Đề án “Nâng cao văn hóa an toàn người bệnh của Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng năm 2025” nhằm phân tích thực trạng VHATNB tại BV Tâm thần Đà Nẵng trong năm 2024 và đề xuất các giải pháp nâng
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Một số khái niệm chính
1.1.1.1 Khái niệm văn hóa an toàn người bệnh
Khái niệm an toàn người bệnh
ATNB là nguyên tắc cơ bản nhất trong chăm sóc sức khỏe Bất kỳ hoạt động chăm sóc NB nào cũng ẩn chứa các nguy cơ không an toàn (9) Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “ATNB là sự phòng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho
NB trong quá trình điều trị và chăm sóc” (10)
ATNB giúp ngăn ngừa những nguy hại đến NB Chú trọng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe với việc ngăn ngừa sai sót, rút kinh nghiệm từ những sai sót đã xảy ra, và xây dựng một nền văn hóa an toàn, chuyên nghiệp
Khái niệm văn hóa an toàn người bệnh
VHATNB bao gồm các thực hành an toàn, quy trình, chính sách và hành vi của NVYT, cũng như cam kết của ban quản lý đối với sự an toàn của NB VHATNB giúp giảm sai sót y tế, giảm tỷ lệ biến cố bất lợi và cải thiện kết quả điều trị cho NB (giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm SCYK, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và cải thiện sự hài lòng của NB), nâng cao sự hài lòng của NVYT (11), (12)
VHATNB thể hiện năm thuộc tính văn hóa mà NVYT cần nỗ lực đưa vào thao tác thông qua việc triển khai thực hiện các hệ thống quản lý ATNB mạnh mẽ, năm thuộc tính đó là(13), (14), (15)
1) Văn hóa trong đó mọi NVYT (gồm những người trực tiếp điều trị cho NB và cán bộ quản lý điều hành) đứng ra chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân, của đồng nghiệp, NB và khách đến thăm;
2) Văn hóa ưu tiên đặt an toàn lên trước mục tiêu về tài chính và hoạt động;
3) Văn hóa khuyến khích và khen thưởng nỗ lực phát hiện, thông báo và giải quyết các vấn đề an toàn;
4) Văn hóa trong đó tổ chức có cơ hội rút kinh nghiệm từ sự cố;
5) Văn hóa cung cấp nguồn lực, cơ cấu và trách nhiệm giải trình phù hợp để duy trì hiệu quả các hệ thống đảm bảo an toàn Một tổ chức được xem là có văn hoá an toàn khi mỗi thành viên của tổ chức đó, bất chấp ở cương vị nào, đều thế hiện vai trò chủ động trong phòng ngừa sai sót, và vai trò của từng cá nhân nhân này được sự hỗ trợ của tổ chức
Có 6 yếu tố cho thấy một cơ sở y tế có VHATNB tích cực là (16):
1) Quan tâm của lãnh đạo (Strong leadership)
2) Cam kết và ưu tiên ATNB (Strong management commitment)
3) Nhận thức đúng về SCYK của NVYT (Awareness of staff)
4) SCYK được đánh giá ở mọi khoa phòng (Acknowledgement at all levels)
5) Văn hóa không buộc tội và trừng phạt với sai sót (non-blame and non-punitive)
6) Khả năng nhận biết và phản hồi cũng như rút kinh nghiệm từ các SCYK (Ability to recognise, respond, give feedback and learn from adverse events)
1.1.1.2 Khái niệm sự cố y khoa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “SCYK (hay còn gọi là sự cố) không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế (khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế SCYK có thể phòng ngừa và không thể phòng ngừa” (17)
Theo Thông tư 43/TT-BYT ngày 26/12/2018 về hướng dẫn phòng ngừa SCYK trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: “SCYK là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa NB, tác động sức khỏe, tính mạng của
NB Việc phòng ngừa SCYK trên cơ sở nhận diện, báo cáo, phân tích tìm nguyên nhân, đưa ra các khuyến cáo phòng ngừa, tránh tái diễn SCYK để nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, an toàn cho NB và không nhằm mục đích khác Việc phòng ngừa
SCYK là trách nhiệm của lãnh đạo và NVYT làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Khi phát hiện SCYK, NVYT có trách nhiệm nhận diện và phân biệt SCYK theo các trường hợp mô tả, diễn biến tình huống và mức độ tổn thương” (18)
1.1.2 Công cụ đo lường văn hóa an toàn người bệnh
Một số thang đo đánh giá VHATNB phổ biến trên thế giới gồm:
- Bảng khảo sát VHATNB tại BV (Hospital Survey on Patient Safety Culture – HSOPSC) của AHRQ
- Khung đánh giá VHATNB Manchester của cơ quan ATNB quốc gia Anh (NPSA- National Patient Safety Agency)
- Bảng khảo sát thái độ an toàn của Viện cải tiến sức khỏe Hoa Kỳ và Đại học Texas – Hoa kỳ
- Bảng khảo sát VHATNB trong các tổ chức sức khỏe của Đại học Stanford –Hoa
Trong đó, Bộ công cụ khảo sát VHATNB thông dụng nhất được sử dụng tại nhiều nước cũng như trong các nghiên cứu là Bộ công cụ khảo sát VHATNB tại BV (Hospital Survey on patient Safety Culture - HSOPSC) được Cơ quan Nghiên cứu và Chất lượng Chăm sóc Sức khỏe (AHRQ) ở Hoa Kỳ xây dựng, có thể áp dụng cho các nhân viên BV có công việc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc chăm sóc NB (nhân viên lâm sàng, cận lâm sàng hoặc nhân viên hành chính ) Bộ công cụ này đã được sử dụng bởi hàng trăm BV ở Hoa Kỳ và một số nước công nghiệp phát triển và đang phát triển khác
(2) Đến năm 2015, hơn 60 quốc gia đã công bố các nghiên cứu sử dụng công cụ này, có sẵn trong khoảng 30 bản dịch khác nhau, được hỗ trợ bởi các nghiên cứu về sự thích ứng giữa các nền văn hóa, trong đó có Việt Nam Đây là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến nhằm đánh giá VHATNB không chỉ ở phạm vi BV mà cả ở phạm vi từng khoa trong BV với mong muốn định hướng và thống nhất phương thức quản lý BV trong tạo dựng văn hóa ATNB của ngành y tế (19)
Thang đo cho thấy tính giá trị và độ tin cậy khi đang được triển khai tại nhiều các nghiên cứu tại Việt Nam (20) Từ năm 2015, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã xây
HUPH dựng phiếu khảo sát về VHATNB dựa trên thang đo HSOPSC với Bảng câu hỏi HSOPSC - VN2015 (21), (22)
1.1.3 Cách tiếp cận đánh giá văn hóa an toàn người bệnh từ góc độ của nhân viên y tế
Bộ câu hỏi HSOPSC của AHRQ gồm 42 câu hỏi đánh giá 12 lĩnh vực, sử dụng thang đo Likert gồm 5 mức độ, tương đương từ 1 đến 5 điểm, trong đó, với những câu hỏi thuận (tích cực) rất đồng ý được tính 5 điểm và rất không đồng ý được 1 điểm (21),
Bộ công cụ khảo sát thực trạng VHATNB được đánh giá từ góc độ của NVYT đối với 12 lĩnh vực VHATNB, bao gồm:
1 Làm việc theo nhóm trong khoa/phòng
2 Quan điểm và hành động về ATNB của lãnh đạo
3 Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống
4 Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi
5 Cởi mở trong thông tin về sai sót
6 Đảm bảo nguồn nhân lực
7 Hành xử không buộc tội khi có sai sót
8 Hỗ trợ của lãnh đạo BV về ATNB
9 Làm việc nhóm giữa các khoa/phòng
10 Bàn giao và chuyển bệnh
11 Quan điểm chung về ATNB
12 Tần suất báo cáo các sai sót/lỗi HUPH
1.1.4 Lý thuyết/khuyến cáo/mô hình hiện có về các giải pháp giúp tăng cường văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện
Mô hình “Just Culture” (Văn hóa công bằng)
Just Culture là mô hình quản lý do David Marx phát triển, được áp dụng rộng rãi trong ngành y tế, hàng không, và các ngành có độ rủi ro cao Mục tiêu của mô hình này là tạo ra một môi trường mà các sai sót y khoa được nhìn nhận công bằng, không chỉ đổ lỗi cá nhân mà còn đánh giá yếu tố hệ thống
Cơ sở thực tiễn
Bệnh viện tâm thần McLean (Mỹ)
Bệnh viện tâm thần McLean, tọa lạc tại Belmont, Massachusetts, là một trong những cơ sở hàng đầu tại Mỹ trong việc điều trị các rối loạn tâm thần, bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu và các bệnh tâm thần nghiêm trọng khác Bệnh viện có khoảng 200 giường bệnh và đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tâm lý và điều dưỡng được đào tạo bài bản Các giải pháp nâng cao văn hóa an toàn người bệnh đã triển khai tại BV Tâm thần McLean: Bệnh viện thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên về an toàn người bệnh, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của người bệnh McLean cũng đã thiết lập một hệ thống giám sát chất lượng chăm sóc, giúp theo dõi và cải tiến quy trình điều trị liên tục
Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng vẫn đang thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo liên tục, các buổi sinh hoạt khoa học định kỳ để cập nhật kiến thức cho NVYT Tuy nhiên nội dung đang tập trung vào chẩn đoán, điều trị, chăm sóc chuyên môn Số lượng chương trình đào tạo về ATNB vẫn còn tương đối hạn chế Vì vậy BV Tâm thần Đà Nẵng có thể học hỏi từ McLean trong việc tăng cường các chương trình đào tạo về ATNB cho NVYT
