Phân tích tình hình tài chính giúp doanh nghiệp nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của chúng để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của mình để vượt qua khó khăn do đó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề này, Công ty TNHH Thương mại quốc tế và dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long đã đầu tư vào công tác phân tích tình hình tài chính tuy nhiên kết quả đạt được thể hiện các số liệu tài chính vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Trước thực trạng này, đề tài: “Phân tích và hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thương mại quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long” được em lựa chọn để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.
Trang 2L£ THÞ H¶I YÕN
PH¢N TÝCH Vµ HOµN THIÖN T×NH H×NH TµI CHÝNH T¹I C¤NG TY TNHH TH¦¥NG M¹I QUèC TÕ
Vµ DÞCH Vô SI£U THÞ BIG C TH¡NG LONG
Chuyªn ngµnh: KINH TÕ, TµI CHÝNH NG©N HµNG
Ngêi híng dÉn khoa häc:
TS NGUYÔN V¡N TÊN
Hµ Néi - 2012
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu đã nêutrong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Lê Thị Hải Yến
Trang 4Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn VănTấn cùng các thầy cô giáo trong Viện Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trongViện Ngân hàng Tài chính đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý cho tôi hoàn thiệncông trình nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Công ty TNHH Thương mại quốc
tế và Dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôitrong việc tìm kiếm và tổng hợp tài liệu nghiên cứu, giúp tôi hoàn thiện thêm những
ý kiến, đề xuất trong luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình tôi, những người đãluôn sát cánh bên tôi, tạo điều kiện cho tôi về thời gian, giúp tôi có các điều kiệncần thiết để tôi chú tâm nghiên cứu luận văn, hoàn thành kế hoạch bảo vệ luận văncủa mình
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Lê Thị Hải Yến
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4
1.1 Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính 4
1.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính 4
1.1.2 Trình tự và các bước tiến hành phân tích tình hình tài chính 4
1.1.3 Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 7
1.1.4 Phương pháp phân tích tình hình tài chính 9
1.1.5 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 13
1.2 Hoàn thiện tình hình tài chính và ý nghĩa của phân tích đối với hoàn thiện tình hình tài chính doanh nghiệp 29
1.2.1 Khái niệm hoàn thiện tình hình tài chính 29
1.2.2 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính đối với hoàn thiện tình hình tài chính 30
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính và hoàn thiện tình hình tài chính 31
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính 31
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp 32
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ DỊCH VỤ SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG 40
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long 40
2.1.1 Một số nét khái quát về Công ty 40
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh ảnh hưởng đến tình hình tài chính Công ty 42
2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty 44
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính 44
2.2.2 Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu 62
2.2.3 Phân tích tài chính Dupont 69
Trang 62.4 Kết quả đạt được và hạn chế trong tình hình tài chính và công tác phân
tích tình hình tài chính tại Công ty 71
2.4.1 Kết quả đạt được và hạn chế 71
2.4.2 Nguyên nhân 73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ DỊCH VỤ SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG 75
3.1 Chiến lược phát triển đến 2015 của Công ty 75
3.2 Các giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty 77
3.2.1 Tăng cường sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại và công cụ đòn bẩy vốn 77
3.2.2 Quản lý ngân quỹ và tối đa hóa lợi ích từ các khoản tiền và tương đương tiền 80
3.2.3 Quản lý chặt chẽ các khoản chiết khấu thương mại được hưởng từ nhà cung cấp 86
3.2.4 Quản lý tốt hàng tồn kho thông qua dự báo mô hình kinh tế lượng và chuẩn hóa quy trình quản lý, kiểm kê 87
3.2.5 Thực hiện tổng kiểm kê, rà soát và xây dựng các quy định, quy trình chi tiết liên quan đến tài sản cố định 92
3.2.6 Thực hiện tổng hợp các giải pháp đẩy mạnh doanh thu 94
3.2.7 Tiết kiệm chi phí thông qua kiểm soát bằng định mức, đàm phán với nhà cung cấp và nâng cao năng suất nhân viên 98
3.2.8 Nâng cao hiệu quả công tác phân tích tình hình tài chính và một số công tác quản lý khác 100
3.3 Các điều kiện thực hiện giải pháp 103
3.3.1 Điều kiện từ nhà nước 103
3.3.2 Điều kiện từ Tập đoàn 104
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC
Trang 7Bảng cân đối kế toán BCĐKT
Báo cáo kết quả kinh doanh BCKQKD
Trang 8Sơ đồ 1.1: Vận dụng phương pháp Dupont để phân tích ROE 13
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty 39
Sơ đồ 3.1: Mô hình hoạt động của ví điện tử 89
Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu và biến động tài sản ngắn hạn 45
Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu và biến động tài sản dài hạn 46
Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn 54
Bảng 2.4: Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh 57
Bảng 2.5: Phân tích các tỷ số về cơ cấu tài chính 62
Bảng 2.6: Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán 64
Bảng 2.7: Phân tích các tỷ số về tình hình thanh toán 66
Bảng 2.8: Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lợi 67
Bảng 2.9: Phân tích tài chính Dupont 69
Trang 9TÓM TẮT LUẬN VĂN
Phân tích tình hình tài chính giúp doanh nghiệp nhận ra những điểm mạnh, điểmyếu và nguyên nhân của chúng để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện tình hình tàichính của mình để vượt qua khó khăn do đó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển của doanh nghiệp Nhận thức được vấn đề này, Công ty TNHH Thươngmại quốc tế và dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long đã đầu tư vào công tác phân tíchtình hình tài chính tuy nhiên kết quả đạt được thể hiện các số liệu tài chính vẫn còntồn tại nhiều vấn đề Trước thực trạng này, đề tài: “Phân tích và hoàn thiện tình hìnhtài chính tại Công ty TNHH Thương mại quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big C ThăngLong” được em lựa chọn để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình
Nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Làm rõ khái niệm và những nội dung lý luận cơ bản và các nhân tố ảnh hưởngđến phân tích tình hình tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích tình hình tài chính của Công ty căn cứ vào các báo cáo tài chính vàcác dữ liệu trong vòng 3 năm từ 2009 đến 2011 để rút ra kết quả đạt được và cácđiểm còn hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế này
- Trên cơ sở các kết luận rút ra từ việc phân tích và căn cứ vào kế hoạch pháttriển của Công ty trong thời gian tới, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp nâng caohiệu quả phân tích tình hình tài chính và hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty.Đối tượng nghiên cứu: tình hình tài chính và các hoạt động ảnh hưởng đến tìnhhình tài chính của Công ty
Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty TNHHThương mại quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long từ năm 2009-2011
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng kết hợp một số phương phápnghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và thực tiễn như: Phương pháp thu thập
dữ liệu (dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp), phương pháp xử lý và phân tích số liệumột cách khoa học, phương pháp phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê,phương pháp so sánh, v.v…
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính
1.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phươngpháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanhnghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninhtài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trongtương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề racác quyết định phù hợp với lợi ích của họ
1.1.2 Trình tự và các bước tiến hành phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị phân tích, thựchiện phân tích và kết thúc phân tích
1.1.3 Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tình hình tài chính bao gồm hệ thống báocáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáolưu chuyển tiền tệ và cơ sở dữ liệu khác như thông tin về nền kinh tế, thị trường,thông tin của các công ty cùng ngành,…
1.1.4 Phương pháp phân tích tình hình tài chính
Phương pháp so sánh:
So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh
tế nói chung và phân tích tình hình tài chính nói riêng Mục đích của so sánh là làm
rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúpcho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn
Phương pháp phân tích tỷ số: là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọngnhất của phân tích tình hình tài chính Các nhóm tỷ số thường được sử dụng là
Trang 11nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về tình hình thanh toán, nhóm tỷ số
về cơ cấu tài sản và nguồn vốn và nhóm tỷ số về khả năng sinh lợi
Phương pháp dự đoán: có nhiều phương pháp khác nhau để dự đoán các chỉtiêu kinh tế tài chính trong tương lai; trong đó phổ biến nhất là phương pháp hồi quybao gồm hồi quy đơn và hồi quy bội
Phương pháp Dupont: là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương
hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm
số của một loạt các biến số Đây là phương pháp sử dụng khá phổ biến
Các phương pháp khác: một số phương pháp phân tích tình hình tài chínhkhác như: phương pháp phân tích nhân tố: thay thế liên hoàn, số chênh lệch,phương pháp thang điểm, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp quy hoạch tuyếntính, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng, phương pháp dựa vào ý kiến củacác chuyên gia
1.1.5 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính gồm các nội dung chính như: phân tích kháiquát hoạt động tài chính, phân tích các chỉ số tài chính và phân tích tài chínhDupont Phân tích khái quát giúp nhà quản lý đưa ra những nhận định khái quát vềtình hình tài chính doanh nghiệp thông qua việc sự so sánh giữa số đầu kỳ, cuối kỳ,
cơ cấu của các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn trên BCĐKT và các chỉ tiêu củaBCKQKD cũng như phân tích đảm bảo nguồn vốn thông qua so sánh giữa vốn lưuđộng thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Sau đó, việc thực hiệnphân tích các tỷ số tài chính chủ yếu như nhóm tỷ số cơ cấu tài chính, nhóm tỷ sốkhả năng thanh khoản, nhóm tỷ số tình hình thanh toán, nhóm tỷ số khả năng sinhlợi đem lại những đánh giá về năng lực của doanh nghiệp trên những khía cạnh cụthể Phân tích tài chính Dupont là phương pháp dựa trên cơ sở phân tích mối quan
hệ của các tỷ số tài chính để thấy được những điểm mạnh cũng như điểm yếu củahoạt động tài chính doanh nghiệp
Trang 121.2 Hoàn thiện tình hình tài chính và ý nghĩa của phân tích đối với hoàn thiện tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hoàn thiện tình hình tài chính
Hoàn thiện tình hình tài chính là việc doanh nghiệp thực hiện các giải pháp
để đem lại kết quả kinh doanh tốt, đạt được các mục tiêu đặt ra do đó có các chỉ tiêu
và các chỉ số tài chính tích cực hơn Tùy theo mục đích của doanh nghiệp mà mộthoặc một số chỉ tiêu tài chính cụ thể hay toàn bộ các chỉ tiêu này sẽ được lựa chọncho mục tiêu hoàn thiện tình hình tài chính
1.2.2 Ý nghĩa của phân tích đối với hoàn thiện tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính giúp cho nhà quản lý thấy được các kết quả màdoanh nghiệp đã đạt được, đồng thời các điểm còn hạn chế và nguyên nhân để từ đóđưa ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể để hoàn thiện tình hình tài chính tài chínhdoanh nghiệp Ngoài ra, phân tích tài chính sau khi thực hiện các giải pháp là cáchthức đánh giá hiệu quả của những giải pháp này
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính và hoàn thiện tình hình tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính
Khi ban giám đốc nhận thức được vai trò của phân tích tình hình tài chính từ
đó đưa ra các quy định chi tiết liên quan đến hoạt động này, đồng thời tổ chức đàotạo nhân sự phân tích về kỹ thuật phân tích phù hợp và thực hiện tốt các công tácsau phân tích như đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm,… đó sẽ cơ sở để hoạt độngphân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.3.2.1 Các nhân tố bản thân doanh nghiệp
Trước hết, kết quả sản xuất kinh doanh có lợi là tiền đề cho tình hình tàichính khả quan của doanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh có lãi và duy trì đượctốc độ tăng trưởng tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đảm bảo hiệu quả tài chính của
Trang 13doanh nghiệp, không chỉ ở các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh và các chỉ
số về sinh lợi mà còn tác động tích cực đến các chỉ tiêu khác
Các hoạt động quản trị hiệu quả góp phần khai thác tối đa nguồn lực củadoanh nghiệp, với những nội dung chủ yếu: quản trị tiền mặt, quản trị tồn kho và dựtrữ, quản trị phải thu, quản trị tài sản và quản trị huy động và cơ cấu nguồn vốncũng đóng vai trò quan trọng đến tình hình tài chính doanh nghiệp
Ngoài ra, có thể kể thêm một số nhân tố ảnh hưởng khác như: trình độ nguồnnhân lực, trình độ công nghệ máy móc, cơ cấu tổ chức và hệ thống kiểm soát
1.3.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp là nhucầu của thị trường và biến động của nền kinh tế và các chính sách của nhà nước
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ DỊCH VỤ SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big
2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty
Trang 142.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính
Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán: dựa trênBCĐKT trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011 của Công ty, tác giả tiến hành lậpcác bảng phân tích cơ cầu tài sản và nguồn vốn Từ đó đưa ra các đánh giá về cơcấu tài sản và nguồn vốn tại Công ty
Phân tích khái quát các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh: dựa trênBCKQKD từ năm 2009 đến 2011, tác giả lập bảng phân tích, từ đó đánh giá về cácchỉ tiêu tài chính như: Doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp, lợi nhuận thuần
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh: trên cơ sởlập bảng phân tích về tình hình đảm bảo nguồn vốn, tác giả phân tích từ đó đưa rakết luận về tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh tại Công ty
2.2.2 Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu
Luận văn tính toán và lập các bảng phân tích các nhóm tỷ số: tỷ số về cơ cấutài chính, tỷ số về khả năng thanh toán, tỷ số về tình hình thanh toán, tỷ số về khảnăng sinh lợi từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá về tình hình tài chính của Công ty
2.2.3 Phân tích tài chính Dupont
Luận văn phân tích dựa trên mô hình Dupont với chỉ số ROE tách theo chỉ sốROE và đòn bẩy tài chính, từ đó đưa ra đánh giá
2.3 Hoạt động phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Siêu thị Big C Thăng Long
Hiện tại hoạt động phân tích tình hình tài chính tại Công ty thường được thựchiện theo yêu cầu của ban giám đốc, việc phân tích chủ yếu sử dụng dữ liệu là báocáo tài chính và một số báo cáo quản trị từ các trưởng bộ phận trong Công ty.Phương pháp phân tích áp dụng thông thường chỉ là phương pháp so sánh và tỉ lệ vàkết quả của việc phân tích thường được thể hiện dưới dạng các báo cáo bằng mail,báo cáo quản trị không công khai và chỉ phục vụ cho mục đích quản lý của ban
Trang 15giám đốc tại một thời điểm nhất định
2.4 Kết quả đạt được và hạn chế trong tình hình tài chính và công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty
2.4.1 Kết quả đạt được và hạn chế
Dựa trên các kết quả phân tích, có thể thấy tình hình tài chính của Công ty làkhả quan, đặc biệt khi so sánh với các Công ty trong tập đoàn và trong bối cảnh nềnkinh tế khó khăn Các chỉ tiêu về an toàn tài chính tốt, đảm bảo vốn thỏa mãn,thường xuyên thừa vốn, khả năng thanh toán được đảm bảo, thời gian thu tiềnbình quân mặc dù tăng nhưng vẫn chấp nhận được, thời gian phải trả tăng, lợinhuận gộp và ROA ổn định, ROE tăng, đòn bẩy tài chính tăng, doanh thu tăngđều qua từng năm,
Tuy vậy, khi một số chỉ tiêu tài chính ở mức an toàn thậm chí quá tốt lạichưa đem lại hiệu quả cho Công ty: Chỉ số về khả năng thanh toán được đảm bảonhưng lượng tiền tồn nhiều nên chưa tối đa hóa được hiệu quả mang lại do chủ yếu
là gửi ngân hàng ngân hàng trong khi đó chỉ số về cơ cấu nguồn vốn cho thấy vốnchủ sở hữu đang chiếm tỷ trọng lớn cho thấy Công ty chưa tận dụng được nguồnvốn chiếm dụng thương mại, biến động của chỉ tiêu doanh thu và tỷ số lợi nhuận trêntổng tài sản cho thấy tốc độ tăng doanh thu chậm lại và việc khai thác tài sản kémhiệu quả hơn trước Hay như biến động của chỉ tiêu hàng tồn kho cho thấy hàng tồnkho tăng tuy nhiên chưa quản trị dự trữ tồn kho hiệu quả, biến động của chỉ tiêu chiphí và tỷ trọng của chi phí so với doanh thu trong báo cáo kết quả kinh doanh chothấy chi phí đang tăng với tốc độ lớn hơn doanh thu,
Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính cũng cho thấy một số vấn
đề như: hoạt động này đang thực hiện tự phát, chưa có quy định cụ thể nên hiệu quảchưa cao, các công tác về đào tạo nhân sự, áp dụng các phương pháp phân tích mới
và các công tác hậu phân tích chưa được chú trọng dẫn đến hiệu quả hoạt động nàymang lại chưa cao
2.4.2 Nguyên nhân
Trang 16Nguyên nhân của những tồn tại được giải thích trước hết là do trong năm
2010 Công ty có 02 siêu thị mới đi vào hoạt động chưa đạt được hiệu quả như cácsiêu thị trước đó Ngoài ra, một số hoạt động quản trị nội bộ Công ty chưa tốt cũnggây ảnh hưởng đến tình hình tài chính Công ty chưa có kế hoạch thu- chi cụ thể nênchưa xác định được thời gian gửi tiền tối đa để tối ưu hóa lợi ích từ tiền gửi ngânhàng, quản trị đối với thanh toán thẻ chưa đáp ứng thực tế Hoạt động quản trị hàngtồn kho: chưa xây dựng được mô hình để xác định lượng dự trữ phù hợp do đó chưatiết kiệm được các chi phí liên quan Quy trình quản lý hàng tồn kho chưa chặt chẽdẫn đến thất thoát cao và kiểm kê tốn kém Các phải thu chiết khấu thương mại docòn phụ thuộc vào Big C An Lạc nên không chi tiết được theo từng nhà cung cấp và
xử lý đối với các khoản công nợ khó đòi Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khácnhư: áp dụng công nghệ chưa nhiều, phụ thuộc vào tập đoàn,…
Công tác phân tích tình hình tài chính còn nhiều hạn chế chưa được quan tâmđúng mức dẫn đến hiệu quả chưa cao
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ DỊCH VỤ SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG 3.1 Chiến lược phát triển đến 2015 của Công ty
Trong 5 năm tới, kế hoạch của Công ty vẫn là phát huy tốt kết quả hiện có vàtiếp tục đưa ra các giải pháp đẩy mạnh doanh thu và tiết giảm chi phí trong bối cảnhkhó khăn chung khi nhu cầu thị trường sụt giảm Một số chỉ tiêu cụ thể: mục tiêutăng trưởng doanh thu 40-45%/năm, thất thoát tồn kho ở mức 0.8-1%, duy trì tỉ lệchi phí so với doanh thu: chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 2% và chi phí bánhàng ở mức 8%
