Báo cáo ĐTM của dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 486/QĐ-BTNMT ngày 24/3/2017 với quy mô công suất như sau: - Xử lý các loại xỉ lò, bụi lò công nghiệp
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
- -
NGÔ ĐỨC ANH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN VƯƠNG ANH TẠI XÃ SƠN CẨM, THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành : Khoa học môi trường
Mã ngành : 8.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ngọc Sơn Hải
Thái Nguyên, 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2023
Tác giả luận văn
Ngô Đức Anh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhận dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Ngọc Sơn Hải đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Công ty Cổ phần Vương Anh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2023
Tác giả
Ngô Đức Anh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN x
THESIS ABTRACT xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Ý nghĩa của đề tài 4
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 4
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 5
Các khái niệm liên quan theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: 5
1.2 Cơ sở pháp lý 7
1.2.1 Cơ sở pháp lý cấp trung ương 7
1.2.2 Cơ sở pháp lý cấp tỉnh 9
1.2.3 Các quy chuẩn áp dụng 10
1.2.4 Các quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại 11
1.3 Tổng quan về phát sinh và quản lý chất thải rắn trên thế giới và tại Việt Nam 17 1.3.1 Trên thế giới 17
Trang 51.3.3 Đánh giá chung 26
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 28
2.2 Nội dung nghiên cứu 28
2.2.1 Giới thiệu một số tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Vương Anh 28
2.2.2 Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải và biện pháp quản lý, xử lý 28
2.2.3 Đánh giá quy trình và công nghệ xử lý chất thải nguy hại 29
2.2.4 Những khó khăn tồn tại và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý chất thải, xử lý chất thải và góp phần bảo vệ môi trường 29
2.3 Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1 Phương pháp, điều tra thu thập tài liệu, số liệu 29
2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích môi trường 31
2.3.3 Phương pháp so sánh 35
2.3.4 Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu 35
2.3.5 Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo 36
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Giới thiệu một số tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Vương Anh 38
3.2 Đánh giá hiện trạng phát sinh các chất thải và biện pháp quản lý, xử lý 47
3.2.1 Đối với khí thải 47
3.2.2 Đối với nước thải 61
3.2.3 Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường 72
3.2.4 Đối với chất thải nguy hại 77
3.2.5 Đối với chất thải sinh hoạt 79
3.3 Đánh giá quy trình và công nghệ xử lý chất thải nguy hại 82
Trang 63.4 Những khó khăn tồn tại và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong
quản lý chất thải, xử lý chất thải và góp phần bảo vệ môi trường 91
3.4.1 Những khó khăn tồn tại của pháp luật trong quản lý chất thải nguy hại 91
3.4.2 Đề xuất một số giải pháp trong quản lý chất thải nguy hại 94
3.5 Kết quả phiếu điều tra, phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
1 Kết luận 96
1.1 Về hiện trạng phát sinh chất thải và biện pháp quản lý, xử lý 96
1.2 Về quy trình công nghệ xử lý chất thải nguy hại 97
2 Kiến nghị 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTRCNTT Chất thải rắn công nghiệp thông thường
QLCTNH Quản lý chất thải nguy hại
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Vị trí quan trắc nguồn thải 32
Bảng 2.2 Phương pháp lấy mẫu quan trắc 33
Bảng 3.1 Tổng hợp thiết bị của hệ thống lò quay 44
Bảng 3.2 Các hạng mục công trình đã xây dựng 44
Bảng 3.3 Danh mục máy móc thiết bị của hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ lò quay luyện kẽm oxit số 1 (hiện hữu) của nhà máy 57
Bảng 3.4 Kết quả đo, phân tích khí thải ống khói 60
Bảng 3.5 Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt 64
Bảng 3.6 Kết quả phân tích mẫu nước thải công nghiệp 69
Bảng 3.7 Kết quả phân tích xỉ thải 74
Bảng 3.8 Thống kê chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy năm 2022 78
Bảng 3.9 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nhà máy 80
Bảng 3.10 Tỷ trọng, thành phần chung của các cấu tử trong bụi lò công nghiệp 85
Bảng 3.11 Khối lượng bụi lò thép thu gom từ các chủ nguồn thải CTNH trong năm 2022 87
Bảng 3.12 Khối lượng bụi lò luyện thép đã được thu gom, vận chuyển và xử lý năm 2022 88
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu 33
Hình 3.1 Vị trí dự án trên bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 39
Hình 3.2 Mối tương quan giữa vị trí thực hiện dự án và các đối tượng
xung quanh 40
Hình 3.3 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của Nhà máy của Công ty CP
Vương Anh 41
Hình 3.4 Hệ thống lò quay công suất 400 tấn/ngày 46
Hình 3.5 Quy trình công nghệ xử lý khí thải từ lò quay luyện kẽm oxit số 1 47 Hình 3.6 Nguyên lý cấu tạo hệ thống làm mát 49
Hình 3.7 Sơ đồ lắng bụi do trọng lực trong hệ thống làm mát khí 49
Hình 3.8 Hệ thống lọc bụi túi vải 51
Hình 3.9 Hệ thống dàn làm mát khói khí 52
Hình 3.10 Tháp hấp thụ khí thải 53
Hình 3.11 Sơ đồ vận hành tháp hấp thụ khí thải lò quay luyện kẽm oxit 56
Hình 3.12 Tháp hấp thụ xử lý khí thải 58
Hình 3.13 Bể khuấy dung dịch oxit kẽm 59
Hình 3.14 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 61
Hình 3.15 Khu vực hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 63
Hình 3.16 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp 67
Hình 3.17 Khu hệ thống xử lý nước thải công nghiệp 68
Hình 3.18 Nhà kho chứa xỉ thải 73
Hình 3.19 Quy trình xử lý xỉ thải phát sinh 76
Trang 10Hình 3.20 Nhà kho chứa CTNH phát sinh 78
Hình 3.21 Tỉ lệ chất thải ngụy hại phát sinh tại Nhà máy năm 2022 79
Hình 3.22 Kết quả phỏng vấn người dân về vấn đề ô nhiễm nước thải 80
của nhà máy 80
Hình 3.23 Kết quả phỏng vấn người dân về vấn đề ô nhiễm khí thải
của nhà máy 81
Hình 3.24 Nhà kho chứa nguyên liệu đầu vào (CTNH) 84
Hình 3.25 Quy trình công nghệ luyện kẽm của hệ thống lò quay 86
Hình 3.26 Nhà kho lưu chứa sản phẩm bột oxit kẽm 89
Hình 3.27 Khu vực đóng bao sản phẩm bột oxit kẽm 89
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả luận văn: Ngô Đức Anh
