6 Hoàn thiện phân tích khả năng cân đối vốn a) Hoàn thiện phương pháp và nội dung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 (Trang 95)

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Với chính sách mở rộng kinh doanh

2 Quỹ dự phòng tài chính 78.785.998 1.411.730

3.2.2. 6 Hoàn thiện phân tích khả năng cân đối vốn a) Hoàn thiện phương pháp và nội dung

a) Hoàn thiện phương pháp và nội dung

Bổ sung chỉ tiêu Khả năng thanh toán lãi vay vào nội dung phân tích để đánh giá lợi nhuận thu về từ hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty có đảm bảo thanh toán lãi vay phát sinh trong năm hay không. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến việc thuyết phục các tổ chức tín dụng cho vay vốn. Do đó, Công ty cần duy trì hệ số khả năng thanh toán lãi vay ở mức an toàn và hợp lý để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng hay vay nợ khác.

Kết hợp phân tích xu hướng biến động của hệ số nợ với các chỉ số khác như cân đối công nợ và hệ số nợ của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá tính hợp lý của hệ số nợ.

b)Áp dụng phân tích khả năng cân đối vốn

Bảng 3.13: Chỉ tiêu đánh giá khả năng cân đối vốn của LILAMA 10

Lialama 10 CTD PVC Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hệ số nợ (%) 68 74 78 43 59

Khả năng thanh toán lãi vay (lần) 3,68 4,32 3,11 1,96 4,63

Hệ số nợ: Hệ số nợ tăng dần qua các năm chứng tỏ LILAMA 10 ngày càng

sử dụng nợ nhiều hơn cho sản xuất – kinh doanh và đầu tư. Không những thế, hệ số nợ của Công ty cũng ở mức cao so với các doanh nghiệp khác cũng ngành như CTD, PVC. (Hệ số nợ năm 2010 của LILAMA 10 là 78%, trong khi hệ số nợ năm 2010 của CTD và PVC chỉ lần lượt là 43%, 59%).

So với năm 2009, các khoản phải thu khách hàng năm 2010 tăng lên 40,564 tỷ đồng (tương đương 83,92%), các khoản trả trước của người mua năm 2010 giảm xuống 74,754 tỷ đồng (tương đương 58,46%) cho thấy tình hình khó khăn của các chủ đầu tư trong việc huy động vốn để tạm ứng công trình và thanh toán cho LILAMA 10. Mặc dù nợ phải trả tăng lên nhưng nguồn vốn chiếm dụng được của các đối tác lại giảm xuống và nguồn vốn chủ sở hữu tăng trưởng khiêm tốn khiến cho Công ty phải gia tăng vay nợ để đảm bảo tiến độ hợp đồng. Điều này khiến cho chi phí tài chính của Công ty năm 2010 tăng lên rõ rệt.

Có thể thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của LILAMA 10 đã tăng trưởng không tương xứng với sự mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư của Công ty gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động. Vậy, để đảm bảo tự chủ tài chính và tăng hiệu quả hoạt động Công ty cần tăng cường bổ sung vốn chủ sở hữu.

Khả năng thanh toán lãi vay: Chỉ số này năm 2010 đã sụt giảm so với các

năm trước, tuy nhiên khả năng thanh toán lãi vay của Công ty vẫn được đảm bảo ở mức an toàn là 3,11 lần. Nguyên nhân hệ số khả năng thanh toán lãi vay giảm đi là do trong năm 2010 Công ty đã gia tăng vay nợ ngắn hạn, dài hạn để giải ngân vốn đầu tư và đảm bảo sản xuất. Hơn nữa, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng ngày càng có xu hướng tăng lên khiến cho chi phí để vay được 01 đồng vốn cũng tăng nhiều so với trước kia. Trong khi chi phí lãi vay năm 2010 gần gấp đôi năm trước thì thu nhập trước thuế và lãi vay của Công ty lại chỉ tăng trưởng 32% cũng là nguyên nhân khiến khả năng thanh toán lãi vay của Công ty giảm sút.

Theo dự báo, lãi suất cho vay có thể còn tăng cao trong năm 2011. Do đó, Công ty cần cân đối nguồn vốn hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán (khi hệ số này nhỏ hơn 1,2).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w