Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay (Trang 27)

1.2.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực KHCN

Để hiểu rõ khái niệm phát triển NNL KHCN, chúng ta phải đi từ khái niệm xuất phát của nó là phát triển NNL.

Theo UNESCO, phát triển NNL được đặc trưng bởi sự lành nghề của dân cư luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước, hay phát triển NNL là sự phát triển về chất lượng của lực lượng lao động một quốc gia. Như vậy quan niệm này mới đề cập đến mặt chất lượng mà chưa đề cập đến mặt số lượng trong phát triển NNL. Phát triển là sự tăng lên, có chiều

21

hướng đi lên của sự vật, hiện tượng. Theo đó, phát triển NNL cũng thể hiện sự tăng lên không những về chất lượng mà cả số lượng nhân lực.

Theo ILO, phát triển nguồn nhân lực là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề và phát triển năng lực, sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp của cuộc sống cá nhân. Cũng giống với UNESCO, quan điểm do Tổ chức Lao động quốc tế đưa ra cũng chưa thấy rõ được sự tăng lên về số lượng nhân lực trong phát triển NNL.

Theo GS.TSKH Nguyễn Minh Đường, phát triển nguồn nhân lực được hiểu là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt trí tuệ, kỹ năng lao động, thể lực, đạo đức, tâm hồn... để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động, làm giàu cho đất nước, góp phần cải tạo xã hội, cũng như phát huy truyền thống của dân tộc và góp phần tô điểm thêm bức tranh muôn màu của nhân loại. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả ba mặt: phát triển nhân cách, phát triển sinh thể, đồng thời tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển [8]. Mặc dù đã nêu cụ thể ba mặt cần được tiến hành trong phát triển NNL, nhưng quan niệm này vẫn chỉ tập trung vào sự phát triển NNL trên phương diện chất lượng nhân lực của một quốc gia.

Theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), phát triển NNL là phát triển con người một cách hệ thống, vừa là mục tiêu vừa là đối tượng cho sự phát triển của một quốc gia… Có thể thấy khái niệm này không chỉ hướng tới chất lượng của nguồn nhân lực như những khái niệm trên. Phát triển con người một cách hệ thống cũng có thể hiểu là gồm phát triển con người về kỹ năng, về phẩm chất hay về chất lượng lao động và phát triển về số lượng người lao động. Tuy nhiên quan niệm này còn khái quát, chưa thực sự làm rõ bản chất của phát triển NNL.

22

Các quan niệm trên tuy đã đề cập đến nội dung cốt lõi của phát triển nguồn nhân lực : là sự tăng lên về cá c mă ̣t thể chất , kỹ năng của người lao đô ̣ng, nhưng chưa đề câ ̣p đến sự thay đổi về số lượng và cơ cấu của đô ̣i ngũ lao đô ̣ng đó.

Vậy có thể hiểu: phát triển nguồn nhân lực là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực bao gồm cả thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức, tinh thần, quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực đó.

Theo đó có thể hiểu phát triển nguồn nhân lực thực chất là đề cập đến vấn đề chất lượng , số lượng nguồn nhân lực và khía cạnh xã hội của nguồn nhân lực của một quốc gia. Nói một cách khác , phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện của con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người.

Từ khái niê ̣m phát triển nguồn nhân lực nói chung , có thể đưa ra khái niê ̣m phát triển nhân lực KHCN. Phát triển nhân lực KHCN là sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng nhân lực trong lĩnh vực KHCN . Cụ thể, đó là sự tăng lên về số lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong các Viện, trường Đại học; cán bộ kỹ thuật, công nghệ làm việc trong các doanh nghiệp; các cá nhân khác có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống; cán bộ quản lý các cấp tham gia hoặc chỉ đạo công việc nghiên cứu phục vụ hoạch định các quyết sách, quyết định quan trọng trong thẩm quyền của mình; trí thức người Việt ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam và sự thay đổi cơ cấu NNL KHCN theo hướng tiến bộ.