Tên luận văn: Đánh giá hiện trạng chất thải phát sinh và công nghệ xử
lý chất thải nguy hại của Công ty Cổ phần Vương Anh tại xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Ngành khoa học của luận văn; Mã số:
- Ngành : Khoa học môi trường
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo sát hiện trường: Khảo sát thực tế tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động
- Mục tiêu: Thu thập tài liệu có liên quan đến công nghệ đánh giá, phỏng vấn cán bộ vận hành lò quay về thông tin kỹ thuật, chế độ vận hành lò, các thông tin về sửa chữa bảo dưỡng, các sự cố (nếu có), lấy mẫu khảo sát đại diện cho sự xả thải của cơ sở, phù hợp vừa đủ cho các mục tiêu phân tích, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC), đảm bảo các yêu cầu
về pháp lý
Trang 12Tham khảo các tài liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ phòng
An toàn – Môi trường của Công ty Cổ phần Vương Anh:
- Thu thập các số liệu tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề
xử lý chất thải nguy hại
- Kế thừa các kết quả phân tích mẫu khí thải, nước thải, xỉ thải các số liệu về đặc điểm của các nguồn phát sinh chất thải (đặc điểm tính chất nguồn thải, lưu lượng thải)
- Thu thập các thông tin liên quan đến đề tài qua thực địa, sách báo, internet
Trang 13THESIS ABTRACT
Master of Science: Ngo Duc Anh
Thesis title: Evaluation of the current status of generated waste and
hazardous waste treatment technology of Vuong Anh Joint Stock Company in
Son Cam commune, Thai Nguyen city, Thai Nguyen province
Major; Code
- Major: Environmental science
- Code: 8.44.03.01
Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and
Forestry – Thai Nguyen University
Research Objectives:
- Evaluate the current status of generated waste and management
measures at Vuong Anh Joint Stock Company
- Evaluate hazardous waste treatment technology of Vuong Anh Joint Stock Company
- Evaluate existing difficulties and propose some solutions to improve efficiency in waste treatment and management
Materials and Method:
Field survey method: Actual survey at hazardous waste treatment facilities licensed to operate by the Ministry of Natural Resources and Environment
- Objective: Collect documents related to assessment technology, interview rotary kiln operators about technical information, kiln operating mode, information on repair and maintenance, problems ( if any), take a representative survey sample of the establishment's discharge, sufficiently
Trang 14suitable for the purposes of analysis, quality assurance and quality control (QA/QC), ensuring legal requirements
Refer to the available documents related to the research issue from the Safety - Environment Department of Vuong Anh Joint Stock Company:
- Collect data, documents and legal documents related to hazardous waste treatment
- Inheriting the results of analysis of samples of exhaust gas, waste water, waste slag data on the characteristics of waste generation sources (characteristics of waste source, discharge volume)
- Collecting information related to the topic through fieldwork, books, internet
Main findings and conclusions:
- Overview of the current situation of waste generation and treatment of Vuong Anh Joint Stock Company
- Overview of hazardous waste treatment technology of Vuong Anh Joint Stock Company
- Actual situation of management and control of waste sources generated during production activities
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, lượng chất thải rắn tạo ra ngày càng nhiều, đặc biệt là các CTNH Khác với các loại chất thải, CTNH không thể xử lý theo các phương pháp thông thường như chôn lấp tại bãi rác sinh hoạt, làm phân hữu cơ… do đặc tính nguy hại của chúng Vì vậy, CTNH phải được phân loại, thu gom và xử lý theo công nghệ riêng, phù hợp với đặc tính của từng loại CTNH Việc đánh giá công nghệ xử lý CTNH bằng phương pháp thiêu đốt tại Việt Nam sẽ giúp các nhà quản lý môi trường và các doanh nghiệp lựa chọn được công nghệ xử lý CTNH vừa hiệu quả về mặt kinh tế, đảm bảo an toàn về mặt môi trường và xã hội, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam
Công nghệ xử lý CTNH của Việt Nam trong những năm vừa qua, đặc biệt sau khi có sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản dưới Luật
về quản lý CTNH như Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại
Nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quản lý CTNH, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 số 72/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 Ngày 10/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Ngày 10/01/2022, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Nhìn chung, các công nghệ xử lý CTNH hiện có còn chưa thực sự hiện đại, sử dụng các công nghệ đa dụng để xử lý cho nhiều loại CTNH và thường ở quy mô nhỏ, nên chỉ mới đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý CTNH phát sinh hiện nay
Trang 16Công nghiệp luyện thép nói riêng và công nghệ luyện kim nói chung, quá trình sản xuất sẽ phát sinh bụi, để giảm thiểu lượng bụi phát tán ra môi trường các nhà máy luyện kim phải lắp đặt hệ thống thu bụi nhằm giảm thiểu
ô nhiễm môi trường, trong lượng bụi lò luyện kim có những khoáng sản có ích cho ngành công nghiệp nhưng nếu để phát tán ra môi trường sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Xử lý chất thải phát sinh của ngành luyện kim một cách hợp lý và thân thiện với môi trường hiện nay đã và đang là những vấn đề bức xúc đối với hầu hết các tỉnh, thành, các vùng, miền của nước ta Lâu nay chất thải ngành luyện kim mà cụ thể là bụi lò luyện thép hồ quang là chất thải nguy hại thường được lưu giữ hoặc không được xử lý theo quy định nên gây những tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng Mặt khác, cùng với
sự phát triển kinh tế nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng đô thị, công nghiệp ngày càng gia tăng đã gây ra những áp lực đối với hệ thống quản lý chất thải rắn hiện nay ở nước ta Việc đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải ngành luyện kim có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Công ty Cổ phẩn Vương Anh là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, xử lý chất thải nguy hại… Ngày 21/7/2015, UBND tỉnh Thái Nguyên ra Quyết định số 1780/QĐ-UBND về việc Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng kho bãi chứa nguyên vật liệu, nhà máy chế biến sâu khoáng sản các loại và xử lý bụi lò công nghiệp tại xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương của Công ty Cổ phần Vương Anh
