1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO HỌC PHẦN KINH TẾ SỐ Chủ đề Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế

33 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
Tác giả Chu Thị Khánh Huyền, Phạm Ánh Tuyết, Nguyễn Văn Hoàng, Phạm Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Mai
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Khoa
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Báo cáo học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 5,41 MB

Nội dung

Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần về việc sửdụng công nghệ, mà còn liên quan đến việc thay đổi cách thức làm việc, tư duy vàquản lý trong ngành y tế.Bài báo cáo này sẽ tập trung vào việc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ

BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

3 Lớp: Quản trị kinh doanh 1

4 Giảng viên: ThS Nguyễn Văn Khoa

Hà Nội, 202

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iii

MỞ ĐẦU 1

1 Tổng quan về chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế 2

1.1 Đặt vấn đề 2

1.2 Khái niệm 2

1.3 Các ứng dụng công nghệ số phổ biến trong lĩnh vực y tế 3

1.4 Ý nghĩa của việc áp dụng công nghệ số trong y tế 3

2 Tình hình chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam 4

2.1 Tình hình chuyển đổi số trong y tế trên thế giới 4

2.2 Tình hình chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam 6

3 Các công nghệ y tế số đáng chú ý tại Việt Nam 8

3.1 Hồ sơ bệnh án điện tử (Electronic Medical Records - EMR) 8

3.2 Telemedicine and telehealth (Khám từ xa và chăm sóc sức khỏe từ xa) 10

3.3 Ứng dụng công nghệ di động y tế ( mobile health) 13

3.4 Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và dự đoán bệnh 14

3.5 Ứng dụng của Internet of Things (IoT) trong y tế 15

4 Lợi ích và Tác động của chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam 16

5 Cơ hội và thách thức 18

5.1 Các cơ hội mà chuyển đổi số mang lại cho ngành y tế Việt Nam: 18

5.2 Thách thức mà ngành y tế tại Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện chuyển đổi số 18

5.3 Ví dụ nổi bật về chuyển đổi số trong ngành y tế tại Việt Nam: 19

6 Đề xuất và khuyến nghị 23

6.1 Phát triển Chính phủ trong lĩnh vực y tế: 23

6.2 Phát triển Xã hội trong lĩnh vực y tế: 23

6.3 Tổng kết và các nhiệm vụ cụ thể đề xuất: 24

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tên 2

Bảng 1.2 Tên bảng 2

Bảng 2.1 3

Bảng 2.2 3

Trang 4

DANH MỤC HÌNHHình 1.1 Tên hình 3

Trang 5

MỞ ĐẦUTrong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, việc áp dụng chuyển đổi sốtrong lĩnh vực y tế đang trở thành một điểm nổi bật quan trọng, tạo ra cơ hội lớn đểcải thiện hệ thống y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo ra sự kết nối thông tinhiệu quả giữa các bên liên quan Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần về việc sửdụng công nghệ, mà còn liên quan đến việc thay đổi cách thức làm việc, tư duy vàquản lý trong ngành y tế.

Bài báo cáo này sẽ tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích sâu hơn về tác độngcủa chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, từ việc quản lý hồ sơ bệnh nhân đến cải thiệnquy trình điều trị và dịch vụ chăm sóc sức khỏe Chúng tôi sẽ xem xét những ứngdụng thực tế của công nghệ số trong ngành y tế, đánh giá lợi ích mà chúng mang lạicũng như những thách thức mà cần vượt qua

Bằng việc tập trung vào các khía cạnh cụ thể của chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế,bài báo cáo này hy vọng sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện và chi tiết về vai trò và tiềmnăng của công nghệ số trong nâng cao chất lượng dịch vụ y tế Chúng tôi cũng sẽ đềxuất các hướng phát triển và giải pháp để khai thác tối đa lợi ích của chuyển đổi số,

từ việc tạo ra hệ thống thông tin y tế liên kết đến việc cải thiện quy trình chăm sócbệnh nhân và tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế

Hy vọng rằng thông qua bài báo cáo này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá và hiểu

rõ hơn về cách mà chuyển đổi số đang thay đổi cách thức hoạt động của ngành y tế,

và từ đó, đưa ra những định hướng và giải pháp hữu ích để tận dụng tối đa tiềmnăng của công nghệ số trong việc cải thiện sức khỏe và chăm sóc y tế cho cộngđồng

Trang 6

1 Tổng quan về chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế

1.1 Đặt vấn đề

- Sức khỏe là nền tảng của thành tựu, sự hài lòng, hạnh phúc của mỗi cá nhân, giađình và xã hội (Lupton, 2017) Do sự tác động của các vấn đề nghiêm trọng nhưđói nghèo, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, mà sức khỏe của người dânchính là mối quan tâm được đặt lên hàng đầu

- Công cuộc chuyển đổi số trên khắp các lĩnh vực và khắp các quốc gia đang diễn

ra rất mạnh mẽ, trong đó vấn đề về chăm sóc sức khỏe ngày càng quan trọnghơn khi được đặt trong bối cảnh với những thay đổi mang tính cách mạng đó.Theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện và phát triển

hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của thủ tướng chính phủ đã phêduyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đếnnăm 2030”, theo đó thấy được kỳ vọng, sự quan tâm lớn của Nhà nước đối vớihoạt động chăm sóc sức khỏe toàn dân và y tế là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầutrong tám lĩnh vực thực hiện chuyển đổi số

- Bộ Y tế đã đưa ra quyết định số 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 về “Phê duyệtchương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, chỉ

ra các mục tiêu về phát triển Chính phủ số trong y tế, duy trì phát triển xã hộitrong y tế, duy trì các chi tiêu trong phòng và chăm sóc sức khỏe, và chuyển đổi

số trong khám, chữa bệnh

1.2 Khái niệm

- Chuyển đổi số là quá trình áp dụng các công nghệ đột phá để tăng năng suất, tạogiá trị và gia tăng phúc lợi xã hội (Ebert và Duarte, 2018) Chăm sóc sức khỏebao gồm tất cả các dịch vụ được cung cấp nhằm duy trì và bảo vệ sức khỏe thểchất và tinh thần của con người, và là một trong những ngành quan trọng xuấthiện chuyển đổi số (Marques và Ferreira, 2020)

- Chuyển đổi số trong y tế là việc sử dụng các công nghệ và giải pháp kỹ thuật số

để cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân, hợp lý hóa các hoạt động và giúp dịch

vụ chăm sóc bệnh nhân theo yêu cầu dễ tiếp cận và tiết kiệm hơn Chuyển đổi sốngành y tế cũng bao gồm việc sử dụng toàn diện những ứng dụng công nghệ

Trang 7

thông tin để nâng cao hoạt động khám chữa bệnh, quản lý vận hành hệ thốngtrang thiết bị y tế cũng như quản lý nhân sự của các doanh nghiệp trong lĩnh vực

y dược, phòng khám và bệnh viện

1.3 Các ứng dụng công nghệ số phổ biến trong lĩnh vực y tế

- Hồ sơ y tế điện tử (Electronic Health Records - EHR): Hồ sơ y tế điện tử chophép lưu trữ, quản lý và chia sẻ thông tin y tế của bệnh nhân dưới dạng điện tử,tăng tính hiệu quả và giảm sai sót trong quản lý hồ sơ bệnh nhân

- Telehealth và Telemedicine: Telehealth cho phép khám bệnh và tư vấn y tế từ xathông qua video cuộc gọi, điện thoại và ứng dụng di động Phương pháp nàygiúp bệnh nhân tiếp cận dịch vụ y tế một cách thuận tiện

- Internet of Things (IoT) trong y tế: Liên kết các thiết bị y tế với internet để thuthập dữ liệu sức khỏe Các thiết bị đo huyết áp thông minh, đồng hồ y tế và cảmbiến sức khỏe giúp theo dõi và quản lý sức khỏe cá nhân

- Máy học (Machine Learning) và Trí tuệ nhân tạo (AI): Machine Learning và AIđược sử dụng để phân tích dữ liệu y tế phức tạp, hỗ trợ chẩn đoán, dự đoán xuhướng dịch bệnh và tạo ra giải pháp điều trị cá nhân hóa

- Ứng dụng công nghệ di động y tế: Ứng dụng di động cho phép bệnh nhân quản

lý sức khỏe, đặt lịch hẹn và nhận thông tin về dược phẩm hoặc hẹn tái khám

- Blockchain trong y tế: Blockchain được sử dụng để bảo vệ thông tin y tế và đảmbảo tính bảo mật trong việc chia sẻ dữ liệu bệnh nhân

- Công nghệ thực tế ảo tăng cường (VR-AR): được ứng dụng rộng rãi trong cáclĩnh vực như phẫu thuật, chẩn đoán phục hồi chức năng…

1.4 Ý nghĩa của việc áp dụng công nghệ số trong y tế

 Ngành y tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của toàn xã hội vàđang được các cấp chính quyền ưu tiên quan tâm, khuyến khích đẩy mạnhchuyển đổi số Kế hoạch chuyển đổi được xây dựng để đảm bảo kiểm soát, quản

lý về mặt tiến độ, ngân sách triển khai cũng như kết quả thực hiện cho từng giaiđoạn giúp mang lại nhiều lợi ích cho toàn cầu

1.4.1 Đối với người dân

- Thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,tương tác dễ dàng với các nhân viên y tế để phản ánh và nhận hướng dẫn, cũng

Trang 8

như quản lý sức khỏe cá nhân thông qua kết nối và liên thông các dữ liệu sứckhỏe với các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Việc chuyển đổi giúp cải thiện tính cá nhân hóa trong chăm sóc sức khỏe củangười dân, mục tiêu cuối cùng là đảm bảo mỗi người dân đều sở hữu hồ sơ sứckhỏe điện tử

1.4.2 Đối với nhân viên y tế

- Các bác sĩ dễ dàng tiếp cận các kiến thức và kỹ thuật y học mới nhất, giúp nângcao chất lượng, sự an toàn cho bệnh nhân đồng thời giảm thiểu nguy cơ sai sóttrong các quy trình chuẩn đoán, khám chữa bệnh, đảm bảo sự chính xác và tincậy trong quản lý thông tin y tế

- Thông qua hệ thống quản lý thông tin y tế mà thông tin của bệnh nhân có thể dễdàng chia sẻ giữa các bác sĩ tạo điều kiện cho sự kết nối, tương tác giữa cácchuyên gia y tế, các cơ sở khám chữa bệnh trở nên hiệu quả hơn

1.4.3 Đối với nhà quản lý

- Nhờ sự ứng dụng của công nghệ số, nhà quản lý y tế có thể triển khai nhanhchóng công tác điều phối, giám sát, cảnh báo và dự báo về các vấn đề liên quanđến sức khỏe của người dân

- Giúp tăng cường khả năng phát hiện và đối phó với các vấn đề sức khỏe cộngđồng một cách nhanh chóng, chính xác

- Chuyển đổi số cũng cải cách thủ tục hành chính phức tạp của ngành y tế, cungcấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuận tiện hơn cho người dân giúp tăng cường sựtiếp cận và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ y tế

- Tóm lại, chuyển đổi số đại diện cho thế hệ y tế đương đại, thúc đẩy những cơhội bình đẳng trong việc giúp người dân tiếp cận những dịch vụ và kiến thứcquan trọng Ngoài ra, sự đổi mới và tân tiến cũng đem lại lợi nhuận cho doanhnghiệp và nhà cung cấp, mà quan trọng hơn chính là mang lại nhiều lợi ích xãhội

2 Tình hình chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam

2.1 Tình hình chuyển đổi số trong y tế trên thế giới

- Chuyển đổi số trong y tế đang trở thành một xu hướng toàn cầu, các quốc giađang đầu tư nhiều hơn vào công nghệ thông tin và các giải pháp số hóa trong y

Trang 9

tế để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân cũng như giảm chiphí Theo S&P Global Market Intelligence, chăm sóc sức khỏe là ngành thu hútđầu tư lớn thứ ba trên thế giới với 60,72 tỷ USD trong năm 2020 Trong đó, cáclĩnh vực chăm sóc sức khỏe thu hút đầu tư lớn nhất đều liên quan đến công nghệ

- Các hướng nghiên cứu về chuyển đổi số trong ngành y tế tập trung theo hai khíacạnh chính đó là chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh và chuyển đổi sốtrong công tác quản trị y tế Các doanh nghiệp và chuyên gia trên thế giới đặcbiệt quan tâm đến việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong công tác khámchữa bệnh với tỷ lệ hơn 80% tổng số các sáng chế về ứng dụng công nghệchuyển đổi số trong ngành y tế

- Các quốc gia đang thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành y tế vô cùngnhanh chóng và mạnh mẽ như Anh, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức…

đã đem lại nhiều thành tựu với các ứng dụng công nghệ y tế số

- Mỹ là quốc gia dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo trong y tế (1965), với nềntảng nghiên cứu y khoa mạnh mẽ và chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo hiệuquả Mỹ có nhiều trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới, cũng lànơi tập trung nhiều công ty công nghệ y tế lớn, dẫn đầu về phát triển các sảnphẩm và dịch vụ y tế mới Một số thành tựu đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tếnổi bật của Mỹ như: Phát triển vắc-xin COVID-19 hiệu quả chỉ trong thời gianngắn kỷ lục; Phát triển các loại thuốc mới để điều trị các bệnh nan y như ungthư, Alzheimer, và Parkinson; Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để cảithiện chẩn đoán và điều trị bệnh; Phát triển các thiết bị y tế mới, giúp chẩn đoán

và điều trị bệnh hiệu quả hơn…

- Một số thành tựu đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế nổi bật của Anh như:Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tuyến, giúp người dân dễ dàng tiếp

Trang 10

cận với dịch vụ y tế; Phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện chẩnđoán và điều trị; Cung cấp dịch vụ xét nghiệm gen cho người dân, giúp họ hiểu

rõ hơn về sức khỏe của bản thân,…

2.2 Tình hình chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam

- Trên thực tế, chính phủ Việt Nam, các cơ quan nhà nước, các ban lãnh đạo vàcác cơ sở y tế đều đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong quản lý

và chuyên môn y khoa để đảm bảo sức khỏe của người dân được chăm sóc mộtcách tốt nhất Bốn lĩnh vực chính - Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sócsức khỏe, Chuyển đổi số y tế trong khám chữa bệnh, Chuyển đổi số trong quảntrị y tế và Hội thảo chuyên đề quốc tế trực tuyến – trở thành 4 trụ cột phát triểntrong chương trình Chuyển đổi số y tế quốc gia của Việt Nam Chi tiêu cho lĩnhvực này được dự đoán sẽ tăng từ 15,6 tỷ USD năm 2018 (chiếm 6,5% GDP -một trong những mức cao nhất so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN)lên 42,9 tỷ USD vào năm 2028, một sự tăng trưởng đáng kể Điều này tươngđương với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 11% trong 10 năm Ngoài

ra, chi tiêu bình quân đầu người cho chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ tăng lên 408USD/ năm vào năm 2028, gấp ba lần so với mức 141 USD/ năm năm 2018

- Chuyển đổi số lĩnh vực y tế tại Việt Nam đã có “bước nhảy” vượt trội trong đạidịch COVID-19 năm 2020 Nhờ khả năng ứng phó, chống chịu linh hoạt vàvững vàng, hệ thống y tế Việt Nam đã tạo nên thành công khiến cả thế giớingưỡng mộ Các ứng dụng công nghệ đã được triển khai nhanh chóng và phủsóng rộng rãi tới người dân toàn quốc, ví dụ như Khai báo y tế NCOVI, PCCOVID; Truy vết nguồn lây Bluezone; Khám chữa bệnh qua internet, “Chấtxúc tác” khiến ngành y tế đã chứng kiến một vài kết quả khích lệ trong giai đoạnđầu của quá trình chuyển đổi số: 100% bệnh viện triển khai tin học hóa, số hóadịch vụ khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện hết năm 2019, 99,5% cơ sở y tếtrên toàn quốc đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của bảo hiểm xã hộitrong 2 năm, 1500 cơ sở y tế sử dụng nền tảng khám chữa bệnh kết nối từ xa…

- Tuy vậy hiện nay quá trình số hóa tại các bệnh viện ở Việt Nam còn rời rạc, nhỏ

lẻ (chỉ 7% tổ chức y tế đã thực hiện quy trình chuyển đổi số toàn diện) và chỉđược thực hiện chủ yếu ở các bệnh viện công tuyến trung ương và bệnh viện tưnhân ở các đô thị loại I: chỉ có chưa đến 30 bệnh viện trên tổng số hơn 12.000 cơ

Trang 11

sở y tế công lập trên toàn quốc có bệnh án điện tử Những nhà cung cấp dịch vụchăm sóc sức khỏe có khả năng tài chính và kỹ thuật hạn hẹp nên mức độ sẵnsàng và chấp nhận ứng dụng y tế số là thấp Nhìn chung, sự kết nối giữa các bộphận còn hạn chế, đôi khi các bác sĩ, y tá không thể truy cập thông tin bệnh nhânđược lưu trữ: báo cáo “Toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021” đã nhậnđịnh nguồn dữ liệu lớn xuất phát từ các bệnh viện, phòng khám rất đa dạng, baogồm dữ liệu cá nhân, các thông số bệnh tật, ghi chú lâm sàng, hình ảnh chẩnđoán, dữ liệu dịch tễ học và hành vi người bệnh nhưng các hệ thống này khôngtuân theo bất kỳ tiêu chuẩn kết nối nào gây khó khăn cho việc tích hợp và liênkết dữ liệu y tế, các bệnh viện và hệ thống công nghệ thông tin y tế vẫn chưa thểchia sẻ dữ liệu với nhau vì lý do liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin, hồ sơsức khỏe cũng như việc sử dụng những giải pháp, phần mềm khác nhau Ngoài

ra, bệnh án của bệnh nhân, thiết bị và dụng cụ y tế, hệ thống thông tin bệnh viện,phòng thí nghiệm cũng chưa đạt yêu cầu: một số bệnh viện có hạ tầng công nghệthông tin chưa đáp ứng đúng với quy mô và còn lạc hậu Hạ tầng công nghệthông tin ngành y tế cấp cơ sở, các hệ thống vận hành công nghệ thông tin cùngchung tình trạng không được tính toán trước cho nhu cầu ứng dụng dài hạn Một

số bệnh viện mặc dù có đầu tư thiết bị và đường truyền dự phòng, tuy nhiên,không đảm bảo khả năng dự phòng tự động, phải thao tác thủ công mất nhiềuthời gian Người bệnh ở Việt Nam cũng phải đối mặt với một số vấn đề trongquá trình chăm sóc sức khỏe như là khả năng tiếp cận dịch vụ, chất lượng chođến trải nghiệm trong sóc tổng thể: thời gian chờ đợi tại các bệnh viện quá tải,thiếu nguồn nhân lực y bác sĩ có tay nghề, thiếu giường bệnh, người bệnh thiếuniềm tin vào nền y tế số, lo ngại về bảo mật và quyền sở hữu thông tin y tế, cũngnhư mức độ tin cậy của các thông tin được cung cấp trên các nền tảng y tế…

- Đánh giá về hệ sinh thái y tế số Việt Nam, ông Trần Hồng Quang, Điều phốiquốc gia, Sáng kiến Dữ liệu cho Sức khỏe, Vital Strategies cho rằng: “Y tế làmột lĩnh vực có rào cản gia nhập ngành ở mức độ cao Ngay cả trên thế giới, cáctập đoàn công nghệ lớn (Google, Microsoft, Apple) đều gặp khó khăn khi gianhập vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Chính vì vậy hệ sinh thái y tế số của ViệtNam đang còn rất non trẻ trên cả phương diện số lượng các giải pháp/các bêntham gia cũng như phương diện mức độ “chất xám Y tế” của các giải pháp Phần

Trang 12

lớn các giải pháp hay tập trung ở khía cạnh “số hóa - digitization” - chứ chưathực sự chạm đến “chuyển đổi - digitalization”.

- Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có ưu thế để áp dụng các giải pháp y tế số Thứnhất, người trong độ tuổi thanh niên chiếm khoảng 22,5% và người dưới 54 tuổichiếm hơn 60% nên dân số trẻ nhanh chóng tiếp nhận các công nghệ hiện đại

Số lượng người người sử dụng internet lớn: 72 triệu người vào năm 2022, chiếm73.2% tổng dân số, tăng 4.9% so với năm 2021 Hơn nữa, thời gian sử dụnginternet 1 ngày trung bình chiếm 6 tiếng 38 phút nên dễ dàng tiếp nhận nhữngthông tin và xu hướng mới Thứ hai, cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Namđang hướng tới các dịch vụ cloud-based, tạo cơ hội phát triển các giải pháp sángtạo và hiệu quả về chi phí để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

- Theo báo Chính phủ, Bộ Y tế cũng đang dự thảo Thông tư hướng dẫn triển khaiứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại các cơ sở khám chữa bệnh

Dự thảo này nêu rõ lộ trình hoàn thành quá trình chuyển đổi số từ ngày 1/1/2027tại các cơ sở khám chữa bệnh đối với các bệnh viện nộp hồ sơ đề nghị cấp giấyphép hoạt động từ ngày 1/1/2027 Đối với các bệnh viện được cấp giấy phéptrước 1/1/2027, phải hoàn thành chuyển đổi số chậm nhất từ 1/1/2029 Các cơ sởkhám chữa bệnh có thể căn cứ vào năng lực cũng như nhu cầu thực tế để hoànthành trước lộ trình nêu trên

3 Các công nghệ y tế số đáng chú ý tại Việt Nam

3.1 Hồ sơ bệnh án điện tử (Electronic Medical Records - EMR)

- Nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh và khắc phục nhữnghạn chế trong lưu trữ bệnh án bằng giấy, Bộ Y tế đã yêu cầu từ tháng 3-2019, tất

cả các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử.Ban đầu, việc triển khai thực hiện công việc này còn nhiều khó khăn, phức tạpcùng không ít băn khoăn của cả người dân và cơ sở khám chữa bệnh Tuy nhiên,quy định về việc thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử (Thông tư 46) được xem làhướng đi cần thiết và có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao khả năng chăm sóc sứckhỏe cho người dân và việc tương tác, trao đổi thông tin, phối hợp giữa các BVtrong nước, hòa nhập với xu hướng chung của thế giới

Trang 13

- EMR là hệ thống lưu trữ thông tin sức khỏe của bệnh nhân trong một cơ sở dữliệu điện tử EMR thường tập trung vào thông tin từ một cơ sở y tế cụ thể, chẳnghạn như phòng khám hoặc bệnh viện Nó giúp bác sĩ và nhân viên y tế dễ dàngtheo dõi lịch sử bệnh lý, đơn thuốc, và kết quả xét nghiệm.

- Nguyên tắc thực hiện

o Mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tửtại một cơ sở khám chữa bệnh

o Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

 Phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy

 Phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tinđược nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử

 Tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định

o Cơ sở khám chữa bệnh được phép sử dụng, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tửthay cho hồ sơ bệnh án giấy khi đáp ứng các quy định

- Ưu điểm:

o Giúp nâng cao hiệu quả quản lý, truy cập, chia sẻ thông tin , giảm tỷ lệ lỗi

kỹ thuật và tiết kiệm thời gian làm thủ tục hành chính

o Giảm chi phí lưu trữ, bảo quản

o Cải thiện chất lượng dịch vụ y tế

o Tăng cường sự hài lòng của người bệnh

- Thách thức:

o Hạ tầng CNTT chưa đáp ứng đầy đủ

o Nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản

o An ninh mạng và bảo mật thông tin

o Thay đổi thói quen của cán bộ y tế và người bệnh

- Việt Nam có khoảng 1.300 cơ sở khám, chữa bệnh (gồm các bệnh viện, trungtâm y tế đa chức năng), trong đó có khoảng 135 bệnh viện hạng I trở lên Theo

dữ liệu cải cách hành chính từ website Bộ Y tế, đến giữa tháng 8, cả nước mới

có khoảng 50 cơ sở y tế (gồm cả công lập và tư nhân) chính thức công bốchuyển từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử Tốc độ chuyển đổi từ bệnh án - hồ

sơ giấy sang dữ liệu điện tử hiện quá chậm Vì thế, Đến ngày 31/12/2025, tất cả

Trang 14

các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện

tử tại đơn vị

- Bệnh án điện tử được Bộ Y tế đánh giá là cốt lõi và điểm khởi đầu cho mọi nỗlực chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế Với mục đích Bệnh viện không giấyhướng đến mô hình “Bệnh viện thông minh” Nâng cao chất lượng dịch vụ chămsóc sức khỏe, tăng cường hài lòng bệnh nhân Ý chí quyết tâm của lãnh đạobệnh viện đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số y tế

3.2 Telemedicine and telehealth (Khám từ xa và chăm sóc sức khỏe từ xa)

3.2.1 Telemedicine: Cung cấp dịch vụ y tế từ xa thông qua công nghệtruyền thông, tập trung vào các dịch vụ lâm sàng

Biểu đồ hệ thống viễn y kết nối bệnh nhân và bác sĩ thông qua các mạng không

dây hay điện thoại di động

Trang 15

o Hội chẩn từ xa: Chuyên gia y tế từ các tuyến trên tham gia hội chẩn vớibác sĩ tuyến dưới để đưa ra phương án điều trị tối ưu cho bệnh nhân.

o Phẫu thuật từ xa: Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân ở xa thôngqua hệ thống robot

3.2.2 Telehealth: Là khái niệm rộng hơn , bao gồm cả telemedicine và cácdịch vụ phi lâm sàng như đào tạo, hội chẩn, quản lý sức khỏe từ xa

- Ứng dụng:

o Theo dõi sức khỏe từ xa: Người bệnh sử dụng thiết bị đeo tay để theo dõicác chỉ số sức khỏe như huyết áp, nhịp tim, lượng đường huyết, vàtruyền dữ liệu cho bác sĩ theo dõi

o Giáo dục sức khỏe: Cung cấp thông tin, kiến thức về sức khỏe cho ngườidân thông qua website, ứng dụng di động,

o Quản lý bệnh mãn tính: Hỗ trợ người bệnh quản lý các bệnh mãn tínhnhư tiểu đường, cao huyết áp,

o Nổi lên như một một xu hướng hàng đầu trong ngành CSSK vài năm trởlại đây tại thế giới và Việt Nam, chăm sóc y tế từ xa tiếp tục được hyvọng là một mũi nhọn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong tương lai

Trang 16

- Tầm quan trọng của telemedicine và Telehealth trong lĩnh vực y tế

o Với thời buổi 4.0 hiện nay, dịch vụ khám và CSSK từ xa dần trở nên phổbiến hơn Đặc biệt là khi nền kinh tế đang còn khó khăn, con người phảihối hả chạy theo đồng tiền mà không còn thời gian quan tâm đến sứckhỏe Sự xuất hiện của công nghệ này được xem là một giải pháp hoànhảo và đóng vai trò quan trọng của phần nào ở lĩnh vực y tế:

 Tiện lợi và tiết kiệm thời gian: Mang đến sự tiện lợi và tiết kiệmthời gian đối với các đối tượng thường xuyên bận rộn hay khôngthể di chuyển đến cơ sở y tế Thay vì phải di chuyển đến bệnh việnhoặc phòng khám, bệnh nhân có thể tiếp tục nhận chăm sóc y tế tạinhà thông qua các cuộc gọi video hoặc cuộc gọi điện thoại Điềunày giúp giảm thiểu thời gian di chuyển và đợi đến lượt khám,đồng thời mang đến sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian đáng kể

 Tiếp cận y tế dễ dàng: Telemedicine đóng vai trò quan trọng trongviệc mở rộng tiếp cận y tế cho những người sống ở các vùng xa,hẻo lánh hoặc những nơi có hạ tầng y tế kém Điều này giúp giảmbớt khó khăn và chi phí mà những người dân ở những khu vực nàyphải đối mặt khi muốn tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

 Giảm chi phí: giúp giảm thiểu chi phí di chuyển và phòng chờ tạicác cơ sở y tế Việc không cần phải di chuyển đến bệnh viện hayphòng khám giúp giảm các chi phí liên quan đến việc đi lại, ănuống,… Đồng thời, bệnh nhân cũng giảm thiểu chi phí vì khôngcần phải nghỉ việc làm trong thời gian dài để đi khám

 Tăng cường chất lượng chăm sóc: cung cấp khả năng tiếp cậnthông tin y tế dễ dàng và nhanh chóng, giúp bác sĩ có cái nhìn tổngquan về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Việc này giúp bác sĩđưa ra chẩn đoán chính xác hơn và điều trị hiệu quả hơn Bệnhnhân cũng có thể được theo dõi sức khỏe một cách thường xuyên

và định kỳ thông qua giám sát từ xa, giúp ngăn ngừa các vấn đềsức khỏe tiềm ẩn và tăng cường chất lượng chăm sóc

Ngày đăng: 26/03/2024, 16:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w