽ giảm theo (GT Quản trị TCDN, 2013)

Giá bán

Giá bán thay đôi dựa vào cung cau trên thị trường trực tiếp quyết định Dựa trêngiá cả trên thị trường của doanh nghiệp quyết định, cân đối và xác định giá cả để phù

hợp với mục tiêu và các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra.

Thực tế, giá bán là nhân tố rất lớn quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Chính vì vậy, biến động tăng giảm giá bán trên thị trường có vai trò quan trọng đến

doanh thu va LN của doanh nghiệp.

1.3.2.2 Nhân to chủ quan

Khối lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ

Như chúng ta đã biết, một yếu tố cơ bản và dễ dàng nhất đề tăng lợi nhuận đó

chính là tăng số lượng sản phâm tiêu thụ được Khi không xem xét đến ảnh hưởng củagiá bán thì số lượng tăng cao kéo theo lợi nhuận cũng tăng nhanh theo đó Đươngnhiên khi tăng khối lượng sản pham sản xuất thì đồng thời khối lượng sản phâm tiêuthụ cũng tăng lên, điều này góp phần làm tăng lợi nhuận đạt được một cách tối ưunhất (GT Quản trị TCDN, 2013)

Tuy nhiên, khối lượng tiêu thụ tăng không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực củachính doanh nghiệp mà còn bị chi phối bởi thị hiếu của khách hàng Đi đôi với van đề

số lượng, doanh nghiệp cũng phải chú tâm đến chất lượng các sản pham được tiêu thụnữa (GT Quản trị TCDN, 2013)

Ngày nay, nhu cầu của con người không chỉ là đủ mà còn phải đáp ứng đượccác nhu cầu tiện nghi cho cuộc sống Chính vì thế, 1 sản phâm muốn cạnh tranh và tồntại thì phải đáp ứng yêu cầu khách hàng và có thầm mỹ cao và chất lượng phù hợp thihiểu người tiêu dùng,có những nét khác biệt so với các sản phẩm còn lại thì mới được

thị trường chấp nhận (GT Quan trị TCDN, 2013)

Chính vì thế, một doanh nghiệp nếu muốn tiếp tục phát triên hơn thì cần chútrọng cải thiện thêm chất lượng sản phẩm, nhạy bén với nhu cầu của khách hàng Chất

16

Trang 22

lượng cao cũng có nghĩa là đễ dàng bán với giá bán mà doanh nghiệp mong muốn, dễdàng thu được lợi nhuận cao hơn Vì vậy, đầu tư vào chất lượng chính là mục tiêu cũng

như chiến lược lâu dài của 1 doanh nghiệp thành công (GT Quản trị TCDN, 2013)

gv: là giá vốn của 1 đơn vị sản phẩm

Mỗi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các loại mặt hàng khác nhau thì tổng lợinhuận thu được của doanh nghiệp đó bao gồm từ các mặt hàng tiêu thụ đó Như vậy,khi thay đôi số lượng sản phẩm có lợi nhuận gộp cao hoặc điều chỉnh số lượng tiêu thụsản phẩm có lợi nhuận gộp thấp có nghĩa tong lợi nhuận từ bán hang và cung cấp dich

vụ sẽ dần dần tăng lên (GT Quản trị TCDN, 2013)

1.3.3 Trình độ quản lí và tổ chức

Thứ nhất, về trình độ quản lí doanh nghiệp và quản trị tài chính trong doanh

nghiệp Nếu công ty thực hiện công tác quản lí tổ chức, tiết kiệm được chi phí, dambảo bộ máy doanh nghiệp vẫn én định va các hoạt động kinh doanh diễn ra bình

thường sẽ góp phần tránh lãng phí, nâng cao lợi nhuận của công ty

Việc quản lí tài chính cũng là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo và duy

trì năng lực sản xuất của doanh nghiệp Nhà quản trị biết đánh giá khả năng về vốn,phân bố cơ cấu vốn trong các khâu như: mua nguyên vật liệu, sản xuất.tiêu thụ sảnphẩm đều ồn định thi sẽ nâng cao hiệu qua sản xuất kinh doanh, làm quá trình sản xuấtđược liên tục và hiệu quả Điều này góp phần làm tăng chỉ tiêu lợi nhuận của doanh

nghiệp (GT Quản trị TCDN, 2013)