Ngày 07/10/2016, UBND huyện Phú Lương ra Quyết định số UBND về việc Phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án: Kho bãi chứa nguyên vật liệu, nhà máy chế biến sâu khoáng sản các loại
7290/QĐ-và xử lý bụi lò công nghiệp xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương
Căn cứ theo đồ án quy hoạch 1/500, Công ty Cổ phần Vương Anh tiến
Trang 17sâu khoáng sản các loại, đồng xử lý chất thải công nghiệp có chứa kim loại làm nguyên liệu” Báo cáo ĐTM của dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 486/QĐ-BTNMT ngày 24/3/2017 với quy
mô công suất như sau:
- Xử lý các loại xỉ lò, bụi lò công nghiệp, bùn đồng, các chất thải công nghiệp có chứa kim loại làm nguyên liệu đầu vào với công suất 300.000 tấn/năm
Ngày 05/09/2018, Công ty Cổ phần Vương Anh được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại mã số QLCTNH 1-2-3-4-5-6.119.VX Theo đó, chủ dự án được phép thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý các loại CTNH bao gồm bụi, chất thải rắn có chứa kẽm từ quá trình xử lý khí thải, bùn thải từ quá trình luyện kẽm, cặn thải có chứa kẽm, xỉ
có chứa kẽm với tổng khối lượng các loại CTNH là 90.000.000 kg/năm
Hiện tại, Công ty Cổ phần Vương Anh đã đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị lò ống quay để sản xuất ra kẽm oxit từ bụi thải lò luyện thép với công suất 36.000 tấn sản phẩm/năm Các sản phẩm thu được sau quá trình sản xuất
là kẽm oxit, kẽm sunfat Tuy nhiên, do đặc thù của nguyên liệu bụi lò luyện thép phế liệu có hàm lượng kẽm thấp (từ 15 – 25%) nên các sản phẩm kẽm oxit của nhà máy sản xuất ra có hàm lượng kẽm chiếm khoảng 40 -55%; các thành phần tạp chất không có lợi cho công nghệ như chì, clo, sắt… chiếm tỷ
lệ cao ; vậy nên chưa đạt được độ tinh khiết cao để đáp ứng các yêu cầu chất lượng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất
Xuất phát từ căn cứ nêu trên, nhằm tăng cường công tác quản lý CTNH
và hạn chế các tác động xấu đến môi trường từ hoạt động xử lý CTNH Với chủ trương phát triển công nghiệp bền vững, công tác bảo vệ môi trường đang được quan tâm hàng đầu đối với sự phát triển của toàn tỉnh Thái Nguyên Công ty cổ phần Vương Anh đã đầu tư xây dựng Dự án xây dựng Nhà máy chế biến sâu khoáng sản các loại, đồng xử lý các chất thải công nghiệp có chứa kim loại làm nguyên liệu tại xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Trang 18Thái Nguyên để đáp ứng nhu cầu luyện kim với các sản phẩm có giá trị cao như sten Đồng, sten Niken, kẽm ôxít, chì ôxít… và đồng xử lý bụi lò công nghiệp và một số CTNH khác (phát sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và trên cả nước nói chung)
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng phát sinh và biện pháp quản lý chất thải của Công
3 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra nhưng kinh nghiệm thực tế phục
vụ công tác sau này
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu
- Bổ sung tư liệu học tập, tài liệu cho nghiên cứu khoa học sau này
Trang 19CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Các khái niệm liên quan theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:
- Môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân
tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên
- Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất
vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên
- Tiêu chuẩn môi trường: Là quy định tự nguyện áp dụng mức giới
hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật
- Đánh giá tác động môi trường: Là quá trình phân tích, đánh giá,
nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Suy thoái môi trường: Là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật
và tự nhiên
- Sự cố môi trường: Là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng
- Chất ô nhiễm: Là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi
xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường
- Chất thải: Là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải
ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác
Trang 20- Chất thải rắn: Là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải
- Chất thải nguy hại: Là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm,
dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác
- Đồng xử lý chất thải: Là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có
để tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải, trong đó chất thải được sử dụng làm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý
- Quan trắc môi trường: Là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất,
có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy
định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Các khái niệm liên quan theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường:
- Chất thải rắn thông thường: Là chất thải ở thể rắn không thuộc
danh mục chất thải nguy hại và không thuộc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại
- Chất thải rắn sinh hoạt: Là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt
thường ngày của con người (còn gọi là rác thải sinh hoạt)
- Chất thải công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải nguy hại, chất thải công
Trang 21- Nước thải: Là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác
- Nước làm mát: Là nước phục vụ mục đích giải nhiệt cho thiết bị, máy
móc trong quá trình sản xuất, không tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong các công đoạn sản xuất
- Tự xử lý chất thải: Là hoạt động xử lý chất thải do chủ nguồn thải
thực hiện trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải bằng các hạng mục, dây chuyền sản xuất hoặc công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu về bảo
vệ môi trường
- Tái sử dụng chất thải: Là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp
hoặc sử dụng sau khi đã sơ chế Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp
kỹ thuật cơ - lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ
ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau
- Tái chế chất thải: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải
- Xử lý chất thải: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải
- Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải: Là cơ sở có hoạt động xử lý
chất thải (bao gồm cả hoạt động tái chế, đồng xử lý chất thải) cho các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
1.2 Cơ sở pháp lý
1.2.1 Cơ sở pháp lý cấp trung ương
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 của Quốc Hội ban hành ngày 21/6/2012
Trang 22- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 17/11/2020
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về Thoát nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp;
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/602015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại
- Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch
vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin,
dữ liệu kết quả quan trắc chất lượng môi trường;
Trang 23- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Quyết định số 486/QĐ-BTNMT ngày 24/3/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án
“Nhà máy chế biến sâu khoáng sản các loại, đồng xử lý chất thải công nghiệp có chứa kim loại làm nguyên liệu”, xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Quyết định số 519/QĐ-BTNMT ngày 28/02/2020 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của
Dự án “Điều chỉnh quy mô công suất và sản phẩm của nhà máy chế biến sâu khoáng sản các loại, đồng xử lý chất thải công nghiệp có chứa kim loại làm nguyên liệu”
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 6.119.VX do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lần đầu ngày 05/09/2018; cấp lần 02 ngày 07/10/2021
1-2-3-4-5-1.2.2 Cơ sở pháp lý cấp tỉnh
- Quyết định số 1780/QĐ-UBND ngày 21/07/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng kho bãi chứa nguyên vật liệu, nhà máy chế biến sâu khoáng sản các loại và xử lý bụi lò công nghiệp tại xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương của Công ty Cổ phần Vương Anh
- Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 17/05/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng kho bãi chứa nguyên vật liệu, nhà máy chế biến sâu khoáng sản các loại và xử lý bụi lò công nghiệp của Công ty Cổ phần Vương Anh
Trang 24- Văn bản số 184/KHCN-QLCN&TTCN ngày 06/04/2020 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc thẩm định công nghệ dự án “Điều chỉnh quy mô công suất và sản phẩm của nhà máy chế biến sâu khoáng sản các loại, đồng
xử lý chất thải công nghiệp có chứa kim loại làm nguyên liệu” của Công ty
- QCVN 19:2009/BTNM: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp về bụi và các chất vô cơ
- QCVN 25:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
của bãi chôn lấp chất thải rắn;
- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh
- QCVN 24:2016/BYT - Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng
ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc
- QCVN 02:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi
Trang 25- QCVN 03:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc
1.2.4 Các quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
1.2.4.1 Cơ quan quản lý nhà nước và trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại
Cơ quan lập pháp của Nhà nước mang trọng trách ban hành hệ thống văn bản pháp luật về các lĩnh vực pháp luật nói chung và về quản lý chất thải nguy hại nói riêng Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan tiến hành hoạt động quản lý CTNH và chế tài khi có hành vi trái pháp luật Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT đã quy định về việc áp dụng pháp luật đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại, đồng thời thể hiện rõ vai trò của từng cơ quan nhà nước về quản lý CTNH Nhà nước có vai trò cốt lõi trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động quản lý CTNH Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật và biểu mẫu khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại Hướng dẫn này bao gồm các nội dung:
Kỹ thuật và biểu mẫu khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại,
kỹ thuật về phương tiện, thiết bị lưu chứa, vận chuyển, phòng ngừa, ứng phó
sự cố trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, hướng dẫn đăng
ký, vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết các vấn đề quản lý CTNH về các nội dung trên tại Mục 4 Chương IV thông tư này Ban hành văn bản pháp luật về quản lý CTNH mang ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở định hướng cho các hoạt động liên quan đến quản lý CTNH Các chủ thể ban hành như Chính phủ, Chủ tịch nước, Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với nhau thông qua từng văn bản nhằm quản lý chặt chẽ các hoạt động có liên quan đến CTNH Ngoài ra, Nhà nước thúc đẩy quá trình quản lý CTNH thông qua việc
Trang 26tổ chức các cơ quan chuyên môn báo cáo, đánh giá tình hình quản lý CTNH hằng năm trên phạm vi toàn quốc Tập trung xây dựng hệ thống thông tin và
cơ sở dữ liệu quốc gia về CTNH Đặc biệt, thực hiện chức năng cơ quan thẩm quyền theo Công ước Basel tại Việt Nam để làm thủ tục vận chuyển qua biên giới hoặc tiêu hủy CTNH theo đúng quy định của Công ước
Từ các cơ quan có thẩm quyền chung cho đến các cơ quan chuyên môn, đều có những trách nhiệm riêng giúp đảm bảo, hỗ trợ đối với các sự việc liên quan đến môi trường và đặc biệt là về chất thải nguy hại
Đối với cơ quan có thẩm quyền chung:
+ Chính phủ quy định chi tiết về các hoạt động quản lý chất thải nguy hại, bao gồm phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch xử lý chất thải nguy hại, đảm bảo thu gom và xử lý chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn các tỉnh khác
Đối với các cơ quan chuyên môn:
+ Tổng cục Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trên phạm vi cả nước
+ Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh
Cụ thể, các chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trường bao gồm:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tài nguyên và môi trường Sở cũng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án, dự
Trang 27+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường Theo quy định của pháp luật, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý CTNH trong phạm vi địa phương mình Cụ thể, Sở Tài nguyên
và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
