1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần đầu tư - xây dựng Hà Nội

116 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần đầu tư - xây dựng Hà Nội
Tác giả Đỗ Bảo Ngọc
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Thu Hiền
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản lý dự án
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 26,82 MB

Nội dung

thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng đối với công trình theo quyđịnh phải có giấy phép xây dựng; lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xâydựng; thi công xây dựng công trình;

Trang 1

HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY DU AN

TAI CONG TY CO PHAN DAU TU - XAY DUNG HA NOI

Ho tén sinh vién : Đỗ Bảo Ngọc

Mã sinh viên : 11183625

Lớp : Quản lý dự án 60

Giảng viên hướng dẫn : TS Phan Thị Thu Hiền

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ban chủ nhiệm khoa Đầu tưGiảng viên hướng dẫn: TS Phan Thị Thu Hiền

Họ và tên Đỗ Bảo Ngọc

Sinh viên lớp: Quản lý dự án 60

Mã sinh viên: 11183625

Em xin cam đoan khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân

em, không sao chép của ai do em tự nghiên cứu, đọc tài liệu, tổng hợp, thực hiện

và có sự góp ý của lãnh đạo Công ty Nội dung lý thuyết trong luận văn em có sửdụng một số tài liệu tham khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo.Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố

trong bất kỳ một công trình nào khác

Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Hà Nội ngày tháng năm 2021

Sinh viên

Đỗ Bảo Ngọc

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Dé khóa luận được hoàn thành một cách chỉnh chu, bên cạnh sự nỗ lực cố

gắng của bản thân là sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sựđộng viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian thực tập nghiên cứu

và thực hiện chuyên đề

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn TS Phan Thị Thu Hiền, người đãtrực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề Với những lời

chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của cô đã

giúp em vượt qua nhiều khó khăn dé có thé hoàn thành chuyên đề này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý Thầy Cô trong khoa Đầu tư

đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuậnlợi cho em suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Cuối cùng em xin cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các

anh/chi, cô/chú trong Ban Quản lý dự án cũng như các bộ phận khác trong Công

ty Cô phần Đầu tư Xây dựng Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá

trình thực tập.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

090090090077 2090909000077 3

\/19/9009225 4

DANH MỤC BANG BIÊU 5-5 55 s2 s£S£EsES2EseEeEseEsEseEsesersesersee 7DANH MUC SO DO 0717277 8DANH MỤC TU VIET TÁ T: 5° 5£ sss£s££s£Es£SsSs+seseEseEsessessesee 90980096710077 1

CHUONG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VE CONG TAC QUAN LÝ DỰ

AN TẠI MỘT DOANH NGHIEP cccssssssssssssesscsssssscsscsscsscsscancacsecseceacenesscees 2

1.1 Cơ sở lí luận về dự án đầu tur . s ° s2 se sessssesseseeseseeses 2

1.1.1 Khái niệm về dự án dau tưr - 2-5-5 SE+E££E£EczEerrkerxrrersred 21.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư -¿- +: 255cc 2E 2E EEeErkerrererrree 2

1.1.3 Vai trò của dự án đầu tư ¿- + ++5++x+2x2ExvE2E2EEEEEkerkerrrrrrees 4

1.1.4 Quy trình thực hiện dự án đầu tư -¿- - - 2 ©2+s+£e£+x+Eererezxereree 4

1.2 Cơ sở lí luận về quản lý dự án - 2 5-5 << se << sese=s£sesess=seses 5

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý dự án -‹- 5

1.2.3 Các công cụ quản lý dự án - - - - 1S ng ren 13 1.2.4 Các nội dung đánh giá công tác quản lí dự án -«+ + 17 1.2.5 Quản lý dự án theo chu KG - - S112 1s g ree 18 1.2.6 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án - - «+2 20

1.2.7 Các nhân tô ảnh hưởng tới chất lượng công tác quản lý dự án 22

CHUONG 2: THỰC TRẠNG CONG TAC QUAN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG

TY CO PHAN ĐẦU TƯ - XÂY DUNG HÀ NỘI GIAI DOAN 2016 — 202125

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phan Đầu tư và Xây dựng Hà Nội 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và

Xây dựng Hà ÌNỘI ng HH nhe 25

Trang 5

2.1.2 Cơ cau tô chức và chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phan Đầu tu

và Xây dựng Hà NỘI - - - - - SH HH re 26

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016

2.2 Thực trạng công tác quản lí dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây

dựng Hà Nội giai đoạn 2016 — 2021 d5 G55 S53 999.595 998558996 34

2.2.1 Tổng quan về công tác quan lí dự án tại Công ty 342.2.2 Các dự án Công ty Cổ phần Đầu tư — Xây dựng Hà Nội quan lý tại

gai doan 2016 0920720577 - 39

2.2.3 Cơ sở pháp ly của công tác quản lý dự án tại Công ty Cổ phần Dau tư

— Xây dựng Hà Nội - 52 St 2 EE2121E2121212112121111211 11111111 xe 40

2.2.4 Quy trình quan lý dự án tại Công ty Cổ phần Dau tư — Xây dựng Hà

2.2.7 Thực trạng công tác quản lí dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây

dựng Hà Nội giai đoạn 2016 — 22 Ì . S22 1v keeeseerrs 48

2.2.8 Ví dụ minh họa về công tác quản lí dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư

và Xây dựng Hà Nội “Dự án Nhà hỗn hợp HH” - 2-2 2555555252 66

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lí dự án tại Công ty Cô phần Đầu tư

và Xây dựng Hà Nội giai đoạn 2016-2021 5s <csess=sessesssse 91

2.3.1 Kết qua dat QUOC cccceccccccccccscsscsesscscscscscsecscsecsesscsesecsesscsesecsesacsesseee 91

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân cccccscsscsscssessessssssseesessesseesessseesesseesesseaees 93

CHUONG 3: MỘT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CONG TAC QUAN LY

DỰ AN TẠI CÔNG TY CO PHAN DAU TƯ - XÂY DUNG HÀ NỘI DENNAM 02-177 96

3.1 Dinh hướng phát triển của Công ty Cổ phan Đầu tư và Xây dung Hà) 08:81) 022111777 7 96

Trang 6

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây

dựng Hà Nội đến năm 2025 ¿+ 2+E+SE2E£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrrree 96

3.1.2 Định hướng trong công tác quản lí dự án tại Công ty Cổ phan Dau tư

và Xây dựng Hà Nội đến năm 2025 2- - 2 + 52+£+£++E££xzEczxzzzxeree 96

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lí dự án tại Công ty Cổ

phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội đến năm 2025 s52 s2 98

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác tô chức quan lí dự án tại Công ty 98

3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lí dự án -<+++-<+>2 98

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện quy trình quan lí dự án .-«- 100

3.2.4 Giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lí dự án - - 101

3.3 490) 01188 ` 104

3.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước - 2s +cecs+x+xz£zxzeers 104

3.3.2 Đối với Công ty Cô phần Dau tư và Xây dựng Hà Nội 105

KET LUAN 0777 106

TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 5< 5< s£s£ss£SsEsEss£ssessexsexsersecse 107

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1: Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư — Xây

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phan Đầu tu — Xây

Bảng 2.6: Các dự án Công ty Cổ Phan Dau tư — Xây dựng Hà Nội quản lý giai đoạn

"0 2/00 39

Bảng 2.7: Bảng Tổng số các dự án Công ty quản lý giai đoạn 2016 — 2021 40

¬ 6c 58

Bảng 2.12: Thống kê cơ cấu sử dụng dat c.cccceccccsscssssessessssessssessessssesscsesseseesesesseessees 70

Bảng 2.7: Bang Tổng số các dự án Công ty quản lý giai đoạn 2016 — 2021 91

Trang 8

DANH MỤC SƠ DO

Sơ đồ 1.1: Mô hình chủ nhiệm đầu tư trực tiếp quản lý dự án -. 8

Sơ đồ 1.2: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự 4 c.cccecccececeseeseseeseseeseseeseseseeeees 9

Sơ đồ 1.3: Mô hình chìa khóa trao (ay -.¿- ¿5:55 5+22+2E22Ezxczxerxerxzrecsee 10

Sơ đồ 1.4: Mô hình tô chức quản lý dự án theo chức năng - 11

Sơ đồ 1.5: Mô hình tô chức chuyên trách quản lý dự án -: 12

Sơ đồ 1.6: Mô hình tô chức quản lý dự án theo ma trận -: 13

Sơ đồ 7: Lưu đồ quá trình quản lý chất lượng dự án -+5+¿ 15

Sơ đồ 8: Sơ đồ nhân qua dé phân tích chỉ tiêu chất lượng -. - +: 16

Sơ đồ 2.1: Cơ cau tổ chức của Công ty Cô phan Dau tu — Xây dựng Hà Nội 26

Sơ d6 2.2: Quy trình quản lý dự án tại Công ty - - 2 2+s+c+ce+xzxererszxee 43

Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức quan lý dự án tại Công ty Cổ phan Dau tư — Xây

00s ;80)/20777 +1 45

Sơ đồ 2.4: Quy trình lập hồ sơ hoàn công trong công tác QLDA - 64

Sơ đồ 11: Mô hình tô chức quản lí dự án “Tổ hợp Thương mại - Dịch vụ - Nhà ở

cao tầng MHD Trung Vặ” ¿2¿ + t2x221211211212182122121121121111 2121121 1e 68

Trang 9

DANH MỤC TU VIET TAT:

Từ viết tat Nghĩa

TVCN Tiêu chuẩn Việt Nam

QLDA Quản lý dự án

ATLĐ An toàn lao động

VSMT Vệ sinh môi trường

PCCC Phòng cháy chữa cháy

GSTC Giám sát thi công

TVTK Tư vẫn thiết kê

TVGS Tư van giám sát

GPMB Giải phóng mặt bằng

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Một dự án xây dựng có nhiều yếu tổ cần hiểu như quản lý dự án xây dựng,cách thức quản lý dự án xây dựng, hồ sơ quản lý xây dựng và vai trò của dự ántrong quá trình xây dựng Quản lý dự án trực tiếp đóng một vai trò rất quan trọng

Nó ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của dự án Các vai trò chính của quản lý

công trình thủy lợi, các trạm điện và các công trình phục vụ ngành hàng không.

Cho dù là nhà đầu tư hay người tiếp quản dự án đều khó gánh vác được nhữngton thất to lớn do sai lầm trong quản lý gây ra Thông qua việc áp dụng phương

pháp quản lý dự án khoa học hiện đại giúp việc thực hiện các dự án công trình

lớn, phức tạp đạt được mục tiêu đề ra một cách thuận lợi

Thứ hai, áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thé khống ché, điều tiết

hệ thống mục tiêu dự án

Một công trình dự án có quy mô lớn sẽ liên quan đến rất nhiều bên tham gia

dự án như người tiếp quản dự án, khách hàng, đơn vị thiết kế, nhà cung ứng, cácban ngành chủ quản nhà nước và công chúng xã hội Chỉ khi điều tiết tốt các mốiquan hệ này mới có thể tiến hành thực hiện công trình dự án một cách thuận lợi

Thứ ba, Quản lý dự án thúc đây sự trưởng thành nhanh chóng của các nhân tài chuyên ngành

Mỗi dự án khác nhau lại đòi hỏi phải có các nhân tài chuyên ngành khácnhau Tính chuyên ngành dự án đòi hỏi tính chuyên ngành của nhân tài Vì thế,quản lý dự án thúc đây việc sử dung và phát triển nhân tai, giúp cá nhân tài có đất

để dụng võ

Phạm vi nghiên cứu: Số liệu từ năm 2016 — 2025

Trang 11

CHUONG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VE CÔNG TAC QUAN LY

DU AN TAI MOT DOANH NGHIEP

1.1 Co sở lí luận về dự án đầu tư

1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư

Trong cuộc sống và công việc hàng ngày, chúng ta thường chứng kiến sựhình thành, tồn tại hay đồ vỡ của nhiều dự án khác nhau Danh từ “dự án” đượcdùng cho nhiều lĩnh vực và trong các hoạt động khác nhau của nền kinh tế quốc

dân với mục đích và mục tiêu khác nhau.

Nếu xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tai liệu trình bàymột cách chỉ tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch đề đạtđược những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai

Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liênquan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việctạo ra các kết qua cụ thé trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụngcác nguồn lực xác định

Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng

vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một

thời gian dài.

Trên góc độ tông quát nhất, dự án có thé được hiểu là hệ thống các côngviệc được xác định rõ mục tiêu, nguồn lực cũng như thời gian bắt đầu và kết

thúc Nói cách khác, dự án là một quá trình hoạt động đã xác định rõ mục tiêu

cần phải đạt được trong những ràng buộc nhất định về thời gian và nguồn lực dé

đạt mục tiêu đó.

Mức tiêu thụ tài nguyên rất khác nhau trong các giai đoạn nhất định của dự

án để tránh lãng phí và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả Một dự án thànhcông bao gồm việc duy trì và thúc đây tiêu thụ tài nguyên Và các quỹ được phânphối dé phát triển lâu dài và bền vững thời hạn tổ chức

Dự án đầu tư là cơ sở để thực hiện các biện pháp quản lý và chấp thuận đầu

tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Là cơ sở dé nhà đầu tư thực hiện hoạtđộng đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án Và điều đặc biệt quan trọng là

thuyết phục các nha đầu tư đưa ra quyết định đầu tư và các tô chức tín dụng dé

tài trợ cho dự án.

1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư

Dự án dau tư có những đặc diém cơ bản sau:

Trang 12

Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng Tắt cả các dự án phải có kết quả đượcxác định rõ ràng Mỗi dự án bao gồm một tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được thựchiện Mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập Tập hợp các kết quả

cụ thé của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án Nói cách khác,

dự án là một hệ thống phức tạp được phân chia thành nhiều bộ phận, phân hệkhác nhau dé thực hiện và quản lý nhưng phải thống nhất đảm bao các mục tiêuchung về thời gian, chi phí và hoàn thành với chất lượng cao

Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn Dự án trải quacác giai đoạn hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc Dự ánkhông kéo dài mãi mãi Khi dự án kết thúc, kết quả dự án được chuyền giao cho

bộ phận quản lý vận hành, nhóm quan tri dự án giải tan.

Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ

phận quản lý chức năng với quản lý dự án Dự án nào cũng có sự tham gia của

nhiều bên như chủ đầu tư, nhà thầu, các nhà tư vấn, cơ quan quản lý Nhà nước.Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của cácthành phần trên cũng khác nhau Bộ phận quản lý chức năng và bộ phận quản lý

dự án thường xuyên có quan hệ với nhau và cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ

nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau Dé thực hiện thànhcông mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối

quan hệ với các bộ phận quản lý khác.

Sản phẩm dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo Không giống với quátrình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phâmsản xuất hàng loạt mà là sản phẩm có tính khác biệt cao Sản phẩm và dịch vụ mà

dự án đem lại là duy nhất, hầu như không lặp lại Tuy nhiên nhiều dự án tính duynhất ít rõ ràng và bị che đậy bởi tính tương tự giữa chúng Nhưng chúng vẫn cóthiết kế khác nhau, vị trí khác, khách hàng khác, Điều đó cũng tạo nên nét duynhất, độc đáo, mới lạ của dự án

Môi trường hoạt động của dự án là “va chạm”, có sự tương tác phức tạp

giữa dự án này với dự án khác, giữa bộ phận quản lý này với bộ phận quản lý

khác Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan

hiếm của tổ chức Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các hoạt động tổ chức sảnxuất khác về nguồn vốn, nguồn nhân lực, trang thiết bị, Trong quan lý có nhiều

trường hợp các thành viên ban quản lý dự án có “hai thủ trưởng” nên không biếtphải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp nào khi có sự mâu thuẫn xuất

hiện ở hai mệnh lệnh đó.

Trang 13

Dự án có tính bất định và rủi ro cao, do đặc điểm mang tính dài hạn củahoạt động đầu tư phát triển Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô vốn, vật tư và laođộng là rất lớn đề thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

1.1.3 Vai trò của dự án đầu tư

a) Đối với chủ đầu tư:

Đối với chủ đầu tư thì dự án đầu tư là một cơ sở quan trọng nhất dé nhà đầu

tư quyết định có nên tiến hành đầu tư dự án hay không Dự án đầu tư vừa là công

cụ để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư cho dự án, vừa là

phương tiện dé chủ đầu tư thuyết phục các tô chức tài chính tiền tệ trong và ngoài

nước tài trợ hoặc cho vay vốn

Không những vậy, dự án đầu tư còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thựchiện dau tư, theo đõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện dự án và là căn cứquan trong để theo đối đánh giá, để soạn thảo hợp đồng liên doanh và dé giảiquyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình thực hiện dự án

b) Đối với các đối tác ngân hàngĐối với các đối tác ngân hàng thi dự án dau tư là căn cứ quan trọng dé các

cơ quan này xem xét tính khả thi của dự án, từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên tàitrợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ đến mức độ nao dé đảm bảo rủi

ro ít nhất cho nhà tài trợ

c) Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước thì dự án đầu tư là tài liệu quan

trọng dé các cấp có thâm quyền xét duyệt, cấp giấy phép dau tư, đồng thời là căn

cứ pháp ly dé toà án xem xét, giải quyết khi có sự tranh chấp giữa các bên thamgia đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sau này

1.1.4 Quy trình thực hiện dự án đầu tư

Theo Khoản a,b,c Điểm 1, Điều 4, Nghị Định 15/2021/NĐ-CP về Quy địnhchỉ tiết một số nội dung về quản lý dự án Đầu tư - Xây dựng, thì quy trình thựchiện dự án đầu tư sẽ gồm 3 giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: khảo sát xây dựng; lập,thâm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ

trương đầu tư (nếu có); lập, thâm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựngphục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Đầu tư - Xây dựng; lập, thẩm định Báo

cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định Đầu tư - Xây dựng và thực hiện

các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xâydựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thâm định, phê duyệt

Trang 14

thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quyđịnh phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây

dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh

toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành côngtrình xây dựng; bản giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết

1.2 Cơ sở lí luận về quản lý dự án

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý dự án

1.2.1.1 Khái niệm của quản lý dự án

Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực vàgiám sát quá trình phát triển của dự án nhăm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúngthời han, trong phạm vi ngân sách được duyệt va đạt được các yêu cầu đã định về

kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dich vụ, bang những phương pháp và điều kiện

tốt nhất cho phép

Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu Đó là việc lập kế hoạch, điều

phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quan lý tiễn độ thời gian, chi phí và thựchiện giám sát các công việc dự án nhằm dat được những mục tiêu xác định

Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dựtính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kếhoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thé biéu diễn đưới dang sơ đồ

hệ thông hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống

Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồmtiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độthời gian Giai đoạn này chỉ tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc

và toàn bộ dự án ( khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiềnvốn, nhân lực và thiết bị phù hợp

Giám sát: Đây là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình

hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướngmắc trong quá trình thực hiện Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá

dự án giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm,

kiên nghị các pha sau của dự án.

Trang 15

1.2.1.2 Đặc điểm của quản lý dự án

Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuậtvào các hoạt động dự án nhằm đáp ứng các yêu cầu của dự án khi đặt trong cácgiới hạn về thời gian, chi phí và nguồn lực; Thực tế, tat cả chúng ta đều phải

quản lý dự án bởi vì nó bao gồm các hoạt động trong cuộc sống, từ các việc nhỏnhư tô chức một hoạt động sự kiên, hoặc xây dung một căn nhà riéng, đến cácviệc phức tạp hơn như xây dựng các cơ sở hạ tầng hoặc đảo tạo Để có thể nắm

rõ được công tác quản lý dự, ta cần phải biết được rằng quản lý dự án có nhữngđặc điểm nào

Chủ thé của quản lý dự án chính là người quản lý dự án Khách thé củaquản lý dự án liên quan đến phạm vi công việc của dự án Những công việc nàytạo thành quá trình vận động của hệ thống dự án Quá trình vận động này đượcgọi là chu kỳ ton tại của dự án

Mục đích của quản lý dự án là dé thực hiện mục tiêu của dự án, tức là sảnphẩm cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Bản thân việc quản

lý không phải là mục đích mà là cách thực hiện mục đích.

Chức năng của quản lý dự án có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch,

tổ chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án Nếu tách rời các chức năng này thì

dự án không thé vận hành có hiệu quả, mục tiêu quan lý cũng không được thựchiện Quá trình trực hiện mỗi dự án cần có tính sang tạo, vì thế chúng ta thường

coi việc quản lý dự án là quản lý sáng tạo.

Tổ chức dự án là một tổ chức tạm thời Tổ chức quản lý dự án được hìnhthành dé phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn Trong thời gian ton tại dự

án, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với các phòng ban chức năng.

Sau khi kết thúc dự án, cần phải tiến hành phân công lại lao động, bố trí lại máymoc thiết bị

Quan hệ giữa chuyên viên quản lý dự án với phòng chức năng trong tổchức Công việc của dự án đòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng chức năng.Người đứng đầu dự án và những người tham gia quản lý dự án là những người cótrách nhiệm phối hợp mọi nguồn lực, mọi người từ các phòng chuyên môn nhằmthực hiện thắng lợi mục tiêu của dự án Tuy nhiên, giữa họ thường nảy sinh mâu

thuẫn về vấn đề nhân sự, chi phí, thời gian và mức độ thỏa mãn các yêu cầu kỹ

thuật.

1.2.1.3 Vai trò của quản lí dự án

Trang 16

Với những đặc điểm của dự án đầu tư được trình bày ở trên thì quản lý dự

án có vai trò hết sức quan trọng

Thứ nhất, quản lý dự án liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự

án Trong quá trình quản lý dự án thường phải lập kế hoạch dự án, đó là mộttrong những chức năng quan trọng nhất của quản lý dự án bao gồm nhiều nộidung như là từ việc lập kế hoạch tổng thể dự án đến những kế hoạch chỉ tiết, từ

kế hoạch huy động vốn đến kế hoạch quản lý chi phí, quan lý tiến độ Từ đó kếhoạch triển khai dự án được thực hiện đến hậu dự án Do đó, tất cả các hoạt

động, các công việc của dự án đều được thể hiện, sắp xếp trong bản kế hoạch, có

mối liên hệ mật thiết với nhau

Thứ hai, quản lý dự án tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thườngxuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu

đảm bảo nhiều hơn so với những dự án không được quản lý tốt

Thứ năm, quản lý dự án tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và trách nhiệm các thành viên tham gia dự án.

Vì vậy, có thể nói công tác quản lý dự án là một công việc rất quan trọngđối với hoạt động thi công các công trình xây dựng và chúng ta phải quan tâmchú trọng đến công tác này

1.2.2 Các mô hình quản lí dự án

Khi bắt đầu một dự án, nhà đầu tư phải chuẩn bị rất nhiều các điều kiện cầnthiết Trong đó mô hình quản lý dự án là yếu tổ mà bat kỳ nha đầu tư nào cũngkhông thé bỏ qua Dé đánh giá một dự án nên lựa chọn theo mô hình quản lý nào,

nhà đầu tư cần xem xét trên nhiều phương diện Nhà đầu tư có thé lựa chọn trong

6 mô hình quản lý dự án dưới đây:

1.2.2.1 Mô hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lí dự án

Mô hình “Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án” là hình thành tổ chức quản lý

mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám

Trang 17

sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự

án dé quan lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự ủy quyên

Hình thức này thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật

đơn giản và gắn cới chuyên môn sâu của chủ đầu tư, đồng thời chủ đầu tư có đủnăng lực, chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý dự án Trong trường hợp chủ

đầu tư thành lập ban quan lý dự án dé quản lý thì ban quản lý dự án phải chịutrách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.Ban quản lý dự án được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ năng lực vàđược chủ đầu tư cho phép, nhưng không được thành lập các ban quản lý dự án

trực thuộc đề thực hiện việc quản lý dự án

So đồ 1.1: Mô hình chủ nhiệm đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Có bộ máy du năng lực Chủ dau tu lập ra

Tu thực hiện Ban quản lý dự án

Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án

1.2.2.2 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

Mô hình tô chức “Chu nhiệm điều hành dự án” là mô hình tổ chức trong đó

chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm

điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn dé điều hành dự án và họđược đại diện toàn quyền trong mọi hoạt động thực hiện dự án Chủ nhiệm điều

Trang 18

hành dự án là một pháp nhân độc lập, có năng lực, sẽ là người quản lý, điều hành

và chịu trách nhiệm về kết quả đối với toàn bộ quá trình thực hiện dự án Mọi

quyết định của chủ đầu tư về dự án mà liên quan đến các đơn vị thực hiện sẽ

được triển khai thông qua chủ nhiệm điều hành dự án Hình thức này áp dụngcho những dự án quy mô lớn, tính chất phức tạp.

Sơ đồ 1.2: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

Chủ đâu tư

Tổ chức thực Tổ chức thực

hiện dự án I hiện dự án II

Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án

1.2.2.3 Mô hình chìa khóa trao tay

Mô hình tổ chức dự án dang “chìa khóa trao tay” là hình thức tổ chức trong

đó nhà quản lý dự án không chỉ là đại diện toàn quyên của chủ đầu tư - chủ dự án

ma còn là “chủ” của dự án.

Hình thức tô chức dự án dạng chìa khóa trao tay áp dụng khi chủ đầu tưđược phép đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án.Khác với hình thức chủ nhiệm điều hành, giờ đây mọi trách nhiệm được giao chonhà quản lý dự án va họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với việc thực hiện

dự án Trong một số trường hợp nhà quản lý dự án không chỉ được giao toànquyền thực hiện dự án mà còn được phép cho người khác nhận thầu từng phanviệc trong dự án đã trúng thầu Khi đó họ như một thứ “cai” điều hành dự án

Trang 19

Trong trường hợp này bên quản lý dự án không phải là một cá nhân mà phải là

một tô chức quản lý dự án chuyên nghiệp

Sơ đồ 1.3: Mô hình chìa khóa trao tay

1.2.2.4 Tổ chức quan lý dự án theo chức năng

Hình thức tổ chức quản lý dự án theo chứng năng có đặc điểm là: (1) dự ánđược đặt vào một phòng chức năng nào đó trong cơ cấu tổ chức của doanhnghiệp (tùy thuộc vào tính chất của dự án) và (2) các thành viên quản lý dự ánđược điều động tạm thời từ các phòng chức năng khác nhau đến và họ vẫn thuộcquyền quản lý của phòng chức năng nhưng lại đảm nhận phần việc chuyên môncủa mình trong quá trình quản lý điều hành dự án

Mô hình này có 2 ưu điểm là linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ và mộtngười có thể tham gia nhiều dự án để sử dụng tối đa, hiệu quả vốn kiến thức

chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên gia

Bên cạnh đó cũng tồn tại 2 nhược điểm về cách té chức quan lý không theoyêu cầu của khách hàng và dự án không nhận được đủ sự ưu tiên cần thiết, không

đủ nguồn lực để hoạt động hoặc bị coi nhẹ.

Trang 20

Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án

1.2.2.5 Mô hình tô chức chuyên trách quản lý dự án

Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án là hình thức tổ chức quản lý

mà các thành viên ban quản lý dự án tách hoàn toàn khỏi phòng chức năng

chuyên môn, chuyên thực hiện quản lý điều hành dự án theo yêu cầu được giao

Mô hình tô chức chuyên trách quản lý dự án có những ưu điểm sau:

Đầu tiên là hình thức tổ chức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu của kháchhàng nên có thể phản ứng nhanh trước yêu cầu của thị trường.Tiếp theo, nhàquản lý dự án có đầy đủ quyên lực hơn đối với dự án Các thành viên trong banquản lý dự án chịu sự điều hành trực tiếp của chủ nhiệm dự án (chứ không phải

những người đứng đầu các bộ phận chức năng điều hành) Và do dự án tách khỏicác phòng chức năng nên đường thông tin được rút ngắn, hiệu quả thông tin sẽ

cao hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như khi doanh nghiệp hoặcchủ đầu tư thực hiện đồng thời nhiều dự án ở những địa bàn khác nhau và phảiđảm bảo đủ số lượng cán bộ cần thiết cho từng dự án thì có thê dẫn đến tình trạnglãng phí nhân lực hay do yêu cầu phải hoàn thành tốt mục tiêu về hoàn thiện, thờigian, chi phí của dự án nên các ban quản lý dự án có xu hướng tuyến hoặc thuêcác chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực vì nhu cầu dự phòng hơn là do nhu cầu

thực của hoạt động quản lý dự án

Trang 21

Chuyên viên| | Chuyên

marketing | | viên quản

lý tài

chính

Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án

1.2.2.6 Tổ chức quản lý dự án theo ma trận

Loại hình tổ chức quản lý dự án dạng ma trận là “sự kết hợp giữa mô hình

tổ chức quản lý dự án theo chức năng và mô hình tổ chức quan lý chuyên trách

dự án Từ sự kết hợp này hình thành hai loại ma trận: ma trận mạnh và ma trận

yếu

Ưu điểm của mô hình này là thực hiện dự án đúng tiễn độ, đúng yêu cầu kỹ

thuật, trong phạm vi chi phí được duyệt; các tài năng chuyên môn được phan

phối hợp lý cho các dự án khác nhau; khắc phục được hạn chế của mô hình quản

lý theo chức năng và tạo điều kiện để doanh nghiệp phản ứng nhanh hơn, linhhoạt hơn trước yêu cầu của khách hàng và thay đổi của thị trường

Nhược điểm còn tôn tại là nếu việc phân quyền quyết định trong quản lý dự

án không rõ ràng, hoặc trái ngược, trùng chéo sẽ ảnh hưởng đến tiến trình thựchiện của dự án Về lý thuyết, các chủ nhiệm dự án quản lý các quyết định hànhchính, những người đứng đầu bộ phận chức năng ra quyết định kỹ thuật Nhưng

trên thực tế quyền hạn và trách nhiệm khá phức tạp Do đó, kỹ năng thươnglượng là một yếu tố rất quan trọng dé đảm bảo thành công của dự án Mô hình

quản lý này còn vi phạm nguyên tắc tập trung trong quản lý: một nhân viên cóhai thủ trưởng nên sẽ gặp khó khăn khi phải quyết định thực hiện lệnh nào trongtrường hợp hai lệnh từ hai nhà quản lý cấp trên mâu thuẫn nhau

Trang 22

So đồ 1.6: Mô hình tô chức quản lý dự án theo ma trận

Chủ nhiệm Giám doc Giám đốc Giám độc Giám doc Giám đốc chương trình sản xuất kinh doanh tài chính kỹ thuật nhân sự

Bạn không chỉ quản lý các dự án của mình một cách hiệu quả mà còn giúp tăng

năng suất của nhân viên và xây dựng tính tự giác và trách nhiệm trong công

Tac dụng của mạng công viéc:

Thứ nhất, phản ánh được mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các

công việc của dự án.

Thứ hai, xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành dự án

Trên cơ sở đó xác định được các công việc găng và đường găng của dự án.

Thứ ba, mạng công việc là cơ sở dé tính toán thời gian dự trữ của các sự

kiện, các công việc.

Trang 23

Thứ tư, mạng công việc cho phép xác định những công việc nào phải thực

hiện kết hợp dé tiết kiệm thời gian và nguồn lực, công việc nào có thé thực hiệnđồng thời dé dat được mục tiêu về thời gian hoàn thành dự án

Thứ năm, mạng công việc là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kếhoạch tiến độ và điều hành dự án

b Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp đường

găng (CPM)

Ky thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp đường găng

(CPM) là một trong những kỹ thuật cơ bản dé quan lý tiến độ dự án Sơ đồ mạngPERT là biểu đồ tiến trình mô tả trình tự các hoạt động can thiết dé hoàn thànhmột dự án Sơ đồ PERT cho biết trình tự thực hiện các công việc, việc nào có thểlàm ngay, việc nào làm sau việc nào và thời gian cần thiết dé hoàn thành mỗi

công việc.

c Biểu đồ GANTTBiểu đồ này được giới thiệu vào năm 1917 boi Henry Gantt Đây là phươngpháp trình bày tiến trình thực tế cũng như kế hoạch thực hiện các công việc của

dự án theo trình tự thời gian Mục đích của biểu đồ này là xác định một tiễn độ

hợp lý nhất dé thực hiện các công việc khác nhau của dự án Tiến độ này tùy vào

độ dài công việc những điều kiện ràng buộc và kỳ hạn phải tuân thủ

Cột dọc biểu đồ trình bày công việc, trục hoành trình bày thời gian thực

hiện từng công việc Mỗi đoạn thăng biéu diễn một công việc Độ dài đoạn thăng

là độ dài công việc VỊ trí của đoạn thắng thé hiện quan hệ thứ tự trước sau giữa

các công việc.

1.2.3.2 Công cụ quản lý chất lượng dự án

a Lưu đồ (Biéu đồ quá trình)Lưu đồ quá trình là phương pháp thê hiện quá trình thực hiện các công việc

và toàn bộ dự án, đây là cơ sở dé phân tích đánh giá quá trình và các nhân tố tácđộng đến chất lượng công việc và dự án Lưu đồ quá trình cho phép nhận biếtcông việc hay hoạt động nào thừa có thể loại bỏ, hoạt động nào cần sửa đổi, cải

tiến hoàn thiện, là cơ sở để xác định vị trí, vai trò của mỗi thành viên tham gia

trong quá trình quản lý chất lượng kế cả nhà cung ứng, khách hàng, nhà thầu

Xây dựng lưu đồ quá trình cần đảm bảo nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Huy động những người có liên quan vào việc thiết lập lưu đồ

như các thành viên trong ban quản lý dự án, các nhà cung ứng, khách hàng, người giám sát,

Trang 24

Nguyên tắc 2: Mọi dit liệu thông tin hiện có phải thông báo cho mọi người.Nguyên tắc 3: Phải bồ trí đủ thời gian dé xây dựng lưu dé

Sơ đồ 7: Lưu đồ quá trình quản lý chất lượng dự án

Phuong phap Thiét bi `

` : Đâu vào Daura Người tiêu

Nhà cungứng |————py QUÁ TRÌNH ——— dùng

Nhân lực đo lường

Môi trường

Œ) (2) (3) (4) (5)

Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án

b Biểu đồ hình xương cá (Biéu đồ nguyên nhân — Kết quả)Đây là biêu đồ chỉ ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến một kết quả nào đó.Trong công tác quản lý chất lượng, biểu đồ này có tác dụng liệt kê những nguyênnhân ảnh hưởng đến chất lượng, xác định nguyên nhân nào cần được xử lý

trước

Các bước dé xây dựng biéu đồ:

Đầu tiên chúng ta phải lựa chọn một tiêu chuẩn chất lượng cần phân tích và

trình bày bằng một mũi tên

Tiếp theo là liệt kê toàn bộ những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chỉ

Trang 25

d Biéu đồ kiểm soát thực hiệnĐây là phương pháp đồ họa theo thời gian về kết quả của một quá trình thực

hiện công việc, là sự kết hợp giữa d6 thị và các đường giới hạn kiểm soát dé xácđịnh xem một quá trình có nằm trong tầm kiểm soát hay không, trên cơ sở đó xây

dựng các biện pháp điều chỉnh

Biểu đồ thường dùng dé giám sát các hoạt động có tính chat lặp đi lặp lại,

giám sát các biến động về chi phí và tiến độ thời gian

e Biéu đồ phân bố mật độĐây là một công cụ quan trọng dé tổng hợp, phân tích và thé hiện số liệuthong kê Day là phương pháp phân loại, biéu diễn các số liệu thống kê thu thậpđược theo các nhóm Nhìn vào biểu đồ dễ nhận thấy hình dạng của tập hợp sỐliệu, cho phép đánh giá số liệu theo những tiêu chuẩn xác định

Dé xây dựng biểu đồ này cần thực hiện các bước như sau:

Bước đầu ta cần thu thập số liệu thống kê liên quan đến chỉ tiêu chất lượngcần nghiên cứu

Tiếp theo là xác định khoảng rộng số liệu, phân bé tổng thé thống kê thành

một số tô nhất định, khoảng cách tổ tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và xác

định tân sô xuât hiện các giá tri của các tô.

Trang 26

Phân tích dòng chi phí dự án giúp các nhà quản lý, chủ đầu tư có kế hoạch

chủ động tìm kiếm đủ vốn và cung cấp theo đúng tiến độ đầu tư nhằm nâng caohiệu quả đồng vốn Phương pháp này dựa trên cơ sở chi phí thực hiện theo từng

công việc và số ngày hoàn thành các công việc đó

b Kiểm soát chi phí dự án

Là việc theo dõi tiến độ chi phí, xác định những thay đổi so với kế hoạch,trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp dé quản lý hiệu quả chi phí dự án

Kiểm soát chi phí dự án bao gồm những nội dung sau: Kiểm soát việc thựchiện chi phí để xác định mức chênh so với kế hoạch; ngăn cản những thay đổikhông được phép, không đúng so với đường chi phí cơ sở và thông tin cho cấpthâm quyền về những thay đôi được phép

Dé kiểm soát, theo dõi tiến độ chi phí cần xác định được đường chi phí cơ

sở Đường chỉ phí cơ sở là ngân sách theo thời đoạn được dùng để đo lường và

theo dõi tiến trình dự án Cán bộ dự án kiểm soát những biến động thực tế, xác

định nguyên nhân tạo nên sự thay đổi so với đường chi phí cơ sở và có kế hoạch,biện pháp điều chỉnh kịp thời dé quan lý hiệu quả chi phí dự án trên cơ sở đường

chi phí cơ sở.

Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều phần mềm giúp cho việc quản lý dự án

trở nên dé dàng hơn như Excel, Microsoft Project,

1.2.4 Các nội dung đánh giá công tác quản li dự an

Quản lý dự án bao gồm chín lĩnh vực chính cần được xem xét nghiên cứu(theo Viện Nghiên cứu Quan trị Dự án Quốc tế (PMD) là:

- Lập kế hoạch tổng quan: Lập kế hoạch tổng quan cho dự án là quá trình tổchức dự án theo một trình tự logic, là việc chi tiết hoặc các mục tiêu của dự ánthành những công việc cụ thể và hoạch định một chương trình thực hiện nhữngcông việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã đượckết hợp một cách chính xác và đầy đủ

- Quản lý phạm vi: quản lý phạm vi của dự án là việc xác định, giám sát

việc thực hiện mục đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự

án và cân phải thực hiện, công việc nào nắm ngoài phạm vi của dự án.

Trang 27

- Quản lý thời gian: Quản lý thời gian là việc lập kế hoạch, phân phối vàgiám sát tiễn độ thời gian nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự án Nó chỉ rõmỗi công việc phải kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ

dự án báo giờ sẽ hoàn thành

- Quản lý chỉ phi: quan lý chi phí của dự án là quá trình dự toán kinh p hi,

giám sát thực hiện chi phí theo tiễn độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, là

việc tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chỉ phí

- Quản lý chất lượng: quản lý chất lượng là quá trình triển khai giám sát

những tiêu chuẩn chat lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sảnphẩm dự án phải đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư

- Quản lý nhân lực: quản lý nhân lực là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ

lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án Nó

cho thấy việc sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đến mức nào?

- Quản lý thông tin: quản lý thông tin là quá trình đảm bảo các dòng thông

tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và vớicác cấp quản lý khác nhau Thông qua quản lý thông tin có thê trả lời ba câu hỏi:

ai cần thông tin về dự án, mức độ chỉ tiết cả các nhà quản lý dự án cần báo cáocho họ băng cách nào?

- Quản lý rủi ro: quan lý rủi ro là việc nhận diện các nhân tố rủi ro của dự

án, lượng hóa mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại

TỦI ro.

- Quan lý hợp đồng và hoạt động mua bán: Quản lý hợp đồng và hoạt độngmua bán của dự án là quá trình lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ,thương lượng, quản lý các hoạt động và điều việc mua bán nguyên vật liệu, trangthiết bị, dịch vụ cần thiết cho dự án Quá trình quản lý này nhằm giải quyết vấnđề: bằng cách nào dự án nhận được hàng hóa và dịch vụ cần thiết của các tổ chứcbên ngoài? Tiến độ cung, chất lượng cung ra sao?

1.2.5 Quản lý dự an theo chu ki

Dự án là một thực thể thống nhất, thời gian thực hiện dài và có độ bất địnhnhất định nên các tổ chức, đơn vi thường chia dự án thành một SỐ giai đoạn dé

quản lý thực hiện Mỗi giai đoạn được đánh dấu bởi việc thực hiện một hoặc

nhiều công việc Tổng hợp các giai đoạn này được gọi lầ chu kỳ dự án Chu kỳ

dự án được xác định thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc và thời hạn thực hiện

dự án Chu kỳ dự án xác định những công việc nào sẽ được thực hiện trong từng

pha và ai sẽ tham gia thực hiện Nó cũng chỉ ra những công việc nào còn lại ở giai đoạn cuôi sẽ thuộc và không thuộc phạm vi dự án.

Trang 28

Chu kỳ của một dự án thông thường được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn xây dựng ý tưởng

Xây dựng ý tưởng cho một dự án là xác định bức tranh lớn về mục tiêu, kếtquả cuối cùng và cách thực hiện kết quả đó Xây dựng ý tưởng cho một dự án bắtđầu ngay sau khi dự án bắt đầu hình thành Tập hợp số liệu, xác định nhu cầu,

đánh giá độ rủi ro, dự tính nguồn lực, so sánh lựa chọn dự án là những côngviệc được triển khai và cần được quản lý trong giai đoạn này Quyết định chọn

lựa dự án là những quyết định chiến lược dựa trên mục đích, nhu cầu và các mục

tiêu lâu dài của tổ chức, doanh nghiệp Trong giai đoạn này, những nội dung

được xét đến là mục đích yêu cầu của dự án, tính khả thi, lợi nhuận tiềm năng,mức độ chi phí, độ rủi ro và ước tính nguồn lực cần thiết Đồng thời cũng cầnlàm rõ hơn nữa ý tưởng dự án bằng cách phác thảo những kết quả và phươngpháp thực hiện trong điều kiện hạn chế về nguồn lực Phát triển ý tưởng dự ánkhông cần thiết phải lượng hóa hết bằng các chỉ tiêu nhưng nó phải ngắn gọn,được diễn đạt trên cơ sở thực tế

Trong nhiều tổ chức và doanh nghiệp, đặc biệt ở giai đoạn này, dự án được

quản lý bởi những người có nhiệm vụ, chức năng khác nhau Họ là những người

biết quản lý dự án, có đủ thời gian và sức lực để quản lý dự án trong khi vẫn làtốt các nhiệm vụ khác của mình

Giai đoạn phát triển

Giai đoạn phát triển là giai đoạn chi tiết xem dự án cần được thực hiện nhưthế nào mà nội dung chủ yếu của nó tập trung vào công tác thiết kế và lập kếhoạch Đây là giai đoạn chứa đựng những công việc phức tạp nhất của một dự án.Nội dung của giai đoạn này bao gồm những công việc như sau: thành lập nhóm

dự án, xác định cấu trúc tổ chức dự án; lập kế hoạch tong quan; phan tach côngviệc cua dự án; lập kế hoạch tiến độ thời gian; lập kế hoạch ngân sách ; thiết kếsản pham và quy trình sản xuất; lập kế hoạch nguồn lực cần thiết; lập kế hoạchchi phí và dự báo dòng tiền thu; xin phê duyệt thực hiện

Kết thúc giai đoạn này tiến trình thực hiện dự án có thể được bắt đầu.Thành công của dự án phụ thuộc khá lớn vào chất lượng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng

của các kế hoạch trong giai đoạn này

Giai đoạn thực hiện

Giai đoạn thực hiện là giai đoạn quản lý dự án bao gồm các công việc cần

thực hiện như việc xây dựng nhà xưởng và công trình, lựa chọn công cụ, mua

sắm thiết bị và lắp đặt Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nỗ lực nhất.Những vấn đề cần xem xét trong giai đoạn này là những yêu cầu kỹ thuật cụ thẻ,

Trang 29

Trong giai đoạn kết thúc của chu kỳ dự án, cần thực hiện những công việc

còn lại như: Hoàn thành sản phẩm, bàn giao công trình và những tài liệu liên

quan; đánh giá dự án, giải phóng nguồn lực

Một số công việc cụ thể cần được thực hiện để kết thúc dự án là: Hoàn

chỉnh và lưu trữ hé sơ liên quan đến dự án; kiểm tra lại số sách kế toán, tiễn hànhbàn giao và báo cáo; thanh quyết toán tài chính; đối với sản xuất cần chuẩn bị vàbàn giao chỉ dẫn kỹ thuật, chỉ dẫn vận hạnh các bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công

và các bản vẽ xử lý thiết kế (nếu có); bàn giao dự án cho bên trực tiếp vận hành,bảo trì, duy tu và các bên liên quan băng biên bản nội dung kết luận là thốngnhất nhận bàn giao

1.2.6 Các tiêu chi danh giá công tac quan ly dự án

Số lượng dự án đầu tư được quản lý tại doanh nghiệp

Số lượng dự án được quản lý tại Công ty có xu hướng tăng lên qua từngnăm là một dấu hiệu tốt của Công ty khăng định được uy tín trên thị trường, cóchỗ đứng trên thị trường, có lượng khách hàng ổn định qua từng năm, thể hiện

được năng lực tài chính 6n định, tình hình kinh doanh có sự phát triển qua từngnăm Tuy nhiên khi số lượng dự án được quản lý tại Công ty có xu hướng tănglên quá cao qua từng năm cũng không phải là một dấu hiệu tốt đối với nhữngCông ty có quy mô vừa và nhỏ vì điều này có thé gây ra tình trạng thiếu hụtnguồn nhân lực QLDA, một cán bộ công nhân viên phải tham gia vào nhiều dự

án dẫn đến tình trạng quá tải công việc, chồng chéo công việc nên hiệu quả làm

việc không được cao.

Giá trị trung bình các dự án đầu tư được quản lý tại doanh nghiệpGiá trị bình quân của các dự án quản lý được tinh từ tong vốn quản lý và số

lượng dự án được quản lý trong một năm Giá tri trung bình của các dự án được

quản lý phản ánh kết quả quản lý dự án của công ty Khi giá trị trung bình tăngdan qua các năm, tăng trưởng đều đặn qua từng năm, đạt hiệu quả hoạt động ổn

định, dần dần có được uy tín của khách hàng, có khả năng tham gia vào công tácquản lý quy mô vừa và lớn cho thấy điều đó Tuy nhiên, giá trị trung bình của

các dự án được quản lý có xu hướng tăng mạnh theo từng năm Đây không phải

là một dâu hiệu tôt cho các doanh nghiệp nhỏ vì nó đòi hỏi đội ngũ nhân viên tận

Trang 30

tâm, quan lý dự án mạnh mẽ và giàu kinh nghiệm Quản ly chất lượng người cókhả năng giám sát tiến độ, chi phí, dé tránh thất thoát, lãng phí vốn, chậm tiễn

độ dự án, không đảm bảo chất lượng dự án

Tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án đầu tư tại doanh nghiệpCác bước triển khai một dự án phải đúng tiễn độ, được thực hiện đúng trình

tự Đối với các công việc nối tiếp nhau, đảm bảo công việc này xong, công việckhác mới thực hiện tiếp Đối với các công việc thực hiện song song, cần phải

dam bảo cùng hoàn thành trước thời gian thực hiện các công việc khác sau đó.

Tiến độ tổng thé phải đảm bảo không bị chậm Tiến độ tổng thể của cả dự

án phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Nếu tiến độ tổng thé của dự án bị chậm

so với kế hoạch ban đầu thì phải xác định được nguyên nhân gây chậm trễ là doyếu tố nào? Đó là yếu tổ chủ quan hay khách quan? Các cá nhân có chủ độngkhắc phục trước khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng hay đã thả nổi dự án?

Quy trình phải phù hợp với quy trình bạn đang thực hiện Nếu thủ tục chạynhanh chóng, nhưng thủ tục và cơ chế không thể theo kịp, điều đó là chưa đủ.Điều này là do việc thực hiện dự án đòi hỏi phải xây dựng sau khi được phê

duyệt thiết kế và đề xuất Tiến độ công trình liên quan đến kế hoạch thanh toánvốn hàng năm nên bạn cần đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch thanh toán Tiến độđiều chỉnh, phê duyệt vốn cần có thời gian thu hồi vốn để tránh tình trạng dự án

bị gián đoạn nhiều năm trước khi quyết định điều chỉnh tăng tài sản công, bàn

giao cho cơ quan này

Chi phí thực hiện dự an đầu tư tại doanh nghiệpQuá trình quản lý chi phí đầu tư trong công tác quản lý dự án phải tuân theomột số nguyên tắc như:

- Các chi phí tập hợp cho dự án phải đúng, đủ và phải hợp lý nghĩa là các

nội dung chi phí phải tuân theo đúng quy định, đúng hạng mục (chi phí tư van,chi phí xây dựng, chi phí thiết bi, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, chi phí

quản lý dự án, chi phí khác và chi phí dự phòng), các khoản chi phí phải tập hợp

đúng dự án, đúng nguồn vốn Tổng chi phí cho dự án phải phù hợp với quy mô

dự án cũng như với độ dài thời gian thực hiện dự án.

- Phải kiểm soát được chi phí thực hiện dự án, nghĩa là xác định được sự

chênh lệch so với được duyệt để kịp thời ngăn chặn những thay đôi không đúng,

không được phép, từ đó đề xuất giải pháp dé quản lý có hiệu quả chi phí dự án

- Các khoản chi phí đều không bị loại ra khỏi giá trị quyết toán khi đượckiểm tra, kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng được nhiều cấp, nhiều ngành quantâm, do vậy việc thanh tra, kiểm toán liên tục được thực hiện, không chỉ trong

Trang 31

phạm vi nội bộ doanh nghiệp, nội bộ ngành mà còn thuộc phạm vi của Chính

phủ Do vậy, nếu chi phí không đúng, hợp lý sẽ bị loại khỏi giá trị công trình

- Trong quá trình quản lý dự án thi việc lựa chọn được nhà thầu cung ứngtheo đúng trình tự và quy định hay không, lựa chọn được nhà thầu có tiêu chuẩntốt nhất thực hiện các công việc liên quan của dự án và quản lý quá trình thực

hiện theo đúng các yêu cầu về thời gian, tiến độ, chất lượng, chi phí một cách tốt

nhất

Chat luong thuc hién du an dau tư tại doanh nghiệp

Chất lượng công tác quản lý dự án được đánh giá qua những khía cạnh sau:

- Chất lượng công tác quản lý dự án phải được đảm bảo ngay từ khâu đầutiên: chuẩn bị đầu tư Một dự án đầu tư khả thi sẽ là tiền đề rạo ra chất lượng cho

toàn bộ dự án Một dự án thay đôi phương án đầu tư, phương án kỹ thuật, kế ca

sai sót trong thiết kế - tổng dự toán phải thay đổi nhiều lần sẽ là nguyên nhân thấtbại cho các khâu - giai đoạn tiếp theo, gây ra thất thoát, lãng phí nguồn lực rấtlớn về tài sản, con người

- Chất lượng quản lý dự án còn thé hiện ở giai đoạn thi công xây dựng côngtrình, đúng, đủ về mặt khối lượng theo thiết kế; nghiệm thu đúng thực tế thi công

- Chất lượng dự án phải đảm bảo theo đúng tiêu chuân chất lượng của ViệtNam, của ngành Giao thông vận tải và yêu cầu chất lượng dự án được duyệt

Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

Trong quá trình thi công tại công trường, người lao động luôn tiềm ấnnhững nguy hiểm, tai nạn Vì vậy, việc đảm bảo ATLĐ cho người lao động, bảo

vệ quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp là vô cùng quan trọng Đảm

bảo an toàn lao động giúp ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bảo vệ sức

khỏe cho người lao động Vì vậy, công tác quản ly an toàn lao động tại công

trường là hoạt động cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng gián đoạn thi công, cácvấn đề về an toàn lao động và những rủi ro đáng tiếc xảy ra đối với công nhân

xây dựng.

Quản lý môi trường xây dựng

Quy trình QLDA cần phải quan tâm xem mức độ ảnh hưởng đến môi

trường của dự án qua các yếu tố như dự án có gây hại gi cho môi trường xungquanh bao gồm môi trường nước, môi trường không khí, trong quá trình thi

công và sử dụng không Vì một dự án gây hại đến môi trường sẽ ảnh hưởng đến

môi trường sông của những đối tượng xung quanh dự án, đặc biệt là con người

1.2.7 Các nhân tô ảnh hưởng tới chất lượng công tác quản lý dự án

1.2.7.1 Nhân tô chủ quan

Trang 32

Nguồn nhân lựcNguồn nhân lực được quyết định bởi hai yếu tố: số lượng và chất lượng.Quản lý dự án là một công việc không đòi hỏi nhiều người, nhưng việc tìm đủngười không phải là điều dé dàng vì quản lý dự án là một quá trình thông suốtdiễn ra liên tục ngay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án Do đó, nguồn nhân

lực đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực cá nhân và chuyên môn công việc

cùng việc kết hợp với nhiều chuyên gia quản lý dự án thì sẽ đạt được kết quả tốtnhất

Nguồn lực tài chính

Tất cả các công việc hành chính đều cần đến nguồn tài chính, và quản lý

dự án cũng không ngoại lệ Quản lý dự án đòi hỏi nguồn tài chính trước hết là chitrả cho quá trình thực hiện công việc, thứ hai là chi trả cho thiết bị và kinh phícần thiết dé duy trì công việc, thứ ba là chi trả cho sức lao động của người thựchiện công việc được yêu cầu Mức lương công bằng và thiết bị tiêu chuẩn, chất

lượng sẽ giúp quản lý thành công dự án.

Công cụ, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý

Quản lý dự án yêu cầu các công cụ và thiết bị để thực hiện công việc Cóthiết bị phù hợp và thiết bị chất lượng giúp giảm bớt sự phức tạp và tăng độ chính

xác và hiệu quả của toàn bộ dự án, đặc biệt là quản lý dự án.

Tính phức tạp của dự án

Tùy thuộc vào từng dự án mà có những nhiệm vụ nhất định trong quản lý

dự án Các dự án phức tạp đòi hỏi nhiều kinh nghiệm chuyên môn và nguồn nhânlực chất lượng, yêu cầu thiết bị phù hợp, độ phức tạp và số lượng lớn, đồng thờicần đầu tư vốn lớn và thường xuyên để giữ cho dự án trong tầm kiểm soát Quản

lý dự án có phức tạp hay không phụ thuộc vào mức độ phức tạp của dự án.

1.2.7.2 Nhân tô khách quan

Môi trường kinh tếTình hình kinh tế Việt Nam hiện nay cũng là một trong những yếu tố kháchquan tác động đến dự án và ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án Ở các nướcphát triển, nơi không có sự đồng bộ và không ồn định, việc cung cấp thông tin

chính xác cho ban quản lý còn hạn chế Đồng thời, chủ trương, đường lối, chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, miền, ngành chưa bền vững cũng là

yếu tố rủi ro đối với cán bộ quan lý trong việc thực hiện các chức vụ quan lý

Moi trường pháp lý

- Khi xây dựng các dự án phải đúng chủ trương đầu tư của nhà nước thì mớiđược quyết định đầu tư;

Trang 33

của nhà thiết kế Đây là một nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng thất thoát lãng

phí nguồn vốn đầu tư XDCB;

- Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu: quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứngđược yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu Lợi ích

của hình thức này là chọn được nhà thầu có phương án đáp ứng được các yêu cầu

kỹ thuật của công trình và có chỉ phí tài chính hợp lý nhất

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG CONG TÁC QUAN LÝ DỰ ÁN TẠI

CONG TY CO PHAN DAU TU —- XÂY DỰNG HÀ NOI GIAI DOAN

2016 — 2021

2.1 Tổng quan về Công ty Cỗ phần Dau tư và Xây dựng Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cô phan Dau tư và Xây

dựng Hà Nội

Công ty Cô phan Đầu tư - Xây dựng Hà Nội được hình thành và phát triển

từ Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà Nội thuộc Tổng công ty Đầu tư và Phát triểnnhà Hà Nội Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà Nội được thành lập theo Quyết định1893/ QD - UB ngày 16/51997 của UBND Thành phố Hà Nội, trên cơ sở sápnhập hai Công ty: Công ty Vật liệu và Xây dựng Hà Nội và Công ty Xây lắp điện

Hà Nội Công ty được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng doanh nghiệp hang 1theo Quyết định số 4089/QD-UB ngày 16/8/2000 Day là doanh nghiệp đầu tiêncủa ngành xây dựng Thủ đô được ra đời trong công cuộc đổi mới và sắp xếp lạidoanh nghiệp năm 1997 của Thành phố Hà Nội Hai Công ty tiền thân đều có quátrình sản xuất kinh doanh gắn liền với quá trình phát triển kinh tế ngành công

nghiệp xây dựng Thủ đô từ những năm qua:

Công ty Vật liệu và Xây dựng Hà Nội mà tiền thân là Công ty Quản lý và

khai thác cát Hà Nội ra đời từ năm 1970 Đây là Công ty được UBND Thành phố

Hà Nội giao nhiệm vụ thi công xây dựng, quan lý và tô chức khai thác cát kế ca

cát bãi và cát hút trên địa bàn Hà Nội.

Công ty Xây lắp điện Hà Nội đơn vị tiền thân là Công ty Thi công điệnnước Hà Nội chính thức hoạt động từ tháng 10 năm 1967 Công ty đã tô chức thicông nhiều công trình cao, hạ thế và trạm biến áp phục vụ cho việc cải tạo, nângcấp lưới điện cho Thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh - thành trong cả nước

Ngày 18 tháng 5 năm 2006 UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định số:2341/QD - UBND về việc chuyên doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dau tư - Xây

dựng Hà Nội thành Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội Sau khi thànhlập, Công ty cô phần đã xây dựng các mục tiêu chính sau đây:

- Đầu tư các dự án kinh doanh bất động sản, tập trung chủ yếu ở địa bànThành phố Hà nội

- Kinh doanh xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp

- Kinh doanh dịch vụ khu đô thị: Dịch vụ các khu chung cư cao tầng, kinh

doanh dịch vụ các khu nhà cho thuê và văn phòng cho thuê, kinh doanh các dịch

vụ khác trên địa bàn Hà Nội.

Trang 35

- Đầu tư tài chính: Góp vốn để đầu tư kinh doanh với các Công ty liêndoanh hoặc hợp tác đầu tư kinh doanh với các đơn vị ngoài Công ty Góp vốn côphần với các Công ty con trực thuộc Công ty hoặc góp vốn cùng kinh doanh chotừng hợp đồng cụ thé, trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, nhằm sử dụng vốn cóhiệu quả cao nhất.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vu của Công ty Cô phan Dau tư và

Xây dựng Hà Nội

2.1.2.1 Cơ cau tô chức của Công ty Cé phan Dau tư và Xây dựng Hà Nội

Do đặc điểm và quy mô của tổ chức, Công ty có cơ chế tổ chức quản lý

tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu quản lý, chỉ đạo, giám sát hoạt động của

Tổng hợp P.Kinh tê hoạch Các Công ty con Các Công ty liên kêt

Trang 36

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dau tư và Xây dựng Hà Nội

a Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cé phần Đầu tư và Xây dựng Hà Nội

Đến nay, Công ty đã và đang là Chủ đầu tư nhiều dự án lớn, nhỏ trên cả

nước Một số dự án tiêu biéu như: Khu đô thị mới Trung Văn tại phường Trung

Văn, quận Nam Từ Liêm; Khu liên hợp 262 Nguyễn Huy Tưởng, phường ThanhXuân Trung, quận Thanh Xuân; Dự án Nhà ở Đốc Ngữ, phường Ngọc Hà, quận

Ba Đình; khu nhà 6 dé bán cho CBCNV Thành phó và quận Tây Hồ Các dự án

do Công ty làm Chủ đầu tư được đánh giá cao về mỹ thuật và chất lượng Theo

đó, Công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển bền vững, tích lũy được nănglực tài chính đồi dào, xây dựng được đội ngũ nhân lực có chiều sâu kinh nghiệm

về đầu tư các Dự án

Tiếp nối những thành công đó, Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nộimong muốn được đón nhận những cơ hội đầu tư mới dé nỗ lực sáng tạo và tiếptục cung cấp thêm nhiém dich vụ - sản phẩm bất động sản hoàn hảo, ngày càngthỏa mãn nhu cầu cao cấp và sự hài lòng cho khách hàng Với tiềm lực mạnh vềtài chính, vững vàng về kinh nghiệm, cùng đội ngũ cán bộ nhân viên được đào

tạo chuyên nghiệp, nhiệt tình, năng động, sáng tạo và làm việc hiệu quả, Công ty

Cô phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội nỗ lực phan dau phat triển bền vững, trởthành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh vàquản lý bất động sản trong năm 2022

Công ty Cô phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội sẽ là nơi nhà đầu tư, các đốitác, khách hàng trao gửi niềm tin trọn vẹn, là nơi người lao động cống hiến hếtmình, cổ đông hoàn toàn hài lòng, và cộng đồng được hưởng nhiều lợi ích Với

sứ mệnh cung cấp những sản phẩm - dịch vụ Bắt động sản chất lượng nhất, cùngmang đến cho khách hàng những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất cùng chi phí phùhợp nhất Mục tiêu kinh doanh của Công ty Cô phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội

là xây dựng hạ tầng đồng bộ, hồ sơ pháp lý rõ ràng cùng chính sách hỗ trợ bánhàng tốt nhất cho nhu cầu an cư lạc nghiệp và đầu tư sinh lời của khách hàng

trong hôm nay va trong tương lai Phương châm Uy tín — Chất lượng — Hiệu quả

là những yếu tố hang đầu mà Công ty luôn hướng tới trong quá trình phát trién

Chất lượng sản phẩm và dịch vu được coi là nền tảng của sự phát triển bền vững

của Công ty.

b Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Công ty Cổ phần Dau tư và Xây

dựng Hà Nội

Trang 37

* Dai hội đồng cô đông:

Vi là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty nên Đại hội đồng cô đông

có các chức năng, nhiệm vụ dé thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối vớihoạt động kinh doanh, tô chức và điều hành công ty cổ phần

- Thông qua định hướng phát triển của công ty

- Quyết định loại cô phan và tông số cô phần của từng loại được quyền chàobán; quyết định mức cé tức hằng năm của từng loại cô phan

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên

- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35%tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếuĐiều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác

- Quyết định sửa đồi, bố sung Điều lệ công ty

- Thông qua báo cáo tài chính hăng năm

- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại

- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gâythiệt hại cho công ty và cổ đông công ty

- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty

- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty

* Hội dong quan tri:

Hội đồng quan trị là những người quyết định những van dé quản lý công ty,hội đồng quản trị có những quyền nhất định như:

- Quyết định các vấn đề liên quan đến giá cô phần và trái phiếu được phát

hành;

- Các giải pháp phát triển hoạt động trung và ngắn hạn của công ty như:Chiến lược phát triển hàng năm, mở rộng thị trường, các hoạt động marketing,đối mới công nghệ:

- Quyết định phương án đầu tư và các dự án đầu tư trong thâm quyền;

- Quyết định việc thành lập các công ty con, chi nhánh hay việc mua lại cổphần của doanh nghiệp khác

Hội đồng quản trị còn có quyền quyết định cơ cấu tô chức công ty; bau cử,miễn nhiệm, hoặc bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quan trị; bố nhiệm, miễn nhiệm,

ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc và người

quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định

Ngay cả những quyết định lớn như tô chức lại hay giải thể công ty, tuykhông có quyền quyết định như đại hội đồng cổ đông nhưng hội đồng quản trị có

quyên được nêu kiên nghị vê các vân đê này.

Trang 38

* Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát là cơ quan có nhiệm vụ giám sát việc quản lý và điều hànhcông ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Với vị trí là cơquan kiểm soát, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặcTổng giám đốc, Ban kiểm soát có những nhiệm vụ, quyên hạn sau:

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ can trọng trongquản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp

của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính

- Thâm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinhdoanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giácông tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họpthường niên Đại hội đồng cổ đông

- Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soátnội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty

- Xem xét số kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của công ty, cáccông việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc

theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cô đông hoặcnhóm cô đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật Doanh nghiệp năm 2014;

- Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cô đông các biện pháp sửa

đổi, bố sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động

kinh doanh của công ty.

- Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giámđốc vi phạm quy định tại Điều 160 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì phảithông báo ngay băng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi viphạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả

- Có quyền tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng côđông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty

- Có quyền sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiêm toán nội bộ của công ty

dé thực hiện các nhiệm vụ được giao

- Ban kiểm soát có thé tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi

trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cô đông

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanhnghiệp năm 2014, Điều lệ công ty và nghị quyết của Đại hội đồng cô đông

* Ban Tổng Giám doc:

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh

hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm

Trang 39

trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa

vụ được giao Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có những nhiệm vụ, quyền han sau:

- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày củacông ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

- Kiến nghị phương án cơ cấu tô chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

- Bồ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty,

trừ các chức danh thuộc thâm quyền của Hội đồng quản trị;

- Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trongcông ty kể cả người quản lý thuộc thâm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặcTổng giám đốc;

- Tuyển dụng lao động: Kiến nghị phương án trả cô tức hoặc xử lý lỗ trong

kinh doanh;

- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty vànghị quyết của Hội đồng quản trị

* Phòng Tài chính — Kế toán:

Phòng tài chính ghi nhận các giao dịch tài chính phát sinh trong công ty và

tiễn hành lập bao cáo tài chính tông hợp cùng các báo cáo chỉ tiết về thu nhập,bảng cân đối kế toán, bao cáo lưu chuyền tiền tệ theo định kỳ, thường là hang

tháng.

Phòng Tài chính — Tổng hợp sẽ đảm nhiệm các công việc sau:

- Ghi nhận các giao dịch tài chính

- Quản lý dòng tiền của Công ty

- Lập ngân sách và đưa ra dự báo tài chính cho Công ty

- Tư vấn và tìm kiếm nguồn tài chính dài hạn cho Công ty

- Quản lý nghĩa vụ thuế

- Quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

- Phân tích và lập báo cáo tài chính

* Phòng Tổ chức — Lao độngTham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ,

dao tạo phát triển nguồn nhân lực, đổi mới va phát triển doanh nghiệp, cổ phần

hoá, lao động, tiền lương, chế độ chính sách, bảo hộ lao động, thi đua, khen

thưởng.

* Phòng Hành chính — Tổng hợp

Trang 40

Là bộ phận giúp việc Giám đốc Công ty thực hiện các chức năng quản kýcông tác tổ chức, công nghệ thông tin, công tác hành chính và lao động tiềnlương cụ thể như sau:

- Công tác tô chức và công tác cán bộ

- Công tác đào tạo.

- Công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật.

- Nghiên cứu, xây dựng, tô chức triển khai việc ứng dụng và phát triển công

nghệ thông tin, tin học hoá các hoạt động quản lý SXKD trong toàn Công ty.

- Công tác hành chính văn phòng.

- Công tác lao động và tiền lương

- Công tác An toàn lao động - Vệ sinh lao động:

- Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân

- Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình

- Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo

* Phòng Kinh tế - Kế hoạch:

Phòng Kinh tế — Kế hoạch Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việcHội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực về xâydựng định hướng, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư;công tác thống kê tổng hợp, điều độ sản xuất kinh doanh; công tác lập dự toán,quản lý hợp đồng kinh tế và thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; công tác đấuthầu, tổ chức sản xuất kinh doanh, theo dõi, quản lý, kiểm tra và giám sát hoạtđộng sản xuất kinh doanh

Ngày đăng: 30/03/2024, 18:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN