1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề tốt nghiệp hoạt động marketing tại công ty cổ phần du lịch long phú chi nhánh đắk lắk

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động Marketing tại Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú, Chi nhánh Đắk Lắk
Tác giả Bùi Thị Lâm
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Thắng
Trường học Trường Đại học Tây Nguyên
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 5,44 MB

Nội dung

Nóbao gồm hàng loạt những hoạt động nằm ngoài quá trình sản xuất nhưng có tácđộng trực tiếp tới việc thực hiện giá cả của hàng hóa, dịch vụ.Theo Philip Kotler, một chuyên gia về Marketin

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

DU LỊCH LONG PHÚ, CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

Chuyên ng2nh: Quản trị kinh doanh Kho; h<c: 2017 - 2021

Trang 2

Đắk Lắk, th;ng 3 năm 2021

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

DU LỊCH LONG PHÚ, CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

Chuyên ng2nh: Quản trị kinh doanh

Người hướng dẫn:

TS Nguyễn Ng<c Thắng

Đắk Lắk, th;ng 3 năm 2021

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy

cô trong khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên lời cảm ơn chân thành

Đặc biệt em xin gửi đến thầy Nguyễn Ngọc Thắng, người đã hướng dẫn, giúp đỡ

em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất

Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của Công ty cổ phần du lịch LongPhú, Chi nhánh Đắk Lắk đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em được tìm hiểu thựctiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty

Vì kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiệnchuyên đề này em không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ýkiến đóng góp từ quý thầy cô để em rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Đắk lắk, ngày … tháng … năm 2021

Sinh viên

Bùi Thị Lâm

i

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

PHẦN THỨ NHẤT 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.2.1 Phạm vi về không gian 2

1.3.2.2 Phạm vi về thời gian 2

PHẦN THỨ HAI 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

2.1 Cơ sở lí luận 3

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 3

2.1.1.1 Khái niệm Marketing 3

2.1.1.2 Các khái niệm về du lịch 4

2.1.2 Marketing du lịch 7

2.1.2.1 Khái niệm 7

2.1.2.2 Vai trò của marketing trong kinh doanh du lịch 9

2.1.3 Kinh doanh lữ hành 9

2.1.3.1 Khái niệm 9

2.1.3.2 Vai trò của kinh doanh lữ hành 10

Trang 6

2.1.4 Các chiến lược trong Marketing du lịch 15

2.1.4.1 Chiến lược sản phẩm 16

2.1.4.2 Chiến lược giá 16

2.1.4.3 Chiến lược phân phối 17

2.1.4.4 Chiến lược xúc tiến 18

2.2 Cơ sở thực tiễn 18

2.2.1 Thực trạng hoạt động Marketing của các công ty du lịch trên Thế giới .18

2.2.2 Thực trạng hoạt động Marketing của các công ty du lịch ở Việt Nam 20

PHẦN THỨ BA 22

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Tình hình cơ bản của Công ty cổ phần Du lịch Long Phú, Chi nhánh Đắk Lắk 22

3.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần du lịch Long Phú 22

3.1.1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần du lịch Long Phú Chi nhánh Đắk Lắk 24

3.1.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2018, 2019, 2020 của Công ty 26

3.1.1.3.Những thuận lợi và khó khăn của Công ty cổ phần du lịch Long Phú Chi nhánh Đắk Lắk 27

3.2 Phương pháp nghiên cứu 29

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 29

3.2.2 Công cụ xử lý số liệu 29

3.2.3 Phương pháp thống kê 29

3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin 30

3.2.5 Phương pháp chuyên gia 30

iii

Trang 7

PHẦN THỨ TƯ 31

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

4.1 Phân tích thực trạng hoạt động Marketing của Công ty cổ phần du lịch Long Phú Chi nhánh Đắk Lắk 31

4.1.1 Chính sách sản phẩm 31

4.1.2 Chính sách giá 32

4.1.3 Chính sách phân phối 34

4.1.4 Chính sách xúc tiến 35

4.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing tại Công ty cổ phần du lịch Long Phú Chi nhánh Đắk Lắk 39

4.3.1 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chính sách sản phẩm 39

4.3.2 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chính sách giá 40

4.3.3 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chính sách phân phối 41

4.3.4 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chính sách xúc tiến .42

PHẦN THỨ NĂM 43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 9

PHẦN THỨ NHẤT

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề t2i

Ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội.Hoạt động du lịch đã được phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quantrọng ở nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên hiện nay ngành du lịch thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng đang gặp phải một trở ngại lớn đó là đại dịch Covid-19

Tính đến năm 2021, đại dịch Covid-19 đã lan rộng ra hơn 200 quốc gia và cácvùng lãnh thổ làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu Ngành du lịch cũngkhông nằm ngoài tầm ảnh hưởng này Năm 2020 lượng khách quốc tế đến Việt Namgiảm hơn 80% so với năm 2019, cùng với đó lượng khách nội địa cũng giảmkhoảng 50%

Tuy dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới, thế nhưngViệt Nam đã thực hiện chống dịch rất thành công và được đánh giá là đất nước kiểmsoát dịch Covid-19 tốt thứ 2 trên thế giới Đồng thời có những chính sách kịp thời

hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội và đờisống Đối với ngành du lịch, nhà nước đã phát động các chương trình kích cầu dulịch với kỳ vọng sớm khôi phục cho ngành

