1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần tập đoàn lộc trời chi nhánh tây nguyên

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời Chi nhánh Tây Nguyên
Tác giả Võ Trần Phát
Người hướng dẫn TS. Đỗ Huyền Trang
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Đề án thạc sĩ kế toán
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI – CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN .... GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VÕ TRẦN PHÁT

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI -

CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN

ĐỀ ÁN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Bình Định - Năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VÕ TRẦN PHÁT

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI -

CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN

Ngành : Kế toán

Mã số : 8340301

Người hướng dẫn: TS ĐỖ HUYỀN TRANG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan, đề án tốt nghiệp “Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời – Chi nhánh Tây Nguyên” dưới

sự hướng dẫn của TS Đỗ Huyền Trang là do em viết Số liệu trong đề án được lấy từ các báo cáo của Công ty

Em xin chịu trách nhiệm về nội dung trong đề án

Học viên

Võ Trần Phát

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Quy Nhơn, các thầy cô giáo trong trường, các thầy cô khoa sau đại học đã không quản ngại khó khăn, vất vả để trang bị cho chúng em những kiến thức vô cùng quý giá trong suốt thời gian vừa qua,

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Đỗ Huyền Trang đã hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình em thực hiện đề án tốt nghiệp này,

Sự giúp đỡ, hỗ trợ và chỉ bảo của cô đã giúp em hoàn thành báo cáo đúng

kế hoạch và nội dung báo cáo có giá trị trong thực tiễn,

Em cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc và các anh chị em Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời – Chi nhánh Tây Nguyên đã cung cấp cho em số liệu, góp

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 1

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài 4

7 Kết cấu đề án 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 6

1.1 Phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp 6

1.1.1 Các khái niệm có liên quan 6

1.1.2 Khái niệm, bản chất của phạm trù hiệu quả 6

1.1.3 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động 9

1.1.4 Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động 10

1.2 Nguồn thông tin và các phương pháp phân tích hiệu qủa kinh doanh trong doanh nghiệp 11

1.2.1 Nguồn thông tin sử dụng để phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp 11

1.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp 12

1.3 Tổ chức công tác phân tích hiệu quả hoạt động 18

1.3.1 Chuẩn bị phân tích 19

1.3.2 Thực hiện phân tích 20

1.3.3 Kết thúc phân tích 21

Trang 6

1.4 Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động 21

1.4.1 Phân tích hiệu quả hoạt động cá biệt 21

1.4.2 Phân tích hiệu quả hoạt động tổng hợp 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN 32

2.1 Đặc điểm và tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên 32

2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên 32

2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời – chi nhánh Tây Nguyên 33

2.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên 35

2.2 Thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời – Chi nhánh Tây Nguyên 38

2.2.1 Thực trạng tổ chức phân tích 38

2.2.2 Thực trạng phương pháp phân tích 38

2.2.3 Thực trạng nguồn thông tin phục vụ phân tích 39

2.2.4 Thực trạng nội dung phân tích hiệu quả hoạt động 39

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI – CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN 43

2.3.1 Về tổ chức phân tích 43

2.3.2 Về phương pháp phân tích 43

2.3.3 Về nguồn thông tin phân tích 44

2.3.4 Về nội dung phân tích 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 46

Trang 7

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI - CHI NHÁNH

TÂY NGUYÊN 47

3.1 Định hướng và quan điểm xây dựng giải pháp hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên 47

3.1.1 Định hướng hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động 47

3.1.2 Quan điểm xây dựng giải pháp hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động 48

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc trời – Chi nhánh Tây Nguyên 49

3.2.1 Hoàn thiện về công tác tổ chức phân tích 49

3.2.2 Hoàn thiện nguồn thông tin phục vụ phân tích 52

3.2.3 Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên 53

3.2.4 Hoàn thiện nội dung phân tích 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 65

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ (BẢN SAO)

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 2 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi

nhánh Tây Nguyên 34

Hình 2 2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên 36

Hình 2 3 Quá trình luân chuyển chứng từ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên 37

Sơ đồ 3 1 Sơ đồ quy trình tổ chức phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên 50

Bảng 2 1 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty 40

Bảng 2 2 Phân tích các chỉ tiêu quản trị tài sản 41

Bảng 2 3 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tổng hợp 42

Bảng 3 1 So sánh chỉ tiêu ROA, ROE với các công ty cùng ngành 54

Bảng 3 2 Bảng tính chỉ tiêu Số vòng quay tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên 55

Bảng 3 3 Bảng tính các chỉ tiêu trong phương trình Dupont của ROA tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên 57

Bảng 3 4 Bảng tính các chỉ tiêu trong phương trình Dupont của ROE tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên 59

Bảng 3 5 Bảng phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên 60

Bảng 3 6 Phân tích nhóm chỉ tiêu tỷ suất chi phí/ doanh thu 61

Bảng 3 7 Bảng phân tích chỉ tiêu hiệu quả hoạt động tổng hợp tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên 62

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa hội nhập khu vực và thế giới ngày nay, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn vận động, và không ngừng phát triển để đưa doanh nghiệp mình ngày càng vững mạnh Muốn đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần phải phân tích tài chính của đơn vị thật hiệu quả, chính xác, kịp thời thông qua các công cụ phân tích tài chính Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của một công ty cụ thể để tiến hành các kỹ thuật phân tích nhằm tránh được rủi ro, hạn chế những tổn thất trong kinh doanh

Nông nghiệp đã và đang là nền móng của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch Covid – 19 bùng nổ khi mà thực phẩm trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết Mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế (Theo kết quả khảo sát của Baodantoc.vn) Theo đó, sự đóng góp của những công ty trong ngành nông nghiệp là không thể bàn cãi

Một điều không thể bàn cãi là dù hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào đi nữa, doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao để chiếm lĩnh trên thị trường Vì vậy, các nhà quản trị của các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phải đi sâu vào phân tích hiệu quả hoạt động để giúp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp Đã

có rất nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động trong tất cả ngành nghề kinh doanh nói chung, cũng như tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, mà cụ thể ở đây là hoạt động kinh doanh phân bón của Công

ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời – Chi nhánh Tây Nguyên Chính vì vậy, tác giả đã quyết định chọn Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên làm nơi để thực hiện Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ với đề tài: “Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Như đã biết, đề tài phân tích hiệu quả hoạt động là đề tài được nhiều tác giả

Trang 11

nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau trong vài năm gần đây Sau đây là một vài liệt

kê các nghiên cứu trước đây

Tác giả Trần Thu Xuyên (2018) với luận văn “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty may mặc Thiên Hà Phát” Luận văn trình bày cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH may mặc Thiên Hà Phát trong giai đoạn 2015 - 2017, đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công

ty Nghiên cứu thực tế tại Công ty TNHH may mặc Thiên Hà Phát, tác giả đã phân tích lợi nhuận, phân tích doanh thu, phân tích chi phí để nói lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Từ đó bài nghiên cứu nêu lên các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty để hoạt động hiệu quả trong thời gian tới

Phan Tường Vi (2018) trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kế toán đã lấy đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn” làm đề tài nghiên cứu Tác giả đã trình bày khái quát các cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt bao gồm các khái niệm, các phương pháp phân tích Từ những cơ sở lý thuyết đó, tác giả

đi vào thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn Tác giả tiếp tục đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong chương cuối cùng

Phan Thị Thanh Thuý (2021) đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Kế toán và đã có được những nội dung khác biệt Sau khi tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó, tác giả nhận thấy rằng ngành thuỷ điện là ngành đặc thù, có tác động rất lớn về mặt xã hội, nên khi đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp thuỷ điện thì tác giả đã đánh giá cả về hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội, thông qua các bảng khảo sát Từ

đó, bài nghiên cứu đã khẳng định Công ty Cổ phần Thuỷ Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh

đã đạt được hiệu quả hoạt động trong các khía cạnh Tuy nhiên để nâng cao thêm nữa hiệu quả hoạt động của Công ty, bài khoá luận đã đưa ra các nội dung liên quan đến giải pháp hoàn thiện công tác phân tích hiệu qủa hoạt động cho Công ty

Trong bài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Bích Diệp (2021) với đề tài

“Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Oánh giai đoạn 2017 – 2019”, nhóm tác giả đã thu thập số liệu dựa trên báo cáo tài chính của công ty TNHH Hoàng Oánh qua các năm 2017, năm 2018 và năm 2019 Từ đó, lựa chọn các chỉ tiêu

Trang 12

cần thiết để phân tích Nhóm tác giả đã lựa chọn các chỉ tiêu phân tích là: doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Kết luận của bài nghiên cứu

đã chỉ ra rằng Kết quả nghiên cứu cho thấy hình kinh doanh của Công ty TNHH Hoàng Oánh tương đối ổn định, doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm từ, lợi nhuận của công ty cũng tăng qua các năm đồng thời tình hình sử dụng phí của công

ty cũng tương đối ổn Tuy nhiên, việc tiếp cận phân tích hoạt động kinh doanh theo các chỉ tiêu trên là chưa bao quát và đầy đủ

Những tài liệu trên là nguồn tham khảo quý báu để tác giả có cái nhìn tổng quan về hoạt động phân tích hiệu quả hoạt động trong một doanh nghiệp Từ những tài liệu trên ta có thể rút ra một vài kết luận rằng đề tài phân tích hiêu quả hoạt động phù hợp với mọi loại hình kinh doanh và đề tài này đã được khai thác từ rất lâu Tuy nhiên, việc phân tích hiệu quả hoạt động của một công ty trên lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn chưa được khai thác, nhất là những công ty ngành sản xuất và phân phối phân bón và các sản phẩm nông nghiệp Từ những khoảng trống nghiên cứu đó, tác giả muốn đi sâu trong việc phân tích, nghiên cứu và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời chi nhánh Tây Nguyên

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời chi nhánh Tây Nguyên trong giai đoạn 2020 – 2022

4 Đối tượng, không gian và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Công tác phân tích hiệu quả hoạt động

4.2 Không gian nghiên cứu: Tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời – Chi nhánh

Trang 13

Tây Nguyên

4.3 Phạm vi nghiên cứu: Được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến

năm 2022

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề án nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên Đề án

sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thực hiện đối chiếu, so sánh thực tế phân tích hiệu quả hoạt động với cơ sở lý thuyết để tìm ra được những bất cập trong công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời -Chi nhánh Tây Nguyên Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng gồm: Phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp phân tích tương quan, phương pháp phân tích Dupont Qua số liệu thu thập được trên thị trường chứng khoán, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu trên để phân tích các số liệu trong giai đoạn 2019 – 2022 của công ty đạt được trong hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư là như thế nào, tăng hay giảm trong giai đoạn này Từ đó tác giả đưa ra những nguyên nhân, giải pháp cho các hoạt động trong tương lai đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng các yêu cầu đề ra của ban quản trị, nhà đầu

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động, các phương pháp, mục đích của việc phân tích hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp

- Phân tích thực trạng, đề xuất hệ thống giải pháp có căn cứ khoa học, có tính thực tiễn và khả thi nhằm hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời – Chi nhánh Tây Nguyên, nhờ đó góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn

- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho nhóm ngành phân bón nói riêng và nông nghiệp nói chung

7 Kết cấu đề án

Ngoài phần mở đầu và kết luận chung thì đề án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập

Trang 14

đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ

phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Tây Nguyên

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG

DOANH NGHIỆP 1.1 Phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp

1.1.1 Các khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm, bản chất của phạm trù hiệu quả

Liên quan đến khái niệm hiệu quả, có các cách tiếp cận khác nhau, cụ thể gồm hai cách sau:

Thứ nhất, tiếp cận theo phương pháp truyền thống có thể đưa ra khái niệm: Hiệu quả là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các hoạt động và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó của một chủ thể trong điều kiện nhất định

Với khái niệm này, có thể nhận thấy rằng hiệu quả có thể biểu diễn ở hai dạng khác nhau, bao gồm: dạng hiệu số và thương số Ở dạng hiệu số hai chỉ tiêu kết quả

và chi phí phải có cùng đơn vị đo lường Ở dạng thương số, đơn vị đo lường các chỉ tiêu kết quả và chi phí có thể hoàn toàn khác nhau

Như vậy, với cách xác định hiệu quả này thì kết quả đạt được đạt được càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì hiệu quả càng cao bấy nhiêu Tuy nhiên, chúng ta

dễ dàng nhận thấy, trong nhiều trường hợp, hiệu số của một chỉ tiêu kết quả và một chỉ tiêu chi phí sẽ là một chỉ tiêu kết quả khác Như vậy, theo khái niệm truyền thống này thì kết quả và hiệu quả bị trùng lặp

Thứ hai, là cách tiếp cận khái niệm hiệu quả gắn với mục đích của chủ thể và được đề cập như sau: Hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại được kết quả nhằm đạt được một mục đích nào đó của chủ thể tương ứng với một đơn vị nguồn lực

đã bỏ ra trong quá trình thực hiện hoạt động

Theo khái niệm hiệu quả trên thì hiệu quả của một hoạt động nào đó luôn gắn với một mục đích nhất định, trong đó mục tiêu cụ thể đã được xác định chính là “mức

độ thu lại kết quả” Như vậy, ta không thể xác định hiệu quả của các hoạt động mà không có mục tiêu

Từ các cách tiếp cận khái niêm hiệu quả trên, có thể rút ra kết luận liên quan đến bản chất của phạm trù hiệu quả như sau: về mặt hình thức, hiệu quả là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được về trong

Trang 16

quá trình hoạt động Như vây, bản chất của phạm trù hiệu quả đã cho thấy rằng không

có sự đồng nhất giữa hai khái niệm kết quả và hiệu quả, vì kết quả chỉ là yếu tố để xác định và đánh giá hiệu quả Và sự khác biệt giữa hai khái niệm kết quả và hiệu quả chính là: kết quả bao giờ cũng là mục tiêu cụ thể doanh nghiệp muốn đạt đến, trong khi đó, hiệu quả là sự so sánh tương quan giữa hai chỉ tiêu phản ánh đầu ra (kết quả thu được) với đầu vào (chi phí bỏ ra) nhằm đánh giá trình độ sử dụng chi phí

1.1.1.2 Phân loại hiệu quả

Để có thể nhận thức rõ hơn về phạm trù hiệu quả, cần tìm hiểu các dạng biểu hiện khác nhau của phạm trù hiệu quả Mỗi dạng biểu hiện của hiệu quả có những đặc trưng, ý nghĩa khác nhau là cơ sở để xác định mức hiệu quả, xác định các chỉ tiêu hiệu quả và những biện pháp nâng cao hiệu quả Có các cách phân loại hiệu quả sau đây:

Theo mục tiêu của chủ thể, hiệu quả được phân thành hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Hiệu quả kinh tế là hiệu quả mà chủ thể thu được khi sử dụng nguồn lực đầu vào để thực hiện các mục tiêu kinh tế nhất định Hiệu quả kinh tế mô tả mối quan hệ kinh tế giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể nhận được và nguồn lực đã bỏ ra (chi phí hoặc yếu tố đầu vào) để nhận được lợi ích kinh tế đó

Hiệu quả xã hội là các mục tiêu xã hội đạt được khi chủ thể tiến hành các hoạt động kinh tế Như vậy, có thể thấy, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ chặt chẽ Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp mà còn có tác động đến mục tiêu phát triển kinh tế

- xã hội Cho nên khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh thì cần phải quan tâm đến việc kết hợp các phương án để không những đạt được mục tiêu của bản thân doanh nghiệp mà còn mang lại các lợi ích cho xã hội, kết hợp đạt được hiệu quả kinh

tế với hiệu quả xã hội

Theo tính chất tác động, hiệu quả gồm có: hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp:

Hiệu quả trực tiếp là hiệu quả có được từ chính tác động của chủ thể đến kết quả hoạt động khi thực hiện các mục tiêu chủ thể đề ra

Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả có được do một đối tượng nào đó tác động làm thay đổi kết quả hoạt động của chủ thể

Theo phương thức xác định, hiệu quả được phân thành hiệu quả tuyệt đối và

Trang 17

hiệu quả tương đối:

Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được đo bằng hiệu số giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào

Hiệu quả tương đối là hiệu quả được đo bằng tỷ số giữa kết quả đầu ra và nguồn lực đầu vào

1.1.1.3 Khái niệm và bản chất của hiệu quả hoạt động

Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ta thường so sánh theo một trong hai hướng sau:

Hướng thứ nhất, kết quả không đổi hoặc tăng còn chi phí giảm hoặc không đổi

- trường hợp này cho thấy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thu được lợi nhuận do doanh nghiệp sử dụng hợp lý chi phí và có những biện pháp tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả

Hướng thứ hai, kết quả và chi phí cùng tăng, nhưng tốc độ tăng của kết quả tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí – trong trường hợp này để đánh giá hiệu quả thường là trong khoảng thời gian dài Trường hợp này thường diễn ra sự khi trong doanh nghiệp có sự thay đổi như: đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng, khai thác thị trường mới

Như chúng ta đã biết, hoạt động của mỗi doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, việc gia tăng lợi nhuận cũng được xem là một tiêu chí của

sự gia tăng hiệu quả hoạt động Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp phải được nằm trong sự quản lý chung của Nhà nước vì hoạt động của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến nền kinh tế và toàn xã hội Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp không đơn thuần là lợi nhuận thu được mà còn phải quan tâm đến những đóng góp của doanh nghiệp đó với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội Điều này nghĩa là tính hiệu quả phải được xem xét một cách tổng thể và làm hài hòa lợi ích

từ chủ doanh nghiệp đến người lao động rồi đến lợi ích của tập thể và toàn xã hội

Qua đây, ta có thể khái niệm hiệu quả hoạt động như sau: hiệu quả hoạt động

là một phạm trù kinh tế được biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế đặc trưng thiết lập trên cơ sở so sánh tương quan giữa kết quả đầu ra với chi phí hoặc các yếu tố đầu vào nhằm đạt được kết quả cao nhất trong điều kiện kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Tuy nhiên, phạm trù hiệu quả xã hội lại là một phạm trù khó xác định, vì hiệu

Trang 18

quả xã hội có thể xác định thông qua sự cảm nhận nhưng lại khó có thể đo lường bằng những con số nên khó xác định chính xác hiệu quả xã hội Thêm nữa, hiệu quả của các đối tượng khác nhau thì lại có tác động theo những chiều hướng khác nhau, thậm chí có thể trái ngược nhau

Việc đánh giá hiệu quả xã hội có thể được đánh giá bằng định tính hoặc định lượng:

Về mặt định lượng, hiệu quả xã hội thể hiện ngay ở mức đóng góp cho ngân sách (như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu ); tổng số công ăn việc làm được tạo ra Những con số tạo ra càng lớn thì hiệu quả xã hội càng cao

Về mặt định tính, hiệu quả xã hội được đánh giá qua cảm nhận như: đóng góp vào việc nâng cao trình độ kỹ thuật của nền sản xuất, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người dân, những tác động tích cực hay tiêu cực tới môi trường,

1.1.2 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động quy định rõ bản chất và chất lượng của một quá trình hay mặt nào đó của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tiêu chuẩn hiểu theo nghĩa khái quát là một dấu hiệu đặc biệt để đánh giá sự vật, hiện tượng hoặc một hoạt động nào đó phù hợp với những điều kiện nhất định Nghĩa hẹp thì đó là mốc phải đạt, là căn cứ để kết luận một chỉ tiêu là có hiệu quả hay

là không

Việc xác định tiêu chuẩn để đánh giá trong ngành kỹ thuật thì không quá phức tạp

vì nó liên quan đến các đại lượng vật lý, hóa học và các hàng rào kỹ thuật Còn đối với các vấn đề về kinh tế xã hội thì việc xác định “chuẩn” riêng rất phức tạp vì còn tuy thuộc vào quan điểm, mục đích nghiên cứu và hệ thống kinh tế được xem xét

Ở nước ta, mục đích được quán triệt qua nhiều đại hội Đảng toàn quốc vẫn là nâng cao đời sống vật chât và tinh thần của người dân Để đạt được mục đích đó đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực của xã hội và các doanh nghiệp là những đơn vị có đóng góp tích cực nhất Hiệu quả kinh tế xã hội chỉ đạt được khi mọi mục tiêu đều đạt được với việc huy động nguồn lực ở mức tiết kiệm nhất

Vậy, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là mức độ phù hợp của các kết quả kinh doanh và kết quả xã hội đạt được, đáp ứng mục tiêu đề ra

Trang 19

trên cơ sở sử dụng tiết kiệm hao phí lao động xã hội

1.1.3 Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động

1.1.3.1 Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động

Trước hết, phải khẳng định rằng phân tích hiệu quả hoạt động là một công cụ quan trọng của công tác quản lý Vì kết quả của quá trình phân tích nói chung và phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng sẽ thông tin về thực trạng tình hình sử dụng các nguồn lực tại các doanh nghiệp, các ngành để từ đó có những quyết sách phù hợp nhằm sử dụng tốt hơn các nguồn lực để đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn

Phân tích hiệu quả hoạt động thực hiện chức năng thông tin để phục vụ cho việc ra các quyết định sản xuất kinh doanh Cần phải hiểu rằng thông tin phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ phục vụ cho việc ra quyết định bên trong doanh nghiệp

mà còn phục vụ cho việc ra quyết định của nhiều đối tượng bên ngoài có liên quan khác

Phân tích hiệu quả hoạt động còn cho thấy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành và là động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao sức cạnh tranh

1.1.3.2 Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động

Phân tích hiệu quả hoạt động phải thực hiện nhiệm vụ đánh giá hiệu quả hoạt động trong từng kỳ, từng giai đoạn và xu hướng biến động của doanh nghiệp Quá trình này sẽ là nền tảng cơ sở định hướng để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo

Xác định nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp có các định hướng đúng đắn cho quá trình ra quyết định Tuy nhiên, cần hiểu rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân chủ quan của bản thân doanh nghiệp mà còn chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan bên ngoài doanh nghiệp, do đó việc xác định chính xác các nguyên nhân tác đ ộng sẽ giúp doanh nghiệp có các định hướng đúng đắn cho quá trình ra quyết định

