- Xây dựng, sơn, bảo ôn, xây lò
2.2.2.3. Phân tích khả năng hoạt động
Khả năng hoạt động là vấn đề được ban lãnh đạo công ty rất quan tâm, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp được phản ánh rõ nét qua các chỉ tiêu về năng lực hoạt động. Nội dung phân tích tài chính về năng lực hoạt động của công ty LILAMA từ năm 2008-2010 được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của LILAMA 10
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,1 2,5 1,7
Số ngày hàng tồn kho Ngày 117,0 146,7 211,6
Vòng quay khoản phải thu Vòng 6,2 6,3 5,7
Số ngày khoản phải thu Ngày 58,4 57,4 63,1
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Lần 1,0 1,1 1,0
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Lần 1,3 2,7 3,4
(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính năm 2010 của LILAMA 10)
Năm 2008: tốc độ giảm của hàng tồn kho chậm hơn tốc độ giảm của giá vốn,
doanh thu giảm làm giá vốn giảm, hàng tồn kho giảm. Vòng quay hàng tồn kho là 1,7; con số này là chưa cao.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 6,8 cũng khá cao, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định tốt. Cứ 1 đồng tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ đem lại 6,8 đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1,0 thể hiện 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 1 đồng thu nhập cho thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản chưa cao.
Năm 2009: vòng quay hàng tồn kho là 2,5 lần, cao hơn năm 2008 chứng tỏ
Công ty đã dần giảm lượng hàng tồn đọng trong kho, số ngày tồn kho giảm đáng kể từ 211,6 giảm còn 146,7; bên cạnh đó doanh thu thuần tăng.
Vòng quay các khoản phải thu tăng từ 5,7 tới 6,3 đây là biểu hiện tốt vì công ty không phải đầu tư nhiều vốn vào các khoản phải thu, góp phần làm giảm nhu cầu vốn lưu động, giảm số vốn bị người khác chiếm dụng, số ngày phải thu trung bình giảm từ 63,1 xuống 57,4 và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 5,4 giảm so với 2008, cứ 1đồng tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ sẽ tạo ra 5,4 đồng doanh thu. Phản ánh sức sản xuất của tài sản cố định giảm, hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1,1 tăng hơn năm 2008 một ít, thể hiện 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 1,1 đồng thu nhập, tuy nhiên chưa phải là sự tăng đáng kể.
Năm 2010: vòng quay hàng tồn kho là 3,1 lần, cao hơn năm 2009 chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn tốt, số ngày tồn kho giảm đáng kể từ 146,7 giảm còn 117,0 đây là biểu hiên tích cực vì doanh nghiệp đã giảm được số vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần làm giảm nhu cầu vốn lưu động và làm tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn.
Vòng quay các khoản phải thu giảm đôi chút so với 2009 nhưng không đáng kể, vẫn chứng tỏ được chính sách thương mại của công ty tốt.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 2,7 giảm so với 2009, cứ 1đồng tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ sẽ tạo ra 2,7 đồng doanh thu. Phản ánh sức sản xuất của tài sản cố định giảm mạnh, hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm, tốc độ
tăng tài sản cố định chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Điều này cho thấy lượng vốn đầu tư thêm vào sản xuất kinh doanh bước đầu chưa được thực sự có hiệu quả, các máy móc trang thiết bị, dây truyền công nghệ mới chưa được khai thác, sử dụng triệt để nên hiệu suất sử dụng không cao. Ban giám đốc công ty nên xem xét để có quyết định đầu tư hợp lý và nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1 giảm so với năm 2008, thể hiện 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 1 đồng thu nhập.
Qua nội dung phân tích khả năng hoạt động tại Công ty Cổ phần LILAMA 10, ta thấy:
Cán bộ phân tích đã thực hiện so sánh các chỉ số khả năng hoạt động của năm này và năm trước chứ chưa phân tích xu hướng. Bên cạnh đó, việc so sánh chỉ tiêu giữa năm nay và năm trước mới chỉ cho thấy được khả năng hoạt động của Công ty tốt lên hay kém đi chứ chưa đánh giá được sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề.
Trong phương pháp phân tích, cán bộ phân tích mới đã sử dụng phương pháp so sánh theo chiều ngang, chứ chưa tập trung phân tích nguyên nhân tăng giảm chỉ số nên chưa thấy được hết bản chất khả năng hoạt động của Công ty, dễ đưa ra những kết luận sai lệch so với thực tế.
2.2.2.4. Phân tích khả năng sinh lời
Điều mà các nhà đầu tư và các đối tác đặc biệt quan tâm đến doanh nghiệp là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp đó. Nhận thấy tầm quan trọng của điều đó dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh để đánh giá khả năng sinh lời của mình, công ty LILAMA 10 đã tiến hành phân tích khả năng sinh lời thông qua các chỉ tiêu như: hệ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, hệ số doanh lợi tổng tài sản và hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu. Số liệu tính toán 3 năm từ 2008 – 2010 tổng hợp trong bảng dưới đây và được phân tích từng năm cụ thể như sau:
Bảng 2.7: Chỉ tiêu khả năng sinh lời LILAMA 10
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008
ROA 5,08 5,68 6,92
ROE 21,36 19,95 19,96
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu 5,01 4,99 6,77
(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính năm 2010 của LILAMA 10)
Năm 2008: hệ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm là 6,77% tức là cứ 1.000.000
đồng doanh thu thì tạo ra 67.700 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số doanh lợi tổng tài sản (ROA) là 6,92 % tức là cứ 1.000.000 đồng tài sản thì tạo ra 69.200 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) là 19,96% tức là cứ 1.000.000 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 19.960 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2009: Các chỉ tiêu này đều giảm và đạt giá trị tương ứng là: ROA:
4,99%, ROE: 19,95%, ROS: 5,68%. Đây là một kết quả xấu đi, khả năng sinh lợi của công ty bị giảm sút, một điều bất lợi, là khó khăn của công ty cần tìm hiểu nguyên nhân khắc phục.
Năm 2010: Hệ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm tăng lên 5,01% tức là cứ
1.000.000 đồng doanh thu thì tạo ra 50.100 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số doanh lợi tổng tài sản (ROA) là 5,08% tức là cứ 1.000.000 đồng tài sản thì tạo ra 50.800 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) là 21,36% tức là cứ 1.000.000 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 21.360 đồng lợi nhuận sau thuế. Các chỉ tiêu này chưa thực sự thuyết phục các nhà đầu tư, ở đây chỉ có ROE là tạm chấp nhận được.
Qua nội dung phân tích khả năng sinh lời tại Công ty Cổ phần LILAMA 10, ta thấy cán bộ phân tích mới chỉ mô tả các chỉ số về khả năng sinh lời của Công ty và có những đánh giá chủ quan về các chỉ số này. Do đó mới chỉ thấy biến động các chỉ số giữa năm này với năm trước và dễ đưa ra những đánh giá sai lầm vì mỗi ngành nghề đều có mức sinh lời khác nhau. Để có được cái nhìn tổng quan về khả năng sinh lời của Công ty phải so sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành nghề và thực hiện phân tích các nguyên nhân tăng giảm chỉ
tiêu. Do đó, cán bộ phân tích cần thu thập số liệu của các công ty khác và sử dụng phương pháp phân tích Dupont.