Thứ hai, vê việc quản lí và sử dụng lao động Con người luôn là nhân tô hàng

đầu mang lại sự thành công cho bất cứ doanh nghiệp hoạt động trong bat kì lĩnh vực

nào Nhà quản lí cần điều hành và đáp ứng đầy đủ chất lượng lao động, đi kèm đó là số

lượng lao động dé hỗ trợ hoạt động lao động sản xuất diễn ra bình ổn

17

Trang 23

Doanh nghiệp cần sắp xếp và thực hiện công tác nâng cao trình độ lao động,đảm bảo đúng và đủ công việc so với chuyên môn của người lao động, không dé duthừa lao động dẫn đến lãng phí làm giảm hiệu quả cũng như lợi nhuận của doanh

nghiệp (GT Quản trị TCDN, 2013)

1.3.4 Công tác thực hiện quản lý lợi nhuận

1.3.4.1 Tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ

Hầu hết các doanh nghiệp đều tìm cách tăng doanh thu từ việc tăng số lượngsản phẩm tiêu thụ, mở rộng thị phần của mình từ đó nâng cao sản lượng bán được rathị trường Chú trọng nâng cao chất lượng cũng như bao bì mẫu mã, nghiên cứu thiết

kế sản phẩm đáp ứng thị hiếu khách hàng Ap dụng khoa học công nghệ, đổi mới vàcập nhật thường xuyên công nghệ, máy móc hiện đại Thường xuyên nâng cao bồidưỡng nghiệp vụ cho người lao động và các cán bộ quản lí nhằm phù hợp với yêu cầu,

tăng chất lượng công việc đến tối đa Nắm bắt và tìm hiểu thị trường thật kĩ càng, lựachọn chiến lược lâu dài dé cạnh tranh với các đối thủ, quảng bá sản phâm dé thu hút

khách hàng Phát triển từ trong chính bản thân doanh nghiệp,nghiên cứu sản xuất đa

dạng chủng loại sản pham,chinh sách khuyến mai và ưu đãi,tạo sự khác biệt với các

sản phẩm cùng loại, không ngừng đổi mới hoàn thiện trong chính các định hướng

chính sách của mình (GT Quản trị TCDN, 2013)

1.3.4.2 Chính sách lựa chọn kết cấu sản phẩm

Số lượng sản phẩm tiêu thụ luôn có tác động cùng chiều với doanh thu và lợi

nhuận thu được Tuy nhiên, đặt trong quan hệ với giá bán, doanh nghiệp nên xem xét

xem số lượng tiêu thụ đã được chưa, đã phù hợp so với kế hoạch tăng trưởng của mìnhhay chưa, từ đó tiễn hành điều chỉnh kết cầu mặt hàng tiêu thụ Ưu tiên sản xuất cácsản phẩm có lợi nhuận gộp cao hơn nếu trong điều kiện tiêu thụ tốt hơn Tuy nhiên cácnhà quản lí cần nhận định tình hình tiêu thụ của thị trường dé đưa ra ti trọng sản xuấtcho phù hợp nhất (GT Quản trị TCDN, 2013)

1.3.4.3 Lựa chọn giá bán hợp lí

Khi doanh nghiệp xác định giá bán cần xem xét lựa chọn giá hợp lí nhất Bởi lẽcác doanh nghiệp đều muốn bán hàng với giá cao nhất nhằm thu lợi nhuận tối đa Tuy

nhiên giá phải cạnh tranh được với thị trường mà vẫn mang lại hiệu quả, không thấp

hơn giá thành sản xuất Để làm được điều này doanh nghiệp cần có chính sách phân

tích, dự kiến giá cả trong thời kì dài, đúng thời điểm (GT Quản trị TCDN, 2013)

18

Trang 24

1.3.4.4 Tiết kiệm chỉ phí trong giá thành sản phẩm

Đồng thời với những nỗ lực trong khâu tiêu thụ sản phâm, doanh nghiệp cần cốgắng tiết kiệm chỉ phí đến mức thấp nhất bởi lẽ trong thời kì kinh tế khó khăn như hiệnnay, tiết kiệm chi phí là chìa khóa dé giúp doanh nghiệp tồn tại (GT Quan trị TCDN,

2013)

Chi phí nguyên vật liệu: Không thé không nói rằng việc quản lí chặt chẽ nguyên vậtliệu là vô cùng cần thiết Nếu quản lí nguyên vật liệu không tốt thì mọi nỗ lực cô gắngcủa doanh nghiệp đều vô ích Trong gia thành sản pham,nguyén vật liệu chiếm một tỉtrọng vô cùng lớn, do đó cần có những biện pháp nhằm tiết kiệm tiêu hao nguyên vậtliệu trong các khâu: Quản lí từ khâu thu mua, vận chuyền và bảo quản trong quá trìnhtrong kho, giảm tối đa việc tiêu hao mắt mát Cần kiểm tra thường xuyên và áp dụng

biện pháp bảo quản tốt, từng bước từng bước đều phải được kiểm tra kĩ lưỡng Thu

mua nguyên vật liệu với giá hợp lí, có chính sách dự trữ hàng tồn kho đủ để cung ứng

cho sản xuất đều đặn Theo dõi biến động giá cả trên thị trường dé có những kế hoạch

dự trữ và thu mua hợp lí Dé tránh tình trạng mat mát, lãng phí, cần giao trách nhiệm

và thường xuyên nắm bắt tình hình của nguyên vật liệu trong kho (GT Quản trị

TCDN, 2013)

Chi phí nhân công và sản xuất chung: Việc sắp xếp và phân công nhiệm vụ đúng

người đúng việc cũng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tránh lãng phí nhân công,

dư thừa lao động trong sản xuất làm giảm năng suất lao động, không phát huy tối đađịnh mức lao động của mỗi công nhân.Từ mọi chi phí đều phải được chú ý chặt chẽnhất, ké cả những chỉ tiết nhỏ nhất (GT Quản trị TCDN, 2013)

Chi phí bán hang va quản lí doanh nghiệp: Dé tiết kiệm và giảm chi phí đến tối đa,doanh nghiệp có kế hoạch quản lí tốt các chi phí này Dua ra định mức chi phí và giaocho từng người, từng bộ phận quản lí Đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm của các

cán bộ công nhân viên trong bảo vệ giữ gìn tài sản trong công ty Giảm bớt những chi

tiêu không hợp lí, tiết kiệm và cắt giảm các khoản không cần thiết trong doanh nghiệpcũng là việc cần làm trong giai đoạn đầy khó khăn như hiện nay (GT Quản trị TCDN,

2013)

Chỉ phí sử dụng vốn: Xác định cụ thé nhu cầu sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất

kinh doanh, cần tính toán chính xác lượng vốn cần thiết trong thời gian tiếp theo, có dựtrù và sự an toàn trong sử dụng vốn Tránh việc tính toán sai gây thiếu hụt vốn làmgián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc làm chi phi tăng cao do phải di vay từ

19

Trang 25

các nguồn vốn khác có mức lãi suất cao hơn Cần cân nhắc các nguồn vốn tài trợ đầu

tư, về lượng vốn cũng như hình thức tài trợ và chi phí của việc sử dụng vốn Lựa chọnphương án có hiệu quả cao nhất, an toàn nhất Thường xuyên theo dõi biến động thịtrường dé xem tình hình thị trường, khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, đápứng nhu cầu thị trường, lựa chọn công nghệ và sản phẩm phù hợp nhất dé đảm bao chiphí thấp nhất mà vẫn đảm bảo đều đặn hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanhnghiệp Thu hút vốn đầu tư từ các nhà tài trợ bên ngoài, khai thác tốt nguồn vốn bêntrong doanh nghiệp, tránh lãng phí vốn, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, chủđộng trong quản trị vốn, quay vòng sử dụng vốn từ chính các chi phí bên trong doanhnghiệp Có biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, nắm bắt đầy đủ dòng tiềnvào và dòng tiền ra, dự đoán chính xác các dòng tiền này Phải đảm bảo thanh toán đầy

đủ tiền lương cho cán bộ công nhân viên, chủ động thanh toán tiền nguyên vật liệu và

các chỉ phí phát sinh trong quản lí doanh nghiệp Kiểm tra chặt chẽ đối với việc sử

dụng tiền vốn trong tất cả các khâu, xác định lượng vốn cần thiết từ khâu dự trữ

nguyên vật liệu, sản xuất, tồn kho, tiêu thụ sản phâm hay mua sắm mở rộng hoạt độngkinh doanh Quản lí tốt các khoản phải thu Các doanh nghiệp khác nhau có khoảnphải thu khác nhau, quy mô và mức độ khác nhau, nhà quản trị cần xem xét giữa cơhội và rủi ro để có thé mở rộng bán chịu hay thu hẹp việc bán chịu hàng hóa Đảm bảolượng vốn cô định cho sản xuất trực tiếp, hay sử dụng phương pháp khấu hao tàisản cố định hợp lí nhằm thu hồi vốn nhanh nhất và hiệu qua cao, đồng thời thíchhợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó (GT Quản trị TCDN,

2013)

Như vậy, căn cứ vào một sé công tác quản lý lợi nhuận dé tang loi nhuan cuatoàn doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cu thé phải biết được lợi thé cũng như han chếcủa mình dé có những công tác quản lý cụ thể dựa trên đặc điểm hoạt động kinh doanh

và tình hình sản xuất dé lựa chọn cho mình những cách quan lý hữu hiệu nhất

20

Trang 26

CHƯƠNG II: THUC TRANG LỢI NHUẬN VA CÔNG TÁC QUAN LÝ

LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CO PHAN LILAMA 10.

2.1 Khái quát về Công ty Cé phần Lilama 10

Công ty Cô phần Lilama 10 có tên chính thức: Công ty Cô phần Lilama 10; têngiao dịch quốc tế: LILAMA 10 Joint Stock Company; viết tắt là LILAMA 10 JSC

Công ty có địa chỉ tại Tòa nhà Lilama 10, phố Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận

Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Liên lạc với công ty qua số 024.3 8649584; đề biếtthêm thông tin cũng như kết quả kinh doanh truy cập website www.lilama10.com.vn

Công ty có mã số thuế: 5400101273Tổng vốn điều lệ của công ty là 98.900.000.000 VND

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Lilama 10

Công ty cô phan Lilama 10 ban dau là Xí nghiệp liên hiệp Lap máy số 1 Hà Nội,

thành lập tháng 12/1960 thuộc công ty lắp máy, ngày 25/1/1983 chuyển thành xínghiệp liên hiệp lắp máy 10 theo Quyết định số 101/BXD-TCCB thuộc liên hiệp các xínghiệp lắp máy (nay là Tổng công ty lắp máy Việt Nam) Công ty được đổi tên thànhCông ty lắp máy và xây dựng số 10 theo Quyết định số 05/BXD-TCLD ngày 2/1/1996

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Từ ngày 1/1/2007, Công ty chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty côphan được Sở Kế hoạch và Đầu tu TP HN cấp giấy chứng nhận kinh doanh Công ty cổphần số 0103015215 ngày 29/12/2006

Ngày 11 tháng 12 năm 2007 công ty đã nhận được quyết định niêm yết chứng

khoán tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM, ngày 25 tháng 12 năm 2007 Công ty

chính thức niêm yết 9.000.000 cổ phiếu tại sở giao dich chứng khoán TPHCM với mã

giao dịch L10.

Ngày 19/10/2008 tai Ha Nội, công ty vinh dự được trao tặng Giải thưởng va Cúp

vàng “Thương hiệu Chứng khoán uy tín” & “Công ty Cổ phần hàng đầu Việt Nam”

năm 2008.

Ngày 29/12/2008, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Công ty CP Lilama 10 tổ

chức lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động Đây là

phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước phong tặng cho đơn vị có những thành

tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sản xuất

Trong năm 2008 công ty đã ký hợp đồng gói thầu E1 - dự án Nhà máy thuỷ điện

Nam Công 3 trị giá 2,6 triệu USD Dự án Tòa nhà Lilamal0 được đưa vào vận hành

21

Trang 27

ngày 31/12/2010

Dự án Nhà máy Thủy điện Nậm Công 3 đưa vào vận hành khai thác từ tháng

1/2011, sau hơn 2 năm khai thác Lilama 10 thực hiện tái cấu trúc với hình thức làchuyên nhượng toàn bộ nhà máy, mọi thủ tục thanh toán và bàn giao nhà máy cho chủ

sở hữu mới sẽ được hoàn thành trong tháng 3/2014.