1.2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ

1.2.2.1. Tăng quy mô nguồn nhân lực khoa học công nghệ

Tăng quy mô nhân lực KHCN là sự tăng thêm về số lượng những người làm việc trong lĩnh vực KHCN. Đây là điều kiện để phát triển kinh tế

23

xã hội đất nước, và là một nội dung quan trọng trong phát triển NNL KHCN ở bất cứ quốc gia nào.

Trong giai đoạn đầu của phát triển, các nước đều có điểm xuất phát thấp (nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, năng suất lao động thấp…) nên việc tăng lên về số lượng những lao động, cán bộ làm trong lĩnh vực KHCN sẽ góp phần đưa những máy móc, kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động cũng như thúc đẩy kinh tế phát triển. Đến những giai đoạn phát triển sau đó, giai đoạn kinh tế công nghiệp, khi máy móc, công nghệ càng ngày càng hiện đại thì lại càng cần có nhiều những nhân lực trong lĩnh vực KHCN để nghiên cứu, sáng tạo, áp dụng những công nghệ này vào sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao hơn giai đoạn phát triển trước. Cùng với tiến bộ khoa học công nghệ, tri thức dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội, phát triển nền kinh tế tri thức trở thành xu hướng phát triển chung của nhân loại, thì nhu cầu về nhân lực KHCN càng tăng nhanh. Đó là nhu cầu về những kỹ sư, thợ lành nghề, những lao đô ̣ng trực tiếp sản xuất có khả năng sá ng ta ̣o và linh hoa ̣t trong công viê ̣c . Chính xu thế đó đã góp phần thúc đẩy sự gia tăng số lượng của nhân lực KHCN ta ̣i tất cả các quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới.

Để mở rộng quy mô nhân lực KHCN thì trước hết phải mở rộng đào tạo và các hình thức đào tạo các ngành KHCN. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều cơ hội được học tập hơn, và do đó sẽ tăng lượng người tham gia và có khả năng tham gia vào hoạt động KHCN. Như đã nghiên cứu ở trên, nhân lực KHCN không chỉ là những người có trình độ cao đẳng, đại học trở nên mà còn bao gồm cả những người thợ lành nghề, những người có sáng kiến cải tiến kỹ thuật…Do vậy mở rộng quy mô và hình thức đào tạo phải hướng tới tất cả những thành phần của NNL KHCN. Bên cạnh việc mở rộng quy mô các trường đại học, cao đẳng đào tạo các ngành KHCN để tăng số lượng nhân lực

24

KHCN có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thì phải mở rộng quy mô cũng như hình thức đào tạo của các trường dạy nghề. Những trường đào tạo nghề này sẽ làm gia tăng những công nhân, kỹ thuật viên, thợ lành nghề… cho NNL KHCN, qua đó góp phần tăng quy mô nhân lực KHCN nói riêng và thúc đẩy sản xuất phát triển với năng suất và chất lượng cao hơn.

Để tăng quy mô NNL KHCN còn cần phải có chính sách thu hút những lao động có năng lực, trình độ tham gia hoạt động KHCN, nhất là các nhà khoa học và chuyên gia nước ngoài. Đối với những người có trình độ, chuyên môn cao, Việt Nam cần có nhiều chính sách đãi ngộ để thu hút họ tham gia hoạt động KHCN, mang lại lợi ích cho đất nước. Nếu có nhiều chính sách đãi ngộ về mức thu nhập, nhà ở, phương tiện di chuyển… hợp lý cho nhân lực KHCN thì sẽ có nhiều người gia nhập vào NNL này. Do KHCN là lĩnh vực đặc thù, nó không giống như những ngành khác ở chỗ những người làm việc ở lĩnh vực này cần có trình độ chuyên môn, có tay nghề. Và trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng này cần quá trình học tập, tích lũy trong một thời gian dài. Để số lượng nhân lực này được mở rộng thì trước tiên phải có những tác động tích cực đến ý thức của những người đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào lĩnh vực này. Phải để họ thấy được lợi ích cho chính họ khi tham gia nghiên cứu, lao động, sản xuất. Mặt khác, để gia tăng số lượng những cá nhân có sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng và khoa học kỹ thuật vào đời sống thì cần có những chính sách nhằm khích lệ người lao động chưa qua đào tạo tiếp cận với KHCN mới. Khi tiếp cận được những khoa học, kỹ thuật mới, họ sẽ có thể sáng tạo, cải tiến những kỹ thuật đó cho phù hợp với điều kiện sản xuất. Và như vậy, từ những người nông dân, công nhân bình thường họ đã trở thành những người tham gia hoạt động KHCN, góp phần làm tăng số lượng nhân lực KHCN đất nước.

25

1.2.2.2. Xây dựng cơ cấu NNL KHCN theo hướng tiến bộ

Cơ cấu nguồn nhân lực là một tiêu chí quan trọng để đánh giá nguồn nhân lực cũng như phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực KHCN nói riêng. Cơ cấu nhân lực KHCN được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: Cơ cấu theo ngành; cơ cấu theo vùng miền; cơ cấu theo khu vực làm việc; cơ cấu theo độ tuổi, cơ cấu theo trình độ…

Với mỗi một giai đoạn phát triển của đất nước thì có một cơ cấu nhân lực KHCN tương ứng. Sự thay đổi này tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, lợi thế phát triển kinh tế…của mỗi quốc gia. Để phát triển NNL KHCN theo hướng tiến bộ cần xây dựng cơ cấu nhân lực KHCN

Thứ nhất, tạo sự phân bổ đồng đều nhân lực KHCN giữa các vùng miền. Thông qua chính sách khuyến khích, đãi ngộ… có thể thu hút nhân lực KHCN làm việc tại những tỉnh thành còn nhiều khó khăn. Điều này vừa mang lại cơ hội phát triển nhân lực KHCN cân đối giữa các địa phương trên cả nước, vừa hạn chế được tình trạng nhân lực KHCN tập trung quá nhiều ở những thành phố trung tâm trong khi nhu cầu sử dụng họ chỉ có hạn.

Thứ hai, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước, nhu cầu của mỗi cá nhân trong xã hội ngày càng tăng cao, do vậy cần hướng tới phát triển nhân lực KHCN trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp. Với mức sống ngày càng được nâng lên, nhu cầu của người dân về dịch vụ y tế, hơn nữa là những dịch vụ y tế phong phú và có chất lượng cũng tăng cao. Mặt khác, hiện nay với yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản phẩm nông nghiệp phải nâng cao về chất lượng, phong phú về mẫu hàng đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Như các loại rau, củ, quả… vừa phải đảm bảo quy trình chăm sóc, chất lượng, vừa phải hướng tới hình thức, mẫu mã để thu hút người tiêu dùng. Vì thế phải phát triển nhân lực KHCN thuộc lĩnh vực nông nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm tốt hơn, năng suất hơn. Có thể thấy, gia tăng số lượng nhân

26

lực KHCN trong hai lĩnh vực y tế và nông nghiệp không chỉ tạo sự phát triển đồng đều nhân lực KHCN giữa các lĩnh vực mà còn góp phần đáp ứng nhu cầu, nâng cao mức sống của người dân hiện nay.

Thứ ba, cơ cấu nhân lực KHCN theo độ tuổi cần được thay đổi theo hướng tích cực, đó là trẻ hóa nhân lực KHCN ở mọi lĩnh vực. Nếu một quốc gia có lực lượng lao động tham gia hoạt động KHCN có độ tuổi trung bình cao thì sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân lực KHCN khi những người này nghỉ hưu. Đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu, cần phải phát triển nhân lực KHCN trẻ tuổi để nhanh chóng tiếp cận và kế cận những cán bộ nghiên cứu có thâm niên, trình độ. Mặt khác, với những thay đổi mạnh mẽ trong phát triển KHCN hiện nay, lực lượng cán bộ KHCN trẻ tuổi sẽ nhanh chóng học hỏi, phát huy được năng lực bản thân.

Thứ tư, thay đổi cơ cấu nhân lực KHCN theo hướng hiện đại thì cần phát triển hài hòa nhân lực KHCN có trình độ chuyên môn khác nhau. Bên cạnh việc đầu tư phát triển nhân lực KHCN có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cao thì phát triển nhân lực KHCN trong lĩnh vực sản xuất như công nhân, thợ lành nghề, cũng hết sức quan trọng.

1.2.2.3. Tăng cường thể chất cho NNL KHCN

Tăng cường thể chất cho NNL KHCN là một trong những nhân tố nhằm phát triển chất lượng của nguồn nhân lực này. Để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như tăng cường độ công việc thì người lao động cần có một thể lực tốt. Đối với nhân lực KHCN cũng vậy, để phát triển nguồn nhân lực này trước tiên phải chú trọng đến việc tăng cường thể chất cho mỗi người lao động. Hơn nữa, hoạt động của nhân lực KHCN mang tính sáng tạo cao, sử dụng lao động trí óc là chủ yếu, vì thế họ cần phải có một sức khỏe tốt để đáp ứng được yêu cầu công việc.

27

Để phát triển thể lực cho NNL KHCN cần có thời gian lao động hợp lý với từng ngành nghề, điều kiện cụ thể, đảm bảo cho nhân lực KHCN có thời gian nghỉ ngơi, bù đắp sự hao phí sức lao động. Hơn nữa, nâng cao mức thu nhập cũng là nhân tố tác động trực tiếp tới thể chất của nguồn nhân lực nói chung cũng như nhân lực KHCN nói riêng. Mức lương của họ tăng lên cũng có nghĩa là giá trị sức lao động của họ được nâng cao, và do đó giá trị những tư liệu sinh hoạt cho cuộc sống của người lao động tăng lên. Theo đó, những tư liệu sinh hoạt trong cuộc sống sẽ đa dạng, phong phú hơn. Đây cũng là nhân tố giúp nâng cao sức khỏe cũng như tuổi thọ của người lao động. Mặt khác, nước ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, thể lực của NNL, đặc biệt là nhân lực KHCN lại càng đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả sản xuất, cường độ công việc… Do vậy cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân trong xã hội nói chung và nhân lực KHCN nói riêng ý thức được việc tăng cường thể chất để mang lại hiệu quả cao cho công việc mà cũng chính là mang lại lợi ích cho chính mình.

1.2.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Bên cạnh mở rộng quy mô, đổi mới cơ cấu theo hướng hiện đại, tăng cường thể lực, phát triển NNL KHCN phải gắn liền với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự phát triển nhân lực KHCN của một quốc gia. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực KHCN là một trong những yếu tố chính tạo ra khoảng cách phát triển giữa các quốc gia với nhau trong thời đa ̣i ngày nay.

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ NNL KHCN cũng chính là nâng cao khả năng chuyên môn, năng lực làm việc của mỗi người khi tham gia vào hoạt động KHCN. Để có nhân lực KHCN với trình độ chuyên môn cao, trước hết cần nâng cao chất lượng đào tạo NNL này. Đào tạo NNL KHCN trong các trường đại học, trường nghề không chỉ hướng tới cung cấp

28

cho người học những kiến thức lý luận mà còn phải trang bị cho người học nhiều kiến thức thực tế, để khi tham gia hoạt động KHCN họ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

Bên cạnh đó, những người đã tham gia hoạt động KHCN cần không ngừng được nâng cao về trình độ chuyên môn để họ nhanh chóng hoàn thiện chuyên môn, nâng cao trình độ, tay nghề, có thể thích ứng nhanh với những

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)