Quản lý hoạt động và các hồ sơ, báo cáo, hợp đồng, chứng từ của các chủ nguồn thải CTNH: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý CTNH của các chủ nguồn thải CTNH và xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý CTNH theo thẩm quyền
Cập nhật cơ sở dữ liệu về CTNH và triển khai đăng ký chủ nguồn thải,
kê khai chứng từ CTNH, báo cáo quản lý CTNH trực tuyến tại địa phương:
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cập nhật cơ sở dữ liệu về CTNH, bao gồm thông tin về các chủ nguồn thải CTNH, các loại CTNH, các
cơ sở xử lý CTNH, Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng triển khai đăng ký chủ nguồn thải CTNH trực tuyến, kê khai chứng từ CTNH trực tuyến và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến
Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý CTNH, việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH: Sở Tài nguyên
và Môi trường có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình quản lý CTNH, bao gồm các nội dung về số lượng chủ nguồn thải CTNH, số lượng CTNH phát sinh, số lượng CTNH được xử lý, Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình đăng ký chủ nguồn thải CTNH, tình hình xử lý CTNH,
Trang 28Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với CTNH là rất quan trọng, góp phần đảm bảo việc quản lý CTNH được thực hiện một cách hiệu quả, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng Tóm lại, thông qua các quy định về trách nhiệm của hệ thống quản lý nhà nước đối với CTNH, ta có thể thấy được Nhà nước luôn quan tâm, hỗ trợ trong việc quản lý CTNH Nhằm đảm bảo việc quản lý CTNH được thực hiện một cách hoàn chỉnh, giúp cải thiện môi trường sống của người dân trên cả nước
1.2.4.2 Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT có giải thích là Chủ nguồn thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản
lý, điều hành cơ sở phát sinh chất thải Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại được quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường năm
2020 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 71 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Điều 35 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ nguồn thải chất thải nguy hại có các trách nhiệm sau:
Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường Việc khai báo này nhằm mục đích giúp cơ quan quản lý nhà nước về môi trường nắm được thông tin về lượng chất thải nguy hại phát sinh, từ đó có các biện pháp quản lý, kiểm soát phù hợp
Phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng: Chất thải nguy hại phải được phân loại riêng theo loại, tính chất nguy hại để thuận tiện cho việc quản
lý, xử lý Việc phân loại chất thải nguy hại phải được thực hiện ngay từ khi phát sinh, tại khu vực phát sinh hoặc tại khu vực lưu giữ tạm thời
Trang 29Xử lý chất thải nguy hại: Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có thể tự xử
lý hoặc chuyển giao cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý Trường hợp tự xử lý, chủ nguồn thải phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường
Lập chứng từ chất thải nguy hại khi chuyển giao: Khi chuyển giao chất thải nguy hại, chủ nguồn thải phải lập chứng từ chất thải nguy hại theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường Chứng từ này là căn cứ để theo dõi, quản lý chất thải nguy hại
Để tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại, chủ nguồn thải cần lưu ý các nội dung sau:
Tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại: Chủ nguồn thải cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại để nắm được các yêu cầu, quy định cụ thể Điều này sẽ giúp chủ nguồn thải thực hiện đúng các quy định, tránh vi phạm pháp luật
Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý chất thải nguy hại: Chủ nguồn thải cần tổ chức thực hiện các quy định về quản lý chất thải nguy hại một cách nghiêm túc, hiệu quả Việc tổ chức thực hiện này cần được thực hiện bởi các cá nhân, bộ phận chuyên trách hoặc được thuê đơn vị tư vấn thực hiện
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải nguy hại: Chủ nguồn thải cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải nguy hại để kịp thời phát hiện và khắc phục các tồn tại, hạn chế
Việc tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại là trách nhiệm của mỗi chủ nguồn thải Việc thực hiện tốt các quy định này sẽ góp phần bảo
vệ môi trường, sức khỏe con người và phát triển bền vững
Trang 30Như vậy, thông qua những quy định cụ thể pháp luật đã đưa ra cơ chế bắt buộc chủ nguồn thải CTNH phải có trách nhiệm đối với lượng chất thải dưới sự quản lý của mình và mọi hoạt động liên quan đến CTNH đều phải tuân theo các quy định trong các điều luật Từ đó, nâng cao hơn nữa nhận thức của chủ nguồn thải CTNH trong việc chịu trách nhiệm về việc quản lý các CTNH để bảo vệ tốt môi trường và sức khỏe con người tốt hơn nữa Ngoài ra, các quy định này cũng đồng thời giúp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý CTNH có thể nhanh chóng xác minh, khoanh vùng khi có vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường ở địa phương, khu vực mình quản lý để từ đó đưa ra những giải pháp, biện pháp kịp thời và phù hợp
1.2.4.3 Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải nguy hại
Hoạt động xử lý CTNH nhằm làm giảm lượng CTNH và độ độc hại, cải tạo giá trị sử dụng của chúng, giúp cho môi trường sống của chúng ta xanh, sạch hơn
Khái niệm về chủ xử lý CTNH không được Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Theo khoản 22, Điều 3 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, ta có thể tham khảo khái niệm “Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải là cơ sở có hoạt động xử lý chất thải (bao gồm cả hoạt động tái chế, đồng xử lý chất thải) cho các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan,
tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung, cụm công nghiệp” Chủ xử lý chất thải nguy hại (CTNH) là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH Đây là một trong những bên có trách nhiệm quan trọng trong quá trình quản lý CTNH
Theo quy định của pháp luật, chủ xử lý CTNH có các trách nhiệm sau: + Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại (CTNH) theo hợp đồng với chủ nguồn thải CTNH
Trang 31+ Thu gom, vận chuyển, tiếp nhận, xử lý CTNH đúng theo nội dung giấy phép môi trường được cấp
