1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận học phần kinh tế vi mô đề tài nghiên cứu thị trường mặt hàng chè tại việt nam

19 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu thị trường mặt hàng chè tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Quốc Đạt
Người hướng dẫn Giảng viên hướng dẫn
Trường học Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ
Chuyên ngành Khoa Quản trị Kinh doanh
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Có thể nói, trong những năm qua, ngành chè đã đem lại giá trị kinh tế lớn cho xã hội, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, góp phần thúc đẩy nền nô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH CÔNG NGHỆ

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên :Nguyễn Quốc Đạt

Mã sinh viên :2300617

Giảng viên hướng dẫn :

Hà Nội, Tháng 04/2024

Trang 2

DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ

1.3.5 Chính sách của nhà nước 3

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUNG MẶT HÀNG CHÈ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2020 5

2.1 Tình hình thị trường chè Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2020 5

2.1.1 Tình hình sản xuất 5 2.1.2 Tình hình tiêu thụ trong nước 6 2.1.3 Tình hình xuất khẩu 7

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến Cung mặt hàng chè tại Việt Nam 9

2.3 Đánh giá thực trạng Cung mặt hàng chè tại Việt Nam 11

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CUNG THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG CHÈ VIỆT NAM13

3.1 Định hướng phát triển thị trường chè tại Việt Nam 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

HLNH 1.1 ĐỒ THỊ ĐƯỜNG CUNG HÀNG HÓA 4

Bảng 2.1 5

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là nước có lợi thế sản xuất chè Đây cũng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta Hiện nay ngành chè không chỉ sản xuất ở trong nước mà còn vươn tầm ra thế giới Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu Sản phẩm chè của Việt Nam hiện

đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ Có thể nói, trong những năm qua, ngành chè đã đem lại giá trị kinh tế lớn cho xã hội, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển

Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập và tác động của đại dịch Covid-19, ngành chè đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu Cùng với đó, hoạt động sản xuất chè còn nhiều hạn chế bất cập Do vậy, trong thời gian tới, ngành chè cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhWm đổi mới quy trình sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu, hạn chế những bất cập, từng bước xây dựng phát triển ngành bền vững

Trên tinh thần đó, em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thị trường mặt hàng chè tại Việt Nam” cho bài tiểu luận của mình để có thể nắm được thực trạng của thị

trường, từ đó làm công tác đánh giá chỉ ra điểm mạnh để phát huy tối đa, làm rõ các khó khăn tạo cơ sở đưa ra các giải pháp khắc phục

Bài tiểu luận của em gồm ba phần chính:

Chương I: Cơ sở lý thuyết về Cung – Cầu hàng hóa

Chương II: Thực trạng mặt hàng chè tại Việt Nam hiện nay

Chương III: Một số giải pháp đối với thị trường mặt hàng chè tại Việt

Nam

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CUNG CẦU HÀNG HOÁ

1.1 Khái niệm Cung hàng hóa

Cung về một loại hàng hoá cho ta biết số lượng hàng hoá mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng và bán ra tương ứng với các mức giá khác nhau

Trong kinh tế học, cung hàng hóa là một khái niệm cơ bản mô tả tổng số lượng hàng hóa nhất định có sẵn cho người tiêu dùng Người tiêu dùng thể hiện nhu cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sau đó làm cạn kiệt nguồn cung sẵn có, điều này thường

sẽ dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu

1.2 Quy luật Cung

Quy luật cung có thể hiểu một cách đơn giản là khi giá của một loại hàng hoá tăng lên, đồng thời do các điều kiện vẫn không thay đổi (ví dụ: giá cả nguyên liệu, tiền lương, tiền thuê máy móc, trình độ công nghệ, … vẫn ở trạng thái như trước), nên lợi nhuận mà các nhà sản xuất thu được sẽ tăng lên Điều này sẽ khuyến khích họ mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng bán ra

Tuy nhiên vẫn sẽ có những ngoại lệ nWm ngoài quy luật Trong một số trường hợp, dù giá hàng hoá có tăng lên song lượng cung về hàng hoá trên, do giới hạn của những nguồn lực tương đối đặc thù, vẫn không thay đổi (ngay cả trong điều kiện các yếu tố khác có liên quan là giữ nguyên)

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Cung

Cung của hàng hóa có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố quyết định nguồn cung Nhìn chung, việc cung cấp một sản phẩm phụ thuộc vào giá của nó và các biến khác như chi phí sản xuất, công nghệ, chính sách của chính phủ, giá kì vọng

