Vì vậy, việc tìm kiếm những giải pháp xanh hóa các khu công nghiệp là một nhiệm vụ cấp bách và hết sức cần thiết." Trong bối cảnh thế giới và Chính phủ Việt Nam đang đặt ra và theo đuổi
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP XANH HÓA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Tổng quan về khu công nghiệp
1.1.1 Khái niệm về khu công nghiệp
Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp
1.1.2 Đặc điểm về khu công nghiệp
Về không gian: là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và thường không có cư dân sinh sống
Các khu công nghiệp đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào khu công nghiệp, phân biệt với các vùng còn lại thuộc lãnh thổ quốc gia Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bên trong hàng rào đó, không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ quy chế pháp lý riêng và được hưởng rất nhiều ưu đãi Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp này được xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ phục vụ công nghiệp, không phục vụ mục đích sống dân cư, kể cả người Việt Nam, người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp
Về chức năng hoạt động: Khu công nghiệp là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp
Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp này là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp Trong khu công nghiệp, không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các dịch vụ cho loại hình sản xuất này
Về thành lập: Khu công nghiệp không phải là khu vực được thành lập tự phát mà được thành lập theo quy định của Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt
11 Để phát triển các khu công nghiệp, Nhà nước phải thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi, bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hệ thống cơ chế chính sách toàn diện, đồng bộ Chính vì vậy, Nhà nước phải xây dựng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, thẩm định kỹ trước khi thành lập và triển khai xây dựng chúng
Về đầu tư cho sản xuất: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong khu công nghiệp, có khu vực hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu (được gọi là khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất)
Phụ thuộc vào quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt và dự án đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, trong phạm vi khu công nghiệp có thể thành lập khu vực riêng bao gồm:các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và các dịch vụ thu ngoại tệ hoặc cũng có thể chỉ thành lập doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu (doanh nghiệp chế xuất)
1.1.3 Phân loại khu công nghiệp
Dựa theo ngành nghề hoạt động sản xuất, khu công nghiệp được chia làm 4 loại: khu công nghiệp liên hợp, khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành, khu công nghiệp chuyên ngành và khu chế xuất a) Khu công nghiệp liên hợp
Khu công nghiệp liên hợp bao gồm các công ty, xí nghiệp hoạt động kinh doanh theo hình thức liên hợp dây chuyền công nghệ sản xuất Khu công nghiệp liên hợp ưu tiên các lĩnh vực sản xuất: công nghiệp luyện thép, điện tử, công trình, thông tin, b) Khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành
Khu công nghiệp gồm các doanh nghiệp có đặc tính sản xuất tương đồng nhưng không ảnh hưởng xấu đến nhau được gọi là khu công nghiệp nhiều ngành Đây là nơi tập trung các nhà xưởng chế tạo máy móc thiết bị có quy mô lớn và các xưởng chuyên môn kết hợp cùng các công trình phụ trợ
Ví dụ: điển hình cho loại hình khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành là khu công nghiệp Hiệp Phước tại Huyện Nhà Bè - TP.HCM
12 c) Khu công nghiệp chuyên ngành
Khu công nghiệp chuyên ngành được hiểu là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành hoặc cùng một loại sản phẩm, ưu tiên liên hợp sản xuất để có thể tận dụng tổng hợp nguồn tài nguyên sẵn có Một số nhóm công nghiệp chuyên ngành phổ biến: hóa chất và hóa dầu, cơ khí và thiết bị cơ khí, xây dựng và vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ,
Ví dụ: Khu công nghiệp Cơ khí ô tô TP.HCM tập hợp đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một khu công nghiệp chuyên ngành với định hướng phát triển ngành cơ khí chế tạo máy (cơ khí ô tô, cơ khí chế tạo, điện, điện tử và các ngành công nghiệp phụ trợ) d) Khu chế xuất
Nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa để xuất khẩu Chức năng chính của khu chế xuất là thực hiện các dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia các hoạt động xuất khẩu
1.1.4 Ảnh hưởng của khu công nghiệp tới môi trường
Hiện nay, nhiều khu công nghiệp đã có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, góp phần giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, hầu hết môi trường quanh khu vực này đều bị ô nhiễm nghiêm trọng Sự ô nhiễm đến từ lượng nước thải, rác thải và khí thải mà doanh nghiệp thải ra môi trường