3.2 Các giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty
Trang 173.2.1 Tăng cường sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại và công cụ đòn bẩy vốn
Công ty có thể tăng cường sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại thông quaviệc theo dõi, quản lý tốt các khoản phải trả đồng thời thực hiện tốt việc lựa chọn vàđàm phán với nhà cung cấp ngay khi kí hợp đồng về thời điểm thanh toán Ngoài ra,trong thời gian tới, khi thị trường tài chính ổn định và Công ty có nhu cầu đầu tư mớicần xem xét đến việc sử dụng vốn vay để tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt hơn
3.2.2 Quản lý ngân quỹ và tối đa hóa lợi ích từ các khoản tiền và tương đương tiền
Đối với một đơn vị kinh doanh bán lẻ và khi hình thức thanh toán chủ yếu vẫn
là tiền mặt, Công ty cần thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tiền mặt, cụthể như: lắp đặt thêm hệ thống nhận diện tiền giả tại các quầy thu ngân, sử dụng côngnghệ vào việc quản lý theo dõi các khoản tiền thanh toán qua thẻ Ngoải ra, để nângcao hiệu quả sử dụng tiền thu từ bán hàng Công ty cần xây dựng mô hình xác địnhtồn quỹ tối ưu từ đó xác định được lượng tiền và thời gian gửi tiền để tối đa hóa lợiích, lựa chọn ngân hàng và kì hạn để có lãi suất cao nhất
3.2.3 Quản lý chặt chẽ các khoản chiết khấu thương mại được hưởng từ nhà cung cấp
Công ty cần hợp tác với Big C An Lạc và liên hệ với các nhà cung cấp để chitiết theo đối tượng các khoản chiết khấu thương mại được hưởng qua đó để có biệnpháp quản lý tốt hơn Công ty cũng cần thiết lập các quy định về điều khoản chậmthanh toán trong hợp đồng, hàng tháng hoặc hàng quý, Công ty cần thực hiện đốichiếu số dư khoản phải thu với nhà cung cấp; ngoài ra Công ty cũng cần đưa ra cácbiện pháp xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi
3.2.4 Quản lý tốt hàng tồn kho thông qua dự báo mô hình kinh tế lượng và chuẩn hóa quy trình quản lý, kiểm kê
Để quản lý tốt hàng tồn kho, Công ty cần xây dựng mô hình dự báo lượng tồnkho tối ưu để đưa ra các quyết định liên quan đến mua hàng, dự trữ nhằm tiết kiệmchi phí Ngoài ra, Công ty cũng cần cải thiện quy trình quản lý và kiểm kê hàng tồn
Trang 18kho thông qua việc lắp thêm thẻ chip tại vị trí cửa ra vào kho – quầy để kiểm soátluân chuyển hàng hóa trong siêu thị, lắp đặt hàng trên quầy theo thời hạn sử dụng,
áp dụng công nghệ nhiều hơn vào quá trình kiểm kê, phổ biến các quy định về hàngtồn kho cho tất cả nhân viên
3.2.5 Thực hiện tổng kiểm kê, rà soát và xây dựng các quy định, quy trình chi tiết liên quan đến tài sản cố định
Trước hết, Công ty cần thực hiện tổng kiêm kê tài sản cố định, dán mã vàđiều chỉnh số liệu sổ sách nếu có chênh lệch Sau đó, để đảm bảo hiệu quả lâu dàitrong việc quản lý và sử dụng tài sản cố định, Công ty cần hoàn thiện các quy định,quy trình liên quan đến tài sản cố định và kiểm soát việc thực hiện chúng
3.2.6 Thực hiện tổng hợp các giải pháp đẩy mạnh doanh thu
Doanh thu đang đóng vai trò quan trọng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp,doanh thu tạo ra lợi nhuận và từ lợi nhuận bằng tiền này tạo khoản thu nhập từ lãitiền gửi Do đó việc đẩy mạnh doanh thu là hết sức cần thiết Công ty cần thông quacác chương trình khảo sát, nghiên cứu để xác định nhu cầu của khách hàng để đưa
ra sản phẩm phù hợp Bên cạnh đó, Công ty cũng cần định hướng tiêu dùng củakhách hàng để tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp: thông qua quảng cáo, giới thiệu,sắp đặt các mặt hàng để hướng khách hàng đến những mặt hàng đem lại lợi nhuậnlớn cho Công ty Việc kiểm soát chất lượng thông qua lựa chọn nhà cung cấp, testmẫu, kiểm tra hạn sử dụng thường xuyên và các sản phẩm dịch vụ đi kèm như đổihàng lỗi, giao hàng tận nhà, bảo hành,… đảm bảo sự hài lòng từ phía khách hànghay các hoạt động như đàm phán với nhà cung cấp để định giá hàng bán hợp lý, đadạng hóa loại hình thanh toán ví dụ ví điện tử và các giải pháp để mở rộng kênhphân phối, mở rộng và thực hiện có hiệu quả các hình thức khuyến mãi: quảng cáothông qua internet, các chương trình khuyến mãi trực tiếp trên giá bán, đổi hàng cũlấy hàng mới, sẽ đa dạng hóa kênh phân phối và thu hút được thêm nhiều kháchhàng từ đó tạo ra nhiều doanh thu và lợi nhuện hơn cho Công ty
Trang 193.2.7 Tiết kiệm chi phí thông qua kiểm soát bằng định mức, đàm phán với nhà cung cấp và nâng cao năng suất nhân viên
Doanh thu cao không đảm bảo lợi nhuận thu về lớn khi Công ty không kiểmsoát được chi phí của mình Công ty cần hoàn thiện các quy định về định mức chiphí và ban hành rộng rãi, đàm phán với nhà cung cấp (kiểm toán, thuê văn phòng,bảo hiểm) và các nhà cung cấp thường xuyên để có giá đầu vào hợp lý Ngoài ra,Công ty cần nâng cao năng suất nhân viên thông qua đào tạo, nâng cao tay nghề, sửdụng lao động bán thời gian vào thời gian cao điểm và sử dụng một số giải pháp tiếtkiệm chi phí khác như: khuyến khích thanh toán thẻ, quản trị tốt hàng tồn kho đểgiảm thất thoát,…
3.2.8 Nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính và một số công tác quản lý khác
Để nâng cao hiệu quả công tác phân tích tình hình tài chính, Công ty cần đặt
ra quy định cụ thể kế hoạch, nhân sự, kỹ thuật và các công tác hậu phân tích tìnhhình tài chính Đối với công tác kế toán, Công ty cần áp dụng công nghệ trong quản
lý tài khoản phải thu do thanh toán thẻ, chi tiết công nợ tài khoản phải thu về chiếtkhấu thương mại, theo dõi riêng biệt từng tài sản thay vì theo nhóm, Ngoài ra cáchoạt động như tổ chức đào tạo thường xuyên cho nhân viên, luân chuyển phù hợp,quy định rõ ràng về các trường hợp khen thưởng và kỉ luật, có quy định gắn các chỉtiêu hoạt động của Công ty với hoạt động của từng nhân viên trong Công ty sẽ nângcao hiệu quả sử dụng nhân lực trong Công ty Việc áp dụng Công nghệ thông tintrong Công ty cũng cần được cải thiện Một số biện pháp có thể áp dụng như: hoànthiện hoặc sử dụng mới hệ thống tích hợp khi thanh toán tiền hàng bằng thẻ tín dụnghoặc thẻ ATM; hệ thống gắn chip phục vụ kiểm soát việc di chuyển hàng hóa giữacác khu vực: nhập mua, kho và quầy hàng; hệ thống hỗ trợ việc kiểm kê hàng tồnkho, Công ty cũng cần hoàn thiện về cơ cấu, cơ chế quản lý và các biện pháp kiểmsoát nội bộ thông qua xây dựng và hoàn thiện các quy định về quản lý tồn quỹ, hàng
Trang 20tồn kho, tài sản cố định, về quản lý khoản phải thu, phải trả, Ngoài việc xây dựngcác quy định thì Công ty cũng cần xây dựng bộ phận kiểm soát nội bộ.
