Tài sản cố định: Giá trị tài sản cố định tăng trưởng với tốc độ nhanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 (Trang 70)

chóng (năm 2009 tăng 74,798 tỷ đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 178,532 tỷ đồng so với năm 2009), với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 02 năm qua là 144%.

+ Tài sản cố định hữu hình: Năng lực thiết bị thi công rất quan trọng đối

với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp công nghiệp như LILAMA 10. Do vậy, đầu tư các máy móc thiết bị thi công để nâng cao năng lực cạnh tranh là rất cần thiết.

Năm 2008: Công ty đã đầu tư mới trang thiết bị, dụng cụ phương tiện thi

công có tính năng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng được những dự án mà Công ty đảm nhận thi công và các dự án Công ty đầu tư xây dựng. Giá trị tài sản cố định hữu hình đầu tư là 16,132 tỷ đồng, trong đó máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải là 14,617 tỷ đồng.

Năm 2009: Trong đầu tư mua sắm thiết bị thi công nâng cao năng lực sản

với tổng giá trị tài sản hơn 28 tỷ đồng, trong đó đầu tư mua sắm cầu trục bánh xích KOBELCO 250 tấn trị giá 20.612.687.667 đồng. Ngoài ra cải tạo và nâng cấp một số phương tiện, thiết bị thi công hiện có để phục vụ cho việc thi công lắp đặt.

Năm 2010: Công ty vẫn tiếp tục mua sắm thêm máy móc, thiết bị và phương

tiện vận tải nhưng giá trị đầu tư chỉ hơn 6 tỷ đồng.

Hàng năm, LILAMA 10 vẫn đều đặn đầu tư thêm máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải nhằm tăng năng lực máy móc thi công. Mặc dù nguyên giá tài sản cố định tăng lên (năm 2008: 99,854 tỷ đồng; năm 2009: 125,024 tỷ đồng; năm 2010: 134,567 tỷ đồng) nhưng do hao mòn lũy kế lớn (giá trị khấu hao trung bình 18 tỷ đồng) khiến cho giá trị tài sản dường như không thay đổi trong các năm, giá trị trung bình khoảng 25,5 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân lý giải cho việc tỷ trọng tài sản cố định hữu hình của LILAMA 10 khá nhỏ và có xu hướng giảm trong cơ cấu tổng tài sản.

Có thể thấy, các máy móc, phương tiện thi công của LILAMA 10 đã được sử dụng khá lâu, gần hết giá trị và việc đầu tư nhỏ giọt như hiện nay có thể khiến cho năng lực thiết bị thi công của Công ty bị giảm sút so với các đối thủ khác cùng ngành nghề.

+ Tài sản cố định thuê tài chính: Đối với doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực xây lắp công nghiệp, ngoài phương án tự tài trợ và đi vay, doanh nghiệp có thể thuê tài chính để có máy móc, thiết bị thi công. LILAMA 10 đã thực hiện thuê tài chính trong năm 2008, 2009 nhưng 2010 công ty lại không sử dụng hình thức này. Bên cạnh đó, giá trị thuê tài chính chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé trong tài sản cố định (năm 2008: 1,9%; năm 2009: 0,4%). Có thể thấy công ty chưa thực sự đầu tư “mạnh tay” thiết bị, máy móc thi công mà đang cân nhắc về tài chính. Tuy nhiên, trong tương lai gần,việc thay thế hàng loạt các máy móc, thiết bị cũ kỹ là cần thiết để đảm bảo năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Đây là khoản mục có sự biến động

17,166 tỷ đồng; năm 2009: 83,844 tỷ đồng; năm 2010: 272,625 tỷ đồng) và tăng tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản (năm 2008: 4,83%; năm 2009: 17,15%; năm 2010: 41,64%). Nguyên nhân chính của sự tăng lên này là do LILAMA 10 đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Công 3 và tòa nhà LILAMA 10.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w