Cuối cùng, phân tích hiệu quả hoạt động cần dựa trên cơ sở các đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động cũng như các nguyên nhân tác động đã tìm ra để phát hiện các tiềm năng cần được khai thác, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp khắc phục nhược điểm

Trang 20

1.2 Nguồn thông tin và các phương pháp phân tích hiệu qủa kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.1 Nguồn thông tin sử dụng để phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp

1.2.1.1 Nguồn thông tin bên trong

Khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cần phải có các thông tin

từ bên trong doanh nghiệp như thông tin báo cáo tài chính và thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm các bảng chủ yếu như sau:

Bảng cân đối kế toán: nó phản ánh cơ cấu và tình hình tài chính của doanh nghiệp, phản ánh tổng quát tình hình tài sản của công ty dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định thường là cuối quý, cuối năm Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty Tài sản trên bảng cân đối kế toán được thể hiện bên trái ; nợ và vốn chủ thể hiện bên phải

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là sự ghi chép lại quá trình thực hiện tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ Nói là nguồn thông tin quan trọng cho việc xem xét thực trạng tài chính và đánh giá khả năng sinh lời của công ty trong thời gian qua cũng như thời gian sắp đến để đưa ra những quyết sách phù hợp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay báo cáo dòng tiền mặt là một loại báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong khoảng thời gian nhất định

Thuyết minh báo cáo tài chính: công bố các chính sách kế toán quan trọng đã dùng để lập các báo cáo tài chính và cung cấp các thông tin chi tiết bổ sung cho một

số khoản mục trên các báo cáo tài chính

Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng hoạt động nên đánh giá hợp lý tình hình sản xuất kinh doanh cần phải nghiên cứu kĩ đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Những vấn đề cần quan tâm bao gồm:

Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Đặc điểm về quy mô, cơ cấu và chu trình luân chuyển vốn trong các khâu kinh

Trang 21

doanh của doanh nghiệp

Tính thời vụ, tính chu kỳ trong kinh doanh

Mối liên hệ với các nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng và các đối tượng khác

1.2.1.2 Nguồn thông tin bên ngoài

Việc sử dụng những số liệu dựa trên báo cáo tài chính để so sánh, đánh giá trên

cơ sở đó để đưa ra quyết định lầ chưa đầy đủ, chưa có cơ sở để đánh giá chính xác về tình hình kinh doanh trong thời gian dài cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp vì thế cần phải dựa vào các nhân tố khác như:

Yếu tố vĩ mô: đó là những thông tin về sự tăng trưởng, suy thoái của nền kinh tế, tình hình kinh tế thế giới, thông tin về tình hình lạm phát, các chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, tình hình pháp luật, môi trường kinh doanh, những thông tin dự báo về nhu cầu thị trường, triển vọng trong sản xuất kinh doanh

Các thông tin theo ngành kinh tế: phát triển của một doanh nghiệp luôn nằm trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành như đặc điểm của ngành đang kinh doanh, định hướng phát triển của ngành, yêu cầu về ứng dụng của công nghệ, chính sách phân phối của sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm…

1.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp

1.2.2.1 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích Phương pháp này được sử dụng đ ể đánh giá kết quả, xác đ ịnh vị trí và hướng biến động khái quát của từng chỉ tiêu trong khoảng thời gian ngắn nhất về tình hình hoạt động của doanh nghiệp giữa các kỳ kinh doanh khác nhau Khi sử dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo được những nội dung sau đây:

+ Xác định gốc so sánh: để có thể so sánh được, cần lựa chọn chỉ tiêu để làm căn cứ so sánh hay còn gọi là gốc so sánh Tùy theo mục đích nghiên cứu mà gốc so sánh được lựa chọn thích hợp

Về mặt thời gian: Gốc so sánh có thể là tài liệu thực tế kỳ trước nhằm đánh giá

sự biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu thực tế kỳ này; các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch,

dự toán, định mức, hay các điểm thời gian (năm, tháng, ngày cụ thể ) nhằm đánh giá

Trang 22

tiến độ thực hiện nhiệm vụ hay mức độ đạt được của chỉ tiêu nghiên cứu trong cùng khoảng thời gian Việc lựa chọn gốc so sánh theo thời gian sẽ có thể đánh giá kết quả đạt được, mức độ và xu hướng tăng trưởng của chỉ tiêu phân tích Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp, để xác định xu hướng hay nhịp điệu tăng trưởng của chỉ tiêu phân tích, gốc so sánh có thể được cố định tại một kỳ cụ thể trong khi kỳ hay điểm so sánh liên tục thay đổi, gọi là so sánh định gốc, hoặc gốc so sánh và cả kỳ hay điểm so sánh đều thay đổi liên tục, gọi là so sánh liên hoàn

Về mặt không gian: Gốc so sánh được lựa chọn cũng có thể là chỉ tiêu tổng thể nhằm đánh giá mức độ phổ biến của chỉ tiêu bộ phận; chỉ tiêu của đơn vị khác có cùng điều kiện hay chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, hay nhu cầu đơn đặt hàng nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu, Thông thường gốc so sánh này doanh nghiệp khó tiếp cận và có thông tin, hơn nữa hiện nay tiêu chuẩn chung của một ngành chưa được quan tâm đúng mức

+ Về điều kiện so sánh: Để có thể so sánh được, số liệu của các chỉ tiêu so sánh phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, đơn vị

đo lường, phạm vi, thời gian và quy mô không gian xác định

+ Dạng so sánh: Phương pháp so sánh đ ược thể hiện dưới hai dạng khác nhau Dạng thứ nhất được gọi là so sánh bằng số tuyệt đối, kết quả so sánh biểu hiện cho sự biến động về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích Dạng thứ hai được gọi là so sánh bằng số tương đối, cách so sánh này cho thấy kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phân tích

Ngoài ra, nhà phân tích còn sử dụng phương pháp so sánh có liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với một chỉ tiêu kinh tế tổng quát khác để thấy rõ khả năng tận dụng nguồn lực của doanh nghiệp

Ưu điểm của phương pháp so sánh này là đơn giản và dễ thực hiện, song khi

sử dụng phương pháp này để cho thấy rõ xu hướng phát triển của đối tượng phân tích thì cần xem xét chúng qua nhiều kỳ liên tiếp hoặc có thể lâu hơn Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp so sánh đó là khi dùng phương pháp này để phân tích thì các nhà phân tích và các nhà quản lý chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá trạng thái biến đổi tăng lên hay giảm xuống của các chỉ tiêu mà không thấy được bản chất dẫn đến sự biến đổi đó, hay nói cách khác, phương pháp so sánh chưa thể giúp xác định nguyên nhân để đề xuất giải pháp

Trang 23

Phương pháp này được tiến hành bằng cách giả định khi một nhân tố tác động đến đối tượng phân tích thì các nhân tố còn lại không tác động – tức là để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại bằng cách đặt đối tượng phân tích vào các trường hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu Để có thể sử dụng phương pháp loại trừ trong phân tích hiệu quả hoạt động cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:

Đối tượng phân tích phải có quan hệ với các nhân tố theo một phương trình toán học ở hai dạng – dạng tích và dạng thương

Trong phương trình đó, các nhân tố được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng Trong đó, nhân tố số lượng phản ánh quy mô hoạt động nên còn được gọi là nhân tố quy mô, nhân tố chất lượng phản ánh hiệu suất hoạt động nên còn được gọi là nhân tố hiệu suất

Trình tự xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố được thực hiện theo đúng trình tự các nhân tố theo quy định đã sắp xếp bằng cách thay thế lần lượt, tức

là khi thay thế nhân tố đầu tiên thì phải cố định các nhân tố còn lại ở kỳ gốc, khi thay thế nhân tố tiếp theo thì phải cố định nhân tố đã thay thế trước đó ở kỳ phân tích

Để xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích,

ta tiến hành thay thế nhân tố ở kỳ phân tích đó vào nhân tố kỳ gốc, cố định các nhân

tố khác rồi tính lại kết quả của chỉ tiêu phân tích Sau đó, đem kết quả này so sánh với kết quả của chỉ tiêu ở bước liền trước, chênh lệch này chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế đến chỉ tiêu phân tích

Cuối cùng, cần tổng hợp mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, và cần đảm bảo rằng tổng mức ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng mức biến động tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ phân tích và kỳ gốc

Trang 24

Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai dạng, được gọi với hai tên gọi cụ thể là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch Hai dạng này của phương pháp loại trừ được sử dụng phù hợp với từng dạng phương trình thể hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng cho cả phương trình dạng tích và dạng thương, trong khi đó phương pháp số chênh lệch chỉ áp dụng được cho phương trình dạng tích

Có thể khái quát cách áp dụng hai dạng của phương pháp loại trừ như sau: Giả sử gọi: Q là chỉ tiêu phân tích, tương ứng với Q0 là chỉ tiêu ở kỳ gốc và Q1 là chỉ tiêu ở kỳ phân tích

a, b, c là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích

Chỉ tiêu Q và các nhân tố a, b, c liên hệ với nhau qua phương trình dạng tích,

Thay thế lần 3: xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:

∆Qc = a1 b1 c1 – a1 b1 c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

∆Q = ∆Qa + ∆Qb + ∆Qc = a1 b1 c1 – a0 b0 c0

Tiếp theo là phương pháp số chênh lệch, được xem là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn Về nguyên tắc, phương pháp này tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn nhưng chỉ khác ở chỗ chỉ rõ mức độ chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định mức

Trang 25

độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích

Cũng sử dụng những giả thiết ở trên, phương pháp này được thực hiện như sau: Chênh lệch giữa kết quả thực hiện so với chỉ tiêu kế hoạch

Thay thế lần 3: xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:

∆Qc = a1 b1 (c1 – c0) Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tô

∆Q = ∆Qa + ∆Qb + ∆Qc = a1 b1 c1 – a0 b0 c0

Nếu các nhân tố có quan hệ tích số với đối tượng phân tích, thì việc sử dụng phương pháp số chênh lệch trong quá trình phân tích không những sẽ tiết kiệm thời gian hơn mà còn đảm bảo mức độ chi tiết hóa của quá trình phân tích là tốt hơn so với phương pháp thay thế liên hoàn

Ưu điểm của phương pháp loại trừ là việc sử dụng khá đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán, chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố do đó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế Tuy nhiên, khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì phải giả định nhân tố khác không đổi, nhưng trên thực tế có trường hợp các nhân tố khác cũng thay đổi cho nên độ tin cậy của chỉ tiêu được lượng hóa là không đảm bảo tính chính xác hoàn toàn Thêm vào đó, hiện nay xu hướng chung là phân tích trạng thái động của các chỉ tiêu, nhưng nếu dùng phương pháp loại trừ thì chỉ

có thể phân tích ở trạng thái tĩnh Đồng thời, việc xác định nhân tố nào phản ánh

về mặt số lượng hay chất lượng là vấn đề không đơn giản, nếu phân biệt sai thì trình tự sắp xếp và kết quả tính toán của các nhân tố sẽ dẫn đến kết quả sai một cách hệ thống

1.2.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như: Quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn hình thành tài sản; giữa

Trang 26

thu, chi và kết quả; giữa số dư đầu kỳ và số phát sinh tăng trong kỳ với số dư cuối kỳ

và số phát sinh giảm trong kỳ của các đối tượng;… Các mối liên hệ cân đối này nếu được đảm bảo sẽ phản ánh một phần hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang diễn ra đều đặn và bền vững

Để áp dụng phương pháp liên hệ cân đối, chúng ta thường lập bảng số liệu theo tính cân đối của hiện tượng kinh tế cần phân tích, có thể kết hợp thêm các phương pháp phân tích khác như phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh,v.v Bảng cân đối gồm hai hệ thống chỉ tiêu có quan hệ trực tiếp với nhau về mặt nội dung và được trình bày dưới dạng một biểu thức kinh tế nhất định Nếu có sự thay đổi của một thành phần trong hệ thống chỉ tiêu đó sẽ dẫn đến sự thay đổi của một hay một số thành phần khác có liên quan và việc quy định trật tự sắp xếp của các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu là điều không cần thiết

Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế khi mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng, có thể nói rằng mối liên hệ cân đối dựa trên cơ sở là cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình sản xuất kinh doanh Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích

Phương pháp liên hệ cân đối có ưu điểm là có thể cho phép đánh giá sự biến động đồng thời của các chỉ tiêu kinh tế có sự cân bằng về lượng Nhưng nhược điểm của phương pháp này là không thể chỉ ra nguyên nhân tác động đến sự biến động của các chỉ tiêu

1.2.2.4 Phương pháp phân tích Dupont

Là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hổ giữa các chỉ tiêu tài chính để biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số Chẳng hạn: tách chỉ tiêu “hệ số khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu - ROE” hay hệ

số sinh lợi của tài sản- ROA” thành tích số của chuỗi các hệ số có mối quan hệ mật thiết với nhau

Ví dụ: biến đổi chỉ tiêu khả năng sinh lời của tài sản (ROA) như sau:

Tỷ suất sinh lời của Tài sản = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân

Trang 27

ROA = LNST

DT x

DTTổng TS bình quânHay ROA = Số vòng quay của tài sản x Khả năng sinh lời từ doanh thu Nếu

ký hiệu: HTS là Số vòng quay của tài sản

ROS là khả năng sinh lời của doanh thu thuần Ta có thể viết lại như sau ROA = HTS x ROS

Sau khi xây dựng phương trình Dupont, áp dụng phương pháp loại trừ, có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến sự biến động khả năng sinh lời của ROA như sau:

Ảnh hưởng của chỉ tiêu H đến sự biến động của ROA

∆ROAHTS = (HTS – HTS0) x ROS0

Ảnh hưởng của chỉ tiêu ROS đến sự biến động của ROA

∆ROAROS = HTS1 x (ROS1 – ROS0)

Ưu điểm của phương pháp phân tích Dupont là có thể cho phép nhà phân tích đánh giá sự biến động của một chỉ tiêu tài chính trong mối quan hệ tác động của các chỉ tiêu tài chính khác, từ đó xác định được chính xác nguyên nhân tác động đến sự biến động của chỉ tiêu Thêm vào đó, đây còn là phương pháp phân tích có giá trị thông tin rất cao, có thể giúp nhà quản lý hiểu tường tận tác dụng của những chiến lược kinh doanh của mình đã tác động đến hàng loạt các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động như thế nào và làm thế nào để có thể kết hợp tốt nhất các nguồn lực đầu vào nhằm đạt được hiệu quả hoạt động cao trong sự điều chỉnh tổng hòa của nhiều yếu tố tác động Tuy có nhiều ưu điểm như vậy nhưng phương pháp phân tích Dupont không phải là phương pháp dễ sử dụng với các doanh nghiệp vì việc xây dựng được một phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính không hề đơn giản Bên cạnh

đó, việc sử dụng phương pháp này còn cần kết hợp với phương pháp loại trừ nên việc xác định chỉ tiêu nào sẽ được xác định ảnh hưởng trước là rất khó khăn

1.3 Tổ chức công tác phân tích hiệu quả hoạt động

Công tác phân tích hiệu quả hoạt động được thực hiện qua ba giai đoạn chính, bao gồm: chuẩn bị phân tích, thực hiện phân tích và kết thúc phân tích được trình bày

cụ thể qua các phần dưới đây:

Trang 28

Trong giai đoạn chuẩn bị, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số vấn đề sau: Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình phân tích: loại hình phân tích ở đây gồm ba dạng:

Phân tích trước khi kinh doanh, nhằm dự báo, dự đoán các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai, để cung cấp thông tin cho công tác xây dựng kế hoạch, hoặc phân tích trong quá trình kinh doanh – hình thức này thích hợp cho chức năng kiểm tra thường xuyên, nhằm điều chỉnh, và chấn chỉnh những sai lệch giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra; hay phân tích sau quá trình kinh doanh nhằm đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đặt ra và xác định rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó

Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định nội dung phân tích: hầu hết nội dung phân tích được thực hiện theo một trong hai hướng, khuynh hướng thứ nhất là phân tích toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tức là đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu nhằm làm rõ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét mối quan hệ

và tác động ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích; khuynh hướng thứ hai

là phân tích bộ phận, nghĩa là tập trung phân tích một số nội dung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp cần quan tâm, làm rõ tiềm năng, thực chất của hoạt động kinh doanh để cải tiến và hoàn thiện từng bộ phận đó

Bước kế tiếp, doanh nghiệp cần xác định phạm vi phân tích: Tuỳ thuộc vào mục tiêu mong muốn đạt được mà phạm vi phân tích có thể là toàn ngành, toàn doanh nghiệp, hay từng khâu, hoặc từng phân xưởng, thị trường, Việc khoanh vùng chính xác phạm vi phân tích sẽ là cơ sở để nhà phân tích lựa chọn và thu thập số liệu phân tích

Sau đó, cần tiến hành thu thập, xử lý thông tin dùng làm căn cứ để phân tích: Tùy theo yêu cầu về nội dung, phạm vi phân tích mà tiến hành thu thập, xử lý tài liệu Tài liệu dùng làm căn cứ để phân tích bao gồm: hệ thống các báo cáo tài chính, các tài liệu kế hoạch, định mức, dự toán; các tài liệu hạch toán của doanh nghiệp; các biên bản hội nghị, biên bản kiểm tra, xử lý…

Trang 29

Để đảm bảo chất lượng thông tin, trước khi tiến hành thu thập thông tin cần kiểm tra các tài liệu về tính hợp pháp, tính chính xác, tính hợp lý và mối liên hệ giữa các tài liệu Việc sắp xếp, chọn lọc thông tin sử dụng trong quá trình phân tích là bước

đi đầu tiên, quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của kết luận cuối cùng Đây sẽ là dữ liệu cơ sở để tiến hành phân tích định tính và định lượng, tính toán các

tỷ số, các chỉ tiêu, hệ thống hóa và tổng hợp các dạng vào bảng và đồ thị phân tích

Cuối cùng, cần xây dựng tiến độ thực hiện cho quá trình phân tích: Thời gian

ấn định trong kế hoạch phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành phân tích Thông thường nhà phân tích tiến hành chia từng giai đoạn cho thời gian phân tích và tương ứng với từng khoảng thời gian xác định nhiệm vụ cụ thể cần phải được hoàn thành, làm được điều này sẽ tạo nên tính giám sát và tự kiểm tra khi thực hiện

1.3.2 Thực hiện phân tích

Trên cơ sở công tác chuẩn bị trong giai đoạn lập kế hoạch phân tích về nội dung và phương pháp phân tích đã đề ra, dựa trên các thông tin và số liệu đã thu thập thì quy trình xử lý số liệu được thực hiện qua 3 công việc cụ thể, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách so sánh chỉ tiêu trên tổng thể kết hợp với so sánh theo từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu, từ đó đánh giá khái quát kết quả, xu hướng phát triển và mối liên hệ giữa các mặt hoạt động của doanh nghiệp

Phân tích hiệu quả hoạt động thông qua việc xác định các nhân tố ảnh hưởng

và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố với đối tượng được phân tích thông qua việc vận dụng phương pháp thích hợp để xác định chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với đối tượng phân tích

Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra kết luận về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tổng hợp nguyên nhân tác động

Trên cơ sở các nguyên nhân đã xác định đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Hai bước cuối cùng này thực chất là quá trình tổng hợp những đánh giá cơ bản được chắt lọc từ quá trình phân tích Báo cáo phải bao gồm các kết luận về ưu điểm cũng như khuyết điểm chủ yếu trong công tác điều hành và quản lý kinh doanh của

Trang 30

doanh nghiệp; đồng thời phải chỉ rõ được các nguyên nhân cơ bản đã và đang tác động tích cực hay tiêu cực đến các hoạt động kinh tế; cuối cùng là những biện pháp cần thiết để phát huy các điểm mạnh, cải tiến công tác, cũng như khai thác những khả năng tiềm tàng còn chưa được tính đến trong quá trình hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.3 Kết thúc phân tích

Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích, trong giai đoạn này cần thực hiện lập báo cáo phân tích và công bố kết quả phân tích Kết quả phân tích sẽ được công bố cho các đối tượng có nhu cầu tùy theo nội dung và phạm vi đối tượng phân tích Có thể công bố riêng cho Ban lãnh đạo hoặc công bố rộng rãi trong toàn thể doanh nghiệp

1.4 Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động

Hiệu quả hoạt động là một phạm trù kinh tế tổng hợp, được tạo thành bởi tất

cả các yêu tố của quá trình sản xuất kinh doanh Đây là một vấn đề hết sức phức tạp

có liên quan đến nhiều yếu tố và nhiều mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phải kết hợp nhiều chỉ tiêu như: hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh (hiệu quả cá biệt) và khả năng sinh lời của vốn (hiệu quả hoạt động tổng hợp) Do vậy hiệu quả của hoạt động kinh doanh không chỉ được xem xét một cách tổng hợp mà còn nghiên cứu trên cơ sở các yếu tố thành phần của nó, đó là hiệu quả cá biệt

1.4.1 Phân tích hiệu quả hoạt động chi tiết

Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác nhất hiệu quả hoạt động chi tiết, người ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện từng nguồn lực với từng loại phương tiện khác nhau thường được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như hiệu suất, hiệu năng, tỷ suất,…

1.4.1.1 Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt được trên tài sản của doanh nghiệp Kêt quả của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, doanh thu và thu nhập khác

Trang 31

Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quânChỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Giá trị của chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn

Chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngành nghề, từng lĩnh vực kinh doanh, phụ thuộc vào trình độ, khả năng quản lý và cách thức tổ chức sản xuất của mỗi doanh nghiệp Doanh thu thuần theo công thức trên bao gồm doanh thu của 3 hoạt động: doanh thu thuần sản xuất kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác Vì trên thực tế tài sản của doanh nghiệp không những được sử dụng cho hoạt động kinh doanh mà còn được sử dụng cho các hoạt động khác.Tổng tài sản tính trong công thức trên bao gồm cả TSCĐ và TSLĐ Giá trị này phải lấy số liệu bình quân, có thể là bình quân đầu kỳ và cuối kỳ nếu sự biến động về tình hình tài sản

là không lớn Nếu trong kỳ doanh nghiệp có sự biến động liên tục về tài sản thì để đảm bảo tính chính xác ta nên lấy giá trị trung bình của các tháng hoặc các quý trong năm

1.4.1.2 Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Muốn tiến hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải trang bị, sử dụng tài sản cố định trong cơ cấu tài sản của mình Tuy nhiên hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ quản lí và cách thức sử dụng nó Ngoài ra hiệu suất sử dụng tài sản cố định còn phụ thuộc vào ngành nghề của doanh nghiệp Công thức tính hiệu suất tài sản cố định như sau:

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh

Nguyên giá TSCĐ bình quânChỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Trị giá này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại Tuy nhiên hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào từng thời kỳ sử dụng của doanh nghiệp

Cụ thể trong giai đoạn mới mua máy móc thiết bị thì hiệu suất sử dụng TSCĐ thường cao hơn so với giai đoạn sử dụng sau, vì trong khoảng thời gian này máy móc hoạt động còn tốt, ít hư hỏng, sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt nên khả năng tiêu thụ dễ dàng hơn, làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp cao hơn

Trang 32

1.4.1.3 Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động Ở đây ta xét hiệu suất sử dụng tài sản lưu động chính là xét hiệu suất sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ – sản xuất – tiêu thụ) Nó là bộ phận vốn có tốc độ luân chuyển nhanh hơn so với TSCĐ Việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa không chỉ tiết kiệm vốn

mà còn nâng cao khả năng sinh ra tiền, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp Thông qua đó sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động hay còn gọi là số vòng quay vốn lưu động

Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần

VLĐ bình quânChỉ tiêu này cho ta biết một đồng VLĐ bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần Số vòng quay VLĐ càng lớn chứng tỏ VLĐ quay càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại

Việc phân tích chỉ tiêu này còn giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được số VLĐ mà doanh nghiệp sử dụng là lãng phí hay tiết kiệm để từ đó doanh nghiệp đưa

ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng VLĐ

1.4.1.4 Số ngày một vòng quay vốn lưu động

𝑺ố 𝒏𝒈à𝒚 𝒎ộ𝒕 𝒗ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝑽𝑳Đ = 𝑽𝑳Đ 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝒙 𝟑𝟔𝟎

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng Số ngày một vòng quay VLĐ càng lớn thì càng không tốt vì số ngày một vòng quay VLĐ chính là khả năng chuyển hoá thành tiền của VLĐ Nếu giá trị này càng lớn chứng tỏ khả năng chuyển hoá thành tiền của VLĐ càng lâu, VLĐ của doanh nghiệp sử dụng

bị lãng phí, không mang lại hiệu quả

Trong TSLĐ thì giá trị khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỉ trọng đáng kể

Trang 33

Do đó khả năng chuyển hoá thành tiền của VLĐ nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào khả năng chuyển hoá thành tiền của hai khoản mục trên Vì vậy khi phân tích tốc

độ luân chuyển VLĐ thì cần phân tích thêm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và khoản phải thu để có những nhận xét, đánh giá và đưa ra được các giải pháp hợp lý, có cơ

sở

1.4.1.5 Vòng quay khoản phải thu:

Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển hoá thành tiền của các khoản phải thu và được xác định qua công thức sau:

và có thể dẫn đến giảm doanh thu

1.4.1.6 Hiệu suất sử dụng hàng tồn kho

1.4.1.7 Các chỉ số thanh khoản

Trang 34

Tỉ số thanh khoản là tỉ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công

ty Bao gồm: tỉ số thanh toán hiện thời và tỉ số thanh toán nhanh

Tỉ số thanh toán hiện thời: được xác định từ bảng cân đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản ngắn hạn chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả Tỉ số thanh toán hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán

Cách tính:

𝑇ỉ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑡ℎờ𝑖 = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛Tài sản ngắn hạn bao gồm: vốn bằng tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản thanh toán như phải thu, các khoản tạm ứng,… các khoản hàng tồn kho như nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm

Tỉ số thanh toán nhanh: cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp

và được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng có thể được gọi là “ tài sản có tính thanh khoản” bao gồm tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho vì hàng tồn kho khó có thể chuyển hóa ngay thành tiền và giá trị thì có thể bị sụt giảm

Cách tính:

𝑇ỉ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 − 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

1.4.2 Phân tích hiệu quả hoạt động tổng hợp

Ngoài việc xem xét hiệu quả hoạt động của từng nguồn lực, doanh nghiệp cũng cần phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tổng hợp Hiệu quả hoạt động tổng hợp chính à khả năng sử dụng tổng hợp các nguồn lực để tạp ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Để có thể nhận định một cách tổng quát và xem xét hiệu quả hoạt động tổng hợp người ta thường dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp và phân tích khả năng sinh lời tài sản

1.4.2.1 Khả năng sinh lời từ doanh thu

Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp, một bên là lợi nhuận, một bên là khối lượng cung cấp cho xã hội Khi sử dụng số liệu

Trang 35

từ báo cáo tài chính thì chỉ tiêu này được xác định như sau:

𝑇ỉ 𝑠𝑢ấ𝑡𝐿𝑁

𝐷𝑇 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝐷𝑇𝑇 + 𝐷𝑇 𝑇à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ + 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑘ℎá𝑐𝑥 100%

Lợi nhuận trong công thức trên có thể là lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tuy nhiên tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp được thay đổi do sự điểu chỉnh của Nhà nước, nên ở các thời kỳ khác nhau có thể tỉ suất thuế không giống nhau; để phản ánh đúng khả năng sinh lời thì nên dùng lợi nhuận trước thuế Bên cạnh đó, lợi nhuận trong công thức trên cũng là lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động khác Mà sức sinh lợi của mỗi hoạt động là khác nhau do đó việc tính toán trên không nhận thấy được hoạt động sinh lời chính của doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh Vì vậy, cần phải tính riêng khả năng sinh lời cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận trước thuế chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn, đồng thời còn cho biết ngành hàng có tỉ suất lợi nhuận cao và chỉ rõ năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận và năng lực canh tranh

Khi đánh giá chỉ tiêu này cần xem xét đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lược hoạt động và cả chính sách định giá của doanh nghiệp

Việc so sánh chỉ số này với trung bình ngành hoặc với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành sẽ cho thấy được hiệu quả, năng lực cạnh tranh và độ hấp dẫn của doanh nghiệp này so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành Còn nếu so sánh chỉ số này giữa các ngành khác nhau thì nó sẽ chỉ ra được ngành hàng kinh doanh nào

có tỉ suất lợi nhuận cao, điều này rất có ích cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư

Khi đánh giá tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu cần xem xét đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lí chi phí, chính sách khấu hao TSCĐ trong kỳ, chiến lược hoạt động và chính sách định giá, mục tiêu thị phần và mục tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp vì các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và có các đơn vị thành viên thì cần tính toán các chỉ tiêu này theo từng lĩnh vực, từng đơn vị thành viên để

Trang 36

đánh giá cụ thể hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Tỉ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Để loại bỏ sự tác động của hiệu quả hoạt động tài chính để đi đến đánh giá khả năng sinh lời chủ yếu của doanh nghiệp là khả năng sinh lời từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ ta dùng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔ộ𝑝 𝑣ề 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑐ấ𝑝 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ

= 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔ộ𝑝 𝑣ề 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑐ấ𝑝 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ

𝐷𝑇𝑇 𝑣ề 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑐ấ𝑝 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ 𝑥 100% Lợi nhuận gộp trong mục này là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn, tức là tỉ suất này không tính đến chi phí kinh doanh Thường ở các doanh nghiệp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỉ trọng chủ yếu trong ba khoản doanh thu nên tỉ suất này biến động sẽ la nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

Thông số này đo lường hiệu quả trong hoạt động bán hàng và cung cấp dịch

vụ, cho biết mức sinh lãi của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Một công ty

có thông số này cao hơn mức bình quân ngành chứng tỏ họ có nhiều nỗ lực trong cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với các công

ty khác Đặc biệt thông số này còn phản ánh tính hợp lí trong chính sách định giá của công ty

Ý nghĩa: cứ 100 đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (chưa tính đến chi phí kinh doanh)

Trị giá của lợi nhuân thuần bị tính sai lệch do vậy để loại trừ sự khác biệt về chính sách khấu hao, chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận có thể được tính lại như sau:

𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ

= 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑠ả𝑛 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ + 𝐾ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜 𝑇𝑆𝐶Đ

𝐷𝑇𝑇 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑥 100%

1.4.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản

Hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận so với tài sản được tính như sau:

𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 sinh 𝑙ờ𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑇𝑆 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑥 100%

Trang 37

Lợi nhuận xem xét ở đây gồm lợi nhuận của cả ba hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và hoạt động khác Do vậy số liệu về tài sản xem xét ở đây cũng chính là số liệu tổn trên bảng cân đối kế toán

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nhiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng lớn

Ngoài ra để thấy rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản thì ta có thể sử dụng phương trình Dupont để phân tích ROA

ROA = LNST

DT x

DTTổng TS bình quânROA = Tỉ suất LN/DT x HTS

Trong chỉ tiêu trên, hiệu quả sử dụng tài sản là kết quả tổng hợp của những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả cá biệt của các yếu tố sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh, là kết quả của những nỗ lực mở rộng thị trường, tăng doanh số, tiết kiệm chi phí Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu hay hiệu suất sử dụng tài sản đều có thể được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên để làm rõ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ta có thể áp dụng phương pháp loại trừ (phương pháp số chênh lệch) Sự chênh lệch về hiệu quả hoạt động của

kỳ phân tích với kỳ gốc là tổng hợp ảnh hưởng của tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản, thể hiện qua công thức:

∆𝑅𝑂𝐴 = ∆𝐻𝐿𝐷/𝐷𝑇 + ∆𝐻𝐿𝐷/𝑇𝑆 Trong đó:

ΔHLN/DT : là ảnh hưởng của sự thay đổi tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu đến hiệu quả hoạt động Thực chất đây là ảnh hưởng của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau khi loại trừ các chi phí Nó chỉ liên quan đến vấn đề tiêu thụ, vấn đề bán hàng tại doanh nghiệp

ΔHDT/TS : là ảnh hưởng của sự thay đổi tỉ suất doanh thu trên tài sản Đây chính là hiệu quả của quá trình quản lý và sản xuất của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đó tổ chức tốt việc sản xuất, tiết kiệm vốn thì số vòn quay tăng, hiệu quả này

sẽ tăng lên

Trên cơ sở phân tích ở trên, ta có thể xác định được các nhân tố chủ yếu dẫn

Trang 38

đến sự tăng giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ đó đưa ra phương hướng, biện pháp để tăng hiệu quả của doanh nghiệp

Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản

Tỷ suất sinh 𝑙ờ𝑖 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡ế = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

Tổng tài sản bình quân x 100% Như chúng ta đã biết, lợi nhuận thuần chính là kết quả hoạt động cuối cùng sau lãi vay và thuế đã được khấu trừ Do vậy, lợi nhuận thuần bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ

nợ trong cơ cấu nguồn vốn qua các khoản chi phí lãi vay có liên quan

1.4.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE) là một chỉ số tài chính quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài chính và đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp hoặc tổ chức ROE đo lường mức độ sinh lời mà doanh nghiệp tạo

ra từ vốn chủ sở hữu đã đầu tư vào doanh nghiệp Chỉ số này thường được thể hiện dưới dạng phần trăm và tính toán theo công thức sau:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

Lợi nhuận sau thuế (Net Income): Đây là lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tất

cả các chi phí và thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu (Equity): Đây là giá trị ròng của tài sản của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả nợ và các khoản nợ khác Vốn chủ sở hữu thường bao gồm vốn cổ phần, lãi chưa phân phối và các khoản đầu tư từ các cổ đông hoặc chủ sở hữu

ROE có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp vì nó cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư Một ROE cao thường cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có khả năng sinh lời tốt từ vốn sở hữu Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ROE không thể đánh giá một cách toàn diện về hiệu suất doanh nghiệp và nó nên được kết hợp với các chỉ số tài chính khác để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp

ROE cũng có thể thay đổi theo thời gian và theo ngành công nghiệp Nó có thể được cải thiện bằng cách tối ưu hóa quản lý tài chính, tăng lợi nhuận, và quản lý vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả

Trang 39

Phương trình DuPont

Phương trình DuPont là một công cụ tài chính mạnh mẽ sử dụng để phân tích

và diễn giải các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (Return

on Equity - ROE) của một doanh nghiệp Phương trình DuPont phân chia ROE thành các thành phần cơ bản để giúp hiểu rõ hơn về nguồn gốc và yếu tố nào góp phần vào kết quả ROE Phương trình này thường được biểu diễn dưới dạng phương trình tương

tự như sau:

ROE = Lợi nhuận thuần / Vốn chủ sở hữu ROE = (Lợi nhuận thuần / Doanh

số bán hàng) x (Doanh số bán hàng / Tổng tài sản) x (Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu)

Trong đó, các thành phần của phương trình DuPont bao gồm:

Lợi nhuận thuần (Net Income): Đây là lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp kiếm được từ hoạt động kinh doanh Nó đại diện cho khả năng quản lý lợi nhuận và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp

Doanh số bán hàng (Revenue or Sales): Đây là tổng doanh số từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp Đây là yếu tố quyết định khả năng sinh lợi nhuận

Tổng tài sản (Total Assets): Tổng giá trị của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng

để tạo ra doanh số bán hàng Đây thể hiện cách doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa tài sản

Vốn chủ sở hữu (Equity): Vốn chủ sở hữu là giá trị ròng của tài sản sau khi trừ

đi nợ và các khoản nợ khác Nó thể hiện nguồn vốn mà cổ đông hoặc chủ sở hữu đầu

tư vào doanh nghiệp

Phương trình DuPont giúp các nhà quản lý, nhà đầu tư và người quan tâm đánh giá rõ hơn về cách mà doanh nghiệp tạo ra ROE, từ đó xác định được những yếu tố cần điều chỉnh để cải thiện hiệu suất tài chính Nó cũng giúp so sánh ROE của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc thời kỳ trước đó để đánh giá hiệu suất tài chính

Trang 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nội dung chương 1, tác giả đã nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận

cơ bản về hiệu quả hoạt động và nội dung công tác phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Những nội dung mà tác giả đã trình bày là nhằm thiết kế cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại CTCP Tập đoàn Lộc Trời – Chi nhánh Tây Nguyên trình bày ở chương 2

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w