Sự phát triển của các khu công nghiệp, dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức lớn đối với môi trường a) Ô nhiễm đất Ô nhiễm đất đang tạo ra các vấn đề trong nông nghiệp và phá hủy thảm thực vật ở địa phương Nó cũng gây ra các vấn đề sức khỏe mãn tính cho những người tiếp xúc với đất bị ô nhiễm hàng ngày b) Ô nhiễm nước Ảnh hưởng của các khu công nghiệp là rất lớn và có khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong nhiều năm tới Công việc trong hầu hết các ngành công nghiệp đòi hỏi một lượng lớn nước Khi tham gia vào các quá trình sản xuất, nước tiếp xúc với kim loại nặng, hóa chất độc hại, chất thải phóng xạ và thậm chí cả bùn hữu cơ
Tổng quan về xanh hóa khu công nghiệp
1.2.1 Khái niệm xanh hóa khu công nghiệp
Xanh hóa khu công nghiệp là quá trình chuyển đổi các khu công nghiệp truyền thống thành các khu công nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường Điều này bao gồm việc áp dụng các biện pháp và công nghệ để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và năng lượng, và thúc đẩy sự phát triển bền vững
1.2.2 Tiêu chí xanh hóa khu công nghiệp
1.2.2.1 Tuân thủ thực hiện các nguyên tắc bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp phải tuân thủ đúng tất cả những nguyên tắc bảo vệ môi trường liên quan tới công việc kinh doanh Đồng thời việc doanh nghiệp thực hiện nguyên tắc đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn giúp cho doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động theo đúng những quy định của pháp luật Tích hợp các biện pháp bảo vệ môi trường vào hoạt động sản xuất Áp dụng công nghệ sạch và quy trình sản xuất bền vững nhằm giảm thiểu chất thải và ô nhiễm Điều này không chỉ bao gồm
14 việc sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý hiệu quả nguồn nước, mà còn yêu cầu KCN đó cải thiện điều kiện làm việc cho nhân công giúp nhân công làm việc tốt hơn, đảm bảo sức khỏe nhân công trong quá trình sản xuất Đặc biệt, khu vực canteen đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho nhân công
1.2.2.2 Có hệ thống xử lý chất thải tốt
Các KCN cần đầu tư, lựa chọn hệ thống xử lý nước thải Theo, khi không xử lí chất thải tốt sẽ gây nên tình trạng ứ đọng và làm cho nguồn nước bị ô nhiễm Người dân xung quanh KCN gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt Bên cạnh đó, hệ thống cấp thoát nước cũng cần được đầu tư kỹ lưỡng Nguyên nhân là do các khu công nghiệp thường sử dụng các loại máy móc, xe cộ và xưởng sản xuất thải ra nhiều chất thải: rắn, lỏng, khí Cho nên, các KCN cần kiểm soát, xử lý chất thải thải ra môi trường Đồng thời, áp dụng các công nghệ mới: tự động hóa so với cách truyền thống sẽ giải quyết được vấn đề này, sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên (mặt trời, gió, nước, ), ưu tiên sử dụng các nguyên liệu có thể tái chế, để tiết kiệm nhiên liệu và chi phí
1.2.2.3 Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng
Sử dụng hợp lý nguồn năng lượng là một trong những bước dễ dàng và hiệu quả nhất giúp cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận, và tạo giá trị cho doanh nghiệp phát triển KCN
Do đó, sử dụng năng lượng hiệu quả chính là yếu tố chính của chiến lược quản lý môi trường của doanh nghiệp Một số ví dụ về sử dụng năng lượng hiệu quả như: Mua sắm các thiết bị và vật dụng văn phòng tiết kiệm năng lượng; hướng dẫn cho nhân viên sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm; tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng xanh hoặc năng lượng tái chế
1.2.3 Mô hình khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp truyền thống a) Mô hình khu công nghiệp sinh thái
Tại Việt Nam, phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch, không ô nhiễm, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên cũng đang trở thành xu hướng chủ đạo, đồng thời là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
Mô hình khu công nghiệp sinh thái là một cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích, hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao thông qua sự hợp tác trong quản lý các vấn đề về môi trường và tài nguyên Bằng các hoạt động chặt chẽ với nhau, cộng đồng khu công nghiệp sinh thái sẽ đạt được hiệu quả tổng thể lớn hơn so với hoạt động của từng doanh nghiệp
Cụ thể, nhà đầu tư cần tuân thủ quy định pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường Bảo đảm đầy đủ các dịch vụ dịch vụ hạ tầng thiết yếu như điện, nước, thông tin, phòng cháy, chữa cháy, xử lý nước thải; hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp
Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giám sát đầu vào và đầu ra về sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu trong khu công nghiệp; lập báo cáo định kỳ hàng năm về các kết quả đạt được trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn và giám sát phát thải của khu công nghiệp Hàng năm, nhà đầu tư cần công bố báo cáo thực hiện bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng
Có thể thấy rằng, các nhà đầu tư, doanh nghiệp đã nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của phát triển kinh tế song song với hoạt động bảo vệ môi trường, gắn kết trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội và cộng đồng
Họ coi phát triển KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái là giải pháp mang lại lợi ích kinh tế, giúp nâng cao vị thế kinh doanh
Việc phát triển mô hình KCN sinh thái gắn với phát triển kinh tế tuần hoàn hy vọng sẽ giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế b) Mô hình khu công nghiệp truyền thống
Khu công nghiệp truyền thống là mô hình phát triển công nghiệp phổ biến trong quá khứ, tập trung chủ yếu vào việc sản xuất hàng loạt và ưu tiên phát triển kinh tế Các khu công nghiệp này thường được thiết kế và vận hành theo một cách thức khá đơn giản, với mục tiêu chính là tạo ra sản phẩm và thu lợi nhuận
Các hoạt động sản xuất trong các khu vực này tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu, đồng thời thải ra lượng lớn chất thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
16 trọng Cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp này thường đơn giản, tập trung vào cung cấp các dịch vụ cơ bản Ngoài ra, mối quan hệ giữa khu công nghiệp và cộng đồng địa phương thường hạn chế, ít có sự tương tác và chia sẻ lợi ích
Các giải pháp xanh hóa các khu công nghiệp
1.3.1 Công nghệ xử lý ô nhiễm và quản lý chất thải
Công nghệ xử lý ô nhiễm và quản lý chất thải trong xanh hóa khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động môi trường và bảo vệ hệ sinh thái a) Công nghệ xử lý nước thải
Hệ thống xử lý sinh học: Sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải Các hệ thống này thường bao gồm xử lý bằng bể Aerotank, xử lý bùn hoạt tính, hoặc công nghệ màng lọc sinh học (MBR)
Lọc màng: Công nghệ này sử dụng màng siêu lọc (UF) và màng lọc ngược (RO) để loại bỏ các chất ô nhiễm nhỏ nhất trong nước thải công nghiệp b) Công nghệ xử lý khí thải
Hệ thống hấp thụ và hấp phụ: Khí thải được xử lý thông qua các hệ thống hấp thụ bằng dung dịch hoặc hấp phụ trên bề mặt của các vật liệu như than hoạt tính để loại bỏ các chất độc hại như CO2, SO2, NOx
Công nghệ lọc bụi tĩnh điện (ESP): Sử dụng điện tích để hút các hạt bụi từ dòng khí thải và giữ lại trên bề mặt các điện cực, giúp làm sạch không khí trước khi xả ra ngoài c) Công nghệ quản lý và tái chế chất thải rắn
Công nghệ tái chế chất thải rắn: Sử dụng các dây chuyền phân loại, nghiền, và tái chế chất thải rắn công nghiệp thành các sản phẩm tái sử dụng như vật liệu xây dựng, nhiên liệu hoặc nguyên liệu thô cho các ngành sản xuất khác Đốt chất thải sinh nhiệt: Công nghệ này đốt chất thải rắn không tái chế để sản xuất năng lượng dưới dạng nhiệt và điện Đây là phương pháp giúp giảm thiểu khối lượng chất thải đồng thời tận dụng nguồn năng lượng từ quá trình đốt
1.3.2 Ứng dụng năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo hay còn được biết đến là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn và chúng trái ngược với nhiên liệu hóa thạch Năng lượng tái tạo được tạo ra từ các nguồn hình thành liên tục và gần như là vô hạn như ánh sáng mặt trời, mưa, gió, thủy triều, Ứng dụng năng lượng tái tạo trong các khu công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để xanh hóa khu công nghiệp và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường a) Năng lượng mặt trời
Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà: Lắp đặt các tấm pin quang điện (PV) trên mái các nhà máy, xí nghiệp để sản xuất điện từ ánh sáng mặt trời Điện năng này có thể sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất, giảm phụ thuộc vào điện lưới Hệ thống pin mặt trời trên mái nhà và các tấm pin năng lượng mặt trời trên diện rộng giúp cung cấp năng lượng sạch cho các nhà máy b) Năng lượng gió
Trạm phát điện gió: Lắp đặt các tuabin gió trong khu vực có gió mạnh và ổn định để khai thác điện từ năng lượng gió Điện năng từ các trạm gió có thể được tích hợp vào hệ thống điện của khu công nghiệp, giúp giảm lượng điện mua từ bên ngoài Ứng dụng tuabin gió nhỏ: Trong các khu công nghiệp, các tuabin gió nhỏ có thể được lắp đặt tại các vị trí thích hợp để cung cấp năng lượng cho một số hoạt động nội bộ
Sử dụng địa nhiệt để làm mát hoặc sưởi ấm: Các hệ thống địa nhiệt có thể cung cấp năng lượng cho việc làm mát hoặc sưởi ấm các công trình công nghiệp, thay thế cho các hệ thống điều hòa không khí hoặc lò sưởi truyền thống, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải CO2
1.3.3 Các giải pháp quản lý và tiết kiệm năng lượng a) Sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng
Thiết bị và máy móc hiệu suất cao: Đầu tư vào các thiết bị sản xuất tiên tiến, tiết kiệm năng lượng hơn Ví dụ, sử dụng động cơ hiệu suất cao, máy nén khí biến tần, hoặc lò hơi sử dụng công nghệ tiết kiệm nhiệt Đèn LED và hệ thống chiếu sáng tự động: Thay thế hệ thống chiếu sáng truyền thống bằng đèn LED tiêu thụ ít năng lượng hơn, và áp dụng hệ thống điều khiển chiếu sáng tự động (bằng cảm biến chuyển động hoặc ánh sáng tự nhiên) để tránh lãng phí điện khi không cần thiết
Thiết bị điều hòa không khí và hệ thống HVAC: Sử dụng các thiết bị điều hòa không khí hiện đại với công nghệ biến tần và hệ thống thông gió tự động để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhu cầu thực tế, giảm tiêu hao năng lượng b) Hệ thống quản lý năng lượng thông minh (EMS)
Hệ thống quản lý năng lượng thông minh giúp theo dõi và phân tích chi tiết lượng tiêu thụ năng lượng của từng bộ phận trong khu công nghiệp Từ đó, doanh nghiệp có thể nhận diện các khu vực tiêu thụ năng lượng quá mức để điều chỉnh kịp thời EMS cho phép các nhà máy theo dõi và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng trong thời gian thực Hệ thống này giúp giảm thiểu tiêu thụ năng lượng không cần thiết, đồng thời đảm bảo các thiết bị hoạt động hiệu quả c) Cải thiện cơ sở hạ tầng và thiết kế nhà máy
Cải thiện cách nhiệt và thông gió: Tăng cường khả năng cách nhiệt cho nhà xưởng, văn phòng bằng cách sử dụng vật liệu cách nhiệt hiệu quả và thiết kế thông gió tự nhiên Điều này giúp giảm nhu cầu sử dụng năng lượng cho điều hòa nhiệt độ Điều này giảm thiểu đáng kể tiêu thụ năng lượng từ điều hòa không khí, đồng thời cải thiện môi trường làm việc cho công nhân
Thiết kế nhà máy xanh: Áp dụng các nguyên tắc thiết kế nhà máy xanh, tận dụng tối đa ánh sáng và gió tự nhiên, giảm sử dụng năng lượng cho chiếu sáng và điều hòa Việc thiết kế không gian làm việc hợp lý cũng giúp giảm lãng phí năng lượng
Thực trạng môi trường các khu công nghiệp ở Bắc Ninh
2.2.1 Ô nhiễm môi trường (Không khí, đất, nước…)
Tình hình ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp (KCN) ở Bắc Ninh đang diễn ra nghiêm trọng với số lượng lớn chất thải được xả thải hàng ngày Kết quả điều tra của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh cho thấy, tại KCN Tiên Sơn và Quế
Võ năm 2006, lượng chất thải công nghiệp là 453,5 tấn/ tháng và 156,42 m³, chất thải nguy hại 559 kg/tháng và 1.000 lít dầu thải các loại; chất thải sinh hoạt 288,8 tấn/ tháng và 196,62 m³/tháng Đến năm 2007, theo doanh nghiệp thống kê thì chất thải công nghiệp còn giá trị thương mại 1.614 kg/ngày; chất thải công nghiệp không còn giá trị thương mại tăng lên 9.364,5kg/ngày; chất thải nguy hại đạt 214,5kg/ngày và chất thải sinh hoạt 805 kg/ngày Điều này, thể hiện sự gia tăng đáng kể trong việc
21 phát thải công nghiệp, chứng minh áp lực lớn mà môi trường phải chịu do sự phát triển khu công nghiệp nhanh chóng a) Ô nhiễm môi trường nước
Cụm công nghiệp Phú Lâm với 30 doanh nghiệp tái chế giấy phát sinh khoảng 4.000 m³ nước thải mỗi ngày, chứa nhiều hóa chất nguy hại như phèn, sút, chất tẩy trắng, nhựa thông Mặt khác, ở khu công nghiệp Phong Khê, tính toán lượng nước sử dụng cho một ngày dây chuyền sản xuất giấy có công suất 4,5 tấn/ngày cần từ 70 đến 100 m³ nước và thải ra khoảng 50 đến 70 m³ nước thải Tổng lượng nước thải của khu công nghiệp Phong Khê và các hộ sản xuất giấy tại thông Dương Ổ trung bình khoảng 5.000 m³/ngày, Tổng cộng, hơn 20.000 m³ nước thải chưa qua xử lý từ các khu công nghiệp đổ thẳng ra các kênh rạch, sông ngòi, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt và môi trường sống xung quanh Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất được đổ ven đê sông Ngũ Huyện Khê, các khu vực đất trống (khối lượng tồn đọng khoảng trên 30.000 tấn; các cơ sở sản xuất xả nước thải khoảng trên 20.000 m³/ngày đêm không qua xử lý ra các kênh, cống rãnh, ao hồ, cầu, đồng ruộng xung quanh sau đó chảy ra sông Cầu gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước địa phương lân cận trong và ngoài tỉnh Báo cáo của Viện Tài nguyên và Môi trường cho thấy, các dòng sông chính chảy qua khu vực Bắc Ninh như sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu đang chịu áp lực lớn từ các nguồn nước thải công nghiệp Các chỉ số như COD (Nhu cầu oxy hóa học) và BOD (Nhu cầu oxy sinh hóa) trong nước đã vượt mức cho phép từ 2- 3 lần, khiến chất lượng nước bị suy giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ sinh thái và cộng đồng cư dân xung quanh
(Nguồn: Tạp chí môi trường)
Biểu đồ 2.1 Chất lượng môi trường nước định kỳ năm 2021 ở Bắc Ninh b) Ô nhiễm môi trường đất
Theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu, mức độ ô nhiễm môi trường đất vào năm 2015 và 2020 sẽ tăng từ 2- 3 lần so với giai đoạn 2006- 2007 So sánh thực tế, mức độ ô nhiễm này đã đúng như dự báo, với sự gia tăng mạnh mẽ lượng nước thải, chất thải rắn, và khí thải từ các hoạt động tại các khu công nghiệp Xu hướng phát triển công nghiệp và đô thị hoá ngày càng nhanh chóng đòi hỏi cần phải có những giải pháp mạnh mẽ hơn để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp Ô nhiễm đất cũng bắt nguồn từ nước thải, chất phế thải, khí thải, hóa chất bảo vệ thực vật và hoạt động khai thác khoáng sản Nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất ở các khu công nghiệp không qua xử lý xả trực tiếp vào môi trường làm ô nhiễm môi trường một số sông như Ngũ Huyện Khê, sông Ngụ… Những con sông này là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp Qua thời gian các chất gây ô nhiễm ngấm xuống đất và tích lũy dần trong cây trồng, gây ô nhiễm đất ảnh hưởng đến sức khỏe con người Trung bình mỗi năm chất thải rắn sinh hoạt tăng 10%, chất thải rắn công nghiệp tăng 15%, chất thải rắn y tế tăng 8% Việc xử lý rác thải hiện nay chủ yếu là chôn lấp, vẫn còn nhiều bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm môi trường đất Theo báo tài nguyên và môi trường, trung bình mỗi ngày KCN Yên Phong phát sinh khoảng 180- 200 tấn chất thải sinh hoạt, rác tồn đọng Theo kết quả điều
Cầu Song Thất Văn Môn Cầu Đào Xá
WQI (T1 năm 2021) WQI (T3 năm 2021) WQI (T4 năm 2021)WOI (T5 năm 2021) WQI (T7 năm 2021)
23 tra và phân tích của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường cho thấy hàm lượng Pb trong đất tại các KCN của tỉnh có 13/42 mẫu bị ô nhiễm, trong đó có 8 mẫu ô nhiễm nhẹ, 5 mẫu ô nhiễm nặng vượt qua quy chuẩn cho phép gấp 3 lần Trên sông Cầu, chỉ số Pb có 5/10 mẫu đất bị ô nhiễm, chỉ số Cu có 1/10 mẫu có dấu hiệu bị ô nhiễm
(Nguồn: Báo Tài Nguyên và Môi Trường)
Hình 2.1 Ô nhiễm môi trường đất tại KCN Yên Phong, Bắc Ninh c) Ô nhiễm không khí
Theo ông Hà Minh Họa, một số khu công nghiệp của Bắc Ninh, dù không nghiêm trọng như các tỉnh khác, song mức độ xả thải, gây ô nhiễm môi trường sống (đặc biệt ô nhiễm không khí) đối với người dân địa phương vẫn khá lo ngại Đặc biệt, người dân tại KCN Tiên Sơn đã và đang phải “sống mòn” với tình trạng ô nhiễm khí thải từ công ty Kingmo New Materials suốt hơn 2 năm qua, họ phải sống chung với mùi hôi thối nồng nặc, xả khói đen xì Từ năm 2011 đến nay, công ty này đã nhiều lần xả khí độc hại ra môi trường Cụ thể, theo kết quả các mẫu phân tích của thanh tra môi trường tỉnh cho thấy chỉ số axit clohydric dư trong khí thải của công ty Kingmo (thải ra trong quá trình sơ chế quặng kim loại) cao hơn 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép Mới nhất, tháng 10/2024, theo thống kê của báo Tài Nguyên và Môi trường, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại KCN Tiên Sơn là 134, cho thấy chất lượng không khí kém và có thể ảnh hưởng tới các nhóm nhạy cảm Nồng độ PM2.5 hiện tại là 5μg/m 3 , thấp hơn ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là
Biểu đồ 2.2 Chỉ số AQI (chất lượng không khí) KCN Quế Võ I, Bắc Ninh
2.2.2 Tình hình sử dụng tài nguyên và năng lượng
Hiện trạng sử dụng tài nguyên và năng lượng tại các khu công nghiệp (KCN) ở Bắc Ninh phản ánh những thách thức lớn trong việc đạt được sự phát triển bền vững Theo Báo cáo của Sở Công Thương Bắc Ninh năm 2023, các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tiêu thụ tổng cộng 6.500 triệu kWh Đây là mức tiêu thụ lớn, chiếm gần 70% tổng điện năng của toàn tỉnh, cho thấy vai trò quan trọng của khu công nghiệp trong nền kinh tế Bắc Ninh, nhưng đồng thời cũng đặt ra vấn đề về hiệu quả sử dụng năng lượng Cụ thể, ngành công nghiệp điện tử- vốn là ngành mũi nhọn của Bắc Ninh với sự hiện diện của các tập đoàn lớn như SamSung, Canon, và Foxconn- chiếm tới 60% lượng điện năng tiêu thụ trong các khu công nghiệp Đáng lưu ý, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành này chưa đầu tư đủ mạnh vào các hệ thống tiết kiệm năng lượng Theo báo cáo cho thấy, chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp như sử dụng hệ thống chiếu sáng LED hay hệ thống quản lý năng lượng tự động Điều này, dẫn đến sự lãng phí tài nguyên năng lượng, đặc biệt trong các hoạt động sản xuất quy mô lớn Năng lượng tái tạo, như năng
25 lượng mặt trời, mặc dù đã bắt đầu được quan tâm nhưng chỉ chiếm chưa đến 5% nguồn cung cấp năng lượng cho các khu công nghiệp ở Bắc Ninh
(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp)
Biểu đồ 2.3 Lượng điện tiêu thụ của một số KCN ở Bắc Ninh năm 2023
Việc tiêu thụ nước tại các khu công nghiệp cũng là vấn đề nghiêm trọng Các số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cho thấy, tổng lượng nước sử dụng trong năm 2023 tại các khu công nghiệp là khoảng 90 triệu m³ Trong đó, chỉ 25% nước thải được xử lý và tái sử dụng
Về sử dụng tài nguyên nhiên liệu, các KCN tại Bắc Ninh đang phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng không tái tạo, như than và khí đốt Theo thống kê, năm 2023 các khu công nghiệp đã tiêu thụ 1,5 triệu tấn than và 2,8 triệu m³ khí đốt, chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp sản xuất thép, xi măng và gạch xây dựng Mặc dù, Bắc ninh có tiềm năng lớn trong việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời do có nhiều khu vực bức xạ mặt trời cao, nhưng mức độ đầu tư vào các giải pháp này vẫn rất thấp Chỉ dưới 20% các doanh nghiệp có chiến lược đầu tư và phát triển năng lượng tái tạo Điều này một phần do chi phí ban đầu của các dự án năng lượng tái tạo còn cao, và doanh nghiệp chưa nhận thấy rõ lợi ích kinh tế dài hạn từ việc chuyển đổi sang nguồn năng lượng này Có thể thấy rằng, các khu công nghiệp Bắc Ninh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên một cách bền vững Việc tiêu thụ năng lượng, tài nguyên và xử lý chất
KCN Yên PhongKCN Quế VõKCN Tiên Sơn
26 thải hiện tại không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà còn để lại những tác động tiêu cực lâu dài tới môi trường
(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp)
Biểu đồ 2.4 Lượng tiêu thụ than và khí đốt các KCN ở Bắc Ninh năm 2023.
Đánh giá thực trạng các giải pháp xanh hóa các khu công nghiệp ở Bắc Ninh
2.3.1 Công nghệ xử lý ô nhiễm và quản lý chất thải
Trong những năm qua, các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp có những đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh Song, bên cạnh những mặt tích cực mang lại thì những hoạt động tiêu cực do hoạt động sản xuất, kinh doanh ở khu vực này đã và đang bộc lộ những vấn đề quan ngại cho cộng đồng, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp
Chính vì vậy, các KCN ở Bắc Ninh đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ xử lý chất thải, đặc biệt đã xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ Công trình xây dựng này đã được áp dụng tại KCN Thuận Thành, nhà máy xử lý được 600 tấn chất thải rắn mỗi ngày, điều này là một thành công rất lớn trong việc đóng góp, thúc đẩy KCN Thuận Thành bảo vệ môi trường, xử lý được lượng chất thải lớn một cách nhanh chóng, đồng thời nhà máy đốt rác phát điện công nghệ (xử lý chất thải rắn) của KCN Thuận Thành còn sản xuất 13,5 MW điện- đây cũng là một thành tựu lớn của công trình xây dựng nhà máy xử lý chất thải tại nơi đây bởi nhà máy được đầu
27 tư công nghệ xử lý của Nhật Bản, hoạt động theo nguyên lý đốt rác thải, thu hồi nhiệt năng để chuyển hóa thành điện năng
(Nguồn: Theo đài phát thanh và truyền hình Bắc Ninh)
Hình 2.2 Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao KCN Thuận Thành
Khu công nghiệp Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) đã áp dụng nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh học để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, nhất là khi nơi đây là trung tâm sản xuất lớn của các doanh nghiệp điện tử như Samsung Đầu tiên là công nghệ xử lý bằng bể Aerotank, bể Aerotank thích hợp cho việc xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao và có quy mô xử lý lớn, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp Nước thải từ khu công nghiệp Yên Phong được sục khí liên tục trong bể Aerotank, cung cấp oxy nuôi dưỡng các vi sinh vật hiếu khí Các vi sinh vật này phân hủy chất hữu cơ trong nước thải, biến chúng thành các chất ít gây hại hơn Công nghệ màng lọc sinh học (MBR) thường được sử dụng tại KCN Yên Phong để tái sử dụng nước sau xử lý cho các mục đích như tưới cây hoặc tái sử dụng trong công nghiệp, góp phần tiết kiệm tài nguyên nước Công nghệ MBR (Membrane Bioreactor) kết hợp giữa quá trình xử lý sinh học hiếu khí và hệ thống màng lọc để xử lý nước thải Hệ thống này giúp loại bỏ các chất rắn lơ lửng và vi sinh vật có hại, cho phép nước thải sau xử lý đạt chất lượng cao hơn so với các phương pháp truyền thống Và công nghệ xử lý bùn hoạt tính: Bùn hoạt tính được tái tuần hoàn vào hệ
28 thống để tăng cường hiệu quả xử lý nước thải, đặc biệt phần bùn dư từ nước thải sau xử lí sẽ được xử lý riêng như đưa vào nông nghiệp làm phân bón Bằng việc áp dụng ba công nghệ trên nhà kuhu công nghiệp xử lí nước thải Yên Phong đã giảm nồng độ chất ô nhiễm nồng độ COD (chất hữu cơ) trước và sau xử lý giảm từ 300 mg/L (năm
2020) xuống còn 50 mg/L (năm 2023) Số liệu về chi phí vận hành trước và sau khi áp dụng công nghệ mới lần lượt là 1 tỷ VNĐ/tháng (năm 2020) và 600 triệu VNĐ/tháng (năm 2023) tiết kiệm 400 triệu VNĐ/tháng và đã tiết kiệm được 400 triệu chi phí vận hành Các công nghệ hiện đại như MBR, bùn hoạt tính và Aerotank thường có hiệu suất xử lý cao hơn, giúp loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả hơn các chất ô nhiễm từ đây giảm thời gian và năng lượng tiêu tốn cho quy trình xử lý Công nghệ mới được thiết kế tối ưu hơn, giúp giảm lượng điện năng cần thiết cho các quá trình như khuấy trộn, bơm nước và cấp khí
Hình 2.3 Nhà máy xử lý nước thải KCN Yên Phong I mở rộng
Hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp Tiên Sơn (Tiên Du - Bắc Ninh) được xem là hệ thống xử lý nước thải đầu tiên với công nghệ xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính Cho nguồn nước đạt chuẩn kỹ thuật về độ an toàn môi trường tại Việt Nam Nguồn nước thải sinh hoạt và sản xuất sẽ được gom lại và xử
29 lý tại trạm xử lý nước thải chung trong khu công nghiệp với công suất 7.000 m 3 /ngày đêm (công suất xây dựng 4.000 m 3 /ngày đêm) Trong giai đoạn 1, KCN đã xây dựng một trạm xử lý nước ngầm 6.500m 3 /ngày, hệ thống bể nước điều hòa dung tích lớn và mạng lưới cấp nước nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các doanh nghiệp trong KCN Nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý tại trạm xử lý nước thải chung của KCN Chất thải rắn từ các nhà máy xí nghiệp được thu gom, phân loại trước khi chuyển về bãi thải để xử lý
Hình 2.4 Trạm xử lý nước thải giai đoạn 3 KCN Tiên Sơn
Hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Tiên Sơn được đầu tư hàng chục tỷ đồng, công suất 2.500m 3 /ngày/đêm Tại đây có hơn 100 doanh nghiệp đang hoạt động, mỗi ngày phát sinh khoảng hơn 3.000 m 3 nước thải Trong đó, hai doanh nghiệp có lượng nước thải lớn nhất là Công ty bia Việt Hà (700m 3 /ngày/đêm) và Công ty sữa Vinamilk (800m 3 /ngày/đêm) đã tự đầu tư hệ thống xử lý trực tiếp tại đơn vị mà không đi qua hệ thống xử lý tập trung Ngoài ra, có hơn 10 doanh nghiệp tách ra từ khu Tân Hồng- Hoàn Sơn để sáp nhập vào KCN Tiên Sơn thì hệ thống tiêu thoát nước vẫn bị tách rời, chưa được đấu nối vào hệ thống cống chung của cả khu
Vì vậy không thể thu gom nước thải của những doanh nghiệp này vào để xử lý
Hình 2.5 Trạm xử lý nước thải KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh
2.3.2 Ứng dụng năng lượng tái tạo
Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển hướng sang phát triển bền vững, Bắc Ninh đã chủ động triển khai các giải pháp năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời Tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và người dân đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, tạo ra nguồn năng lượng sạch đáng kể Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bắc Ninh, toàn tỉnh hiện có
493 tổ chức và cá nhân áp dụng mô hình điện mặt trời mái nhà với tổng công suất lắp đặt đạt 20.423 kWp, chiếm 0,6% tổng nguồn cung cấp điện năng của tỉnh Hệ thống điện mặt trời không chỉ giúp cung cấp một phần điện cho nhu cầu sử dụng tự dùng mà còn cho phép sản lượng dư thừa được bán cho ngành Điện Việc này không chỉ giảm chi phí điện năng cho các doanh nghiệp mà còn nâng cao tính bền vững của hoạt động sản xuất Hơn nữa, việc sử dụng năng lượng tái tạo còn giúp tiết kiệm năng lượng điện, giảm nhu cầu sử dụng năng lượng truyền thống và góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính
Khu công nghiệp (KCN) Eco – Smart Thuận Thành được định hướng là khu công nghiệp xanh và thông minh Tại đây, doanh nghiệp sẽ tái sử dụng nước thải làm nước tưới cây, cũng như tái sử dụng bùn thải không nguy hại Về tái sử dụng nước:
31 phấn đấu tái sử dụng 5%- 25% nước thải làm nước tưới cây, rửa đường đáp ứng 40%- 100% nhu cầu; tái sử dụng bùn thải không nguy hại với định lượng khoảng 406 kg/ngày, tương đương 40% tổng lượng bùn phát sinh với công suất 3.000 m 3 nước thải/ngày đêm KCN ứng dụng hệ thống chiếu sáng thông minh, sử dụng pin năng lượng mặt trời tập trung có công suất 0,5MW, đảm bảo 100% nhu cầu của hệ thống chiếu sáng, tối ưu hóa năng lượng tái tạo, hạn chế năng lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch Theo tính toán, các giải pháp xanh hóa sẽ giúp hấp thụ tối thiểu hơn 2.000 tấn carbon/năm trong những năm đầu, tương đương mức phát thải của gần 500 ô tô chạy xăng hàng năm
Hình 2.6 Tấm pin năng lượng mặt trời tại KCN Eco- Smart Thuận Thành,
Tại KCN Quế Võ, nhiều doanh nghiệp đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời để phục vụ nhu cầu sử dụng nội bộ và bán lại phần điện dư thừa cho ngành điện Các hệ thống điện mặt trời áp mái giúp giảm chi phí điện năng cho các doanh nghiệp Với công suất lắp đặt khoảng 1 MWp, thời gian hoàn vốn thường từ 4-7 năm, và vòng đời dự án lên đến gần 20 năm, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm Việc sử dụng điện mặt trời giúp giảm đáng kể lượng khí thải CO2 Hệ thống này không chỉ cung cấp năng lượng sạch mà còn góp phần giảm nhu cầu sử dụng
32 năng lượng truyền thống, từ đó giảm phát thải khí nhà kính Theo tính toán của các cơ quan chuyên môn cho thấy, giá trị tổng xạ mặt trời và điện năng phát từ tấm pin mặt trời trên địa bàn tỉnh có giá trị trung bình lần lượt là 1.329 kWh/m 2 /năm và 1.076 kWh/kWp/năm Trong đó, KCN Quế Võ có giá trị tổng bức xạ mặt trời và điện năng phát ra từ tấm pin mặt trời trung bình năm cao nhất là 1.340 kWh/m 2 /năm và 1.085 kWp/kWh/năm
Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh đã lắp đặt hàng ngàn tấm pin quang điện (PV) trên mái các nhà máy và xí nghiệp Hệ thống này tận dụng ánh sáng mặt trời để sản xuất điện, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống Tính đến năm
2023, tổng công suất hệ thống điện mặt trời tại VSIP Bắc Ninh đạt khoảng 30 MW
Hệ thống đã sản xuất khoảng 40 triệu kWh điện mỗi năm, đủ để cung cấp cho khoảng 10.000 hộ gia đình trong một năm
2.3.3 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng
Đánh giá thành công, tồn tại hạn chế của các biện pháp xanh hóa các
➢ Bắc Ninh đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ xử lý chất thải, với nhiều khu công nghiệp xây dựng nhà máy Đốt rác phát điện và hệ thống xử lý nước thải sinh học hiện đại KCN Thuận Thành đã xây dựng nhà máy đốt rác phát điện xử lý hàng trăm tấn chất rắn rắn mỗi ngày và sản xuất điện, giúp giảm ô nhiễm nhiễm đồng thời tạo ra năng lượng Tại KCN Yên Phong, các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến như bể bơi Aerotank và màng lọc sinh học MBR đã giúp xử lý nước thải hiệu quả, giảm thiểu đáng kể mức độ ô nhiễm khỏe mạnh Đây là những bước tiến quan trọng, góp phần giảm chất thải và bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp
➢ Các khu công nghiệp tại Bắc Ninh, như Yên Phong và Tiên Sơn, đã đầu tư mạnh mẽ về công nghệ xử lý nước thải, đặc biệt là các phương pháp xử lý sinh học tiên tiến như Aerotank, bùn hoạt tính, và màng lọc sinh học (MBR) Điều này đã giúp giảm đáng kể chất ô nhiễm nhiễm trong nước thải, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Các công nghệ tiên tiến không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn tiết kiệm chi phí vận hành và tài nguyên nước thông qua tái sử dụng
➢ Các khu công nghiệp tại Bắc Ninh đã không chỉ dừng lại ở việc giảm thiểu ô nhiễm bạch cầu còn tích cực hướng tới phát triển bền vững bằng cách sử dụng năng lực tái tạo chất lượng, giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường Việc phát triển các giải pháp xanh hóa, như lắp đặt hệ thống điện mặt trời ứng dụng và tái sử dụng chất thải, góp phần xây dựng một nền công nghiệp không hiệu quả mà vẫn thân thiện với môi trường Điều này giúp Bắc Ninh duy trì sức hút đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có tiêu chuẩn cao về bảo vệ môi trường
➢ Các giải pháp tiết kiệm năng lượng được phát triển tại nhiều doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí vận hành
Sự thành công của các giải pháp này không chỉ thể hiện ở việc tiết kiệm chi phí mà còn cải thiện hiệu suất sản xuất, bảo vệ môi trường và duy trì ổn định nguồn điện cho các công nghiệp Doanh nghiệp như Hòa Phát và Samsung đã áp dụng những công nghệ tiên tiến, minh chứng cho khả năng nâng cao năng suất hiệu quả mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững
2.4.2 Đánh giá tồn tại, hạn chế
Bắc Ninh là một trong những tỉnh công nghiệp phát triển nhanh nhất ở miền Bắc Việt Nam, với nhiều khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy kinh tế Tuy nhiên, dù có sự nỗ lực phát triển theo hướng bền vững, các biện pháp xanh hóa tại đây vẫn gặp nhiều thách thức và tồn tại
Thứ nhất, hạn chế về nhận thức và nhân lực Số doanh nghiệp, chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm bảo vệ môi trường Nhiều nơi thiếu sự am hiểu về quy định môi trường, dẫn đến việc tuân thủ còn hạn chế Các khu công nghiệp nhỏ hoặc chưa chuyển đổi sang mô hình xanh gặp nhiều khó khăn trong việc thiết lập hệ thống quản lý môi trường bài bản, gây ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách
Thứ hai, khó khăn về tài chính và hạ tầng Việc triển khai công nghệ thân thiện với môi trường đòi hỏi chi phí lớn, gây áp lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa – vốn chiếm tỷ lệ lớn trong các KCN Đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải hoặc năng lượng tái tạo không dễ thực hiện đồng loạt, đặc biệt với các doanh nghiệp có năng lực tài chính hạn chế Dù Bắc Ninh đã triển khai một số KCN sinh thái nhưng chưa tất cả các KCN trong tỉnh đều được quy hoạch hoặc vận hành theo tiêu chuẩn sinh thái Nhiều khu vực vẫn gặp khó trong kiểm soát ô nhiễm và xử lý nước thải Đặc biệt, KCN Gia Bình II, được định hướng phát triển thành khu công nghiệp sinh thái, nhưng việc triển khai gặp thách thức về chi phí Dù đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, việc mở rộng quy mô áp dụng năng lượng tái tạo gặp khó khăn do nhiều doanh nghiệp trong khu vực không đủ nguồn lực tài chính để đầu tư
Thứ ba, thực tế áp dụng công nghệ xanh và kiểm soát phát thải Mặc dù tỉnh Bắc Ninh khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tích cực đầu tư vào công nghệ này do chi phí và rủi ro đầu tư lớn Các KCN lớn như Yên Phong đã đạt một số thành tựu trong việc áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, nhưng không phải doanh nghiệp nào tại đây cũng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xử lý chất thải và phát thải khí nhà kính Hay
36 tập đoàn lớn như SamSung tại KCN Yên Phong là một doanh nghiệp tiên phong trong ứng dụng công nghệ xanh và giảm phát thải Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn trong khu này lại chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, dẫn đến việc quản lý môi trường gặp khó khăn Hệ thống giám sát chưa đủ mạnh để theo dõi toàn bộ các doanh nghiệp về hiệu quả kiểm soát phát thải
Thứ tư, chính sách hỗ trợ và khuyến khích còn chưa đủ mạnh Bắc Ninh đã bắt đầu xây dựng cơ chế tài chính xanh như phát hành trái phiếu xanh và tín dụng xanh, nhưng mức độ tiếp cận của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế Nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi hoặc không biết tận dụng các chính sách này Việc thực hiện các tiêu chuẩn xanh trong quy hoạch KCN chưa được theo dõi và đánh giá thường xuyên, dẫn đến nguy cơ một số dự án "xanh hóa" chỉ mang tính hình thức, chưa đạt hiệu quả thực tế Cụ thể như KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn gặp khó khăn trong chuyển đổi xanh vì các doanh nghiệp tại đây chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng xanh Họ cũng ít được hướng dẫn cụ thể về cách tận dụng chính sách ưu đãi Trong khi đó, các dự án “xanh hóa” ở một số nơi vẫn mang tính hình thức do thiếu giám sát chặt chẽ từ chính quyền địa phương
Chương 3 Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xanh hóa khu công nghiệp ở Bắc Ninh
Thứ nhất, hệ thống pháp lý Một trong những công cụ quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp trên toàn quốc nói chung và các khu công nghiệp ở Bắc Ninh nói riêng là tăng cường công cụ pháp lý Cần tăng cường công tác kiểm tra để xử lý kịp thời các doanh nghiệp không thực hiện theo đúng các cam kết về bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá về tác động của môi trường Đồng thời, tiếp tục bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn đầy đủ về Luật Bảo vệ môi trường
Thứ hai, tổ chức quản lý môi trường tại các khu công nghiệp ở Bắc Ninh
Hình thành một hệ thống tổ chức quản lý môi trường khu công nghiệp thống nhất, đồng bộ, phù hợp với hoạt động của khu công nghiệp, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp trung ương đến cấp địa phương Tỉnh Bắc Ninh cần bố trí các cán bộ chuyên trách chăm lo bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, trong từng doanh nghiệp khu công nghiệp Đồng thời, có một hệ thống quản lý theo ngành dọc thống nhất để có thể quản lý chặt chẽ hơn công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở, trong và ngoài khu công nghiệp
Thứ ba, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Để giải quyết vấn đề về môi trường của các khu công nghiệp, điều quan trọng là đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu được các quy định của pháp luật về môi trường, quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường Trước hết, cần đi sâu vào ý thức của nhiều chủ doanh nghiệp và chủ đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp Các chủ doanh nghiệp và chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN phải chú trọng gắn quy hoạch công nghiệp với quy hoạch môi trường và phải tính chung cho cả vùng của tỉnh Khi quy hoạch các KCN các chủ doanh nghiệp cần mời các nhà khoa học, chuyên gia tham gia ngay từ đầu và nhất thiết phải đưa ra được những phương án tối ưu về vấn đề môi trường
Thứ tư, hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bắc Ninh cần phối hợp với các Ban quản lý các KCN để tăng cường tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm tại các KCN để phần nào hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khi khó khăn về xử lý các chất thải làm ô nhiễm môi trường Tăng đầu tư và sử dụng hiệu quả đúng mục đích, hiệu quả từ các nguồn chi thường xuyên từ ngân sách của
38 tỉnh cho sự nghiệp môi trường của cả tỉnh nói chung và sự nghiệp môi trường đối với các KCN của tỉnh nói riêng