Hệ thống giám sát chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng mà Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng có thể áp dụng
Bệnh viện tâm thần Johns Hopkins (Mỹ)
Bệnh viện tâm thần Johns Hopkins, thuộc Đại học Johns Hopkins, nằm ở Baltimore, Maryland, là một trong những bệnh viện tâm thần hàng đầu ở Mỹ Bệnh viện chuyên cung cấp dịch vụ điều trị cho các người bệnh mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng, với quy mô khoảng 150 giường bệnh
Các giải pháp nâng cao văn hóa an toàn người bệnh đã triển khai tại BV Tâm thần Johns Hopkins: Bệnh viện tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên y tế về cách nhận diện và quản lý rủi ro liên quan đến an toàn người bệnh Bệnh viện cũng nhấn mạnh việc giao tiếp cởi mở giữa nhân viên y tế và người bệnh, giúp tạo ra môi trường chăm sóc an toàn và hiệu quả Bên cạnh đó, Johns Hopkins tiến hành nhiều nghiên cứu về an toàn người bệnh, từ đó áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn chăm sóc
Lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng luôn chú trọng đến giao tiếp ứng xử giữa NVYT và NB, thúc đẩy sự cởi mở trao đôi giữa hai bên BV Tâm thần Đà Nẵng có thể tham khảo chương trình đào tạo về quản lý rủi ro của Johns Hopkins, cũng như việc thúc đẩy giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh Mặc dù hàng năm BV Tâm thần Đà Nẵng vẫn nghiệm thu được các đề tài nghiên cứu khoa học, tuy nhiên ATNB cũng là lĩnh vực mà Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng nên chú trọng hơn
Bệnh viện Tâm thần Menninger (Mỹ)
Bệnh viện tâm thần Menninger, tọa lạc tại Topeka, Kansas, nổi tiếng với các chương trình điều trị cho người bệnh mắc các rối loạn tâm thần nghiêm trọng Bệnh viện có quy mô khoảng 140 giường bệnh và đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ và nhân viên y tế có kinh nghiệm
Các giải pháp nâng cao văn hóa an toàn người bệnh đã triển khai tạ BV Tâm thần Menninger: Áp dụng mô hình điều trị đa ngành, trong đó các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực cùng làm việc để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh Menninger cũng đã thiết lập một chương trình giám sát chất lượng chăm sóc, giúp theo dõi và cải tiến quy trình điều trị
Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng có thể tham khảo mô hình điều trị đa ngành của Menninger để nâng cao chất lượng dịch vụ Chương trình giám sát là một điểm quan trọng mà Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng nên chú trọng
Bệnh viện tâm thần R M J (Australia)
Bệnh viện R M J là một trong những cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần hàng đầu ở Australia, cung cấp dịch vụ cho cả người bệnh nội trú và ngoại trú Bệnh viện có khoảng 200 giường bệnh và tập trung vào chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện
Các giải pháp nâng cao văn hóa an toàn người bệnh đã triển khai tại BV Tâm thần
R M J.: Tổ chức các khóa đào tạo về VHATNB cho toàn bộ nhân viên bệnh viện BV cũn cung cấp các chương trình hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho nhân viên để họ có thể làm việc hiệu quả hơn
Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng đã tổ chức các chương trình đào tạo về ATNB, tuy nhiên vẫn chưa có chương trình đào tạo nào giúp NVYT hiểu được VHATNB là gì và gồm những lĩnh vực, nội dung nào cần thực hiện Vì vậy, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng có thể học hỏi từ Bệnh viện R M J trong việc tổ chức đào tạo về văn hóa an toàn cũng như xây dựng cụ thể các chương trình hỗ trợ cho nhân viên sau các sự cố xảy ra hoặc khi công việc trở nên quá tải
Bệnh viện Chợ Rẫy, tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những bệnh viện đa khoa lớn nhất và uy tín nhất tại Việt Nam Bệnh viện có quy mô 1.200 giường bệnh, phục vụ hàng triệu người bệnh mỗi năm Với đội ngũ nhân viên gồm gần 2.000 bác sĩ, y tá và nhân viên y tế, Bệnh viện Chợ Rẫy nổi bật với các kỹ thuật y tế tiên tiến và các chuyên khoa đa dạng như nội khoa, ngoại khoa, hồi sức cấp cứu, và nhiều lĩnh vực khác Bệnh viện còn có trung tâm đào tạo và nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong khu vực
Bệnh viện Chợ Rẫy đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao văn hóa an toàn người bệnh, bao gồm: Tổ chức các khóa đào tạo định kỳ cho nhân viên y tế về văn hóa an toàn và kỹ năng giao tiếp Chương trình đào tạo này không chỉ giới thiệu các nguyên tắc cơ bản về an toàn người bệnh mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giao tiếp hiệu quả giữa nhân viên y tế và người bệnh Bệnh viện cũng đã thiết lập hệ thống báo cáo sự
HUPH cố trực tuyến, cho phép nhân viên báo cáo nhanh chóng và dễ dàng các sự cố liên quan đến an toàn người bệnh Hệ thống này bảo đảm tính bảo mật cho nhân viên và khuyến khích họ chia sẻ thông tin mà không sợ bị chỉ trích Các cuộc họp liên ngành được tổ chức định kỳ để thảo luận về các vấn đề an toàn và phân tích sự cố đã xảy ra Qua các cuộc họp này, bệnh viện có thể đưa ra các giải pháp kịp thời và cải tiến quy trình chăm sóc
So với Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng đã có tổ chức đào tạo về báo cáo sự cố và xây dựng phần mềm báo cáo tự nguyện, tuy nhiên số lượng NVYT tham gia đào tạo rất ít và chưa phổ biến rộng rài về phần mềm cho NVYT để triển khai thực hiện Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng là cần tổ chức các khóa đào tạo định kỳ và phổ biến rộng rãi và có quy định về việc áp dụng hệ thống báo cáo sự cố để khuyến khích nhân viên chia sẻ thông tin, từ đó tạo ra môi trường an toàn hơn cho người bệnh
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
Đối tượng
- Đối tượng đề án: BV Tâm thần Đà Nẵng
- Nguồn thông tin: NVYT đang công tác tại BV Tâm thần Đà Nẵng
- Nguồn thông tin định lượng: NVYT hiện đang công tác tại 05 khoa lâm sàng (Khoa Cấp tính Nam, Khoa Cấp tính Nữ, Khoa Cai nghiện chất và Điều trị bắt buộc, Khoa Phục hồi chức năng, Khoa Tâm thần Trẻ em)
Riêng khoa khám bệnh cấp cứu chỉ tiếp nhận cấp cứu ban đầu và sau đó khoảng 30 phút thì chuyển vào các khoa lâm sàng khác chứ không để ở khoa cấp cứu nên đề án chỉ chọn 5 khoa làm thí điểm như trên
- Tất cả NVYT hiện đang công tác tại 05 khoa lâm sàng với hợp đồng lao động có thời gian làm việc trên 6 tháng tại thời điểm thu thập thông tin
- NVYT có tiếp xúc trực tiếp với NB
- Đối tượng hiện đang đi học hoặc đi công tác
- Đối tượng hiện đang trong thời gian nghỉ không lương, ốm đau, thai sản
- Báo cáo tổng kết BV Tâm thần Đà Nẵng, gồm các thông tin hoạt động BV và các số liệu báo cáo hoạt động chuyên môn năm 2022, 2023 và sơ kết 6 tháng đầu năm 2024
- Các quy trình, quy định liên quan đến SCYK, VHATNB đang áp dụng tại BV
- Báo cáo tổng hợp SCYK tại BV năm 2022, 2023 và sơ kết 6 tháng đầu năm 2024
- Báo cáo về nhân lực, giường bệnh tại BV Tâm thần Đà Nẵng tính đến 6 tháng đầu năm 2024
Nguồn thông tin định tính gồm:
- Đại diện Ban Giám đốc BV: Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng quản lý chất lượng và phụ trách chuyên môn (PVS)
- Lãnh đạo 05 khoa lâm sàng (PVS)
- Lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng (PVS)
- Lãnh đạo Phòng Kế hoạch tổng hợp (PVS)
- Lãnh đạo Phòng Điều dưỡng (PVS)
- Lãnh đạo Khoa Khám bệnh (PVS)
- Điều dưỡng trưởng (ĐDT) 05 khoa lâm sàng (PVS)
- ĐDT Khoa Khám bệnh (PVS)
- Cán bộ Phòng Quản lý chất lượng (PVS)
- NVYT tham gia trực tiếp vào công tác khám bệnh, chữa bệnh từ các khoa lâm sàng và cận lâm sàng (BS, điều dưỡng, dược sĩ, tâm lý lâm sàng, kỹ thuật viên) (Thảo luận nhóm - TLN)
- Đối tượng PVS: NVYT có thâm niên công tác tại BV từ 5 năm trở lên và giữ chức vụ lãnh đạo/ quản lý từ 1 năm trở lên
- Đối tượng TLN: NVYT hiện đang công tác tại Khoa Khám bệnh, 05 khoa lâm sàng và khoa cận lâm sàng (Khoa Dược, Khoa Xét nghiệm - Thăm dò Chẩn đoán hình ảnh), với hợp đồng lao động có thời gian làm việc trên 6 tháng tại thời điểm thu thập thông tin
- Đối tượng hiện đang đi học hoặc đi công tác
- Đối tượng hiện đang trong thời gian nghỉ không lương, ốm đau, thai sản.
Thời gian và địa điểm
- Thời gian: Từ tháng 11/2023 đến tháng 10/2024
- Thời gian thu thập thông tin: Từ 15/5/2024 đến 30/6/2024
- Địa điểm: BV Tâm thần thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: 193 Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Phương pháp thu thập thông tin
2.3.1 Nguồn thông tin sơ cấp
- Phần số liệu định lượng: Sử dụng bộ câu hỏi khảo sát VHATNB của AHRQ
(Hospital Survey on Patient Safety Culture - HSOPSC) để thu thập thông tin về thực trạng VHATNB của BV Tâm thần Đà Nẵng (8)
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho điều tra định lượng Áp dụng công thức ước tính một tỉ lệ
- Z 2 1-α/2: Hệ số tin cậy mức 95%, tương ứng là 1,96
- p = 0,747 (tỷ lệ phản hồi tích cực về VHATNB của BV đa khoa Nông Nghiệp vào năm 2020 của Vũ Tuấn Anh là 74,7%) (27)
- d = 0,1 (độ chính xác mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và quần thể nghiên cứu)
Tính toán ta được cỡ mẫu n là 73 Dự trù 10% phiếu lỗi, vậy cỡ mẫu tối thiểu là 80 NVYT Chọn tòn bộ các đối tượng thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ đang công tác tại 05 khoa lâm sàng của BV Tâm thần Đà Nẵng Thực tế cỡ mẫu cuối cùng thu thập được là 94 NVYT
Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin được thu thập bằng hình thức tự điền thông qua phát vấn trực tiếp đối với các nhóm đối tượng (Phụ lục 2), hoàn thành phiếu trong khoảng 15 phút Chọn mẫu thuận tiện các đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ
- Phần thông tin định tính: Chọn mẫu có chủ định những đối tượng cung cấp nhiều thông tin nhất Bộ công cụ định tính gồm hướng dẫn PVS và TLN dành cho cán
HUPH bộ lãnh đạo và NVYT của BV Tâm thần Đà Nẵng nhằm thu thập thông tin về thực trạng VHATNB và ý kiến về xây dựng giải pháp nâng cao VHATNB của BV năm 2025
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho điều tra định tính
Chọn mẫu có chủ đích gồm có 32 người bao gồm:
- PVS 15 NVYT gồm 1 Giám đốc BV, 1 Trưởng phòng Quản lý chất lượng, 1 Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, 1 Trưởng Phòng Điều dưỡng, 1 cán bộ Phòng Quản lý chất lượng, 5 trưởng khoa lâm sàng, 1 trưởng Khoa Khám bệnh, 3 ĐDT khoa lâm sàng (có 5 ĐDT khoa lâm sàng nhưng thực tế PVS được 3 ĐDT do 1 ĐDT Khoa Cai nghiện chất và Điều trị bắt buộc vừa được bổ nhiệm, chưa đủ 1 năm kinh nghiệm và 1 ĐDT Khoa Tâm thần Trẻ em từ chối tham gia), 1 ĐDT Khoa Khám bệnh
- TLN 03 cuộc trên 17 NVYT chia làm nhóm BS 5 khoa lâm sàng, BS Khoa Khám bệnh (6 NVYT/TLN); nhóm điều dưỡng 5 khoa lâm sàng, điều dưỡng Khoa Khám bệnh
(6 NVYT/TLN); nhóm dược sĩ cấp phát thuốc, dược lâm sàng, kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, tâm lý lâm sàng (5 NVYT/TLN)
Phương pháp thu thập thông tin: Điều tra viên đã tiến hành PVS và TLN với các đối tượng theo bộ công cụ hướng dẫn PVS và TLN tương ứng (Phụ lục 4)
- PVS: Sử dụng công cụ hướng dẫn PVS tương ứng với từng đối tượng Mỗi cuộc PVS do điều tra viên thực hiện diễn ra từ 30 đến 45 phút, có ghi chép và ghi âm
- TLN: Tiến hành TLN bằng công cụ hướng dẫn đã chuẩn bị sẵn Cuộc TLN do điều tra viên chủ trì diễn ra từ 45 phút đến 1 giờ, có ghi chép và ghi âm
2.3.2 Nguồn thông tin thứ cấp
Báo cáo tổng hợp SCYK tại BV Tâm thần Đà Nẵng năm 2022, 2023 và 6 tháng đầu năm 2024
Báo cáo tổng kết BV Tâm thần Đà Nẵng năm 2022, 2023 và sơ kết 6 tháng đầu năm 2024
Các quy trình, quy định liên quan đến SCYK, VHATNB đang áp dụng tại BV
Các báo cáo về nhân lực, TTBYT, CSVC, tài chính BV Tâm thần Đà Nẵng năm
Phương pháp thu thập thông tin: Số liệu thứ cấp được sử dụng hồ sơ/báo cáo/tài liệu có sẵn và sẽ được điều tra viên thu thập và điền vào phiếu thu thập số liệu thứ cấp (Phụ lục 3).
Biến số/ Chỉ số
2.4.1 Các biến số/ chỉ số định lượng: Gồm các nhóm chỉ số:
- Nhóm biến số về đặc điểm cá nhân của đối tượng: tuổi, giới, vị trí việc làm, trình độ, chức danh,…
- Nhóm chỉ số đánh giá VHATNB: Sử dụng bộ câu hỏi khảo sát VHATNB của AHRQ (Hospital Survey on Patient Safety Culture - HSOPSC) (28) Bộ công cụ gồm 42 tiểu mục được chia làm 12 nhóm yếu tố và 2 tiểu mục đầu ra, cụ thể:
+ Làm việc nhóm trong khoa phòng gồm 4 tiểu mục
+ Quan điểm và hành động ATNB của Lãnh đạo gồm 4 tiểu mục
+ Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống gồm 3 tiểu mục
+ Hỗ trợ xử trí các vấn đề ATNB gồm 3 tiểu mục
+ Quan điểm chung về ATNB gồm 4 tiểu mục
+ Phản hồi và trao đổi về những sai sót gồm 3 tiểu mục
+ Cởi mở trong thông tin về sai sót gồm 3 tiểu mục
+ Tân suất báo cáo sai sót gồm 3 tiểu mục
+ Làm việc nhóm giữa các khoa/phòng gồm 4 tiểu mục
+ Đảm bảo nguồn nhân lực gồm 4 tiểu mục
+ Bàn giao và chuyển bệnh gồm 4 tiểu mục
+ Văn hóa không đổ lỗi khi có sai sót gồm 3 tiểu mục
(Mô tả các biến số của điều tra định lượng theo Phụ lục 1 đính kèm)
2.4.2 Nhóm chủ đề định tính: Gồm các nhóm:
Bảng 2.1 Các chủ đề nghiên cứu định tính về thực trạng VHATNB Đối tượng Chủ đề
- Thực trạng VHATNB tại BV (về môi trường làm việc, các hoạt động cho thấy ATNB là ưu tiên hàng đầu, sự quan tâm của lãnh đạo BV đến ATNB, đánh giá về làm việc nhóm giữa các khoa phòng…)
- Khó khăn, thuận lợi trong đảm bảo VHATNB tại BV (về
CSVC, TTBYT, nhân lực, kinh phí, tài chính, hệ thống giám sát, hệ thống thông tin/báo cáo ATNB, hoạt động hỗ trợ như tập huấn, cải tiến, truyền thông…)
- Các giải pháp đã thực hiện tại BV để nâng cao VHATNB
- Những khó khăn khi triển khai các giải pháp nâng cao
- Giải pháp nâng cao VHATNB trong thời gian tới (môi trường làm việc thúc đẩy ATNB, hướng giải quyết khi NVYT gặp sai sót, chính sách, tăng cường phối hợp làm việc nhóm giữa các khoa phòng…)
- Thực trạng VHATNB tại BV hiện nay (hướng giải quyết khi
NVYT gặp sai sót, đối với các sự cố lặp lại nhiều lần, tần suất báo cáo sự cố )
- Khó khăn khi báo cáo SCYK
- Các hoạt động BV đã triển khai để nâng cao kiến thức cho
- Các văn bản, chế tài của BV liên quan đến ATNB
HUPH PVS Đối tượng Chủ đề
- Khó khăn, thuận lợi trong đảm bảo VHATNB tại BV (về
CSVC, TTBYT, nhân lực, kinh phí, tài chính, hệ thống giám sát, hệ thống thông tin/báo cáo ATNB, hoạt động hỗ trợ như tập huấn, cải tiến, truyền thông…)
- Những kiến nghị, giải pháp Phòng QLCL đã tham mưu Ban
Giám đốc để nâng cao VHATNB trong thời gian qua
- Giải pháp nâng cao VHATNB trong thời gian tới (khuyến khích báo cáo SCYK, nâng cao nhận thức về ATNB, chế tài khuyến khích NVYT…)
- Thực trạng VHATNB trong đội ngũ điều dưỡng (làm việc nhóm, nhân lực )
- Các hoạt động Phòng Điều dưỡng đã triển khai (khuyến khích
ATNB, nâng cao kiến thức về ATNB, hoạt động cải tiến, thông báo về các sự cố, hướng khắc phục )
- Khó khăn, thuận lợi trong đảm bảo VHATNB trong đội ngũ điều dưỡng (về CSVC, TTBYT, nhân lực, kinh phí, tài chính, hệ thống giám sát, hệ thống thông tin/báo cáo ATNB, hoạt động hỗ trợ như tập huấn, cải tiến, truyền thông…)
- Giải pháp nâng cao VHATNB trong thời gian tới (bàn giao và chuyển bệnh, làm việc nhóm, phản hồi và trao đổi về sai sót, đảm bảo nguồn nhân lực, cho thấy ATNB là ưu tiên hàng đầu, nâng cao kiến thức, tăng cường báo cáo SCYK, tuân thủ quy trình
HUPH Đối tượng Chủ đề
- Thực trạng VHATNB trong đội ngũ BS (bàn giao và chuyển bệnh, học tập cải tiến, làm việc nhóm, phản hồi trao đổi về sai sót, nguồn nhân lực, môi trường thúc đẩy ATNB, nhận thức của lãnh đạo )
- Khó khăn, thuận lợi trong đảm bảo VHATNB trong đội ngũ BS
(về CSVC, TTBYT, nhân lực, kinh phí, tài chính, hệ thống giám sát, hệ thống thông tin/báo cáo ATNB, hoạt động hỗ trợ như tập huấn, cải tiến, truyền thông…)
- Các giải pháp đã thực hiện tại BV để nâng cao VHATNB trong đội ngũ BS
- Những khó khăn khi triển khai các giải pháp nâng cao
VHATNB trong đội ngũ BS
- Giải pháp nâng cao VHATNB trong thời gian tới (bàn giao và chuyển bệnh, học tập cải tiến, làm việc nhóm, phản hồi trao đổi về sai sót, nguồn nhân lực, môi trường thúc đẩy ATNB…)
- Thực trạng VHATNB tại khoa (nhận thức về ATNB, làm việc nhóm, khuyến khích của lãnh đạo khoa, học tập cải tiến, phản hồi về sai sót, cởi mở của nhân viên, nhân lực, hướng xử lý của lãnh đạo khi có sai sót, tần suất báo cáo SCYK )
- Các giải pháp đã thực hiện tại khoa để nâng cao VHATNB
- Khó khăn, thuận lợi trong đảm bảo VHATNB tại khoa (về
CSVC, TTBYT, nhân lực, kinh phí, tài chính, hệ thống giám sát, hệ thống thông tin/báo cáo ATNB, hoạt động hỗ trợ như tập huấn, cải tiến, truyền thông…)
HUPH PVS Đối tượng Chủ đề
- Giải pháp nâng cao VHATNB trong thời gian tới (làm việc nhóm, lãnh đạo khuyến khích ATNB, học tập cải tiến về ATNB cho NVYT, phản hồi về sai sót, thúc đẩy báo cáo SCYK, không đổ lỗi khi có sự cố…) ĐDT
- Thực trạng VHATNB tại khoa (quan điểm về ATNB, nhận thức về ATNB, làm việc nhóm, cải tiến học tập về ATNB, phản hồi về sai sót, hướng xử lý khi có sai sót, nhân lực, báo cáo SCKY )
- Các giải pháp đã thực hiện tại khoa để nâng cao VHATNB
- Khó khăn, thuận lợi trong đảm bảo VHATNB tại khoa (về
CSVC, TTBYT, nhân lực, kinh phí, tài chính, hệ thống giám sát, hệ thống thông tin/báo cáo ATNB, hoạt động hỗ trợ như tập huấn, cải tiến, truyền thông…)
Tiêu chuẩn đánh giá văn hóa an toàn người bệnh
Chúng tôi sử dụng hướng dẫn của AHRQ để phân tích các câu hỏi (29) Từng câu hỏi của bộ công cụ để đo một tiêu chí về mức độ ATNB theo thang đo Likert 5 điểm Các câu sẽ được tính theo điểm từ (1) Rất kém, (2) Kém, (3) Đạt yêu cầu, (4) Tốt, (5) Rất tốt
Những câu hỏi thuận (tích cực) rất đồng ý được tính 5 điểm và rất không đồng ý được 1 điểm
Những câu hỏi nghịch (tiêu cực), gồm 18 câu hỏi (A5, A7, A8, A10, A12, A14, A16, A17, B3, B4, C6, F2, F3, F5, F6, F7, F9, F11), được đánh ngược lại trong đó rất đồng ý được tính 1 điểm và rất không đồng ý được 5 điểm
Sau khi đánh điểm, các câu hỏi được phân tích theo 3 nhóm đáp ứng là Tích cực
(4 -5 điểm), Tạm chấp nhận (3 điểm) và Chưa tích cực (1-2 điểm) như hướng dẫn phân tích bộ công cụ từ tổ chức AHRQ Với từng lĩnh vực, chúng tôi tính trung bình % từng câu hỏi thành phần theo % của từng nhóm trong 3 nhóm: Tích cực, Tạm chấp nhận và Chưa tích cực Điểm chung về VHATNB cũng được tính trên trung bình % của 12 khía cạnh theo 3 nhóm phân loại (Tích cực, Tạm chấp nhận và Chưa tích cực)
Hướng dẫn gợi ý rằng bất kỳ khía cạnh nào có tỷ lệ phản hồi tích cực từ 75% trở lên đều phải được coi là khía cạnh mạnh mẽ hoặc phát triển của văn hóa an toàn trong đối tượng được nghiên cứu Trong khi đó, bất kỳ khía cạnh nào có tỷ lệ phản hồi tích cực từ 50% trở xuống đều được coi là “cần cải thiện” và cần được ưu tiên cải thiện Các tiêu chí đánh giá được chia làm đánh giá trong phạm vi Khoa và BV
Tiêu chí về VHATNB trong phạm vi từng khoa/phòng, có 7 lĩnh vực được chia
3 đến 4 câu hỏi tùy theo từng nhóm phù hợp:
1 Quan điểm và hành động về ATNB của lãnh đạo (4 câu hỏi)
2 Làm việc theo nhóm trong Khoa/ phòng (4 câu hỏi)
3 Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống (3 câu hỏi)
4 Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi (3 câu hỏi)
5 Cởi mở trong thông tin về sai sót (3 câu hỏi)
6 Đảm bảo nguồn nhân lực (4 câu hỏi)
7 Hành xử không buộc tội khi có sai sót (3 câu hỏi)
Tiêu chí về VHATNB tại BV, có 3 lĩnh vực được chia 3 đến 4 câu hỏi tùy theo từng nhóm phù hợp:
1 Hỗ trợ của lãnh đạo BV về ATNB (3 câu hỏi)
2 Làm việc theo nhóm giữa các Khoa/phòng (4 câu hỏi)
3 Bàn giao và chuyển bệnh (4 câu hỏi)
Tiêu chí về kết quả VHATNB, có 2 lĩnh vực được chia 3 đến 4 câu hỏi tùy theo từng nhóm phù hợp:
1 Quan điểm chung về an toàn NB (4 câu hỏi)
2 Tần suất ghi nhận sai sót/sai sót/lỗi (3 câu hỏi).
Phương pháp phân tích số liệu
Đối với dữ liệu định lượng: Dữ liệu sau khi được nhập bằng phần mềm
Epidata được xuất ra file phân tích được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 18.0
Các phân tích được thực hiện gồm:
- Mô tả tỷ lệ % theo một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu gồm tuổi, giới, trình độ chuyên môn
- Mô tả tỷ lệ đáp ứng VHATNB của NVYT theo lĩnh vực
- Mô tả mức độ đáp ứng VHATNB của NVYT qua điểm trung bình và độ lệch chuẩn
- Mô tả tỷ lệ % và điểm trung bình về đáp ứng VHATNB chung của NVYT Đối với dữ liệu định tính: Các cuộc PVS và TLN được ghi âm và gỡ băng, lưu dưới file word Phân tích các thông tin định tính theo chủ đề.
Vấn đề đạo đức của đề án
Đề án được thông qua tại Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học - Trường Đại học Y tế Công cộng với quyết định số 165/2024/YTCC-HD3 ngày 09/5/2024 Đề án cũng được sự chấp thuận của Lãnh đạo BV Tâm thần Đà Nẵng
Trong quá trình thực hiện đề án, đối tượng phỏng vấn đã được giải thích rõ về mục đích của đề án, phương pháp thu thập thông tin, tính bảo mật, những nghĩa vụ và quyền lợi của đối tượng khi tham gia phỏng vấn
Việc tham gia trả lời phỏng vấn là hoàn toàn tự nguyện, đối tượng có quyền đồng ý hoặc từ chối tham gia mà không mất bất kỳ quyền lợi nào đang có cũng như sẽ không bị ảnh hưởng đến quá trình làm việc
Bất kỳ thông tin cá nhân nào của đối tượng đều được giữ bí mật Các số liệu thu thập đầy đủ, chính xác, trung thực và duy nhất chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Việc quản lý và phân tích số liệu được tiến hành một cách khoa học và chính xác
2.8 Hạn chế của đề án
Có tất cả 6 khoa nhưng đề án chỉ chọn 5 khoa lâm sàng điều trị nội trú vì Khoa Khám bệnh Cấp cứu chỉ tiếp nhận cấp cứu ban đầu và sau đó khoảng 30 phút thì chuyển vào các khoa lâm sàng khác chứ không để ở khoa cấp cứu nên đề án chỉ chọn 5 khoa làm thí điểm.
Chương 3 THỰC TRẠNG VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH
CỦA BỆNH VIỆN TÂM THẦN ĐÀ NẴNG
Giới thiệu khái quát về đơn vị cần xây dựng đề án
3.1.1 Thông tin chung về đơn vị
BV Tâm thần thành phố Đà Nẵng đóng tại số 193 Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Đến hiện tại, BV có tổng diện tích 29.000m 2 được đầu tư xây dựng khá đồng bộ với các khu vực hành chính, hậu cần, khu vực xét nghiệm, khu vực lâm sàng
BV Tâm thần Đà Nẵng là BV chuyên khoa Tâm thần hạng II trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, được thành lập theo Quyết định số 272/QĐ-UBND ngày 05/02/1997 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng (8)
Tính đến nay, BV hiện có 200 giường kế hoạch và 240 giường thực kê
Bảng 3.1 Phân bố giường bệnh theo khoa lâm sàng
Tên đơn vị Chỉ tiêu kế hoạch Chỉ tiêu thực kê
3 Khoa Phục hồi chức năng 40 55
4 Khoa Tâm thần trẻ em 25 30
Bệnh viện có 16 Khoa phòng, trong đó có:
- 6 phòng chức năng: Phòng Tổ chức Hành chính; Phòng Kế toán Tài chính; Phòng
Kế hoạch Tổng hợp; Phòng Điều dưỡng; Phòng Chỉ đạo tuyến và quản lý sức khỏe tâm thần cộng đồng; Phòng Quản lý chất lượng BV
- 6 khoa lâm sàng: Khoa Khám bệnh Cấp cứu; Khoa Cấp tính Nam; Khoa Cấp tính Nữ; Khoa Cai nghiện chất và Điều trị bắt buộc; Khoa Phục hồi chức năng; Khoa Tâm thần trẻ em
- 4 khoa cận lâm sàng: Khoa Xét nghiệm - Thăm dò chẩn đoán hình ảnh; Khoa Dược; Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; Khoa Dinh dưỡng
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng
BV hiện có 212 cán bộ nhân viên tính đến ngày 30/6/2024, trong đó: a) Hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động: 204
* BS: 07 (BS CKII: 02; Thạc sĩ, BS CKI: 16; BS: 15; BS y học cổ truyền: 01; BS y học dự phòng: 01)
* Điều dưỡng: 94 (CKI: 03; Đại học: 52; Cao đẳng: 24; Trung cấp: 14; Sơ cấp:
* Dược sĩ: 15 (ThS, CKI: 02; Đại học: 04; Cao đẳng: 08; Trung cấp: 01)
* Kỹ thuật viên: 10 (Đại học: 05; Cao đẳng: 05)
* Tâm lý lâm sàng: 10 (Thạc sĩ: 06; Cử nhân: 04)
* Y tế công cộng: 02 (Đại học: 02)
* Công tác xã hội: 01 (Đại học: 01)
* Kế toán viên: 07 (Thạc sĩ: 1; Đại học: 06)
* Khác: 30 người b) Hợp đồng khoán việc chuyên môn: 09
* BS: 07 (BS CKII: 1; BS CKI: 1; BS: 05)
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện
Chức năng: Khám, chữa bệnh, phòng bệnh, nghiên cứu khoa học và phục hồi chức năng cho NB tâm thần trong thành phố Đà Nẵng và là cơ sở điều trị bắt buộc cho NB tâm thần gây án tại các tỉnh thành Miền Trung - Tây Nguyên
BV Tâm thần Đà Nẵng có 7 nhiệm vụ:
1 Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho NB tâm thần trong thành phố Đà Nẵng
2 Chỉ đạo chuyên môn, chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên khoa cho tuyến dưới, tổ chức và triển khai các chương trình và dự án y tế trong và ngoài nước trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng, hoàn thiện mạng lưới khám, điều trị và quản lý NB ngoại trú
3 Đào tạo, huấn luyện đội ngũ các bộ BS chuyên khoa cho BV các tuyến quận/huyện, xã/phường
4 Nghiên cứu khoa học chuyên ngành
5 Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe tâm thần và phòng chống bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng
6 Tiếp nhận điều trị cho đối tượng bắt buộc chữa bệnh của các tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên
7 Hợp tác quốc tế: Hợp tác quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chăm sóc, điều trị, quản lý và điều trị tâm lý cho NB tâm thần
3.1.4 Một số kết quả hoạt động cơ bản của đơn vị
Bảng 3.2 Kết quả thực hiện chỉ tiêu hoạt động chuyên môn năm 2022, 2023 và 6 tháng đầu năm 2024
2024 Chỉ tiêu khám chữa bệnh
1 Tổng số lần khám bệnh Lần 55000 72660 77298 40.743
2 Tổng số NB điều trị nội trú Người 2831 2888 3267 1.671
3 Tổng số ngày điều trị nội trú Ngày 69350 74818 78903 37.631
4 Ngày điều trị trung bình Ngày 24,5 26,21 24,26 22,52
5 Công suất sử dụng giường bệnh % 95 102,49% 108,09 103,10%
6 Khống chế tử vong dưới mức % 0,2 0,21% 0,061 0,12%
7 Tổng số NB điều trị ngoại trú
Chỉ tiêu cận lâm sàng
1 Tổng số lần xét nghiệm Lần 26000 25770 23287 19.287
Tổng số ca thăm dò chẩn đoán và chẩn đoán hình ảnh
Đặc điểm chung của đối tượng điều tra định lượng
Bảng 3.3 Đặc điểm nhân khẩu học của nhân viên y tế (N) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Chưa kết hôn 18 19,1 Đã kết hôn 73 77,7
Ly hôn/ Ly thân/ Góa 3 3,2
Tỷ lệ NVYT giới tính nữ là khá cao, 69,1% so với 30,9% nam giới Có đến 77,7% NVYT lớn hơn 30 tuổi NVYT đã kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất (77,7%), 19,1% chưa kết hôn và ly hôn/ly thân/góa chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,2%)
Bảng 3.4 Đặc điểm công việc của nhân viên y tế (N) Đặc điểm tính chất công việc Tần số Tỷ lệ (%)
Thân niên tại BV ≤ 5 năm 28 29,8
Thâm niên tại khoa công tác hiện tại
Cai nghiện chất và Điều trị bắt buộc
Trưởng/phó khoa 7 7,4 Điều dưỡng trưởng khoa 3 3,2
Thời gian làm việc mỗi tuần
HUPH Đặc điểm tính chất công việc Tần số Tỷ lệ (%) Đã được tập huấn về ATNB
Trong các nhóm chuyên môn, điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất (52,1%), tiếp đến là bác sĩ (23,4%), tâm lý lâm sàng và hộ lý chiếm tỷ lệ ngang nhau (10,6%) và thấp nhất là kỹ thuật viên (3,2%)
Về trình độ chuyên môn, NVYT có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất (42,6%), cao đẳng chiếm 24,5%, sau đại học chiếm 18,1% và thấp nhất là THPT/Trung cấp (14,9%) Đa số NVYT có thâm niên công tác tại BV trên 5 năm (70,2%) Hơn một nửa (51,1%) NVYT có thâm niên công tác tại khoa hiện tại ≤ 5 năm
Về phân bổ khoa lâm sàng, Khoa Cấp tính Nam và Khoa Cai nghiện chất - Điều trị bắt buộc là hai khoa có số lượng NVYT tham gia khảo sát nhiều nhất, chiếm tỷ lệ bằng nhau (22,3%), tiếp đến là Khoa Cấp tính Nữ và Khoa Phục hồi chức năng đều chiếm tỷ lệ 19,1%, thấp nhất là Khoa Tâm thần Trẻ em (17,0%)
Có 89,4% nhân viên, 7,4% trưởng/phó khoa và 3,2% ĐDT khoa tham gia khảo sát Hơn một nửa NVYT làm việc tại BV từ 40-59 giờ/tuần (51,1%), tiếp đến là 12 triệu
Trong số 94 NVYT, có hơn 50% NVYT đã được tập huấn về ATNB (51,1%) và có đến 48,9% chưa được tập huấn về ATNB.
Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng
3.3.1 Thực trạng sự cố y khoa năm 2022, 2023 và 6 tháng đầu năm 2024
Bảng 3.5 Tổng hợp và phân loại sự cố y khoa năm 2022, 2023, và 6 tháng đầu năm 2024
Năm Tổng số sự cố báo cáo Mức độ tổn thương Tính chất sự cố
Bắt buộc Nặng Nhẹ Trung bình Đã xảy ra
Từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2024, các SCYK được báo cáo đều là sự cố đã xảy ra, đa số là bắt buộc báo cáo
3.3.2 Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng năm 2024
3.3.2.1 Văn hóa an toàn người bệnh tổng thể
Bảng 3.6 Tỷ lệ phản hồi tích cực, trung tính và tiêu cực về 12 tiêu chí văn hóa an toàn người bệnh theo thang đo HSOPSC-VN2015 (N)
Làm việc theo nhóm trong Khoa/ phòng 91,7 6,4 1,9 Quan điểm và hành động về ATNB của người lãnh đạo 91,7 5,1 3,2
Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống 92,9 6,4 0,7
Hỗ trợ của lãnh đạo BV về ATNB 87,6 4,6 7,8
Quan điểm chung về ATNB của Khoa/phòng 61,7 13,6 24,7 Phản hồi và trao đổi thông tin về sai sót/lỗi 79,4 16,3 4,3 Cởi mở trong thông tin về sai sót 49,6 37,3 13,1 Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi 69,9 23,0 7,1 Làm việc theo nhóm giữa các Khoa/phòng 81,7 8,0 10,3
Tiêu cực (%) Đảm bảo nguồn nhân lực của Khoa/phòng 46,8 20,5 32,7
Bàn giao và chuyển bệnh 62,5 24,2 13,3
Hành xử không buộc tội khi có sai sót 45,4 27,3 27,3 Bảng 3.6 cung cấp thông tin về tỷ lệ phản hồi tích cực, trung tính và tiêu cực của NVYT về 12 tiêu chí VHATNB theo thang đó HSOPSC-VN2015 Tỷ lệ phản hồi tích cực cao nhất được ghi nhận trong tiêu chí “Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống” với 92,9%, theo sau là “Làm việc nhóm trong Khoa/phòng” và “Quan điểm và hành động về ATNB của người lãnh đạo” cùng chiếm 91,7%
