Hoàn thiện phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn a) Hoàn thiện phương pháp và nội dung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 (Trang 80)

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Với chính sách mở rộng kinh doanh

2 Phải thu khách hàng

3.2.2.2. Hoàn thiện phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn a) Hoàn thiện phương pháp và nội dung

a) Hoàn thiện phương pháp và nội dung

Hiện tại, trong báo cáo tình hình tài chính tài chính của Công ty chưa có nội dung phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Do đó, cán bộ phân tích cần xây dựng Bảng tài trợ dựa trên nguyên tắc:

+ Nguồn vốn: giảm tài sản, tăng nguồn vốn

Qua đó, chúng ta thấy được nguồn cung ứng vốn của Công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn nào và được sử dụng chính cho hoạt động nào. Bằng việc phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn có thể giúp các nhà quản lý tài chính xác định xem liệu việc công ty huy động và phân phối các khoản vốn có rơi vào tình trạng mất cân bằng hay không. Hoạt động này cho phép Công ty biết nên dựa vào các nguồn vốn nội bộ hay huy động các nguồn vốn bên ngoài để tài trợ việc kinh doanh của mình. Hơn nữa, việc sử dụng vốn luôn luôn phải cân bằng với việc tạo nguồn vốn. Bằng cách nghiên cứu các số liệu trong các báo cáo tài chính, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong việc huy động vốn với chi phí ít hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

b) Áp dụng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Bảng 3.7: Bảng tài trợ năm 2010 của LILAMA 10

Trong năm 2010, LILAMA 10 khai thác nguồn vốn chủ yếu bằng cách vay nợ dài hạn, nợ ngắn hạn và chiếm dụng vốn của người bán. Diễn giải nguồn vốn được cung ứng chủ yếu như sau:

+ Vay thêm nợ ngắn hạn: 50,942 tỷ đồng, chiếm 15,42% tổng vốn được huy động; + Chiếm dụng vốn của người bán: 60,435 tỷ đồng, chiếm 18,30% tổng vốn được huy động;

+ Vay thêm nợ dài hạn: 50,942 tỷ đồng, chiếm 31,37% tổng vốn được huy động; + Tăng vốn bằng tiền: 44,000 tỷ đồng, chiếm 13,32% tổng vốn được huy động; + Thu hồi vốn tạm ứng cho người bán: 7,39% tổng vốn được huy động.

Công ty sử dụng vốn chủ yếu cho các mục đích sau:

+ Đầu tư xây dựng: 188,780 tỷ đồng, chiếm 57,15% tổng vốn sử dụng; + Bị khách hàng chiếm dụng vốn: 74,754 tỷ đồng, chiếm 22,63% tổng vốn sử dụng;

+ Tăng hàng tồn kho: 8,217 tỷ đồng, chiếm 2,49% tổng vốn sử dụng.

Như vậy, nguồn vốn được cung ứng năm 2010 ngoài mục đích sản xuất – kinh doanh bình thường còn được sử dụng chủ yếu vào việc đầu tư xây dựng cơ bản. Nguồn vốn được huy động từ vay ngắn hạn không chỉ được sử dụng cho nhu cầu vốn lưu động mà còn được sử dụng để tài trợ dài hạn ( thể hiện ở nguồn vốn từ vay dài hạn và tăng vốn chủ sở hữu không đủ đáp ứng đầu tư xây dựng trong năm).

Bên cạnh đó, nguồn cung ứng vốn từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối không đáng kể và vốn chủ sở hữu cũng không tăng lên trong những năm qua khiến cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động của mình. Kết quả đã sử dụng vay nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn khiến cho tình hình tài chính kém lành mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w