Góp phần cho sự phát triển của toàn ngành du lịch thì không thể không kể đếncác công ty lữ hành Tuy nhiên, để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốcliệt ngày nay, doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh hợp lý để cónhững bước tiến thành công hơn Đặc biệt các doanh nghiệp lữ hành cần xây dựngcho mình các hoạt động Marketing hiệu quả đem về lợi ích cả về mặt ngắn hạn cũngnhư dài hạn Là một trong những công ty lữ hành hoạt động trên địa bàn thành phốBuôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk, Công ty cổ phần du lịch Long Phú Chi nhánh ĐắkLắk là một nhà cung cấp dịch vụ tour trọn gói và chuyên nghiệp Nghiên cứu hoạtđộng Marketing tại công ty sẽ có một cái nhìn sâu hơn về ngành kinh doanh lữ hành

và rút ra được nhiều bài học kinh doanh Với mong muốn được học tập sự vận dụngcác chính sách Marketing trong kinh doanh của công ty và hiệu quả các chính sách

Trang 10

đó, tôi thực hiện đề tài : “Hoạt động Marketing tại Công ty cổ phần du lịch LongPhú, Chi nhánh Đắk Lắk”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động marketing tạicác doanh nghiệp

- Đánh giá thực trạng hoạt động marketing tại các doanh nghiệp, từ đó xácđịnh những yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động này của Công ty cổ phần du lịchLong Phú, Chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian vừa qua

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty

cổ phần du lịch Long Phú, Chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian tới

1.3 Đối tượng v2 phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt độngMarketing của Công ty cổ phần du lịch Long Phú, Chi nhánh Đắk Lắk

Trang 11

PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm Marketing

Thuật ngữ marketing xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ XX, lần đầutiên là tại Mỹ, nhưng mãi sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và đặcbiệt sau Chiến tranh Thế giới thứ II (1941-1945) mới đạt được những bước nhảy vọt

và phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng để thực sự trở thành một lĩnhvực khoa học phổ biến như ngày nay

Quá trình quốc tế hóa của marketing phát triển rất nhanh, ngày nay hầu như tất

cả các trường đại học kinh tế trên thế giới đều đang giảng dạy bộ môn marketing vàmarketing cũng được ứng dụng một cách rất hiệu quả trong các lĩnh vực kinh doanh

ở khắp mọi nơi

Marketing không chỉ đơn giản là việc bán hàng hay quảng cáo, tiếp thị Nóbao gồm hàng loạt những hoạt động nằm ngoài quá trình sản xuất nhưng có tácđộng trực tiếp tới việc thực hiện giá cả của hàng hóa, dịch vụ

Theo Philip Kotler, một chuyên gia về Marketing hàng đầu của Mỹ: “Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thõa mãn nhu cầu và ước muốnthông qua quá trình trao đổi”

Còn theo Hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa: “ Marketing là quá trình kếhoạch hóa và thực hiện các quyết định về sản phẩm, định giá, xúc tiến và phân phốihàng hóa, dịch vụ và tư tưởng hành động để tạo ra sự trao đổi nhằm thõa mãn cácmục tiêu cá nhân và tổ chức”

Như vậy Marketing được hiểu là một khoa học về sự trao đổi, nghiên cứu vàgiải quyết tất cả các quan hệ trao đổi giữa một tổ chức với một môi trường bênngoài của nó Marketing không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh mà còn

Trang 12

thể hiện vai trò quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động khác như chính trị, xã hội,

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Marketing phải được thực hiện liên tục

từ trước khi sản xuất sản phẩm, trong quá trình sản xuất, trong khâu tiêu thụ và ngay

cả sau khi đã bán hàng hóa, dịch vụ

2.1.1.2 Các khái niệm về du lịch

a) Khái niệm du lịch

Hiện nay, trên phạm vi thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếutrong đời sống văn hóa – xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cáchmạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới

Thuật ngữ du lịch trở nên rất thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Pháp, “tour”nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trínhằm hồi phục, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người, nhưngtrước hết nó liên quan mật thiết với việc chuyển chỗ của họ

Thời gian qua đã chứng minh rằng: du lịch không chỉ tạo nên sự vận động củahàng triệu người từ nơi này sang nơi khác mà còn sinh ra nhiều hiện tượng kinh tế -

xã hội gắn liền với nó

Như vậy, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung “kép”, một mặt nó mang

ý nghĩa thông thường của từ “ việc đi lại của con người” với mục đích nghỉ ngơigiải trí Mặt khác, du lịch được nhìn từ một góc độ như là một hoạt động gắn chặtvới kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu dùng) do chính nó tạo ra

Định nghĩa của Michell Coldman về du lịch : “Du lịch là sự kết hợp tương táccủa bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách”

4

Chính quyền sở tạiDân cư sở tại

Trang 13

Định nghĩa của Khoa du lịch và khách sạn của trường Đại học Kinh tế Quốcdân như sau: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động, tổ chức,hướng dẫn du lịch, sản xuất trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệpnhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu

về những nhu cầu của khách du lịch Các hoạt động đó đem lại những lợi ích kinh

tế, chính trị, xã hội thiết thực cho quốc gia làm du lịch và cho bản thân các doanhnghiệp kinh doanh