+ Chỉ được tiếp nhận CTNH do chủ nguồn thải CTNH vận chuyển đến hoặc từ chủ xử lý CTNH khác
+ Thông báo cho chủ nguồn thải CTNH và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp phải lưu giữ tạm thời CTNH quá 6 tháng
+ Xử lý triệt để các tác động xấu đến môi trường sau khi kết thúc hoạt động
Có thể thấy, trách nhiệm của chủ xử lý chất thải nguy hại đã được quy định
rõ ràng và cụ thể trong Nghị định, nhằm đảm bảo việc kiểm soát, xử lý CTNH
Từ đó, chúng ta thấy được việc kiểm soát CTNH là điều rất quan trọng
1.3 Tổng quan về phát sinh và quản lý chất thải rắn trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1 Trên thế giới
1.3.1.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn trên thế giới
Khối lượng chất thải rắn phát sinh trên thế giới đang tăng nhanh chóng
do sự phát triển của dân số, kinh tế và đô thị hóa Trong những năm gần đây,
tư duy về quản lý chất thải đã thay đổi từ “tiêu hủy” sang “quản lý”, “quản lý tổng hợp”, từ “chất thải” sang “coi chất thải là tài nguyên”, từ “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn” Để giải quyết vấn đề chất thải rắn, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang triển khai các giải pháp như tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 242 triệu tấn rác thải nhựa được thải
ra môi trường, chiếm 12% lượng chất thải rắn đô thị toàn cầu Rác thải nhựa
có thời gian phân hủy rất lâu, có thể lên đến hàng trăm năm, thậm chí hàng
Trang 32nghìn năm Trong quá trình phân hủy, rác thải nhựa sẽ giải phóng ra các chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên toàn cầu năm 2016 ước tính khoảng 2 tỷ tấn, trong đó Đông Á - Thái Bình Dương chiếm 23%, Trung Đông và Bắc Phi chiếm 6% Khối lượng chất thải rắn nói chung ước tính khoảng 7 - 10 tỷ tấn/năm Các nước có thu nhập cao có khối lượng rác thải hữu cơ thấp hơn, khoảng 32%, trong khi các nước có thu nhập thấp và trung bình có khối lượng hữu cơ cao hơn, khoảng 53 - 56% Chất thải điện tử là một loại chất thải đặc thù khác với khối lượng phát sinh ngày càng nhiều (Nguyễn Trung Thắng, 2019)
Chất thải rắn đô thị là sự phản ánh của nền văn hóa tạo ra nó và có tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người và môi trường Trong bối cảnh toàn cầu, con người đang từ bỏ lượng rác thải ngày càng tăng và hàm lượng rác thải đó ngày càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, khi nhựa và hàng tiêu dùng điện tử tràn lan Đồng thời, thế giới đang đô thị hóa nhanh chóng Những thay đổi này đặt gánh nặng lên các thành phố trong việc quản lý rác thải một cách thích hợp ở cả cấp độ xã hội và môi trường Trên toàn cầu, nghiên cứu sâu rộng đã được tiến hành để phát triển một hệ thống quản lý chất thải rắn toàn diện bao gồm cả việc xử lý (Akpan & Olukanni, 2020)
1.3.1.2 Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn của một số nước
*Tại Nhật Bản
Là một nước góp phần giúp thành công trong hệ thống quản lý, xử lý chất thải rắn của Nhật Bản phải nói tới chính sách phân loại rác thải ngay từ nguồn và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại Chính phủ Nhật Bản luôn quan tâm đến việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải, với mục tiêu không còn rác thải vào năm 2020 Rác thải được phân thành 5 loại: cháy được, không cháy được, vô cơ không tái chế được, tái tạo được, nguy hại, cồng kềnh
Trang 33Tại Nhật Bản, mỗi thùng rác đều được dán hình ảnh minh họa để phân loại rác Vì vậy, hầu hết các sản phẩm của Nhật Bản đều có hình minh họa thùng rác trên bao bì Các hộ gia đình sẽ rửa sạch, phơi khô và mang túi nhựa, bao bì đến các điểm thu gom Việc này giúp các đơn vị xử lý rác thải phân loại và kiểm kê rác thải dễ dàng và hiệu quả hơn
Vùng nông thôn Nhật Bản có quy định chặt chẽ về việc vứt rác Mọi người cần kiểm tra xem hôm nay loại rác nào được phép vứt, sau đó bỏ rác vào bao và mang ra nơi quy định trước ngày thu gom Để tránh rác bị chim hoặc các loài vật khác bới tung, một số vùng nông thôn sử dụng tấm lưới chuyên dụng để bao phủ lên các bao rác Rác thải sinh hoạt cháy được xử lý bằng phương pháp đốt hóa lỏng tầng sôi Rác không cháy được sẽ được vùi vào cát và sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò cùng một số hóa chất khác để thiêu hủy Cụ thể, khi cho rác vào buồng đốt, luồng không khí được nung nóng từ dưới sẽ được thổi lên, đẩy rác chưa cháy hết đi lên trên, sau đó quay ngược trở lại phía dưới để đốt thêm một lần nữa (Đàm Thị Hạnh, 2021)
* Tại Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, chất thải được quản lý theo hệ thống kép Hàn Quốc phân chia trách nhiệm xử lý chất thải thành hai loại: chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm xử lý chất thải sinh hoạt cuối cùng, trong khi đó, những đơn vị thải chất thải công nghiệp chịu trách nhiệm xử lý cuối cùng Luật Quản lý chất thải của Hàn Quốc được thành lập năm 1986, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường năm 1963 và Luật Ô nhiễm năm
1973 Theo quy định của địa phương, tất cả các chất thải phải được xử lý đúng cách Các hộ gia đình cần phân loại chất thải và sử dụng túi đựng chất thải riêng biệt để gửi đến các cơ sở đốt rác hoặc chôn lấp Các loại rác thải lớn sẽ cần yêu cầu phải mua nhãn dán ở các đơn vị quản lý tại địa phương, sau đó được gắn
Trang 34nhãn vào vật phẩm trước khi vứt bỏ, hoặc những mặt hàng lớn có thể được chuyển cho những đại lý thu gom chất thải chuyên dụng
Ở Hàn Quốc, ý thức về rác thải được giáo dục từ rất sớm cho trẻ em, từ gia đình và nhà trường Trẻ em được học cách phân loại rác theo chất liệu, thu gom và bỏ rác đúng quy định Màu sắc của túi đựng rác ở mỗi địa phương cũng khác nhau để phân biệt loại rác Để thúc đẩy việc tái chế, Hàn Quốc đã
áp dụng hệ thống hoàn trả tiền đặt cọc đối với các loại chai lọ đã qua sử dụng Người tiêu dùng sẽ được hoàn trả tiền đặt cọc khi mang chai lọ đã qua sử dụng đến các điểm thu gom Việc thu gom rác thải sinh hoạt ở Hàn Quốc được quy định theo giờ và ngày cụ thể Chính phủ Hàn Quốc cũng áp dụng hệ thống phí xử lý chất thải dựa trên khối lượng (VBWF) Theo hệ thống này, người dân sẽ phải trả phí xử lý rác thải dựa trên khối lượng rác thải mà họ thải
ra Điều này đã giúp giảm thiểu lượng rác thải và thúc đẩy việc tái chế Để giảm phát sinh chất thải và khuyến khích tái chế, chất thải được thu gom trong các túi tổng hợp và rác tái chế được phân tách và phân loại trong các thùng tái chế