1.3.1 Giá hàng hóa

Giá có thể được hiểu là những gì người tiêu dùng sẵn sàng trả để nhận được hàng hóa, đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung Trong nguyên lý cung cầu, khi giá của sản phẩm tăng lên, nguồn cung của sản phẩm cũng tăng và ngược lại Đây có thể hiểu là sự dịch chuyển về giá Trái lại, khi có bất kỳ dấu hiệu nào về việc tăng giá của sản phẩm trong tương lai thì nguồn cung trên thị trường ở thời điểm hiện tại sẽ giảm để thu được nhiều lợi nhuận hơn sau này Ngược lại, nếu giá bán dự kiến giảm, nguồn cung trên thị trường hiện tại sẽ tăng mạnh

Trang 6

Bên cạnh đó, giá bán của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung cũng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm Ví dụ, nếu giá lúa mì tăng, nông dân sẽ có xu hướng trồng nhiều lúa mì hơn lúa gạo Điều này có thể làm giảm nguồn cung gạo trên thị trường Nhìn chung, giá cả là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sản phẩm

1.3.2 Trình độ công nghệ

Sự thay đổi trong nguồn cung một phần là bởi những tiến bộ trong công nghệ giúp giảm chi phí sản xuất Sự phát triển về khoa học công nghệ có thể cải thiện hiệu quả sản xuất và giúp cắt giảm chi phí sản xuất Máy tính, tivi và thiết bị chụp ảnh là những ví dụ điển hình về tác động của công nghệ tới đường cung Một chiếc máy tính bàn kích thước lớn từng có giá vài nghìn đô giờ đây có thể được mua với giá vài trăm

đô với sự cải tiến về lưu trữ và bộ xử lý Trong trường hợp này, nguồn cung cho máy tính trong thời đại ngày nay sẽ cao hơn nhiều so với trước đây

1.3.3 Chi phí sản xuất

Việc cung cấp sản phẩm và chi phí sản xuất có mối quan hệ trái ngược với nhau Đối với các công ty, nếu chi phí sản xuất tăng, việc cung cấp sản phẩm sẽ phải thu hẹp lại để tiết kiệm tài nguyên Ví dụ, trong trường hợp chi phí nhân công cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi phí nguyên liệu, thuế, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất tăng lên, các nhà quản lý sẽ quyết định cung cấp một lượng sản phẩm thấp hơn cho thị trường hoặc dự trữ sản phẩm cho đến khi giá thị trường ổn định

1.3.4 Giá kỳ vọng

Khi ra quyết định cung ứng nào đó về một loại hàng hoá, những người sản xuất

đã có một hình dung nhất định về mức giá trong tương lai của nó, đó là mức giá kỳ vọng Khi mức giá kỳ vọng này thay đổi, họ cũng sẽ thay đổi mức sản lượng cung ứng tại từng mức giá hiện tại của hàng hoá Chẳng hạn, khi những người sản xuất một hàng hoá nào đó tin rWng giá của nó sẽ tăng lên rất mạnh trong tương lai, nếu các điều kiện khác không thay đổi, họ sẽ có xu hướng sản xuất và cung ứng hàng hoá tương đối

“cầm chừng” trong hiện tại

1.3.5 Chính sách của nhà nước

Với vai trò điều tiết và bảo vệ nền kinh tế, chính phủ có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung hàng hóa Thuế càng thấp, nguồn cung của sản phẩm đó càng cao Mặt khác, nếu các quy định nghiêm ngặt được đề ra và thuế tiêu thụ đặc biệt được thêm vào, nguồn cung cấp sản phẩm sẽ giảm

Trang 7

Chính sách trợ cấp của nhà nước đối với một số ngành sản xuất ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong các ngành này theo hướng ngược lại với thuế Khi sản xuất một loại hàng hoá được trợ cấp, chi phí sản xuất ròng của các doanh nghiệp tương ứng sẽ giảm xuống Trong trường hợp này, cung về hàng hoá sẽ tăng Ngoài chính sách thuế và trợ cấp, các quy định khác nhau của nhà nước về tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn an toàn sản xuất và tiêu dùng, … đều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp

1.4 Thặng dư của người sản xuất

Thặng dư của người sản xuất được định nghĩa là chênh lệch giữa tổng doanh thu thu được từ việc bán một lượng hàng hóa nhất định và tổng chi phí biến đổi để sản xuất số hàng hóa đó

H nh 0.1.Đồ thị đườngcung hàng hóa

Nguồn: Tự tổng hợp Trong đồ thị đường cung, chiều cao của nó là chi phí cận biên của mỗi đơn vị sản xuất thêm Vì vậy, tổng chi phí biến đổi của các đơn vị Q1 được đo bWng diện tích bên dưới đường cung đến (bao gồm) đơn vị Q1 (diện tích của hình thang được gạch sọc trên đồ thị)

Mỗi đơn vị đang được bán ở cùng một mức giá P1, vì vậy tổng doanh thu thu được là hình chữ nhật có chiều cao là P1 và đáy là tổng số lượng Q1 Người bán sẽ sẵn sàng chấp nhận số tiền được biểu thị bWng hình thang nhưng họ thực sự đã nhận được phần diện tích lớn hơn (hình chữ nhật) Do đó họ đã nhận được thặng dư sản xuất bWng diện tích của hình tam giác

Trang 8

2.1 Tình hình thị trường chè Việt Nam hiện nay

2.1.1 Tình hình sản xuất

Theo báo cáo của Hiệp hội Chè Việt Nam, diện tích trồng chè lớn tập trung chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc, sau đó rải rác ở các khu vực như Tây Nguyên, đồng bWng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Một số tỉnh của nước ta có diện tích đất trồng chè lớn là Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha) Hiện nay, Việt nam có đa dạng giống chè, theo thống kê có đến 170 giống chè các loại bảo đảm chất lượng và cho năng suất cao Hiện nay, Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng như: Chè Shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14, … và các giống chè nhập nội như PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên,

Tứ Quý Xuân, Trong đó, chè Shan là giống chè quý, được phát triển lâu đời tại một

số địa phương khu vực phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, … với khoảng trên 24% tổng diện tích trồng chè cả nước Chè Shan bao gồm các giống: Chè Shan công nghiệp, Shan vùng cao và Shan đầu dòng Hiện những rừng chè Shan cổ thụ với nhiều cây hàng trăm năm tuổi của Việt Nam đang cho sản phẩm có nhiều đặc tính quý và là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất chè sạch, chè đặc sản, cũng như các sản phẩm chè chế biến có giá trị gia tăng cao

Theo Mekong Asean, tháng 1/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan

Mức tăng cao vượt bậc chủ yếu do mức nền thấp hồi đầu năm 2023 và do xuất khẩu chè đã tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm 2023 Nếu xét về giá xuất khẩu trung bình, tháng 1/2024, giá xuất khẩu chè trung bình của Việt Nam đạt 1.694 USD/tấn, tương đương so với giá xuất khẩu trung bình hồi tháng 1/2023 nhưng giảm nhẹ 3% so với giá xuất khẩu trung bình cả năm 2023

Xét về thị trường xuất khẩu, trong tháng 1/2024, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang

16 thị trường, giảm một thị trường so với tháng 1/2023 (Philippines), và giảm ba thị trường so với cả năm 2023, gồm Philippines, Kyrgyzstan và Kuwait

Trong đó, Pakistan tiếp tục là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 36,7% trong tổng lượng và chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch chè xuất khẩu

Trang 9

6 của cả nước, với 4.556 tấn, tương ứng gần 9,2 USD, tăng 33% về lượng và 52% về trị giá so với cùng kỳ năm trước Pakistan cũng là thị trường có mức giá xuất khẩu chè trung bình tương đối cao (2.013 USD/tấn), cao hơn so với giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng chè

Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) Với mức tăng trưởng khoảng 87% cả về lượng và trị giá xuất khẩu, đạt 928 tấn, trị giá gần 1,4 triệu USD, Đài Loan

đã tăng 1 hạng trong bảng xếp hạng các thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam

Vị trí thứ ba thuộc về Mỹ với tổng lượng chè xuất khẩu đạt 913 tấn, tương đương kim ngạch đạt hơn 1,2 triệu USD, tăng 191% về khối lượng và gần gấp đôi về trị giá

so với cùng kỳ

Là thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong top 5 thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng tới 412% về lượng và 145% về trị giá, đạt 701 tấn và hơn 1 triệu USD Tuy nhiên, do mức tăng của lượng chè xuất khẩu cao hơn nhiều so với mức tăng của kim ngạch nên giá xuất khẩu chè bình quân sang thị trường Trung Quốc đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, từ 3,067 USD/tấn xuống mức 1.469 USD/tấn

Trong khi đó, theo Công Thương, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn

số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, trong tháng 2/2024, xuất khẩu chè đạt 8 nghìn tấn, trị giá 14 triệu USD, giảm 35,5% về lượng và giảm 35% về trị giá so với tháng 1/2024, nhưng tăng 17,6% về lượng và tăng 21,9% về trị giá so với tháng 2/2023

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè ước đạt 20 nghìn tấn, trị giá 35 triệu USD, tăng 50,9% về lượng và tăng 53,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023 Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 2/2024 ước đạt 7.705,5 USD/tấn, tăng 3,6% so với tháng 02/2023 Trong 2 tháng đầu năm 2024, giá chè xuất khẩu bình quân ước đạt 1.698,6 USD/tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023

Chè là mặt hàng Việt Nam có trữ lượng Top 5 thế giới Năm 2023, xuất khẩu chè Việt Nam đạt 121.000 tấn, trị giá 211 triệu USD, lần lượt giảm 17% và 11% so với cùng kỳ năm trước Đây cũng là năm có sản lượng xuất khẩu thấp nhất trong 7 năm

Trang 10

2.1.2 Tình hình tiêu thụ trong nước

Chè của Việt Nam được tiêu thụ khá nhiều trong nước với nhu cầu của người dân Việt luôn cao, đặc biệt vào các dịp lễ Tết hay các sự kiện quan trọng Đặc biệt, chè không đơn thuần chỉ dùng uống hWng ngày, mà còn được dùng làm quà biếu người thân, khách hàng trong nước, đối tác quốc tế thay lời chúc mừng, lời chào đón, … Chính vì thế, tình hình tiêu thụ chè trong nước luôn ở mức ổn định Thị trường tiêu thụ trong nước phần lớn là chè xanh ngược lại với thị trường xuất khẩu chủ yếu là chè đen (chiếm tỷ trọng đến 51%)

Năm 2023, trong bối cảnh xuất khẩu gặp nhiều khó khăn bởi hậu dịch bệnh Covid 19, chiến tranh giữa các nước nhiều doanh nghiệp ngành chè với phương châm

“chè ngon, nhà dùng” đã chuyển hướng về thị trường nội địa, đa dạng mặt hàng, bù đắp một phần doanh thu Chè được đẩy mạnh phân phối tại các hệ thống siêu thị như siêu thị Hapro, BRG, Co.opmart, Big C, Aeon Mall, Vinmart, … để có thể tiêu thụ lâu dài, ổn định trong trong thời điểm đại dịch Covid 19 hoành hành, các lệnh giãn cách được thực hiện liên tục Dù khó khăn khi các quán trà, nhà hàng đóng cửa nhưng người tiêu dùng vẫn có có thể ngồi nhà đặt mua chè tại siêu thị Điều này góp phần tạo nên mức tiêu dùng nội địa cả năm đạt khoảng 45.000 tấn với cơ cấu sản phẩm 51% chè đen, 48% chè xanh và 1% các chè còn lại rong những năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, sản lượng tiêu thụ chè của giới trẻ cũng đang có xu hướng tăng Cùng với đó, họ có sự đòi hỏi cao hơn về

Trong những năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, sản lượng tiêu thụ chè của giới trẻ cũng đang có xu hướng tăng Cùng với đó, họ có sự đòi hỏi cao hơn vềtính tiện lợi, nhanh chóng và đẹp mắt Những thị hiếu này đã tạo nên chỗ đứng cho loại chè hòa tan, chè túi nhúng

2.1.3 Tình hình xuất khẩu

Theo số liệu từ Tông cục Hải quan, xuất khẩu chè năm 2023 ước đạt 121 nghìn tấn, trị giá 211 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 10,9% về trị giá so với năm

2022 Riêng trong quý 4/2023 xuất khẩu chè ước đạt 39.300 tấn, trị giá 70 triệu USD, tăng lần lượt 16,7% về lượng và 18,1% về trị giá so với quý 3/2023 So với cùng kỳ năm 2022, mặc dù lượng chè xuất khẩu giảm 22,1% nhưng lại tăng 1,4% về kim ngạch

Ngày đăng: 08/04/2024, 12:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w