Vì vậy, khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: Du lịch là một dạnghoạt động của con người trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lạitạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triểnthể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao, kèm theoviệc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa

b) Khái niệm kinh doanh du lịch

Dịch vụ du lịch đã trở thành một ngành kinh tế (công nghiệp không khói) vàngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước trên thế giới Trong cơcấu kinh tế của hầu hết các nước đều đã có mặt ngành kinh tế du lịch Có một sốnước, ngành kinh tế du lịch được đặt vào vị trí mũi nhọn, tỷ trọng thu nhập ngoại tệchiếm 30-50% và tỷ trọng lao động trong ngành chiếm 20-30% tổng lao động cảnước

Trên góc độ nhà kinh doanh du lịch, kinh doanh du lịch là ngành kinh doanhtổng hợp nhằm tõa mãn nhu cầu đặc biệt (nhu cầu du lịch) của ocn người Muốn tạo

ra một dịch vụ được người tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao, buộc người phục

vụ phải tìm hiểu, điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với hành vi củangười tiêu dùng du lịch

Như vậy, kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, hoặc một số hay tất cả cáccông đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch nhằm mụcđích sinh lời

c) Các loại hình chủ yếu của kinh doanh du lịch

- Kinh doanh lữ hành

Trang 14

Kinh doanh lữ hành là ngành kinh doanh bằng cách bán các chương trình dulịch (tour), có nghĩa là sản xuất, đổi mới các chương trình du lịch và tổ chức thựchiện chương trình du lịch đó Đây là hiện tượng kinh doanh đặc trưng của du lịch.Kinh doanh lữ hành là ngành chủ chốt của hoạt động kinh tể du lịch, nó được coinhư một ngành công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển du lịch.

Hoạt động kinh doanh lữ hành được thể hiện qua quá trình chọn lọc các tàinguyên du lịch về thiên nhiên và nhân văn để cấu thành sản phẩm du lịch ở dạng thô

để cuối cùng xây dựng nên các chương trình du lịch Doanh nghiệp lữ hành với tưcạch là nơi môi giới (bán) các dịch vụ hàng hóa được sản xuất từ các doanh nghiệpkhác, chuyên ngành để thu một phần tiền quỹ tiêu dùng cá nhân của khách du lịch

Do vậy, ta có thể hình dung ra những dịch vụ mà nó có thể cung cấp chokhách, từ việc đăng ký chỗ ngồi trong các phương tiện vận chuyển (máy bay, tàuhỏa ) đến đăng ký các cơ sở lưu trú, ăn uống (khách sạn, nhà hàng ), những cơ sởvui chơi giải trí, thuê hướng dẫn viên, các thủ tục visa, hộ chiếu

Một trong những dịch vụ đặc trưng nhất của kinh doanh lữ hành là xây dựngcác chương trình du lịch với giá trọn gói để thu hút khách, nối liền mối quan hệcung cầu du lịch, tạo ra giao lưu gặp gỡ giữa người mua và người bán trên thịtrường du lịch

- Kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống

Cơ sở hoạt động dạng này là hệ thống các khách sạn, nhà hàng hoặc các loạihình lưu trú: motel, camping với nhiều cấp hạng, quy mô khác nhau Do nhu cầu

tự nhiên, du khách muốn đàm bảo cho sự tồn tại của mình tại nơi đến, khi đã rangoài vùng cư trú thường xuyên, họ đều cần có nơi nghi sau ngày di chuyển Nếuđặt trong tổng thể kinh doanh du lịch để họ hoàn thành chương trình du lịch đãchọn, khách sạn, nhà hàng cùng các cơ sở lư trú khác cần quan hệ chặt chẽ với cáchang lữ hành nơi có nguồn khách du lịch Ngược lại, muốn thực hiện kế hoạch đưađón khách đến các điểm tham quan du lịch thì doanh nghiệp lữ hành phải chủ động

ký kết hợp đồng ăn nghi cho du khách tại các khách sạn, nhà hàng ở các điểm dừngchân Ngoài ra, các tổ chức kinh tế xã hội, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục tất cả cácđầu mối có nguồn khách cần lưu trú và ăn uống

- Kinh doanh dịch vụ vận chuyển

6

Trang 15

Du lịch là vận động, di chuyển đến các điểm tham quan nên sản phẩm du lịchthường được sử dụng tại vùng cách xa nơi lưu trú của khách, bản thân sản phẩm dulịch không thể mang đi mang lại, phải tiêu dùng tại nơi “sản xuất" ra chúng, tức nơi

có tài nguyên Do vậy, những doanh nghiệp vận chuyển được hình thành để đưakhách đến các điểm du lịch khác nhau

Trên thực tế, du khách không phải tự lo đến vấn đề này, mà việc cung cấp và

sử dụng dịch vụ vận chuyển đều do công ty lữ hành, nơi du khách mua chương trình

du lịch đảm nhiệm Tùy theo chương trình tour, khách có thể lựa chọn phương tiệnvận chuyển như: máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, ô tô hay các phương tiện thô sơ nhưngmang đặc trưng tại các điểm du lịch như: cưỡi voi, xe ngựa, xích lô

- Kinh doanh dịch vụ bổ sung

Nhu cầu du khách hết sức đa dạng, ngoài những dịch vụ cơ bản như lưu trú, ănuống, còn có thêm hàng loạt dịch vụ bổ sung như: đặt vé máy bay, xem múa rốinước, thủ tục visa Khách du lịch không chỉ mong muốn đi thăm quan đơn thuần màcòn muốn chuyến đi của mình bổ ích, phong phú, cuối cùng là đảm bào những yêucầu tối thiểu của cuộc sống như nhà ở và ở trên mức đó

Tại các nước du lịch phát triển, chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung chiếm mộtphần không nhỏ trong tổng chi phí của khách Kinh doanh dịch vụ bổ sung là loạihình không thể thống kê đầy đủ bởi nó luôn thay đổi và này sinh Để thu hút khách

và tăng thu nhập, các hãng du lịch luôn tăng cường bố sung, cải tiến các hình thứcphục vụ, đặc biệt là tại các cơ sở lư trú

2.1.2 Marketing du lịch

2.1.2.1 Khái niệm

Có nhiều định nghĩa về Marketing du lịch, theo tổ chức du lịch thế giớiUNWTO thì Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà qua việc nghiên cứu vàtuyển chọn trên cơ sở nhu cầu của khách, nó có thể cung cấp sản phẩm du lịch ra thịtrường sao cho phù hợp nhất với mục đích lợi nhuận của tổ chức du lịch đó.Theo định nghĩa của Alastair M Morrison: Marketing du lịch là một quá trìnhliên tục nối tiếp nhau, qua đó các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn lập kế hoạchnghiên cứu, thực hiện, kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu

Trang 16

và mong muốn của khách hàng và những mục tiêu của doanh nghiệp để đạt đượchiệu quả cao nhất Marketing đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của mọi người trong Công

ty và hoạt động của Công ty hỗ trợ liên quan dựa trên 6 nguyên tắc:

- Thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng

- Marketing là quá trình liên tục, là hoạt động quản lý liên tục

- Liên tục nhưng gồm nhiều bước nối tiếp nhau

- Nghiên cứu Marketing đóng vai trò then chốt

- Sự phụ thuộc lẫn nhau của các Công ty lữ hành và khách sạn có mối quan hệphụ thuộc và tác động lẫn nhau (sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp, mỗi Công

ty không thể làm Marketing cho riêng minh mà phải kết hợp với nhau để làmMarketing có hiệu quả)

- Marketing không phải là trách nhiệm của một bộ phận duy nhất mà là tất cảcác bộ phận Marketing du lịch là hoạt động Marketing trên thị trường du lịch vàtrong lĩnh vực du lịch và vận dụng cho doanh nghiệp du lịch

Hoạt động du lịch mang tính dịch vụ rõ nét, nó chi phát triển khi nền kinh tếphát triển Theo Phillip Kotter dịch vụ được hiểu như sau: Dịch vụ là mọi biện pháphay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia thông qua cung ứng hoặc traođổi, chủ yếu là vô hình hoặc không dẫn đến quyền sở hữu Việc thực hiện dịch vụ

có thể gắn liền với sản phẩm vật chất Ngoài đặc tính của sản phẩm dịch vụ chung,sản phẩm du lịch có những đặc tính sau:

Tính vô hình hay phi vật chất: sản phẩm du lịch không thể sờ thấy được trướckhi ta tiêu dùng chúng Một người luu trú qua đêm tại khách sạn hoặc một tour dulịch không thể biết trước được chất lượng cuả sản phẩm đó Họ chi có thể đánh giásau khi tiêu dùng chúng thông qua sự cảm nhận, độ thoả mãn của họ

Tính không thể phân chia: Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịchdiễn ra đồng thời Sản phẩm du lịch không thể hình thành được sau đó mới tiêu thụ.Sản phẩm du lịch không thể tách khỏi nguồn gốc của nó

Tính không ổn định và khó xác định chất lượng: chất lượng dịch vụ - thườngdao động trong một khoảng rộng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch thẩm địnhchất lượng dịch vụ phụ thuộc chủ yếu vào cảm nhận của khách hàng Cùng mộtcách thức phục vụ đối với người này thì tốt, người kia thì không tốt Vì vậy người

8

Trang 17

phục vụ, cung ứng dịch vụ phải thường xuyên theo dõi tâm lý của khách để cónhững quyết định đúng đắn.

Tính không lưu giữ được: dịch vụ du lịch không thể tồn kho hay lưu giữ đượckhi khách đã mua chương trình du lịch, dù khách không đi nhưng chi phí cho hoạtđộng đó Công ty vẫn phải trả Đó là lý do tại sao các công ty phải thu tiền trước củakhách và đưa ra mức phạt cao nếu khách phá bỏ hợp đồng

Marketing du lịch cần phải tuân thủ những nguyên tắc đặc thù của lĩnh vựcmình nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh Để củng cố niềm tin của khách hàng,Marketing du lịch cần phải tăng tính hữu hình của sản phẩm bằng cách mở rộngquảng cáo, giới thiệu chương trình hay tạo hình ảnh của công ty

2.1.2.2 Vai trò của marketing trong kinh doanh du lịch

Marketing đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp dulịch, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay thì việc áp dụngMarketing vào du lịch ngày càng cần thiết Marketing thể hiện sự liên kết giữa nhucầu và mong muốn thị trường mục tiêu với các nguồn lực của doanh nghiệp, từ đóthoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường mục tiêu

Mặt khác do nguồn cung cấp du lịch là cố định và không dự trữ được cho nêncác dịch vụ du lịch chỉ có thể tiêu thụ tại chỗ Các sản phẩm du lịch mang tính chấtcứng nhắc, không thể thuận theo sự biến đổi của nhu cầu du lịch về không gian vàthời gian Trong khi đó nhu cầu du lịch có đặc tính linh hoạt, liên quan đến các mặtbằng thu nhập và giá cả, nhạy bén với tình hình chính trị và xã hội Nó còn được thểhiện bởi sự mất cân bằng theo mùa, thiếu sự cân đối giữa các kỳ nghi Do vậyMarketing du lịch thực hiện chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp vớithị trường nhằm đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra

2.1.3 Kinh doanh lữ hành

2.1.3.1 Khái niệm

Theo nghĩa rộng thì lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển củacon người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó Với mộtphạm vi đề cập như vậy thì trong hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành,nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành là du lịch Tại các nước phát triển,

Trang 18

thuật ngữ “ lữ hành và du lịch” được hiểu một cách tương tự như "du lịch" Vì vậyngười ta có thể sử dụng thuật ngữ “lữ hành du lịch để ám chỉ các hoạt động đi lại vàcác hoạt động khác có liên quan tới các chuyến đi với mục đích du lịch.

Theo nghĩa hẹp, hoạt động lữ hành được hiểu là những hoạt động tổ chức cácchương trình trọn gói

Theo định nghĩa của Tổng cục Du lịch Việt Nam: Kinh doanh lữ hành là việcthực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịchtrọn gói hay từng phần, quảng cáo và bản các chương trình này trực tiếp hay giántiếp qua các trung gian và văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình vàhướng dẫn du lịch Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức cácmạng lưới đại lý lữ hành

Từ khái niệm kinh doanh lữ hành, Công ty lữ hành là một loại hình doanhnghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bản vàthực hiện các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần cho khách du lịch Ngoài

ra công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm củacác nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khácđảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuốicùng

2.1.3.2 Vai trò của kinh doanh lữ hành

a) Tính tất yếu khách quan của kinh doanh lữ hành

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là bộ phận quan trọng mang tính quyếtđịnh đến sự phát triển du lịch ở một không gian, thời gian nhất định Vai trò của cácdoanh nghiệp kinh doanh lữ hành được khẳng định như một yếu tố khách quan đốivới sự phát triển của ngành du lịch Xuất phát từ nội dung của nhu cầu du lịch: nhucầu thiết yếu (ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại), nhu cầu đặc trưng (vui chơi, giải trí, nghidưỡng, tham quan ) và nhu cầu dịch vụ bổ sung

Các nội dung của nhu cầu du lịch trên là cơ sở hình thành các lĩnh vực kinhdoanh du lịch cơ bản bao gồm: kinh doanh vận chuyển, kinh doanh lưru trú ănuống, kinh doanh dịch vụ bổ sung trên cơ sở khai thác giá trị của các tài nguyên dulịch

10

Trang 19

Hầu hết các hàng hóa và dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch đượctạo ra bởi các nhà cung ứng thuộc các bộ phân kinh doanh nói trên Tuy nhiên, việcbán trực tiếp các sản phẩm du lịch từ các nhà cung cấp cho khách sẽ gặp một số khókhăn bởi các lý do:

Cầu du lịch phân tán ở khắp mọi nơi trong khi phần lớn cung của các bộ phậncung ứng du lịch thường mang tính chất cố định Các tài nguyên du lịch, các nhàkinh doanh dịch vụ luu trú đều không thể cống hiến những giá trị của mình đến tậnnơi ở thường xuyên của khách du lịch Ngược lại, muốn tiêu dùng và hưởng thụ thìkhách du lịch phải rời nơi ở thường xuyên của họ đến với các tài nguyên, cơ sở kinhdoanh du lịch

Nhu cầu du lịch mang tính tổng hợp, đồng bộ cao, mỗi nhà cung ứng сао,riêng lẻ sẽ gặp những bất lợi về khà năng đáp ứng Trong quá trình thực hiệnchuyến du lịch, người đi du lịch có nhu cầu về sản phẩm vật thể và phi vật thể.Những sản phẩm này có loại là tiêu dùng thông thường trong cuộc sống hàng ngày,

có loại chi khi đi du lịch mới sử dụng Đối lập với tính tổng hợp và đồng bộ của cầutrong du lịch thì tính phân tán và độc lập của các thành phần trong cung du lịch đãgây ra khó khăn, cản trở cho khách trong việc tự sắp xếp, bố trí các hoạt động để cómột chuyến du lịch như ý muốn

Thị trường du lịch mang tính toàn cầu hóa cao nên các nhà kinh doanh du lịchgặp khó khăn trong việc xác định địa chỉ du khách và khả năng tài chính cho thôngtin, quảng cáo Khách du lịch thường không có đủ thời gian, thông tin và khả năng

để tự tổ chức chuyến du lịch có chất lượng như mong đợi Sàn phẩm du lịch tồn tại

đa phần dưới dạng dịch vụ Đặc trưng vốn có của dịch vụ là thời gian, không giansản xuất và tiêu dùng được diễn ra đồng thời Hầu hết các dịch vụ du lịch được thựchiện cần có sự tiếp xúc giữa người cung cấp và người tiêu dùng Vì thế khách dulịch gặp nhiều khó khăn như bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng,khẩu vị, thời tiết, sinh hoạt ở nơi đến du lịch và do đó tâm lý càm nhận rủi rotrong tiêu dùng của khách du lịch là rất lớn Điều này sẽ tạo ra hàng rào ngăn cảngiữa cầu và cung trong du lịch

Khi trình độ dân trí nâng cao, thu nhập tăng lên thì con người có xu hướngchuyên môn hóa để nâng cao năng suất lao động, tham gia tích cực vào quá trình

Trang 20

trao đổi để thỏa mãn cao nhất những mong muốn của bản thân Do vậy khi tiêudùng du lịch, con người ngày càng yêu cầu được phục vụ tiện nghi, lịch sự, chu đáo,

an toàn, vệ sinh hơn Chất lượng của sản phẩm du lịch là sự so sánh giữa những gì

mà họ cảm nhận được với những gì mong đợi, cái họ cảm nhận được phải tươngxứng với những chi phí đã bỏ ra

Các mâu thuẫn trong quan hệ giữa chủ thể du lịch với khách thể du lịch, giữacung và cầu du lịch là cơ sở cho sự ra đời kinh doanh lữ hành Kinh doanh lữ hànhgiữ vai trò trung gian, làm cầu nối giữa khách du lịch với các nhà cung cấp dịch vụvới vai trò là các kênh phân phối sản phẩm trong du lịch tiếp cận với các giá trị củatài nguyên du lịch Trên cơ sở đó rút ngắn khoảng cách giữa khách du lịch với cácnhà cung cấp, nâng cao hiệu quả cung ứng và hiệu quả kinh doanh du lịch.Tóm lại, kinh doanh lữ hành là một bộ phận quan trọng mang tính quyết địnhđến sự phát triển du lịch ở một không gian, thời gian nhất định Xuất phát từ mốiquan hệ cung cầu trong du lịch cũng như đặc điểm của quá trình tiêu dùng du lịch

mà kinh doanh lữ hành được khẳng định như một yếu tố khách quan đối với sự pháttriển của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung trong phạm vi quốc giakhu vực hoặc toàn cầu

b) Chức năng của kinh doanh lữ hành

Kinh doanh lữ hành là một bộ phận quan trọng của ngành du lịch, nhằm thúcđẩy việc tăng nhanh các chuyến du lịch nội địa cũng như các chuyến du lịch quốc

tế Kinh doanh lữ hành tác động đồng thời đến cả cung và cầu trong du lịch, giảiquyết những mâu thuẫn cản trở vốn có trong quan hệ cung cầu du lịch Trong tất cảcác ngành, nhiệm vụ chính của trung gian là chuyển hàng hóa và dịch vụ từ trạngthái mà người tiêu dùng chưa muốn, thành sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùngcần Để thực hiện nhiệm vụ này, kinh doanh lữ hành phải đảm bảo được các chứcnăng cơ bản sau:

Chức năng thông tin

- Cung cấp cho du khách thông tin cần thiết về điều kiện đi du lịch và điềukiện nghi ngơi tại các điểm du lịch khác nhau, bao gồm thông tin cụ thể: giá trị tàinguyên du lịch, các loại hình du lịch khác nhau, thời điểm đi du lịch thích hợp, giá

cả, chất lượng phục vụ

12

Trang 21

- Cung cấp cho du khách các thông tin cần thiết khác gồm: các tài liệu - cầncho chuyến đi, thủ tục visa, hộ chiếu, các loại lệ phí, tiền tệ, bản đồ

Chức năng tổ chức

- Tổ chức nghiên cứu thị trường du lịch

- Tổ chức liên kết các hàng hóa và dịch vụ du lịch đơn lẻ như: dịch vụ vậnchuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí thành một sản phẩm du lịch thốngnhất Thực chất đây là tổ chức xây dựng các chương trình du lịch trọn gói

c) Lợi ích của sự phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành

Hoạt động kinh doanh lữ hành với vai trò là trung gian trên thị trường du lịch,thực hiện quá trình phân phối sản phẩm mang lại lợi ích đồng thời cho các nhà cungcấp dịch vụ du lịch đơn lẻ, nguời tiêu dùng du lịch, nơi đến du lịch và cho chính cáccông ty lữ hành

- Đối với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ du lịch

Trang 22

Về phần cung trong du lịch chủ yếu là dịch vụ, các dịch vụ có những đặc trưng

cơ bản là gắn chặt nơi sản xuất và nơi tiêu thụ, vì thế cần đến hoạt động lữ hành làmtrung gian môi giới, quảng cáo và xúc tiến hình ảnh các loại dịch vụ để thu hútkhách có nhu cầu về du lịch

Nhà cung cấp tiêu thụ được số lượng lớn sản phẩm, bởi có khách thườngxuyên ổn định từ các nhà kinh doanh lữ hành cung cấp Nhờ có thị trường kháchthường xuyên ổn định mà nhà cung cấp chủ động trong các hoạt động kinh doanh,tập trung được nguồn lực tránh lãng phí và đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ.Trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, nhà cung cấp đã chuyển bớtrủi ro trong kinh doanh tới các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Nhà cung cấp sẽ giảm bớt chi phí trong xúc tiến, khuếch trương sản phẩm dulịch thông qua hoạt động của các công ty lữ hành Hơn nữa các hoạt động tập trungvào thị trường trung gian có chi phí nhỏ hơn chi phí trong xúc tiến, khuếch trươngtrực tiếp, do vậy các nhà cung cấp thu được kết quả kinh doanh cao hơn

- Đối với khách du lịch

Phần lớn khách du lịch không đủ những thông tin, hiểu biết, kinh nghiệm vàthời gian để tổ chức cho minh những chuyến đi du lịch Họ cần đến các doanhnghiệp hoặc đại lý lữ hành để tư vấn và tổ chức các chuyến du lịch hoặc những dịch

vụ mà họ cần như: vẻ máy bay, visa, thuê xe, đặt khách sạn

Khách du lịch, người tiêu dùng cuối cùng khi sử dụng các dịch vụ của cácdoanh nghiệp lữ hành sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức Có nghĩa làvới chi phí thấp hơn nhưng hiệu quả chuyến đi đạt được cao hơn so với việc dukhách tự thực hiện chuyến hành trình

Du khách có cơ hội tốt cho việc mở rộng và củng cố các quan hệ giao lưu xãhội Thông qua các chương trình du lịch, du khách có cơ hội được tìm hiểu truyềnthống lịch sử, bản sắc văn hóa, thành tự văn hóa, khoa học kỹ thuật của đất nước.Khách du lịch chủ động trong chi tiêu ở các điểm đến vì các dịch vụ đã đượcxác định và thanh toán trước khi tiêu dùng Mặt khác, khi mua chương trình du lịch,khách còn cảm nhận được phần nào về chất lượng của các dịch vụ mà họ sẽ đượctiêu dùng Việc thừa hưởng tri thức, kinh nghiệm của các chuyên gia về tổ chức và

14

Trang 23

thực hiện chương trình du lịch, tạo sự an tâm, tin tưởng và bảo đảm sự an toàn, sửdụng quỹ thời gian hợp lý có ít nhất cho khách trong chuyến đi.

Bên cạnh đó, thông qua hoạt động các chương trình du lịch, các doanh nghiệp

lữ hành đã tác động đến việc tăng cường củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa cácnước, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau nhằm gin giữ hòa bình và hợp tác giữa cácdân tộc Chính vì vậy, người ta thường nói “Du lịch là hộ chiếu của hòa bình" trong

đó hoạt động lữ hành đã góp phần không nhỏ cho khẩu hiệu này

- Đối với điểm đến du lịch

Hoạt động kinh doanh lữ hành làm vai trò cầu nối giữa cung - cầu trong dulịch, thu hút khách tới các điểm du lịch Để khai thác tài nguyên du lịch của đấtnước, ngoài việc phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch thì vai trò củahoạt động lữ hành rất quan trọng Các doanh nghiệp lữ hành nắm bắt nhu cầu thịhiếu của các đối tượng khách, thực hiện tuyên truyền, quảng cáo thu hút khách đếncác tài nguyên du lịch

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt độngmarketing tại chỗ đạt hiệu quả cao Khi khách du lịch đến một điểm đến nào đó thì

họ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể ở tại điểm du lịch, đặc biệt là lời ích vềkinh tế

Khi thiết kế các chương trình du lịch, bằng ý tưởng của mình họ sẽ giới thiệucho khách những điểm tham quan mang bản sắc văn hóa dân tộc, đưa khách đến cácnhà hàng thường thước văn hóa ẩm thực Việt Nam Đó chính là quảng bá cho vănhóa việt Nam

Như vậy, mỗi doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh lữ hành muốn tồn tại vàphát triển, nâng cao được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường du lịch quốc gia

và quốc tế thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đồng thời mang lại lợiích cho cả nhà cung cấp du lịch, khách du lịch và điểm đến du lịch

2.1.4 Các chiến lược trong Marketing du lịch

Chiến lược Marketing là một chuỗi những hoạt động hợp nhất dẫn đến một ưuthế cạnh tranh vững chắc (John Scully) Hay nói cách khác, chiến lược Marketing là

Trang 24

việc lựa chọn hướng hành động liên quan đến thị trường khách mục tiêu, phươngpháp liên lạc, kênh phân phối và cơ cấu giá.

2.1.4.1 Chiến lược sản phẩm

Sản phẩm du lịch chù yếu là dịch vụ mang tính tổng hợp cao dựa trên cơ sởcủa nhiều ngành nghề khác nhau, hơn nữa do đặc tính của sản phẩm du lịch là khóxác định được chu kỳ sống, việc đầu tư phát triên sản phẩm mới rất khó khăn.Chính vì thế, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thông qua việc tổ hợp các yếu tố cấuthành, nâng cao sự thích ứng của hàng hóa dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu 18cầu của khách hàng, xây dựng chiến lược sản phẩm là một trong những công cụquan trọng giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh của công ty trong tâm trí củangười tiêu dùng trên thị trường mục tiêu Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệpchính là các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp đã nghiên cứu đế áp dụng trongmột giai đoạn nhất định để giúp doanh nghiệp tạo ra những sàn phẩm thành công vàđáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu Chiến lược phát triển sản phẩm du lịchchính là việc tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng vàchất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo đặc sắc, có thếmạnh nổi trội nhằm thu hút các thị trường khách du lịch

2.1.4.2 Chiến lược giá

Quá trình ra quyết định về giá của đơn vị kinh doanh du lịch cho từng sảnphẩm du lịch phù hợp với điều kiện thị trường và điều kiện kinh doanh của từngthời kỳ với mục tiêu tối đa hóa doanh thu để tối đa hóa lợi nhuận chịu ảnh hườngcủa rất nhiều nhân tố Căn cứ vào khả năng điều chỉnh của doanh nghiệp, các nhân

tố này được chia làm 2 nhóm: nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài

Nhóm nhân tố bên trong (hay còn gọi là nhóm nhân tố có khả năng điêu chỉnh)

là các nhân tô mà doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh, kiểm soát Mỗi một nhân tốtrong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, tác động khác nhau tới chính sách giá.Trong phạm vi này có hai nhân tố mà doanh nghiệp kinh doanh du lịch có khả năngđiều chỉnh lớn nhất là chi phí và mục tiêu của doanh nghiệp

Nhóm nhân tố bên ngoài (hay còn gọi là nhóm nhân tố phi điều chỉnh) lànhững nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp không có khả

16

Trang 25

năng tác động hay kiểm soát nhưng chúng lại tác động rất mạnh tới các quyết định

về giá

Việc đề ra chính sách giá cho sản phẩm trong ngành du lịch liên quan rất nhiềuđến chính sách cạnh tranh giá cả giữa các doanh nghiệp Cũng trên cùng một đốitượng khách hàng, với chất lượng dịch vụ như nhau, nhưng nếu doanh nghiệp biếtnắm bắt được giá cả của đối thủ cạnh tranh thì đó sẽ là yếu tố tiên quyết đế đưa rachính sách giá cho chính doanh nghiệp đó, và đây cũng là yếu tố tiên quyết để giànhthắng lợi trong cạnh tranh Bên cạnh đó chính sách giá cũng được quyết định quakết quả việc nghiên cứu và phân tích thị trường, trong đó quan trọng nhất là mức độcảm nhận cùa khách hàng về giá

Các đơn vị kinh doanh du lịch cần xác định mức giá cho từng loại hàng hóa dulịch phù hợp với điều kiện thị trường và điều kiện kinh doanh của từng thời kì Cónhiều loại chính sách giá để các đơn vị này hoạch định và tiến hành kinh doanh, cácphương pháp chủ yếu là: Giá tổng hợp (Doanh nghiệp tính giá cho sàn phẩm du lịchdựa trên các phí tồn để thực hiện chương trình du lịch và phần trăm hoa hồng chocác đại lý); Giá phân biệt (Áp dụng mức giá cho từng đối tượng khách hàng hoặctheo mùa vụ hoặc theo số lượng); Giá cao (Sản phẩm mang tính độc quyền hoặctrong thời vụ du lịch); Phương pháp dựa trên giá trị cùa sản phàm (Dựa trên mức độcảm nhận của khách về sản phẩm du lịch đó để tính giá); Phương pháp đi từ đáy lên(Từ chi phí, thuế, lãi để có một đàm bào bù đắp chi phí và có lãi)

2.1.4.3 Chiến lược phân phối

Chiến lược phân phối sản phẩm và dịch vụ là phương hướng thể hiện cách màcác doanh nghiệp kinh doanh du lịch cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho kháchhàng cùa mình Nó là hệ thống tổng hợp các biện pháp, thủ thuật nhằm đưa 22 sảnphẩm và dịch vụ tới tay khách hàng cuối cùng với số lượng hàng hóa hợp lý, mặthàng phù hợp và đảm bảo yếu tố văn minh phục vụ

Chiến lược phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp Mỗi chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trìnhkinh doanh an toàn, hàng hóa sản xuất ra không bị tồn kho, giảm được sự cạnh tranh

và làm tăng tốc độ chu chuyển của hàng hóa Đặc biệt đối với kinh doanh du lịch,sản phẩm du lịch thường ở xa khách hàng nên phân phối mang mục đích thông tin

Trang 26

đến khách hàng và đưa khách hàng đến với sản phẩm Phân phối trong du lịch làquá trình hoạt động, nhờ đó khách hàng đến được với sàn phẩm thông qua môi giớitrung gian theo ba kênh chính: công ty du lịch trọn gói, văn phòng hay đại lý dulịch, công ty chuyên biệt (Văn phòng giao dịch, cơ quan chuyên về du lịch).2.1.4.4 Chiến lược xúc tiến

Hoạt động Marketing hiện đại rất quan trọng đối với chiến lược này Đây làmột trong bốn nhóm công cụ chủ yếu của Marketing - mix để doanh nghiệp có thểtác động vào thị trường du lịch Với mục đích là thuyết phục khách du lịch tiêu thụsản phẩm du lịch, các doanh nghiệp cần phải xác định được thị trường mục tiêu đểrồi đưa ra chiến lược quảng bá khuếch trương phù hợp Các công cụ chủ yếu củachiến lược này là quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tuyên truyền và bán hàng trực tiếp

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thực trạng hoạt động Marketing của các công ty du lịch trên Thế giới Hiện nay thế giới đang trong bối cảnh có nhiều biến động, nhiều yếu tố mớivừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam, tác động trực tiếp đến ngành dulịch

Tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi ViệtNam hội nhập cảng sâu và toản diện Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôicuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh

và tính phụ thuộc lẫn nhau Quan hệ song phương, đa phương ngày cảng được mởrộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đềchung hưởng tới mục tiêu thiên niên kỷ Các mối quan hệ Á- Âu, Mỹ - Châu Á,Nhật Bản - ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiềuhướng tích cực; Châu Á- Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động vàthu hút du lịch Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu.Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêuđiểm hơn

Mặt khác, những bất ổn chính trị ở một số quốc gia, xung đột, khủng bố, dịchbệnh, thiên tai, đặc biệt những biểu hiện của biến đổi khí hậu là những yếu tố gâynhiều khó khăn, trở ngại cho hoạt động du lịch

18

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w