Một trong những chính sách quan trọng của Bộ Môi trường Hàn Quốc (MOE) là thúc đẩy việc chuyển đổi chất thải thành năng lượng Theo chính sách này, khí thải, phế liệu gỗ, chất thải gia đình và các chất thải khác sẽ được chuyển đổi thành điện, nhiên liệu và sưởi ấm Điều này giúp giảm thiểu lượng chất thải cần phải xử lý bằng cách đốt rác và chôn lấp, từ đó giảm chi phí xử
lý và bảo vệ môi trường Sản xuất năng lượng bằng việc sử dụng chất thải rẻ hơn 10% so với năng lượng mặt trời và rẻ hơn 66% so với năng lượng gió Điều này chứng minh là sản xuất năng lượng là hiệu quả nhất Năm 2012, chỉ
có 3,18% năng lượng mới và tái tạo được sản xuất ở Hàn Quốc Trong đó, thủy điện chiếm 2,8%, sinh khối chiếm 0,3% và năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt và thủy triều chiếm 0,08% Chính phủ Hàn Quốc đã đặt mục tiêu tăng tỷ
lệ năng lượng mới và tái tạo lên 20% vào năm 2050 Ngoài ra, chôn lấp hợp
Trang 35trọng, đặc biệt ở các nước đang phát triển Bioethanol, một loại nhiên liệu tái tạo, cũng có thể được sản xuất từ chất thải lên men (Đàm Thị Hạnh, 2021)
* Úc
Chính sách xử lý chất thải quốc gia của Úc là một bước đi quan trọng trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn Chính sách này đặt ra các mục tiêu cụ thể cho các doanh nghiệp, chính phủ, cộng đồng và cá nhân cần đạt được vào năm 2030, bao gồm giảm thiểu chất thải, tăng cường tái chế và
sử dụng vật liệu tái chế
Tại Úc, nền kinh tế tuần hoàn được thúc đẩy dựa trên 5 nguyên tắc quản
lý chất thải, tái chế và thu hồi tài nguyên:
Nguyên tắc 1: Tránh lãng phí Điều này có nghĩa là chúng ta nên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ một cách tiết kiệm và hiệu quả
Nguyên tắc 2: Cải thiện phục hồi tài nguyên, nguyên tắc này tập trung vào việc thu hồi và tái sử dụng các vật liệu từ chất thải Bằng cách cải thiện hệ thống và quy trình thu gom và tái chế, chúng ta có thể giảm thiểu lượng chất thải phải chôn lấp hoặc đốt bỏ
Nguyên tắc 3: Thúc đẩy việc sử dụng vật liệu tái chế bằng cách xác định nhu cầu và thị trường cho các sản phẩm tái chế
Nguyên tắc 4: Quản lý các luồng vật chất một cách hiệu quả để mang lại lợi ích cho sức khỏe con người, môi trường và nền kinh tế
Nguyên tắc 5: Cải thiện hệ thống thông tin để hỗ trợ đổi mới, đầu tư và tiếp cận người tiêu dùng
* Đài Loan
Năm 1984, Chính phủ Đài Loan bắt đầu quan tâm đến việc quản lý và xử
lý chất thải rắn Để nâng cao hiệu quả, chính phủ đã đưa ra kế hoạch quản lý
và xử lý chất thải, trong đó tập trung vào việc chôn lấp chất thải rắn tại các bãi chôn lấp Năm 1998, Luật về tái chế chất thải được ban hành Đầu những năm 1990, Đài Loan đã chuyển đổi từ chôn lấp rác thải lộ thiên sang mô hình
Trang 36thiêu đốt, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và khoa học công nghệ Để đảm bảo hiệu quả, nhiều khu vực dân cư tại Đài Loan đã lắp máy quay giám sát để giám sát việc phân loại rác thải của người dân Tại Đài Loan, tất cả rác thải đều phải được phân loại thành ba loại: rác thải có thể tái chế, rác thải không thể tái chế và rác thải thực phẩm Rác thải có thể tái chế bao gồm giấy vụn, báo cũ, chai nhựa, lọ thủy tinh, kim loại, v.v Rác thải không thể tái chế bao gồm đồ nhựa khó tái chế, đồ điện tử, đồ gia dụng, v.v Rác thải thực phẩm bao gồm thức ăn thừa, rau củ quả, v.v Hộp cơm còn dầu mỡ thì phải được rửa sạch bằng nước rửa chén, sau đó phơi khô trước khi cho vào túi rác Điều này là để tránh rác thải thực phẩm bị ôi thiu, bốc mùi và gây ô nhiễm môi trường Luật pháp Đài Loan quy định, người dân phải phân rác thải thành các loại như sau: Loại rác có kích thước lớn, rác thải có thể tái sử dụng, thức
ăn thừa và rác thải khác Rác thải phát sinh từ các hộ gia đình được phân loại thành riêng, hàng ngày vào thời gian cố định sẽ có một vài xe rác đi tới các điểm tập kết ở khu dân cư để thu gom Chính phủ Đài Loan đã đưa ra các quy định về phân loại rác thải để giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên Người dân Đài Loan được khuyến khích thực hiện phân loại rác thải đúng cách để góp phần bảo vệ môi trường
Nhận thức được tác hại của chất thải nguy hại, các quốc gia phát triển trên thế giới như Châu Âu, Úc, Nhật, Mỹ đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có quy định cụ thể về quản lý chất thải nguy hại Mặc dù có sự khác biệt về nội dung giữa các quốc gia, nhưng nhìn chung các quy định này đều thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với công tác quản lý chất thải nguy hại Chất thải nguy hiểm là một vấn đề toàn cầu, đe dọa cuộc sống của tất cả chúng ta Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia đã cùng nhau xây dựng và ký kết các công ước quốc tế Những công ước này thể hiện sự cảnh báo và mối quan tâm sâu sắc của toàn nhân loại đối với các chất thải nguy hiểm, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối
Trang 371.3.2 Ở Việt Nam
1.3.2.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam
Chất thải rắn (CTR) là một vấn đề môi trường nghiêm trọng ở Việt Nam hiện nay, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe cộng đồng và môi trường Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng CTR phát sinh ở Việt Nam năm 2022 là khoảng 65 triệu tấn/năm, trong đó CTR sinh hoạt chiếm khoảng 70%
Tình hình phát sinh CTR sinh hoạt: Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở Việt Nam đang tăng nhanh theo tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng thu nhập của người dân Năm 2022, lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở đô thị là khoảng 38 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 58% tổng lượng CTR phát sinh CTR sinh hoạt ở nông thôn phát sinh khoảng 27 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 42% tổng lượng CTR phát sinh
CTR sinh hoạt chủ yếu là rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ và rác thải nguy hại Trong đó, rác thải hữu cơ chiếm khoảng 50%, rác thải vô cơ chiếm khoảng 40% và rác thải nguy hại chiếm khoảng 10%
Tình hình phát sinh CTR nguy hại: Lượng CTR nguy hại phát sinh ở Việt Nam năm 2022 ước tính khoảng 1,2 triệu tấn/năm CTR nguy hại chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, y tế và dịch vụ
Tình hình phát sinh CTR nông nghiệp: Lượng CTR nông nghiệp phát sinh ở Việt Nam năm 2022 ước tính khoảng 123 triệu tấn/năm CTR nông nghiệp chủ yếu là rơm rạ, phân chuồng, chất thải chăn nuôi và rác thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
