1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Yếu tố thành công của dự án xây dựng ngành giáo dục có sử dụng vốn ODA

129 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Lê Hoài Long

……… Cán bộ chấm nhận xét 1: TS Đỗ Tiến Sỹ

……… Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Phạm Hải Chiến

……… Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP HCM vào ngày 12 tháng 9 năm 2020

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) 1 PGS.TS Lương Đức Long

2 TS Đỗ Tiến Sỹ 3 TS Phạm Hải Chiến 4 TS Nguyễn Thanh Việt 5 TS Nguyễn Anh Thư

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Lương Đức Long

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS.TS Lê Anh Tuấn

Trang 3

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 9 năm 2020

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Hoàng Quốc Việt Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 27/3/1986 Nơi sinh: Hà Nội

I- Tên đề tài: Yếu tố thành công của dự án xây dựng ngành giáo dục có sử dụng vốn ODA

II- Nhiệm vụ và nội dung:

- Xác định được các yếu tố thành công của dự án xây dựng ngành giáo dục có sử dụng vốn ODA ở Việt Nam

- Xếp hạng, phân tích và đánh giá các yếu tố thành công đã xác định được - Tìm thành phần chính ẩn phía sau các yếu tố thành công xác định được - Đề ra một số chiến lược để quản lý và thực hiện các dự án này tốt hơn

- Đề xuất một số hướng nghiên cứu khác liên quan đến chủ đề thành công của dự án xây dựng ngành giáo dục có sử dụng vốn ODA

III- Ngày giao nhiệm vụ 10/02/2020

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/9/2020 V- Cán bộ hướng dẫn: TS Lê Hoài Long CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN VÀ ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký)

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG (Họ tên và chữ ký)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Quý Thầy Cô trong Bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng, Khoa Kỹ thuật Xây dựng đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích trong suốt quá trình học tập Đây là những kiến thức, là hành trang quý báu cho công việc và nghiên cứu sau này của tôi

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Hoài Long, trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã được thầy trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu, thầy quan tâm và động viên tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành được luận văn này

Xin chân thành cảm ơn các bạn cùng Khóa 2018 và các đồng nghiệp làm trong lĩnh vực xây dựng, các đồng nghiệp trong ngành giáo dục đã quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm, thông tin quý giá về đề tài để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn

Qua nghiên cứu tôi đã nhận thức thêm nhiều vấn đề mới trong học tập và công việc, tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và trình độ hiểu biết có hạn, luận văn này không tránh khỏi thiếu sót, kính mong Quý Thầy Cô xem xét và có ý kiến chỉ dạy thêm

Kính chúc Quý Thầy, Cô và các đồng nghiệp nhiều sức khỏe và hạnh phúc!

Học viên thực hiện

Hoàng Quốc Việt

Trang 5

TÓM TẮT

Các dự án ODA cho giáo dục và đào tạo trong thời gian qua đã có vai trò quan trọng và tác động tích cực thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo và các lĩnh vực ngành nghề đào tạo mũi nhọn, cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nước ta Tuy nhiên, các dự án ngành giáo dục và đào tạo có sử dụng nguồn vốn ODA chưa phát huy được hiệu quả tốt nhất lợi thế có được: thời gian thực hiện dự án ODA còn dài, tỷ lệ giải ngân vốn ODA còn chậm, chất lượng một số dự án còn chưa cao Vì vậy, việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng lớn đến thành công của dự án là rất quan trọng cho những bên liên quan tham gia vào dự án

Để xác định được các yếu tố thành công của dự án, một bảng câu hỏi gồm 35 yếu tố được sử dụng để thu thập dữ liệu từ những người tham gia thực hiện các dự án ODA ở Việt Nam Có 143 phản hồi hợp lệ được sử dụng trong phân tích Các phân tích được sử dụng gồm: phương pháp trị trung bình, kiểm tra tương quan hạng Spearman, kiểm định ANOVA và phân tích nhân tố Các kết quả kiểm tra cho thấy quan điểm của các nhóm tham gia thực hiện dự án về các yếu tố thành công có tương quan đáng kể với nhau Có 9 yếu tố được đánh giá rất quan trọng trong dự án này là: (1) Nhóm yếu tố về năng lực các nhà thầu; (2) Nhóm yếu tố liên quan đến chuẩn bị dự án và thỏa thuận với nhà tài trợ; (3) Nhóm yếu tố bên ngoài; (4) Nhóm yếu tố về sự rõ ràng, minh bạch; (5) Nhóm yếu tố về tuân thủ quy định thực hiện dự án; (6) Nhóm yếu tố liên quan đến quy trình giải quyết công việc của Chủ đầu tư; (7) Nhóm yếu tố liên quan đến sự chuẩn bị của nhà thầu; (8) Nhóm yếu tố liên quan đến giải phóng mặt bằng; (9) Nhóm yếu tố liên quan đến nguồn vốn Từ kết quả của nghiên cứu, các bên tham gia dự án đặc biệt là những nhà quản lý nên chú ý nhiều hơn đến 9 yếu tố quan trọng này để quản lý và thực hiện dự án tốt hơn qua đó làm tăng cơ hội thành công cho dự án

Để xác định được các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến một số giá trị phi lợi nhuận đạt được của dự án thành công, tác giả tiến hành phân tích hồi quy bốn giá trị đạt được của dự án thành công Qua phân tích hồi quy, nghiên cứu chỉ ra

Trang 6

rằng, với mỗi giá trị đạt được khác nhau có một nhóm yếu tố ảnh hưởng khác nhau tác động lên mỗi giá trị đạt được đó Đồng thời với cùng một yếu tố thì sự tác động lên các giá trị đạt được khác nhau là khác nhau Do đó, các bên tham gia dự án cần xác định được mục tiêu chính của bên mình và các biện pháp cải thiện, tác động tương ứng nhằm tối đa mục tiêu của dự án mang lại

Trang 7

ABSTRACT

ODA projects for education and training in recent years have played an important role and positively impacted the development of education and training and key training fields, and improve the quality of comprehensive education in our country However, projects in the education and training sector that use ODA capital have not brought into play the best of the advantages that have been achieved: the time of ODA project implementation is still long, the rate of ODA disbursement is still slow, The quality of some projects is not high Therefore, identifying the major factors that affect the success of the project is very important for the stakeholders involved in the project

To identify the success factors of the project, a 35-questionnaire was used to collect data from participants in the implementation of ODA projects in Vietnam There are 143 valid responses used in the analysis The analyzes used included: mean method, Spearman rank correlation test, ANOVA test and factor analysis The test results show that the views of the project implementation groups on success factors are significantly correlated There are 9 factors that are assessed very important in this project: (1) Group of contractors' capability factors; (2) Group of factors related to project preparation and donor agreement; (3) Group of external factors; (4) Group of factors for clarity and transparency; (5) Factors of compliance with project implementation regulations; (6) Group of factors related to the investor's job handling process; (7) Group of factors related to the contractor's preparation; (8) Group of factors related to site clearance; (9) Group of factors related to capital As a result of the study, project participants, especially managers, should pay more attention to these nine important factors to better manage and implement the project, thereby increasing the chance of success for project

In order to identify the important factors affecting some of the non-profit values achieved by a successful project, the author conducted regression analysis of the four achieved values of the successful project Through regression analysis, the

Trang 8

study showed that, for each different achieved value, there is a different group of influencing factors affecting each of those achieved values Simultaneously with the same factor, the effect on different values achieved is different Therefore, project participants need to identify their main objectives and corresponding improvement and impact measures to maximize the objectives of the project

Trang 9

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện

Hoàng Quốc Việt

Trang 10

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 11

1.1 Giới thiệu chung 11

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu: 12

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 14

1.4 Phạm vi nghiên cứu 15

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: 15

1.4.2 Phạm vi thời gian nghiên cứu: 15

1.4.3 Phạm vi không gian nghiên cứu: 15

1.5 Đóng góp của nghiên cứu 15

Trang 11

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài: 21

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Quy trình nghiên cứu bằng bảng câu hỏi: 26

3.2 Giới thiệu bảng câu hỏi: 26

3.3 Thiết kế bảng câu hỏi 27

3.4 Thu thập dữ liệu: 28

3.4.1 Xác định mẫu nghiên cứu: 28

3.4.2 Cách thức thu thập dữ liệu: 29

3.4.3 Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu: 29

3.5 Các công cụ nghiên cứu: 29

3.5.1 Phân tích trị trung bình 30

3.5.2 Kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha: 30

3.5.3 Hệ số tương quan hạng Spearman 30

3.5.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA sử dụng phương pháp PCA 31

3.5.4.1 Phân tích nhân tố khám phá 31

3.5.4.2 Phương pháp PCA (Principal Components Analysis) 32

3.5.4.3 Đặt tên và giải thích các nhân tố 33

3.6 Phân tích tương quan và phân tích hồi quy 34

3.6.1 Phân tích tương quan 34

3.6.2 Phân tích hồi quy 34

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 36

4.1 Quy trình phân tích dữ liệu: 36

4.2 Thống kê mô tả 36

4.2.1 Kinh nghiệm tham gia dự án xây dựng ngành giáo dục 36

Trang 12

4.2.2 Kinh nghiệm với dự án xây dựng có sử dụng vốn ODA 37

4.2.3 Tổng mức đầu tư của dự án ODA: 37

4.2.4 Kinh nghiệm tham gia ngành xây dựng với đối tượng khảo sát 38

4.2.5 Kinh nghiệm tham gia dự án ODA với đối tượng khảo sát 39

4.2.6 Vai trò của đối tượng khảo sát 40

4.3 Kiểm định thang đo 40

4.3.1 Kiểm định Cronbach Alpha cho nhóm yếu tố liên quan đến chủ đầu tư và nhà tài trợ vốn: 41

4.3.2 Kiểm định Cronbach Alpha cho nhóm yếu tố liên quan đến các nhà thầu tham gia dự án: 41

4.3.3 Kiểm định Cronbach Alpha cho nhóm yếu tố liên quan đến quá trình thực hiện dự án: 41

4.3.4 Kiểm định Cronbach Alpha cho nhóm yếu tố bên ngoài liên quan đến dự án: 41

4.8.1 Kiểm định hệ số KMO và Bartlett’s test 48

4.8.2 Số lượng nhân tố được trích xuất 49

4.8.3 Tương quan giữa các nhân tố và các biến 50

4.8.4 Kết quả phân tích nhân tố 50

4.8.5 Đánh giá kết quả 55

Trang 13

4.9 Kết luận chương 58

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH HỒI QUY 59

5.1 Mục đích phân tích hồi quy 59

5.2 Thống kê mô tả một số đặc trưng chính của biến phụ thuộc 59

5.2.1 Biến phụ thuộc “Sự tin tưởng của bên tài trợ vốn ODA với chủ đầu tư” 595.2.2 Biến phụ thuộc “Sự cải thiện/gia tăng uy tín của nhà thầu sau khi thực hiện dự án” 60

5.2.3 Biến phụ thuộc “Sự cải thiện hiểu biết của người thực hiện về quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế” 61

5.2.4 Biến phụ thuộc “Sự hài lòng của các bên tham gia về lợi ích dự án mang lại” 63

5.3 Phân tích hồi quy 64

5.3.1 Phân tích hồi quy “Sự tin tưởng của bên tài trợ vốn ODA với chủ đầu tư” 64

5.3.1.1 Phân tích tương quan Pearson: 64

5.3.1.2 Kết quả phân tích hồi quy: 66

5.3.2 Phân tích hồi quy các kết quả đạt được khi dự án thành công 67

5.4 Thảo luận kết quả 68

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 706.1 Kết luận: 70

6.2 Kết quả đạt được của dự án thành công: 74

6.3 Kiến nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 79

Trang 14

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GDĐT giai đoạn 2013 -

2017 11

Hình 1.2: Cấu trúc luận văn 16

Hình 2.1: Lược đồ cấu trúc chương 2 17

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu 26

Hình 4.1: Quy trình phân tích dữ liệu 36

Hình 4.2 Biểu đồ Scree Plot thể hiện giá trị Eignvalue của các nhân tố được trích xuất 50

Hình 6.1: Các yếu tố thành công của dự án 70

Hình 6.2: Các yếu tố thành công quan trọng nhất 71

Trang 15

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các nghiên cứu trước đây: 21

Bảng 4.1 Kinh nghiệm tham gia Dự án xây dựng ngành giáo dục: 36

Bảng 4.2 Kinh nghiệm tham gia Dự án xây dựng có sử dụng vốn ODA: 37

Bảng 4.3 Tổng mức đầu tư của dự án ODA 37

Bảng 4.4 Kinh nghiệm tham gia ngành xây dựng với đối tượng khảo sát 38

Bảng 4.5 Kinh nghiệm tham gia dự án ODA với đối tượng khảo sát 39

Bảng 4.6 Vai trò của đối tượng khảo sát 40

Bảng 4.7 Năm yếu tố thành công có hạng chung cao nhất 42

Bảng 4.8 Năm yếu tố trung bình chung cao nhất tương ứng các nhóm 44

Bảng 4.9 Kiểm định tương quan xếp hạng 47

Bảng 4.10 Kết quả phân tích nhân tố 50

Bảng 5.1 Trị trung bình của “Sự tin tưởng của bên tài trợ vốn ODA với chủ đầu tư” 59

Bảng 5.2 Quan điểm đánh giá của từng nhóm về giá trị “Sự tin tưởng của bên tài trợ vốn ODA với chủ đầu tư” 60

Bảng 5.3 Trị trung bình của “Sự cải thiện/gia tăng uy tín của nhà thầu sau khi thực hiện dự án” 60

Bảng 5.4 Quan điểm đánh giá của từng nhóm về giá trị “Sự cải thiện/gia tăng uy tín của nhà thầu sau khi thực hiện dự án” 61

Bảng 5.5 Trị trung bình của “Sự cải thiện hiểu biết của người thực hiện về quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế” 61

Bảng 5.4 Quan điểm đánh giá của từng nhóm về giá trị “Sự cải thiện hiểu biết của người thực hiện về quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế” 62

Trang 16

Bảng 5.7 Trị trung bình của “Sự hài lòng của các bên tham gia về lợi ích dự án mang lại” 63Bảng 5.8 Quan điểm đánh giá của từng nhóm về giá trị “Sự cải thiện hiểu biết của người thực hiện về quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế” 63Bảng 5.9 Bảng kết quả phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc “Sự tin tưởng của bên tài trợ vốn ODA với chủ đầu tư” với các biến độc lập: 64Bảng 5.10 Bảng kết quả phân tích hồi quy “Sự tin tưởng của bên tài trợ vốn ODA với chủ đầu tư”: 66

Trang 17

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây 79Phụ lục 2a: : Phân loại chuyên gia tham gia thử nghiệm bảng câu hỏi ở vòng 1 (theo kinh nghiệm): 83Phụ lục 2b: Phân loại chuyên gia tham gia thử nghiệm bảng câu hỏi ở vòng 1 (theo loại công trình tham gia): 83Phụ lục 2c: : Phân loại chuyên gia tham gia thử nghiệm bảng câu hỏi ở vòng 1 (theo vị trí công việc): 84Phụ lục 3: Các yếu tố được thêm vào và loại bỏ ở bảng câu hỏi sau vòng 1: 84Phụ lục 4: Bảng câu hỏi sơ bộ: 84Phụ lục 5a: : Phân loại chuyên gia tham gia thử nghiệm bảng câu hỏi ở vòng 2 (theo kinh nghiệm): 86Phụ lục 5b: : Phân loại chuyên gia tham gia thử nghiệm bảng câu hỏi ở vòng 1 (theo loại công trình tham gia): 86Phụ lục 5c: : Phân loại chuyên gia tham gia thử nghiệm bảng câu hỏi ở vòng 1 (theo vai trò tham gia): 87Phụ lục 6: Bảng câu hỏi hoàn thiện: 87Phụ lục 7: Hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng của nhóm nhân tố thứ 1: 91Phụ lục 8: Hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng của nhóm nhân tố thứ 2: 91Phụ lục 9: Hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng của nhóm nhân tố thứ 3: 93Phụ lục 10: Hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng của nhóm nhân tố thứ 4: 94Phụ lục 11: Bảng xếp hạng các yếu tố thành công: 95

Trang 18

Phụ lục 12: Bảng xếp hạng trung bình chung cao nhất theo quan điểm chung và

Phụ lục 17: Giá trị trung bình của 5 yếu tố Q1.4, Q2.2, Q2.5, Q3.9,Q3.10 106

Phụ lục 18: Hệ số KMO và Bartlett’s test 107

Phụ lục 19: Đại lượng Communalities ( Sai số chung) 107

Phụ lục 20: Tổng phương sai được giải thích 109

Phụ lục 21: Ma trận nhân tố khi xoay 110

Phụ lục 22: Bảng kết quả phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc “Sự cải thiện/gia tăng uy tín của nhà thầu sau khi thực hiện dự án”: 113

Phụ lục 23:Bảng kết quả phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc “Sự cải thiện hiểu biết của người thực hiện về quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế” với các biến độc lập: 115

Phụ lục 24: Bảng kết quả phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc “Gia tăng sự hài lòng của các bên tham gia về lợi ích dự án mang lại” với các biến độc lập: 117

Trang 20

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Giới thiệu chung

Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” khẳng định Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

Trong những năm qua, ngành giáo dục, đào tạo được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20% Từ năm 2013 đến năm 2017, quy mô chi ngân sách cho giáo dục luôn tăng về số tuyệt đối Cụ thể, năm 2013 là 155.604 tỷ đồng, năm 2014 là 174.777 tỷ đồng, năm 2015 là 229.529 tỷ đồng, năm 2016 là 234.924 tỷ đồng, năm 2017 là 248.118 tỷ đồng (https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/chi-ngan-sach-cho-giao-duc-la-248118-ty-dong-

20180930163940791.htm)

Hình 1.1: Chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GDĐT giai đoạn 2013 - 2017

Trang 21

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản khẳng định tiếp tục đầu tư cho giáo dục và đào tạo những năm tiếp theo, với nguồn ngân sách nhà nước là nguồn vốn chủ đạo, quyết định, song song với việc đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho giáo dục và đào tạo từ tất cả các thành phần kinh tế và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đóng vai trò quan trọng (http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thu-hut-von-oda-cho-giao-duc-va-dao-tao-25862.htm).

Với nguồn lực hỗ trợ từ vốn ODA và vốn chương trình mục tiêu quốc gia, điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã được tăng cường Cơ hội tiếp cận giáo dục đào tạo của đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa được mở rộng (https://bnews.vn/chinh-phu-giai-trinh-ve-hieu-qua-su-dung-oda-trong-linh- vuc-giao-duc/6519.html).

Trong giai đoạn 2004 - 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện 26 chương trình, dự án ODA với tổng kinh phí được phê duyệt là 1.925,39 triệu USD, bao gồm vốn vay là 1.390,18 triệu USD (chiếm 72%), vốn viện trợ là 300,66 triệu USD (chiếm 16%) và vốn đối ứng là 234,55 triệu USD (chiếm 12%), tỷ lệ giải ngân chung đạt 52% so với tổng vốn dự án được phê duyệt (http://tapchicongthuong.vn /bai-viet/thu-hut-von-oda-cho-giao-duc-va-dao-tao-25862.htm)

Tuy nhiên, các dự án xây dựng ngành giáo dục có sử dụng vốn ODA (sau đây viết tắt là dự án ODA) chưa phát huy được hiệu quả tốt nhất lợi thế có được: thời gian thực hiện dự án ODA còn dài, tỷ lệ giải ngân vốn ODA còn chậm, chất lượng một số dự án còn chưa cao

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu:

Mặc dù được đầu tư rất lớn nhưng ngân sách nhà nước vẫn chưa đáp ứng đủ nguồn vốn đảm bảo phát triển ngành giáo dục Trong những năm gần đây, với sự phát triển kinh tế, nhu cầu nguồn nhân lực tăng cao, số lượng học sinh, sinh viên tăng lên nhanh nên định mức chi bình quân cho mỗi học sinh, sinh viên bị hạ xuống; cơ sở vật chất đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được tốc độ phát triển về số lượng, cơ sở vật chất trường lớp vẫn còn lạc hậu, nhiều công trình bị xuống cấp nhưng chưa được thay mới, dẫn đến giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tiếp theo

Trang 22

nếu không được đầu tư đúng mức, duy trì ở mức cao sẽ không đáp ứng được việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước và nguồn nhân lực sau năm 2020 khi nền kinh tế nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại mà Đảng đã đề ra

Việc sử dụng vốn ODA trong giáo dục đào tạo cơ bản có hiệu quả, đóng góp tích cực vào việc phát triển cơ sở vật chất nói riêng và sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo nói chung

Thực tế cho thấy, bên cạnh các dự án ODA đạt được các kế hoạch đề ra, còn nhiều dự án ODA không hoàn thành được mục tiêu ban đầu Theo đánh giá của Kiểm toán nhà nước, công tác quản lý vốn ODA còn nhiều bất cập, một số dự án chưa được tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý của các Bộ, ngành hoặc chưa rà soát, xây dựng, thiết kế kỹ lưỡng nên trong quá trình thực hiện còn lúng túng, phải điều chỉnh, thay đổi nội dung, kế hoạch nhiều lần, kéo dài thời gian thực hiện Một số hoạt động thiếu tương đồng giữa các dự án nên khi triển khai thực hiện phải hủy bỏ, điều chuyển nhiệm vụ Bên cạnh đó, do việc xây dựng dự án còn nhiều bất cập, chưa sát với tình hình thực hiện, phải thay đổi, điều chỉnh tổng mức đầu tư, nội dung hoặc kéo dài thời gian thực hiện nên một số dự án phải điều chỉnh hiệp định, báo cáo nghiên cứu khả thi (Internet: http://baokiemtoannhanuoc.vn/qua-ket-qua-kiem-toan/nang-cao-hieu-qua-quan-ly-su-dung-von-oda-cua-nganh-giao-duc -dao-tao-142135, 23/9/2019) Theo báo cáo của Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, tiến độ thực hiện các dự án ODA cho giáo dục mặc dù đều có kế hoạch, lộ trình, phân kì thực hiện cụ thể nhưng tiến độ triển khai của hầu hết các dự án đều rất chậm trễ, nhất là trong giai đoạn đầu khởi động, dẫn đến gia hạn thực hiện (Internet: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/hau-het-du-an-oda-giao-duc-covan-de-post162103.gd, 30/9/2015)

Bên cạnh đó, các quy trình thủ tục quản lý ODA của Việt Nam và nhà tài trợ chưa hài hoà, gây chậm trễ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, làm

Trang 23

giảm hiệu quả đầu tư và tăng chi phí giao dịch Các tiêu chí xét duyệt các dự án trong diện xin tài trợ còn thiếu minh bạch và hiệu quả (Hằng, 2018).

Công tác giải ngân vốn cho các dự án còn chậm: mức giải ngân ODA của Việt Nam vẫn còn dưới mức cam kết với các nhà tài trợ và thấp hơn rất nhiều so với mức giải ngân trung bình của khu vực

Các chương trình, dự án đầu tư ODA quy mô lớn một khi bị kéo dài tiến độ xây dựng, có tỷ lệ giải ngân thấp thường dẫn đến những hậu quả như hiệu quả đầu tư không đảm bảo Một số nhà tài trợ đã hoặc có ý định cắt vốn đối với một số chương trình, dự án

Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá dự án còn kém hiệu quả Hiện nay nước ta vẫn chưa có hệ thống thông tin đầy đủ để theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án đã và đang thực hiện; cơ chế giám sát, kiểm tra chưa được tăng cường dẫn đến việc vẫn còn nhiều tiêu cực trong quá trình thực hiện dự án như tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát vốn lớn đối với các dự án ODA Có một thực tế là nhiều dự án sau khi đi vào khai thác sử dụng đã bộc lộ những bất cập, thể hiện sự không hiệu quả và cho đến nay vẫn chưa có những thống kê cụ thể nhằm rút kinh nghiệm trong việc thẩm định, đánh giá hiệu quả trước dự án để phân bổ nguồn vốn ODA một cách hợp lý hơn

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án ODA với mức tác động của mỗi yếu tố là khác nhau Do đó, đề tài nghiên cứu “Yếu tố thành công của các dự án xây dựng ngành giáo dục sử dụng vốn ODA” là rất cần thiết

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được các yếu tố thành công của dự án ODA;

- Phân tích, đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố chủ yếu đã xác định được;

- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao sự thành công của dự án ODA

Trang 24

1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Các dự án xây dựng ngành giáo dục có sử dụng vốn ODA không phân biệt quy mô, tỷ lệ các nguồn vốn

Đối tượng khảo sát: Nghiên cứu dựa trên cơ sở khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đã từng tham gia trong các dự án giáo dục sử dụng vốn ODA và đang công tác tại các đơn vị như: World bank, ADB, Ban Quản lý các dự án – Bộ Giáo dục và đào tạo, Ban QLDA xây dựng trường Đại học Việt Đức, các trường đại học trên địa bàn TPHCM, các công ty đã và đang tham gia vào dự án trên gồm có Tư vấn quản lý dự án, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công

1.4.2 Phạm vi thời gian nghiên cứu:

Các dự án được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2019 1.4.3 Phạm vi không gian nghiên cứu:

Các dự án ODA do Ban Quản lý các dự án – Bộ Giáo dục và đào tạo, Ban QLDA xây dựng trường ĐH Việt Đức và các trường đại học trên cả nước trực thuộc bộ GD&ĐT làm chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư

1.5 Đóng góp của nghiên cứu 1.5.1 Về mặt học thuật

Thực hiện khảo sát tuân thủ quy trình nghiên cứu định tính và bảng câu hỏi khảo sát

Trang 25

1.6 Cấu trúc luận văn:

Hình 1.2: Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn

Chương 1: Giói thiệu đề tài

- Xác định các mục tiêu nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu

Đóng góp của nghiên cứuCấu trúc luận văn

Quy trình thực hiện nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan

Định nghĩa một số thuật ngữ trong nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Chương 3: Phương pháp nghiên cứuLý thuyết về bảng ccâu hỏi và công ụ nghiên cứu

Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệuCác công cụ nghiên cứu

Chương 4:Xác định các yếu tố thành công

Tính trung bình và xếp hạng cho các yếu tố

Phân tích và đánh giá các yếu tố đã đạt được

Kiểm tra tương quan hạng Spearman và kiểm định ANOVA cho các nhómPhân tích nhân tố

Chương 6: Kết luận và kiến nghịKết luận

Kiến nghị

Chương 5: Phân tích hồi quy

Trang 26

CHƯƠNG 2: TỒNG QUAN

2.1 Tóm tắt chương:

Chương 2: Tổng quan

Dự án đầu tư xây dựng

Công trình giáo dục

Yếu tố thành công

Thành công của dự án

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Định nghĩa một số thuật ngữ trong nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Các nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu nước ngoài

Hình 2.1: Lược đồ cấu trúc chương 2 2.2 Các định nghĩa:

2.2.1 Dự án đầu tư xây dựng:

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định (Luật Xây dựng 50/2014/QH13, 2014) Kết quả trực tiếp của dự án đầu tư xây dựng là các công trình phục vụ các mục đích, nhu cầu của một số đối tượng được xác định trước

2.2.2 Công trình giáo dục:

Công trình giáo dục bao gồm: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường phổ thông các cấp; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường khác (Nghị

Trang 27

định 46/2015/NĐ-CP,2015) Có thể hiểu công trình giáo dục là các công trình xây dựng được sử dụng cho các công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy hoặc phục vụ, hỗ trợ mục đích giáo dục, đào tạo khác

2.2.3 Yếu tố thành công của dự án:

Yếu tố thành công của dự án là các yếu tố vô cùng quan trọng để đạt được những kết quả tích cực từ các chiến lược hiệu quả (Sanvido vcs, 1992) Cũng có thể hiểu yếu tố thành công là những công việc cần thiết phải thực hiện để đạt được kết quả mong muốn

2.2.4 Thành công của dự án:

Một dự án được gọi là thành công khi hoàn thành đúng tiến độ, nằm trong ngân sách được duyệt, phù hợp với các tiêu chí đề ra và làm hài lòng các cá nhân hay tổ chức liên quan (Nguyen vcs, 2004) Lợi nhuận của nhà thầu, không có tranh chấp giữa các bên và công trình phù hợp công năng sử dụng cũng được dùng để đo lường sự thành công của dự án (Takim và Akintoye, 2002) Thành công của dự án thường được định nghĩa là đạt được các mục tiêu về thời gian, chi phí và chất lượng và làm hài lòng các tổ chức liên quan (Baccarini, 1999) Các nguyên nhân dẫn đến dự án thành công và gây ra thất bại dự án thì một dự án được gọi là thành công khi: Dự án hoàn thành đúng thời hạn; Trong vòng ngân sách đã dự trù; Đúng theo các đặc điểm kỹ thuật/thiết kế; Khách hàng hài lòng Có thể nhận thấy, thành công của dự án là một kết quả dựa trên nhiều tiêu chí, mỗi tiêu chí có một trọng số khác nhau tùy theo đặc thù dự án hoặc quan điểm của người đánh giá Do đó, để đánh giá một dự án thành công hay thất bại là rất khó Nội dung trong nghiên cứu này tập trung vào việc xác định các yếu tố để làm tăng cơ hội thành công cho dự án

2.2.5 Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( Official Development Assistance hay vốn ODA)

2.2.5.1 Định nghĩa

Theo cách hiểu chung nhất Vốn ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay với điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và trả nợ của chính phủ

Trang 28

với các nước phát triển, các cơ quan chính thức thuộc tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (Nghị định 16/2016/NĐ-CP, 2016)

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:

- Vốn ODA viện trợ không hoàn lại là loại vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài;

- Vốn vay ODA là loại vốn ODA phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài với mức ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoản vay không ràng buộc;

- Vốn vay ưu đãi là loại vốn vay có mức ưu đãi cao hơn so với vốn vay thương mại, nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn của vốn vay ODA

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức có thể được hiểu như sau:

- Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài

- Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư

- Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay

2.2.5.2 Phân tích các ưu điểm và nhược điểm của nguồn vốn ODA

Vốn ODA có ưu điểm là lãi suất vay thấp, trung bình dưới 2,5%/năm và thời gian vay cũng như thời gian ân hạn là rất dài (từ 20 đến 30 năm mới phải hoàn trả nợ gốc và thời gian ân hạn từ 5 đến 10 năm) Trong đó luôn có yếu tố viện trợ không hoàn lại tối thiểu là 25% trên tổng số vốn vay

Tuy nhiên, Vốn ODA cũng có nhược điểm là bên cho vay vốn ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo các mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục đích khác

Trang 29

+ Về kinh tế, nước tiếp nhận nguồn vốn ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ Nước tiếp nhận nguồn vốn ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao

+ Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo Ví dụ như các dự án ODA trong lĩnh vực l ập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới)

+ Nguồn vốn viện trợ chính thức ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ Cụ thể là Quốc gia cấp nguồn vốn ODA buộc Quốc gia tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất tại nước của họ hoặc tại nước thứ ba mà các Công ty đa quốc gia của họ đặt trụ sở sản xuất

+ Quốc gia tiếp nhận nguồn vốn ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng vốn ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ (hoặc Tổ chức tài chính đa phương), dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia

+ Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại (trả nợ) tăng lên

+ Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn

Trang 30

này còn thấp có thể đẩy nước tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào tình trạng nợ nần

Như vậy có thể nhận thấy rằng, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA cần phải được kiểm soát chặt chẽ và phải tuân các quy định của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài: Bảng 2.1: Các nghiên cứu trước đây:

(2004)

A study on project success factors in large

construction projects in vietnam

Nghiên cứu xác định được 05 nhân tố ảnh hưởng nhất đến sự thành công của những dự án lớn (có giá trị trên 01 triệu USD) tại Việt Nam là: Cam kết cho dự án; Kinh phí đầy đủ suốt dự án; Đầy đủ nguồn lực; Trình độ của người quản lý dự án; Đa dạng/trình độ của ban quản lý dự án Sau khi phân tích nhân tố, tác giả đã nhận dạng 15 nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công và nhóm thành 4 nhóm gọi là 4 COMs, bao gồm: thuận lợi (comfort); năng lực (competence);

(communication)

2

Nguyễn Chánh Tài (2012)

Các nhân tố thành công của các dự án xây dựng vốn ngân sách

Trình bày làm thế nào mà các nhân tố thành công của các dự án đầu tư tư xây dựng vốn ngân sách đã được nhận dạng và đánh giá Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 10 nhân tố thành công hàng đầu: Công tác giải phóng

Trang 31

mặt bằng thuận lợi, giao mặt bằng đúng tiến độ; Hồ sơ dự án thực hiện đầy đủ, bản vẽ kỹ thuật rõ ràng, không mắc lỗi, không mâu thuẫn giữa các giai đoạn thiết kế, giữa thiết kế và thi công; Năng lực nhân sự, máy móc, thiết bị của Nhà thầu thi công; Năng lực, kinh nghiệm của Nhà thầu tư vấn thiết kế; Tư vấn quản lý dự án có năng lực, kinh nghiệm; Năng lực tài chính của Nhà thầu thi công; Khả năng đáp ứng tài chính của Chủ đầu tư theo kế hoạch; Biến động thị trường, giá cả vật tư xây dựng; Năng lực, kinh nghiệm của chỉ huy trưởng công trình; Không quan liêu, tham nhũng trong thực hiện dự án (như trong lựa chọn nhà thầu, thi công, nghiệm thu,…)

3

Huỳnh Hồng Thanh (2015)

Các nhân tố gây khó khăn cho việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) áp dụng cho dự án Tuyến metro số 1

5 nhân tố chính gây ra khó khăn được xác định từ nghiên cứu đó là: Các tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam liên quan đến thiết kế đường sắt đô thị còn thiếu và chưa đồng bộ, Nhà tài trợ toàn quyền quyết định trong kế hoạch cấp vốn cho tiến độ thực hiện dự án, Điều kiện giới hạn nhà thầu của Nhà tài trợ (Nhật Bản) trong dự án theo điều kiện hiệp định vay, thiếu thông tin từ Nhà tài trợ, Điều kiện của nhà Tài trợ trong hồ sơ thầu

Trang 32

(Bến Thành - Suối Tiên) tại thành phố Hồ Chí Minh

4

Huỳnh Công Trung (2016)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án xây dựng dân dụng sử dụng vốn nhà nước với góc nhìn của cơ quan quản lý Nhà nước.( Áp dung tại TP HCM và Các tỉnh phía Nam)

Nghiên cứu chỉ ra được 5 yếu tố ảnh hưởng lớn lớn là: Hồ sơ dự án thực hiện đầy đủ, bản vẽ kỹ thuật rõ ràng, không mắc lỗi, không mâu thuẫn giữa các giai đoạn thiết kế, giữa thiết kế, Không quan liêu, tham nhũng trong thực hiện dự án (như trong lựa chọn nhà thầu, thi công, nghiệm thu, ), Quy mô của dự án (tổng diện tích sàn XD, số tầng, ), Biến động thị trường, giá cả vật tư xây dựng, Công tác giải phóng mặt bằng thuận lợi, giao mặt bằng đúng tiến độ

Châu (2009)

Các yếu tố thành công của các dự án được thiết kế theo phương thức thiết kế-thi công ở khu vực phía nam

5 yếu tố được xếp hạng cao nhất của nghiên cứu là Đầy đủ tài chính để hoàn thành dự án; Chỉ huy trưởng đủ năng lực và quyền lực; Nhà thầu có kinh nghiệm và có uy tín cao; Nhà thầu kết hợp tốt giữa phương án thiết kế và các biện pháp thi công thích hợp; Nhà thầu có năng lực mạnh về thiết kế và thi công

Trang 33

6

Tabish & cộng sự (2011),

Identification and evalueation of success factors for public construction projects

Xét về tổng thể những dự án xây dựng công bị ảnh hưởng lớn bởi các nhóm nhân tố: Nhận thức và tuân thủ với quy tắc và quy định; Hiệu quả hợp tác giữa các bên tham gia; Hoạch định và xác định rõ ràng phạm vi tiền dự án

(1992)

Critical Success Factors for Construction Projects

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 4 yếu tố được cho là rất quan trọng: (1) Một tổ chức tốt, gắn kết nhóm cơ sở để quản lý, lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành cơ sở; (2) Các hợp đồng cho phép và khuyến khích các chuyên gia khác nhau tranh luận mà không có xung đột lợi ích và các mục tiêu khác nhau Các hợp đồng này phải phân bổ rủi ro và phần thưởng theo tỷ lệ chính xác (3) Có kinh nghiệm trong việc quản lý, lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở tương tự; (4) thông tin tối ưu hóa kịp thời, có giá trị từ chủ sở hữu, người dùng, nhà thiết kế, nhà thầu và nhà điều hành trong các giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế của cơ sở

(2003)

Critical Success Factors for the Construction Industry

Khảo sát nhân tố thành công quan trọng cung cấp các dấu hiệu tích cực về thành công trong ngành xây dựng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chiến lược cạnh tranh, nhận thức về điều kiện thị trường, cơ cấu tổ chức,

Trang 34

ứng dụng kỹ thuật và nâng cao nhân viên

(2004)

Factors Affecting the Success of a Construction

Thành công của dự án là một chức năng của các yếu tố liên quan đến dự án, thủ tục dự án, hành động quản lý dự án, các yếu tố liên quan đến con người và môi trường bên ngoài và chúng có liên quan với nhau và liên kết với nhau

(2001)

Framework for measuring success of construction projects

Thành công luôn là một chủ đề gây tranh cãi Trong ngành xây dựng, thời gian, chi phí và chất lượng từ lâu đã được xác định là tiêu chí cơ bản của đo lường thành công Tuy nhiên, những ý tưởng khác nhau đã xuất hiện trong thập kỷ qua Do đó, một đánh giá toàn diện các chỉ số hiệu suất chính là điều cần thiết

Trang 35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu bằng bảng câu hỏi:

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu 3.2 Giới thiệu bảng câu hỏi:

Khảo sát bằng bảng câu hỏi là một phương pháp hiệu quả để thu thập ý kiến của một số lượng lớn người về một số vấn đề trong khoảng thời gian nhất định (Sơn, 2007) Việc thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát có nhiều thuận lợi

Xác định vấn đề nghiên cứuĐưa ra danh sách sơ bộ

các yếu tố thành côngCác nghiên cứu

trước đây

Tham khảo ý kiến của các chuyên giaThiết kế

bảng câu hỏi sơ bộThử nghiệm bảng câu hỏi sơ bộ

Khảo sát đại trà

Phân tích số liệu

Phân tích đánh giá kết quả

Kết luận, kiến nghịBảng câu hỏi chính xác, đầy đủ,

rõ ràng

ĐúngKhông đúng

Trang 36

như: dễ dàng thực hiện, thời gian thực hiện ngắn, chi phí thấp, có thể thu thập dữ liệu từ nhiều người tham gia với các vai trò khác nhau trong dự án Thông tin thu được từ bảng khảo sát quyết định phần lớn kết quả của nghiên cứu, do đó, đối tượng khảo sát và bảng câu hỏi được tác giả đặc biệt chú trọng để có được kết quả chính xác nhất, 100% người được khảo sát đều được xác minh đã hoặc đang tham gia với loại dự án đang nghiên cứu, đồng thời việc thiết kế bảng câu hỏi được thực hiện cẩn thận, tuân theo những quy tắc và quy trình của thiết kế bảng câu hỏi

3.3 Thiết kế bảng câu hỏi

Thiết kế bảng câu hỏi yếu tố thành công của dự án ODA thông qua các bước sau:

- Bước 1: Nghiên cứu những tài liệu có liên quan trước đây về yếu tố thành công của dự án ODA, từ đó chọn ra những yếu tố tiềm năng có khả năng ảnh hưởng đến thành công của dự án đang nghiên cứu đưa vào bảng yếu tố thành công sơ bộ (phụ lục 1) Kết hợp với hiểu biết của bản thân qua quá trình công tác, đồng thời, phỏng vấn một nhóm bao gồm 12 chuyên gia có kinh nghiệm trong thực hiện, quản lý dự án ODA để rút ra những nhân tố chính thiết kế bảng câu hỏi Trong 12 chuyên gia này, có 3 người là quản lý cấp cao của Ban quản lý dự án xây dựng trường Đại học Việt Đức, 3 người là quản lý cấp cao của Ban quản lý các dự án Bộ giáo dục và đào tạo, 3 người là các trưởng, phó phòng quản trị - thiết bị của các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang có các dự án ODA, 3 người là quản lý của công ty xây dựng đã và đang thi công các dự án ODA Tất cả các chuyên gia này đều có ít nhất 07 năm kinh nghiệm tham gia loại dự án đang nghiên cứu (phụ lục 2a, 2b, 2c,) Các chuyên gia đã kiểm tra sự đầy đủ và phù hợp của các yếu tố Qua kiểm tra, các chuyên gia đã loại 05 yếu tố được cho là không phù hợp với nghiên cứu này Đồng thời các chuyên gia cũng đề xuất 4 yếu tố mà họ thấy là cần thiết mà bảng yếu tố tiềm năng chưa có (phụ lục 3) Qua tổng hợp những ý kiến trên, tác giả đã đưa ra được bảng câu hỏi sơ bộ (Phụ lục 4)

Bước 2 Sau khi xác định bảng câu hỏi sơ bộ ở bước 1, tiến hành phỏng vấn trực tiếp một nhóm khác gồm 09 chuyên gia, trong đó 3 người giữ chức vụ quản lý

Trang 37

trường ĐH tại tp HCM, 3 người giữ chức vụ quản lý của Ban QLCDA bộ GD&ĐT, 3 người là quản lý thi công dự án ODA (phụ lục 5), họ được mời kiểm tra bảng câu hỏi sơ bộ Chín người chuyên gia này kết hợp với nhóm 12 chuyên gia trước kiểm tra và thống nhất nội dung của từng yếu tố Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, trong luận văn này, tác giả nghiên cứu “giá trị phi lợi nhuận đạt được của dự án thành công” Bảng câu hỏi cuối cùng gồm 35 yếu tố thành công và 11 giá trị phi lợi nhuận đạt được của dự án thành công (phụ lục 6)

3.4 Thu thập dữ liệu:

3.4.1 Xác định mẫu nghiên cứu:

Số lượng mẫu hợp lệ cần thu thập cho nghiên cứu có thể xác định theo công thức sau của Chan và Au (2009):

Trong đó:

n là kích thước mẫu

N là kích thước quần thể

V là sai số chuẩn của phân phối mẫu

S là độ lệch chuẩn lớn nhất của quần thể S2 = (P)(1-P) = (0,5)(0,5) = 0,25 Tuy nhiên, rất khó để xác định được chính xác kích thước của mỗi quẩn thể, vì thế không thể ước lượng số mẫu cần thu thập bằng công thức này

Trong nghiên cứu của Tabachnick và Fildell (2001) chỉ ra rằng số lượng mẫu thu thập như sau: 50 mẫu là rất ít, 100 mẫu là ít, 200 mẫu là chấp nhận được, 300 mẫu là tốt, 500 mẫu là rất tốt và 1000 mẫu hoăc nhiều hơn là rất tuyệt vời

Trọng và ngọc (2008) cho rằng số mẫu có thể được tính toán sơ bộ từ 4 đến 5 lần số lượng biến nghiên cứu

Trang 38

Tổng hợp các nghiên cứu trên, tác giả nhân thấy rằng với 35 yếu tố thành công của dự án, tác giả sử dụng tỷ lệ mẫu/biến là 4/1 Do đó, số lượng mẫu cần thiết để tiến hành nghiên cứu là 35 x 4 = 140 mẫu hợp lệ

3.4.2 Cách thức thu thập dữ liệu:

Sau khi hoàn thiện bảng câu hỏi, tính số lượng mẫu cần phải thu thập, 180 bảng câu hỏi được tác giả sử dụng để thu thập dữ liệu Đối tượng thu thập dữ liệu là các cán bộ làm việc với những vai trò của bên cấp vốn, chủ đầu tư, ban QLDA/TVGS, nhà thầu thi công Tất cả những cán bộ đều đã hoặc đang tham gia dự án ODA Cách thức thu thập dữ liệu là gặp và phát trực tiếp, một số cán bộ vắng mặt sẽ được gửi bảng câu hỏi thông qua đồng nghiệp

3.4.3 Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu:

Tất cả bảng câu hỏi thu được đều được kiểm tra sự hợp lệ Việc đánh khuyết, thừa lựa chọn của cùng một câu hỏi khảo sát hay việc đánh giá tất cả yếu tố ở cùng một lựa chọn đều được tác giả khảo sát lại thông qua gặp trực tiếp hoặc điện thoại Những bảng câu hỏi có câu trả lời bị khuyết hay thừa, tác giả liên hệ và đọc lại câu hỏi để đối tượng khảo sát chọn lại câu trả lời Những bảng câu hỏi có tất cả câu trả lời ở cùng một lựa chọn, tác giả liên hệ và kiểm tra cách thức trả lời của đối tượng khảo sát Nếu đối tượng khảo sát trả lời theo đúng quan điểm của mình thì bảng khảo sát đó vẫn được giữ lại để phân tích dữ liệu Ngược lại, nếu đối tượng khảo sát trả lời không được rõ ràng, có ấp úng hay thay đổi qua lại giữa các điểm của thang câu hỏi thì bảng khảo sát đó bị loại bỏ Đối tượng nghiên cứu là các dự án xây dựng ngành giáo dục có sử dụng vốn ODA nên tất cả các đối tượng khảo sát phải có kinh nghiệm với loại dự án này, tất cả bảng câu hỏi của đối tượng khảo sát chưa tham gia dự án xây dựng ngành giáo dục hoặc chưa tham gia dự án xây dựng sử dụng vốn ODA đều bị loại Sau 45 ngày thu thập dữ liệu, kết quả thu được 143 bảng câu hỏi hợp lệ dùng cho quá trình phân tích dữ liệu

3.5 Các công cụ nghiên cứu:

Với mục tiêu nghiên cứu là xác định các yếu tố thành công của dự án ODA, kiểm định thống kê được sử dụng trong nghiên cứu gồm: phương pháp trị trung

Trang 39

bình, phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha, kiểm tra tương quan xếp hạng Spearman, kiểm định ANOVA, phân tích nhân tố khám phá EFA sử dụng phương pháp PCA, phân tích hồi quy

3.5.1 Phân tích trị trung bình

Là phương pháp dựa vào giá trị trung bình của từng yếu tố trong bảng câu hỏi Yếu tố nào có trị trung bình lớn hơn thì yếu tố đó quan trọng hơn và ngược lại

3.5.2 Kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha:

Hệ số alpha của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Một trong những phương pháp kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo được gọi là kiểm định độ tin cậy chia đôi (H.Trọng và C.N.M.Ngọc, 2008)

Hệ số  của Cronbach Alpha có thể được tính theo công thức sau:

Trong đó:

 là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi

N là số mục hỏi, yếu tố trong nghiên cứu

Theo Trọng và Ngọc (2008) thì hệ số Cronbach alpha > 0,8 là rất tốt Nguyễn Thống (2013) cho rằng nếu hệ số Cronbach’s Alpha > 0,75 là tốt Cũng có nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 là chấp nhận được trong trường hợp thang đo lường là mới hoặc là mới với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu

3.5.3 Hệ số tương quan hạng Spearman

Hệ số tương quan hạng Spearman được sử dụng để kiểm định sự tương quan xếp hạng giữa các yếu tố thành công giữa hai nhóm, các nhóm gồm có: Bên cấp vốn – Chủ đẩu tư, Bên cấp vốn – BQLDA/TVGS, Bên cấp vốn – Nhà thầu, Chủ đầu tư – Ban QLDA/TVGS, Chủ đầu tư – Nhà thầu và BQLDA/TVGS – Nhà thầu

Trang 40

Giả thuyết H0 là “không có sự tương quan trong cách xếp hạng yếu tố thành công giữa từng cặp trong các nhóm đối tượng này”

Hệ số tương quan hạng Spearman là một thước đo, được tính dựa vào các hạng dữ liệu chứ không dựa vào giá trị thực của quan sát Nếu dữ liệu nguyên thuỷ của mỗi biến không có các mức độ bằng nhau thì dữ liệu từng biến trước hết được xếp hạng và sau đó hệ số tương Spearman giữa hạng của 2 biến được tính toán Nguyên lí đo lường của Spearman là so sánh việc sắp xếp hạng 2 cặp dữ liệu bằng cách tính chênh lệch của các hạng, tính tổng bình phương của các chênh lệch này, các hạng là hoàn toàn thuận khi kết quả tính toán hệ số tương quan hạng nhận giá trị là +1, các hạng là hoàn toàn nghịch khi kết quả tính toán hệ số tương quan hạng nhận giá trị -1 và các hạng không có liên hệ khi kết quả tính toán là bằng 0 ( Khánh, 2012)

3.5.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA sử dụng phương pháp PCA 3.5.4.1 Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn(gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair et al 2009)

Phân tích nhân tố khám phá là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu vì trong nghiên cứu có thể thu thập được một lượng lớn các biến và đa phần chúng có liên hệ với nhau và nhiệm vụ của phân tích nhân tố là giảm bớt số lượng biến xuống để có thể dùng cho các kiểm định tiếp theo mà ở đây là phân tích hồi quy

Trong nghiên cứu này, thông qua việc tìm hiểu tài liệu và các nghiên cứu trước đây, tác giả đã sơ bộ đưa ra được một nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu Đồng thời, thông qua việc xin ý kiến góp ý của các chuyên gia, tác giả đã đưa ra được một danh sách 35 yếu tố thành công của dự án ODA Để xây dựng bảng câu hỏi nhằm mục đích cho bảng câu hỏi được rõ ràng và đối tượng khảo sát dễ trả lời theo dàn ý sẵn có đồng thời tránh thiếu sót trong việc trả các ý hỏi, tác

Ngày đăng: 03/08/2024, 13:42

w