Thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới sẽkhông chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân nông thôn mà còn có ý nghĩa rấtlớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, chính
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Trang 3dung trong luận văn là trung thực Luận văn sử dụng dữ liệu, số liệu từ nhiều nguồnkhác nhau, nhưng được tác giả trích dẫn đầy đủ trong tài liệu tham khảo Các kếtquả nghiên cứu trong luận văn chưa được công bố ở một công trình nghiên cứu nàokhác từ trước đến nay Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực củaluận văn.
Xuân Lộc, ngày 14 tháng 11 năm 2024
Học viên
Phạm Thị Thảo
Trang 4Quốc gia; cảm ơn người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và chia
sẻ với tôi trong suốt quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện luận văn
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến TS Trần Thị ThuHương công tác tại Trường chính sách công và Phát triển nông thôn là người trựctiếp hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo, định hướng về mặt nội dung và tạo điều kiệnthuận lợi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn đến Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban mặttrận Tổ Việt Nam huyện Xuân Lộc, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thônhuyện Xuân Lộc, Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện Xuân Lộc và UBNDcác xã thuộc huyện Xuân Lộc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho tôi trongquá trình nghiên cứu thực hiện luận văn
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, nhưng cònhạn chế và còn nhiều thiếu sót Tác giả rất mong nhận được những đóng góp củacác quý thầy, cô, độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Thị Thảo
Trang 5Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục hình
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO 10
1.1 Những vấn đề chung về nông thôn mới nâng cao 10
1.1.1 Khái niệm nông thôn mới 10
1.1.2 Khái niệm nông thôn mới nâng cao 11
1.1.3 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 11
1.2 Thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao 12
1.2.1 Khái niệm chính sách nông thôn mới 12
1.2.2 Khái niệm chính sách nông thôn mới nâng cao 12
1.2.3 Khái niệm thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao 13
1.2.4 Chủ thể của thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao 13
1.2.5 Quy trình tổ chức thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao 14
1.2.6 Nội dung thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao 18
1.3 Cơ sở chính trị và pháp lý về thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao 19
1.3.1 Quan điểm của Đảng về thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao 19
1.3.2 Chính sách, pháp luật của nhà nước về thực hiện chính sách nông
Trang 61.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao23
1.4.1 Các yếu tố khách quan 23
1.4.2 Các yếu tố chủ quan 24
1.5 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao tại một sốđịa phương ở Việt Nam và một số kinh nghiệm tham khảo cho huyện Xuân Lộc,tỉnh Đồng Nai 26
1.5.1 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao tạimột số địa phương ở Việt Nam 26
1.5.2 Kinh nghiệm tham khảo cho huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 29
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NÔNG THÔN MỚINÂNG CAO TẠI HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI 32
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những tác động đến
thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 32
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Xuân Lộc,tỉnh Đồng Nai 32
2.1.2 Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến thực hiện chính sáchnông thôn mới nâng cao tại huyện Xuân Lộc 33
2.2 Tình hình thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao tại huyện XuânLộc, tỉnh Đồng Nai 36
2.2.1 Tình hình thực hiện công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiệnchính sách nông thôn mới nâng cao 37
2.2.2 Tình hình thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chínhsách nông thôn mới nâng cao 41
2.2.3 Tình hình thực hiện phân công, tổ chức thực hiện các nội dungchính sách nông thôn mới nâng cao 50
Trang 7mới nâng cao 57
2.2.6 Kết quả thực hiện nội dung chính sách nông thôn mới nâng cao .57
2.3 Đánh giá chung 71
2.3.1 Những kết quả đạt được 71
2.3.2 Tồn tại, hạn chế 72
2.3.3 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế 78
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TẠI HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI 83
3.1 Phương hướng, mục tiêu về thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 83
3.1.1 Phương hướng 83
3.1.2 Mục tiêu 83
3.2 Các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao 85 3.2.1 Nâng cao hiệu quả xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao 85
3.2.2 Triển khai có hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao 86
3.2.3 Phân công nhiệm vụ gắn với tăng cường trách nhiệm cá nhân trong tổ chức thực hiện các nội dung chính sách nông thôn mới nâng cao 87
3.2.4 Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao 88
3.2.5 Nâng cao kết quả đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao 89
3.2.6 Tiếp tục duy trì, nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn
Trang 8PHỤ LỤC 109
Trang 9BHXH Bảo hiểm xã hội
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NN, ND, NT Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
VHTT-HTCĐ Văn hóa thể thao - học tập cộng đồng
Trang 102.1 Địa giới hành chính huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 31
DANH MỤC BẢNG
Kết quả khảo sát những nguyên nhân của việc tham
2.1 gia tập huấn/chưa tham gia tập huấn về xây dựng nông 48
thôn mới nâng cao của CBCC huyện, xã và người dân:
Bảng thống kê công chức cấp xã phụ trách tiêu chí, chỉ
2.2 tiêu trong Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao ở một số xã 52
trên địa bàn huyện
Trang 112.1 Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của CBCC cấp xã về 43
Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao
2.2 Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của CBCC cấp huyện 43
về Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao
2.3 Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của người dân về 44
Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao
Kết quả tham gia các cuộc hội họp, các buổi tập huấn xây
2.4 dựng nông thôn mới nâng cao của người dân trên địa bàn 46
các xã
Kết quả tham gia các cuộc hội họp, các buổi tập huấn xây
2.5 dựng nông thôn mới nâng cao của công chức cấp huyện, 46
cấp xã
2.6 Kết quả khảo sát nguồn lực đóng góp của người dân cho 58
xây dựng nông thôn mới nâng cao
2.7 Kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân về kết quả 59
xây dựng nông thôn mới nâng cao
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài luận văn
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; gìn giữ và phát huy bản sắcdân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái Trong những năm qua, thấm nhuần sâu sắc
và quán triệt, thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nôngnghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình lãnh đạo đất nước Các quan điểm, tưtưởng Hồ Chí Minh về đã trở thành định hướng quan trọng để Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm không ngừng hoàn thiện chính sáchphát triển nông nghiệp, nông thôn
Tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị Trung ương 7khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã khẳng định: “Nông nghiệp, nôngdân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước” [4]
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (năm 2016), Đảng ta lạitiếp tục khẳng định: “Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựngnông thôn mới Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứngdụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thựcphẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu” [13,tr 92]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (năm 2021), Đảng ta chorằng: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triểnnông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nôngnghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh Chú trọng phát triểnnông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao” [14,tr 124]
Nhằm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về “Về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn”, Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới Đây là một cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn trong cả nước để cộng đồngdân cư nông dân, nông thôn đồng lòng thực hiện Đây là một chương trình
Trang 13toàn diện nhất, tổng quát nhất về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn từtrước tới nay Thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới sẽkhông chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân nông thôn mà còn có ý nghĩa rấtlớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội chung trong cả nước.