3.3 Các điều kiện thực hiện giải pháp
3.3.1 Điều kiện từ nhà nước
Sự ổn định và nhất quán các chính sách quản lý thị trường cùng với các hỗtrợ về thuế, quy định về lãi suất cho vay ngân hàng, các hoạt động xây dựng cơ bản,chương trình quốc gia “ người Việt dùng hàng Việt” sẽ là những hành động có ýnghĩa thiết thực nhất thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
3.3.2 Điều kiện từ Tập đoàn
Công ty cần sự độc lập với một Tập đoàn trong một số hoạt động hiện tạinhư đàm phán với nhà cung cấp, nhân lực, các định mức chi phí Tuy nhiên, trongmột số hoạt động khác, Công ty lại cần đến sự hỗ trợ của tập đoàn làm việc với cơquan nhà nước, hỗ trợ về công nghệ mới, đào tạo nhân viên Việc kết hợp giữa haihình thức quản lý này sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của Công ty
Trang 21LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều bước phát triển mới và ngàycàng hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều cơ hội vàthách thức Để đứng vững trong cạnh tranh và không ngừng phát triển đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải xác định được chính xác điểm mạnh, điểm yếu và tình hình tàichính của mình từ đó phát huy tốt nội lực bản thân và tận dụng tối đa mọi cơ hộikinh doanh Điều này chỉ có được khi doanh nghiệp tổ chức và thực hiện tốt côngtác phân tích tình hình tài chính Phân tích tình hình tài chính một cách hiệu quả sẽgiúp nhà quản lý là hết sức cần thiết để doanh nghiệp có phương án kinh doanh vàcác quyết định hợp lý trong từng thời điểm – do đó đồng thời hoàn thiện hơn tìnhhình tài chính của doanh nghiệp mình
Tại Công ty TNHH Thương mại quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big C ThăngLong với đặc thù là một doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ có sự khác biệt về cơcấu tài sản và nhu cầu về vốn lưu động, phân tích tình hình tài chính càng đóngvai trò quan trọng Đặc biệt trong vòng 5 năm tới, với một kế hoạch phát triểnvới nhiều thử thách và mục tiêu, hoạt động phân tích tình hình tài chính đạt hiệuquả và từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện tình hình tài chính đáp ứng cácmục tiêu là rất cần thiết
Xuất phát từ lý do đó, đề tài “Phân tích và hoàn thiện tình hình tài chính tại
Công ty TNHH Thương mại quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long” đã
được lựa chọn để nghiên cứu nhằm góp phần vận dụng hệ thống lý luận cơ bản, giảiquyết các vấn đề thực tiễn đặt ra
2 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về Phân tích tình hình tài chính vàHoàn thiện tình hình tài chính doanh nghiệp, luận văn hướng đến những mục tiêu cụthể như sau:
- Làm rõ khái niệm và những nội dung lý luận cơ bản và các nhân tố ảnh hưởng đếnphân tích tình hình tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp
Trang 22- Phân tích tình hình tài chính của Công ty căn cứ vào các báo cáo tài chính vàcác dữ liệu trong vòng 3 năm từ 2009 đến 2011 để rút ra kết quả đạt được và cácđiểm còn hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế này.
- Trên cơ sở các kết luận rút ra từ việc phân tích và căn cứ vào kế hoạch pháttriển của Công ty trong thời gian tới, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp nâng caohiệu quả phân tích tình hình tài chính và hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty.Trong khuôn khổ của luận văn, khái niệm hoàn thiện tình hình tài chính sẽ đượchiểu đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp được nêu ra trongphần 1.2 của chương I
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình tài chính và các hoạt động ảnhhưởng đến tình hình tài chính của Công ty
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Về không gian và thời gian: luận văn nghiên cứu tình hình tài chính của Công tyTNHH Thương mại quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long từ năm 2009-2011.+ Về nội dung: tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng nội bộ Công ty và ảnh hưởng từcác chính sách bên ngoài
4 Nguồn dữ liệu sử dụng trong luận văn
- Nguồn dữ liệu sơ cấp
Đây là nguồn dữ liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính và các báo cáoquản trị nội bộ của Công ty như: các báo cáo bán hàng, báo cáo chi phí,… Nguồn
dữ liệu này được thu thập từ các phòng ban nội bộ Công ty như: Phòng kế toán,Phòng bán hàng, các thông tin qua mạng internet qua website của Siêu thị Big C.Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được ghi chúchi tiết trong Danh mục tài liệu tham khảo
- Nguồn dữ liệu thứ cấp
Đây là nguồn dữ liệu thu thập được thông qua việc xử lý các thông tin từ báo cáocảu khách hàng và việc quan sát, phỏng vấn các cán bộ, nhân viên trong Công ty
Trang 235 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp tỷ số, liên hệ, so sánh, trong việc phân tíchtình hình tài chính của công ty Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, phương phápphỏng vấn được thực hiện nhiều lần để tìm hiểu sâu hơn về đối tượng nghiên cứu
Từ các kết quả đó, luận văn thực hiện tổng hợp, khái quát và so sánh với một số đơn
vị trong cùng ngành và kế hoạch kinh doanh của Công ty trong thời gian tới để đưa
ra các giải pháp cụ thể
6 Đóng góp của luận văn
- Trên phương diện lý luận: tác giả luận văn tổng hợp và củng cố cơ sở lý luận
về phân tích tình hình tài chính và hoàn thiện tình hình tài chính doanh nghiệp
- Trên phương diện thực tiễn: luận văn đã đề xuất các giải pháp hoàn thiệntình hình tài chính sau khi phân tích tình hình tài chính có xem xét đến kế hoạchsắp tới của Công ty TNHH Thương mại quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big C ThăngLong Đây là những đóng góp, tư vấn và gợi ý cho nhà quản lý trong hoạt độngcủa doanh nghiệp
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn dược kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính và hoàn thiện tình
hình tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thương mại
quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH
Thương mại quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long.
Trang 24CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính
1.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phươngpháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanhnghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninhtài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trongtương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề racác quyết định phù hợp với lợi ích của họ
1.1.2 Trình tự và các bước tiến hành phân tích tình hình tài chính
Tổ chức phân tích tình hình tài chính thường được tiến hành qua các giai đoạn sau:
a) Giai đoạn chuẩn bị phân tích là một khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích hoạt động tài chính Công tác chuẩn
bị bao gồm việc xây dựng chương trình (kế hoạch) phân tích và thu thập, xử lý tàiliệu phân tích
Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích (toàn bộ hoạt động tàichính hay chỉ một số vấn đề cụ thể), phạm vi phân tích (toàn đơn vị hay một vài bộphận), thời gian tiến hành phân tích (kể cả thời gian chuẩn bị), phân công tráchnhiệm cho các cá nhân, bộ phận và xác định hình thức hội nghị phân tích (Ban giámđốc hay toàn thể người lao động) Đặc biệt, trong kế hoạch phân tích phải xác định
rõ loại hình phân tích được lựa chọn Tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, có thể kể ramột số loại hình phân tích chủ yếu sau:
Dựa vào phạm vi phân tích, phân tích tình hình tài chính được chia thành phântích toàn bộ (phân tích toàn diện) và phân tích bộ phận (phân tích chuyên đề) Phântích toàn bộ là việc phân tích toàn bộ hoạt động tài chính trên tất cả các khía cạnh
Trang 25nhằm làm rõ các mặt của hoạt động tài chính trong mối quan hệ nhân quả giữachúng cũng như dưới tác động của các nguyên nhân, nhân tố bên ngoài Phân tích
bộ phận hay là phân tích chuyên đề là việc tập trung vào một hay một vài khía cạnh
cụ thể, trong phạm vi nào đó trong hoạt động tài chính
Dựa vào thời điểm tiến hành phân tích hoạt động tài chính, phân tích tình hìnhtài chính được chia thành phân tích dự đoán, phân tích thực hiện và phân tích hiệnhành Phân tích dự đoán (phân tích trước, phân tích dự báo) là việc phân tích hướngvào dự đoán các hiện tượng có thể xảy ra, các mục tiêu có thể đạt được trong tươnglai Phân tích thực hiện (phân tích đánh giá, phân tích quá khứ) là việc phân tíchtình hình đã và đang diễn ra trong quá trình tiến hành các hoạt động tài chính nhằmđánh giá thực hiện, kiểm tra thường xuyên trên cơ sở đó điều chỉnh những sai lệch,phát hiện nguyên nhân giúp nhận thức được tình hình thực hiện làm căn cứ đưa racác quyết định Phân tích hiện hành là việc phân tích các nghiệp vụ hay kết quảthuộc hoạt động tài chính đang diễn ra nhằm xác minh tính đúng đắn của các kếhoạch hay dự toán tài chính để có biện pháp điều chỉnh kịp thời những bất hợp lýtrong các dự toán, kế hoạch tài chính
Dựa vào thời điểm lập báo cáo phân tích, phân tích tình hình tài chính được chiathành phân tích thường xuyên và phân tích định kỳ Phân tích thường xuyên đượcđặt ngay trong quá trình thực hiện, kết quả phân tích là tài liệu để điều chỉnh cáchoạt động một cách thường xuyên Phân tích định kỳ được đặt ra sau mỗi kỳ hoạtđộng, thường được thực hiện sau khi kết thúc hoạt động Kết quả phân tích của từng
kỳ là cơ sở để xây dựng mục tiêu và ra quyết định cho kỳ sau
Bên cạnh việc lập kế hoạch phân tích, cần phải tiến hành sưu tầm và kiểm tra tàiliệu, bảo đảm yêu cầu đủ, không thiếu, không thừa Nếu thiếu, kết luận phân tích sẽkhông xác đáng, nếu thừa sẽ lãng phí thời gian, công sức và tiền của Tuỳ theo yêucầu, nội dung, phạm vi và nhiệm vụ từng đợt phân tích cụ thể để tiến hành thu thập,lựa chọn, xử lý tài liệu Tài liệu phục vụ cho việc phân tích bao gồm toàn bộ hệthống báo cáo tài chính liên quan, kể cả các báo cáo kế hoạch, dự toán, định mức,
Trang 26các biên bản kiểm tra, xử lý có liên quan Các tài liệu trên cần được kiểm tra tínhchính xác, tính hợp pháp, kiểm tra các điều kiện có thể so sánh được rồi mới sửdụng để tiến hành phân tích.