Tỷ lệ phản hồi tiêu cực cao nhất được ghi nhận trong tiêu chí “Đảm bảo nguồn nhân lực của Khoa/phòng” với 32,7%, theo sau là “Hành xử không buộc tội khi có sai sót” với 27,3% và “Quan điểm chung về ATNB của Khoa/phòng” với 24,7%
Tỷ lệ phản hồi trung tính cao nhất được ghi nhận trong tiêu chí “Cởi mở trong thông tin về sai sót” với 37,3%, theo sau là “Hành xử không buộc tội khi có sai sót” với 27,3% và “Bàn giao và chuyển bệnh” với 24,2%
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ mức độ VHATNB tổng thể theo thang đo HSOPSC-VN2015
Biểu đồ 3.1 cho thấy đánh giá của NVYT về mức độ VHATNB của BV Tâm thần Đà Nẵng theo thang đo HSOPSC-VN2015 Mức độ tích cực chiếm tỷ lệ cao nhất với 71,7%, theo sau là mức độ trung tính với 16,1% và mức độ tiêu cực chiếm tỷ lệ 12,2%
3.3.2.2 Văn hóa an toàn người bệnh tại Khoa/phòng
Bảng 3.7 Làm việc theo nhóm trong Khoa/phòng (N)
Nội dung Tích cực Trung tính Tiêu cực n % N % N %
NVYT hỗ trợ lẫn nhau 91 96,8 2 2,1 1 1,1
NVYT làm việc nhóm khi công việc cần giải quyết gấp 90 95,7 2 2,1 2 2,1
NVYT luôn tôn trọng lẫn nhau 74 78,7 18 19,1 2 2,1 NVYT luôn hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc 90 95,7 2 2,1 2 2,1
Phản hồi tích cực chung - 91,7 - 6,4 - 1,9
Bảng 3.7 thể hiện tỷ lệ phản hồi của NVYT về tiêu chí làm việc theo nhóm trong Khoa/phòng tại BV Nhìn chung, các nội dung đều có tỷ lệ phản hồi tích cực cao hơn so với tỷ lệ phản hồi tiêu cực và trung tính Tỷ lệ phản hồi tích cực cao nhất đạt được là 96,8% về nội dung “NVYT hỗ trợ lẫn nhau”, và thấp nhất là 78,7% về nội dung “NVYT luôn tôn trọng lẫn nhau”
Thông tin định tính cũng cho thấy kết quả rằng NVYT có sự phối hợp tốt, nhịp nhàng trong công việc vì sự an toàn của người bệnh
“Hiện tại các nhân viên có phối hợp với nhau để đảm bảo công việc được diễn ra xuyên suốt Mọi người hỗ trợ nhau, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp” (TLN 11_ĐDV)
Bảng 3.8 Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của lãnh đạo (N)
Nội dung Tích cực Trung tính Tiêu cực
Lãnh đạo khoa luôn nói lời động viên khi nhân viên tuân thủ các quy trình đảm bảo ATNB
Lãnh đạo khoa luôn xem xét nghiêm túc các đề xuất của nhân viên trong việc cải tiến ATNB
Khi áp lực công việc tăng cao, lãnh đạo khoa luôn muốn nhân viên làm việc nhanh hơn kể cả khi không tuân thủ đủ các bước của quy trình
Lãnh đạo khoa bỏ qua các vấn đề
ATNB dù biết các lỗi cứ lập đi lập lại 86 91,5 3 3,2 5 5,3
Phản hồi tích cực chung - 91,7 - 5,1 - 3,2
Bảng 3.8 trình bày tỷ lệ phản hồi tích cực, trung tính và tiêu cực về các nội dung liên quan đến tiêu chí “Quan điểm và hành động về ATNB của lãnh đạo” Kết quả cho thấy rằng, hầu hết các nội dung đều có tỷ lệ phản hồi tích cực cao, với 100% nội dung có tỷ lệ phản hồi tích cực trên 85% Tuy nhiên, vẫn có một số nội dung có tỷ lệ phản hồi tiêu cực không nhỏ, đặc biệt là trong việc “Khi áp lực công việc tăng cao, lãnh đạo khoa luôn muốn nhân viên làm việc nhanh hơn kể cả khi không tuân thủ đủ các bước của quy trình” với 6,4% và “Lãnh đạo khoa bỏ qua các vấn đề ATNB dù biết các lỗi cứ lập đi lập lại” với 5,3%
Các thông tin định tính cũng cho thấy kết quả rằng lãnh đạo khoa quan tâm và đặt ATNB lên ưu tiên hàng đầu
“Toàn thể CNBV, từ lãnh đạo đến nhân viên tại khoa đều nhận thức rằng ATNB là mục tiêu hàng đầu trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh Lãnh đạo khoa thường xuyên nhắc nhở, khuyến khích nhân viên trong khoa quan tâm và thực hiện tốt các quy định về ATNB Bản thân tôi với vai trò là trưởng khoa, luôn nắm bắt các tâm tư nguyện
HUPH vọng của nhân viên, ghi nhận các báo cáo, phản hồi của nhân viên và người nhà để phòng ngừa các sự cố và nâng cao an toàn cho NB” (PVS 06_LĐ)
“Khi sự cố dù lớn, nhỏ xảy ra thì trưởng khoa đều thông báo trước giao ban, luôn luôn nhắc nhở các quy trình để mọi người làm việc với nhau tốt hơn Hoặc khi nhân viên có các sáng kiến, ý kiến đóng góp thì lãnh đạo khoa đều ghi nhận Hầu hết đề xuất của nhân viên khoa đều được xem xét, lãnh đạo khoa cũng như lãnh đạo BV cũng rất khuyến khích, quan tâm.” (TLN 17_TLLS)
Bảng 3.9 Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống (N)
Nội dung Tích cực Trung tính Tiêu cực n % n % n %
Khoa chủ động triển khai các hoạt động để đảm bảo ATNB 91 96,8 2 2,1 1 1,1
Các sai sót xảy ra đã giúp khoa có những thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn 89 94,7 4 4,3 1 1,1 Sau khi thực hiện các thay đổi để cải tiến
ATNB, khoa có đánh giá hiệu quả của các can thiệp thay đổi
Phản hồi tích cực chung - 92,9 - 6,4 - 0,7
Bảng 3.9 trình bày tỷ lệ phản hồi về tiêu chí “Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống” Tỷ lệ phản hồi tích cực đối với tất cả các nội dung đều cao trên 85%, trong đó “Khoa chủ động triển khai các hoạt động để đảm bảo ATNB” chiếm tỷ lệ cao nhất với 96,8% “Sau khi thực hiện các thay đổi để cải tiến ATNB, khoa có đánh giá hiệu quả của các can thiệp thay đổi” là nội dung duy nhất không có bất kỳ ý kiến đánh giá tiêu cực nào
Thông tin định tính cũng cho thấy kết quả rằng khoa quan tâm triển khai các hoạt động cải tiến để nâng cao hiệu quả ATNB
“Hàng năm khoa đều xây dựng đề án cải tiến chất lượng của khoa, mục đích vừa nâng cao hiệu quả điều trị, vừa hướng đến sự hài lòng và an toàn cho NB Có đánh giá
HUPH kết quả thực hiện hàng quý, hàng tháng, hàng năm đều họp khoa để xác định vấn đề ưu tiên cải tiến.” (PVS 06_LĐ)
Bảng 3.10 Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi (N)
Nội dung Tích cực Trung tính Tiêu cực n % n % n %
Nhân viên trong khoa được phản hồi về những biện pháp cải tiến đã được thực hiện dựa trên những báo cáo sự cố
Nhân viên được thông tin (cho biết) về các sai sót xảy ra trong khoa 83 88,3 10 10,6 1 1,1 Khoa có tổ chức thảo luận các biện pháp để phòng ngừa sai sót tái diễn 74 78,7 14 14,9 6 6,4
Phản hồi tích cực chung - 79,4 - 16,3 - 4,3
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các vấn đề tồn tại
3.4.1 Yếu tố Lãnh đạo và quản lý
3.3.5.2 Hệ thống giám sát hoạt động còn hạn chế, chưa đầy đủ
Hệ thống giám sát về ATNB đã được thiết lập nhưng hoạt động còn hạn chế Các lãnh đạo cho biết:
“Hệ thống giám sát hiện tại chỉ có Phòng Quản lý chất lượng kết hợp với ĐDT các khoa.” (PVS 07_LĐ)
“Hiện tại từ Ban Giám đốc, Công đoàn, các tổ chức liên quan đều có giám sát nhưng chưa được đầy đủ.” (PVS 05_LĐ)
Khi hệ thống giám sát không hoạt động đầy đủ, việc theo dõi và báo cáo về các sự cố liên quan đến ATNB thường không chính xác hoặc không kịp thời cũng như thiếu dữ liệu chính xác để đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp cải thiện Điều này dẫn đến thiếu sự minh bạch trong quy trình đánh giá và xử lý các sự cố an toàn, khiến nhân viên tại các khoa/phòng cảm thấy không rõ ràng về trách nhiệm và vai trò của mình trong việc đảm bảo an toàn cho người bệnh
Một hệ thống giám sát yếu kém thường tập trung vào phát hiện sai sót cá nhân thay vì giải quyết các vấn đề hệ thống Điều này tạo ra môi trường văn hóa buộc tội và đổ lỗi, khiến nhân viên ngần ngại báo cáo sự cố hoặc tham gia vào các hoạt động liên quan đến ATNB Sự lo ngại bị trừng phạt sẽ làm giảm sự tích cực và cởi mở trong việc thảo luận về ATNB, dẫn đến tình trạng nhân viên tại các khoa/phòng không thực sự hợp tác để cải thiện văn hóa an toàn
3.3.4.1 Thiếu sót khi thực hiện quy chế chuyển khoa
Giám đốc BV Tâm thần Đà Nẵng đã ra quyết định ban hành Bộ quy chế chuyên môn tại BV số 241/QĐ-BVTT ngày 12/6/2024, trong đó có bao gồm “quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện, xử lý khi bệnh nhân trốn viện” Tuy nhiên chưa có quy chế để tăng tính cam kết và quy trách nhiệm cho các cá nhân, tập thể trong việc thực quy hiện quy chế Trong quá trình bàn giao và chuyển bệnh, một số NVYT có thể chưa thực hiện nghiêm túc theo quy chế đã ban hành
“Vừa qua Giám đốc BV đã ký quyết định ban hành bộ quy chế chuyên môn trong
BV, trong đó có quy chế về chuyển bệnh giữa các khoa và chuyển viện Tuy nhiên đến nay vẫn còn một số thông tin thiếu sót khi thực hiện bàn giao giữa các khoa, giấy tờ đôi lúc còn chưa đầy đủ Điều này có thể do nhân viên chưa nắm rõ quy chế hoặc do yếu tố khách quan hoặc chủ quan mà việc tuân thủ đôi lúc chưa đảm bảo.” (PVS 15_NV) 3.3.3.1 Khó khăn trong việc thay đổi văn hóa tổ chức
Xây dựng và duy trì một văn hóa an toàn mạnh mẽ đòi hỏi sự thay đổi toàn diện từ quản lý đến nhân viên Khó khăn trong việc thay đổi văn hóa tổ chức có thể làm chậm quá trình nâng cao ATNB
Thông tin PVS cho hay:
“Có những người có những thói quen đòi hỏi cần phải có thời gian mới thay đổi được.” (PVS 05_LĐ)
3.3.1.1 Hệ thống báo cáo và quản lý sự cố chưa hoàn thiện
Hệ thống báo cáo và quản lý SCYK cần được cải thiện để đảm bảo các sự cố được báo cáo đầy đủ và xử lý kịp thời Sự thiếu hụt trong quy trình báo cáo và quản lý có thể dẫn đến việc không rút ra được bài học kinh nghiệm từ các sự cố đã xảy ra Hiện vẫn còn nhiều nhân viên chưa hoàn toàn nắm rõ và biết đầy đủ về các biểu mẫu, quy trình báo cáo SCYK Các NVYT cho biết:
“Hầu hết những sai sót vẫn còn đang ở dạng khắc phục hậu quả rút kinh nghiệm chứ chưa phòng hoặc ngừa được sai sót.” (TLN 8_ĐDV)
Mặc dù đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học vào ngày 10/9/2024 hướng dẫn về việc báo cáo sự cố qua hệ thống trực tuyến, khuyến khích báo cáo SCYK tự nguyện Tuy nhiên số lượng NVYT tham dự còn rất hạn chế, cùng với vẫn chưa ban hành quy trình báo cáo cho các khoa phòng nên đến nay vẫn chưa ghi nhận được trường hợp báo cáo tự nguyện nào qua hệ thống trực tuyến
“Có báo cáo đầy đủ tuy nhiên hiện vẫn chưa được tham gia tập huấn về các quy trình, quy định liên quan để báo cáo được bài bản và hiệu quả.” (TLN 10_ĐDV)
“Hầu hết các báo cáo thì mình chưa biết rõ phải báo cáo như thế nào Thường là chỉ báo cáo tình trạng bệnh qua miệng tại giao ban, còn về các biểu mẫu báo cáo thì vẫn chưa rành.” (TLN 03_BS)
3.4.1.5 Thiếu cơ chế khen thưởng - xử phạt và công nhận nỗ lực rõ ràng
Hiện tại mặc dù BV có thực hiện khen thưởng các cá nhân, đơn vị đạt thành tích cao trong công việc, thi đua Tuy nhiên việc xếp loại nội bộ khoa phòng vẫn còn mang tính chất cảm tính do quy chế đánh giá chưa thực sự rõ ràng, bảng kiểm đánh giá chất lượng công việc chưa đánh giá đúng, đủ theo tính chất và hiệu suất, hiệu quả công việc theo vị trí việc làm của từng cá nhân Điều này gây ra định kiến và bất mãn trong đội ngũ NVYT, dẫn đến giảm động lực làm việc cũng như ngại góp ý đóng góp và đưa ra ý kiến cá nhân trước đội ngũ lãnh đạo
“Hiện nay quy chế và bảng đánh giá chất lượng công việc của NVYT vẫn chưa rõ ràng và phản ánh đúng vị trí việc làm của họ Vẫn có trường hợp xếp loại thi đua được quyết định hoàn toàn bởi lãnh đạo khoa phòng, không nắm bắt đầy đủ tâm tư nguyên vọng của nhân viên Điều này khiến cho nhân viên cảm thấy bất mãn và giảm động lực phấn đấu, không chủ động đưa ra ý kiến đối với lãnh đạo.” (PVS 15_NV)
3.3.2.1 Số lượng nhân lực chưa đảm bảo
Số lượng nhân lực chưa đủ để đảm bảo công việc Số lượng nhân lực hạn chế nên khó khăn trong việc phối hợp theo dõi, tiếp nhận các sự cố tại khoa phòng Bên cạnh đó, việc xây dựng đề án vị trí việc làm phụ thuộc vào số lượng chỉ tiêu biên chế được Sở Y tế giao nên việc tuyển dụng cần được phê duyệt và số lượng bị hạn chế theo chỉ tiêu được giao
Thông tin TLN cho biết:
“Theo thời điểm hiện tại, có những ngày nhân lực rất là kém, lực lượng rất là yếu Cho nên nhân lực khoa hiện tại theo bác vẫn chưa đảm bảo lắm cho ATNB.” (PVS 02_LĐ)
3.3.2.2 Trình độ chuyên môn chuyên ngành Tâm thần còn hạn chế Đội ngũ BS nhiều người trẻ nên cần thời gian để trau dồi, củng cố thêm kiến thức và kỹ năng chuyên môn, cũng như kiến thức chuyên ngành tâm thần của một số cán bộ nhân viên vẫn còn đang hạn chế, cần được trau dồi
Thông tin TLN cho biết:
“Đội ngũ BS còn tương đối trẻ nên vẫn cần thời gian để trau dồi và củng cố thêm kiến thức và kỹ năng chuyên môn để vững vàng hơn.” (TLN 17_TLLS)
“Kiến thức chuyên ngành tâm thần vẫn còn đang yếu kém cần được trau dồi.” (TLN 8_ĐDV)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH CỦA BỆNH VIỆN TÂM THẦN ĐÀ NẴNG NĂM 2025
Bối cảnh đề xuất giải pháp
BV Tâm thần Đà Nẵng với sứ mệnh cung cấp các dịch vụ liên quan đến sức khỏe tâm thần tốt nhất cho khách hàng nhằm giúp khách hàng có một cuộc sống khỏe mạnh toàn diện và tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội Đồng thời tầm nhìn trở thành một trong những BV chuyên khoa tâm thần hàng đầu Việt Nam, là nơi cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần uy tín và chất lượng cao cho khách hàng và đồng thời cũng là cơ sở đào tạo, trao đổi chuyên môn tin cậy của các tổ chức và cá nhân về lĩnh vực sức khỏe tâm thần
ATNB là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của NB Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao VHATNB không chỉ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của BV mà còn phù hợp với các chính sách và chiến lược của ngành y tế và thành phố Đà Nẵng
Chiến lược của BV Tâm thần Đà Nẵng
Trong chiến lược phát triển của BV Tâm thần Đà Nẵng, VHATNB được xem là yếu tố then chốt để cải thiện chất lượng dịch vụ
Các chương trình hiện tại của BV đã và đang tập trung vào việc đào tạo nhân viên, cải thiện quy trình chăm sóc và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao ATNB Tuy nhiên, VHATNB đối với NVYT BV Tâm thần vẫn là một khái niệm còn tương đối mới, do đó, để đạt được các mục tiêu chiến lược, cần có thêm những biện pháp cụ thể và hiệu quả hơn nhằm củng cố và nâng cao VHATNB trong toàn BV
Chính sách của ngành y tế
Chính sách quốc gia về ATNB của Bộ Y tế Việt Nam đã đặt ra những quy định và hướng dẫn cụ thể Các chương trình hỗ trợ và tài trợ từ Bộ Y tế giúp các BV, bao gồm
BV Tâm thần Đà Nẵng triển khai các hoạt động cải tiến nhằm nâng cao VHATNB Đồng thời, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là cơ sở để BV xây dựng và thực hiện các giải pháp phù hợp, hiệu quả, đồng thời thúc đẩy văn hóa an toàn trong môi trường y tế
Chính sách của thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng, với chiến lược phát triển y tế mạnh mẽ, đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ và đầu tư cho các cơ sở y tế, bao gồm cả BV Tâm thần Đà Nẵng Các đầu tư về cơ sở hạ tầng, TTBYT và đào tạo nhân lực từ chính quyền thành phố giúp BV có điều kiện tốt hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn cho NB Sự hỗ trợ này tạo điều kiện thuận lợi để BV phát triển VHATNB, góp phần xây dựng một môi trường y tế an toàn và chất lượng
Tầm quan trọng của việc nâng cao văn hóa an toàn người bệnh
Việc nâng cao VHATNB là yếu tố quan trọng không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho BV mà còn góp phần cải thiện sự hài lòng của NB và nâng cao uy tín của BV Một văn hóa an toàn mạnh mẽ không chỉ giúp giúp giảm thiểu SCYK mà còn nâng cao sự hài lòng của NB và xây dựng uy tín cho BV Đồng thời, nó cũng tạo ra một môi trường làm việc an toàn và tin cậy cho NVYT Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng dịch vụ mà còn khuyến khích tinh thần trách nhiệm và hợp tác trong toàn BV
Thực tiễn VHATNB của BV Tâm thần Đà Nẵng năm 2024 Đề án được xây dựng nhằm nâng cao VHATNB của BV Tâm thần Đà Nẵng vào năm 2025 Bên cạnh những khía cạnh đạt được phản hồi tích cực cao trên 75%, vẫn còn các những lĩnh vực, khía cạnh và nội dung chưa đạt được tỷ lệ phản hồi tích cực ≤ 50%
BV cũng đã triển khai một số giải pháp nhằm nâng cao VHATNB tại BV Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện VHATNB, cũng như trong quá trình triển khai các giải pháp, bên cạnh những thuận lợi, ưu điểm đã đạt được, BV Tâm thần Đà Nẵng vẫn còn gặp
HUPH những khó khăn và thách thức cần phải khắc phục và đưa ra giải pháp, hoạt động cụ thể triển khai hiệu quả và có chất lượng để nâng cao được VHATNB trong năm 2025 tới.
Đề xuất những giải pháp có thể có để giải quyết vấn đề
Thực trạng VHATNB của BV Tâm thần Đà Nẵng cho thấy vẫn còn một số vấn đề tồn tại Những vấn đề này cần được khắc phục để nâng cao VHATNB, từ đó đảm bảo ATNB cho NB, NVYT và tăng cường uy tín cho BV
4.2.1 Giải pháp 1: Đẩy mạnh môi trường giao tiếp cơi mở
TT Phương pháp thực hiện
Cơ sở đề xuất giải pháp Thuận lợi Khó khăn Đơn vị thực hiện, phối hợp, giám sát
Tại buổi họp giao ban cấp 1 hàng ngày tại khoa phòng hoặc các cuộc họp nội bộ khoa phòng, khuyến khích nhân viên có thể thảo luận và chia sẻ về các vấn đề họ gặp phải
“Khoa khuyến khích, động viện CBNV báo cáo, phản hồi để có hướng khắc phục tốt.” (PVS 06_LĐ)
- Họp giao ban khoa được tổ chức vào buổi sáng hàng ngày thuận tiện cho lồng ghép phản hồi, thảo luận về các sai sót; hầu như đầy đủ lãnh đạo và nhân viên khoa có thể tham dự cuộc họp
Giúp mang lại hiệu quả trong việc cập nhật liên tục và nắm bắt đầy đủ các thông tin
- Không đòi hỏi đầu tư lớn về tài chính, chủ yếu dựa vào sự sắp xếp thời gian và cam kết của nhân viên
- Cần thay đổi tư duy của nhân viên về việc thảo luận công khai các sai sót, điều này có thể gặp khó khăn ban đầu nhưng sẽ cải thiện theo thời gian
- Đơn vị thực hiện: Lãnh đạo khoa
- Đơn vị phối hợp: Nhân viên khoa
- Đơn vị giám sát: Ban ATNB, Phòng
Kế hoạch tổng hợp, Phòng Điều dưỡng
2 Tổ chức các hội thảo mở giữa lãnh đạo và nhân
“Lãnh đạo khoa nắm bắt tâm tư
- Tạo điều kiện cho nhân viên giao tiếp trực tiếp với
- Tổ chức các hội thảo định
- Đơn vị thực hiện: Lãnh đạo
HUPH viên để thảo luận, giải đáp thắc mắc về ATNB và khuyến khích nhân viên chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến chăm sóc NB mà không sợ bị chỉ trích nguyện vọng của nhân viên, luôn ghi nhận các ý kiến đóng góp mang tính chất tích cực của nhân viên.” (PVS 06_LĐ) lãnh đạo, giúp giải đáp các thắc mắc và chia sẻ thông tin một cách minh bạch
- Lãnh đạo có thể nhanh chóng nắm bắt các vấn đề phát sinh từ thực tế và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp kỳ có thể tốn thời gian và nguồn lực, đặc biệt là trong việc sắp xếp thời gian hợp lý cho cả lãnh đạo và nhân viên
- Cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung và tổ chức để đảm bảo hiệu quả của hội thảo
- Một số nhân viên có thể ngại chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm trước
- Đơn vị phối hợp: Nhân viên khoa
- Đơn vị giám sát: Ban ATNB, Phòng
Kế hoạch tổng hợp, Phòng Điều dưỡng, Phòng Quản lý chất lượng
HUPH mặt lãnh đạo và đồng nghiệp
4.2.2 Giải pháp 2: Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
TT Phương pháp thực hiện
Cơ sở đề xuất giải pháp Thuận lợi Khó khăn Đơn vị thực hiện, phối hợp, giám sát
Rà soát, đánh giá nhu cầu thực tế của BV, bám sát chỉ tiêu và quy định nhân lực mà BV được giao, làm căn cứ xây dựng đề án tuyển dụng
Trình đề án lên Sở Y tế và các cơ quan cấp trên thẩm định, phê duyệt và xúc tiến thực hiện tuyển dụng ngay sau khi được phê duyệt
“Bám sát kế hoạch, chỉ tiêu nhân lực được giao do Sở Y tế phê duyệt để xây dựng đề án vị trí việc làm phù hợp tại cơ quan Đánh giá đúng thực trạng hiện tại để xác định đúng, đủ nhu cầu nhân lực tại khoa và có các đề xuất về nhân lực
- Tuyển dụng dựa trên nhu cầu cụ thể giúp đảm bảo rằng các vị trí quan trọng được lấp đầy bởi những người có đủ năng lực và kỹ năng
- Tuyển dụng dựa trên chỉ tiêu được Sở Y tế giao giúp đảm bảo tuân thủ các quy định và hướng dẫn của cơ quan quản lý
- Kế hoạch tuyển dụng có cơ sở rõ ràng, giúp quản lý
- Quy trình tuyển dụng viên chức thường đòi hỏi nhiều bước và thủ tục phức tạp, gây tốn kém về thời gian và nguồn lực
- Đơn vị thực hiện: Phòng
- Đơn vị phối hợp: Hội đồng khoa học BV, các khoa/ phòng, Phòng
- Đơn vị giám sát: Sở Y tế,
HUPH hợp lý.” (PVS 14_ĐDT) quá trình tuyển dụng một cách hiệu quả và minh bạch
Trong thời gian chờ đợi đề án được phê duyệt, nếu đơn vị đánh giá thiếu hụt vị trí việc làm nào có thể tham mưu lãnh đạo và cơ quan cấp trên thực hiện tuyển dụng hợp đồng lao động theo nhu cầu của đơn vị
“Đề xuất hợp đồng lao động.” (PVS 09_LĐ)
- Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu nhân lực của BV
- Cho phép điều chỉnh số lượng nhân viên theo tình hình thực tế và nhu cầu công việc
- Có thể giúp giảm chi phí so với tuyển dụng viên chức, đặc biệt là về phúc lợi và các chế độ dài hạn
- Có thể ký kết các hợp đồng ngắn hạn hoặc thời vụ để giảm bớt gánh nặng tài chính trong các giai đoạn không cần nhiều nhân lực
- Nhân viên hợp đồng có thể thiếu cam kết và tính ổn định so với viên chức, do họ không có bảo đảm về công việc lâu dài
- Đầu tư vào đào tạo và phát triển cho nhân viên hợp đồng có thể bị hạn chế do họ không có cam kết làm việc lâu dài
- Đơn vị thực hiện: Phòng
- Đơn vị phối hợp: Hội đồng khoa học BV, các khoa/phòng, Phòng Kế toán tài chính
- Đơn vị giám sát: Sở Y tế, Ban Giám đốc
Họp xét chọn và lập danh sách cử nhân viên học lên các bậc cao hơn để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp (CK1,
CK2, Thạc sĩ, Tiến sĩ…)
“Khuyến khích, tạo điều kiện cho NVYT khoa được tham gia các lớp đào tạo, khóa bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, tay nghề (các hội thảo, sinh hoạt khoa học, lớp đào tạo ngắn hạn, lớp đào tạo liên tục, học lên bậc học cao hơn như điều dưỡng lên đại học, đại học lên dần CK1, CK2, tâm lý lên thạc sĩ, tiến sĩ…” (PVS 06_LĐ)
- Giúp nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc NB
- Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên là một chiến lược phát triển bền vững, giúp BV duy trì và nâng cao uy tín trong ngành y tế
- BV chỉ hỗ trợ kinh phí cho một số cán bộ được tuyển chọn qua thống nhất của ban lãnh đạo BV Các cá nhân khác có nhu cầu học thì BV vẫn tạo điều kiện bố trí thời gian nhưng các cá nhân này phải tự chi trả toàn bộ chi phí học
- Khi nhân viên đi học, BV có thể gặp khó khăn trong việc duy trì số lượng nhân lực cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường
- Nhân viên sau khi hoàn thành khóa học có thể không quay lại làm việc tại BV, gây mất mát nguồn lực và đầu tư của BV
- Đơn vị thực hiện: Phòng
- Đơn vị phối hợp: Hội đồng khoa học BV, các khoa/phòng, Phòng Kế toán tài chính, Phòng Chỉ đạo tuyến, Phòng
- Đơn vị giám sát: Ban gIám đốc
HUPH tập Do đó nguồn kinh phí đầu tư vào khoản này là không quá lớn
Tổ chức các lớp đào tạo nội bộ để cập nhật kiến thức chuyên môn cho
“BV tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về VHATNB, tạo điều kiện để 100%
CBNV được tham gia, có bài test đánh giá (đầu vào, đầu ra) và cấp chứng chỉ sau đào tạo, tập huấn.”
- BV có thể tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu thực tế, linh hoạt về thời gian và nội dung đào tạo
- Tận dụng kiến thức và kinh nghiệm từ các chuyên gia và nhân viên giàu kinh nghiệm trong
BV để đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên
- Dễ dàng điều chỉnh chương trình đào tạo để phù hợp với tình hình và yêu cầu cụ thể của BV
- Thông tư 32/2023/TT- BYT của Bộ Y tế quy định rõ NVYT phải tham gia
- Cần sắp xếp thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của BV và đảm bảo nhân viên có thể tham gia đầy đủ
- Cần có kế hoạch và chương trình đào tạo rõ ràng để đảm bảo hiệu quả và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân viên
- Đơn vị thực hiện: Tổ Đào tạo;
- Đơn vị phối hợp: Các khoa/phòng
- Đơn vị giám sát: Phòng Chỉ đạo tuyến
HUPH cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 5 năm liên tục Điều này thúc đẩy NVYT tham gia vào các khóa đào tạo cấp chứng nhận CME
Cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo liên tục ngắn hạn do đơn vị khác tổ chức, có cấp chứng chỉ/chứng nhận đào tạo liên tục
“Cử đi học lớp đào tạo liên tục, cấp chứng chỉ để cập nhật chuyên môn.”
- Giúp nhân viên mở rộng mạng lưới chuyên môn, học hỏi từ các đồng nghiệp và chuyên gia khác
- Nhân viên có cơ hội cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới nhất từ các chuyên gia và đơn vị đào tạo uy tín
- Giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu đào tạo liên tục của BV
- Chi phí tham gia các khóa đào tạo bên ngoài có thể cao, bao gồm học phí, chi phí đi lại, và chi phí lưu trú
- Thiếu hụt nhân lực tạm thời khi nhân viên tham gia đào tạo, cần có biện pháp thay thế và phân bổ hợp lý
- Đơn vị thực hiện: Phòng Chỉ đạo tuyến
- Đơn vị phối hợp: Các khoa/phòng, Phòng Tổ chức hành chính
- Đơn vị giám sát: Ban Giám đốc
4.2.3 Giải pháp 3: Từng bước thay đổi văn hóa tổ chức theo hướng không buộc tội khi có sai sót xảy ra
TT Phương pháp thực hiện
Cơ sở đề xuất giải pháp Thuận lợi Khó khăn Đơn vị thực hiện, phối hợp, giám sát
BV ban hành và công khai chính sách không buộc tội, nhấn mạnh rằng mục tiêu của việc báo cáo sự cố là để học hỏi và cải tiến, không phải để trừng phạt
“Lãnh đạo khoa khẳng định với NVYT rằng NVYT sẽ không bị bất kỳ kỷ luật, trù dập gì khi báo cáo sự cố
Thay vào đó khoa sẽ cùng nhau phân tích đúng, sai để cùng rút kinh nghiệm.” (TLN 12_ĐDV)