Xuân Lộc là một huyện nông nghiệp nông thôn miền núi ở phía Đông Namtỉnh Đồng Nai, nằm xa trung tâm tỉnh nhưng lại có rất nhiều lợi thế về giao thông,
về điều kiện sản xuất với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, trong tương lai không
xa huyện Xuân Lộc sẽ phát triển ưu thế của mình với thế mạnh là các ngành chếbiến nông sản, dịch vụ, các ngành công nghiệp nhẹ tận dụng nguồn lao động trẻ, dồidào trong huyện, chính những lợi thế này sẽ là động lực đưa huyện tiến lên theo đàphát triển, hòa nhập với xu thế chung của toàn tỉnh Từ khi bắt tay vào thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Xuân Lộc luôn xácđịnh mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nôngthôn, hài hòa giữa các địa phương, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng cònkhó khăn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bềnvững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnhtranh cao Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơcấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triểncông nghiệp, dịch vụ đô thị theo quy hoạch… Với những mục tiêu cụ thể rõ ràng,trong những năm qua, huyện Xuân Lộc đã tích cực thực hiện Nghị quyết26-NQ/TW về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn
2010 – 2014 đạt được những kết quả đáng ghi nhận; năm 2014, huyện Xuân Lộcđược Chính phủ công nhận là một trong những huyện nông thôn mới đầu tiên của
cả nước Sau khi được công nhận, Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Xuân Lộcbắt tay vào xây dựng nông thôn mới nâng cao và cũng đạt được nhiều kết quả tíchcực Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình xây dựng nông thôn mới,nông thôn mới nâng cao của huyện vẫn những hạn chế như: một số tiêu chí nôngthôn mới đã đạt nhưng chưa thực sự bền vững như sản xuất nông nghiệp tuy đạtđược kết quả tích cực nhưng việc nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, xây
Trang 14dựng cánh đồng lớn, các chuỗi liên kết có mặt còn hạn chế; sản phẩm nông nghiệpphần lớn chưa qua sơ chế, chế biến; số doanh nghiệp, trang trại ứng dụng côngnghệ cao vào sản xuất còn ít; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vẫn còn phụthuộc nhiều vào thương lái; kinh tế tập thể tuy có phát triển nhưng hiệu quả chưacao; công tác đào tạo nghề lao động nông thôn ở một số ngành nghề thiếu gắn kếtvới việc giải quyết việc làm; công tác bảo hiểm y tế tuy đạt được kết quả khả quan,nhưng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm ở một số địa phương, một số thời điểmcòn thấp, thiếu bền vững; cơ sở vật chất văn hóa đã được quan tâm đầu tư; tuynhiên trang thiết bị một số nơi vẫn còn thiếu; hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dụcthể thao tại một số trung tâm Văn hóa – học tập cộng đồng xã đạt kết quả chưa cao,hình thức và nội dung hoạt động chưa đi vào chiều sâu, một số trung tâm VHTT-HTCĐ xã chưa phát huy hết công năng sử dụng…
Xuất phát từ thực tế nêu trên và nhận thức được tầm quan trọng của việc xâydựng, duy trì và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới và xây dựng nông thôn mớinâng cao sau khi được Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới Từ những lý dotrên đây, học viên lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao tạihuyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” làm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngànhQuản lý công
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò, vị thế quan trọng trong tiếntrình phát triển đất nước Chính vì vậy, đây cũng là một trong những vấn đề thu hút
sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức, nhà khoa học nghiên cứu Đến nay, córất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nôngdân và chính sách xây dựng nông thôn mới Các nghiên cứu này, các tác giả đã đưa
ra những vấn đề và đề ra một số kinh nghiệm để có thể vận dụng cho việc giải quyếtnhững vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân của thực tiễn Việt Nam Có thểchia thành 03 nhóm tài liệu như sau:
Một là nhóm nghiên cứu về nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao:
Cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới: quá khứ
Trang 15và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích Tác phẩm này đã trình bày một cách tổngquan về lĩnh vực nông nghiệp của nước ta; đồng thời làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lýluận và thực tiễn trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn [6].
Cuốn sách “Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn”của tác giả Vũ Văn Phúc làm chủ biên Cuốn sách đã nêu những vấn đề chung vềxây dựng NTM; những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về thực hiện xâydựng NTM; một số kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở một số địaphương nước ta [24]
Cuốn sách “Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam - Bối cảnh, nhu cầu
và triển vọng” của các tác giả: Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng, Đỗ Liên Hương,
Võ Thị Thanh Tâm, Phạm Thị Kim Dung, nội dung cuốn sách đã phân tích, đánhgiá tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô về nông nghiệp và nông thôn Việt Nam giaiđoạn từ năm 2000 đến nay; những vấn đề về cải cách chính sách và công tác thihành chính sách nông nghiệp; phân tích những thách thức và cơ hội cho phát triểnnông nghiệp Việt Nam, từ đó tác giả đưa ra những đề xuất cho đổi mới chính sáchnông nghiệp nước ta theo định hướng phát triển bền vững [25]
Cuốn sách “Những cung đường mới” của tác giả Nguyễn Khánh Hòa - LêVăn Gọi Tác phẩm đã phản ánh quá trình đi lên của các vùng nông thôn, đặc biệt làvùng sâu, vùng xa của tỉnh với những tiêu chí mới, cao hơn, nhiều thử thách hơn.Cuốn sách đã giới thiệu nhiều mô hình sản xuất tiên tiến, nhiều tấm gương tập thể,
cá nhân đầy tinh thần sáng tạo, vươn lên làm giàu cho mình và xã hội của tỉnh ĐồngNai [21]
Bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp, nôngdân, nông thôn ở nước ta đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” của PGS.TS LêVăn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy viên Hộiđồng Lý luận Trung ương Bài viết đã đề cập đến thành tựu phát triển nông nghiệp,nông dân, nông thôn qua gần 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày5/8/2008 của Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;Một số vấn đề lý luận, thực tiễn cấp thiết đặt ra qua gần 15 năm thực hiện Nghị
Trang 16quyết 26-NQ/TW và quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp, nôngdân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bài viết: “Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững ở nước ta” của Thạc
sỹ Nguyễn Thị Ánh, Ban Tuyên giáo Trung ương Bài viết phân tích những kết quảđạt được, những khó khăn, hạn chế, bất cập, nghịch lý trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới ở nước ta và đề ra một số giải pháp đẩymạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới
Bài viết: “Xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với mô hình “làng thôngminh” ở tỉnh Bình Dương” của tác giả Đoàn Hiền đăng trên Tạp chí Cộng sản Bàiviết đề cập tới định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng chấtlượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường gắn với việc mở rộng thị trườngtiêu thụ các sản phẩm nông sản đặc thù; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệpứng dụng công nghệ cao; phát triển thị trường, đào tạo nhân lực, tăng cườngchuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Bài viết “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng
và nhân dân ta” của tác giả Hồ Xuân Hùng đăng trên Tạp chí Cộng sản, bài viết đãlàm nổi bật nội dung nông thôn và NTM của nước ta về sản xuất nông nghiệp, gìngiữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái.Bài viết đã nêu lên một số biện pháp để thực hiện 19 tiêu chí Quốc gia về xây dựngNTM trong giai đoạn hiện nay của nước ta
