Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển công nghệ thông tin, các doanh nghiệp sử dụng phân tích tài chính như là một công cụ hữu ích và thường xuyên nhằm phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp trước sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ. Nghiên cứu phân tích tài chính là cơ sở để nhà quản trị đánh giá tình hình tài chính hiện tại, mức độ rủi ro và chất lượng hiệu quả của doanh nghiệp. Qua đó, các nhà quản trị tài chính có thể xác định được nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới.Việc đưa ra các quyết định, chính sách kinh doanh nhạy bén và chính xác luôn là yếu tố then chốt ảnh hưởng tới sự hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp. Do vậy, nghiên cứu phân tích tài chính luôn là một khâu rất quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn tiến tới Cổ phần hóa hoàn toàn các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay thì việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp được quan tâm nhiều hơn. Nhất là đối với một doanh nghiệp mới cổ phần hóa chưa lâu như Công ty Cổ phần LILAMA 10 (cổ phần hóa vào năm 2007), luôn phải chịu sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác cùng ngành. Trước những nhu cầu cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn đó, đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10” được lựa chọn nghiên cứu.
MỤC LỤC PHỤ LỤC 101 - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTD : Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec LILAMA : Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam LILAMA 10 : Công ty Cổ phần LILAMA 10 PVC : Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tổng tài sản LILAMA 10 Error: Reference source not found Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tài sản ngắn hạn năm 2010 Error: Reference source not found Biểu đồ 3.3: Cơ cấu tài sản dài hạn năm 2010 Error: Reference source not found Biểu đồ 3.4: Cơ cấu nguồn vốn LILAMA 10 Error: Reference source not found Biểu đồ 3.5: Lợi nhuận sau thuế, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán Error: Reference source not found SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình phân tích tài chính Error: Reference source not found Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần LILAMA 10 Error: Reference source not found Sơ đồ 3.1: Các giai đoạn thi công và các khoản mục có liên quan Error: Reference source not found LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển công nghệ thông tin, các doanh nghiệp sử dụng phân tích tài chính như là một công cụ hữu ích và thường xuyên nhằm phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp trước sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ. Nghiên cứu phân tích tài chính là cơ sở để nhà quản trị đánh giá tình hình tài chính hiện tại, mức độ rủi ro và chất lượng hiệu quả của doanh nghiệp. Qua đó, các nhà quản trị tài chính có thể xác định được nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới. Việc đưa ra các quyết định, chính sách kinh doanh nhạy bén và chính xác luôn là yếu tố then chốt ảnh hưởng tới sự hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp. Do vậy, nghiên cứu phân tích tài chính luôn là một khâu rất quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn tiến tới Cổ phần hóa hoàn toàn các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay thì việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp được quan tâm nhiều hơn. Nhất là đối với một doanh nghiệp mới cổ phần hóa chưa lâu như Công ty Cổ phần LILAMA 10 (cổ phần hóa vào năm 2007), luôn phải chịu sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác cùng ngành. Trước những nhu cầu cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn đó, đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu khoa học về công tác phân tích tài chính, Luận văn hướng đến những mục đích cụ thể sau: Hệ thống những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp, đề xuất những chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện trong công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp. 1 Nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10. Qua đó tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: phân tích tài chính tại công ty cổ phần Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu công tác phân tích tài chính đang được áp dụng tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn gồm: phương pháp hệ thống, phân tích hoạt động kinh tế, chọn mẫu, tổng hợp, thống kê,… 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau : Chương 1: Cơ sở lý luận phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần. Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10. 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1.1. Khái niệm công ty cổ phần Công ty cổ phần xuất hiện rất sớm trong nền kinh tế tư bản ở thế kỷ XVI. Những công ty cổ phần đầu tiên được thành lập ở Anh và hoạt động chủ yếu của các công ty cổ phần này là trong lĩnh vực thương mại. Phải đến đầu thế kỷ XIX, các công ty cổ phần chính thức lần lượt ra đời ở châu Âu với hình thức tổ chức và hình thức phân phối riêng của chúng. Lúc này, công ty cổ phần được thành lập rộng khắp trong các ngành nghề không chỉ trong thương nghiệp mà còn ở các ngành chế tạo, các lĩnh vực giao thông vận tải đường sông, đưòng sắt. Sau những năm 70 của thế kỷ XIX, công ty cổ phần phát triển rất nhanh phổ biến ở tất cả các nước tư bản, các ngành có quy mô sản xuất mở rộng, tập trung tư bản diễn ra với tốc độ chưa từng có, ra đời các tổ chức độc quyền. Đến nay, lịch sử đã chứng minh công ty cổ phần là phương thức phát triển cao, linh hoạt, giúp cho các nhà đầu tư huy động được nhiều vốn nhất cho mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần ra đời và phát triển khá sớm ở các nước tư bản chủ nghĩa, nhưng phải sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, ở nước ta mới bắt đầu xuất hiện một số công ty cổ phần với quy mô nhỏ bé và rất sơ khai. Tuy vậy, từ đó đến nay công ty cổ phần phát triển tương đối mạnh mẽ và đã khẳng định được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005, công ty cổ phần là doanh nghiệp có những đặc điểm sau: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. 