1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Đầu Tư Đề Tài Phân Tích Các Lý Thuyết Kinh Tế Trong Đầu Tư.pdf

25 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Lý Thuyết Kinh Tế Trong Đầu Tư
Tác giả Nhóm 6
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Thùy Giang
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quy Nhơn
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 393,38 KB

Nội dung

Đểđạt được mục tiêu trên thì đầu tư là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì đầu tư, nói rõ hơn làđầu tư phát triển, không những làm gia tăng tài sản của một cá nhân nhà đầu tư, mà còntrực tiế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠNKHOA KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN

֎

BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ TRONG ĐẦU TƯ

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 6

Giảng viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Thùy Giang

Quy Nhơn, ngày 28 tháng 11 năm 2023

Trang 2

Danh sách thành viên nhóm:

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của mọi quốc gia Để thựchiện và duy trì được mục tiêu đó, mỗi nước sẽ có những chính sách và bước đi phù hợpvới hoàn cảnh cụ thể từng nước Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, muốntồn tại và phát triển được mỗi nền kinh tế đều phải phát huy nội lực trong nước kết hợpvới các nguồn lực bên ngoài Đối với Việt Nam, Đảng và nhà nước ta luôn đặt mục tiêuphát triển kinh tế lên hàng đầu với định hướng đến năm 2025 là nước đang phát triển, nềncông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp Đểđạt được mục tiêu trên thì đầu tư là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì đầu tư, nói rõ hơn làđầu tư phát triển, không những làm gia tăng tài sản của một cá nhân nhà đầu tư, mà còntrực tiếp làm gia tăng tài sản vật chất cho nền kinh tế, có tác động rất mạnh mẽ đến pháttriển kinh tế Đã có nhiều lý thuyết về đầu tư được nêu ra nhằm phân tích tác động củađầu tư đến tăng trưởng và phát triển dưới nhiều khía cạnh khác nhau như lý thuyết sốnhân đầu tư, lý thuyết gia tốc đầu tư, mô hình Harrod Domar, lý thuyết tân cổ điển, lýthuyết quỹ nội bộ đầu tư, … Mỗi lý thuyết đều có ưu, nhược điểm riêng vì thế tùy thuộcvào tình hình cụ thể của nền kinh tế vĩ mô và các mục tiêu kinh tế tại thời điểm đó mà cácnhà hoạch định chính sách sẽ lựa chọn áp dụng chính sách nào cho phù hợp Trong bàitiểu luận này nhóm tác giả sẽ trình bày phân tích một số lý thuyết kinh tế đầu tư và ápdụng chúng vào bối cảnh thực tiễn của Việt Nam

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang 5

MỤC LỤC

Contents

I Những khái niệm cơ bản về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế: 6

1.1 Đầu tư và phân loại đầu tư: 6

1.2 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế: 6

1.3 Phát triển kinh tế và phát triển bền vững: 7

1.3.1 Phát triển kinh tế: 7

1.3.2 Phát triển bền vững: 7

II Phân tích nội dung các lý thuyết kinh tế trong đầu tư: 8

2.1 Lý thuyết số nhân đầu tư 8

2.1.1.Ý nghĩa số nhân đầu tư và công thức tính: 8

2.1.2 Tác động của chính sách tài khóa đến lý thuyết số nhân đầu tư: 9

Chính sách tài khóa là biện pháp được Chính phủ thi hành tác động đến chi tiêu công và hệ thống thuế khóa nhằm đạt được các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế như: tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát Chính sách tài khóa có phạm vi tác động lớn tới quản lý và đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà nước 9

Trong bài tiểu luận này, nhóm tác giả chỉ xem xét vài trò của yếu tố đầu tư (I) ảnh hưởng đến chính sách tài khóa 9

* Chính sách tài khóa được chia thành 2 loại: 9

a Chính sách tài khóa mở rộng: 9

Khi nền kinh tế suy thoái (Y < Yp): tỷ lệ thất nghiệp tăng khi đó nên áp dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi đầu tư (I) => AD tăng=> AD dịch phải => sản lượng Y tăng, thất nghiệp giảm 9

9

Biểu đồ 2.1: Chính sách tài khóa mở rộng 9

Trang 6

b Chính sách tài khóa thắt chặt: 9

Khi nền kinh tế có lạm phát cao (Y> Yp) => Chính phủ nên áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp bằng cách giảm chi đầu tư (I) => AD giảm=> AD dịch trái => sản lượng Y giảm, lạm phát giảm 9

10

Biểu đồ 2.2: Chính sách tài khóa thắt chặt 10

2.1.3 Ưu và nhược điểm của lý thuyết số nhân đầu tư: 10

2.2 Lý thuyết gia tốc đầu tư: 11

2.2.1 Xuất phát điểm của lý thuyết gia tốc đầu tư 11

2.2.2 Nội dung của lý thuyết gia tốc đầu tư: 11

2.2.3 Ưu và nhược điểm của lý thuyết gia tốc đầu tư: 12

2.2.4 Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết gia tốc đầu tư tại Việt Nam: 12

2.3 Lý thuyết quỹ nội bộ đầu tư: 12

2.4 Mô hình Harrod-Domar 13

2.4.1 Những xuất phát điểm của mô hình: 13

2.4.2 Vai trò các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng: 13

2.4.3 Hệ số gia tăng vốn- sản lượng (ICOR- Incremental capital output ratio): 14

2.4.4 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với tiết kiệm và đầu tư: 16 2.4.5 Những trở ngại khi vận dụng mô hình Harrod- Domar ở các nước đang phát triển: 16

2.4.6 Ưu điểm và hạn chế của mô hình Harrod Domar: 17

2.5 Lý thuyết tân cổ điển: 17

2.5.1 Xuất phát điểm và tư tưởng chung của trường phái tân cổ điển: 17

2.5.2 Nội dung của lý thuyết tân cổ điển: 18

2.5.3 Ý nghĩa và sự vận dụng mô hình tân cổ điển: 19

Trang 7

2.5.4 Hạn chế của mô hình tân cổ điển: 19 III KẾT LUẬN: 21

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO: 22

Trang 8

I Những khái niệm cơ bản về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế:

1.1 Đầu tư và phân loại đầu tư:

Khái niệm đầu tư: đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành

các hoạt động nào đó nhằm thu về kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn

*Căn cứ vào kết quả hoạt động của đầu tư, bản chất và lợi ích do đầu tư đem lạichúng ta có thể chia đầu tư thành 3 loại:

Đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc sử dụng

vốn trong hiện tại vào các hoạt động nào đó, là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấy lợi íchlâu dài nhằm tạo ra những tài sản mới, năng lực sản xuất mới, tạo thêm việc làm và vìmục tiêu phát triển

Đầu tư tài chính: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các

giấy tờ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ), haylãi suất tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan phát hành (mua

cổ phiếu, …) Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho kinh tế mà chỉ làm tăng giátrị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân Với sự hoạt động của hình thức đầu tư này,vốn được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra nhanh chóng Đây thực sự là nguồncung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển

(T- T’)

Đầu tư thương mại: là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra mua hàng hóa

và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận chênh lệch do giá khi mua và giá khibán Loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm tăng tài sảnchính của nhà đầu tư trong quá trình mua đi bán lại Tuy nhiên đầu tư thương mại có tácdụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra Từ đó thúcđẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích lũy vốn cho phát triển sản xuấtkinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung

(T-H-T’)

1.2 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế:

Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong mộtkhoảng thời gian nhất định (thường là một năm) Sự gia tăng này được thể hiện ở quy mô

và tốc độ tăng trưởng Quy mô phản ánh sự gia tăng nhiều hay ích còn tốc độ tăng trưởngdùng để so sánh sự gia tăng giữa các thời kỳ Người ta thường xác định tăng trưởng kinh

tế thông qua các chỉ tiêu GDP (tổng sản phẩm quốc nội), GNP (tổng sản phẩm quốc dân)

và GNI (thu nhập bình quân đầu người)

Đầu tư là một trong những yếu tố được tính đến trong tăng trưởng kinh tế, dựa vàocông thức GDP sau:

Trang 9

Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế:

+ Tốc độ tăng GDP theo năm:

tế và xã hội ở mỗi quốc gia Phát triển kinh tế bao gồm có tăng trưởng, sự chuyển dịch cơcấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ (thường xét đến chuyển dịch cơ cấu ngành: sự giatăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp), sự biếnđổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội (xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăngtuổi thọ bình quân, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch của người dân,đảm bảo phúc lợi xã hội, giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội, …)

Một mặt trái của đầu tư phát triển, bên cạnh việc làm tăng sản lượng của nền kinh

tế, đầu tư phát triển còn gây nên một số tác động tiêu cực như ô nhiễm, suy thoái môitrường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

1.3.2 Phát triển bền vững:

Phát triển bền vững Phát triển bền vững là thuật ngữ bao trùm tất cả các thuật ngữ

kể trên Ủy ban môi trường thế giới (WCED), nay là Ủy ban Brundtland định nghĩa:

“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà khônglàm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai” (WCED, 1987) TheoĐiều 3, Luật bảo vệ Môi trường năm 2014 của Việt Nam: “Phát triển bền vững là pháttriển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đápứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăngtrưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”

Trong bối cảnh có nhiều thách thức mới như sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên,suy thoái môi trường và đặc biệt là biến đổi khí hậu, việc hướng đến phát triển bền vữngngày càng trở nên khó khăn hơn Các mục tiêu của phát triển bền vững vì thế đã được cụthể hoá cho từng lĩnh vực Từ 3 lĩnh vực lớn trước đây (kinh tế, xã hội, môi trường), cácnhà nghiên cứu và chính sách hiện đã xác định được 17 mục tiêu của phát triển bền vững

- 17 SDGs (UN, 2015), gồm: 1-Xoá nghèo; 2-Xoá đói; 3-Sức khoẻ tốt và cuộc sống hạnhphúc; 4-Giáo dục chất lượng; 5-Bình đẳng giới; 6- Nước sạch & vệ sinh;7-Năng lượngsạch với giá hợp lý; 8-Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững; 9-Công nghiệp, sáng

Trang 10

tạo và hạ tầng; 10-Giảm bất bình đẳng; 11-Thành phố và cộng đồng bền vững; 12-Sảnxuất và tiêu dùng có trách nghiệm; 13-Hành động vì khí hậu; 14-Các đại dương bềnvững; 15-Sử dụng đất bền vững; 16-Hoà bình và công lý; 17-Hợp tác để hướng tới mụctiêu chung

Hiện nay, ở nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, người ta đã chú ý đếnnhững ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai do tăng trưởng gây ra Trên thế giới đã xuất hiệnkhái niệm mới về phát triển, đó là phát triển bền vững

Theo định nghĩa của ngân hàng thế giới WB:” Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứngcác nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệtương lai” Nói cách khác, phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ, hợp lý về cả

3 mặt: Tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường Đây là mụctiêu hướng tới của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam

II Phân tích nội dung các lý thuyết kinh tế trong đầu tư:

2.1 Lý thuyết số nhân đầu tư

2.1.1.Ý nghĩa số nhân đầu tư và công thức tính:

Ý nghĩa: Lý thuyết số nhân đầu tư trong kinh tế đầu tư thường ám chỉ việc mộtkhoản đầu tư ban đầu sẽ tạo ra lợi nhuận và tăng giá trị theo thời gian Nếu mức đầu tưban đầu làm tăng sản xuất hoặc thu nhập, thì lợi nhuận từ nó có thể được sử dụng để tạothêm cơ hội đầu tư, tạo ra hiệu ứng số nhân Điều này có thể góp phần vào sự phát triển

và tăng trưởng kinh tế

Xây dựng công thức số nhân đầu tư:

Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng Nó cho thấy sảnlượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng 1 đơn vị

Công thức tính: k=ΔY

ΔI

Trong đó:

ΔY:mức gia tăng sản lượng

ΔI: là mức gia tăng đầu tư

k: là số nhân đầu tư

Từ công thức (1) ta có:

ΔY=k.ΔI

Như vậy, việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuếch đại sản lượng tăng lên số nhânlần Trong công thức trên, k là một số dương lớn hơn 1 Vì, khi I=S , có thể biến đổi côngthức (2) thành:

Trang 11

Thực tế, gia tăng đầu tư, dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản xuất (máymóc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, ) và qui mô lao động Sự kết hợp hai yếu tố nàylàm cho sản xuất phát triển; kết quả là sản lượng của nền kinh tế gia tăng.

2.1.2 Tác động của chính sách tài khóa đến lý thuyết số nhân đầu tư:

Chính sách tài khóa là biện pháp được Chính phủ thi hành tác động đến chi tiêucông và hệ thống thuế khóa nhằm đạt được các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế như: tăngtrưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát Chính sách tài khóa

có phạm vi tác động lớn tới quản lý và đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiếtnền kinh tế vĩ mô thông qua huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà nước

Trong bài tiểu luận này, nhóm tác giả chỉ xem xét vài trò của yếu tố đầu tư (I) ảnhhưởng đến chính sách tài khóa

* Chính sách tài khóa được chia thành 2 loại:

a Chính sách tài khóa mở rộng:

Khi nền kinh tế suy thoái (Y < Yp): tỷ lệ thất nghiệp tăng khi đó nên áp dụng chính sáchtài khóa mở rộng bằng cách tăng chi đầu tư (I) => AD tăng=> AD dịch phải => sản lượng

Y tăng, thất nghiệp giảm

Biểu đồ 2.1: Chính sách tài khóa mở rộng

b Chính sách tài khóa thắt chặt:

Khi nền kinh tế có lạm phát cao (Y> Yp) => Chính phủ nên áp dụng chính sách tài khóathu hẹp bằng cách giảm chi đầu tư (I) => AD giảm=> AD dịch trái => sản lượng Y giảm,lạm phát giảm

Trang 12

Biểu đồ 2.2: Chính sách tài khóa thắt chặt

2.1.3 Ưu và nhược điểm của lý thuyết số nhân đầu tư:

- Giúp kích thích tăng trưởng kinh tế

- Tạo ra việc làm mới, giảm mức thất

nghiệp và tăng thu nhập cho người

lao động

- Nâng cao năng suất lao động, cung

cấp cơ hội cho đào tạo và phát triển

- Tăng thu nhập do việc tạo ra việc

làm và nâng cao năng suất có thể

dẫn đến tăng cường chi tiêu tiêu thụ,

tạo ra một chu kỳ tích cực

- Đầu tư có thể được hướng vào các

khu vực kinh tế yếu đuối, giúp giảm

độ chênh lệch phát triển giữa các

khu vực

- Đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới

có thể tạo ra các hiệu ứng nhân đôi

trong việc phát triển công nghiệp và

sự đổi mới

- Phụ thuộc lớn vào điều kiện thịtrường và các yếu tố khác như tỷ lệtiêu thụ và mức độ tỷ lệ tiêu thụgiữa các giai đoạn khác nhau

- Sự tăng trưởng do số nhân đầu tư

có thể mất thời gian và nó phụthuộc vào giai đoạn kinh tế Trongnhững thời kỳ khó khăn, số nhânđầu tư có thể giảm mạnh

- Lợi ích của số nhân đầu tư khôngphải lúc nào cũng được phân phốiđồng đều Có thể xảy ra tình trạngmột số ngành công nghiệp hoặckhu vực hưởng lợi lớn hơn so vớinhững ngành khác

- Nếu tăng trưởng quá mạnh vàkhông được kiểm soát, có thể dẫnđến lạm phát và các vấn đề kháctrong kinh tế

- Đòi hỏi nguồn tài chính đủ lớn và

ổn định Nếu nguồn tài chính hạnchế, hiệu ứng của số nhân đầu tư

có thể bị hạn chế

Bảng 2.1: Ưu và nhược điểm của lý thuyết số nhân đầu tư

Trang 13

2.2 Lý thuyết gia tốc đầu tư:

2.2.1 Xuất phát điểm của lý thuyết gia tốc đầu tư

Nếu số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ giữa việc gia tăng đầu tư với gia tăngsản lượng Như vậy đầu tư xuất hiện như một yếu tố của tổng cầu

Theo Keynes, đầu tư cũng được xem xét dưới góc độ tổng cung, nghĩa là mỗi sựthay đổi của sản lượng làm thay đổi đầu tư như thế nào Các doanh nghiệp thực hiện các

dự án đầu tư để đưa mức tư bản đạt mức mong muốn Lượng tư bản mong muốn phụthuộc vào mức sản lượng là điều dễ dàng chấp nhận được Khi mức sản lượng cao hơn,các hãng có nhu cầu lớn hơn về tư bản vì tư bản là một trong nhiều nhân tố để tạo ra sảnlượng Tư tưởng trung tâm của mô hình dựa trên mối quan hệ này

2.2.2 Nội dung của lý thuyết gia tốc đầu tư:

Mô hình gia tốc giả thiết rằng lượng tư bản mong muốn là bội số của mức sảnlượng:

d

(2)Lượng tư bản có được vào cuối thời kỳ trước chính là lượng tư bản mong muốn phụ thuộc vào thu nhập của thời kỳ đó

α =k t d

Do chỉ một phần sự thay đổi của lượng tư bản mong muốn được thực hiện trong mội thời kỳ nên trong một thời kỳ nhất định nào đó đầu tư sẽ phản ứng với những thayđổi của thu nhập trong một số thời kỳ trước đó Phương trình (7) hàm ý rằng, đầu

tư phản ứng chậm hơn với sự thay đổi của thu nhập hiên tại, và vì thế mà cũng hàm ý rằng đầu tư không thay đổi nhiều trong ngắn hạn như mô hình gia tốc đơn giản dự báo ở phương trình (4)

Ngày đăng: 22/11/2024, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w