Bài viết “Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: “Một số vấn đềđặt ra và kiến nghị” của GS.TS Đỗ Kim Dung và PGS.TS Kim Thị Dung đăng trênTạp chí Phát triển kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đã đánhgiá kết quả thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM và chỉ ra một số bấtcập khi triển khai thực hiện Chương trình đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các nỗlực đầu tư của nhà nước, của xã hội vào phát triển nông thôn Đồng thời, bài viếtcũng đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xây dựng NTM ởnước ta
Tại hội thảo quốc tế “Một số vấn đề về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Trang 17hiện nay” do Viện Xã hội học tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Nguyễn Đăng Khoa đã chỉ ra năm thách thức lớn trong triển khaiChương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020: Thứ nhất, làm sao
để người dân, cộng đồng hiểu rõ trách nhiệm của mình là chủ thể và nội lực trongxây dựng NTM; thứ hai, năng lực tổ chức triển khai chương trình của đội ngũ cán
bộ, nhất là cán bộ cơ sở còn hạn chế, thiếu tận tâm; thứ ba, vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng và phát triển sản xuất rất lớn, nhưng nguồn lực của Chính phủ, ngân sáchđịa phương và của người dân có hạn; thứ tư, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, laođộng trong nông thôn theo hướng tăng thu nhập bền vững cho đa số nông dân cònkhó khăn; thứ năm, khó khăn trong mời gọi doanh nghiệp về xã đầu tư kinh doanh,đưa sản phẩm ra thị trường
Hai là nhóm nghiên cứu về thực hiện chính sách nông thôn mới:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Thực trạng xây dựng nông thôn mới vànhững vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước” Chủ nhiệm đề tài TS Hoàng Sỹ Kim
– Khoa quản lý Nhà nước về đô thị và nông thôn, Học viện Hành chính Quốc gia
Đề tài đã làm rõ hiện trạng các nội dung trong quá quá trình xây dựng nông thônmới ở Việt Nam từ năm 2009 đến nay [23]
Đề tài “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện UMinh Thượng, tỉnh Kiên Giang” của Phạm Văn Út, luận văn thạc sĩ quản lý côngnăm 2017, đã chú trọng đến triển khai thực hiện chính sách trong xây dựng mô hìnhnông thôn mới [32]
Đề tài “Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình” của Đặng Gia Chiến, luận văn thạc sĩ quản lý công năm
2018, tác giả đã tập trung phân tích những hiện trạng trong quá trình xây dựng nôngthôn mới tại các xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, trên cơ sở đó đề ra các giải phápcần phải tập trung để hoàn thiện xây dựng nông thôn mới [7]
Đề tài “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thànhphố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình” của Nguyễn Thế Hiệp, luận văn thạc sĩ chính sáchcông năm 2021, đã chú trọng đến những giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính
Trang 183 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3 1 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở pháp lý và thực tiễn thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao tại huyệnXuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhâncủa hạn chế trong thực hiện chính sách
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4 1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách nông thôn mới nângcao
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực hiện chính sách nông thôn mới nâng
Trang 19cao tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai theo quy trình thực hiện chính sách gồm:
+ Việc xây dựng, ban hành văn bản thực hiện chính sách nông thôn mới nâng
- Về thời gian: Từ năm 2015 đến tháng 12/2023
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5 1 Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác–
Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước
về thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao
5 2 Các phương pháp cụ thể
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chútrọng một số phương pháp: phân tích, tổng hợp; thống kê, thu thập thông tin; điềutra xã hội học
5.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Lựa chọn và tổng hợp dữ liệu và phân tích, đánh giá kết quả đạt được trongviệc thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao; việc phân tích, tổng hợp kết hợpvới số liệu, hình ảnh minh họa để làm rõ hơn về vấn đề được đề cập
5.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin thứ cấp:
+ Các tài liệu giáo trình, xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.+ Các báo cáo của tỉnh, huyện, các cơ quan chuyên môn, các xã liên quanđến thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao
+ Các bài viết đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành và các tạp chí có liên
Trang 20quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Các luận văn của các học viên liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong Học viện Hành chính quốc gia đã được Hội đồng thông qua
- Thông tin sơ cấp: những kết quả từ điều tra, khảo sát, phỏng vấn của tác giảtrong quá trình nghiên cứu luận văn
5.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để thu thập số liệu thông qua phiếuđiều tra (Bảng hỏi), sử dụng 02 mẫu phiếu cho 02 nhóm đối tượng như sau:
- Đối tượng điều tra: thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng cần khảo sátĐối tượng 1: khảo sát 80 người dân tại 14 xã trên địa bàn huyện về thực hiệnchính sách nông thôn mới nâng cao
Đối tượng 2: khảo sát 40 cán bộ, công chức cấp huyện; 40 cán bộ, công chứccấp xã tại 14 xã trên địa bàn huyện về thực hiện chính sách nông thôn mới nângcao
- Địa bàn điều tra: 14 xã thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
-Sử dụng phương pháp xử lý số liệu: Dùng phần mềm excel để xử lý, trên cơ
7 Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn bảo gồm phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu thamkhảo, phụ lục và nội dung chính của luận văn gồm có 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý thực hiện chính sách nông thôn mới
Trang 21CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO 1.1 Những vấn đề chung về nông thôn mới nâng cao
1.1.1 Khái niệm nông thôn mới
Khái niệm “nông thôn mới” được đề cập đến lần đầu tiên trong văn kiện Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960): “…biến nông dân cá thể thành nông dân tậpthể, biến sản xuất cá thể thành sản xuất tập thể, phát triển sản xuất và xây dựngNTM”; “…cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và vǎn hóa của nhân dân laođộng, làm cho nhân dân ta được ǎn no, mặc ấm, tǎng thêm sức khoẻ, có thêm nhà ở
và được học tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ởnông thôn và thành thị”; “…mở mang trường học, nhà vǎn hóa, phòng đọc sáchbáo, nâng cao chất lượng các trạm y tế, sửa sang đường sá, cầu cống… xây dựngdần dần NTM” [12]
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 xác định: Việc xây dựng NTM nhằmnâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng,tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đàotạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bảnlĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ NTM Xây dựng nền nông nghiệp phát triểntoàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chấtlượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lươngthực quốc gia cả trước mắt và lâu dài Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội hiện đại…[4]
Trang 22Như vậy, Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, vănhóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệtgiữa nông thôn và thành thị Nông thôn mới phải có kinh tế phát triển toàn diện, bềnvững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch,gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ Xã hội nông thôn ổnđịnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnhcủa hệ thống chính trị được nâng cao, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toànđược giữ vững ổn định.