1.3.2.2 Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn ở Việt Nam
Việt Nam có hệ thống khu đô thị, khu công nghiệp và cụm công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân trên 1 ha đất cho thuê đạt khoảng 1,6
Trang 38triệu USD/ha/năm, tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động trực tiếp và gần 1,8 triệu lao động gián tiếp Tuy nhiên, việc phát triển và hình thành các khu công nghiệp còn đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nguy hại từ các khu công nghiệp
Công ty Cổ phần Giáo dục Hồng Đức, Khu Công nghiệp L5 Môn, thành phố Thanh Hóa, ngoài việc đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải một cách bài bản, thời gian qua, doanh nghiệp còn được đánh giá là tiêu biểu trong công tác chấp hành các quy định về xử lý rác thải, chất thải nguy hại
Để làm được điều này, công ty đã thực hiện hiệu quả việc phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh Mỗi loại chất thải (gồm chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại) đều được doanh nghiệp chứa đựng và lưu giữ trong một thiết bị riêng biệt, phù hợp và có nắp đậy Các loại thùng chứa cũng được trang bị không gây độc tính, oxy hóa khi tiếp xúc với chất thải nguy hại nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động Với các loại rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại, công ty thuê riêng đơn vị có năng lực
để xử lý, vận chuyển từ 2 - 3 lần/tuần (Minh Hà, 2020)
Tình hình chung về phát sinh chất thải nguy hại: Năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, một số cơ sở hoạt động cầm chừng hoặc tạm ngưng hoạt động (phần lớn là các cơ sở du lịch, dịch vụ) nên khối lượng chất thải nguy hại phát sinh có phần ít hơn so với những năm trước Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổng hợp số liệu phát sinh chất thải nguy hại năm 2020 là 1.271.854,23 kg từ báo cáo của các Chủ nguồn thải CTNH phát sinh từ nhiều lĩnh vực như: Y tế, Nông nghiệp, Thủy sản, Xây dựng, Du lịch, Giao thông vận tải, Khoáng sản… tập trung vào các cơ sở y tế, bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn thuộc các ngành công nghiệp và giao thông vận tải
Tình hình chung về hoạt động của các chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại, đơn vị vận chuyển, cơ sở xử lý CTNH có cơ sở trên địa bàn tỉnh:
Trang 39Hiện nay có khoảng hơn 20 đơn vị hành nghề quản lý CTNH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động trên địa bàn các tỉnh/thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ngãi… đang hoạt động thu gom CTNH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để thu gom,vận chuyển và xử lý Tại tỉnh Khánh Hòa chỉ có 1 cơ sở xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại của Công ty Cổ phần Môi trường Khánh Hòa đầu tư tại thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1950/QĐ-BTNMT ngày 15/9/2014 và Giấy phép xử lý chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 1-2-3-3-5-6.095.VX ngày 26/6/2019 (cấp lần 02)
Tình hình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh: Trong năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận, giải quyết 17 hồ sơ thủ tục cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, thẩm định và tham mưu cấp 13 Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, trả 04 hồ sơ; Tiếp nhận, giải quyết 05 hồ sơ thủ tục cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, thẩm định và cấp lại 05 Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại Xác nhận đăng ký bằng báo cáo quản lý chất thải nguy hại lần đầu cho 04 chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm: Sở Tài nguyên và Môi trường không lập đoàn thanh tra, kiểm tra riêng về quản lý chất thải nguy hại; chỉ lồng ghép cùng các đợt thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Trong năm 2020, Sở Tài nguyên
và Môi trường đã xử lý 05 trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất thải nguy hại với tổng số tiền là 75 triệu đồng; các
cơ sở trên chủ yếu vi phạm về các hành vi không thực hiện báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ của chủ nguồn thải CTNH, bố trí khu vực lưu giữ tạm thời CTNH không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định; Bên cạnh những chủ nguồn thải chấp hành tốt việc thu gom, phân loại lưu trữ và chuyển
Trang 40giao chất thải nguy hại theo quy định, vẫn còn nhiều chủ nguồn thải chưa nghiêm chỉnh chấp hành việc kê khai, báo cáo CTNH; một số cơ sở chuyển giao CTNH cho những cơ sở mua bán phế liệu (những cơ sở không có chức năng xử lý CTNH) hoặc không tiến hành thu gom, phân loại mà để lẫn cùng chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp thông thường gây khó khăn trong công tác quản lý CTNH Hiện nay, CTNH phát sinh từ các khu dân cư và CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp tại những khu vực nông thôn vẫn còn được thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt hoặc không được thu gom, tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Sở Tài nguyên
và Môi trường gặp khó khăn trong công tác hướng dẫn, đôn đốc và giám sát các chủ nguồn thải CTNH có hồ sơ môi trường thuộc thẩm quyền quản lý cấp huyện, xã thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý CTNH (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, 2020)
Công tác quản lý và xử lý chất thải về thực tế không an toàn, đặc biệt là các loại chất thải nguy hại Chất thải nguy hại (CTNH) là loại chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người Các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các bãi rác không hợp vệ sinh, các bãi đổ chất thải của các cơ sở sản xuất là những nguồn phát sinh CTNH chính CTNH gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người như: Ô nhiễm đất, nước, không khí, gây suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, ung thư và gây mất đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến hệ sinh thái
1.3.3 Đánh giá chung
Quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề quan trọng đối với công tác bảo
vệ môi trường, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới Tuy nhiên, khung pháp luật hiện hành của Việt Nam về quản lý chất thải nguy hại còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn Do đó, việc xây dựng và