BÀI TIỂU LUẬN môn LỊCH sử VIỆT NAM đề tài PHONG TRÀO và VƯƠNG TRIỀU tây sơn

19 1 0
BÀI TIỂU LUẬN môn LỊCH sử VIỆT NAM đề tài PHONG TRÀO và VƯƠNG TRIỀU tây sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH  BÀI TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ VIỆT NAM Đề tài: PHONG TRÀO VÀ VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN Giảng Viên Phụ Trách: PGS.TS.Trần Thuận Sinh viên thực hiện: Bùi Ngọc Bích Pháp danh: Ngọc Linh Mã sinh viên: TX 6022 Lớp: ĐTTX Khóa VI Chuyên ngành: Triết Học Phật Giáo TP Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2021 GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH  BÀI TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ VIỆT NAM Đề tài: PHONG TRÀO VÀ VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN Giảng Viên Phụ Trách: PGS.TS.Trần Thuận Sinh viên thực hiện: Bùi Ngọc Bích Pháp danh: Ngọc Linh Mã sinh viên: TX 6022 Lớp: ĐTTX Khóa VI Chuyên ngành: Triết Học Phật Giáo TP Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2021 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày….tháng…năm 2021 PGS.TS Trần Thuận MỤC LỤC A.Lời mở đầu 1 B.Nội dung 2 CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA ĐÀNG TRONG VIỆT NAM VÀO THẾ KỶ XVIII 1.1 Sự thối nát của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn 2 1.2 Kinh tế ở Đàng Trong 3 1.3 Phong trào nông dân nổ ra .4 CHƯƠNG 2: PHONG TRÀO TÂY SƠN BÙNG NỔ VÀ THẮNG LỢI 2.1 Vài nét về phong trào Tây Sơn và căn cứ Tây Sơn .5 2.1.1 Anh em Tây Sơn 5 2.1.2 Căn cứ Tây Sơn 6 2.1.3 Những ngày đầu khởi nghĩa .6 2.2 Đập tan tập đoàn Lê – Trịnh, xóa bỏ ranh giới sông Gianh 6 2.2.1 Chiến dịch Phú Xuân 1786 6 2.2.2 Tiến ra Thăng Long, lật đổ họ Trịnh 8 2.4 Đánh tan 20 vạn quân Thanh 8 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC 3.1.Phong trào nông dân Tây Sơn là đỉnh cao của lịch sử chiến tranh nông dân Việt Nam 13 3.2.Phong trào nông dân Tây Sơn là một phong trào độc đáo 13 C.KẾT LUẬN .15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 A LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 1000 năm dưới chế độ phong kiến thì trong khoảng thời gian do cũng có tới hàng nghìn phong trào khởi nghĩa của nông dân chống chính quyền phong kiến Sự bùng nổ của phong trào nông dân xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội khủng hoảng dưới các triều đại phong kiến Họ vùng lên để tự giải phóng, để giành lấy ruộng đất và xác lập một vương triều phong kiến tiến bộ hơn Vào thế kỷ XVIII, throng bối cảnh đất nước loạn lạc, các thế lực phong kiến đánh nhau để giành địa vị, đất nước bị chia năm xẻ bảy, cuộc sống nhân dân khốn cùng Chính lúc đấy, các cuộc khởi nghĩa nông dân lại bùng nổ, rầm rộ và mạn hơn bao giờ hết Chính trong hoàn cảnh do đã xuất hiện phong trào nông dân Tây Sơn Phong trào nông dân Tây Sơn có một ý nghĩa và vai trò lịch sử vô cùng to lớn trong lịch sử dân tộc Đã vươn lên làm cả hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp Hoàn thành cả hai nhiệm vụ do một cách xuất sắc Đó cũng là lý do yếu điểm mà học viên chọn đề tài “phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn” 2.Phương pháp nghiên cứu: Học viên chọn nghiên cứu với phương pháp phân tích,so sánh và tổng hợp từ đó đi đến kết luận để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu 3.Nội dung nghiên cứu: Vì kiến thức hạn chế,học viên chỉ đi xâu nghiên cứu Phong Trào Nông Dân Tây Sơn Bùng Nổ Và Thắng Lợi trên bình diện cơ bản nhất 4.Bố cục tiểu luận: Gồm 4 phần : Mở đầu&Nội dung,Nội dung gồm 03 chương có 03 mục và 04 tiểu mục Phần kết luận & Tài liệu tham khảo 1 A NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA ĐÀNG TRONG VIỆT NAM VÀO THẾ KỶ XVIII 1.1 Sự thối nát của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn: Thế kỷ XVI – XVIII là giai đoạn diễn ra nhiều biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong lịch sử dân tộc Sự tha hóa của bộ mày nhà nước đã làm cho tình hình xã hội thêm rối ren Các thế lực địa phương nổi lên Đất nước bước vào thời kỳ loạn lạc Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê Sự xuất hiện của nhà Mạc làm cho tình hình thêm phức tạp, tạo nên cục diện Nam – Bắc triều Trong khi chiến tranh Nam – Bắc triều chưa kết thúc thì cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh lại diễn ra, đưa đất nước vào cảnh huynh đệ tương tàn, đất nước bị chia làm hai miền Ở Đàng Ngoài, triều Lê Trung hưng không còn đủ khả năng lập lại một chính quyền trung ương tập quyền vững mạnh như trước mà phải dựa hẳn vào các thế lực của họ Trịnh Thiết chế triều đình – phủ chúa thực chất là sự nương tựa vào nhau của hai thế lực: vua Lê – đã mất hết sinh khí nhưng có hào quan của quá khứ, ít nhiều có uy tín trong dân chúng và Chúa Trịnh – những người có thực lực quân sự Trong thiết chế này, mọi quyền lực đều nằm trong tay chúa Trịnh còn vua Lê chỉ là bù nhìn Càng về thế kỷ thứ XVIII, bộ máy chính quyền càng mục nát đến cực độ, đặc biệt là từ khi Trịnh Sâm lên nắm quyền(1767) Triều đình mục rỗng, quan lại địa phương tham tiền, thiên tai mất mùa làm cho nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng Khủng hoảng ở Đàng Ngoài bước vào giai đoạn sâu sắc và toàn diện Ở Đàng Trong, trong những ngày đầu nam tiến, do nhu cầu tăng tiềm lực cho vùng đất mình cai trị, làm cơ sở chống lại chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn đã thi hành những chính sách cởi mở để phát triển kinh tế và mở rộng lãnh thổ Trong vòng hai thế kỷ, lãnh thổ Đàng trong đã phát triển đến tận mũi Cà Mau Đồng bằng sông Cửu long trở thành trung tâm nông nghiệp lớn trong khu vực Tuy nhiên, vào nửa đầu thế kỷ XVIII, trong khi chế độ phong kiến Đàng Ngoài đã bộc lộ rõ bước đường suy yếu của nó, thì ở Đàng Trong, chế độ phong kiến họ Nguyễn bước vào thời kỳ tiền khủng hoảng Sau khi chiến tranh Trịnh – Nguyễn chấm dứt(1672), nền thống trị của họ Nguyễn được củng cố: địa vị cát cứ, quyền lực chính trị, thế lực kinh tế ổn định… Giai cấp thống trị họ Nguyễn tăng cường bóc lột nhân dân, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.Các chúa Nguyễn không ngừng tăng cường xây dựng các lâu đài ở kinh đô mới Từ năm 1687, Nguyễn Phúc Trăn cho dời kinh đô từ Ái Tử (Quảng Trị) về Phú Xuân (Huế) Kinh đô Huế được xây dựng không chỉ lớn mạnh về quy mô mà công nhiều công trình chùa chiền, miếu mạo Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) tự cho mình là sùng đạo Phật, lấy hiệu là Thiên Túng nhân đạo để xây dựng nhiều chùa tháp Năm 1714, Nguyễn Phúc Chu sai trùng tu và mở rộng chùa Thiên Mụ, bắt hàng ngàn người phục vụ trong cả năm trời Y còn sai người sang Triết Giang (Trung Quốc) mua Kinh Đại Tạng cùng với các thứ luật lệ, mua trên 1000 bộ về đặt trong chùa Nhưng đời sống của riêng ông ta thì rất xa hoa, trụy lạc, một mình có 146 người con Năm 1744, Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, cho xây dựng kinh đô ở Phú Xuân (Huế) Quan lại cấp cao đua nhau xây dựng dinh thự, tiêu phí vô cùng tốn kém cho 2 việc ăn chơi, tổ chức yến tiệc linh đình Họ “coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ hết mực” Tiền của cung ứng cho cuộc sống xa hoa của nhà Nguyễn đều bổ vào đầu dân Trong vòng 7 năm (1746 – 1752), chúa Nguyễn thu vào 5.768 lượng vàng, 45.404 lượng bạc, 2 triệu quan tiền Số dân phải đóng góp còn gấp 2, 3 lần số đó vì “về nhà nước được một phần thì kẻ trưng thu lấy 2 phần” Theo nhận xét của Lê Qúy Đôn: “hàng năm có hàng trăm thứ thuế mà trưng thu thì phiền phức, gian lận, nhân dân khổ vì nởi một cổ hai tròng” Đến đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765 – 1777), chính quyền họ Nguyễn ngày càng thêm thối nát hơn Thần quyền Trương Thúc Loan đã phế truất Hoàng Tôn Dương, đưa Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi chúa khi mới 12 tuổi Mặc dù mới 12 tuổi nhưng cũng rất hoang dâm, tốn kém, Nguyễn Phúc Thuần tự xưng là “Khách Phủ Đạo Nhân” ngày đêm bày trò ca hát, không lo gì đến triều chính Quyền thần Trương Thúc Loan thâu tóm mọi quyền hành, lôi bè kéo phái Ông ta một mình 5 lộc lớn, hằng năm thu trên 200 lạng bạc, tham ô từ 3 – 4 vạn quan tiền Tương truyền, hằng năm y bắt quan lại, bính lính nộp 5 gánh dây mây dùng để xâu tiền Trong nhà Loan “vàng bạc, châu báu, gấm vóc đầy rẫy, nô bộc, trâu ngựa không biết bao nhiêu mà kể xiết Qua mỗi mùa mưa, Loan đem vàng bạc ra phơi nắng sáng chói cả góc sân” Nội bộ chính quyền phân chia bè phái, những người chống Loan đều bị giết hại Như vậy, bức tranh toàn cảnh tình hình chính trị của Việt Nam trong thế kỷ XVIII nói chung và của Đàng Trong nói riêng, chế độ phong kiến đang bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc, trầm trọng Cơ đồ thống trị của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn đang lung lay tới tận gốc rễ.Sứ mệnh quật nhào thế lực phong kiến rỗng mục ấy, lịch sử đã trao cho phong trào Tây Sơn 1.2 Kinh tế ở Đàng Trong Ngoại thương sa sút: lúc này tàu buôn phương tây hầu như không đến nữa, tàu buôn nước ngoài tham gia vào hoạt động ngoại thương ở Đàng Trong chỉ có thương nhân Hoa Kiều Năm 1773, toàn bộ số tàu đến Hội An chỉ có 8 chiếc Đàng trong không có mỏ đồng nên thứ nguyên liệu này phải nhập khẩu hoàn toàn Khi ngoại thương suy giảm, đồng để đức tiền củng không đủ Họ Nguyễn cho phép tư nhân được đúc tiền tự do để thu lợi Kết cục đã gây ra tình tạng rối loạn nội tệ, mà sử học gọi là “nạn tiền hoang” Trong khi tình hình ngoại thương suy thoái gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế hàng hóa thì sự rối loạn tiền tệ đã dẫn đến tình trạng đầu cơ tích trữ, làm ngưng truệ mọi hoạt động lưu thông Các đô thị mới đều hưng thịnh như Thanh Hà, Hội An, Nước Mặn dần dần lụi tàn Kinh tế Đàng Trong lâm vào tình trạng đình đốn, suy thoái nghiêm trọng Kinh tế suy thoái, thế nkháo nặng nề, quan lại tham nhũng đã làm cho đời sống nhân dân Đàng Trong cơ cực, gây bất bình cho mọi tầng lớp nhân dân Từ những năm 30, thiên tai lụt lội xảy ra liên miên khiến cho những vùng đất trù phú nhất cũng lâm vào nạn đói.Năm 1752, một nạn đói lứon đã xảy ra làm cho nhiều người chết đói Đói kém xảy ra liên tục trong 4, 5 năm liền Thê thảm nhất là nạn đói lớn ở Thuận Hóa 1774 Theo lời mô tả của giáo sĩ La Bactet thì: “gạo đắt như vàng (…) tình trạng đói khổ đã bày ra lắm cảnh thương tâm khó tả, xác chết chồng lên nhau” Ngoài sự cướp đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ, nông dân còn phải chịu thêm gánh nặng thuế khóa Vào cuối thế kỷ XVIII, họ Nguyễn tăng thêm một số ngạch thuế của và đặt thêm một số thứ thuế khác Riêng thuế đò, thuế chợ cũng tăng lên gấp bội 3 + Năm 1752, nạn đói lại xảy ra, một phương gạo đến 3 quan tiền + Năm 1774, cả xứ Thuận Hóa lâm vào nạn đói lớn “ người ta phải ăn thịt nhau” Tình trạng không được chính quyền phong kiến và giai cấp địa chủ giải quyết càng làm cho nền kinh tế nông nghiệp bị suy sụp Như vậy, do sự thối nát của chính quyền phong kiến ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, mà đời sống nhân dân trở nên khốn cùng Mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến ngày càng gay gắt, nông dân không còn con đừơng nào khác là phải nổi dậy khởi nghĩa 1.3 Phong trào nông dân nổ ra Trong lịch sử dân tộc, thế kỷ XVIII được mệnh danh là “ thế kỷ chiến tranh nông dân” Cuộc khủng hoảngvề chính trị diễn ra ở cả hai miền, do vậy phong trào nông dân diễn ra suốt chiều dài đất nước Chính quyền Lê – Trịnh tỏ ra hoàn toàn bất lực trước các vấn đề kinh tế - xã hội Triều đình mục nát, suy đồi Các vùng nông thôn bị các thế lực cường hào, lý dịch thao túng Đất đai bị tranh chiếm, dân nghèo bị ức hiếp, nông dân bị đẩy ra khỏi làng xã, trở thành lực lượng xã hội đông đảo, bất bình với chính quyền phong kiến Do vậy, hộ đã đứng dậy đấu tranh Các phong trào phát triển sâu rộng ở cả miền núi và miền xuôi, trong đó có cả những cuộc khởi nghĩa thu hút cả hàng vạn người tham gia và kiên cường bền bỉ đứng dậy đấu tranh chống lại ách áp bức, cường quyền hàng chục năm Tiêu biểu như các cuộc khởi nghĩa Lê Duy Mật(1738 – 1770), Hoàng Công Chất(1739 – 1769), Nguyễn Hữu Cầu(1741 – 1751), Nguyễn Danh Phương(1741 – 1751) Tuy nhiên, những phong trào này đến năm 1770 đều bị dập tắt Mặt yếu của các phong trào nông dân trong giai đoạn này là bế tắc về đường lối Các cuộc khởi nghĩa chỉ thể hiện sự phản kháng quyết liệt của những người bị trị cùng khổ đối với chính quyền tham nhũng tàn bạo, họ không đưa ra được bất cứ một chương trình cải cách tiến bộ nào và với bản chất nông dân họ không có được sự liên kết thống nhất Năm 1747, ở Gia Định, cuộc khởi nghĩa của thưong nhân Hoa Kiều cùng Văn Quang cầm đầu bùng nổ Bât bình với chính sách chèn ép thương nhân của Nguyễn Phúc Khoát, Quang nhóm họp bạn bè khoản 300 người, chiếm cứ bãi Đông Phố và dự định đánh úp dinh Trấn Biên Tuy nhiên cuộc nổi dậy chóng bị dập tắt Các cuộc đấu tranh của người Chăm cũng đã diễn ra mạnh mẽ Lớn nhất là cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh Dương Bao Lai, Diệp Mã Lăng ở trấn Thuận Thành vào năm 1746 Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã giáng vào nền thống trị của ho Nguyễn một đòn mạnh mẽ Năm 1714, nhân dân các dân tộc thiểu số ở Cam Lộ (Quảng Trị) cũng nổi dậy gây cho họ Nguyễn nhiều lúng túng Như vậy, tình thế cách mạng sôi sục trong cả nước cùng với sự suy yếu cực độ của các thế lực phong kiến và sự dạn dày chiến đấu của những người nông dân ở thế kỷ XVIII đã là nhân tố hết sức quan trọng giúp cho phong trào nông dân ở cuối thế kỷ XVIII có thể phát động thành một cuộc chiến tranh nông dân lớn mạnh đủ sức đánh tan mọi thế lực phong kiến lớn nhỏ trong cả nước Chính trong hoàn cảnh lịch sử thuận lợi đó, phong trào nông dân Tây Sơn đã xuất hiên và có đủ điều kiên để phát triển ngày càng lớn mạnh 4 CHƯƠNG 2: PHONG TRÀO TÂY SƠN BÙNG NỔ VÀ THẮNG LỢI 2.1 Vài nét về phong trào Tây Sơn và căn cứ Tây Sơn 2.1.1 Anh em Tây Sơn Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.Tổ tiên 4 đời của anh em Tây Sơn có gốc ở Hưng Nguyên (Nghệ An), thuộc đất Đàng Ngoài Trong chiến tranh Trịnh – Nguyễn, năm 1655 khi quân Nguyễn vượt sông Gianh đánh chiếm Đàng Ngoài đã bắt tù binh và nông dân vào Đàng Trong Trong đó có người tên là Hồ Phi Khanh (chính là tổ 4 đời của anh em Tây Sơn) cùng với một số nông dân đưa vào khai khẩn vùng đất thuộc ấp Tây Sơn Sau một quá trình lao động cần cù, cực khổ, tổ tiên của anh em Tây Sơn đã tạo đựoc một cơ ngơi khá giả Anh em thân sinh của ba anh em Tây Sơn là Hồ Phi Thúc đã lấy bà Nguyễn Thị Đồng và chuyển về sinh sống ở làng Kiên Thành (Tây Sơn Hạ đạo) Ngay từ thuở nhỏ, ba anh em Nguyễn Nhạ, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã đựoc thầy Nguyễn Văn Hiến dạy học Thầy giáo Nguyễn Văn Hiến vốn là một môn khách của Ngoại hữu Trương Văn Hạnh Năm 1765, Trương Phúc Loan cùng một số quan đại thần trong triều đã làm giả duy mệnh của chúa Nguyễn Phúc Khoát, bỏ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, lập Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi Ngoài việc truyền kiến thức, thầy Nguyễn văn Hiến còn dạy cho anh em Tây Sơn sự thối nát của chốn quan trường và nổi khổ của dân Anh em Tây Sơn lại sinh trưởng ở vùng Quảng Nam – là nơi mâu thuẩn giai cấp phát triển gay gắt nhất ở Đàng Trong Do vây, ba anh em Tây Sơn sớm bất bình với chế độ phong kiến thống trị của chua Nguyễn và oán ghét bọn quan lại, cường hào 2.1.2 Căn cứ Tây Sơn Căn cứ Tây Sơn thuộc ấp Tây Sơn, huyện Phù Mỹ, phủ Quy Nhơn, dinh Quảng Nam (gồm các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai ngày nay) Vùng quảng Nam vốn là một vùng trù phú Các nhà buôn bán nước ngoài thường coi Quảng Nam là một trung tâm kinh tế giàu có vào loại bậc nhất Đàng Trong Và Quảng Nam cũng là nơi có chế độ thuế khóa nặng nề nhất.Ấp Tây Sơn có hai vùng là Tây Sơn Thượng đạo và Tây Sơn Hạ đạo Ban đầu, anh em Tây Sơn chọn Tây Sơn Thượng đạo là nơi xây dựng căn cứ và chuẩn lực lượng Tây sơn Thượng đạo là một vùng cao nguyên và rừng núi rộng lớn chiếm gần ¾ đất đai của phủ Quy Nhơn Căn cứ Tây Sơn Thượng đạo nằm trọn vẹn ở thung lũng An Khê (Gia Lai) gồm hai phần: Tây Sơn nhất và Tây Sơn nhị Phần lớn căn cứ của nghĩa quân ở Tây Sơn nhị, nơi đây là vùng cư trú chủ yếu của người Bana và một số ít người Việt Ở đây, Nguyễn Nhạc đã đắp lũy dựa trên địa thế núi rừng hiểm trở Dấu tích còn lại là lũy An khê gồm có 7 cạnh, 4 cửa Bắc, Nam, Đông, Tây, vừa kiểm soát được con đường độc đạo lên cao nguyên Plâycu, vừa dễ dàng rút lui vào rừng núi Toàn bộ căn cứ Tây Sơn Thượng đạo nằm trong một thung lũng khá rộng liên hệ với Tây sơn Hạ đạo qua đèo Mang và cao nguyên Plâycu qua đèo Mang Giang Từ căn cứ, nghĩa quân có thể theo đường mòn suống Tây sơn Hạ đạo và vùng đất Phú Yên Theo đường thủy, nghĩa quân có thể xuôi dòng sông Ba tới Phú Yên, theo dòng sông Côn tới Tây Sơn Hạ đạo và phủ lỵ Quy Nhơn Chính những con đuờng thủy, bộ này đã tạo khả năng liên kết các vùng làm cơ sở cho anh em Tây Sơn liên kết lực lượng và là con đường buôn bán để cung cấp lực lượng cho nghĩa quân 5 Tây Sơn Hạ đạo là một vùng đất bằng phẳng, khá trù phú gần với phủ thành Quy Nhơn Cuối 1772, Nguyễn Nhạc mở rộng căn cứ, tiến quân từ Tây sơn Thượng đạo xuống Tây Sơn Hạ đạo, thành lập đại bản doanh ở Kiên Thành 2.1.3 Những ngày đầu khởi nghĩa Để phát động lực lượng dân nghèo đứng dậy đấu tranh, Nguyễn Nhạc nêu cao khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho dân nghèo” Khẩu hiệu đấu tranh thiết thực đã đáp ứng nguyện vọng của người dân nghèo khổ và có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ đông đảo quần chúng lao động vùng dậy khởi nghĩa Từ căn cứ, nghĩa quân thường chia thành các toán nhỏ gồm vài trăm người về giải phóng các làng xã Nghĩa quân trừng trị bọn xã trưởng, tịch thu các loại giấy tờ, kế ước phong kiến rồi đốt trước mặt quần chúng, tuyên bố bãi bỏ mọi thứ thuế Vì vậy, nhân dân ở mọi nơi đều tích cực tham gia hưởng ứng Mặt khác, lợi dụng mâu thuẩn giữa các phe phái phong kiến và để cô lập kẻ thù, Nguyễn Nhạc còn khôn khéo nêu lên khẩu hiệu: “Ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, diệt trừ bọn Dương Thúc Loan” Đi tới đâu nghĩa quân cũng được ủng hộ, số người tham gia ngày càng đông Với sự nhiệt tình phản ứng của quảng đại quần chúng nhân dân ngay từ ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng vũ trang của phong trào Tây Sơn đã tới 3000 người Căn cứ địa Quy Nhơn lại có nhiều voi, ngựa tốt Đồng bào miền núi Quy Nhơn có truyền thống đua ngựa, quản tượng giỏi Đồng bào cả miền Quy Nhơn, Kinh, Thượng đều có truyền thống thượng võ, giỏi quân sự Cho nên những đội quân đầu tiên của phong trào Tây Sơn đã là những đội quân thiện chiến và dũng cảm Tới năm 1773, lực lượng vũ trang của nghĩa quân đã có tới hàng vạn người Căn cứ địa của nghĩa quân gồm một khu vực rộng lớn của phủ Quy Nhơn Vùng An Khê và ba huyện Phù Ly, Bồng Sơn, Tuy Viễn Tới đây, công tác chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa đã đựoc hoàn thành Nghĩa quân có thế kiểm soát hoàn toàn vùng Quy Nhơn Giờ khởi nghĩa đã tới Nghĩa quân có thể mở những cuộc tấn công đầu tiên vào quân địch và nắm chắc phần thắng lợi 2.2 Đập tan tập đoàn Lê – Trịnh, xóa bỏ ranh giới sông Gianh 2.2.1 Chiến dịch Phú Xuân 1786 Sau khi làm chủ Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Tây Sơn được rãnh tay đói phó với quân Trịnh ở phía bắc Nhận thấy thời cơ đánh Bắc Hà, Nguyễn Huệ đề nghị Nguyễn Nhạc đánh ra bắc nhưng Nguyễn Nhạc ngần ngại chưa quyết.Sang tháng 4/1786, Phạm Ngô Cầu sai sứ là Nguyễn Phú Như vào Quy Nhơn mượn tiếng trao đổi vấn đề biên giới, nhưng thực ra muốn dò tình hình Tây Sơn Phú Như vốn có quen biết với Nguyễn Hữu Chỉnh, bèn mang tình hình Thuận Hóa nói lại Hữu Chỉnh bèn xin Nguyễn Nhạc ra quân đánh Thuận Hóa Lúc đó Nguyễn Nhạc mới quyết định Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy các cánh quân thủy bộ, Vũ Văn Nhậm làm tả quân đô đốc, Nguyễn Hữu Chỉnh làm hữu quân đô đốc, Nguyễn Lữ chỉ huy đội dự bị thủy quân Theo giáo sĩ La Grand de la Liraye trong cuốn Notes historiques sur la nation annamite, tổng số quân Tây Sơn tham chiến gồm 5.000 tiền quân, 2.000 hậu quân và 3.000 thủy binh, tất cả 1 vạn người.Phía quân Trịnh có trên 3 vạn quân Từ khi Hoàng Ngũ Phúc và Bùi Thế Đạt rút đi (1775) đã bố trí lực lượng phòng bị Từ sông Gianh tới đèo Hải Vân, có nhiều đồn để cứu ứng cho nhau Tuy nhiên, đất Thuận Hóa trong nhiều năm không có chiến tranh, quân số tuy khá đông nhưng phòng thủ không chặt chẽ Chủ tướng Phạm Ngô Cầu chuyên làm việc buôn bán, không sắm sửa khí giới phòng bị lương thực nên quân Trịnh và dân đều chán nản 6 khinh thường.Nhằm triệt để lợi dụng thời tiết mùa hè, gió nồm thổi mạnh có thể đưa thủy quân tiến nhanh ra đánh phá phía bắc, Nguyễn Huệ lập kế hoạch đánh bất ngờ ở các điểm phòng thủ quân Trịnh từ sông Gianh trở vào, từ Hải Vân trở ra và từ cạnh sườn vào Phú Xuân Biết Phạm Ngô Cầu là người tin vào việc bói toán, Nguyễn Huệ sai một thủ hạ người Hoa giả làm thày bói tới Phú Xuân ra mắt quận Tạo Phạm Ngô Cầu, khuyên Cầu nên lập đàn giải hạn Quận Tạo nghe theo, bèn lập đàn chay ở chùa Thiên Mụ trong 7 ngày 7 đêm, bắt quân phục dịch vất vả Trong khi tướng sĩ phía Trịnh mất cảnh giác thì quân Tây Sơn bắt đầu lên đường ra bắc ngày 28 tháng 4 âm lịch tức 25 tháng 5 năm 1786 Đánh chiếm được Hải Vân, Nguyễn Huệ lập tức thúc quân tiến thẳng ra Phú Xuân Trong lúc Nguyễn Huệ tác chiến ở phía nam thì Nguyễn Lữ mang quân thủy ra sông Gianh Tại đây, quân Tây Sơn chia làm 2 cánh Một cánh án ngữ sông Gianh ngăn viện binh Trịnh từ bắc sông Gianh kéo vào; cánh kia tiến xuống chiếm đồn Bố Chính và lũy Đồng Hới Tuy tại đây có không ít đồn phòng thủ nhưng các cánh quân Trịnh tại đây đều có tinh thần chiến đấu thấp Khi quân Tây Sơn kéo đến, các tướng sĩ Bắc Hà đều bỏ thành lũy chạy trốn[14] Khi quân Tây Sơn chiếm được Bố Chính sắp tiến vào Leo Heo thì quân Trịnh tại đây cũng bỏ chạy, nhưng bị dân địa phương bắt nộp cho quân Tây Sơn.Quân Tây Sơn tiến đánh lũy Đồng Hới (lũy Thầy) do Phái Vị hầu và Ninh Tốn chỉ huy Tuy thành lũy khá kiên cố nhưng tinh thần quân Trịnh tại đây cũng bạc nhược Hai tướng Trịnh sợ bị đánh từ cả đường thủy lẫn đường bộ, không dám chống cự bèn theo đường núi trốn thoát về Bắc Ngày 26 tháng 5 âm lịch tức 21 tháng 6, quân Tây Sơn chiếm đóng lũy Đồng Hới Trong khi Phạm Ngô Cầu vẫn đang cầu cúng ở chùa Thiên Mụ thì tàn quân Trịnh ở Hải Vân chạy về báo tin Hoàng Nghĩa Hồ tử trận Quận Tạo hoảng sợ, biết mình mắc mưu quân Tây Sơn, vội lệnh cho quân sĩ về thành chuẩn bị đối phó, nhưng các tướng sĩ vất vả phục dịch nhiều ngày nên mỏi mệt và tinh thần chiến đấu suy nhược Để ly gián các tướng Trịnh giữ Phú Xuân là Phạm Ngô Cầu và Hoàng Đình Thể, Nguyễn Huệ theo kế của Nguyễn Hữu Chỉnh, dùng Chỉnh đứng tên nhân danh người quen cũ, viết thư dụ hàng Hoàng Đình Thể, song lại sai người cố ý đưa thư nhầm cho Phạm Ngô Cầu Phạm Ngô Cầu đang bối rối và mỏi mệt lại tiếp nhận thư của Nguyễn Hữu Chỉnh gửi Hoàng Đình Thể, bắt đầu nghi ngờ Đình Thể không hết lòng chiến đấu Bản thân quận Tạo cũng sinh ý định hàng Tây Sơn Quận Tạo bèn dìm bức thư đó không đưa cho quận Thể Không lâu sau quân Tây Sơn kéo đến sát thành Phú Xuân Đạo thủy quân của Vũ Văn Nhậm chỉ huy tới cửa biển thì gặp một tàu Bồ Đào Nha Tàu này vốn của thương nhân thường tới làm ăn tại Phú Xuân nên họ ủng hộ Phạm Ngô Cầu chống Tây Sơn Quân Tây Sơn bèn bao vây đốt phá tàu, thuyền trưởng và các sĩ quan người Bồ Đào Nha bị quân Tây Sơn quăng xuống biển Tàu bị đốt cháy, được phá làm từng mảnh dùng làm cầu phao, còn các thủy thủ được Tây Sơn thu dụng Thắng tàu Bồ Đào Nha, thủy quân Tây Sơn theo sông Hương áp sát thành, trong khi đó bộ binh Tây Sơn cũng tiến đến vây thành Trong thành, Phạm Ngô Cầu bàn nên hàng, còn Hoàng Đình Thể muốn đánh Vì quận Thể quyết chiến, quận Tạo để quận Thể mang quân nghênh chiến, còn mình giữ thành.Hoàng Đình Thể mang quân lên mặt thành chống cự, tập trung pháo bắn xuống dữ dội Bộ binh Tây Sơn bị pháo bắn phải giãn vòng vây lùi ra xa Nguyễn Huệ điều 7 quân bộ lên thuyền thủy binh ở bờ sông Hương, dùng đại bác bắn lên thành chống lại pháo quân Trịnh, nhưng từ mặt nước lên mặt thành quá cao (hơn 2 trượng) nên đại bác Tây Sơn bắn không tới Một chiến thuyền Tây Sơn bị bắn chìm Nguyễn Huệ buộc phải hạ lệnh cho quân Tây Sơn ngưng chiến Lúc đó là tháng 5 đang mùa nước lũ Thông thường ban ngày mực nước sông Hương thấp, tới đêm nước dâng cao Biết quy luật nước lên xuống, Nguyễn Huệ bèn đổi chiến thuật không đánh ban ngày mà đánh ban đêm Đêm ngày 20 tháng 5 âm lịch tức 15 tháng 6 năm 1786, nước dâng ngập chân thành Phú Xuân Nguyễn Huệ hạ lệnh tiến công Thủy quân Tây Sơn tiến đến nã pháo vào trong thành Hỏa lực quân Trịnh mất tác dụng Hoàng Đình Thể không thể dùng pháo binh chống lại quân Tây Sơn được nữa, phải cùng các con và thuộc tướng Vũ Tá Kiên mở cửa thành ra nghênh địch.Đánh nhau được 1 canh giờ, Hoàng Đình Thể thuốc súng và đạn đều hết, bèn sai người vào thành xin tiếp viện, nhưng Phạm Ngô Cầu đóng cửa thành không cứu viện Đình Thể cùng hai người con và tì tướng là Vũ Tá Kiên dựa vào thành lũy để bày trận, đem hết sức lực chiến đấu Nhưng trong lúc quận Thể đang chiến đấu thì trên mặt thành, quận Tạo đã kéo cờ trắng xin hàng Hai người con quận Thể phóng ngựa ra trận, ngựa bị què, bèn xuống ngựa đánh bộ, bị trọng thương, chết tại mặt trận Đình Thể cùng Tá Kiên lần lượt tử trận Chiến dịch Phú Xuân 1786 diễn ra trong 28 ngày, quân Tây Sơn tiêu diệt đại bộ phận quân Trịnh ở phía nam sông Gianh – vùng đất mà chính quyền Lê - Trịnh mới mở từ cuộc chiến năm 1774-1775 và khiến chính quyền chúa Trịnh vốn suy yếu càng đẩy nhanh tới tan rã Nhân đà thắng lợi này, Nguyễn Huệ thúc quân tấn công ra bắc Lực lượng họ Trịnh nhanh chóng bị đánh bại và chính quyền chúa Trịnh sụp đổ 1 tháng sau đó (21/7/1786) 2.2.2 Tiến ra Thăng Long, lật đổ họ Trịnh Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển Tông Tuy về danh nghĩa Nguyễn Huệ trao trả quyền chính lại cho vua Lê và nhận phong Nguyên súy Dực chính phù vận Uy quốc công, nhưng trong thực tế, ông nắm toàn bộ quyền chính ở Bắc Hà Do sự sắp xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ Tháng 7 năm 1786, vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi Do ý kiến của công chúa Ngọc Hân thiên về lập hoàng thân Lê Duy Cận (anh của Ngọc Hân), Nguyễn Huệ muốn hoãn lễ đăng quang của Lê Duy Kỳ Do áp lực của tôn thất nhà Lê đối với Ngọc Hân, Nguyễn Huệ đành thu xếp cho Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, đó là vua Lê Chiêu Thống Cuối 1787, Nguyễn Huệ sai Võ Văn Nhậm và Ngô Văn Sở đem quân ra trị tội Nguyễn Hữu