1.1.2 Khái niệm nông thôn mới nâng cao
Xây dựng nông thôn mới nâng cao là lộ trình tiếp theo của quá trình xâydựng nông thôn mới, nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí với mục tiêu nâng caođời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn lên một tầm cao mớingang bằng với khu vực thành thị, tạo ra bộ mặt kinh tế- xã hội khu vực nông thônđổi thay toàn diện, triệt để
1.1.3 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Theo Quyết định Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 thì “Chươngtrình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể vềphát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng” [8]
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ra đời với mục tiêu tổng thểđến năm 2020 là Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từngbước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đôthị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dântộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vậtchất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hộichủ nghĩa [9]
Mục tiêu tổng thể của Chương trình MTQG xây dựng NTM đến năm 2025
là Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát
Trang 23triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững;thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thônmới cấp thôn, bản Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nôngthôn, thúc đẩy bình đẳng giới Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ
và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch,đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu vàphát triển bền vững [11]
1.2 Thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao
1.2.1 Khái niệm chính sách nông thôn mới
Chính sách NTM là tập hợp các chủ trương và hành động của Chính phủnhằm tạo cho nông thôn phát triển bằng cách tác động vào việc cung cấp các yếu tốđầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng), tác động tới giá đầu vào hay giá đầu
ra trong nông thôn, tác động về việc thay đổi tổ chức, trong đó thị trường đầu vào
và cả đầu ra được thực hiện, tác động vào chuyển giao công nghệ
Chính sách NTM là cuộc cách mạng, cuộc vận động lớn để cộng đồng dân
cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình mình khang trang, sạch đẹp;phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống vănminh, môi trường và an ninh trật tự xã hội nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đờisống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao
1.2.2 Khái niệm chính sách nông thôn mới nâng cao
Chính sách NTM nâng cao cũng là tập hợp các chủ trương và hành động củaChính phủ nhằm đạt các mục tiêu chương trình quốc gia nông thôn mới trong giaiđoạn mới: Xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấulại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vàochiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nôngthôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản Cải thiện và nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần của người dân; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng
bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường sống, cảnh quan nông thôn sáng,xanh, sạch, đẹp, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
Trang 241.2.3 Khái niệm thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao
“Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đờisống xã hội thông qua việc ban hành các quy định, thủ tục, chương trình hoặc dự án
và thực hiện chúng nhằm thực hiện hóa mục tiêu chính sách” [20,tr.335] Đây làmột giai đoạn có vai trò quyết định trong chu trình chính sách công, là khâu trungtâm kết nối các bước trong chu trình chính sách
Từ khái niệm thực thi chính sách công, có thể hiểu thực hiện chính sách NTMnâng cao là quá trình đưa chính sách NTM nâng cao thông qua việc ban hành các quyđịnh, thủ tục, chương trình hoặc dự án có liên quan đến chính sách NTM nâng cao và
tổ chức thực hiện các nội dung đó vào trong thực tiễn đời sống để đạt được mục tiêu
mà Đảng, Nhà nước đề ra trong chính sách xây dựng NTM nâng cao
Thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao chính là tiếp tục duy trì vànâng chất những kết quả đạt được một cách hài hòa, đồng bộ với điều kiện thực tế,
từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân Việc duy trì và nâng chấtcác tiêu chí nông thôn mới trong Bộ tiêu chí nông thôn mới chính là thực hiện tổngquan một cách hài hòa về hạ tầng – kỹ thuật; về phát triển sản xuất nông nghiệp,công nghiệp, dịch vụ; có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn đượcđảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao
Tổ chức thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao là quá trình triển khaichính sách vào thực tiễn xã hội nông thôn bằng các công cụ, bộ máy của nhà nướcnhằm đạt mục tiêu “nông thôn mới nâng cao” thông qua việc thực hiện các tiêu chí
1.2.4 Chủ thể của thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao
Chủ thể của chính sách nông thôn mới nâng cao bao gồm ba chủ thể chính:chủ thể chịu trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách (Chính phủ, các bộ, cơ quanngang bộ, chính quyền địa phương các cấp); chủ thể tham gia thực thi chính sách(Các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông, các bên đối tác, các bênliên quan khác, người dân; đối tượng thụ hưởng chính sách
Một là chủ thể chịu trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách:
- Chính phủ: vừa là chủ thể ban hành chính sách, vừa là chủ thể chịu trách
Trang 25nhiệm thực thi chính sách ở cấp Trung ương.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ: là cơ quan hành chính Trung ương chịu tráchnhiệm tổ chức thực thi chính sách do Quốc hội và Chính phủ ban hành về ngành,lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách
- Chính quyền địa phương các cấp: Tham mưu và giúp UBND các cấp thựcthi các chính sách là các cơ quan chuyên môn, công chức chuyên môn thuộc UBNDcác cấp
Hai là các chủ thể tham gia thực thi chính sách
- Ngoài những cơ quan nhà nước thực thi chính sách nêu trên, quá trình thựcthi chính sách công có sự tham gia của các chủ thể bên ngoài nhà nước như: Các tổchức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông, các bên đối tác, các bên liên quankhác Các bên đối tác có thể là các tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu, trườngđại học, hiệp hội nghề nghiệp và kinh doanh, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nhànước, doanh nghiệp tư nhân, người dân
- Người dân trong thực hiện chính sách: Người dân là người trực tiếp thamgia quá trình thực hiện và cũng là chủ thể hưởng lợi trực tiếp của chính sách.Người dân tham gia bằng cách đóng góp ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp
Ba là đối tượng thụ hưởng chính sách: là những cá nhân, tổ chức hoặc cộngđồng xã hội mục tiêu mà chính sách tác động tới để thay đổi hành vi của họ nhằmđạt mục tiêu chính sách
Mỗi chính sách tác động đến những đối tượng nhất định, sự tham gia của đốitượng chính sách quyết định sự thành công của chính sách công
1.2.5 Quy trình tổ chức thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao
Tổ chức thực hiện chính sách NTM nâng cao là bước tiếp theo thực hiệnchính sách NTM, quá trình này diễn ra phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn và diễn ratrong một thời gian dài, vì thế trong quá trình thực hiện phải trên cơ sở tổng kếtnhững kết quả đạt được cũng như tồn tại hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quátrình thực hiện chính sách nông thôn mới
1.2.5.1 Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách nông
Trang 26thôn mới nâng cao
Việc lập kế hoạch, chương trình sẽ giúp các cơ quan nhà nước triển khaithực hiện chính sách một cách chủ động, nhằm đem lại hiệu quả cao trong thực hiệnchính sách NTM nâng cao, bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách xây dựng NTM nângcao cần dự trù các điều kiện cần thiết để đảm bảo chính sách được thực hiện trongthực tế Vì thế cần dự kiến các bộ phận tham gia tổ chức thực hiện chính sách, đóchính là hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp trong quá trình triển khai thựchiện chính sách; cần dự tính được số lượng các nhân sự tham gia và yêu cầu vềtrình độ, năng lực cho mỗi vị trí nhân sự thực hiện chính sách, từ đó có thể xâydựng và hoàn thiện về vị trí, chức năng, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm mà các cánhân đó đảm nhận
Thứ hai, cần rà soát, thống kê nguồn lực hiện có và kế hoạch thu hút cácnguồn lực trong quá trình thực hiện chính sách Các nguồn lực có thể ở bên trong,bên ngoài, nguồn lực có thể là vật lực và nhân lực Bên cạnh đó, việc xác định cácnguồn lực giúp quá trình thực hiện chính sách có tính linh động, sáng tạo
Thứ ba, việc lập kế hoạch sẽ xác định thời gian dự kiến triển khai thực hiện
kế hoạch và thời gian cụ thể cho mỗi giai đoạn, nhiệm vụ; từ đó giúp cho quá trìnhtuyên truyền, phân công thực hiện được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả
Thứ tư, lên kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện chínhsách, đây là một bước để nhìn nhận lại những việc làm được và những hạn chế còntồn đọng
Thứ năm, xây dựng nội quy, quy chế về công tác tổ chức, điều hành; vềquyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân tham gia thực hiện chính sách;xây dựng kế hoạch khen thưởng, kỷ luật những tập thể, cá nhân đạt thành tích caotrong công tác thực hiện chính sách
1.2.5.2 Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách nông thôn mới nâng cao Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả yêu cầu có sự vào cuộc của toàn Đảng,
toàn dân và cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở Nội dung tuyên truyền,
Trang 27phổ biến phải nhấn mạnh về mục đích, yêu cầu, cách tổ chức thực hiện hiệu quảchính sách, các văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM nâng cao; bài họckinh nghiệm, các tấm gương điển hình của các tập thể và cá nhân trong tổ chức thựchiện xây dựng NTM nâng cao Hình thức tuyên truyền phải đa dạng trên nhiều kênhphương tiện thông tin đại chúng, trên truyền hình, hệ thống truyền thanh cơ sở, báo,tạp chí, cổng thông tin điện tử; tranh, ảnh, hệ thống pa nô, áp phích; trực tiếp quacác hội nghị, cuộc họp giao ban.
Trong phổ biến, tuyên truyền phải xác định các nhiệm vụ trọng tâm, tránhtình trạng dàn trải, hoặc hình thức Mục đích của việc tuyên truyền nhằm làmchuyển biến nhận thức của người dân về NTM nâng cao, chuyển từ tự phát sang tựgiác, từ thụ động sang chủ động, tạo tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng NTMnâng cao Thực hiện tốt công tác tuyên truyền sẽ làm nhận thức của cán bộ, côngchức và người dân được nâng cao, từ đó các chủ thể thực hiện chính sách sẽ cónhiều cách làm hay, nhiều mô hình sáng tạo và đồng thuận trong thực hiện xây dựngNTM nâng cao
1.2.5.3 Phân công, tổ chức thực hiện các nội dung chính sách nông thôn mớinâng cao
Ở bước này, nội dung của chính sách NTM nâng cao được được cụ thể hóaqua các kế hoạch, chương trình cụ thể và triển khai thực hiện, áp dụng vào thực tiễnđời sống
Chính sách NTM nâng cao là một chính sách lớn, được thực hiện trên phạm
vi của cả nước Vì vậy, số lượng chủ thể tham gia vào thực hiện chính sách NTMnâng cao là rất lớn và phức tạp theo không gian và thời gian Muốn thực hiện chínhsách có hiệu quả, công tác phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, cáccấp chính quyền địa phương, các chủ thể tham gia thực thi chính sách là rất quantrọng Cơ quan chủ trì thực hiện chính sách NTM nâng cao là Văn phòng điều phốixây dựng NN, ND, NT đại diện ở các cấp
Trong từng điều kiện thực tế của địa phương, quá trình phân công cơ quan,đơn vị chủ trì, các cơ quan phối hợp cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá nguồn
Trang 28lực, nhân lực, vật lực của cơ quan đó.
1.2.5.4 Giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách nông thôn mớinâng cao
Thông qua hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá để đảm bảo việc thực hiệnchính sách đúng và kịp thời kế hoạch đã đề ra Bên cạnh đó, kịp thời phát hiệnnhững ưu điểm, cách làm hay, hiệu quả để nhân rộng, phát huy, đồng thời cũng pháthiện những sai sót, hạn chế để điều chỉnh, rút kinh nghiệm, khắc phục cho phù hợpvới điều kiện thực tế của địa phương, cơ sở Trách nhiệm tổ chức thực hiện quytrình này thuộc về các cơ quan, đơn vị được phân công và đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức, người lao động có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thực hiện Cácnội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào: việc thực hiện đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về NTM nâng cao; việc sử dụng cácnguồn lực của nhà nước và các nguồn lực khác; việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyhoạch, kinh tế, tổ chức sản xuất; việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ phápluật của cơ quan nhà nước theo quy định;
Việc đôn đốc thực hiện chính sách NTM nâng cao cần xác định tập trung cácnhiệm vụ: Tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách nông thôn mới nâng cao;các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, của cộng đồng dân cư; xây dựng cáccông trình cơ sở hạ tầng, chỉnh trang các thiết chế văn hóa; cảnh quan môi trườngsống; các hoạt động giúp nhau phát triển sản xuất, giảm nghèo; an ninh trật tự khu,ấp; xây dựng; giám sát cộng đồng các công trình xây dựng trên địa phương; quản
lý, duy tu bảo dưỡng các công trình khi được bàn giao cho các đơn vị quản lý, sửdụng…
1.2.5.5 Đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách nông thôn mớinâng cao
Đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách NTM nâng cao là quá trình xemxét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các cơ quan và cá nhânliên quan được phân công thực hiện chính sách, cũng như hiệu quả, lợi ích mang lạicho xã hội, cho đối tượng hưởng lợi từ chính sách; có thể diễn ra theo từng
Trang 29giai đoạn hay theo quy trình thực hiện tùy vào từng địa phương Kết quả đánh giálàm căn cứ để chỉnh sửa, bổ sung hoặc thay thế các nội dung, tiêu chí trong xâydựng NTM nâng cao.
Khi đánh giá cần xem xét tổng thể, bao quát tất cả các khâu, từ lập kế hoạch,đến tổ chức tuyên truyền; phân công phối hợp, chỉ đạo điều hành của các cơ quannhà nước Ngoài ra cũng xem xét cả vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị,chính trị - xã hội và các tổ chức đoàn thể các cấp trong quá trình tham gia thực hiệnchính sách
Trên đây là quy trình thực thi chính sách nói chung và chính sách nông thônmới nâng cao nói riêng để đảm bảo chính sách thực thi có hiệu quả, đạt được mụctiêu đề ra thì đòi hỏi việc tuân thủ đúng quy trình nêu trên trong việc thực thi chínhsách
1.2.6 Nội dung thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao
Chính sách NTM nói chung, chính sách nông thôn mới nâng cao nói riêng cónội dung rất rộng, là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chínhtrị và an ninh, quốc phòng được chia thành 11 nội dung Cụ thể:
(1) Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theoquy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đôthị hóa
(2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền
(3) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triểnkinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng vớibiến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nôngthôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởinghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững
(4) Giảm nghèo bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền
Trang 30núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
(5) Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông
thôn
(6) Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với pháttriển du lịch nông thôn
(7) Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng,xanh, sạch, đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nôngthôn
(8)Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng caochất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trongnông thôn mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựngnông thôn mới thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho
người dân; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới
(9) Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới
(10) Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn
(11) Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; nângcao năng lực xây dựng nông thôn mới, truyền thông về xây dựng nông thôn mới;thực hiện phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới
1.3 Cơ sở chính trị và pháp lý về thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao
1.3.1 Quan điểm của Đảng về thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao
Tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấphành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng đã đề ra 4quan điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự
Trang 31nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lựclượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chínhtrị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo
vệ môi trường sinh thái của đất nước
Thứ hai vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng
bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thứ ba phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sửdụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển;khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lựclượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăngmạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học,công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nângcao dân trí nông dân
Thứ tư giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của
cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tựchủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nông thôn ổn định,hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạođộng lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sốngnông dân
Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới, bộ mặt nông thôn đã có những khởi sắc rõ rệt, từng bước gắn pháttriển toàn diện nông thôn với cơ cấu lại và đổi mới mô hình tăng trưởng ngànhnông nghiệp, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân,chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, tạo nền tảng ổn địnhchính trị, xã hội
Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày16/6/2022, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
Trang 322045, Đảng tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh
tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng tới mô hình nông nghiệp sinhthái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh…” [14] với 5 quan điểm cơ bản sau:
Một là nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết,
gắn bó, không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Hai là nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp,
kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Ba là nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế.
Bốn là xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn
minh; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; môi trường xanh, sạch, đẹp; đờisống văn hoá lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; an ninh chính trị, trật
tự, an toàn xã hội được bảo đảm
Năm là phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nông dân và cư dân nông thôn là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cả
hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng
1.3.2 Chính sách, pháp luật của nhà nước về thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao
Sau khi các Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn qua các Hộinghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa, Chính phủ cũng đã xây dựng banhành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách về phát triển nôngnghiệp, nông dân, nông thôn theo quan điểm của Đảng
Nổi bật nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với mục tiêutổng thể của Chương trình MTQG xây dựng NTM đến năm 2020 là: Xây dựng nôngthôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và cáchình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ,
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật
tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người
Trang 33dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa [9].
Trên cơ sở kế thừa các kết quả của Chương trình MTQG xây dựng NTM đếnnăm 2020, Chính phủ ban hành Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 vềviệc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2021 – 2025 gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, pháttriển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững;thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thônmới cấp thôn, bản Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nôngthôn, thúc đẩy bình đẳng giới Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ
và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch,đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu vàphát triển bền vững [11]
1.3.3 Quan điểm của Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao
Với quan điểm bám sát các quan điểm của Đảng về nông nghiệp, nông dân,nông thôn, Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết, Kế hoạch thực hiện với quanđiểm, mục tiêu cụ thể, rõ ràng để làm cơ sở triển khai thực hiện
Các quan điểm đó được cụ thể hóa tại Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 22/9/2021của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựngnông thôn mới (NTM) tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, trong đó nêu rõ 02nhiệm vụ: (1) duy trì kết quả đạt chuẩn; (2) thực hiện nông thôn mới nâng cao, nôngthôn mới kiểu mẫu và đề ra các giải pháp thực hiện [31]
Tại Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 05/9/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộtỉnh (khóa X) về huy động nguồn lực xây dựng và phát triển nông thôn mới giaiđoạn 2016 – 2020 với mục đích tập trung huy động tối đa và quản lý, bố trí hợp lý,hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, đất đai) phục vụ, đáp ứng yêu cầucao nhất cho xây dựng và phát triển nông thôn mới và nâng cao đời sống mọi mặtcủa người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đảm bảo thực hiện thắng lợimục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đề ra; góp phần quan trọng vào thực hiện Chương
Trang 34trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn phát triển toàn diện và bền vững Phấnđấu xây dựng Đồng Nai trở thành tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020 [30].
Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, 2020) xác định Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đoànkết toàn dân; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; xây dựng và phát triển con ngườitoàn diện; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm vững chắcquốc phòng an ninh; xây dựng Đồng Nai giàu mạnh, văn minh Trong đó có chỉ tiêuđến năm 2020, toàn tỉnh có 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 15% xã đạtchuẩn nông thôn mới nâng cao; 80% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới [2]
(2015-Quan điểm của Đảng bộ Tỉnh tại Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIĐảng bộ tỉnh Đồng Nai, (2020-2025): “….phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ
và công bằng xã hội, quan tâm bảo vệ môi trường; gắn chặt phát triển kinh tế vớiđảm bảo quốc phòng – an ninh Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu đến cuối năm 2025
có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có ít nhất 05 huyện đạt chuẩn nôngthôn mới nâng cao; 25% số xã hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu và huyện XuânLộc hoàn thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu” [3]
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao
1.4.1 Các yếu tố khách quan
- Chất lượng của chính sách xây dựng NTM nâng cao: Chính sách xây dựngNTM nâng cao là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta, bao gồm nhiều nộidung, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, có tác động sâu rộng đến chính trị
và lợi ích của nhân dân Đến nay, chính sách đã phần nào chứng minh được chủtrương, đường lối của Đảng là đúng đắn, định hướng xây dựng NTM, NTM nângcao là cơ bản và cần thiết nhằm nâng cao mức sống của người dân ở vùng nôngthôn cả về vật chất và tinh thần Mặc dù chính sách còn một số điểm chưa thực sựphù hợp, còn gặp bất cập khi thực hiện một số địa phương, nhưng xét thấy mục tiêucủa chính sách là thiết thực, cần duy trì phát huy và thực hiện
Trang 35- Môi trường thực thi chính sách xây dựng NTM nâng cao: Môi trường thựcthi chính sách xây dựng NTM nâng cao được hiểu là các điều kiện để thực thi như:Điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH, hạ tầng giao thông, Những yếu tố này tácđộng không nhỏ tới việc thực hiện chính sách KT- XH nói chung và chính sách xâydựng NTM nói riêng.
Điều kiện tự nhiên như khí hậu, thủy văn, địa hình, địa chất quy định kết cấunền của các tuyến đường, hệ thống cầu nối ảnh hưởng đến chi phí đầu tư giaothông Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu phát triển các ngànhnghề ở nông thôn như: trồng trọt, chăn nuôi
Thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội của các xã cũng có ảnh hưởng lớn đếnquá trình xây dựng NTM nâng cao Chẳng hạn như, tình trạng thu nhập bình quâncủa người dân địa phương, khoảng cách giàu nghèo, mật độ phân bố dân cư, trình
độ dân trí, phong tục tập quán… có ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai cácchính sách xây dựng NTM nâng cao tại một số xã Một địa phương phát triểnthường có thu nhập bình quân đầu người cao, thu ngân sách cao, trình độ củangười dân cao hơn nên việc nhận thức về chủ trương, đường lối cũng như việc ủng
hộ công tác chỉ đạo của các cấp tốt hơn, việc huy động người dân tham gia cácchương trình xây dựng NTM nâng cao cũng thuận lợi hơn
Hạ tầng giao thông: Mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt thì việcđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông sẽ thuận lợi hơn Hạ tầng giao thông pháttriển sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển giao lưu, buôn bán hàng hóa giữa các xã,các huyện, các tỉnh, từ đó tăng cơ hội học hỏi và giao lưu kinh tế giữa các vùng,miền
Trang 36điều phối NTM các cấp Nông dân có vai trò là chủ thể tham gia thực hiện vàhưởng thụ các thành quả của chính sách xây dựng NTM nâng cao mang lại Vì vậy,phải có sự gắn kết, liên đới trách nhiệm, vai trò, vị trí giữa nhà nước, nông dân vàcác lực lượng xã hội lại với nhau.
Hai là, mối quan hệ tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền cơ sở và Nhân dân ởcác địa phương Tổ chức cơ sở đảng đóng vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị, vừa lànhân tố thúc đẩy tiến trình thực hiện NTM nâng cao; chính quyền cơ sở (đặc biệt làchính quyền cấp xã) là nhân tố chính yếu triển khai thực hiện chính sách, là mộtnhân tố quyết định đến chất lượng, nội dung, tiến độ của tiến trình NTM nâng cao
cơ sở Do đó, để thực hiện chính sách xây dựng NTM nâng cao đạt được nhữngmục tiêu đề ra thì cần phải kết hợp hài hòa, nhịp nhàng và giải quyết tốt mối quan
hệ giữa tổ chức cơ sở đảng (vai trò lãnh đạo, chỉ đạo), chính quyền cơ sở (vai tròquản lý, điều hành) với người dân (vai trò chủ thể) và các tổ chức khác, doanhnghiệp, hợp tác xã,
Ba là nguồn lực tài chính thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới nângcao được huy động từ sự hỗ trợ trực tiếp của ngân sách Trung ương; ngân sáchtỉnh; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án; nguồn vốn tín dụng được huy độngchủ yếu thông qua hệ thống các ngân hàng, vốn huy động từ doanh nghiệp, nguồnvốn từ đóng góp của người dân (như hiến đất, đóng góp bằng ngày công laođộng, ) và vốn tài trợ khác Đây cũng là điều kiện quan trọng để thực hiện tốtchính sách xây dựng NTM nâng cao; cần phải bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí trongquá trình thực hiện; đồng thời kết hợp huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau đểđảm bảo tiến độ và đạt kết quả cao
Bốn là năng lực thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức: Để đưa chính sáchxây dựng NTM nâng cao vào cuộc sống của nhân dân, mang lại hiệu quả thiết thực,đội ngũ cán bộ các cấp trong tổ chức thực hiện chính sách phải là những người cókiến thức, có năng lực, sáng tạo, tâm huyết, luôn có tư duy đổi mới, nhận thức đúngđắn, đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM nângcao, từ đó chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách một
Trang 37cách hiệu quả nhất.
Năm là sự đồng tình, ủng hộ của người dân: Sự đồng tình, ủng hộ của ngườidân là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của chính sách.Người dân vừa là chủ thể thực hiện chính sách vừa là đối tượng hưởng lợi củachính sách, do đó, Nhân dân đã đóng góp rất lớn vào sự thành công của chính sách.Bên cạnh đó, một số ít đối tượng chưa thực sự hiểu và ủng hộ chính sách nên việcnên việc triển khai thực hiện các tiêu chí còn gặp khó khăn như: Hiến đất làmđường, đóng góp xây dựng nhà văn hóa, đảm bảo vệ sinh môi trường,
1.5 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao tại một số địa phương ở Việt Nam và một số kinh nghiệm tham khảo cho huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
1.5.1 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao tại một số địa phương ở Việt Nam
1.5.1.1 Kinh nghiệm ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định, có diện tích 226km2, dân số trên260.000 người; đồng bào theo đạo công giáo trên 40%, được phân bố ở 31 xã và 3thị trấn; Năm 2015, huyện Hải Hậu đạt chuẩn huyện nông thôn mới
Hết năm 2021, Hải Hậu có 34/34 xã, thị trấn được UBND tỉnh công nhận đạtchuẩn NTM nâng cao; 12 xã cơ bản đạt NTM kiểu mẫu; 331 đơn vị cấp xóm đạtNTM kiểu mẫu Hết năm 2022 có trên 75% số đơn vị cấp xóm đạt và cơ bản đạtNTM kiểu mẫu với nhiều mô hình kiểu mẫu về hạ tầng, cảnh quan, môi trường, vănhóa; có 20/34 xã đạt các tiêu chí NTM kiểu mẫu (trừ chỉ tiêu nước sạch), trong đó
có xã Hải An đã lập hồ sơ đề nghị tỉnh thẩm định xã NTM kiểu mẫu, thị trấn YênĐịnh lập hồ sơ đề nghị thẩm định đô thị văn minh Để đạt kết quả nêu trên, huyệnHải Hậu đề ra các nhóm giải pháp quan trọng, đồng bộ từ giải pháp về tư tưởng,công tác cán bộ, giải pháp kinh tế - xã hội Trong đó, tập trung vào 05 nhóm giảipháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị vào xâydựng nông thôn mới Phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng
Trang 38nông thôn mới nâng cao”, các ngành, đoàn thể cụ thể hóa bằng kế hoạch, chươngtrình hành động cụ thể.