3 - Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Trong ba năm đầu, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, các cổ đông sáng lập cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phiếu phổ thông được quyền chào bán. Cổ phiếu phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của đại hội cổ đông. - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số cổ đông ít nhất là ba và không hạn chế số lượng tối đa. - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh. 1.1.2. Vai trò của công ty cổ phần trong nền kinh tế quốc dân Với những đặc điểm riêng có và những ưu điểm của mình, công ty cổ phần đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân: - Mở rộng quy mô của doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhờ thu hút vốn của đông đảo các nhà đầu tư, vốn tiết kiệm của đông đảo quần chúng bằng sức hấp dẫn của công ty và phương thức huy động vốn năng động phong phú. Đây là ưu điểm thúc đẩy các công ty cổ phần không ngừng mở rộng sản xuất – kinh doanh, trực tiếp tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. - Công ty cổ phần góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Với cơ chế phân chia lợi nhuận đặc thù, các công ty cổ phần chịu sức ép của cổ đông nên phải quản lý tốt nguồn vốn để đem lại lợi nhuận tối đa cho chủ sở hữu. Hơn nữa, để có thể dễ dàng huy động vốn để mở rộng sản xuất – kinh doanh, các công ty cổ phần 4 phải có hoạt động hiệu quả, khả năng sinh lời cao. - Công ty cổ phần tạo ra một cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù đã hạn chế được những tác động tiêu cực về kinh tế xã hội khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng, rủi ro được san sẻ cho các cổ đông. Nhờ vậy khi công ty cổ phần phá sản hậu quả về mặt kinh tế xã hội được hạn chế ở mức thấp nhất. - Thị trường chứng khoán ra đời là hệ quả tất yếu của sự phát triển công ty cổ phần. Thị trường chứng khoản là nơi các công ty cổ phần có thể huy động được nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, là nơi khai thông các nguồn tiết kiệm của những người tích luỹ đến các nhà đầu tư, là cơ chế phân bổ các nguồn vốn đầu tư phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế thị trường, và còn là cơ sở quan trọng để Nhà nước qua đó sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế. - Công ty cổ phần là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự tham gia đầu tư của nước ngoài. Với một nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển thì việc đó thu hút nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý thông qua liên doanh liên kết với nước ngoài là vô cùng cần thiết để phát triển kinh tế trong nước 1.2.PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 1.2.1. Khái niệm và vai trò của phân tích tài chính Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lựợng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Bất kỳ đối tượng nào (nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, chủ nợ của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước) quan tâm đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp đều có thể tự đưa ra đánh giá thông qua công cụ phân tích tài chính. Tuy nhiên, mỗi đối tượng này lại có những mối quan tâm khác nhau đối với tình hình tài chính doanh nghiệp hay phạm vi chú ý chính trong phân tích của họ sẽ khác 5 nhau; do đó, ngoài việc đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thì mỗi đối tượng đều tập trung nghiên cứu sâu các nhóm chỉ tiêu tài chính, thông tin kế toán phục vụ mục đích của họ. Phân tích tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp Nhà quản trị doanh nghiệp có thể thu thập được đầy đủ thông tin nội bộ và hiểu rõ hơn ai hết về doanh nghiệp; do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong việc phân tích tài chính. Họ phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm có cái nhìn tổng quát về sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp mà còn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa các quyết định đầu tư, tài trợ và phân phối lợi nhuận kịp thời và đúng đắn. Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư vào doanh nghiệp Thu nhập của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp là tiền chia cổ tức và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Những phân tích, đánh giá về khả năng sinh lời, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, triển vọng phát triển của doanh nghiệp sẽ là một trong những cơ sở giúp nhà đầu tư đưa ra được các quyết định đầu tư hay rút vốn ra khỏi doanh nghiệp. Phân tích tài chính đối với nhà cho vay Các nhà cho vay (ngân hàng, các định chế tài chính, người mua trái phiếu của doanh nghiệp, công ty mẹ, ) quan tâm đến thông tin tài chính của doanh nghiệp nhằm có những quyết định đúng đắn và hợp lý trong việc cho vay. Do đó, người cho vay thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá khả năng thanh toán có đảm bảo hay không, doanh nghiệp có thực sự cần vay vốn hay không, đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp có tốt hay không. Phân tích tài chính đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Thông tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp hỗ trợ các cơ quan quản lý của Nhà Nước trong công tác kiểm tra, kiểm soát mức độ tuân thủ theo chính sách, chế độ và pháp luật quy định trong các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp và tình hình hạch toán và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà 6 nước của doanh nghiệp. 1.2.2. Nội dung phân tích tài chính tại công ty cổ phần 1.2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Phân tích khái quát báo cáo tài chính Phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Người phân tích có thể thu thập được nhiều thông tin về hoạt động của doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là hai báo cáo tài chính cơ bản, đã khái quát được toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích này nhằm cung cấp thông tin cho nhà phân tích về tính hợp lý của cơ cấu tài sản, nguồn vốn, tính chủ động tài chính và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các năm, ta có thể sử dụng phương pháp so sánh để thực hiện phân tích: + So sánh từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính theo chiều ngang để biết được quy mô, tốc độ tăng, giảm của từng chỉ tiêu, và so sánh liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau để biết được bản chất, tính quy luật trong việc tăng, giảm của từng đối tượng nghiên cứu. + So sánh theo chiều dọc để biết được kết cấu, tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng số, từ đó so sánh theo chiều ngang để biết được mức độ phù hợp của chỉ tiêu theo hoạt động, theo ngành. Qua đó, người phân tích có thể biết bản chất biến động của từng chỉ tiêu và xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng, đưa ra các biện pháp nâng cao hoạt động tài chính. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Thông qua phân tích báo cáo tài chính ta tìm hiểu được nhiều thông tin hữu ích như: + Hoạt động nào (hoạt động sản xuất – kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính) tạo tiền cho doanh nghiệp, doanh nghiệp đã sử dụng tiền vào những 7 [...]... kinh doanh dài hơn, tần suất thực hiện phân tích tài chính được đề xuất là 6 tháng/ lần… 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tài chính tại công ty cổ phần 1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan Nhận thức của ban lãnh đạo doanh nghiệp về phân tích tài chính Cũng như các chính sách quản lý khác, các quy chế, chủ trương, chính sách đối với công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp cũng do Ban lãnh đạo... coi nhẹ công tác phân tích tài chính thì công tác phân tích tài chính ở doanh nghiệp đó không thể đạt hiệu quả cao Phân tích tài chính tại doanh nghiệp mục đích là cung cấp những thông tin tài chính hữu ích cho ban lãnh đạo trong quá trình ra quyết định quản lý, đầu tư Là người trực tiếp sử dụng kết quả của công tác phân tích tài chính, nếu ban lãnh đạo doanh nghiệp có một chủ trương hợp lý, một chính. .. sách phù hợp và sự nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính thì phân tích tài chính mới thực sự đạt 26 được các mục tiêu yêu cầu Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính Các nhà phân tích tài chính sử dụng kết hợp mọi nguồn dữ liệu có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp Để có thể phân tích tài chính doanh nghiệp nhất thiết cần thu thập được các... thành để tài trợ cho những đầu tư đó và thực hiện đánh giá tính hợp lý của nó Những thông tin thu được từ việc phân tích này sẽ hỗ trợ nhà quản trị trong việc đưa ra những giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 1.2.3 Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần 1.2.3.1 Khái niệm hoàn thiện phân tích tài chính Hoàn thiện phân tích tài chính tại một... tài chính chính xác Trình độ cán bộ phân tích Trong phân tích tài chính, việc tính toán các chỉ số tài chính theo bộ chỉ tiêu phân tích đã được xác định từ trước là công việc đơn giản nhất và có thể được lập trình bằng phần mềm Tuy nhiên, bản thân những con số ấy sẽ không có ý nghĩa gì nếu không được diễn giải bởi người phân tích Nhiệm vụ của người phân tích là phải sử dụng các phương pháp phân tích. .. thiết để thực hiện phân tích gồm: - Phân tích khái quát tình hình tài chính: + Phân tích diễn biến tài sản, nguồn vốn; + Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn; + Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; + Phân tích khái quát đảm bảo nguồn vốn hoạt động; - Phân tích khả năng hoạt động: + Hệ số vòng quay hàng tồn kho; + Hệ số vòng quay khoản phải thu; + Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định; 22... doanh nghiệp) sẽ góp phần đáp ứng được những yêu cầu, kỳ vọng của ban lãnh đạo về phân tích tài chính Như vậy, công tác tổ chức cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng phân tích tài chính Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp nhìn chung thường trải qua các bước chính sau: Bước 1: Lập kế hoạch phân tích Bước 2: Thu thập và xử lý thông tin Bước 3: Thực hiện phân tích Bước 4: Tổng... những chỉ tiêu phân tích khác như: hệ số giá trên thu nhập, suất sinh lời của cổ phần thường, tỷ suất đầu tư,… Tính đầy đủ của dữ liệu phân tích Việc thu thập dữ liệu phân tích có ý nghĩa quan trọng quyết định tới nội dung phân tích tài chính Do vậy, nguồn dữ liệu mà cán bộ phân tích sử dụng cần được đánh giá về tính đầy đủ và tính chính xác Tuy vậy, đánh giá tính chính xác của dữ liệu phân tích sẽ gặp... hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên Đây là công việc cần lượng chất xám cao mà không phải ai cũng có thể thực hiện hiệu quả Có thể nói, trình độ của người phân tích là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng nội dung phân tích tài chính 33 Tổ chức phân tích tài chính Sau khi xác định được mục tiêu phân tích, nếu việc phân tích. .. dụng chủ yếu trong phân tích tài chính doanh nghiệp Những thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo tài chính nên có thể nói các thông tin trong báo cáo tài chính là cơ sở không thể thiếu để tiến hành phân tích tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm . phần LILAMA 10. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10. 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ. công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: phân tích tài chính tại công ty cổ phần Phạm. lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau : Chương 1: Cơ sở lý luận phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần. Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA