Vai trò của quan lý chi BHXH - Đối với đối tượng thụ hưởng: Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là trực tiếp đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng các chế độ BHXH.. Quản lí việc chỉ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA BẢO HIẾM
CHUYEN DE THUC TAP TOT NGHIEP
Hà Nội, năm 2022
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
1 Chuyên dé này là nghiên cứu của riêng em, toàn bộ nội dung
nghiên cứu do chính em thực hiện.
2 Số liệu trong bài luận được thực hiện khảo sát, điều tra trung thực.
3 Em xin hoàn toàn chiu trách nhiệm về nghiên cứu của minh.
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2022
Sinh viên
Nguyễn Thảo Uyên
Trang 3LOI CAM ON
Trước tiên, em xin gửi lời cảm on chân thành đến tat cả các quý thay cô
trường Đại học Kinh tế quốc dân đã truyền đạt cho em những kiến thức hữu ích dé em hoàn thành chuyên đề nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên TS Nguyễn Thị Chính đã tận
tụy, tâm huyết hướng dẫn em trong thời gian thực hiện chuyên đề.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các các anh/chi làm việc tại cơ quan BHXH tỉnh Thái Nguyên, các anh/chị tham gia khảo sát, phỏng
vấn đã tận tình giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu, thông tin trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên chuyên đề của em không tránh khỏi thiếu sót Kính mong được sự nhận xét, dong góp ý kiến của quý thay, cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2022
Sinh viên
Nguyễn Thảo Uyên
Trang 4lil MUC LUC
090900890907 .) iLOT CAM ON 07 ii
DANH MỤC CÁC TU VIET TAT ccsssssssssosssssssesscseesssssscsessocesscsnesscsoceanessceseees v
DANH MỤC HINH ccsssssssssssssssssssessessnsssssscsocsenssscsscsescsnssscsncessssussncesssecanseseesees vi
IJ.9):810/9:7 9062177 vii
0900067100575 1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY CHI BHXH 4
1.1 Những van đề cơ bản về BHXIH 2-5-5 << s2 se se ssessessesses 41.1.1 Khái niệm về BHXH -2- 2: 5£ ©5£+SE£EE£EE2EE2EEEEEEEE2E1221 212121 re 4
Có rất nhiều khái niệm về BHXH trên các góc độ khác nhau: 4
1.1.2 Vai tro ca BH XH — 5Ö 4 1.1.3 Đặc trưng cơ ban của BHXH - G1 vn ng ni, 6
1.1.4 Các nguyên tắc của BHXH ¿5-22 SE E12 2121717111111 1e xe 61.1.5 Hệ thống các chế độ BHXH ¿2° 2 s‡SE+EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrerree 7
BE 1ong.‹.n : 8
1.2 Chi BHXH cccscsssscssssssssossssscssccsscsnscsnecassenscsnscesccascsascssccasseascsnscesccascensceseenses 9
1.3 Quan lý chỉ BH X HH o <9 Họ 0.0 0000009 60906896 9 1.3.1 Khái niệm quản lý chi BHXH - 2 22©2E£2EE+2EE£EEE2EEzEEerrrrrkerred 9 1.3.2 Vai trò của quan lý chi BHXH 5 + SE SsESESsEssrsrserkre 9
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi BHXH 12
1.5 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý chi BHXH - 13
KET LUẬN CHƯNG 2- 5s << s2 s2 se SseEs£SseSsEssEseEseEsersessesse 14CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BHXH TẠI BHXH TỈNH
0798190470007 15
2.1 Giới thiệu sơ lược về BHXH tỉnh Thái Nguyên . s«-s«° 15
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2-2 2 2+c2+E££Ee£xerxererrssree 15
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Thái Nguyên - 16
2.1.3 Mô hình tổ chức bộ máy của BHXH tinh Thái Nguyên - 17
Trang 52.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chỉ BHXH tai tỉnh Thái nguyên 512.3.1 Nhân tố khách quan: - 2: ¿+ 2++E+EE+EE£EEE2EEEEEEEEEEEE2EEEE1E7E2E.E.EEerkee 51
2.3.2 Nhân tố chủ quan: ¿ 2- 2-52 £+E£+E9EE£EEEEEEEEEEE2EE2E1217171 7111211 xe 52
2.4 Đánh giá công tác quan lý chỉ BHXH tại tỉnh Thái Nguyên 53 2.4.1.Những thành tự dat ẨưỢC: - Gà SH SH HH HH HH nh key 53
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2- 2¿©+¿©++x++zx+2E++zx+zrxesrxez 55
KET LUẬN CHƯNG 2 2 se s22 ESs£EsEssSvsEserserserssessrrserssrsee 57CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIEN CONG TAC QUAN LÝ CHIBHXH TẠI BHXH TINH THÁI NGUYEN -2-s° s2 ©ssessesssesee 58
3.1 Phương hướng hoạt động tại BHXH tỉnh Thái Nguyên 58 BLL (o0 3 58
3.1.2 Định hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác chỉ BHXH tại BHXH tỉnh Thái
Neguy€n trong thoi 1-00 iu 0 59
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chỉ BHXH tại BHXH tỉnh Thái
EC) | 7G G G5 9 9 9.9.9.9 0 0.0.0 0.0000 0009 900990.98004 8910040904 61
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán - - 1kg Hệ, 61
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong các khâu chi BHXH 623.3 Kiến nghị s-s-s- se se ssEEseEsEssEASEEAEASEA9E13E258738135035288 3903525239980 63
3.3.1 Kiến nghị với INN ¿- c S2 St E21 E12 1 1121101121121 111111 xe te 633.3.2 Kiến nghị với bảo hiểm xã hội Việt Nam ¿2c 5 5s+cs+cs+zzzce2 64KET LUẬN CHƯNG 3 2- (<< s2 se se se EsEEsEssEssEseEsersersersersesee 65
080900055 66TÀI LIEU THAM KHẢO 5° s£ssssEsssvsseEssevvssezseerssee 67
Trang 6DANH MUC CAC TU VIET TAT
BHXH Bao hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHYT Bảo hiểm y tế
ASXH An sinh xã hội
TNLĐ-BNN Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
Sở LD-TB&XH Sở Lao động - Thương binh & Xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Thái Nguyên -2- 5: 18Hình 2.2: Quy trình quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH 1 lần 26Hình 2.3: Quy trình quản lý người hưởng chế độ BHXH hàng tháng 27Hình 2.4: Quy trình chỉ trả trợ cấp lương hưu và BHXH hàng tháng tại tỉnh Thái
l0 31
Hình 2.5: Quy trình chi trả trợ cấp 1 lần do co quan BHXH tỉnh Thái Nguyên
trực tiếp chỉ trả - :- + +k+Sx+EE+E2EEkEEEEEEEE1211211211211 111111111 xe 37Hình 2.6: Quy trình chi trả trợ cấp 1 lần do Bưu điện cấp huyện chi trả 38Hình 2.7: Quy trình chi trả chế độ BHXH ngắn hạn 2 2 2 525: 42Hình 2.8: Quy trình chi trả chế độ BHXH trợ cấp thất nghiệp 45
Trang 8DANH MUC BANG
Bang 2.1: Chức năng từng bộ phận của cơ cấu bộ máy quản lý tại BHXH tinh
i0) 19
Bang 2.2: Tổng hợp chênh lệch dự toán chi BHXH tại BHXH tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2019 — 22 ] - - c5 2s kg ng HH ng 23
Bảng 2.3: Đánh giá công tác quản lý đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2019 — 2021 55 + ++s++esssersesrs 28
Bảng 2.4: Tổng hợp chỉ trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Thái Nguyên giai
Goan 2019-2021 00101177 0ä 30
Bang 2.5: Tổng hợp kết quả chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng tại BHXH
Tinh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2202 ] - 5 55 +c<+ssssessrrs 33
Bảng 2.6: Kết quả chi trả trợ cấp 1 lần, trợ cấp khi nghỉ hưu và TNLĐ-BNN 1 lần
từ nguồn quỹ BHXH chi trả - ¿2-2 2 22S£2E£+E£Ee£EeEEeEEerszreee 39Bang 2.7: Kết quả chỉ trả trợ cấp tuất 1 lần, mai tang phí, khu vực 1 lần có nguồn
từ NSNN và quỹ BHXH chi trả giai đoạn 2019— 2021 40
Bảng 2.8: Kết quả thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn toàn
tỉnh BHXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 -2021 43
Bảng 2.9: Kết quả thực hiện công tác chi trả các trợ cấp thất nghiệp tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2019 -2021 - SĂ 32+ 3+ ESeeEeeerrserere 46
Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả thanh tra công tác chỉ trả các chế độ BHXH tại
BHXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2021 -«- 50
Trang 9LOI MO DAU
1.Tinh cấp thiết của dé tài
BHXH là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước
ta đối với NLD, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện các chính sách BHXH,
BHYT, BHTN, bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, tửtuất, BHTN Chính sách BHXH luôn mang tính nhân văn thể hiện sự quan tâm
về van đề ASXH của Đảng và Nhà nước đối với người dân
BHXH tỉnh Thái Nguyên là một đơn vị thuộc BHXH Việt Nam, có chức
năng thực hiện giải quyết các chế độ và quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN tạitỉnh Thái Nguyên Trong những năm qua, BHXH tỉnh Thái Nguyên có nhiều
thành tựu đáng ké và cố gang phát triển công tác chi trả BHXH, đảm bảo chỉ
đúng, kip thời các chế độ BHXH cho NLD Tuy nhiên, trong quá trình thực hiệncòn nhiều bất cập, hạn chế như: mục tiêu, nguyên tắc quản lý chi trả chưa thực
sự đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; thủ tục chi trả còn rườm rà, mất nhiều thời
gian của người thụ hưởng Mặt khác trong bối cảnh đất nước đang trong quátrình hội nhập, khu công nghiệp ngày càng tăng dẫn đến lực lượng lao động tăngđột biến, từ đó số tiền chi trả trợ cấp BHXH tăng theo, đòi hỏi phải chi trả kịp
thời, đúng kỳ và chính xác Đây cũng là những khó khăn, thách thức không nhỏ
đối với BHXH tỉnh Thái Nguyên Xuất phát từ những lý do đó, em đã chọn đề
tài “Hoàn thiện công tác quan lý chỉ BHXH tai tỉnh Thái Nguyên” đề làm đề
tài nghiên cứu của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tong quát:
Đánh giá thực trạng công tác quan ly chi BHXH tại BHXH tỉnh Thai
Nguyên, làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong công tác
quản lý chỉ BHXH tại BHXH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý chi BHXH
- Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quan lý chi BHXH tại BHXH
tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua
Trang 10- Đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH tại
BHXH tỉnh Thái Nguyên.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý chỉ BHXH tại tỉnh Thái
Nguyên.
- Phạm vi nghién CỨH:
+ Pham vi nội dung: Nhằm nghiên cứu thực tế công tác quản ly chi cácchế độ BHXH bắt buộc ở tỉnh Thái Nguyên (không gồm BHYT)
+ Phạm vi không gian: Chuyên đề tập trung vào việc nghiên cứu thực tế
công tác quản lý chỉ BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
+ Pham vi thời gian: Giai đoạn 2019-2021 Đề xuất các giải pháp hoàn
thiện quản ly chi BHXH cho giai đoạn từ 2022 — 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu thu thập được liệt kê theo thời
gian theo từng chỉ tiết cụ thể, kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồthị, bảng biểu
- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này xem xét một chỉ tiêu
phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích và dựbáo các chỉ tiêu qua các thời kỳ nghiên cứu.
- Ung dụng thang do Likert Scale: Đề tài sử dụng thang do Likert Scale dé
đánh giá hoạt động quản lý chi BHXH của đối tưởng hưởng BHXH, đội ngũnhân viên và cán bộ phụ trách công tác BHXH tại các DN Thiết kế bảng có haiphan: phần nêu nội dung và phan nêu đánh giá theo từng nội dung đó
Thang đo đánh giá theo 5 cấp: 5 Rất hài lòng; 4 Hài lòng; 3 Bìnhthường; 2 Không hài lòng; 1 Hoàn toàn không hài lòng Khoảng biến thiên để
đánh giá mức độ hài lòng như sau:
Trang 11Nguồn số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập trong giai đoạn
2019 -2021 Số liệu được thu thập tại BHXH tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan
liên quan
5 Kết cấu của dé tai
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chỉ BHXH
Chương 2: Thực trạng quản lý chỉ BHXH tại BHXH tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản ly chi BHXH tại BHXH tỉnh Thái
Nguyên.
Trang 12Có rất nhiều khái niệm về BHXH trên các góc độ khác nhau:
Đứng dưới góc độ pháp luật, BHXH là một định chế bảo vệ NLĐ sử dụng
nguồn đóng góp của NSDLĐ và được sự tải trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợcấp vật chất cho NLD và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc bi mat thunhập bình thường do ốm đau, TNLĐ hoặc hết tuổi lao động theo quy định của
pháp luật hoặc trong trường hợp NLD bị chết.
Theo tô chức lao động quốc tế ILO: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc
bù đắp một phan thu nhập đối với NLD khi họ gặp những biến cô làm giảm hoặcmat kha năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành va sử dung một quỹtiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho NLD và gia đình họ, góp phan đảmbảo ASXH Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 01 tháng 01 năm 2016,BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bi đắp một phần thu nhập của NLD khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hết tuổi lao động hoặc
chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH
Từ đó, có thể hiểu BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phầnthu nhập cho NLD khi họ gặp phải RR, biến có về sức khỏe, mat khả năng laođộng, mất việc làm, chết; đi cùng với đó là quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập
trung được hình thành bới các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng
quỹ đó cung cấp tài chính giúp dam bảo mức sống cơ bản cho bản thân NLD va
gia đình họ, từ đó góp phần đảm bảo an toàn xã hội Về cơ bản, BHXH là mộtphương thức phân phối lại thu nhập bằng các kĩ thuật nghiệp vụ, từ đó góp phầncân bằng thu nhập bị mat hoặc giảm từ hoạt động nghề nghiệp bằng khoản trợ
Trang 13BHXH sẽ tạo điều kiện cho NLĐ được cộng đồng tương trợ khi gặp ốm đau,TNLĐ, BHXH cũng là cơ hội để con người trong cộng đồng chia sẻ giúp đỡ
những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Việc tham gia BHXH cũng giúp NLD tiết kiệm được những khoản nhỏ
không dùng tới để có nguồn dự phòng khi ốm đau, mắt sức lao động, góp phần
én định cuộc sống cho bản thân và gia đình Qua đó cũng có thé thấy đượcBHXH giúp NLD an tâm và tin tưởng khi họ tham gia, nâng cao đời sống tinhthần, đem lại cuộc sống thoải mái hạnh phúc cho cá nhân trong cộng đồng
* Đối với NSDLĐ
BHXH giúp cho các tổ chức SDLD, các DN 6n định hoạt động sản xuấtkinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho NLD một cách hợp lý, từ đógóp phan làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị trở nên ôn định, sản xuất
kinh doanh được hoạt động liên tục, hiệu quả, các bên của quan hệ lao động cũng
trở nên gắn bó với nhau hơn
BHXH cũng là cách mà NSDLĐ thé hiện trách nhiệm của mình đối vớiNLĐ, không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà là kéo dài trong suốt cuộc đờiNLD cho đến tận khi họ trở nên già yếu BHXH cũng làm cho quan hệ lao độngtrở nên có tính nhân văn sâu sắc và nâng cao trách nhiệm xã hội của DN
Cuối cùng, BHXH còn giúp cho các đơn vị sử dụng lao động én định
nguôn chỉ ngay cả khi có RR lớn xảy ra thi DN cũng có thể tránh được tình trạng
nợ nan hay phá san
* Đối với NN và xã hội
BHXH giúp tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa NN với NSDLĐ và
NLD, đây là mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc và chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ RR chỉ có trong quan hệ BHXH Méi quan hé nay da thé hiện được tinh nhân văn sâu
sắc của BHXH
BHXH cũng đóng góp tạo nên sự bình đăng trong xã hội Đây là một công
cụ dé đảm bảo điều kiện sống cho NLD ở góc độ xã hội Còn ở góc độ kinh tế,BHXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộngđồng Qua đó thê hiện sự bình đẳng giữa NLĐ, không phân biệt các tầng lớp
trong xã hội.
Trang 14Ngoài ra, quỹ BHXH được đóng góp bởi các bên là một nguồn tiền tậptrung lớn Trong đó, phần quỹ nhàn rồi được đem đầu tư cho kinh tế tạo ra sựtăng trưởng và phát triển kinh tế từ tạo ra công ăn việc làm cho NLĐ đến làm
giảm chi từ NSNN
1.1.3 Đặc trưng cơ bản của BHXH
Thứ nhất, bảo hiểm cho NLĐ trong và sau quá trình lao động: Nghĩa là,khi tham gia vào hệ thống BHXH, NLD sẽ được BHXH trợ cấp cho đến lúc chết.Khi còn làm việc, NLD được đảm bảo khi bị ốm đau, lao động nữ được trợ cấpthai sản khi sinh con, người bi tai nan lao động được trợ cấp tai nạn lao động, khikhông còn làm việc nữa thì được hưởng tiền hưu trí, khi chết thì được tiền chôn
cất và gia đình được hưởng trợ cấp tuất Đây là đặc trưng riêng của BHXH mà
không một loại hình bảo hiểm nào có được
Thứ hai, các sự kiện bảo hiểm và các RR xã hội của NLĐ trong BHXH
liên quan đến thu nhập của họ Bao gồm: ốm đau, TNLĐ-BNN, thai sản, mất
việc làm, già yếu, chết Do những sự kiện và RR này mà NLĐ bị giảm hoặcmất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử dụng, dẫn đến họ
bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập Vì vậy, NLĐ cần phải có khoản thu nhập khác
bù vào để ổn định cuộc sống và sự bù đắp này được thông qua các trợ cấpBHXH Đây là đặc trưng rất cơ bản của BHXH
Thứ ba, NLD khi tham gia BHXH có quyền được hưởng trợ cấp BHXH:Tuy nhiên quyền này chỉ có thé trở thành hiện thực khi ho thực hiện day đủ nghĩa
vụ đóng BHXH NSDLD cũng phải có trách nhiệm đóng BHXH cho NLD.
Thứ tư, sự đóng góp của các bên tham gia BHXH: Bao gồm NLĐ,NSDLĐ và NN là nguồn hình thành cơ bản của quỹ BHXH Ngoài ra nguồn thucủa quỹ BHXH còn có các nguồn khác như lợi nhuận từ đầu tư phần nhàn rỗitương đối của quy BHXH (mang tính an toàn); khoản nộp phạt của các DN, đơn
vị chậm nộp BHXH theo quy định pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác
Thứ năm, các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khô phápluật, các chế độ BHXH cũng do luật định
1.1.4 Các nguyên tắc của BHXH
Một là, mọi NLD đều có quyền tham gia và hưởng BHXH: Tất cả mọi
Trang 15người đều có quyền tham gia BHXH không dựa trên sự phân biệt về tuổi tác, địa
vị xã hội, ngành nghề, vùng miền tôn giáo, Quyền hưởng BHXH không dựatheo các yếu tố đã nêu trên và phụ thuộc vào mức độ RR, phụ thuộc vào mức
lay số đông quãng thời gian làm việc có thu nhập dé bù lại số ít quãng thời gian
không làm được việc, không có thu nhập.
Bốn là, NN thống nhất quản lý BHXH: NN thống nhất quản lý hệ thống
BHXH dựa trên các chức năng sau:
+ Lập pháp: xây dựng các văn bản luật thông qua Quốc hội và ban hành
các chính sách liên quan đến vấn đề BHXH
+ Hành pháp: tô chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra
+ Tư pháp: xử lý vi phạm xã hội, giải quyết thư từ khướu nại
Năm là, BHXH phải kết hợp hải hoà các lợi ích, các mục tiêu và phù hợpvới điều kiện KT-XH của đất nước: Bản thân NLD vừa là người tham gia, vừa làngười hưởng lợi Do vậy trong BHXH phải biết kết hợp hài hòa giữ các lợi ích.Trước hết là lợi ích giữa các bên tham gia BHXH: giữa NLĐ-NSDLĐ; NLĐ-NLD Đồng thời lợi ích riêng giữa các bên tham gia BHXH với lợi ích chung của
BHXH.
1.1.5 Hệ thống các chế độ BHXH
Chế độ BHXH là hệ thống các quy định của NN về mức hưởng, điều
kiện hưởng; mức đóng, điều kiện đóng BHXH Tùy theo từng trường hợp BHXH
mà NN có các quy định khác nhau về các mức, các điều kiện này Trong Côngước 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có quy định trợ cấp tối thiêu cho 9nhánh chế độ BHXH là (1) chế độ ốm đau; (2) chế độ thai sản; (3) chế độ tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp; (4) chế độ bảo hiểm thất nghiệp; (5) chế độ chăm
Trang 16sóc y tế; (6) chế độ tàn tật (ở Việt Nam còn gọi là chế độ mắt sức lao động,nhưng với nghĩa khác); (7) chế độ tử tuất; (8) chế độ hưu trí, và (9) chế độ chămsóc gia đình (cho những người đông con) Tuỳ theo điều kiện KT-XH của từngnước trong từng giai đoạn, dé có thé xây dựng, áp dụng các quy định này
Ở Việt Nam, dang dan hoàn thiện giải quyết và chi tra các chế độ BHXH
để phù hợp với thực tế phát triển KT-XH của đất nước Hiện nay nước ta đangtriển khai thực hiện giải quyết các chế độ BHXH đó là:
- BHXH bắt buộc: Om đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất
- BHXH tự nguyện: Hưu trí, tử tuất
- BHTN: Trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm
1.1.6 Quỹ BHXH
1.1.6.1 Khái niệm và đặc điểm của quy BHXH
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN, có mụcdich và chủ thé riêng Mục đích tạo lập quỹ BHXH là dùng dé trợ cấp cho NLD,giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp RR hoặc biến cố bảo hiểm Chủ thể quỹBHXH chính là những người tham gia đóng góp dé hình thành quỹ, đó có thé là
NLD, NSDLD vàNN
1.1.6.2 Nguồn hình thành và mục đích sử dụng của quỹ BHXH
Quỹ BHXH được hình thành từ đóng góp của NSDLĐ, NLD, từ hỗ trợ
thêm của NN, lãi từ khoản tiền đầu tư quỹ nhàn rỗi và các nguồn khác như cá
nhân hoặc tô chức từ thiện ủng hộ
Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho các mục đích chi trả trợ cấp cácchế độ BHXH, chi phí quản lý BHXH và một số khoản chi khác có liên quan đếnNLD và các hoạt động của cơ quan BHXH Trong đó, chi trả các chế độ BHXH
là lớn nhất và quan trọng nhất Khoản chi này được thực hiện theo luật định vàphụ thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thông BHXH Về nguyên tắc, có thu
mới có chi, thu trước chi sau Vì vậy, quỹ BHXH chi chi cho các chế độ có trong
phạm vi thu, về nguyên tắc thu ở chế độ nào thì chi ở chế độ ấy Ngoài ra, quỹBHXH còn có một bộ phận dự phòng và bộ phận này được sử dụng dé chi phicho hoạt động dau tu quỹ nhàn rỗi dé đảm bao an toàn và tăng trưởng quỹ Chi
phí quản lý cũng là một khoản chỉ tất yêu, song phải được quản lý chặt chẽ và tiết
Trang 17kiệm
1.2 Chi BHXH
Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ tham gia BHXH để chitrả cho các chế độ BHXH nhằm ồn định cuộc sông của người tham gia BHXH va
đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH
Chi BHXH được thực hiện bởi 2 quá trình: phân phối và sử dụng quỹ
BHXH
- Phân phối quỹ BHXH: là quá trình phân bổ các nguồn tài chính từ quỹBHXH để hình thành các quỹ thành phần: quỹ ốm dau và thai sản, quỹ TNLD-BNN, quỹ hưu trí va tử tuất hoặc phân bé cho các mục đích sử dụng khác nhau,
như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ chi trả các chế độ BHXH
- Sử dụng quỹ BHXH: là quá trình chi tiền của quỹ BHXH đến tay đốitượng được thụ hưởng hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thé
1.3 Quan ly chi BHXH
1.3.1 Khai niệm quan lý chi BHXH
Quan lý chi BHXH là các hoạt động có tổ chức, theo quy định của pháp
luật để thực hiện công tác chi các chế độ BHXH Các hoạt động đó được thực
hiện bằng hệ thống pháp luật của NN va bằng các biện pháp hành chính, tô chức,kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu chi đúng đối tượng,chi đủ số lượng và dam bảo tiền tới tận tay người thụ hưởng đúng thời gian quy
định
1.3.2 Vai trò của quan lý chi BHXH
- Đối với đối tượng thụ hưởng: Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH
là trực tiếp đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng các chế độ BHXH
- Đối với NSDLĐ: Thực hiện tốt công tác quản lý chỉ BHXH cũng chính
là góp phan dam bảo ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của chính DN, tâm lý
NLD tin tưởng nguon tài chính thuận loi, mối quan hệ NSDLĐ-NLĐ thêm bền
chặt, uy tín và niềm tin về DN được củng cố
- Đối với hệ thống BHXH: Thực hiện tốt công tác quản lý chỉ BHXH sẽgóp phần quan trọng trong việc đảm bảo quản lý và tăng trưởng quỹ BHXH antoàn, không bị thất thoát, từ đó tăng được niềm tin, thu hút thêm nhiều nguồn đầu
Trang 18tư, tai trợ, viện trợ vào quỹ BHXH.
- Đối với hệ thống ASXH: Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH làgóp phần thực hiện tốt chính sách ASXH cơ bản nhất của quốc gia vào phát triểncon người, thúc đây tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước
- Đối với xã hội: góp phần dam bảo an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội
vì đã đáp ứng được nhu cầu cần thiết của con người, giúp cân đối ngân sách quốcgia trong trường hợp bù thiếu, từ đó số tiền nhàn rối trong quỹ BHXH và ngân
sách sẽ được đầu tư vào những hạn mục thiết yếu cho sự phát triển KT-XH củađất nước
1.3.3 Mục tiêu của quản lý chi BHXH
- Đảm bảo và ôn định thu nhập cho NLĐ khi họ gặp những RR, giảm
hoặc mất thu nhập
- Đảm bảo sự công bằng trong công tác chi trả chế độ BHXH cho ngườithụ hưởng và để họ thấy rằng BHXH là chính sách thật sự cần thiêt trong cuộc
sông
- Đảm bảo công tác chỉ trả kịp thời, chính xác đúng đối tượng, đúng chế
độ BHXH và thực hiện theo pháp luật.
- Đảm bảo cho việc cân đối quỹ BHXH, không dé xảy ra tình trạng thiếu
hụt quỹ BHXH.
- Đảm bảo việc chi BHXH không dé xảy ra tình trạng trục loi, gây thâm
hụt quỹ BHXH
1.3.4 Nguyên tắc quản lý chi BHXH
- Đúng chế độ, chính sách hiện hành, đúng người thụ hưởng chế độ
BHXH.
- Đảm bảo chỉ trả kịp thời và đầy đủ chế độ BHXH cho người thụ hưởng
- Thủ tục chi đơn giản, thuận tiện.
- Đảm bảo chỉ trả an toàn tiền mặt
- Chi trả các chế độ BHXH, BHTN được quản lý thống nhất, công khai,
minh bạch
1.3.5 Nội dung quan lý chi BHXH
1.3.5.1 Quản lí đối tượng được hưởng theo chế độ BHXH
Trang 19Đối tượng được hưởng các chế độ BHXH bao gồm:
- Đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng: Đối tượng này lại bao gồm 2
loại:
+ Những người về hưu trước 1/1/1995 do NSNN đảm bảo Hàng năm,
NSNN chuyền kinh phí của đối tượng này sang quỹ BHXH, BHXH VN có trách
nhiệm chi trả đến tay đối tượng được hưởng.
+ Đối tượng về hưu từ ngày 1/1/1995 trở đi: đối tượng này do quỹ BHXH đảm bảo.
- Đối tượng hưởng chế độ tử tuất: Đối tượng này có các loại trợ cấp chính:
trợ cấp tiền mai tang phí, trợ cấp tiền tuất 1 lần và trợ cấp tiền tuất hàng thángcho thân nhân người bị chết theo quy định
- Đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau và thai sản
- Đối tượng hưởng trợ cấp TNLĐ- BNN
- Từ năm 2009 trở đi có thêm đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp
1.3.5.2 Quản lí điều kiện hưởng và mức hưởng BHXH hàng tháng của các đối
tượng được hưởng BHXH
- Khi tính toán mức hưởng của từng đối tượng, cán bộ BHXH sẽ căn cứvào những quy định cụ thé của luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hànhluật BHXH để tính toán mức hưởng cụ thể cho từng người
- Điều kiện hưởng chế độ BHXH sẽ quyết định tới việc bảo toàn giá trị
của quỹ BHXH từ đó quyết định tới việc cân đối quỹ
- Mức hưởng cao hay thấp cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc cân đối
quỹ BHXH
1.3.5.3 Quản lí việc chỉ trả cho từng loại đối tượng hưởng các chế độ BHXH
Hiện nay theo Luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam tổ chức chi trả cho 5chế độ chính thức riêng biệt bao gồm: chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ ốm
đau, chế độ thai sản, chế độ TNLĐ- BNN
BHXH VN phải có trách nhiệm chỉ trả trợ cấp đến tay tất cả các đối tượng
đủ số lượng, đảm bảo thời gian quy định
1.3.5.4 Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chỉ trả chế độ BHXHtheo quy định của Luật Kế toán và Luật Thong kê
Trang 20Thực hiện tốt việc lập các báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình
chi trả trợ cap BHXH, đặc biệt là các chỉ tiêu thống kê sẽ giúp cho công tácquản lý chi trả BHXH được tốt hơn
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi BHXH
1.4.1 Nhân tô khách quan
* Nhóm nhân tố về điều kiện KT-XH:
Khi ban hành chính sách BHXH và đặc biệt là khi thiết lập các chế độBHXH, điều kiện KT-XH có tác động rất lớn và đôi khi đóng vai trò quyết định.Điều kiện KT-XH biểu hiện ở trình độ dân trí và nhận thức xã hội của NLD cũngnhư NSDLĐ, ở tiềm lực và sức mạnh kinh tế của đất nước, ở khả năng tô chức và
quản lý của mỗi quốc gia Những yếu tố này không chỉ quyết định một quốc gia
nào đó có thé thực hiện được bao nhiêu chế độ BHXH, mà còn ảnh hưởng đếnnội dung trực tiếp của từng chế độ Chăng hạn, khi nền kinh tế phát triển, thu
nhập của NLĐ ngày càng được nâng cao thì khả năng đóng góp cho quỹ BHXH
sẽ ngày càng nhiều, từ đó có thể nâng cao được các mức hưởng trợ cấp BHXH
trong từng chế độ và ngược lại
Cơ cấu dân số (già/trẻ) và chính sách về dân số cũng gián tiếp tác động tới
hoạt động quan lý chi BHXH vi NLD là đối tượng tham gia BHXH, đang trong
độ tuôi lao động, trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội
* Nhóm yếu tô sinh học:
Tuổi thọ bình quân là yếu tố tác động lớn đến các chế độ BHXH vi đi kèm
với sự gia tăng của tuôi thọ là gánh nặng của quỹ BHXH Giới tính cũng là mộtyếu tô ảnh hưởng đến công tác quản lý chi BHXH vi với doanh nghiệp sử dụngnhiều nam giới do tính chất công việc đòi hỏi sức khỏe thì việc khó tránh khỏi là
họ phải chi trả nhiều cho chế độ TNLD-BNN, trong khi doanh nghiệp chỉ sử
dụng lao động nữ vì những ưu thế như bên bi, khéo léo thì phải chi trả nhiềucho chế độ thai sản
1.4.2 Nhân tô chủ quan:
* Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức bộ máy BHXH
Cơ câu tổ chức bộ máy cơ quan BHXH hiệu quả là cơ sở tài chính dé
t/hiện tốt chế độ chi BHXH cho NLD, góp phan tiết kiệm chi phí quản lý BHXH,
Trang 21cân bằng cơ cau thu-chi dé có nguồn quỹ BHXH lành mạnh
* Nhóm yếu tô ảnh hưởng của các nguồn tiếp cận thông tin và ứng dụng
CNTT trong quản lý chi BHXH
Sự phát triển của CNTT được ứng dụng trong mọi hoạt động quản lý vàgiúp cho hoạt động quản ly đảm bảo tính chính xác cao hơn, dé kiểm soát hơn vàthông tin quản lý được cập nhật một cách nhanh chóng hơn rất nhiều Vì vậy, việcứng dụng CNTT có ảnh hưởng rat lớn tới công tác quản lý chi trả BHXH
1.5 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý chỉ BHXH
Đề nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác quản lý chi BHXH, dé tài
đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá sau đây:
-Kết quả chỉ tất cả các chế độ BHXH
Chỉ tiêu này phan ánh mức độ, quy mô tổng số tiền chi, tong số ngườihưởng tất cả các chế độ BHXH qua từng năm
- Kết quả chi chế độ hưu trí, MSLD, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp
TNLĐ-BNN hàng tháng (số người được hưởng và số tiền chỉ)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ, quy mô tổng số tiền, tổng số người chỉBHXH chế độ hưu trí, MSLĐ, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp TNLĐ-BNNhàng tháng qua từng năm.
- Kết quả chỉ chế độ trợ cấp 1 lần (số người được hưởng và số tiền chỉ)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ, quy mô tổng số tiền, tổng số người chỉBHXH chế độ trợ cap BHXH 1 lần, tuất 1 lần, TNLĐ - BNN 1 lần, mai táng phí
- Kết quả chi chế độ BNTN (số người được hưởng và số tiền chi)
Chỉ tiêu này phan ánh mức độ, quy mô tổng số tiền, tổng số người chiBHXH trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề qua từng năm
-Tốc độ tăng đối tượng hưởng các chế độ BHXH
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng, giảm số đối tượng hưởng BHXH năm
Trang 22-Tốc độ tăng số tiền chi BHXH:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng, giảm số tiền chi BHXH từng nhóm
đối tượng năm sau với năm trước
Cách tính:
Tốc độ tăng số tiền chi BHXH năm t = _sotién chỉ BHXH năm t_ X
sốtiên chi BHXH năm t—1
100
Ngoài những chỉ tiêu định lượng, thì chỉ tiêu định tính như: sự hài lòng
của NLĐ, NSDLĐ, người nghỉ hưởng các chế độ BHXH đối với công tác quản lýchi BHXH cũng là tiêu chi được sử dụng để đánh giá công tác quản lý chỉBHXH Sự hài lòng của người hưởng các chế độ BHXH được đánh giá qua việc
có bị khiếu nại trong công tác chi BHXH hay không và cách thức giải quyết các
khiêu nại có thỏa mãn được người hưởng không.
KET LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã làm rõ các van đề lý luận liên quan đến công tác quản lý chi
BHXH Cụ thể bài luận cũng đã nêu ra được cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu làcông tác quản lýchi BHXH: khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, vai trò của công tácquản lýchi BHXH, các nhân tố tác động đến quản lýchi BHXH, nguyên tắc quan
lý, nội dung và các tiêu chí đánh giá công tác quản lychi BHXH
Trang 23BHXH tỉnh Bắc Thái (nay là BHXH tỉnh Thái Nguyên) được thành lập ngày
15/6/1995 theo Quyết định số 19/BHXH-TCCB của TGĐÐ BHXH Việt Nam Từ
tháng 10/1997, BHXH tỉnh Thái Nguyên được tái lập theo sự chia tách hai tỉnh Thái
Nguyên và Bắc Kạn Từ ngày 01/01/2003, BHXH tỉnh Thái Nguyên tiếp nhận toàn
bộ cán bộ, CNVC, tài sản và nhiệm vụ chính trị từ cơ quan BHYT tỉnh Thái Nguyên
chuyên sang
Qua quá trình phát triển, tới nay cơ quan BHXH tỉnh Thái Nguyên có cơ cau
tổ chức bộ máy gồm 11 phòng ban và 09 BHXH huyện, thành phó, thị xã trực
thuộc, với tổng 297 CNVC, lao động hop đồng, trong đó, có 35 người trình độ thạc
sỹ, 237 người trình độ đại học, 08 người trình độ cao đăng, 06 người trình độ trung cấp
và 11 người trình độ trình độ sơ cấp
BHXH tỉnh Thái Nguyên có chức năng, nhiệm vụ giúp TGD BHXH Việt
Nam tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tô chức thu-chi chế
độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quản lývà sử dụng các quỹ: BHXH, BHYT,
BHTN; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tinh
theo quy định của pháp luật và quy định của BHXH Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan BHXH còn
gặp những khó khăn như: Một số DN nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN kéo dài
nhiều tháng, dẫn đến số tiền lên tới hàng ty đồng; thậm chí có nhiều doanh nghiệpnhỏ chấm dứt hoạt động, không làm thủ tục giải thể, phá sản; tác động của thôngtuyến khám chữa bệnh (KCB) và tính đủ chi phí vào giá dịch vụ y tế dẫn tới hiệntượng gia tăng bất thường chi phi KCB đã ít nhiều ảnh hưởng đến công tác thu
và thực hiện các chính sách và chi trả BHXH đối với NLĐ và nhân dân tham gia
BHXH, BHTN, BHYT.
Tuy nhiên với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BHXH Việt Nam, của Tỉnh
ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ban
Trang 24ngành, đoàn thể trong tỉnh, cùng sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ CNVC, BHXHtỉnh đã khắc phục các khó khăn để thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT,BHTN, góp phần đảm bảo ASXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.1.2 Chức năng, nhiệm vu cia BHXH tinh Thai Nguyên
BHXH tỉnh Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam có chức
năng giúp Tổng Giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản ly
quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên BHXH Thái Nguyên có những chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:
- Xây dựng, trình TGD kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát trién BHXH,BHYT, BHTN trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thựchiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phô biến các chế độ,chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN
- Tổ chức cấp số BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH,
BHYT đúng quy định.
- Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng
BHXH, BHYT theo quy định; tô chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT,
BHTN của các tô chức và cá nhân tham gia
- Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ BHXH,BHYT tại cơ quan BHXH tỉnh và BHXH huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
- Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám,
chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuan chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc
cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT vàchống lạm dụng quỹ BHYT
- Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực
hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH va
Trang 25tô chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theoquy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thâm quyền xử lý những hành
vi vi phạm pháp luật.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ
đối tượng tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHYTcho công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia
thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
- Chủ trì, phối hop với các cơ quan nhà nước, các tô chức chính trị - xã hội
ở địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, để giải quyết các
vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định
của pháp luật.
- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ BHXH, BHYT
dé yéu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực
BHXH, BHYT trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc
gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của BHXH tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn
BHXH huyện triển khai thực hiện theo quy định
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởngcác chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHYT khi NLD, NSDLD hoặc
tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên
quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thâm quyền
- Quản lý công chức, viên chức thuộc BHXH.
- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định 2.1.3 Mô hình tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Thái Nguyên
Theo Quyết định số 1414/QD-BHXH ngày 4/10/2016 của TGD BHXH
Việt Nam, cơ cấu tô chức của BHXH tỉnh Thái Nguyên gồm có:
- Ban Giám đốc: gồm 4 người: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc;
- 11 phòng chuyên môn nghiệp vụ tại Văn phòng BHXH tỉnh, gồm: Vănphòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Giám định
BHYT, Phòng Chế độ BHXH, Phòng quản lý thu, Phòng KThác - Thu nợ, Phòng
Trang 26Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của BHXH tinh Thái Nguyên
( Nguồn: BHXH tinh Thái Nguyên)
Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc
P Thanh tra Kiểm tra
Cơ cấu tổ chức quản lý của BHXH tỉnh Thái Nguyên được thành lập và
phối hợp hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm:
Trang 27Ban Giảm Doc
Giám đốc BHXH tỉnh chịu trách nhiệm trước TGD BHXH Việt
Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của BHXH tỉnh Thái
Nguyên Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trướcpháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách
Văn phòng
Quản lý và tô chức thực hiện các công tác: Tổng hợp, hành chính,quản trị, ISO, tuyên truyền, pháp chế và công tác lưu trữ hồ sơnghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.
Tô chức cán
Quản lý và tô chức thực hiện các công tác tô chức, biên chê, công
tác cán bộ, công tác kỷ luật, đào tạo, bôi dưỡng, cải cách hànhchính, phòng chống tham những, thi đua khen thưởng, công tác
bộ quân sự địa phương và công tác thanh niên; tô chức thực hiện chế
độ chính sách đối với công chức viên chức thuộc BHXH tỉnh theoquy định của pháp luật.
Kế hoạch - Thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tô chức hạch
Tài chính toán, kê toán của hệ thông BHXH tỉnh theo quy định của pháp
luật.
Giám định bao | quản lý và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT trên địa
hiểm y tế _ | bàn theo quy định của pháp luật
Tô chức thực hiện và giải quyếtcác chế độ BHXH bắt buộc và tựChế độ BHXH | nguyện; quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH theo quy định
Trang 28nợ gia và công tác quản lý nợ, đôn đốc thu hồi nợ BHXH của các tô
chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Cấp số, thẻ
quản lý, hướng dẫn và tô chức thực hiện công tác cấp số BHXH,
thẻ BHYT; liên tục cập nhật những quy định mới trong việc đóng
BHXH của đối tượng tham gia BHXH theo quy định của pháp
BHXH cấp
huyện
quản lý và thực hiện thu BHXH và chi trả các chế độ BHXH trêndia bàn huyện, thành phó, thị xã
2.1.4 Một số kết quả hoạt động của BHXH tỉnh Thái Nguyên
* Kết quả các chỉ tiêu chủ yếu tính đến thời điểm tháng 12 năm 2021
1 Thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp
(BHTN)
1.1 Số người tham gia BHXH ;
TT Tén nghiép vu snus) so người tỷ lệ (%)
Trang 29- Số lượt được giải quyết hưởng mới: 161.079 người.
- Số lượt người được giải quyết hưởng mới BHTN: 211.664 người (trong
đó hỗ trợ theo Nghị quyết 116 là 201.565 người)
Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã đạt được những kết quả
tích cực, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người dân Các TTHC thường
xuyên được cắt giảm về số lượng, đơn giản hóa thành phần, biểu mẫu, hồ sơ theo
Quyết định số 222/QD-BHXH ngày 25/02/2021 và các văn bản hiện hành của
BHXH Việt Nam Hiện tại bộ TTHC của Ngành cắt giảm xuống chỉ còn 25 thủ
tục, giam thời gian thực hiện thủ tục, tạo điều kiện tối đa cho người dân và doanh
Trang 30nghiệp Da dạng, linh hoạt các phương thức tiếp nhận, trả kết quả TTHC, đâymạnh giao dịch điện tử, cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến Công tác tiếpnhận hồ sơ và trả kết quả TTHC được thực hiện qua giao dịch điện tử của Ngành,
qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tinh và trực tiếp tại Văn phòng BHXH
tỉnh và BHXH các huyện, thành phó, thị xã
BHXH tỉnh Thái Nguyên đã đặc biệt quan tâm, chủ động đây mạnh việcchuyển đổi số (trên cơ sở chuyển đổi số của Ngành), đã tạo ra những đột phá dé
phục vụ người dân, doanh nghiệp BHXH tỉnh Thái Nguyên đã ngày một hoàn
thiện trong việc chuyền đổi số theo phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp
làm trung tâm dịch vụ”.
- Triển khai thành công ứng dụng VssID - BHXH số: Đã có 380.243người cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID Số người sử dụng thẻ BHYT trên ứngdụng VssID dé KCB BHYT ngày một tăng
- Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động
của BHXH tỉnh Thái Nguyên; cán bộ, viên chức ký cam kết an toàn thông tinmạng và khai thác cơ sở dữ liệu dân cư; từng bước triển khai thực hiện hệ sinh
thái 4.0 trong phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Tăng cường day mạnh kết nối, trao đổi, chia sẻ dit liệu với các ngành các
đơn vi liên quan: Kết nối, trao đổi, đối soát dữ liệu tự động 2 chiều với cơ quan
Thuế trong công tác thu, với co quan bưu điện trong công tác chi trả lương hưu,trợ cấp BHXH; với trung tâm dịch vụ việc làm trong việc gải quyết trợ cấp thất
nghiệp; với các cơ sở KCB BHYT, các đơn vi sử dung lao động.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp theo chỉ đạo của BHXH ViệtNam trong ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, khai thác thác cơ sở đữ liệu củaNgành đề phục vụ người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho người dân
và doanh nghiệp trong việc giải quyết các chế độ BHXH, BHTN; BHYT đảm
bảo kịp thời, nhanh chóng, chính xác; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám
sát, quản lý, sử dụng quỹ, phòng chống gian lận, trục lợi quy BHXH, BHTN,
Trang 3107/7/2021, Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021, đặc biệt là Nghị quyết số
116/NQ-CP ngày 24/9/2021, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021
của Thủ tường Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao
động từ Quỹ BHTN BHXH tinh đã triển khai kịp thời cụ thé:
- Tính đến ngày 31/12/2021, đã thực hiện giảm đóng BHTNLĐ, BNN cho
3.178 đơn vị SDLĐ với số lao động là 169.213 người, số tiền đã thực hiện giảm
là 29.957 tr.đ.Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: 01 đơn vị với 51 lao
động, số tiền tạm dừng đóng là 149,682 tr.đ
2.2 Thực trạng quản lý chỉ BHXH tại BHXH tỉnh Thái Nguyên
- Thực hiện gửi thông báo giảm mức đóng (1% xuống 0%) vào quỹBHTN đến 3.068 đơn vị sử dụng lao động với 178.304 lao động, số tiền điều
chỉnh giảm 123.314 tr.đ;
2.2.1 Lập kế hoạch dự toán chỉ BHXH tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.2: Tổng hợp chênh lệch dự toán chỉ BHXH tại BHXH tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2019 — 2021
( Nguồn: BHXH tỉnh Thái Nguyên)
Dự toán chỉ Số thực chỉ Chênh Ty lệ chênh
Trang 323588/QD ngày 21/12/2016 của BHXH Việt Nam
2 nguồn BHXH tỉnh Thái Nguyên thiện nhận kinh phí chi BHXH bao
gồm:
“- Đối với nguồn kinh phí cấp từ NSNN để chỉ trả cho người nghỉ hưởngBHXH trước ngày 01/01/1995: thực hiện lập dự toán sử dụng kinh phí và quyếttoán kinh phí theo quy định của Luật NSNN, Luật Kế toán và các văn bản hướngdẫn Hàng tháng NSNN cấp kinh phí vào Quỹ BHXH bắt buộc để BHXH ViệtNam trả đủ và kip thời lương hưu, trợ cấp BHXH cho những đối tượng thụhưởng trên.
- Đối với nguồn quỹ BHXH bắt buộc: thực hiện lập dự toán, sử dụng kinhphí và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật kế toán, các văn bản hướng
dẫn Luật kế toán và chế độ kế toán BHXH do Bộ Tài chính ban hành Hằng năm,
dựa trên cơ sở kế hoạch tài chính được Thủ tường Chính phủ giao, TGD BHXHViệt Nam giao nhiệm vụ chi về cho BHXH tinh
Hai nguồn kinh phí trên được hạch toán và sử dụng cho các đối tượngkhác nhau nên việc lập kế hoạch va dự toán chi BHXH phải phù hợp, sát với nhucầu thực tế tại BHXH tỉnh Thái Nguyên nhằm đảm bảo nguồn kinh phí chỉ trả
kịp thời cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH.
Việc lập kế hoạch chi BHXH cho năm sau tại BHXH tinh Thái Nguyênđược thực hiện vào tháng 9 hàng năm của năm trước đó Khi đó, phòng chế độBHXH ở BHXH tỉnh và tô chế độ ở BHXH huyện căn cứ số thực chỉ 9 tháng đầu
năm và ước thực hiện 3 tháng cuối năm, đồng thời ước tăng, giảm đối tượng của
năm sau dé lập kế hoạch đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng từquỹ BHXH, nguồn NSNN, trợ cấp 1 lần và dự toán kinh phí chi các chế độBHXH cho năm sau cụ thé cho từng nguồn NSNN, quỹ BHXH
Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam và căn cứ vào dự toán các huyện
Trang 33và phòng chế độ BHXH lập, phòng Kế hoạch tài chính tổng hợp dự toán chiBHXH cho đối tượng hưởng trên toàn bộ địa bàn tỉnh, trình Giám đốc BHXH
tỉnh duyệt gửi BHXH Việt Nam Sau khi được BHXH Việt Nam phê duyệt,
BHXH tỉnh sẽ phân bổ kinh phí về cho BHXH huyện Trong năm thực hiện, nếu
có biến động, phát sinh vượt dự toán, BHXH huyện phải giải trình và báo cáo lên
BHXH tỉnh và BHXH tỉnh tổng hợp báo cáo lên BHXH Việt Nam xem xét cấp
bổ sung kinh phí và sẽ thực hiện điều chỉnh dự toán vào cuối năm tài chính
Trước ngày 5 hàng tháng, BHXH Việt Nam chuyển từ NSNN một khoảnkinh phí bằng mức chi bình quân một tháng của số dự toán được giao một năm
kế hoạch vào quỹ BHXH bắt buộc dé BHXH tinh chi trả cho các đối tượng trong
tháng.
Hiện nay, khâu lập kế hoạch, dự toán chi tại BHXH tỉnh Thái Nguyên vẫncòn nhiều bat cập, việc lập kế hoạch, dự toán chi vẫn chưa có quy trình hoànthiện từ khâu xây dựng đến kiểm soát việc chấp hành dự toán, phần lớn dựa vào
ý chí chủ quan, việc dự toán sự biến động của các nội dung chi BHXH như trợ
cấp BHXH 1 lần khó lường trước được phát sinh do tình hình kinh tế anhhưởng và tác động lớn nên có những năm phát sinh vượt dự toán, BHXH tỉnh
phải báo cáo lên BHXH Việt Nam xem xét cấp bổ sung kinh phí và thực hiệnđiều chỉnh dự toán vào cuối năm tài chính Bên cạnh đó, dự toán BHXH ViệtNam giao thường rất chậm ảnh hưởng đến việc phân bổ, thực hiện dự toán củaBHXH tỉnh Do công tác thẩm định số liệu quyết toán chi, kiểm soát chi thườngtiến hành vào quý sau, nên khi phát hiện sai sót thì đã quá lâu so với thời gian chiBHXH nên việc thu hồi số tiền chỉ sai gap nhiều khó khăn”
2.2.2 Tổ chức chỉ BHXH
2.2.2.1 quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH
Đối tượng hưởng BHXH có thé là đối tượng hưởng chế độ BHXH dài hạn
và đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn
Đối tượng hưởng chế độ BHXH dài hạn gồm những người hưởng chế độ
hưu trí, MSLĐ, tuất hàng tháng, TNLĐ-BNN hàng tháng Đối tượng được chi trả
BHXH dài hạn khá phức tạp do số người hưởng chế độ BHXH dài hạn ở tỉnhThái Nguyên ngày càng tăng, thường biến động về số lượng (tăng mới, chết hoặc
Trang 34hết thời hạn được hưởng BHXH), đối tượng được hưởng cũng có thé là bản thân
NLĐ hoặc người thân của họ Hiện nay, việc quản lý đối tượng các chế độ
BHXH hàng tháng được cơ quan BHXH tỉnh Thái Nguyên ký hợp đồng với Bưuđiện tỉnh Bưu điện tỉnh có trách nhiệm quản lý người hưởng nhận các chế độBHXH hàng tháng (băng tiền mặt và qua tài khoản), báo giảm người hưởng do:chết, xuất cảnh trái phép, tòa án tuyên bố mắt tích
Đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn gồm những người hưởng chế độ
ốm đau, thai sản, DSPHSK, TNLĐ-BNN 1 lần, tử tuất 1 lần, trợ cấp BHXH 1lần, mai táng phí, trợ cấp thất nghiệp
Hình 2.2: Quy trình quan lý đối tượng hưởng chế độ BHXH 1 lần
(Nguồn dữ liệu: BHXH tỉnh Thái Nguyên)
“(1) Lập theo quy định với từng chế độ hưởng
(2) Chuyên hồ sơ đầy đủ cho bộ phận chính sách vào cuối ngày làm việc
(3) Kiểm tra và xét duyệt hồ sơ hưởng sau đó chuyền bộ phận kế toán chi
trả.
(4) Tiếp nhận đữ liệu, chỉ trả theo quy định
(5) Chuyên toàn bộ hồ sơ lại cho phòng CÐ BHXH
(6) Lưu trữ theo quy định”.
Trang 35- Quy trình quản lý doi twong hưởng hàng tháng
Hình 2.3: Quy trình quản lý người hướng chế độ BHXH
“(1) Tiếp nhận người hưởng mới trên co sở mẫu số 11-CBH do BHXH tinh
in và gửi, BHXH cấp huyện nhận đề theo dõi, quản lý người hưởng
Tiếp nhận Danh sách xác nhận báo giảm (mẫu số 13-CBH) do BHXH tỉnhchuyên đến bằng bản in dấu đỏ dé theo dõi và quản lý hoặc thu hồi (nếu có)
(2) Tiếp nhận mẫu số 11- CBH, niêm yết công khai tại các điểm chi trảnơi có người tăng mới trong tháng BHXH cấp huyện giám sát việc niêm yếtdanh sách tăng giảm tại điểm chỉ trả Đồng thời, căn cứ vào Danh sách báo giảmngười hưởng chế độ BHXH hàng tháng (mẫu số 9a-CBH); tiếp nhận thay đổithông tin người hưởng (mau số 18-CBH) do Bưu điện cấp huyện gửi
(3) Lập “Danh sách báo tiếp tục in danh sách chỉ trả (mẫu số 10-CBH) đối
với người hưởng có đơn đề nghị tiếp tục nhận lại chế độ BHXH sau 6 tháng
không đến nhận tiền, gửi BHXH tinh dé in danh sách vào tháng sau
Lập Danh sách báo giảm người hưởng chế độ BHXH hàng tháng (mẫu
số 9b-CBH); Danh sách chỉ trả đối với những trường hợp quá 6 tháng liên tục
người hưởng không đến nhận tiền (nếu có); Danh sách đối tượng chậm lĩnh
(mẫu số 7-CBH)
(4) Căn cứ vào Thông báo của người hưởng đề nghị thay đổi nơi nhận,
Trang 36hình thức nhận chế độ trong địa bàn tỉnh dé lập Danh sách người hưởng chế độ
BHXH hàng thang thay đổi nơi nhận, hình thức nhận (mẫu số 9c-CBH) gửi
BHXH tỉnh Đối với người hưởng chuyền từ huyện này sang huyện khác trong
địa bàn tỉnh, BHXH cấp huyện viết Giấy giới thiệu mẫu 77-HD chuyển cho
người hưởng đến nộp cho BHXH huyện nơi chuyên đến dé quản ly chỉ trả
(5) Trường hợp tạm dừng in do quá 6 tháng không nhận tiền không in
danh sách, BHXH cấp huyện lập thông báo (mẫu số 14-CBH) chuyên Bưu điện
cấp huyện dé chuyền cho người hưởng biết”
* Đánh giá công tác quản lý đối tượng hưởng BHXH tại tinh Thái
Nguyên:
Việc quản lý đối tượng hưởng BHXH, điều kiện hưởng, mức hưởng có vaitrò quan trọng trước tiên dé đảm bảo nguyên tắc chi đúng, đủ trong quản lý chi
BHXH Đối tượng hưởng chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Thái Nguyên rất đa dạng
và biễn động thường xuyên Do đó, BHXH tỉnh luôn thực hiện việc phân loại đối
tượng, thường xuyên kiểm tra đối chiếu giữa danh sách chi trả và hồ sơ hưởng
BHXH được lưu về các chỉ tiêu: họ tên, địa chỉ, mức trợ cấp của đối tượng Đặc
biệt là quản lý đối tượng giảm do các nguyên nhân chết nhưng đại diện chỉ trả
không thông báo, vẫn thực hiện chi trả bình thường; đối tượng hưởng tuất tháng
chết không thông báo
Bảng 2.3: Đánh giá công tác quản lý đối tượng hướng BHXH
tại BHXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 — 2021
(Nguồn: So liệu điêu tra và tính todn của tác giả)
Mức đánh giá (người) Trung
STT Tiêu chí đánh giá `
5 4 3 2 1 bình
Công tác quan lý đối tượng hưởng
1 | được thực hiện chính xác, công | 21 | 51 65 28 | 12 3,23
khai, không bỏ sót đối tượng
Công tác quản lý đối tượng hưởng
2 Í 19 | 54 | 62 | 31 | 11 3,22
BHXH được t/hiện đúng quy trình
Cơ quan BHXH đã chỉnh sửa sai
3 |sót về đối tượng hưởng nhanh | 35 | 48 | 60 | 21 | 13 | 3.40
chóng
Trang 37Từ kết quả đánh giá các tiêu chí đều thu được kết quả điểm trung bìnhđạt mức trung bình - khá chứng tỏ hoạt động quản lý đối tượng hưởng BHXH tạitỉnh được đa số mọi người đánh giá bình thường, tiêu chí về việc cơ quan BHXH
đã chỉnh sửa những sai sót về đối tượng nhanh chóng được đánh giá cao nhất Cụ
thé, về tiêu chí đánh giá “công tác quản lý đối tượng hưởng được thực hiện chính
xác, công khai, không bỏ sót đối tượng” thu được kết quả đánh giá hài lòng caonhất Trong đó, có 21 người đánh giá rat tốt (dat tỷ lệ 11,86%), 51 người đánhgiá tốt (chiếm ty lệ 28,81%), 65 người đánh giá trung bình (tương ứng ty lệ
36,72%) còn lai 28 người đánh giá kém và 12 người đánh giá rất kém (chiếm ty
trọng 11,3%).
* Đánh giá về công tác quản lý đối tượng hưởng BHXH được thực
hiện đúng quy trình nhận được 19 phiếu đánh giá rất tốt (đạt tỷ lệ 10,73%), 54người đánh giá tốt (chiếm tỷ lệ 30,51%), 62 người đánh giá trung bình (tương
ứng tỷ lệ 35,03%) còn lại 31 người đánh giá kém và 11 người đánh giá rất kém
(chiếm tỷ trọng 23,73%) Về hoạt động sửa chữa sai sót về đối tượng hưởngnhanh chóng có 35 người đánh giá công tác này đã thực hiện rất tốt, 48 người
đánh giá việc thực hiện tốt, 60 người đánh giá ở mức trung bình, còn lại 34 người
đánh giá vẫn thực hiện còn kém và rất kém
Nhìn chung, công tác quản lý đối tượng hưởng trong các năm tại BHXHtỉnh Thái Nguyên cơ bản đã thực hiện đúng theo quy định, với SỐ lượng đối
tượng hưởng chế độ BHXH tương đối đông nhưng trong các năm qua không xảy
ra trường hop nào phải thu hồi do chi quá tháng với số tháng nhiều Cơ bản phátsinh thu hồi các đợi tượng do chết trong vòng | đến 2 tháng nhưng chưa kip pháthiện do đối tượng hưởng quá đông Cũng chưa có trường hợp nào đã phát hiện thuhồi mà không thu được do việc thường xuyên phối hợp quản lý đối tượng giữa cơquan BHXH và chính quyền địa phương Việc thâm định xét duyệt các hồ sơ hưởng
luôn chú ý phát hiện các chứng từ giả như giấy ra viện giả, giấy chứng nhận nghỉ
việc hưởng BHXH giả Trong quá trình xét duyệt đã phát hiện tương đối nhiều hồ sơgia do NLD mua ở các dich vụ cung cap dé trục lợi quỹ BHXH
Mặc dù công tác quản lý đối tượng nói chung ở Việt Nam, ở BHXH tỉnh
Thái Nguyên nói riêng cũng luôn được đánh giá là phức tạp do đối tượng hưởng