Vốn hợp tác phát triển chính thức ODA là viện trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi cho vay lãi suất thấp của chính phủ, cơ quan thuộc Liên hợp quốc, tổ chức phi chính ph
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài: CÁCH THỨC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA
Giảng viên hướng dẫn: Ths Trần Thị Ninh
STT Họ và tên sinh viên Mã sinh viên
Nhóm sinh viên số 16:
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn: Ths.Trần Thị Ninh Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Kinh Tế Đầu Tư, em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô Cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ những kiến thức mà cô truyền đạt, em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về vấn đề: Cách thức huy động và sự dụng vốn ODA gửi đến cô
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn của em vẫn còn những hạn chế nhất định
Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Mong cô xem và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Kính chúc cô thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” Kính chúc
cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức
Em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên
Trang 3MỤC LỤC
Trang 41 Khái quát chung về nguồn vốn ODA
1.1.Khái niệm vốn ODA
Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính chất
ưu đãi hơn bất cứ nguồn ODF nào khác
Vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA) là viện trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi (cho vay lãi suất thấp) của chính phủ, cơ quan thuộc Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế (IMF,
WB, ADB), được gọi chung là các đối tác nước ngoài dành cho chính phủ và nhân dân các nước nhận viện trợ
Vốn hợp tác phát triển chính thức gồm có: Vốn hợp tác phát triển chính thức gồm có: vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc (chi tại nước viện trợ); vốn hợp tác phát triển chính thức không ràng buộc (chỉ ở bất kì nước nào); vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc một phần (một phần chi ở nước viện trợ, phần còn lại chỉ ở bất kì nơi nào)
Vốn hợp tác phát triển chính thức phân loại theo góc độ “vay – trả” gồm có: viện trợ không hoàn lại; viện trợ hỗn hợp; viện trợ có hoàn lại
Viện trợ không hoàn lại
Đây là hình thức vay mà nước vay không phải hoàn trả lại Mục đích nguồn vốn này là để thực hiện các dự án cho nước vay theo thỏa thuận của hai nước với điều kiện đó là các nhà thầu dự án sẽ do bên cho vay đảm nhận
Trang 5Tuy nhiên có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước Được cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Viện trợ có hoàn lại
Vay vốn với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp Tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA toàn cầu Nó không được sử dụng cho mục đích xã hội hoặc môi trường Thường được sử dụng trong các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực như giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng… làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế Các điều kiện ưu đãi bao gồm:
+ Lãi suất thấp
+ Thời gian trả nợ dài
+ Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ
Vốn ODA hỗn hợp
Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại
và tín dụng ưu đãi Như vậy, có thể thấy rằng ODA sẽ giúp chúng ta phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, … đưa nền kinh tế ngày càng phát triển Khoản vay ODA là khoản vay nước ngoài với thành phần ưu đãi tối thiểu 35% đối với các khoản vay có các điều kiện ràng buộc liên quan đến việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của Chính phủ Tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với các khoản vay không ràng buộc Trong đó, yếu tố ưu đãi là tỷ lệ phần trăm mệnh giá khoản vay phản ánh mức độ ưu đãi của khoản vay nước ngoài được tính theo loại tiền, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn và các yếu tố khác Lãi suất, phí và lệ phí không giống như lãi suất chiết khấu Tương ứng với tỷ lệ đi vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời điểm tính toán
Trang 62 Đặc điểm của nguồn vốn ODA
2.1.Nguồn vốn hợp tác phát triển
ODA là một hình thức hợp tác khác giữa chính phủ các nước phát triển, tổ chức quốc tế với các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển Đây là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc có chính sách vay với điều kiện ưu đãi Bên cạnh việc cho vay các khoản vay ưu đãi, bệnh viện trợ sẽ thực hiện cung cấp hàng hóa, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ khác… Bên nhận viện trợ phải có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng,…tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân
2.2.Nguồn vốn có nhiều ưu đãi
Các khoản vay ODA có mức lãi suất rất thấp, chỉ dao động từ một vài phần trăm, nếu là ngân hàng thế giới thì khoản vay 0% một năm Với mục tiêu hỗ trợ các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, ODA có tính ưu đãi hơn bất kỳ một nguồn vốn nào khác, phải kể đến đó là: thời hạn vay dài trên 30 năm gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, thời gian ân hạn tương đối dài,… Các nước viện trợ vốn ODA đều có những chính sách, quy định ràng buộc khác nhau với nước tiếp nhận Các nước viện trợ vừa muốn đạt ảnh hưởng
về chính trị, vừa muốn đem lại lợi nhuận cho chính mình,…Bởi vậy mà những khoản ODA bao giờ cũng có những điều kiện nhất định về kinh tế, chính trị hay khu vực địa lý
Trang 83 Hình thức cung cấp vốn ODA
Tại Điều 4 Nghị định 56/2020/NĐ-CP nghị định về quản lý và sử dụng vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (oda) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài quy định về các phương thức cung cấp vốn:
Điều 4 Các phương thức cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi
Các phương thức cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm:
1 Chương trình
2 Dự án
3 Phi dự án
4 Hỗ trợ ngân sách
4 Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thu hút ODA
4.1.Nguồn cung cấp - Nhà tài trợ
Nguồn cung cấp ODA gồm có song phương và đa phương Tỉ trọng ODA song phương có xu thế tăng lên, ODA đa phương lại giảm đi Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và xu thế hội nhập đã tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế, chính trị giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh và tăng cường Hoạt động của một số tổ chức đa phương tỏ ra kém hiệu quả làm cho một số nhà tài trợ ngần ngại đóng góp
Tạo ra sự chuyển dịch ODA
VD: Giai đoạn 1980-1994 trong tổng số ODA thế giới, tỉ trọng ODA song phương từ 67% tăng lên 69% trong khi đó tỉ trọng ODA đa phương lại giảm từ 33 xuống 31% Nhìn chung triển vọng gia tăng nguồn vốn ODA ít lạc quan Mặc dù Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã khuyến nghị dành 1% GNP của các nước phát triển để cung cấp ODA cho các nước nghèo nhưng nước có khối lượng ODA lớn như Nhật, Mỹ thì tỷ lệ này mới chỉ đạt dưới 0,3% trong nhiều năm Một số nước như Thuỵ Điển, Nauy, Phần Lan đã
có tỷ lệ ODA chiếm 1% GNP, song khối lượng ODA tuyệt đối của các nước này là không lớn
- Tình hình kinh tế
Trang 9+ Hàng năm, các nước cung cấp ODA dựa vào kết quả hoạt động của nền kinh tế để xem xét khối lượng ODA có thể cung cấp được Nhưng hiện nay các nước phát triển đang có dấu hiệu đáng lo ngại trong nền kinh tế của mình như khủng hoảng kinh tế hay hàng loạt các vấn đề xã hội, chịu sức
ép của dư luận đòi giảm viện trợ để tập trung giải quyết các vấn đề trong nước Bên cạnh đó tìnhh hình kinh tế của các nước đang phát triển hồi chậm chạp là một trở ngại gia tăng ODA
- Chiến lược, mục tiêu của nhà tài trợ
+ Mục tiêu kinh tế: Các nhà tài trợ sử dụng ODA để xuất khẩu tư bản, tạo ra khoản nợ đối với các nước tiếp nhận, buộc các nước đang phát triển sử dụng vật liệu với giá cao
+ Mục tiêu chính trị: ODA không phải là sự giúp đỡ vô điều kiện Chúng được sử dụng như công cụ chính trị của nhà tài trợ đối với nước nhận tài trợ Rất nhiều nhà tài trợ thông qua ODA để nhanh chóng đạt được các mục tiêu trong chính sách đối ngoại với nước sử dụng ODA
+ Mục tiêu nhân đạo: các nhà tài trợ ũng chú trọng đến việc thực hiện các mục tiêu nhân đạo về y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững
4.2.Các nước tiếp nhận nguồn ODA
Trên thế giới, ngày càng có nhiều quốc gia có nhu cầu tiếp nhận nguồn viện trợ do gặp phải khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh như các nước cộng hoà thuộc Nam Tư cũ, một số nước Châu Phi Ở Châu
Á, đặc biệt các nước Đông Nam Á cũng đang cần đến nguồn ODA lớn để xây dựng kinh tế, phát triển xã hội Số nước có nhu cầu tiếp nhận ODA là rất lớn, vì vậy sự cạnh tranh giữa các nước ngày càng trở lên gay gắt Sự cạnh tranh giữa các nước tiếp nhận ODA thường là năng lực kinh tế của quốc gia tiếp nhận, các triển vọng phát triển, quan điểm chính trị, chiến lược định hướng phát triển, mối quan hệ với các nhà tài trợ, chính sách đối ngoại, an ninh đặc biệt là năng lực, uy tín trong việc quản lý và sử dụng ODA
- Chiến lược phát triển và thể chế nhà nước
Trang 10+ Nếu chiến lược phát triển của nước đang phát triển phù hợp với mục tiêu, hướng ưu tiên của bên cấp ODA thì khả năng tiếp nhận nguồn vốn càng cao
+ Nhà tài trợ cũng rất chú trọng tới thể chế của nước sử dụng vốn Thể chế nhà nước mạnh sẽ có khả năng quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
- Tính ổn định của chính trị
+ Trên thực tế các quốc gia có nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng dễ dàng thu hút được các nguồn vốn ODA Bên cạnh đó việc sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao Mức độ đói nghèo của quốc gia nhận tài trợ là một yếu tố để xét trợ cấp tài trợ
- Uy tín trong việc sử dụng và giải ngân các nguồn vốn và việc thực hiện cam kết
+ ODA thực chất là vốn vay, nếu sử dụng không hiệu quả sẽ không tránh khỏi nợ nần Năng lực và tốc độ giải ngân các dự án ODA là một trong những yếu tố để các nhà tài trợ xem xét tiếp tục cấp nguồn tài trợ Các quốc gia càng giải ngân được nhiều dự án ODA thì càng có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn mới
+ Các nhà tài trợ thường xem xét đến việc thực hiện các cam kết của các nước nhận tài trợ để tiếp tục cấp vốn ODA
4.3.Về giáo dục
Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đại học ở nước ta ở mức rất thấp Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á cam kết ưu tiên cao cho giáo dục Điều 96 Luật Giáo dục 2019 đã quy định: Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước
Trang 11Tuy nhiên thực tế trong giai đoạn 2011-2020, Nhà nước chỉ phân bổ được từ 17,4% đến 20,2% tổng ngân sách quốc gia cho giáo dục, duy nhất năm 2014 đạt 20,2%, và tỷ lệ này có xu thế giảm dần
Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn ODA đầu tư cho giáo dục và đào tạo
Trong giai đoạn vừa qua, vốn ODA đã thu hút được và đầu tư cho giáo dục, đào tạo đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, thể hiện ở số vốn thực hiện ở các chương trình dự án đã và đang triển khai, để tiếp tục duy trì nguồn vốn này trong giai đoạn tiếp theo thì các yếu tố dưới đây sẽ có tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thu hút nguồn vốn này cho giáo dục, đào tạo + Yếu tố tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tiếp theo thể hiện quyết tâm chính trị trong nước đối với việc đầu tư cho lĩnh vực này Từ đó được cụ thể hóa bằng các văn bản chính sách của Nhà nước, Chính phủ trong việc thu hút và ưu tiên sử dụng vốn ODA cho giáo dục và đào tạo
+ Về sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội đất nước Nền kinh tế nước ta được cộng đồng quốc tế đánh giá là đã từng bước thoát khỏi khủng hoảng, dần lấy lại đà phát triển, tốc độ tăng GPD năm sau cao hơn năm trước trong vòng hai ba năm trở lại đây
+ Và, cuối cùng là hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đối với nguồn vốn ODA Hầu hết các dự án ODA của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều được đánh giá là hoàn thành, đạt mục tiêu
dự án Tuy còn chậm trong giai đoạn khởi động dự án nhưng tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện công việc và kết quả thực hiện các dự án ODA của
Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn được các nhà tài trợ đánh giá tốt hơn hẳn so với các dự án ODA của các bộ, ngành khác Đây là yếu tố thuận lợi, tích cực cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa trong thời gian tới
Phân tích nguồn dữ liệu Creditor Reporting System của OECD cho thấy, hệ thống dục đại học là bên thụ hưởng chính của nguồn vốn ODA dành cho giáo dục Việt Nam Do đó, mức hỗ trợ bị giảm một nửa theo sự sụt giảm ODA chung trong giai đoạn 2010-2019: từ 80 triệu USD còn 40 triệu USD;
Trang 12tỷ trọng ODA cho giáo dục đại học giữ mức khá ổn định từ năm 2010 đến
2018, trong đó về cơ bản là khoản mục học bổng cho sinh viên du học ở chính các quốc gia tài trợ ODA
Từ xưa, nhân dân Việt Nam luôn cần cù, ham học hỏi, luôn nâng cao giá trị của giáo dục để phát triên đất nước, từ đó giáo dục luôn được coi là trọng tâm của quá trình phát triển Nhờ giáo dục mà đất nước ta có thể đổi mới thành công và từng bước khẳng định vị thế trong quá trình hội nhập thế giới Hơn nữa, giáo dục cùng là trọng tâm của quá trình nỗ lực vì một xã hội công bằng hơn, tốt đẹp hơn Chính vì thế, đầu tư vào giáo dục không chỉ mang lại lợi ích cho công dân, mà còn có tác động tích cực đối với toàn nền kinh tế của nước ta
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vị trí ngành giáo dục lại trở nên quan trọng hơn Chính trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII: “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước” Nhờ có giáo dục và đào tạo dân trí thành nguồn lực con người, trong đó có cả người tài, là sức mạnh nội sinh của từng người, của cả cộng đồng, cả dân tộc và cả đất nước Vì vậy, việc đầu tư phát triển ngành giáo dục là rất quan trọng
Việc chú trọng phát triển ngành giáo dục của nước ta là thực hiện xã hội hóa trong giáo dục đào tạo, đa dạng hóa các hình thức huy động bốn trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự lãnh đạo của nhà nước là những tiền đề khẳng định nguồn tài chính đầu tư cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo không chỉ đến từ ngân sách Nhà nước mà còmn từ nhiều nguồn khác nhau
Trang 13Hình 1 Cơ cấu vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài huy động theo ngành, lĩnh vực (%).
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình 2 ODA cho giáo dục, giáo dục đại học và học bổng du học
2010-2019
Nguồn: Báo cáo Phân tích ngành Giáo dục Việt Nam 2011-2020
Trang 14Phân tích dữ liệu từ Creditor Reporting System của OECD cho thấy,
hệ thống giáo dục đại học là đơn vị nhận nguồn vốn ODA dành cho giáo dục Việt Nam Do đó, mức hỗ trợ bị giảm một nửa theo sự sụt giảm ODA chung trong giai đoạn 2010-2019: từ 80 triệu USD xuống dành còn 40 triệu USD;
tỷ trọng ODA cho giáo dục đại học giữ mức khá ổn định từ năm 2010 đến
2018, trong đó về cơ bản là khoản mục học bổng cho sinh viên du học ở chính các quốc gia tài trợ ODA
5 Thủ tục quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi; chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại; dự án hỗ trợ
kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại chuẩn bị dự án đầu tư:
a Lập, lựa chọn, phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án
b Thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài về Đề xuất chương trình, dự án được phê duyệt
c Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
d Thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài về quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án và đề nghị xem xét tài trợ
e Lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án
f Tùy thuộc quy định của nhà tài trợ, thực hiện một trong các thủ tục sau: Ký kết điều ước quốc tế; ký thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi; ký văn bản trao đổi về dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại
g Quản lý thực hiện và quản lý tài chính
h Hoàn thành, chuyển giao kết quả
Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại và dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại chuẩn bị dự án đầu tư không phải thực hiện theo quy định tại điểm a và b khoản này
- Đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại
a Lập Văn kiện dự án, phi dự án
b Quyết định chủ trương thực hiện đối với dự án, phi dự án quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định này