Chỉnh Nguyễn Hữu Chỉnh cùng với Lê Chiêu Thống bỏ chạy, Nguyễn Hữu Chỉnh bị giết chết còn Lê Chiêu Thống trốn được sang đát Quảng Châu Võ Văn Nhậm tự mình thu xếp mọi việc, lập Lê Duy Cẩn làm Giams quốc bù nhìn và có ý đồ chống lại Nguyễn Huệ Nhận được tin báo về sự lộng quyền của Võ Văn Nhậm, tháng 5/1788, Nguyễn Huệ vội vã ra Bắc Hà bắt và giết Võ Văn Nhậm, cử Ngô Văn Sở lên thay.Như vậy, sau hơn 15 năm khởi nghĩa, đánh nam dẹp bắc (1771 – 1788), quân Tây Sơn đã ngày càng lớn mạnh, lần lượt đánh đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê và hoàn toàn làm chủ đất nước Triều đại Tây Sơn thiết lập 2.4 Đánh tan 20 vạn quân Thanh 8 Tháng 11 năm 1788, quân Thanh chia làm bốn đạo tiến vào nước ta Theo tính toán chủ quan của Tôn Sĩ Nghị, nhà Thanh hủy bỏ kế hoạch điều động thủy binh đánh vào Thuận Quảng Do đó, quân Thanh xâm lược nước ta chỉ có bộ binh Đạo quân chủ lực do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, qua Lạng Sơn tiến xuống Thăng Long Đạo quân thứ hai do tri phủ Sầm Nghi Đống chỉ huy, qua Cao Bằng tiến xuống Đạo quân thứ ba do đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy, qua Tuyên Quang tiến xuống Đạo quân thứ tư theo đường Yên Quảng (Quảng Ninh) tiến vào Quân Tây Sơn ở Bắc Hà lúc bấy giờ do tướng Ngô Văn Sở chỉ huy, chỉ độ một vài vạn quân Trước cuộc xâm lược ồ ạt và đại qui mô của quân Thanh, các đồn ải biên giới bị thất thủ Trong nước, bọn phong kiến phản động lại nổi dậy tiếp tay cho bọn xâm lược.Trong tình hình bất lợi đó, Ngô Văn Sở theo chủ trương sáng suốt của Ngô Thì Nhậm, quyết định tổ chức cuộc rút lui chủ động để bảo toàn lực lượng Quân Tây Sơn được lệnh tập trung về Thăng Long Tại đây, quân ta tổ chức một cuộc duyệt binh lớn bên bờ sông Hồng rồi rút lui theo kế hoạch đã định Thủy binh đóng giữ vùng Biện Sơn (Thanh Hóa), bộ binh chiếm lĩnh miền núi Tam Điệp (Ninh Bình) lập thành một phòng tuyễn vững chắc Trước khi rút lui, quân Tây Sơn đã phá hủy cầu đường, cất giấu thuyền bè và bố trí những lực lượng kiềm chế trên đường tiến quân của địch Vì vậy, đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị từ biên giới phải mất 20 ngày mới đến Thăng Long và trên đường bị chăn đánh nhiều nơi Ngày 17 tháng 12, quân Thanh chiếm đóng thành Thăng Long Thu được thắng lợi tương đối dễ dàng Tôn Sĩ Nghị tỏ ra rất khinh địch và ngạo mạn Hắn ra lệnh cho quân sĩ tạm thời nghỉ ngơi để chuẩn bị ăn Tết Nguyên Đán và chuẩn bị sang xuân sẽ tiếp tục tiến công Hắn đóng đại bản doanh ở cung Tây Long (phía Đông Nam Thăng Long) và bố trí lực lượng thành thế phòng ngự tạm thời Đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị đóng doanh trại ở hai bên bờ sông Hồng, giữa có cầu phao qua lại Phía Nam Thăng Long, hắn bố trí một hệ thống phòng ngự gồm nhiều đồn lũy mà cứ điểm then chốt là đồn Ngọc Hồi (Thường Tín, Hà Tây) Đạo quân Sầm Nghi Đống ở Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội), bảo vệ mặt Tây Nam thành Thăng Long Đạo quân Ô Đại Kinh đóng ở Sơn Tây, đạo quân thứ tư đóng ở Hải Dương Trong lúc quân Thanh đang tự đắc, tự mãn với những thắng lợi bước đầu và mải mê chuẩn bị ăn Tết, thì quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ, đang khẩn trương chuẩn bị, tranh thủ thời cơ, tận dụng mọi sơ hở của địch để nhanh chóng quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi Ngày 21 tháng 12 năm 1788 tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ được tin báo khẩn cấp của Ngô Văn Sở Ngày hôm sau, ông làm lễ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc Quang Trung dừng quân lại ở Nghệ An hơn 10 ngày để bổ sung thêm lực lượng Lá cờ đỏ của quân Tây Sơn lúc này đã trở thành ngọn cờ quật cường và đoàn kết của cả dân tộc Hơn bao giờ hết, phong trào nông dân Tây Sơn đang phát triển thành một phong trào dân tộc rộng rãi Trước cảnh tổ quốc lâm nguy, hàng vạn thanh niên đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lực lượng quân Tây Sơn đã nhanh chóng tăng lên 10 vạn Lực lượng nòng cốt của quân đội đó là lực lượng vũ trang của nông dân đã trải 9 qua mười bảy năm trời chinh chiến từ trong Nam ra ngoài Bắc, đã được tôi luyện trong ngọn lửa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu.Trong buổi lễ duyệt binh đó, Quang Trung đọc lời kêu gọi quân sĩ: "Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ, trời nào sao nấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị… Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa binh đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi chúng về phương Bắc Sau đó, quân Tây Sơn tiến ra Thanh Hóa, nghĩa quân lại được nhân dân đón tiếp nồng nhiệt, truyền thêm sức mạnh chiến đấu Hàng loạt thanh niên trai tráng lại nô nức tòng quân Nhân dân Thanh Hóa còn ghi nhớ bài ca dao kêu gọi thanh niên gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, trong đó có câu: "Anh đi theo chúa Tây Sơn Em về cày cuốc mà theo mẹ già" Ngày 15 tháng 1 năm 1789, quân Tây Sơn tập kết ở Tam Điệp Sau khi nghiên cứu tình hình mọi mặt, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn nhằm tiêu diệt nhanh chóng và triệt để toàn bộ lực lượng quân địch Quân Tây Sơn chia làm năm đạo tiến ra theo những hướng khác nhau tạo thành một thế bao vây chiến lược dồn quân địch vào tình thế hoàn toàn bị động, bị tiến công dồn dập và bị bao vây tiêu diệt không cách nào cứu vãn nổi Đạo quân chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đánh thẳng vào hệ thống phòng ngự chủ yếu của địch ở phía Nam Thăng Long Đạo quân thứ hai do Đô đốc Bảo chỉ huy, tiến ra Đại Áng (Thường Tín, Hà Tây) làm nhiệm vụ yểm hộ và phối hợp với đạo quân chủ lực Đạo quân thứ ba do Đô đốc Long chỉ huy, bất ngờ tiêu diệt đồn Khương Thượng rồi thọc sâu vào Thăng Long Đạo quân thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy, vượt biển đánh vào Hải Dương Đạo quân thứ năm do Đô đốc Lộc chỉ huy, vượt biển tiến lên chặng đường rút lui của quân Thanh NHỮNG TRẬN ĐÁNH QUYẾT ĐỊNH +Đêm 25 tháng 1 năm 1789 - tức đêm 30 Tết - đạo quân chủ lực của ta do Nguyễn Huệ chỉ huy vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy) Tiêu diệt đồn tiền tiêu trên hệ thống phòng ngự của địch mở đầu cuộc tiến công đại phá quân Thanh Quân Tây Sơn nhanh chóng tiến lên, liên tiếp tiêu diệt các đồn quân Thanh và đuổi theo bắt gọn quân do thám của giặc +Đêm 28 - tức đêm mồng 3 Tết Kỷ Dậu - quân Tây Sơn bí mật vây chặt đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Tây) rồi uy hiếp buộc địch đầu hàng Quân ta tiêu diệt một đồn lũy trọng yếu của địch cách Thăng Long 20 ki-lô-mét mà không tốn một mũi tên, hòn đạn Mờ sáng ngày 30 - tức ngày 5 Tết - quân ta bước vào trận quyết chiến với địch ở đồn Ngọc Hồi Đây là đồn lũy kiên cố giữ vị trí then chốt trong hệ thống phòng ngự của địch, bảo vệ trực tiếp cửa ngõ phía Nam Thăng Long Mở đầu trận đánh, đội tượng binh gồm hơn một trăm voi chiến của quân Tây Sơn xông vào tiến công Đội kỵ binh thiện chiến của quân Thanh ra nghênh chiến bị tan vỡ 10 nhanh chóng Quân địch dựa vào chiến lũy, hết sức cố thủ Chúng từ trên chiến lũy, bắn đại bác và cung tên ra dữ dội để cản đường quân ta Một đội xung kích đã chuẩn bị trước gồm những chiến sĩ cảm tử, dùng những lá chắn lớn (ván gỗ quấn rơm ướt) che mình xông thẳng vào chiến lũy của địch Quân ta đột nhập vào chiến lũy, giáp chiến với quân thù Đại quân Tây Sơn ào ạt xung phong vào trận địa với dũng khí áp đảo kẻ thù Chính quân địch cũng phải thừa nhận rằng: "Quân Tây Sơn, hợp lại đông như kiến cỏ, thế lực ồ ạt như triều dâng" Cũng vào mờ sáng ngày 30 tháng 1, đạo quân của đô đốc long bất ngờ bao vây, tiêu diệt đồn Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) ở phía Tây Nam thành Thăng Long Quân Tây Sơn bí mật bao vây vào lúc trời còn tối, rồi tiến công dữ dội vào đồn giặc Nhân dân nổi dậy cùng trực tiếp tham gia chiến đấu Họ dùng rơm rạ bện thành con cúi, tẩm dầu đốt lửa, tạo thành một vòng vây lửa uy hiếp quân địch Đồn Khương Thượng bị tiêu diệt nhanh chóng Tướng chỉ huy là đề đốc Sầm Nghi Đống khiếp sợ phải thắt cổ tự tử Hàng vạn xác giặc nằm ngổn ngang khắp chiến trường Sáng ngày 30 tháng 1, đạo quân của đô đốc Long tiến vào giải phóng thành Thăng Long Trưa hôm đó, Quang Trung và đạo quân chủ lực tiến vào kinh thành giữa sự hoan hô đón chào của nhân dân Chiếc áo chiến bào của người anh hùng "áo vải" hôm đó đã nhuốm đen khói súng của những ngày đêm chiến đấu ác liệt Lá cờ đỏ đã từng giương cao từ những ngày đầu khởi nghĩa, tung bay theo bước đường thắng lợi của nghĩa quân, nay lại dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào giải phóng kinh thành Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó trong một bài thơ: "Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng Quân vua một giận oai bốn phương Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới, Như trên trời xuống dám ai đương Một trận rồng lửa giặc tan tành, Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến, Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh Mây tạnh mù tan trời lại sáng Đầy thành già trẻ mặt như hoa, Chen vai khoác cánh cùng nhau nói: Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta" Trong lúc đó, Tôn Sĩ Nghị và bọn tàn quân đang chạy trốn một cách thảm hại Khắp nơi, trên con đường chạy trốn, chúng bị chận đánh tơi bời và bị tiêu diệt gần hết Số sống sót phải luồn rừng, lội suối theo đường tắt trốn về nước Bại tướng Tôn Sĩ Nghị cũng phải vứt bỏ tất cả sắc thư, ấn tín để lo chạy thoát thân Đạo quân Thanh đóng ở Hải Dương, cũng bị đánh bại Riêng đạo quân Thanh đóng ở Sơn Tây, tuy quân ta không tiến công nhưng cũng hoảng sợ, rút chạy về nước Cuộc kháng chiến chống Mãn Thanh xâm lược dưới sự lãnh đạo của anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đã thắng lợi vẽ vang Chỉ throng một thời gian ngắn, 10 vạn quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.Thắng lợi rực rỡ của chiến dich jđại phá quân Thanh là kết quả của tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân ta và tài năng quân sự tuyệt vời của Nguyễn Huệ.Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh đã giải phóng được đất 11 nước, giữ vững được nền độc lập cho tổ quốc và chấm dứt vĩnh viễn nạn xâm lược của phong kiến phương Bắ thường xuyên đe dọa vận mệnh dân tộc ta trong lịch sử Chiến thắng do nêu cao tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc ta và một lần nữa chứng minh rằng một dân tộc nhỏ, quân ít nhưng với tinh thần quyết chiến, quyết thắng và sự chỉ đạo chiến lược, chiến thuật đúng đắn thì vẫn có thể xâm lược những kẻ thù lớn mạnh.Với chiến thắng oanh liệt mùa xuân năm Kỷ Dậu, phong trào nông dân Tây Sơn đã phát triển đến đỉnh cao của một cuộc chiến tranh nông dân throng điều kiện lịch sử lúc bấy giờ CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC 3.1 Phong trào nông dân Tây Sơn là đỉnh cao của lịch sử chiến tranh nông dân Việt Nam Phong trào nông dân Tây Sơn là phong trào diễn ra một cách rộng khắp diễn ra trong suốt khoảng thời gian 18 năm (1771-1789) đã lần lượt lật nhào các thế lực phong kiến phản động, lập nên một triều đại phong kiến kiểu mới tiến bộ hơn Phong trào nông dân Tây Sơn là một cuộc đấu tranh rộng khắp toàn quốc Từ một địa bàn hẹp, phong trào đã lan ra khắp Đàng Trong và phát triển khắp Đàng Ngoài Từ một cuộc đấu tranh nông dân đã phát triển thành một cuộc đấu tranh của toàn dân tộc Phong trào đã thu hút được một lực lượng đông đảo, từ nông dân nghèo khổ đến cả giai cấp địa chủ phong kiến, từ người miền xuôi đến miền ngược, từ người Kinh đến các đồng bào dân tộc thiểu số cả một bộ phận đông đảo thợ thủ công và thương nhân người Việt cũng như người Hoa, tạo thành một mặt trận dân tộc rộng lớn Phong trào nông dân Tây Sơn đã khắc phục được những nhược điểm của phong trào nông dân trước đó để tạo nên một sức mạnh to lớn đủ sức hoàn thành nhiệm vụ dân tộc và giai cấp Phong trào đã hoàn thành đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử và phần nào đó là nguyện vọng của quần chúng nông dân, giải phóng giai cấp nông dân ra khỏi ách thống trị của các tập đoàn phong kiến phản động, thúc đẩy lịch sử đi lên 3.2.Phong trào nông dân Tây Sơn là một phong trào độc đáo Độc đáo ở chỗ phong trào nông dân Tây Sơn vừa là phong trào nông dân chống áp bức phong kiến vừa là phong trào giải phóng dân tộc đánh thắng mọi kể thù nước ngoài xâm lược Phong trào Tây Sơn đã làm cho hệ tư tưởng phong kiến tan rã, có tác dụng thúc đẩy quá trình sụp đổ của chế độ phong kiến Hệ tư tưởng Nho giáo bị suy yếu nghiêm trọng góp phần mở rộng và làm phong phú thêm các loại hình văn hóa truyền thống của nông dân, tạo ra ý thức dân chủ tự phát nhất định của phong trào Hình tượng vua Lê chúa Trịnh không còn thiêng liên như trước nữa, không còn đại diện cho quyền lợi của dân tộc mà đã bị sụp đổ Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ hai tập đoàn phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài, xóa bỏ hai trở lực cho sự phát triển của dân tộc điều này mang ý nghĩa chống phong kiến và và thúc đẩy xã hội đi lên Vương triều Tây Sơn được thành lập là một sản phẩm của phong trào nông dân to lớn với nhữn chính sách tiến bộ mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển đất nước 12 Sự tồn tại một thực tế là hai lực lượng phong kiến chia đôi đất nước đã làm ảnh hưởng tai hại đến sự phát triển của lịch sử dân tộc dù tập đoàn này cũng đã từng muốn xóa bỏ sự chia cắt và thống nhất quyền lực nhưng không thể thực hiện nổi Phong trào Tây Sơn không những đã gạt bỏ hai thế lực phong kiến mà còn xóa bỏ gianh giới chia cắt đát nước để thống nhất đất nước về cơ bản Phong trào nông dân Tây Sơn đã đập tan hai lực lượng xâm lượng là Xiêm Và Thanh để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc là sáng tạo của phong trào nông dân Sự thắng lợi của phong trào Tây Sơn đã thể hiện sức mạnh to lớn của nông dân và của dân tộc Trong sự thành công của phong trào Tây Sơn có sự đóng góp to lớn của các lãnh tụ: Nguyễn Nhạc là người khởi xưởng và tổ chức đầu tiên, nhưng linh hồn chính của phong trào là Quang Trung một thiên tài quân sự, chính trị, một anh hùng dân tộc 13 KẾT LUẬN Nhà Tây Sơn là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789) Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại[1] tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn) Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778 Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mộ mến vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.[2] 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO Chú thích: [1]^ Từ đầu thế kỉ 20 [2]^ Trần Trọng Kim 1971, tr 158 [3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2011, tr.70 Báo chí-Website: 1 Minh Vượng,đăng: 17/11/2016 21:15 10322,truy cập :02/02/2021 ,http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/19624/vai-net-ve-khoi-nghia-nong-dan-tayson-mua-xuan-nam-1771.html 2 Ngọc Tuyết, đăng: Thứ Năm, ngày 28 tháng 1 năm 2021,truy cập:02/20/2021, https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/them-goc-nhin-ve-nha-tay-son-tu-hoc-gia-nuocngoai-1491855844 Sách: 1 Vũ Thanh Sơn,Nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2.Lê Nguyên(Việt dịch),cuộc nổi dạy Tây Sơn,NXB tổng hợp TP.HCM 15 ... CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC 3.1 .Phong trào nông dân Tây Sơn đỉnh cao lịch sử chiến tranh nông dân Việt Nam 13 3.2 .Phong trào nông dân Tây Sơn phong trào độc đáo 13 C.KẾT LUẬN...HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH  BÀI TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ VIỆT NAM Đề tài: PHONG TRÀO VÀ VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN Giảng Viên Phụ Trách: PGS.TS.Trần Thuận... cảnh lịch sử thuận lợi đó, phong trào nơng dân Tây Sơn xuất hiên có đủ điều kiên để phát triển ngày lớn mạnh CHƯƠNG 2: PHONG TRÀO TÂY SƠN BÙNG NỔ VÀ THẮNG LỢI 2.1 Vài nét phong trào Tây Sơn Tây Sơn

Ngày đăng: 26/07/2022, 09:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan