1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Tài Chính Doanh Nghiệp Đề Tàis Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Ctcp Tập Đoàn Hòa Phát 2021 - 2023.Pdf

33 12 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát 2021 - 2023
Tác giả Vũ Đặng Anh Tỳ, Vũ Sơn Hựng, Lưu Tuần Việt, Vũ Trọng Quyền, Trần Hoàng Anh
Người hướng dẫn TS. Phạm Mỹ Hằng Phương, ThS. Ngụ Thế Gia Lộc
Trường học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,2 MB

Nội dung

Và từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, bất ôn, khó lường hơn, có những yếu tổ thay đổi rất nhanh, nằm ngoài khả năng dự báo của các nước và tổ chức q

Trang 1

HỌC VIEN CHINH SÁCH VA PHAT TRIEN

KHOA TAI CHINH - DAU TU’

Xx

TIEU LUAN

TÀI CHÍNH DOANH NGHIẸP

ĐỀ TÀIs PHAN TICH BAO CAO TAI CHINH CUA CTCP TAP DOAN HOA

PHAT 2021 - 2023

GVHD: TS Pham My Hang Phuong

ThS Ngô Thế Gia Lộc SVTH: Vũ Đặng Anh Tú - 7133101168

Vũ Sơn Hùng - 7133101119 Lưu Tuần Việt - 7133101173

Vũ Trọng Quyền - 7133101151 Trần Hoàng Anh - 7133101095

Lớp: Tài chính doanh nghiệp (01)

SE

Trang 2

MUC LUC

3 Đánh giá thực trạng kết quá hoạt động, sản xuất kinh doanh 28

Trang 3

MO DAU

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thị trường quốc tế thông qua các tô chức và hiệp định thương mại toàn cầu Điều này mang lại nhiều cơ hội

mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn để

họ có thê tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài Để đảm báo sự tổn tại và phát triển, nhà quản trị doanh nghiệp cần phái không ngừng nâng cao trình độ quản lý, hiểu rõ nhu cầu thị trường, và nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp mình Điều này giúp họ đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời, đảm

bảo thực hiện chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững

Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần thực hiện việc phân tích tỉnh hình hoạt động sản

xuất kinh doanh và tài chính một cách định kỳ, nghiêm túc và đầy đủ Việc này giúp họ nhận diện và phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế trong hoạt động tài chính, tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề và đề xuất các giải pháp cần thiết để cải thiện tinh hình tai

chính, tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Do đó, có thê thấy rằng phân tích tình hình tài chính là một công cụ vô cùng quan trọng trong công tác quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp Hiểu rõ tầm quan trọng của việc nay, nhóm 6 đã chọn đề tài "Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG)" làm chuyên đề tiểu luận Thông qua nghiên cứu này, nhóm hy vọng sẽ có cái nhìn cụ thê và khách quan về nhiều khía cạnh của doanh nghiệp này

Trang 4

PHỤ LỤC - DANH MUC VIET TAT

STT | KY HIEU CHU VIET TAT CHU VIET DAY DU

Trang 5

NOI DUNG

1 Téng quan

1.1 Gidi thiéu nén kinh té

Có thể thấy, năm 2023 là một năm khó khăn đối với kinh tế thế giới, cũng như đối với Việt

Nam Nếu chúng ta nhìn trong 3 năm liên tục (2022, 2023, 2024), thì xu hướng tăng trưởng kinh

tế toàn cầu liên tục giảm Trong bối cảnh đó, Việt Nam là một nền kinh tế mở cũng chịu ảnh

hưởng khá đậm của xu hướng này Cụ thể, chúng ta không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP theo mục tiêu Và đây là năm thứ 3 chúng ta không đạt được kê từ năm 2020 đến nay Đó là các

năm 2020, 2021 và 2023 Trong đó năm 2023 có 5 chỉ tiêu không đạt được Hơn nữa, năm 2003

là một năm rất khó khăn đối với một số ngành, đặc biệt đó là ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ

- là những ngành có thể nói là đơn hàng bị giảm rất là mạnh Có những doanh nghiệp bị giảm tới

60-70%, thậm chí còn khó khăn hơn ở thời kỳ COVID Thứ nữa là những ngành công nghiệp,

trong đó bao gồm cả công nghiệp chế biến và công nghiệp điện tử cũng có sự sụt giám Thậm chí

là nửa đầu năm có tăng trưởng âm Ngoài ra, thị trường bắt động sản, thị trường chứng khoán

cũng gặp rất là nhiều khó khăn

Và từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, bất ôn, khó

lường hơn, có những yếu tổ thay đổi rất nhanh, nằm ngoài khả năng dự báo của các nước và tổ chức quốc tế, tạo sức ép lớn lên tăng trưởng, ôn định kinh tế vĩ mô và việc thực hiện các mục

tiêu phát triển KT-XH của nước ta năm 2024, Trong khi nên kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, xuất khâu mặc dù đã phục hồi tích cực, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức Nhiều doanh nghiệp, hộ kính doanh ở các thành phố lớn phải sang nhượng, trả lại

mặt bằng thuê ở cả các trung tâm thương mại, tuyến phố trung tâm Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với hàng hóa Việt Nam ở cá thị trường trong nước và quốc tế, và cả trong thu hút FDI, phat triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tuy nhiên, nếu nhìn tông thẻ, chúng ta thay rằng bên cạnh những khó khăn, thách thức đó, thì Việt Nam vẫn nổi lên như là một điểm sáng của kinh tế thế giới Đây không phải là chúng ta

tự nhận, mà là đánh giá của Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới cũng như nhiều tổ chức quốc tế

12 — Giới thiệu về ngành

Trang 6

Ngành công nghiệp thép là một trong những ngành then chốt của nền kinh tế, đóng vai trò cốt lõi trong các công trình xây dựng Do đó, ngành thép luôn tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO Dưới góc độ phân tích kinh doanh, ngành thép được coi là một ngành có độ phức tạp cao

Ngành thép Việt Nam có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại

hóa đất nước Nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và sự nỗ lực của các doanh nghiệp,

ngành thép Việt Nam đã đạt được những bước phát triển đáng kể đi đôi với khó khăn về sản lượng và chất lượng sản phẩm trong những giai đoạn gần đây

Ngành thép Việt Nam bao gồm hai lĩnh vực chính: thép xây dựng và thép cán nóng Thép xây dựng chiếm hơn 80% sản lượng thép thành phẩm, trong khi các sản phâm thép đẹt như thép

mạ kẽm và thép cán nguội chiếm gần 20% Ngành thép Việt Nam có nhiều doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL), Hòa Phát, Formosa Hà Tĩnh, Hoa Sen, Nam Kim, đã

và đang đầu tư mạnh vào nâng cao năng lực sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm thép chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước

Thị trường thép Việt Nam có nhu cầu tiêu dùng lớn và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong

vài năm tới nhờ sự phát triển của ngành xây dựng, cơ sở hạ tầng, sản xuất máy móc và các ngành công nghiệp khác Tuy nhiên, sự cạnh tranh trên thị trường thép rất khốc liệt do sự xuất hiện của

nhiều công ty trong và ngoài nước Đồng thời, ngành thép Việt Nam đang hướng tới phát triển bền vững và thân thiện với môi trường Các doanh nghiệp thép đang đây mạnh ứng dụng công nghệ cao và tự động hóa sản xuất để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Đông thời, họ

nỗ lực nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày

cảng tăng

Tuy nhiên, ngành thép cũng phái đối mặt với nhiều thách thức như biến động giá nguyên

liệu đầu vào, chỉ phí hậu cần cao, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty trong và ngoải nước,

cũng như các biện pháp chống bán phá giá từ các thị trường xuất khâu Đặc biệt, ngành thép có tính chu kỳ theo nền kinh tế, tức là sản lượng và doanh thu của ngành có thê biến động mạnh theo chu kỳ kinh tế, ảnh hưởng đến khá năng dự báo và lập kế hoạch của doanh nghiệp Để phát triển bền vững, ngành thép cần tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, báo vệ môi trường và tăng cường hợp tác quốc té

Trang 7

cầu phục hồi đã làm tăng nhu cầu vẻ thép, và hưởng lợi từ các ngành xây dựng, đầu tư công Ngành thép Việt Nam tăng trưởng khiến giá thép tăng trở lại, sản lượng tăng và trở thành một năm gia tăng xuất khâu thép Nhưng bước vào năm 2022, nền kinh tế thế giới suy thoái, gặp

nhiều biển động khi lạm phát tăng cao, từ các ngành công nghiệp, sản xuất, xây dựng, bat động

san, đầu tư công đều chững lại và gặp khó khăn Chi phí nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất thép tiếp tục tăng cao, kéo theo là nhu cầu thép giảm đã làm cho sản lượng thép thô,

HRC .suy giảm so với 2021 Kết thúc quý IV năm 2022, các mặt hang và sản xuất thép đều đạt

mức tăng trưởng âm so với đầu năm, điểm sáng duy nhất là thị trường xuất khâu tăng vào cuối

năm Tổng kết 2022, sản lượng thép thành phẩm đạt 29.3 triệu tấn, giám 12%, bán hàng thép các loại đạt 27.3 triệu tấn, giảm 7.2% so với 2021, đặc biệt xuất khẩu thép thành phẩm giảm hơn

20% so với 2021 Bước vào 2023, tiếp tục là một năm trầm lắng của thị trường thép do những tác

động từ yếu tố vĩ mô, ngành còn tiếp diễn từ năm 2022 Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2023, sản xuất thép thô đạt gần 19,2 triệu tan, giảm 4% so với năm 2022 Tiêu thụ thép thô đạt gần 18,8 triệu tấn, tăng nhẹ 1% so với năm 2022 Xuất khẩu thép thô đạt gần 1,8 triệu tấn, gấp 1,4 lần năm 2022 Sản xuất thép thành phẩm đạt 27,76 triệu tấn, giảm 5% so với năm 2022

Bán hàng thép thành phẩm đạt gần 26,3 triệu tấn, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2022 Trong

đó, xuất khẩu đạt hơn 8 triệu tấn, tăng 29% so voi nam ngoái

Dự báo sản lượng thép của Việt Nam dự kiến sẽ tăng khoảng 10% vào nam 2024 va 8%

vào năm 2025, nhờ vào việc hồi phục của nhu cầu sử dụng thép trong các ngành kinh tế nội địa

Sản xuất thép thành phẩm trong giai đoạn 2024-2025 được dự đoán sẽ đạt khoáng từ 28 đến 30 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ thép trong nước ước tính đao động từ 21 đến 22,5 triệu tấn

1.3.1 Giới thiệu CTCP Tập đoàn Hòa Phát

Hòa Phát, thành lập vào tháng 8 năm 1992, là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất sản

phẩm lớn tại Việt Nam Ban đầu chuyên kinh doanh máy xây dựng, Hòa Phát đã phát triển thành một tập đoàn đa ngành

Trang 8

Lĩnh vực kinh doanh chính của Hòa Phát bao gồm thép, nông nghiệp và bát động sản Là nhà sản xuất thép lớn nhất nước với tổng sản lượng thép thô đạt 8,5 triệu tắn mỗi năm, các sản phẩm thép của Hòa Phát chủ yếu dùng trong xây dựng, thép cuộn, tôn mạ và ống thép Trong nông nghiệp, Hòa Phát đầu tư vào nhiều lĩnh vực như trồng cao su, mía đường và chăn nuôi bò

sữa Về bất động sản, Hòa Phát sở hữu nhiều dự án lớn tại các vị trí nối bật, điển hình là khu đô

thị Ecopark và khu đô thị Gelexim Ngoài ra, tập đoàn còn hoạt động trong các ngành sản xuất máy móc thiết bị và khai thác

Hiện nay, Hòa Phát là một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam với tổng doanh thu hàng năm đạt 120.000 tỷ đồng (năm 2023) và hơn 28.000 lao động, đóng góp hàng chục tỷ đồng

vào ngân sách nhà nước mỗi năm Tập đoàn luôn ưu tiên đầu tư vào khoa học công nghệ, đổi

mới sáng tạo và nguồn nhân lực, đồng thời tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện và xã hội nhằm thúc đấy sự phát triển cộng đồng

Hòa Phát là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam về thép và ống thép, thuộc top 5 về thép tắm mạ kẽm, nằm trong số 100 công ty lớn nhất Đông Nam A va nam trong top 15 công ty đầu

tư vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới với thị trường thép toàn cầu được định giá 11 tỷ USD Tập đoàn đã nhận được nhiều thành tích như Thương hiệu quốc gia, Doanh nghiệp tốt nhất và năm trong top 100 đoanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam

1.3.2 Phân tích SWOT

Ouy mô và tỉnh chuyên nghiệp: Hòa Phát có chính sách đào tạo, thu hút nhân lực hấp dẫn dành cho người lao động Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp quy mô lớn,

phạm vi hoạt động rộng với hệ thống nhà máy đặt tại nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam Do đó,

lực lượng lao động lên tới trên 27.600 người Hiện nay, số lượng CBCNV có trình độ từ trung

cấp trở lên là 12.900 người, tương đương với hơn 46% tổng số lao động Là đơn vị sản xuất công nghiệp, lực lượng lao động nam giới chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động với trên 89 chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng, tay nghề cho người lao động

Văn hóa doanh nghiệp: Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và chính sách đãi ngộ hấp dẫn của Tập đoàn Hòa Phát tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo, khuyến khích

Trang 9

tinh thần hợp tác va hỗ trợ lẫn nhau Ngoài ra, chính sách đãi ngộ cạnh tranh, bao gồm lương

thưởng hấp dẫn, chế độ phúc lợi day đủ, tạo động lực cho nhân viên cống hiến

Thương hiệu uy tín: Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống

thép; Top 5 về tôn mạ Hiện nay, Hòa Phát nam trong Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 50 Doanh nghiệp niêm yết hiệu quả nhất, Top 30 Doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất Việt Nam, Top 3 Doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoản,

Top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống phân phối rộng rãi: Đôi với chiên lược mở rộng đại lý phân phối, Hòa Phát đã đầu

tư xây dựng hệ thống phân phối phủ khắp 63 tỉnh thành tại Việt Nam Với hệ thống đại lý phân phối lớn mạnh, Hòa Phát đã hợp tác với các đại lý, nhà phân phối và cung cấp cho họ mức chiết khẩu cao, chế độ báo hành tốt, hỗ trợ quảng cáo và Marketing hiệu quả, để những sản phẩm của Hóa Phát đến gần hơn với khách hàng

Khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn hạn ché khi Hòa Phát phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế Đặc biệt là trong ngành thép, thị trường đang ngày càng cạnh tranh hơn với sự gia nhập của nhiều nhà sản xuất mới Cạnh tranh gay gắt khiến Hòa Phát phải đối mặt với áp lực lớn trong việc duy trì lợi nhuận và thị phan

Trang 10

cách đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch, giảm thiêu tác động đến môi trường Hòa Phát cần đây mạnh sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng tiêu chuẩn sản xuất bền vững, xây dựng hình ánh thương hiệu tích cực trong mắt khách hàng

Mở rộng ngành nghệ: Hòa Phát có thê mở rộng hoạt động kinh doanh vào các ngành nghề

tiềm năng khác như sản xuất năng lượng sạch, sản xuất vật liệu xây dựng tiên tiến, hoặc đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ Hòa Phát cần nghiên cứu thị trường, xác định các ngành nghề tiềm

năng, và đầu tư vào các lĩnh vực mới để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh

Cạnh tranh gay gắt Ö trong nước, Hòa Phát phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước khác trong các lĩnh vực như thép, nông nghiệp, bất động sản Còn ngoài Quốc tế, Hòa Phát đối mặt với cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là trong ngành thép, do sự gia

nhập của nhiều nhà sản xuất mới Về giá cả, cạnh tranh giá cả là một thách thức lớn đối với Hòa

Phát, đặc biệt trong bối cảnh thị trường thép đang gặp khó khăn

Rúi ro về biến động giá nguyên vật liệu: Sản xuất kinh doanh mặt hàng thép là chủ lực của hoạt động kinh doanh Hoà Phát Ngành này đang được mở cả chiều sâu lẫn chiều rộng Chiều sâu hướng tới sản xuất từ thượng nguồn và các chuỗi logistic Chiều rộng hướng tới đa dạng thêm các chủng loại mặt hàng liên quan tới thép và các sản phẩm sau thép Để sản xuất ra thép,

chỉ phí nguyên nhiên liệu chiếm tới 70-75% trong giá thành sản xuất Vì vậy, chỉ cần 1% biến

động giá các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất như quặng sắt, than sẽ tác

động rất lớn tới giá thành thành phẩm Chăng hạn do ảnh hưởng của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine từ cuối tháng 02/2022, giá mặt hàng than bị đây lên cao mức 5 đến 6 lần so với mức giá thông thường, giá quặng sắt cũng biến động mạnh ở mức giá cao

Rúi ro về chính sách tiền tệ: Với Hoà Phát, nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá

vốn toàn Tập đoàn, lượng nguyên nhiên vật liệu đầu vào của Tập đoàn phụ thuộc khá nhiều vào

nguồn cung cấp hàng từ nước ngoài Giá trị nhập khâu nhiều hơn xuất khâu Vì vậy, biến động tỷ giá ảnh hưởng lớn tới chi phí sản xuất Nếu tỷ giá tăng dẫn tới chỉ phí mua nguyên nhiên vật liệu tăng, chi phi tai chính tăng Do vậy, quản trị rủi ro tỷ giá là công việc cần được xử lý hàng ngày

Trang 11

Rui ro tie thi treong bat déng san: Thép là ngành chịu ảnh hưởng rat lớn khi bất động sản gặp nhiều khó khăn Cụ thể, trong những lần thị trường bất động sản suy yếu đã khiến cho lượng tiêu thụ thép trên thị trường giảm mạnh, khiến nhiều doanh nghiệp ngành thép rơi vào tình cảnh

khó khăn và ngược lại

Nửi ro thương mại quốc tế: Thép xuất khẩu còn đối điện với hàng loạt nguy cơ các vụ kiện

phòng vệ thương mại khi ra thị trường thế giới, khiến cho ngành thép Việt Nam phải đối mặt

không ít khó khăn Đáng lo ngại nhất là thép nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rẻ đang ảnh

hưởng lớn đến việc tiêu thụ trong nước Xu thế bảo hộ trên thị trường quốc tế vẫn chưa có dấu

hiệu giảm nhiệt là một thách thức đáng kể cho các doanh nghiệp ngành thép

@ Tai san ngan han Tài sản dài hạn TONG TÀI SẢN

Trong giai đoạn 2021 - 2023, tổng tài sản của HPG nối tiếp đà tăng trưởng nhưng suy

giảm nhẹ vào năm 2022 Đặc biệt năm 2022, tổng tài sản của HPG đạt 170.3 nghìn tỷ đồng

(giảm -4.43% so với 2021) trong khi các doanh nghiệp cùng ngành tiêu biểu là HSG, NKG có tỷ

lệ suy giảm tổng tai san so với 2021 lần lượt là -30.39% va -17.76% trong bối cảnh suy giảm nhu

cầu thép trong nước và thế giới vào năm 2022 Kết thúc 2023 - tiếp tục một năm trằm lắng của thị trường thép Việt Nam khi các doanh nghiệp thép thu hẹp sản xuất, hiệu quá thấp, ảnh hưởng

Trang 12

do sụt giảm câu thép toàn câu, cùng khó khăn của ngành bất động sản và đầu tư công trong nước,

suy thoái kinh tế và lạm phát của các thị trường thép lớn như EU, Mỹ HPG đạt tỷ lệ tăng

truong tong tai san 10.24%; trong khi của HSG, NKG lần lượt là 17.76% và -9.10% Như vậy có

thể nhận định hoạt động quản trị và sản xuất kinh doanh của HPG được vận hành tốt và có khả

năng chống chịu tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành, duy trì đà tăng trưởng Ôn định

Mặt khác, khi so sánh với giá trị tổng tài sản của HPG so với 2 doanh nghiệp lớn cùng

ngành là HSG và NKG thì có thể thấy quy mô tổng tài sản của Hòa Phát vượt trội hoàn toàn trên

con số trăm nghìn tỷ Day là lợi thế của Hòa Phát — vị thế đứng đầu các doanh nghiệp ngành thép

L Tiền và các khoản tương đương tiền 22,471,376 8,324,589 12,252,001

IL Cac khoan dau ty tai chinh ngan han | 18,236,153 26,268,247 22,177,304

HI Các khoản phải thu ngắn hạn 7,662,681 9,892,870 10,702,136

IV Tổng hàng tôn kho 42,134,494 34,491,111 34,504,487

V Tai san ngan han khac 3,650,157 1,537,895 3,080,511

Trang 13

Xét về tổng quan, tỷ lệ TSNH trên cơ cấu tông tài sản của HPG có xu hướng giảm từ sau

2021 Cụ thể, tỷ lệ TSNH trên cơ cấu tổng tài sản trong giai đoạn 2021 - 2023 lần lượt là 52.83%, 47.27% và 44.05% Theo quan sát, có thể nhận ra TSNH của Hòa Phát bắt đầu biến

động mạnh trong năm 2022 và tương đối ổn định trong năm 2023 Nguyên nhân chủ yếu đến từ

sự sụt giảm mạnh TSNH trong 2022, và sự tăng trưởng của TSDH - đặc biệt là vào năm 2023

Dé lam 16 sự sụt giám này ta cần chú ý đến các chỉ tiêu con trong cơ cầu TSNH

Điều đầu tiên cần chú ý là chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền”, đang ở con số

gần 22.5 nghìn tỷ đồng (2021), đã giảm xuống còn 8.3 nghìn tỷ đồng (2022) - giảm 62.95%

Trong đó, chỉ tiêu “Tiền” giảm 42.25% từ cơn số 6.32 nghìn tỷ đồng (2021) xuống còn gần 3.46

nghìn tỷ đồng (2022) Chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” cũng giảm gần 70%, từ

16.2 nghìn tỷ đồng (2021) xuống còn 4,9 nghìn tỷ đồng (2022) Hòa Phát cũng tăng cường hoạt

động đầu tư tài chính ngắn hạn trong giai đoạn này khi chỉ tiêu “Các khoản đầu tư tài chính ngắn

hạn” — chủ yếu là tiền gửi có kì hạn tăng 44.04% vào 2022 và giám 15.57% - đạt 22.2 nghìn tỷ đồng vào 2023

Song song đó là “Dự phòng giảm giá hàng tổn kho” của Hòa Phát đã tăng đột biến vào

2022 khi chỉ từ 234.52 tỷ đồng (2021) đã tăng gần 424.87% và đạt gần 1.24 nghìn tỷ đồng chỉ

sau một năm (2022) Trong khi “Hàng tồn kho” lại giảm 15.68% từ 42.13 nghìn tỷ (2021) còn 35.73 nghìn tỷ (2022) Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự suy giảm của toàn ngành khi giá thép

toàn cầu giảm mạnh, lạm phát tại các nên kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, ảnh hưởng từ chính sách

“Zero Covid” tai Trung Quốc, và đặc biệt là cuộc chiến tranh gitra Nga — Ukraine khién cho chi

phí đầu vào (cụ thể là gia than) của nền công nghiệp thép tăng cao Giá thép giảm trong khi chỉ phí giá vốn cao khiến cho doanh nghiệp phái tăng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đạt gần 1.24 nghìn tỷ đồng — gấp 5 lần so với 2021

Những khó khăn tiếp tục kéo dài sang 2023 — một năm được cho là tram lang nhung én

định hơn về mặt vĩ mô của thị trường thép thể giới nói chung và Việt Nam nói riêng Các chỉ tiêu

về TSNH của Hòa Phát tương đối ổn định trong năm này khi tổng TSNH đạt 82.72 nghìn tỷ đồng - tăng nhẹ 2.73% so với 2022 Chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” tang 47.18%

Trang 14

đạt 12.25 nghìn tỷ đồng chủ yếu đến từ mức tăng 74.26% của “Các khoản tương đương tiền” Hòa Phát đã nhanh chóng thích ứng tình hình bằng cách giảm khoán “Dự phòng giảm giá hàng

tồn kho” để hạn chế thiệt hại và phục các mục tiêu khác khi chỉ tiêu này từ 1.24 nghìn tỷ xuống

còn 123.9 ty déng — trong duong giam 89.98%

Đơn vị: Triệu

đồng

Nhìn chung, TSDH của Hòa Phát chiếm tỷ trọng tương đối cao và có xu hướng tăng dần trong cơ cấu tổng tài sản Trong giai đoạn 2021 - 2023, tỷ lệ TSDH trong cơ cấu tông tài sản từ

47.17% (2021), tang dan chiém hon 50% vào các năm 2022, 2023 lần lượt với tỷ lệ 52.73% và

55.95% Nguyên nhân cho sự tăng trưởng này bắt đầu từ sự sụt giảm về giá trị TSNH trong năm

2022, song song là sự tăng trưởng ôn định về giá trị của TSDH qua từng năm khi chỉ tiêu này đạt 105.07 nghìn tỷ đồng (2023) - tang 16.97% so voi 2022 va 25% so voi 2021

Dễ nhận thay, chỉ tiêu “Các khoản phải thu dài hạn” trong năm 2023 đạt tỷ lệ tăng trưởng

đột biến 110.28% so với 2022, và 132.43% so với 2021 Nguyên nhân chủ yếu do sw gia tang

của chỉ tiêu “Trả trước người bán dài hạn” vào năm 2023 khi bắt ngờ đạt con số 1.004 nghìn tỷ đồng, trong khi từ giai đoạn 2021, 2022 thì khoản mục này không ghi nhận giá trị nào Đồng thời, chỉ tiêu “Phải thu về cho vay dài hạn” cũng có xu hướng giảm dần qua từng năm khi từ

118.4 tỷ đồng (2021) giảm xuống còn 95,35 tỷ đồng (2022) Chỉ tiêu “Các khoản đầu tư tài chính dài hạn” cũng đột biến khi tăng từ 6.72 tỷ (2021) lên đến 40 tỷ (2023) gồm “Các khoản đầu tư

Trang 15

nam giữ đến ngày đáo hạn” cho thấy Hòa Phát tăng cường hoạt động đâu tư tài chính trong giai đoạn này và đang có kế hoạch tập trung vốn để đầu tư vào các dự án mới

Cụ thê hơn ở chỉ tiêu “Tài sản có định” giữ được mức tăng trưởng quanh mức 2%, và cần chú ý đến “Tài sản đở dang dài hạn” khi từ năm 2021 đã liên tục tăng trưởng hàng năm với tỷ lệ 37.38% (2022), và 95.3% — đạt 26.1 nghìn tỷ đồng vào năm 2023 Trong năm 2022, chi tiéu “Chi

phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn” đột ngột giảm 97,95%, từ hơn 1.4 nghìn tỷ năm 202]

xuống còn gần 29 tỷ vào 2022 Chỉ tiêu “Chi phí xây dựng cơ bán đở dang” cũng đạt mức tăng

trưởng đột biến khi từ §.3 nghìn tỷ (2021), tăng đến 13.3 nghìn tỷ (2022) và chạm mức 26.1

nghìn tỷ vào 2023 Điều này được lí giải vì Hòa Phát đang tập trung đầu tư vào xây dựng và phát triển các dự án như: Khu công nghiệp Yên Mỹ II, Dự án Khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương,

và đặc biệt là nhà máy Dung Quất 2 dang trong qua trình xây dựng Cùng với triển vọng phục hồi nên vĩ mô cùng tính chất chu kỳ theo nền kinh tế của ngành thép, có thể nói Hòa Phát đã đưa

ra chiến lược có tầm nhỉn dài hạn tốt và ấn tượng

TONG NGUON VON

Tổng quan trong giai đoạn 2021 - 2023, Nguồn vốn của Hòa Phát tương đối ôn định khi chỉ giảm nhẹ 4.43% vào 2022 — mét năm khó khăn của ngành thép, và rồi lại tăng trưởng

10.24% so với 2022 — Đạt mức 187.8 nghìn tỷ vào năm 2023 Trong cơ cấu của nguồn vốn, có

thé nhận thấy tỷ lệ “Nguồn vốn chủ sở hữu” có xu hướng tăng qua từng năm, trong “Nợ phải trả”

14

Trang 16

giảm nhẹ vào 2022 nhưng tương đối ôn định và luôn có tỷ lệ thấp hơn “Nguồn vốn chủ sở hữu”

trên cơ cầu tông nguôn vốn

Trong giai đoạn 2021 — 2023, tỷ trọng “Nợ phải trả” trong cơ cầu Nguồn vốn của Hòa Phát

tương đối ổn định nhưng luôn thấp hơn tỷ trọng “Vốn chủ sở hữu” Cụ thể, tỷ trọng “Nợ phải

trả” trên “Tổng nguồn vốn” của Hòa Phát biến động từ 49.07% (2021), giám xuống 43.57% (2022), và tăng nhẹ đạt 45.24% (2023) Năm biến động mạnh nhất trong giai đoạn này là 2022

khi giảm 5.5% so với 2022, chủ yếu do sự sụt giảm 15.07% của “Nợ ngắn hạn” và sau đó trở lại

én định vào 2023

Ngày đăng: 14/11/2024, 20:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w