Nghĩa vụ công ty TNHH A phải thực hiện khi ra quyết định sa thải trái pháp luật với ông M ...12 Câu 4: Giả sử khi nhận được thông báo họp xử lý kỷ luật, NLĐ không xác nhận tham dự cuộc h
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG
ĐỀ BÀI: 4
LỚP: 4706 - N03.TL2
NHÓM: 02
Hà Nội, 2024
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 31/10/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Tổng số sinh viên của nhóm: 11
+ Có mặt: 11
+ Vắng mặt: 0 Có lý do: Không có lý
do: Môn học: Luật Lao động
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành
viên trong quá trình làm bài tập nhóm:
Đánh giá của
ký tên
Đánh giá của giảng viên
Điểm
GV ký tên
5 470629 Nguyễn Minh Hiếu X
6 470603 Đoàn Huy Hoàng X
7 470642 Phan Xuân Hoàng X
8 470601 Nguyễn Thị Thu Huyền X
9 470609 Vũ Khánh Huyền X
Trang 310 470630 Nguyễn Hữu Hưng X
11 470621 Hà Thanh Hương X
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2024
NHÓM TRƯỞNG
Trang 4ĐỀ BÀI SỐ 04
Ngày 01/7/2021 ông Lee Jong M và Công ty TNHH A (có trụ sở tại thành phố ĐồngXoài, tỉnh Bình Phước) có ký HĐLĐ số DK2021/HĐLĐ-003, với thỏa thuận ông M làm quản
lý trong thời hạn 03 năm, mức lương theo hợp đồng là 40.000.000 đồng/tháng
Ngày 11/01/2024, ông M có gặp giám đốc công ty là ông Lee Byung K để xin thôi việc.Giám đốc công ty có yêu cầu ông phải viết đơn xin thôi việc bằng văn bản Ngày 01/02/2024ông M chính thức nghỉ việc Ngày 13/02/2024 giám đốc công ty là ông K đã ra Quyết địnhcho thôi việc đối với ông M, lấy ngày 01/02/2024 (ngày ông M nói xin nghỉ) làm ngày banhành quyết định để chấm dứt HĐLĐ với ông M Thấy quyết định của ông K không đúng nênchủ tịch công ty (ông Nam Yeong S) đã ra Quyết định số 02/QĐ-DK ngày 16/02/2024 hủy bỏQuyết định cho thôi việc ngày 01/02/2024 và ra Quyết định kỷ luật số 03/QĐKL-DK ngày16/02/2024 về việc xử lý kỷ luật với hình thức sa thải đối với đối với ông M do hành vi viphạm kỷ luật, nội quy lao động, quy chế của công ty, tự ý đơn phương chấm dứt HĐLĐkhông báo trước 30 ngày (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm2019); tự ý bỏ việc 11 ngày trong tháng 02/2024 (theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luậtLao động năm 2019) Không đồng ý với quyết định sa thải của công ty, ông M đã khởi kiện raToà án
Câu 1: Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện của ông M
Câu 2: Quyết định sa thải của công ty TNHH A đối với ông M là đúng hay sai? Tại sao? Câu 3: Hãy giải quyết quyền lợi cho ông M theo quy định của pháp luật lao động hiện hành?
Câu 4: Giả sử khi nhận được thông báo họp xử lý kỷ luật, NLĐ không xác nhận tham
dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động có tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động được không? Vì sao?
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1
Câu 1: Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện của ông M 1
1.1 Xác định cơ quan giải quyết tranh chấp trong trường hợp này 1
1.2 Xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết đơn khởi kiện của ông M 2
Câu 2: Quyết định sa thải của công ty TNHH A đối với ông M là đúng hay sai? Tại sao? 4 2.1 Điều kiện để quyết định xử lý kỷ luật là hợp pháp 4
2.2 Xác định tính hợp pháp quyết định sa thải của công ty TNHH A với ông M 8
Câu 3: Hãy giải quyết quyền lợi cho ông M theo quy định của pháp luật lao động hiện hành? 10
3.1 Nghĩa vụ mà công ty TNHH A phải thực hiện khi chấm dứt HĐLĐ với ông M 10 3.2 Nghĩa vụ công ty TNHH A phải thực hiện khi ra quyết định sa thải trái pháp luật với ông M 12
Câu 4: Giả sử khi nhận được thông báo họp xử lý kỷ luật, NLĐ không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động có tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động được không? Vì sao? 14
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 71
MỞ ĐẦU
Hiện nay trong hầu hết các doanh nghiệp, những vấn đề như xử lý kỷ luật laođộng hay đơn phương chấm dứt HĐLĐ là rất phổ biến Chính vì vậy mà những chếđịnh trong Bộ luật lao động năm 2019 đóng một vai trò quan trọng trong việc giảiquyết tranh chấp xảy ra, nhằm để quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được bảođảm Tuy nhiên, trên thực tiễn khi các doanh nghiệp xử lý, giải quyết vấn đề khiphát sinh tranh chấp đối với người lao động thì có một số trường hợp đã không ápdụng đúng pháp luật dẫn đến việc gây khó khăn, làm ảnh hưởng đến quyền lợi củangười lao động Vì vậy, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm 02 xin đisâu phân tích đề bài số 04 dựa trên quy định của Bộ luật lao động cũng như các quyđịnh của hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó làm sáng tỏ và giải quyết vấn đề đượcđưa ra
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Ngày 01/7/2021 ông Lee Jong M và Công ty TNHH A (có trụ sở tại thànhphố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) có ký HĐLĐ số DK2021/HĐLĐ-003, với thỏathuận ông M làm quản lý trong thời hạn 03 năm, mức lương theo hợp đồng là40.000.000 đồng/tháng Đây là thời điểm BLLĐ 2019 có hiệu lực, do đó sẽ áp dụngnhững quy định trong BLLĐ 2019 để giải quyết tình huống
Câu 1: Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện của ông M
1.1 Xác định cơ quan giải quyết tranh chấp trong trường hợp này
BLLĐ năm 2019 đưa ra định nghĩa về tranh chấp lao động như sau: “là
tranh chấp về quyền, nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau, tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động” Căn cứ vào chủ thể tham gia tranh chấp lao động,
tranh chấp lao động bao gồm 2 loại: Tranh chấp lao động cá nhân xảy ra giữa cá
Trang 82
nhân NLĐ với NSDLĐ hoặc tranh chấp lao động tập thể xảy ra giữa tập thể lao
động với NSDLĐ Với tình huống trên, có thể xác định đây là tranh chấp lao động
cá nhân phát sinh giữa NLĐ là ông M với NSDLĐ là Công ty TNHH A
Theo quy định tại Điều 187 BLLĐ năm 2019 quy định về thẩm quyền giảiquyết tranh chấp lao động cá nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềngiải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: Hòa giải viên lao động, hội đồngtrọng tài lao động và TAND Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm
2019 về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên laođộng; các tranh chấp lao động phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải củahòa giải viên lao động trước khi yêu cầu trọng tài lao động hoặc tòa án giải quyếttranh chấp, ngoài trừ các trường hợp tại điểm a, b, c, d, đ, e Tranh chấp lao động cánhân giữa ông M và công ty TNHH A thuộc trường hợp điểm a, Khoản 1 Điều 188:
“Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn
phương chấm dứt HĐLĐ”, do đó ông M có thể yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp
lao động cá nhân của mình với công ty TNHH A mà không bắt buộc phải qua thủtục hòa giải
1.2 Xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết đơn khởi kiện của ông M
Trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án tranh chấp laođộng được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 20151 Nhóm sẽ áp dụngnhững quy định trong Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyếtđơn khởi kiện của ông M
1.2.1 Xác định thẩm quyền Tòa án theo cấp
Cơ sở pháp lý:
Khoản 1 Điều 31 BLTTDS năm 2015:
1 Khoản 1, Điều 1, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Trang 93
“TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp sau đây:
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này”
Khoản 1 Điều 32 BLTTDS năm 2015
“Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao
động… trừ các trường hợp sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Tranh chấp lao động giữa ông M và công ty TNHH A là tranh chấp lao động
cá nhân về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, được quy định tại Khoản 1Điều 32 thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện Như vậy, Tòa án có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp này được xác định là Tòa án
cấp huyện
1.2.1 Xác định thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ
Cơ sở pháp lý
Khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015:
““1 Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác
định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn
có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Tranh chấp giữa công ty TNHH A và ông M là tranh chấp lao động cá nhân
về xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải, thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều
32 Do đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp trên là
Trang 104
tòa án nơi bị đơn công ty TNHH A có trụ sở Tuy nhiên, ông A và công ty TNHH
M cũng có thể thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi ông A cư trú,làm việc
Theo tình huống, công ty TNHH A có trụ sở tại thành phố Đồng Xoài, tỉnhBình Phước, do đó, TAND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa ông M vàcông ty TNHH A là TAND thành phố Đồng Xoài Trường hợp nếu như giữa ông M
và công ty TNHH có thể tự thỏa thuận được với nhau bằng văn bản, thì hai bên cóquyền yêu cầu TAND cấp huyện nơi ông A làm việc, cư trú giải quyết tranh chấplao động trên (theo điểm b, Khoản 1, Điều 39, BLTTDS 2015)
Câu 2: Quyết định sa thải của công ty TNHH A đối với ông M là đúng hay sai? Tại sao?
2.1 Điều kiện để quyết định xử lý kỷ luật là hợp pháp
Xử lý kỷ luật lao động là quá trình NSDLĐ xem xét và giải quyết về việcNLĐ có hành vi vi phạm kỷ luật và giải quyết về việc người lao động có hành vi viphạm kỷ luật lao động bằng cách buộc họ phải chịu một trong các hình thức kỷ luậtđược Nhà nước quy định2 Việc xử lý kỷ luật được thể hiện thông qua quyết định
xử lý kỷ luật mà NSDLĐ áp dụng với NLĐ nhằm buộc họ phải chịu một trong cáchình thức kỷ luật lao động do có hành vi vi phạm kỷ luật lao động Tuy nhiên, việc
áp dụng các hình thức kỷ luật đối với NLĐ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đếnquyền và lợi ích hợp pháp của họ; pháp luật quy định chặt chẽ các điều kiện màNSDLĐ cần phải đáp ứng để tiến hành ra quyết định xử lý kỷ luật với NLĐ Để quyết định xử lý kỷ luật nói chung và quyết định sa thải nói riêng hợp pháp, cầnphải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện sau:
2 Giáo trình Luật lao động, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 346.
Trang 115
Thứ nhất, về chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động:
Theo quy định tại điểm i Khoản 2 Điều 118 BLLĐ năm 2019, người có thẩmquyền xử lý kỷ luật lao động sẽ được quy định tại nội dung của nội quy lao động
Kỷ luật lao động là quyền của NSDLĐ trong lĩnh vực quản lý lao động; do đó, việccho phép NSDLĐ được quy định trong nội quy lao động về người có thẩm quyền
xử lý kỷ luật lao động là phù hợp, bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp
Thứ hai, về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được hiểu là khoảng thời gian mà NSDLĐtiến hành các thủ tục và ban hành quyết định xử lý kỷ luật đối với NLĐ có hành vi
vi phạm kỷ luật Hết thời gian này, NSDLĐ sẽ không có quyền xử lý kỷ luật đốivới NLĐ3
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với NLĐ thường là 6 tháng, kể từ ngày xảy ra viphạm Trong trường hợp hành vi vi phạm kỷ luật là hành vi khó bị phát hiện, cầnthời gian để điều tra và thu thập chứng cứ, thì thời hiệu được kéo dài đến 12 tháng
Đó là các hành vi: vi phạm trực tiếp đến tài sản, tài chính, tiết lộ bí mật công nghệ,
bí mật kinh doanh của NSDLĐ
NLĐ chỉ có thể được ra quyết định kỷ luật trong khoảng thời gian nêu trên (6tháng hoặc 12 tháng) NSDLĐ phải vừa tiến hành các thủ tục xử lý kỷ luật, vừa banhành quyết định kỷ luật trong khoảng thời gian này Nếu như ban hành quyết định
xử lý kỷ luật khi đã hết thời hiệu thì quyết định kỷ luật sẽ bị coi là trái pháp luật vìhết thời hiệu
Thứ ba, về nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động
3 Bình luận khoa học Bộ luật lao động 2019, Pgs Ts Nguyễn Hữu Chí, Ts Nguyễn Văn Bình, Nxb Tư pháp Trang 322
Trang 12Hai là, khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật
lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạmnặng nhất
Ba là, không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ đang trong thời gian
được quy định tại Khoản 4, Điều 122, như: Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; đang bị tạmgiữ, tạm giam; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ
Bốn là, không xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ vi phạm kỷ luật lao động
trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặckhả năng điều khiển hành vi của mình
Tuy nhiên, đối với nguyên tắc thứ ba, không phải NLĐ không được xử lýNLĐ trong trường hợp được nêu tại Khoản 3 Điều 122 mà chỉ là không xử lý kỷluật đối với họ trong khoảng thời gian này Khi hết thời gian này NSDLĐ vẫn cóthể tiến hành xử lý kỷ luật đối với NLĐ và thời hiệu được kéo dài theo Khoản 2Điều 123 BLLĐ năm 2019
Thứ tư, về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động là các bước luật định mà NSDLĐphải tuân thủ khi xử lý kỷ luật4 Quyền xử lý kỷ luật NLĐ là quyền đơn phương của
4 Giáo trình Luật lao động tập I (2020), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Trang 358
Trang 137
NSDLĐ, xuất phát từ quyền điều hành, quản lý trong quan hệ lao động Tuy nhiên,khi tiến hành xử lý kỷ luật NLĐ, NSDLĐ phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tụcđược pháp luật quy định Điều này nhằm phòng tránh việc NSDLĐ lạm quyền cũngnhư tạo điều kiện cho NLĐ có thể trình bày cụ thể hành vi vi phạm cũng như mức
độ vi phạm của mình, trên cơ sở đó NSDLĐ có thể ra quyết định xử lý kỷ luậtchuẩn xác
Theo Khoản 1 Điều 122 BLLĐ năm 2019, thủ tục xử lý kỷ luật NLĐ phảiđược quy định như sau:
NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ
Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện lao động tại cơ sở mà NLĐ đang làthành viên
Phải có mặt của NLĐ, NLĐ có quyền được tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, tổchức đại diện NLĐ bào chữa (NLĐ chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham giacủa người đại diện theo pháp luật)
Việc xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản
Thứ năm, NLĐ phải có hành vi vi phạm kỷ luật
Để xử lý kỷ luật NLĐ, trước hết NLĐ phải có hành vi vi phạm kỷ luật laođộng Theo tinh thần của BLLĐ năm 2019, chỉ cần hành vi vi phạm kỷ luật laođộng được quy định trong nội quy lao động hoặc pháp luật hoặc HĐLĐ thì đã có
đủ lý do để NSDLĐ xử lý kỷ luật lao động5 Đối với hình thức kỷ luật sa thải, căn
cứ để áp dụng được tách ra thành một điều khoản riêng trong BLLĐ (cụ thể tạiĐIều 125) và không buộc phải quy định trong nội quy lao động
5 Bình luận những điểm mới của Bộ Luật Lao động năm 2019, Pgs.Ts Trần Thị Thúy Lâm, Ts Đỗ Thị Dung, Nxb Lao động, trang 142
Trang 148
2.2 Xác định tính hợp pháp quyết định sa thải của công ty TNHH A với ông M
Để quyết định sa thải ông M là hợp pháp, công ty TNHH A khi tiến hành xử
lý kỷ luật ông M cần phải đáp ứng được tất cả các điều kiện đã nêu ở trên Căn cứ
để Chủ tịch công ty (ông Nam Yeong S) ra Quyết định kỷ luật số 03/QĐKL-DKngày 16/02/2024 về việc xử lý kỷ luật với hình thức sa thải đối với đối với ông M
đó là do ông đã có hành vi vi phạm kỷ luật, nội quy lao động, quy chế của công ty,
cụ thể: tự ý đơn phương chấm dứt HĐLĐ không báo trước 30 ngày (theo quy địnhtại điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019); tự ý bỏ việc 11 ngàytrong tháng 02/2024 (theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động năm2019)
Về hành vi thứ nhất, công ty TNHH A cho rằng ông M đã tự ý đơn phương
chấm dứt HĐLĐ không báo trước 30 ngày Theo tinh thần của BLLĐ năm 2019,NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải có sự đồng ý củaNSDLĐ, tuy nhiên cần phải thực hiện đúng nghĩa vụ báo trước cho NSDLĐ đượcquy định tại điểm b Khoản 1 Điều 35 Trong 1 số trường hợp được quy định tạiKhoản 2 Điều này, NLĐ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần phảithực hiện nghĩa vụ báo trước
Đối với hình thức kỷ luật sa thải, NSDLĐ chỉ được áp dụng hình thức kỷ luậtnày khi NLĐ thực hiện một trong những hành vi được quy định tại Điều 125BLLĐ Tuy nhiên, NLĐ có hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ không báo trước
30 ngày không là một trong những căn cứ được quy định tại Điều 125 để NSDLĐ
có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với NLĐ Như vậy, công ty TNHH Akhông thể lấy hành vi đơn phương chấm chấm dứt HĐLĐ không báo trước 30 ngàylàm căn cứ để quyết định sa thải ông M