Công ty cổ phần LILAMA 10 là công ty thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam

(LILAMA) Với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong gia công chế tạo, lắp đặt thiết

bị các công trình công nghiệp va dân dụng, Công ty LILAMA 10., JSC đã lắp đặt

thành công nhiều dây chuyền công nghệ các nhà máy lớn trong lĩnh vực thuỷ điện,

nhiệt điện, hoá chất, công nghiệp thực phẩm, vật liệu xây dựng” Ngoài ra theo chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư của ngành xây dựng thì

phan dau phát triển ngành xây dựng dat trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhucầu xây dựng trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngoài,

ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu lực quy hoạch, năng lực

thiết kế, xây dựng và thâm mỹ kiến trúc

Trải qua hơn bốn mươi năm phát triển và trưởng thành, LILAMA 10 JSC đãkhang định vị thé của mình trên thị trường lắp máy và chế tạo, đặc biệt trong lĩnh vực

thuỷ điện Mặc dù đối thủ cạnh tranh có rất nhiều Tổng Công ty có vốn đầu tư lớn và

công nghệ cao nhưng bằng chính sách và đường lối phát triển đúng đắn, sự đoàn kếtđồng lòng và sáng tạo của Ban lãnh dao và CBCNV, biết phát huy khai thác thế mạnhcủa mình Công ty đã vượt lên chiếm lĩnh một thị phần đáng kẻ

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Công ty cỗ phần Lilama 10

Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103015215 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư Hà Nội cấp ngày 29/12/2006, Công ty CP LILAMA 10 được phép hoạt độngkinh doanh trong những lĩnh vực sau: Xây dựng công trình công ích (Chi tiết: Nhàmáy năng lượng); Lắp đặt hệ thong điện; Quảng cáo (không bao gồm quảng cáo thuốclá); Vận chuyên thiết bị, vật tư, hàng hóa, phương tiện máy móc thi công băng phươngtiện cơ giới đường bộ, đường thủy; Mua bán vật tư, thiết bị ngành công nghiệp; Muabán, cho thuê nhà ở, văn phòng, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng Đầu tư xây dựng, kinhdoanh bat động san, nhà ở; Thiết kế hệ thống điều khiến nhiệt điện đối với công trình

công nghiệp; Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp

phục vụ ngành lắp máy; Thiết kế hệ thông dây chuyền công nghệ chế tao máy va lắpmáy phục vụ ngành lắp máy; Trang trí nội thất; Thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống điện,điều khiển tự động, kiểm tra mối hàn kim loại; Kinh doanh xuất, nhập khẩu vật tư thiết

bị, các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng; Làm sạch và sơn phủ bề mặt kimloại; Gia công chế tạo, lắp đặt, sửa chữa thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực (bình, bề,

22

Trang 28

đường ống chịu áp lực), thiết bị cơ, thiết bị cơ, thiết bị điện, kết cấu thép phi tiêuchuẩn; Cung cấp lắp đặt và bảo trì thang máy; Sản xuất vật liệu xây dựng; Sản xuất,kinh doanh vật tư, đất đèn, que hàn, oxy; Phụ tùng, cầu kiện kim loại cho xây dựng;Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, lắp ráp máy móc thiết bị cho

các công trình.

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban như sau:

Đại Hội đồng cổ đông là cơ quan có thâm quyền cao nhất của công ty, bao gồm

tat cả các cô đông có quyên biêu quyét hoặc người được cô đông có quyên biêu quyêt

Ban lãnh đạo công ty gồm 1 Tổng giám đốc công ty, 3 Phó Tổng giám đốc công

ty, 1 Phó tong giám đốc phụ trách kỹ thuật, 1 Phó tổng giám đốc phụ trách nhiệt điện,

1 Phó tổng giám đốc phụ trách thủy điên và 1 Kế toán trưởng

Khối cơ quan công ty gồm 10 phòng ban nghiệp vụ:

Phong Hành chính — Y tế: Tổ chức và phân công trách nhiệm cho từng nhânviên thực hiện theo đúng chức bang, nhiệm vụ và quyền hạn của mối người trong lĩnh

vực nhiệm vu được giao, nắm bắt tình hình đời sống, nơi ăn chốn ở, nhà cửa, đất đai,

quản lý con dấu, văn thư lưu trữ, tình hình sức khỏe, mua bán bảo hiểm y tế, quản lý

và sử dụng các thiết bị văn phòng

Phòng Kinh tế - Kỹ thuật: Tham mưu về các lĩnh vực xây dựng và theo dõi kếhoạch sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật công trình và quản lý theo dõi công táchợp đồng kinh tế

Phòng Tài chính- Kế toán: Tham mưu giúp Ban giám đốc thực hiện quyền quản

lý, sử dụng tài sản, tiền vốn, đất đai và các tài nguyên khác do Nhà nước giao, giúpđảm bảo điều tiết vốn trong hoạt đông sản xuất kinh doanh Tiến hành phân tích tìnhhình tài chính của công ty nhăm hoạch định chiến lược tài chính của công ty và lựachọn phương án tối ưu về mặt tài chính Tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê

23

Trang 29

theo quy định của Nhà nước Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định

hiện hành, thường xuyên báo cáo với ban giám đốc tình hình tài chính của công ty

Phòng Vật tư - Thiết bị: Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty về giaonhận và quyết toán vật tư, thiết bị, quản lý mua sam vật liệu phụ phương tiện và công

cụ cung cấp cho các đơn vị trong công ty thi công các công trình

Phòng Đầu tư: Tham mưu cho Ban giám dốc triển khai các hoạt động kinh

doanh, tìm kiếm công việc nhằm mục đích sinh lời cho công ty, bên cạnh đó phòng

Đầu tư còn có nhiệm vụ như: Giới thiệu quảng cáo về công ty với khách hàng, thường

xuyên nâng cao uy tín và hình ảnh của công ty.

Ban quản lý máy: Chịu trách nhiệm về quản lý hiện vật máy móc Trung tâm tưvấn, thiết kế công trình, ban dự án thủy điện Nậm công, Ban quản lý tòa nhà Lilama

Theo thống kê của công ty, tổng số người lao động tính đến ngày 31/12/2019 là1,458 người, trong đó: Cán bộ quản lý, kỹ sư, kỹ thuật, nghiệp vụ là 321 người; Côngnhân kỹ thuật các nghề là 1,137 người

2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cỗ phần Lilama 10

Là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, lĩnh vực hoạt động của

Công ty bao gồm: “Thiết kế, chế tạo thiết bị; Lắp máy; Xây dựng, lắp đặt đường dây,

động, kiêm tra môi hàn.

Về lĩnh vực lắp máy: Lilama 10 thực hiện lắp đặt dây chuyền, công nghệ chế

tạo máy và lắp máy phục vụ ngành lắp máy, thuộc các công trình, nhà máy lớn Thiết

kế hệ thống điều khiển nhiệt điện đối với công trình công nghiệp, thiết kế kết cau đốivới công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp Công ty thực hiện lắp đặt thành côngnhiều dây chuyền công nghệ cho các nhà máy lớn về nhiệt điện, thủy điện, hóa chất,công nghệ thực phẩm, hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng Dién hình là Nhà máy

thủy điện Hòa Bình, Yali, Sesan 3, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Na Dương, Uông Bí, Nha máy xi măng Hoàng Thạch, But Sơn, Nghi Sơn, Chinfon-Hai Phòng, Nhà máy

24

Trang 30

nước ngọt Coca Cola Ngọc Hỏi, Nha máy đường Lam Sơn, Nhà máy cán thép SSEHải Phòng, nhà máy bia hoi

Về xây dựng, lắp đặt đường dây, trạm biến áp: Lilama 10 đã lắp đặt an toàn,

chính xác cho các công trình, các nhà máy quan trọng như công trình thủy điện Hòa Bình, Yali, Nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí, Na Dương, Lai Châu, Bản Chát, Nhiệt điện

Vũng Ang 1, Nghi Sơn 1, Mông Dương 1 Các nhà máy xi măng như Hoàng Mai,

Hoàng Thạch, Bút Sơn, Nghi Sơn Các đường dây tải điện, trạm biến áp từ110~500KV như: Trạm biến áp 500KV Hòa Bình, Ha Tĩnh, Thường Tin, trạm 220KV

như Thái Bình, Vĩnh Yên, Tram 110KV như Thai Bình, Phả Lại-Lai Khê.

Ngoài ra, công ty còn thực hiện các hoạt động như sản xuất vật liệu xây dựng;Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, các dây chuyền công nghê, vật tư thiết bị;Sản xuất kinh doanh vật tư, đất đèn, que hàn oxy, các thiết bi cấu kiện cho xây dựng;Thiết kế hệ thống điều khiến nhiệt điện đối với công trình công nghiệp; Mua bán, chothuê nhà ở, văn phòng, kho tàng bến bãi nhà xưởng, đầu tư kinh doanh bất động sảnnhà ở; Lắp đặt hệ thống điện

2.2 Thực trang lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Lilama 10

Đánh giá khái quát thực trạng lợi nhuận sẽ cho nhà quản trị một cái nhìn tổngquát về hoạt động kinh doanh trong một giai đoạn cụ thé có khả quan hay không Ta sẽlàm rõ kết quả sản xuất qua số liệu từ báo cáo tài chính công ty trong giai đoạn 2017-

2019.

25

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w