Theo Từ điển Luật học của Bộ Tư pháp 2006, “trách nhiệm dân sự” được hiểu là“trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luậtdân sự nhằm bù bắp về tổn t
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÁO CÁO HỌC PHẦN KINH TẾ BẢO HIỂM
Đề tài 8:
BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Nhóm thực hiện: 07 GVHD: Phạm Thị Thanh Hà
Đà Nẵng, 10/2022.
Trang 2MỤC LỤC
GIỚI THIỆU 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 3
1.1 Khái niệm trách nhiệm dân sự 3
1.2 Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự 4
1.3 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự 4
1.3.1 Bảo vệ bạn và gia đình khỏi những tổn thất nghiêm trọng 4
1.3.2 Bảo hiểm TNDS bắt buộc đối với các ngành nghề, hoạt động cụ thể 4
1.3.3 Giúp người được bảo hiểm thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội 5
1.5 Các sản phẩm bảo hiểm TNDS phổ biến hiện nay 5
CHƯƠNG II BẢO HIỂM BẮT BUỘC TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI HIỆN HÀNH 5
2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 5
2.1.1 Đối tượng áp dụng 5
2.1.2 Phạm vi bảo hiểm 6
2.2 Cơ sở bồi thường thiệt hại 6
2.3 Phí bảo hiểm 6
2.4 Mức trách nhiệm bảo hiểm 9
2.5 Quy trình xử lý khi xảy ra sự cố 9
2.6 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm 11
CHƯƠNG III NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC TRONG THỰC TIỄN CUỘC SỐNG 11
3.1 Xe máy cần những loại bảo hiểm nào khi ra đường để tránh bị phạt? 11
3.2 Tại sao tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô là bắt buộc? 12
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
1
Trang 3GIỚI THIỆU
Sự phát triển vô cùng chóng mặt của xã hội trên nhiều phương diện từ đời sống đến kinh tế đã tạo ra rất nhiều áp lực và cạnh tranh lên khả năng tài chính của mỗi cá nhân Với lưu lượng giao thông ngày càng tấp nập như hiện nay, hằng năm, số vụ tai nạn được ghi nhất ở những con số không hề thấp Và chính điều này đã tác động mạnh đến phúc lợi của mỗi cá nhân Vì vậy, bảo hiểm ra đời phần nào đó đã giúp những đối tượng được bảo hiểm tránh khỏi những tổn thất nghiêm trọng Một trong những vấn đề xã hội được quy định trong các văn bản pháp luật hiện nay là trách nhiệm dân sự Bài báo cáo dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu biết về bảo hiểm trách nhiệm dân sự, từ đó đi vào chi tiết loại bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới cũng như trả lời những câu hỏi thực tế xoay quanh loại bảo hiểm này trong đời sống
2
Trang 4NỘI DUNG CHƯƠNG I BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
1.1 Khái niệm trách nhiệm dân sự
Trước khi nghiên cứu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự, tác giả sẽ làm rõ khái nhiệm trách nhiệm dân sự
Theo Từ điển Luật học của Bộ Tư pháp (2006), “trách nhiệm dân sự” được hiểu là
“trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù bắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại” hay “những hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hay giám hộ)” 1
Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rằng: “Bên có có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ
thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền” 2 Tại Khoản 1, Điều 351 của Bộ
luật này giải thích rằng: “Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng
thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ” 3
Tương tự như vậy, theo các quy định Mục 4 Bộ luật dân sự 2015, nội hàm của thuật ngữ “trách nhiệm dân sự” được sử dụng để chỉ đến các giải pháp pháp lý như “bồi thường thiệt hại”, “tiếp tục thực hiện, “giao cho người khác thực hiện”, “chấm dứt thực hiện”,
“khôi phục tình trạng ban đầu” …
Như vậy từ những khái niệm được ghi chép trong từ điển và quy định, trách nhiệm dân sự có thể được định nghĩa như sau:
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản Theo đó, một bên có nghĩa vụ thực hiện các giải pháp pháp lý được đưa ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bên liên quan
Giải pháp pháp lý ở đây chính là hệ quả pháp lý xuất phát từ việc vi phạm pháp luật dân sự nhằm giải quyết tình trạng pháp lý bắt buộc mà bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu
Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
Người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu nghĩa vụ dân sự không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyền Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc quy định của pháp luật
Điểm phân biệt trách nhiệm dân sự với các loại trách nhiệm pháp lý khác là trách nhiệm dân sự mang tính tài sản Người chịu trách nhiệm dân sự có nghĩa vụ bồi thường, khắc phục những thiệt hại vật chất và phi vật chất (danh dự, tinh thần, thân thể…) cho người bị thiệt hại
1 Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý (2006) Từ điển Luật học, NXH Tư pháp
2 Khoản 1, Điều 351 Bộ luật dân sự 2015
3 Khoản 1, Điều 351 Bộ luật dân sự 2015
3
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Một vài ví dụ về trách nhiệm dân sự để thấy rằng loại trách nhiệm này không hề xa lạ
mà luôn hiện diện trong hầu hết các hoạt động hằng ngày:
Lái xe vô tình gây tai nạn, khiến người khác bị thương, xe của họ bị hỏng
Thiết bị của một doanh nghiệp sản xuất ra bị lỗi, không sử dụng được hoặc gây thương tích cho người sử dụng
Một nhân viên sơ ý làm lộ thông tin dự án mới, gây thiệt hại cho công ty và đối tác…
Đối với lĩnh vực bảo hiểm, "trách nhiệm dân sự" trong hợp đồng bảo hiểm được hiểu hẹp hơn là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên thứ ba do sự kiện bảo hiểm xảy ra Đây là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong bộ luật dân sự, theo đó, người được bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ ba những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài sản thuộc sở hữu của chính mình
1.2 Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của tổ chức, cá nhân đối với người thứ ba khi xảy ra rủi ro Trách nhiệm dân sự này liên quan đến việc bồi thường thiệt hại về thương tích hoặc bệnh tật cho bên thứ ba hoặc thiệt hại về tài sản của bên thứ ba, do người được bảo hiểm gây ra
Theo đó, công ty bảo hiểm sẽ thực hiện thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm theo cách thức được quy định trong hợp đồng bảo hiểm đối với các khoản chi phí (bao gồm cả chi phí hợp đồng, phí và lệ phí hợp pháp của nguyên đơn) liên quan đến trách nhiệm dân sự do những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba và tài sản của họ Mức bồi thường phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm
đã ký kết
Như vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại bảo hiểm phi thân nhọ Đơn vị bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm thanh toán bảo hiểm, trong thời hạn bảo hiểm, khi và chỉ khi người thứ ba yêu cầu người có trách nhiệm dân sự được bảo hiểm bồi thường thiệt hại Đối tượng thụ hưởng trực tiếp là bên thứ ba bị thiệt hại, nhưng người được bảo vệ khỏi các truy tố pháp lý là người được bảo hiểm Ngoài ra, nếu phát sinh sự kiện bảo hiểm có liên quan đến lỗi của người tham gia bảo hiểm, căn cứ vào mức độ lỗi, công ty bảo hiểm
sẽ từ chối hoặc chi trả toàn bộ tiền bảo hiểm
1.3 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự
1.3.1 Bảo vệ bạn và gia đình khỏi những tổn thất nghiêm trọng
Bất kể khi nào trách nhiệm dân sự phát sinh thì bên có lỗi luôn phải dùng tài sản của chính mình để đền bù cho phía bị hại Nếu chẳng may, thiệt hại xảy ra quá lớn sẽ gây ra
sự thâm hụt đáng kể, thậm chí là kiệt quệ cho kinh tế của người chịu trách nhiệm và người thân của họ Nếu không chu toàn trách nhiệm đền bù, người gây ra lỗi có thể sẽ phải đối mặt với kiện tụng, án phạt
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự giúp người được bảo hiểm thực hiện trách nhiệm của mình trước pháp luật, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng lên kinh tế và đời sống của cá nhân và gia đình
1.3.2 Bảo hiểm TNDS bắt buộc đối với các ngành nghề, hoạt động cụ thể
4
Trang 6Vì tổn thất, thiệt hại thường không thể lường trước được, bạn có thể cần tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc nếu làm việc trong một số ngành nghề, hoạt động
có đặc thù rủi ro riêng
Ví dụ, chủ phương tiện giao thông phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới để đề phòng tình huống xe của họ gây tai nạn Bảo hiểm vay trả góp là một loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc mà một số ngân hàng yêu cầu nếu bạn muốn vay tiền từ ngân hàng đó để mua nhà, mua xe…
1.3.3 Giúp người được bảo hiểm thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự giúp người bị hại được đền bù thỏa đáng, không phải thiệt thòi vì những lỗi không xuất phát từ bản thân họ Với sự hỗ trợ của bảo hiểm, người gây ra lỗi có thể yên tâm tìm ra cách giải quyết, không nghĩ đến những ý định tiêu cực để trốn tránh, thoái thác trách nhiệm
Như vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự giúp bảo vệ cộng đồng Tham gia bảo hiểm
để phòng ngừa cho những tình huống ngoài ý muốn là một việc làm thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng của người tham gia
Tóm lại, cuộc sống luôn tiềm ẩn rủi ro không thể lường trước Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự là giải pháp tài chính hiệu quả, giúp bạn chủ động bảo vệ tài sản và bản thân đồng thời thể hiện trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng
1.5 Các sản phẩm bảo hiểm TNDS phổ biến hiện nay
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có nhiều loại sản phẩm, phổ biến hiện nay đó là:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với hàng hoá vận chuyển;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu lao động;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ vật nuôi;
…
CHƯƠNG II BẢO HIỂM BẮT BUỘC TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI HIỆN HÀNH
2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
2.1.1 Đối tượng áp dụng
Theo điều 2 Nghị định số 03/2021/ND-CP, đối tượng áp dụng với loại hình bảo hiểm này bao gồm:
Chủ xe cơ giới tham gia giao thông và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Như vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm là chủ xe cơ giới, cần lưu ý là không được tham gia 2 hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự trở lên cho cùng 1 xe Tuy nhiên, chủ phương tiện có thể thoả thuận tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện nếu có nhu cầu
5
Trang 72.1.2 Phạm vi bảo hiểm
Công ty bảo hiểm sẽ thanh toán các khoản thiệt hại cho bên thứ ba Bao gồm thiệt hại
về người, tính mạng, tài sản Đối với xe kinh doanh vận tải sẽ cộng thêm thiệt hại về thân thể của hành khách do xe cơ giới gây ra
2.2 Cơ sở bồi thường thiệt hại
Đơn vị bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm thanh toán bảo hiểm, trong thời hạn bảo hiểm, khi và chỉ khi người thứ ba yêu cầu người có trách nhiệm dân sự được bảo hiểm bồi thường thiệt hại Nếu phát sinh sự kiện bảo hiểm có liên quan đến lỗi của người tham gia bảo hiểm, căn cứ vào mức độ lỗi, công ty bảo hiểm sẽ từ chối hoặc chi trả toàn bộ tiền bảo hiểm
Những trường hợp sẽ không được công ty bảo hiểm thanh toán nếu:
- Bên thứ ba cố tình gây thêm thiệt hại tai nạn
- Lái xe cố ý bỏ chạy sau khi gây tai nạn
- Tài xế ô tô không có giấy phép lái xe hợp lệ
- Hậu quả gián tiếp như hỏng nhà cửa, cây cối, tài sản bị mất cắp trong tai nạn Bảo hiểm sẽ chỉ chi trả bồi thường cho bên thứ ba, không bao gồm thiệt hại cho chính chiếc xe hay người ngồi trên xe ô tô được mua bảo hiểm Mức bồi thường cụ thể còn tùy thuộc vào lỗi của chủ phương tiện
2.3 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Đây được xem là nguồn thu của các doanh nghiệp bảo hiểm Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền hoặc bồi thường bảo hiểm cho bên được bảo hiểm Căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng phí bảo hiểm; mức tăng phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định Như vậy, theo Nghị định mới về Bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí bảo hiểm có thể có sự khác nhau giữa các công ty bảo hiểm Phí bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan như năng lực bảo hiểm và cả yếu tố khách quan như mức độ lái xe an toàn của người được bảo hiểm Theo Thông tư số 04/2021/TT-BTC từ ngày 01/3/2021, phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới áp dụng như sau:
I Mô tô 2 bánh
III Xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe cơ
giới tương tự
6
Trang 82 Các loại xe còn lại 290.000
IV Xe ô tô không kinh doanh vận tải
V Xe ô tô kinh doanh vận tải
VI Xe ô tô chở hàng (xe tải)
7
Trang 93 Trên 8 đến 15 tấn 2.746.000
Hình 2.1 Phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 4
Ngoài ra, Thông tư số 04/2021/TT-BTC cũng quy định phí bảo hiểm trong một số trường hợp khác Trong đó, phí bảo hiểm đối với xe tập lái tính bằng 120% của phí xe cùng chủng loại với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe ô tô chở hàng nêu trên Phí bảo hiểm của xe Taxi tính bằng 170% của phí xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi Phí bảo hiểm của xe cứu thương được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) kinh doanh vận tải Phí bảo hiểm của xe chở tiền được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe ô tô không kinh doanh vận tải dưới 6 chỗ ngồi Đối với các loại xe ô tô chuyên dùng khác có quy định trọng tải thiết kế, phí bảo hiểm được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải; trường hợp xe không quy định trọng tải thiết kế, phí bảo hiểm bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng
có trọng tải dưới 3 tấn
Phí bảo hiểm đối với xe đầu kéo rơ-moóc tính bằng 150% của phí xe trọng tải trên 15 tấn Phí bảo hiểm của xe đầu kéo rơ-moóc là phí của cả đầu kéo và rơ moóc Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng, phí bảo hiểm tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng dưới 3 tấn (phí bảo hiểm của máy kéo là phí của cả máy kéo và rơ moóc) Phí bảo hiểm đối với xe buýt tính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ ngồi
Theo quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-BTC, phí bảo hiểm nêu trên chưa bao gồm 10% thuế Giá trị gia tăng
2.4 Mức trách nhiệm bảo hiểm
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại
Căn cứ chi phí thực tế về giá dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc y tế và chi phí khắc phục thiệt hại đối với tài sản Bộ Tài chính quy định mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Tại Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTC quy định mức trách nhiệm bảo hiểm như sau:
a Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây
ra là một trăm năm mươi (150) triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn
b Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản:
- Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe
có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là năm mươi (50) triệu đồng trong một vụ tai nạn
4 Thông tư số: 04/2021/TT-BTC về Quy định chi tiết một số điều của nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/01/2021 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới (2021)
8
Trang 10- Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là một trăm (100) triệu đồng trong một vụ tai nạn
2.5 Quy trình xử lý khi xảy ra sự cố
Căn cứ Điều 12, Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, để nhận được tiền bồi thường bảo hiểm của xe cơ giới, khi xảy ra tai nạn, người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cần tiến hành những việc sau:
Bước 1: Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về vụ tai nạn
Thời hạn: 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng)
Hình thức: Bằng văn bản hoặc hình thức điện tử (Theo khoản 2 điều 16)
Bước 2: Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giám định tổn thất
Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan (Theo khoản
1 điều 12)
Bước 3: Nhận tạm ứng bồi thường bảo hiểm (chỉ áp dụng với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng)
1 Thời hạn được trả tiền tạm ứng: Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo về vụ tai nạn
2 Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong
50% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu
3 Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định trường hợp tử vong
10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu (Theo khoản 2 điều 14)
Bước 4: Nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm
Thời hạn yêu cầu bồi thường
Theo khoản 1 điều 16, thời hạn yêu cầu bồi thường là 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật
Hồ sơ cần chuẩn bị
Căn cứ Điều 15 Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm và các bên có liên quan để thu thập 01 bộ hồ sơ bồi thường bảo hiểm gồm:
- Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe (Bản sao công chứng hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp:
+ Giấy đăng ký xe (hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời
9