Thứ hai, căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, cùng với việc nângchất toàn diện các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới Cần lựa chọn một số tiêu chíphù hợp với địa phương để làm mẫu Cụ thể với Hải Hậu lấy nông thôn “Sáng,Xanh, Sạch, Đẹp để phát triển bền vững’’, huyện Hải Hậu đã lựa chọn 04 tiêu chí:
Hạ tầng, Cảnh quan, Môi trường và Văn hóa làm kiểu mẫu
Thứ ba, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu cấp huyện bắt đầu từ các mô hìnhcấp hộ gia đình, cấp xóm đến cấp xã
Thứ tư, các xã tích cực huy động cao các nguồn lực tại địa phương Bêncạnh đó huyện có cơ chế tạo điều kiện cho các xã nguồn lực để xây dựng nông thônmới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, nhất là cơ chế xây dựng các khu dân cưtập trung và điều tiết tiền thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất; huyện bố trí vốnnhất định để thực hiện cơ chế hỗ trợ
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời biểu dương,khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựngnông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu
Tháng 4/2022, Đoàn công tác huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã tổ chứctham quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hải Hậu, tỉnhNghệ An Qua quá trình tham quan, nhận thấy mô hình xử lý rác hữu cơ tại nhàđang được thực hiện tại huyện Hải Hậu là một mô hình cần được học tập để ứngdụng tại địa phương mình, UBND huyện Xuân Lộc đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên
và Môi trường trang bị nắp đậy và hướng dẫn thực hiện 83 mô hình xử lý rác tạinhà để triển khai thí điểm tại các xã Lang Minh (28 mô hình), Xuân Phú (27 môhình) và Xuân Thành (28 mô hình)
1.5.1.2 Kinh nghiệm ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Nam Đàn là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nghệ An, với diệntích khoảng 293,90 km2, dân số 164.634 người Sau khi đạt chuẩn huyện NTM vàonăm 2017, Nam Đàn là một trong 4 huyện của cả nước được Chính phủ chọn để thí
Trang 39điểm xây dựng huyện NTM kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hoá gắn với du lịchgiai đoạn 2018 - 2025.
Để hoàn thành mục tiêu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngNTM, huyện Nam Đàn đã tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục hoàn thiện, ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới để các địa phương triển khai thực hiện Tiếp tụccủng cố, không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, tăng cường công tácchỉ đạo xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, thôn bản đạt chuẩn NTM,vườn chuẩn NTM theo bộ tiêu chí
- Tối ưu hóa các nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh; huy động mọi nguồn vốntheo hướng xã hội hóa, huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với công trình
có khả năng thu hồi vốn, tăng cường hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thuhút đầu tư vào bảo vệ môi trường, giao thông, hạ tầng thương mại, cung cấp nướcsạch, dịch vụ văn hóa – thể thao, công khai các khoản đóng góp của người dân theonguyên tắc tự nguyện Hỗ trợ có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyếnkhích phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng NTM cho các cánhân, tổ chức có nhu cầu trên địa bàn
- Tập trung triển khai các phong trào thi đua Nghệ An chung sức xây dựngnông thôn mới; kịp thời khen thưởng cho các tập thể, cá nhân, tổ chức có thànhtích; có những đóng góp tích cực, hiệu quả cho chương trình
- Tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức chính trị xã hội các cấp; sự giám sát của cộng đồng dân cư đối với xâydựng NTM Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá phải đi vào thực chất, có trọngtâm, trọng điểm đối với từng giai đoạn; kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc sử dụng cácnguồn lực trong quá trình thực hiện
1.5.1.3 Kinh nghiệm ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Huyện Đơn Dương nằm ở phía Đông Nam thành phố Đà Lạt – tỉnh LâmĐồng, cách thành phố Đà Lạt 40 km Huyện có 10 đơn vị hành chính gồm 02 thịtrấn và 08 xã, dân số toàn huyện là 104.616 người với trên 30% là đồng bào dân tộc
Trang 40thiểu số Tây Nguyên, tổng diện tích tự nhiên là 61.135 ha, trong đó đất sản xuấtnông nghiệp chiếm 33,2%, còn lại là đất rừng (hiện nay độ che phủ rừng 58,7%).
Huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng được Thủ tướng Chính phủ công nhậnHuyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 Sau đó, tiếp tục xây dựng và thực hiện
Đề án giữ vững và nâng cao chất lượng huyện nông thôn mới giai đoạn 2016-2020,
từ đó các lĩnh vực trong đời sống xã hội tiếp tục được phát triển Với những kết quảđạt được, huyện Đơn Dương vinh dự được Chính phủ chọn làm mô hình điểm xâydựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp công nghệ cao theo hướngthông minh giai đoạn 2019-2025
Để có thể đạt chuẩn huyện NTM kiểu mẫu, bên cạnh sự vận dụng hiệu quảcác cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện đầu tư cơ sở hạ tầng, pháttriển sản xuất, thì vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng là rất quan trọng Trong quátrình triển khai, thực hiện nghị quyết, các cấp ủy đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo,bám sát mục tiêu, tiêu chí xây dựng NTM của từng địa phương, làm chuyển biếnmạnh mẽ về nhận thức của cán bộ và người dân Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt củahuyện là không chỉ tập trung cơ sở vật chất khang trang, bộ mặt nông thôn được đổimới, mà quan trọng hơn là phải nâng cao đời sống, nhận thức của người dân, xứngđáng là những công dân kiểu mẫu trong NTM kiểu mẫu, bởi vì một trong các tiêuchí huyện NTM giai đoạn 2021-2025 là tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bànđối với kết quả xây dựng NTM của huyện đạt từ 90% trở lên”
1.5.2 Kinh nghiệm tham khảo cho huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Từ việc tìm hiểu kinh nghiệm thực hiện chính sách nông thôn mới nâng cao của các địa phương, có thể rút ra một số giá trị tham khảo cho huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai như sau:
Thứ nhất là tiếp tục hoàn thiện, ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo xâydựng xã NTM nâng cao, duy trì và giữ vững các tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêuchí quy định
Thứ hai là chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức,quyết tâm của hệ thống chính trị và người dân về xây dựng nông thôn mới; luôn