Phân tích bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 (Trang 43)

- Xây dựng, sơn, bảo ôn, xây lò

2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

Dựa trên những số liệu trong Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010, ta lập bảng phân tích tình hình tăng giảm về số tuyệt đối và tương đối của các khoản mục như sau:

Bảng 2.1: Biến động tài sản các năm 2008, 2009, 2010

Bảng 2.2: Biến động nguồn vốn các năm 2008, 2009, 2010

(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính năm 2010 của LILAMA 10)

Tài sản: Cùng với LILAMA 18 và LILAMA 3, LILAMA 10 có quy mô tổng

tài sản lớn nhất trong số các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xây lắp máy Việt Nam (nhóm LILAMA). Năm 2010, tổng tài sản của LILAMA 10 là 654,645 tỷ đồng; trong khi các công ty thành viên khác như LILAMA 45.3, LILAMA 45.4, LILAMA 7,… chỉ có quy mô tổng tài sản dao động từ 200 - 350 tỷ đồng.

Theo bảng số …, tổng tài sản tăng dần theo từng năm với tốc độ tăng trưởng trung bình là 35%. Như vậy, quy mô tài sản của Công ty tăng, trong đó tài sản dài hạn có tốc độ tăng mạnh mẽ hơn nhiều so với tài sản ngắn hạn. Điều này chứng tỏ Công ty đã tập trung đầu tư vào tài sản cố định.

Giá trị tài sản ngắn hạn năm 2010 giảm đi 10,542 tỷ đồng, tương đương mức giảm 3,15% so với năm 2009. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này chủ yếu là do lượng tiền giảm mạnh từ 72,567 tỷ đồng xuống còn 28,567 tỷ đồng và khoản trả trước cho nhà cung cấp giảm mạnh từ 38,200 tỷ đồng xuống còn 13,807 tỷ đồng. Ngoại trừ sự giảm đi của tiền và trả trước người bán thì các khoản mục khác thuộc tài sản ngắn hạn đều tăng lên về giá trị. Tuy nhiên mức tăng lên của các khoản mục này ít hơn so với mức giảm của tiền và khoản trả trước người bán nên tài sản ngắn hạn trong năm 2010 ít hơn năm 2009.

Tài sản dài hạn của Công ty tăng trưởng với tốc độ trung bình là 95%, đặc biệt tỷ lệ tăng trưởng năm 2010 so với năm 2009 là 113,91% (tăng lên 176,171 tỷ đồng). Nguyên nhân tăng lên của tài sản dài hạn chủ yếu là do đầu tư tài sản cố định.

Nguồn vốn: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng trưởng về quy

mô trong những năm qua. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của nợ phải trả trung bình khoảng 45%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 13%. Năm 2010, nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn (77,7%), trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 22,3%. Điều này chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của Công ty không cao.

Qua nội dung phân tích khái quát bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần LILAMA 10, ta thấy:

Cán bộ phân tích mới chỉ so sánh về quy mô và tốc độ tăng trưởng của các khoản mục lớn trong bảng cân đối kế toán là: Tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, mà chưa tập trung phân tích các khoản mục có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của Công ty như: tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu, tài sản cố định,... Nội dung phân tích bảng cân đối kế toán khá sơ sài, chưa làm rõ được nguyên nhân tăng giảm và xu hướng biến động của các khoản mục tài sản, nguồn vốn để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá.

Phương pháp phân tích chủ yếu là so sánh theo chiều ngang nên chỉ mới thấy được sự tăng giảm về quy mô, mà bỏ qua so sánh theo chiều dọc để đánh giá

kết cấu tài sản thay đổi như thế nào và có phù hợp với loại hình kinh doanh của Công ty hay không. Ngoài ra, cần sử dụng phương pháp đồ thị để nhìn rõ hơn về kết cấu cũng như sự thay đổi các khoản mục.

Cán bộ phân tích chưa sử dụng các thông tin từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ để phục vụ cho phân tích.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w