b) Giai đoạn thực hiện phân tích được thực hiện theo trình tự sau:
- Đánh giá chung (khái quát) tình hình:
Dựa vào chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu đã xác định theo từng nộidung phân tích, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh để đánh giáchung tình hình Có thể so sánh trên tổng thể kết hợp với việc so sánh trên từng
bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở kỳ phân tích với kỳ gốc Từ đó, xác định chínhxác kết quả, xu hướng phát triển và mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt độngkinh doanh với nhau
- Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đốitượng phân tích:
Hoạt động tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân, có nhữngnguyên nhân mà nhà phân tích có thể xác định được mức độ ảnh hưởng và cónhững nguyên nhân không thể xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng đến
sự biến động của đối tượng nghiên cứu Những nguyên nhân mà các nhà phântích có thể tính toán được, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng đến đối tượngnghiên cứu gọi là nhân tố Vì thế, sau khi đã xác định lượng nhân tố cần thiết ảnhhưởng đến đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích sẽ vận dụng phương phápthích hợp (loại trừ, liên hệ cân đối, so sánh, toán kinh tế ) để xác định mức độảnh hưởng và phân tích thực chất ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự thay đổicủa đối tượng nghiên cứu
- Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng hoạt độngtài chính của doanh nghiệp:
Trên cơ sở kết quả tính toán, xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biếnđộng của đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích cần tiến hành liên hệ, tổng hợp
Trang 27mức độ biến động của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu nhằm khắc phục tínhrời rạc, tản mạn Từ đó, rút ra các nhận xét, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân dẫnđến thiếu sót, sai lầm; đồng thời, vạch ra các tiềm năng chưa được khai thác, sửdụng để có các quyết định phù hợp với mục tiêu đặt ra.
c) Giai đoạn kết thúc phân tích:
Kết thúc phân tích là giai đoạn cuối cùng của hoạt động phân tích Trong giaiđoạn này, các nhà phân tích cần tiến hành viết báo cáo phân tích, báo cáo kết quảphân tích trước những người quan tâm (Ban Giám đốc, các nhà đầu tư, cổ đông )
và hoàn chỉnh hồ sơ phân tích
1.1.3 Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ
sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưuchuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp Báo cáo tài chínhcung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kếtoán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Báo cáo tài chính được sử dụng như nguồn dữ liệuchính khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính), hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cảcác doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước ở ViệtNam bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN);
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN);
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN);
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN)
Trang 28Cơ sở dữ liệu khác
+ Các thông tin chung:
Thông tin chung là những thông tin về tình hình kinh tế chính trị, môi trườngpháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ thuậtcông nghệ Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽđến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Những thông tin về các cuộc thăm dò thịtrường, triển vọng phát triển trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thương mại ảnh hưởng lớn đến chiến lược và sách lược kinh doanh trong từng thời kỳ
+ Các thông tin theo ngành kinh tế:
Thông tin theo ngành kinh tế là những thông tin mà kết quả hoạt động của doanhnghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên quanđến thực thể của sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có tácđộng đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh
tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển
+ Các thông tin của bản thân doanh nghiệp:
Thông tin về bản thân doanh nghiệp là những thông tin về chiến lược, sách lượckinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, thông tin về tình hình và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình
và khả năng thanh toán Những thông tin này được thể hiện qua những giải trìnhcủa các nhà quản lý, qua Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo thống
kê, hạch toán nghiệp vụ
Các thông tin khác liên quan cần thu thập phục vụ phân tích tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng Một số thông tin được công khai, một
số thông tin chỉ dành cho những người có lợi ích gắn liền với sự sống còn củadoanh nghiệp Có những thông tin được báo chí hoặc các tổ chức tài chính công bố,
có những thông tin chỉ trong nội bộ doanh nghiệp được biết
Trang 29Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng: Những thông tin thu thập được không phải tất
cả đều được lượng hóa cụ thể, mà có những tài liệu không thể biểu hiện bằng sốlượng cụ thể, nó chỉ được thể hiện thông qua sự miêu tả đời sống kinh tế củadoanh nghiệp
Do vậy, để có những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích tìnhhình tài chính, người làm công tác phân tích phải sưu tầm đầy đủ những thông tinthích hợp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Tính đầy đủ thể hiện thước đo
số lượng của thông tin Sự thích hợp phản ánh chất lượng thông tin
1.1.4 Phương pháp phân tích tình hình tài chính
So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so
sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui môcủa chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc
So sánh bằng số tương đối: khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối,
các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổbiến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế
So sánh với số bình quân: khác với việc so sánh bằng số tuyệt đối và số tương
đối, so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bìnhquân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực Qua đó, các nhà quản lý xác địnhđược vị trí hiện tại của doanh nghiệp (tiên tiến, trung bình, yếu kém)
Phương pháp so sánh sử dụng trong phân tích tình hình tài chính DN là:
Trang 30- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xuhướng thay đổi về tài chính của DN, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào
để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu củaDoanh nghiệp
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy đượctình hình tài chính cuả DN đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so vớicác DN cùng ngành
- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp ởmỗi bản báo cáo So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đổi về cả số tươngđối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp
1.1.4.2 Phương pháp phân tích tỷ số
Đây là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích tìnhhình tài chính Phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngàycàng được bổ sung và hoàn thiện Bởi lẽ:
Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấpđầy đủ hơn Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giámột tỷ số tài chính của doanh nghiệp
Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩynhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số
Thứ ba, phương pháp phân tích này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quảcác số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gianliên tục hoặc theo từng giai đoạn
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ số của đại lượng tài chínhtrong các quan hệ tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ số yêu cầu phải xácđịnh được các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính DN,trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của DN với các tỷ lệ tham chiếu
Trang 31Trong phân tích tình hình tài chính DN, các tỷ số tài chính được phân thành cácnhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của DN.
Đó là các nhóm tỷ số về nội dung thanh toán, nhóm tỷ số về cơ cấu vốn và nguồnvốn, nhóm các tỷ số về năng lực hoạt động, nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời
1.1.4.3 Phương pháp dự đoán
Phương pháp dự đoán được sử dụng để dự báo tài chính doanh nghiệp Có nhiềuphương pháp khác nhau để dự đoán các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong tương lai;trong đó, phương pháp hồi quy được sử dụng khá phổ biến Phương pháp hồi quithường được sử dụng dưới dạng hồi quy đơn, hồi quy bội để đánh giá và dự báo kếtquả tài chính của doanh nghiệp
Phương pháp hồi quy đơn (hay hồi quy đơn biến) là phương pháp được dùng đểxem xét mối quan hệ giữa một chỉ tiêu phản ánh kết quả vận động của một hiệntượng kinh tế (gọi là biến phụ thuộc) với chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân (gọi là biếnđộc lập) Phương trình hồi quy đơn có dạng: Y= a +bx
Trong đó: Y là biến phụ thuộc; x là biến độc lập; a là tung độ gốc (nút chặn trên
đồ thị); b là hệ số góc (độ dốc hay độ nghiêng của đường biểu diễn Y trên đồ thị).Trong phương pháp hồi quy đơn, với mục đích là giải thích hoặc dự báo một chỉtiêu cần nghiên cứu, nên việc quan trọng nhất là tìm ra giá trị của a, b Trên cơ sở
đó, xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính để ước lượng các giá trị của Y ứngvới mỗi giá trị của x
Để xác định giá trị thông số a và b người ta sử dụng các phương pháp nhưphương pháp cực đại, cực tiểu, phương pháp bình phương tối thiểu hoặc sử dụngphần mềm Excel trên máy vi tính
Phương pháp hồi quy bội (hồi quy đa biến là phương pháp được sử dụng đểphân tích mối quan hệ giữa nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc (một chỉ tiêukết qủa với nhiều chỉ tiêu nguyên nhân) Trong thực tế, có nhiều mô hình phân tích
sử dụng hồi quy đa biến, như phân tích và dự báo doanh thu của doanh nghiệp kinh
Trang 32doanh nhiều mặt hàng, phân tích tổng chi phí với nhiều nguyên nhân tác động…Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động cùng lúc của nhiều nhân tố cả thuận chiềulẫn ngược chiều, như doanh thu phụ thuộc vào số lượng hàng bán, kết cấu hàng bán,giá cả hàng hoá, thu nhập bình quân xã hội, mùa vụ, thời tiết, quảng cáo giớithiệu… Mặt khác, giữa các nhân tố cũng có mói quan hệ nội tại Vì vậy, phân tíchhồi quy vừa kiểm định giả thiết về nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng, vừa địnhlượng các quan hệ kinh tế giữa chúng Từ đó có cơ sở cho phân tích dự báo và cóquyết định phù hợp, có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu mong muốn của cácđối tượng.
Phương trình hồi quy đa biến tổng quát dưới dạng tuyến tính là:
Y= b0 +b1x1 + b2x2 +… + bixi +… + bnxn + e
Trong đó: Y: biến phụ thuộc (chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu) và đượchiểu là ước lượng (Y); b0 là tung độ gốc; bi các độ dốc của phương trình theo cácbiến xi; xi các biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng); e các sai số
Mục tiêu của phương pháp hồi quy đa biến là dựa vào các dữ liệu lịch sử về cácbiến yi và xi, dùng thuật toán để tìm các thông số b0 và bi xây dựng phương trình hồiquy để dự báo cho ước lượng trung bình của biến Y
Trang 33Sơ đồ 1.1: Vận dụng phương pháp Dupont để phân tích ROE
1.1.4.5 Các phương pháp phân tích khác
Ngoài các phương pháp được sử dụng nêu trên, để thực hiện chức năng củamình, phân tích tình hình tài chính còn có thể sử dụng kết hợp với các phương phápkhác, như: các phương pháp phân tích nhân tố: thay thế liên hoàn, số chênh lệch,phương pháp thang điểm, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp quy hoạch tuyếntính, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng, phương pháp dựa vào ý kiến củacác chuyên gia Mỗi một phương pháp được sử dụng tùy thuộc vào mục đích phântích và dữ liệu phân tích
1.1.5 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.1.5.1 Phân tích khái quát hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Đánh giá khái quát tình hình tài chính được thực hiện dựa trên những dữ liệutài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định cácchỉ tiêu phản ánh thực trạng và an tinh tài chính của doanh nghiệp Từ đó, giúpcho các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn về vị trí hiện tại và an ninh tài chính của
Trang 34doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu Bởi vậy, yêu cầu đặt
ra khi đánh giá khái quát tình hình tài chính là phải chính xác và toàn diện Cóđánh giá chính xác thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp trêntất cả các mặt mới giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định hiệu quả, phù hợpvới tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và định hướng phát triển trong tương lai.Việc đánh giá chính xác và toàn diện còn giúp các nhà quản lý có các kế sáchthích hợp để nâng cao năng lực tài chính, năng lực kinh doanh và năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp
Phương pháp được sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanhnghiệp là phương pháp so sánh Bằng cách so sánh giữa kỳ phân tích với các kỳ gốckhác nhau cả về số tuyệt đối và số tương đối giản đơn trên từng chỉ tiêu phản ánhkhái quát tình hình tài chính, các nhà phân tích sẽ căn cứ vào sự biến động cũng như
ý nghĩa của từng chỉ tiêu để nêu lên nhận xét
Ngoài việc phân tích trên BCĐKT, để đánh giá khái quát tình hình tài chính củadoanh nghiệp, các nhà phân tích còn dựa trên những chỉ tiêu trung gian và cuốicùng trên báo cáo kết quả kinh doanh để phân tích, đánh giá tình hình tài chính củadoanh nghiệp
Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
Bên cạnh việc tổ chức, huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, các doanhnghiệp còn phải sử dụng số vốn đã huy động một cách hợp lý, có hiệu quả Điềunày trước hết được thể hiện trước hết ở chỗ: số vốn đã huy động được đầu tư vàolĩnh vực kinh doanh hay bộ phận tài sản nào Vì thế, phân tích tình hình sử dụngvốn bao giờ cũng được thực hiện trước hết bằng cách phân tích cơ cấu tài sản Quaphân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư (sử dụng) sốvốn đã huy động, biết được việc sử dụng số vốn đã huy động có phù hợp với lĩnhvực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệphay không
Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình
Trang 35hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng
số tài sản Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định như sau:
Tỷ trọng của từng bộ phận tài
sản chiếm trong tổng số tài sản =
Giá trị của từng bộ phận tài sản
x 100Tổng số tài sản
Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếmtrong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhàquản lý đánh giá được khái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhưng lại khôngcho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Vìvậy, để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnhhưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, cácnhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa
kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số tài sảncũng như theo từng loại tài sản
Bên cạnh việc so sánh sự biến động trên tổng số tài sản cũng như từng loại tàisản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tiền và các khoản tương đương tiền, các khoảnđầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắnhạn khác, các khoản phải thu dài hạn ) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhàphân tích còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xuhướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý của việcphân bổ Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến độngcủa từng bộ phận Trong điều kiện cho phép, có thể xem xét và so sánh sự biếnđộng về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanhnghiệp qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá
Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầuđầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn Doanh nghiệp có thểhuy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau; trong đó, có thểqui về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Doanh nghiệp có trách nhiệm xác định số vốn cần huy động, nguồn huy động,thời gian huy động, chi phí huy động sao cho vừa bảo đảm đáp ứng nhu cầu về vốn
Trang 36cho kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí huy động, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và bảođảm an ninh tài chính cho doanh nghiệp Vì thế, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, cácnhà quản lý nắm được cơ cấu vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệpđối với các nhà cho vay, nhà cung cấp, người lao động, ngân sách về số tài sản tàitrợ bằng nguồn vốn của họ Cũng qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lýcũng nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấunguồn vốn huy động.
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tàisản Trước hết, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với
kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn Tỷ trọng của từng
bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác định như sau:
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn
vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn =
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
x 100Tổng số nguồn vốn
Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếmtrong tổng số nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhàquản lý đánh giá được cơ cấu vốn huy động nhưng lại không cho biết các nhân tốtác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động Vì vậy, đểbiết được chính xác tình hình huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng vàmức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, các nhàphân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳphân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số nguồn vốncũng như theo từng loại nguồn vốn
Bên cạnh việc so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loạinguồn vốn (vốn chủ sở hữu, nợ phải trả) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhàphân tích còn phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số và xuhướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý và an ninh tàichính của doanh nghiệp trong việc huy động vốn Việc đánh giá phải dựa trên tìnhhình biến động của từng bộ phận vốn huy động và hiệu quả kinh doanh của doanh
Trang 37nghiệp trong từng thời kỳ Trong điều kiện cho phép, có thể xem xét và so sánh sựbiến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốncủa doanh nghiệp qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá.
Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong Báo cáo kết quả kinh doanh
Phân tích mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh,đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số liệu trungbình của ngành (nếu có) để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tàisản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu vềtài sản là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hànhliên tục và có hiệu quả
Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cầnphải tập hợp các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồntài trợ tài sản (nguồn vốn) Nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệpđược hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn đầu tư củachủ sở hữu ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh, các quỹ doanh nghiệp cónguồn gốc từ lợi nhuận, lợi nhuận chưa phân phối, các nguồn kinh phí, nguồn vốnxây dựng cơ bản ); sau nữa, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từnguồn vốn vay (vay ngắn hạn, dài hạn, trung hạn ở ngân hàng và vay các đối tượngkhác) Cuối cùng, nguồn vốn được hình thành do chiếm dụng trong quá trình thanhtoán (nợ người cung cấp, nợ người lao động, nợ Ngân sách Nhà nước kể cả sốchiếm dụng bất hợp pháp)
Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xemxét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiệp Vì thế, khi phân
Trang 38tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, các nhà phân tích thườngxem xét tình hình bảo đảm vốn theo quan điểm luân chuyển vốn và tình hình bảođảm vốn theo quan điểm ổn định nguồn tài trợ cùng với cân bằng tài chính củadoanh nghiệp.
1.1.5.2 Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu
Nhóm tỷ số cơ cấu tài chính
Các phân tích nếu chỉ dừng ở việc phân tích cơ cấu, sự biến động tài sản vànguồn vốn sẽ không bao giờ thể hiện được chính sách huy động và sử dụng vốn củadoanh nghiệp Chính sách huy động và sử dụng vốn của một doanh nghiệp khôngchỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn có quan hệ trực tiếpđến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và do vậy, tácđộng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanhnghiệp Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tíchthường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
Hệ số nợ trên tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ Trị số của “Hệ số nợ trên tài sản” càng cao càng chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp Do vậy, doanh nghiệp càng có ít cơ hội và khả năng để tiếp nhận các khoản vay do các nhà đầu tư tín dụng không mấy mặn mà với các doanh nghiệp có hệ số nợ trên tài sản cao.
Hệ số nợ trên tài sản = Nợ phải trả
Tài sản
Hệ số nợ trên tài sản còn có thể được biến đổi bằng cách thay tử số (nợ phải trả
= Nguồn vốn - Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Vốn chủ sở hữu) vào công thức như sau:
Hệ số nợ trên tài sản = Tài sản - Vốn chủ sở hữu = 1 - Vốn chủ sở hữu
= 1 - Hệ số tài trợCách tính này cho thấy, để giảm “Hệ số nợ trên tài sản”, doanh nghiệp phải tìm
Trang 39mọi biện pháp để tăng “Hệ số tài trợ”.
Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu: đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm dần vì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chỉ một phần bằng vốn chủ sở hữu và ngược lại, trị số của chỉ tiêu “Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu” càng gần 1, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này được tính như sau:
Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu = Tài sản
Nhóm tỷ số thanh khoản
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của doanh nghiệp luôn ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.
Hệ số khả năngthanh toán tổng quát =
Tổng số tài sảnTổng số nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình
Trang 40tài chính là bình thường hoặc khả quan Ngược lại, nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”
< 1, doanh nghiệp không bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp
Hệ số thanh toán nợ
Tài sản ngắn hạnTổng số nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh: là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng
thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằngtiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đươngtiền Chỉ tiêu này được tính như sau:
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng số nợ ngắn hạnTùy thuộc vào tính chất và chu kỳ kinh doanh của từng doanh nghiệp mà chỉtiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” có trị số khác nhau Tuy nhiên, thực tế chothấy, trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” không nhất thiết phảibằng 1 doanh nghiệp mới bảo đảm khả năng thanh toán nhanh; bởi vì, trị số của tử
số trong công thức xác định chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” được xácđịnh trong khoảng thời gian tối đa 3 tháng trong khi trị số của mẫu số lại được xácđịnh trong khoảng 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Một điều có thể khẳng địnhchắc chắn rằng: nếu trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” quá nhỏ,doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ - nhất là nợ đếnhạn - vì không đủ tiền và tương đương tiền và do vậy, doanh nghiệp có thể phải bángấp, bán rẻ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ để trả nợ Khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khảnăng thanh toán nhanh” lớn hơn hoặc bằng 1, mặc dầu doanh nghiệp bảo đảm thừakhả năng thanh toán nhanh song do lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều nên
sẽ phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng vốn; từ đó, làm giảm hiệu quả kinh doanh
“Các khoản tương đương tiền" bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thờigian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, dễ dàng chuyển đổi thành mộtlượng tiền xác định mà không có rủi ro khi chuyển đổi thành tiền kể từ ngày muakhoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo như kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho