1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngày 02082019, công ty tnhh bình an có trụ sở tại phường t, quận c, thành phố hn (bên bán) và công ty cổ phần Đạt phú có trụ sở tại phường k, thành phố p

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập nhóm: Đề số 12. Biên bản xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm. Hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB giữa Công ty TNHH Bình An và Công ty cổ phần Đạt Phú
Tác giả Mai Tiến Đạt, Hứa Tùng Lâm, Nguyễn Thị Thuận, Vũ Phương Nam, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Thị Thanh Lam, Đặng Anh Dũng, Nguyễn Duy Tùng, Phạm Đức Toản, Lưu Thị Ngọc Quỳnh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương mại II
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 796,09 KB

Nội dung

Có được quyền đại diện trong lĩnh vực kí -Nếu ông An Giám đốc công ty Bình An kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty Bình An và điều lệ công ty quy định ông An có thẩm quyền đại

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI II

ĐỀ BÀI: 12

LỚP : N08-TL3 NHÓM : 01

Hà Nội, 2021

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA

VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Tổng số sinh viên của nhóm: 10 (Có mặt: 10 ; Vắng mặt: 0)

Tên bài tập : Đề số 12

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số 01 Kết quả như sau:

ST

Đánh giá của SV

+ Giáo viên chấm thứ hai : ………

- Kết quả điểm thuyết trình:

Giáo viên cho thuyết trình: ………

- Điểm kết luận cuối cùng:

Giáo viên đánh giá cuối cùng:………

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2021

TRƯỞNG NHÓM

Trần Thị Thanh Lam

Trang 3

TM2-N12 1

Ngày 02/08/2019, Công ty TNHH Bình An có trụ sở tại Phường T, Quận C, Thành phố

HN (bên bán) và Công ty cổ phần Đạt Phú có trụ sở tại Phường K, thành phố P, Tỉnh NĐ (bên mua) ký hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB với các điều khoản chính như sau:

- Đối tượng của hợp đồng: SMART TIVI OLED

- Số lượng: 100 cái

- Tổng trị giá của hợp đồng: 60.581,32 USD (sáu mươi nghìn năm trăm tám mươi mốt

đô la Mỹ và ba mươi hai cent)

- Phương thức thanh toán: chia làm hai đợt: đợt đầu bên mua thanh toán 50% giá trị đơn hàng sau khi ký hợp đồng, đợt hai bên mua thanh toán nốt 50% giá trị đơn hàng còn lại trong vòng ba ngày sau khi ký biên bản bàn giao hàng hóa

- Thời gian giao hàng: ngay sau khi bên mua thanh toán 50% giá trị đơn hàng

- Phạt vi phạm hợp đồng đối với hành vi giao hoặc nhận hàng chậm: 5% tổng giá trị hợp đồng

- Giải quyết tranh chấp: mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng thương lượng Trong trường hợp thương lượng không thành công, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài thương mại hoặc tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định pháp luật

Câu hỏi:

1 Được biết ông Nguyễn Bình An – Giám đốc Công ty TNHH Bình An và bà Bùi Mai Ngọc – Trưởng phòng kinh doanh Công ty cổ phần Đạt Phú là hai đại diện thay mặt cho các bên đứng ra đàm phán, ký kết hợp đồng Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, hãy xác định hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB?

2 Theo anh/chị, những điều khoản hợp đồng nêu trên đã phù hợp với quy định pháp luật

và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên hay chưa? Vì sao? Bằng những hiểu biết về hợp đồng mua bán hàng hóa và thông tin được đưa ra ở đề bài, hãy lập bản hợp đồng mua bán hàng hóa hoàn chỉnh?

Tình tiết bổ sung: Sau khi hợp đồng số 38/2019/HĐMB có hiệu lực thi hành, Công ty

Đạt Phú đã thanh toán trước cho Công ty Bình An 700.000.000 đồng (bảy trăm triệu đồng) vào ngày 05/08/2019 theo phiếu ủy nhiệm chi của Ngân hàng BIDV – chi nhánh TL

Ngày 06/08/2019, Công ty Bình An đã bàn giao số hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng số 38/2019/HĐMB cho Công ty TNHH dịch vụ vận tải Tân Mai để thực hiện việc vận chuyển đến cho Công ty Đạt Phú Tuy nhiên, trên đường vận chuyển hàng hóa, xe hàng của Công ty Tân Mai gặp tai nạn giao thông, khiến cho toàn bộ số hàng nhận vận chuyển bị hư hỏng hoàn toàn Vì sự việc này, Công ty Đạt Phú không có hàng để giao cho đối tác nên bị đối tác phạt vi phạm hợp đồng 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) và hủy bỏ hợp đồng

Trước sự việc trên, Công ty Đạt Phú đã nhiều lần gửi văn bản trao đổi, thương lượng với Công ty Bình An nhằm chia sẻ trách nhiệm nhưng không nhận được sự thiện chí, hợp tác từ Công ty Bình An Vì vậy, Công ty Đạt Phú đã khởi kiện Công ty Bình An ra Tòa án nhân dân quận C, thành phố HN với yêu cầu:

Trang 4

- Buộc Công ty Bình An hoàn trả số tiền 700.000.000 đồng (bảy trăm triệu đồng) đã được Công ty Đạt Phú thanh toán vào ngày 05/08/2019;

- Buộc Công ty Bình An nộp phạt vi phạm 70.000.000 đồng (70 triệu đồng) vì hành vi giao hàng không đúng thời hạn

- Buộc Công ty Bình An phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Đạt Phú số tiền đã bị đối tác phạt vi phạm hợp đồng là 100.000.000 đồng (100 triệu đồng)

Tuy nhiên, Công ty Bình An không chấp nhận yêu cầu của Công ty Đạt Phú Đồng thời, Công ty Bình An còn yêu cầu Công ty Đạt Phú thanh toán nốt 50% giá trị đơn hàng còn lại là 700.000.000 đồng (bảy trăm triệu đồng) theo thỏa thuận trong hợp đồng số 38/2019/HĐMB vì tính đến thời điểm khởi kiện, Công ty Bình An đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng theo thỏa thuận

6 Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, Công ty TNHH Bình An có nhu cầu

mở rộng thị trường phân phối, tiêu thụ sản phẩm của công ty sang các quốc gia Đông Nam Á khác Hãy tư vấn cho Công ty Bình An những giải pháp phù hợp để thực hiện dự định nói trên? Trình bày cụ thể ưu điểm và nhược điểm của từng giải pháp được đưa ra?

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 0

NỘI DUNG 1

1 Câu 1 1

2 Câu 2 5

3 Câu 3 10

4 Câu 4 15

5 Câu 5 18

6 Câu 6 19

KẾT LUẬN 24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

PHỤ LỤC 26

Phụ lục 1: Các trường hợp giám đốc công ty TNHH có thẩm quyền đại diện công ty kí kết hợp đồng 26

Phụ lục 2: Quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam 28

Phụ lục 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA Số: 38/2019/HĐMB 32

Phụ lục 4: Mẫu giấy ủy quyền 37

Phụ lục 5: Mẫu giấy Ủy nhiệm chi Ngân hàng BIDV 38

Trang 6

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh phát triển của nền thương mại, các chủ thể tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu

tư thông qua việc giao kết hợp đồng Có thể nói, giao kết hợp đồng đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động thương mại nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người Trong thời gian qua, việc giao kết hợp đồng thương mại tăng nhanh về số lượng, đa dạng về chủ thể

và phong phú trong các lĩnh vực tham gia Hiện nay, tại Việt Nam giao kết hợp đồng được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp và các ngành luật khác liên quan Việt Nam đã xây dựng và hình thành một hệ thống pháp lý vững chắc về giao kết hợp đồng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc giao kết Song trước tình hình phát triển của thương mại thế giới và tốc độ toàn cầu hóa nảy sinh vấn đề các quốc gia trên thế giới cần đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế kể cả về mặt pháp luật Đây là một yêu cầu cấp thiết đòi hỏi một quá trình nghiên cứu công phu, kịp thời để có thể bắt kịp xu hướng chung của thế giới Sự chênh nhau về pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế dẫn đến tình trạng lúng túng trong khâu áp dụng, hơn nữa trong thực tiễn giao kết hợp đồng thương mại trong nước, các chủ thể vẫn xảy ra tranh chấp với nhau do sự thiếu rõ ràng trong quy định của pháp luật hiện hành Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại tại Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập Ngoài ra, mặc dù giao kết hợp đồng không phải là một vấn đề mới, song với sự biến đổi của thị trường thì việc nghiên cứu về giao kết hợp đồng luôn là vấn đề có tính thời sự và cấp thiết

Xuất phát từ những yêu cầu đó, Nhóm 01 chúng em quyết định lựa chọn Đề bài số 12

của Ths Cao Thanh Huyền để nghiên cứu và thông qua đó thể hiện quan điểm ở bài tập nhóm của mình

Do bài tập nhóm bao gồm 6 câu hỏi và nhóm có mong muốn được phân tích sâu, làm rõ tình huống và đưa ra cách giải quyết chi tiết cho từng câu hỏi nên bài làm có vượt quá số trang quy định, ngoài ra trong bài làm còn nhiều thiếu sót do nhận thức và hiểu biết của nhóm chưa được đầy đủ, nhóm 01 rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô để bản thân nhận thức rõ hơn về vấn đề và rút kinh nghiệm cho những lần sau Nhóm 01 xin chân thành cảm ơn các thầy

cô bộ môn

Trang 7

NỘI DUNG

1 Câu 1

pháp luật quy định Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực Do đó, việc xác định các điều kiện sẽ dựa trên cơ sở khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và các văn bản khác có liên quan để làm căn cứ

Điều 117 BLDS 2015 quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

“1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Ngoài ra, Điều 122 BLDS 2015 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu: “Giao dịch dân

sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.” Hợp đồng mua bán hàng hóa theo nghĩa rộng

cũng là giao dịch dân sự, nên hợp đồng mua bán háng hóa có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Bên cạnh những điều kiện chung có tính nguyên tắc trên đây, để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực cần tuân thủ một số điều kiện khác Điều 11 Luật Thương mại 2005 quy

định về nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại: “1 Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó; 2 Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.”Như vậy, các bên khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải tuyệt đối tuân thủ các

nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa như quy định trên Đây cũng là điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực, nếu các bên vi phạm nguyên tắc này thì đó sẽ là những nguyên nhân làm hợp đồng vô hiệu, ví dụ việc giao kết hợp đồng giả tạo, hay giao kết hợp đồng do bị cưỡng ép, bị lừa dối…

Theo những căn cứ trên, để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Trang 8

2

Thứ nhất, điều kiện về chủ thể Chủ thể phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực

hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập để thực hiện theo nghĩa vụ hợp đồng Hành

vi giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên, do vậy để hợp đồng có hiệu lực pháp lý và có khả năng thực hiện được, người giao kết hợp đồng phải có khả năng nhận thức hành vi giao kết hợp đồng cũng như nhận biết được hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng Trường hợp chủ thể là thương nhân thì phải đáp ứng được năng lực pháp luật và năng lực hành vi thương mại

Trong tình huống đề đưa ra, ông Nguyễn Bình An – Giám đốc Công ty TNHH Bình An và bà Bùi Mai Ngọc – Trưởng phòng kinh doanh Công ty cổ phần Đạt Phú là hai đại diện thay mặt cho các bên đứng ra đàm phán, ký kết hợp đồng, vì vậy cần xem xét đến năng lực chủ thể của ông An và bà Ngọc

Về phía công ty Bình An, ông Nguyễn Bình An – Giám đốc Công ty TNHH Bình An là

người đại diện cho công ty Bình An kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB Việc ông An có thẩm quyền đại diện cho công ty Bình An kí kết hợp đồng hay không phụ thuộc vào việc ông An có phải là người đại diện của công ty Bình An hay không? Theo Luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể tại các điều: Khoản 2 Điều 13 quy định về Người đại diện theo

pháp luật của doanh nghiệp: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”; Khoản 2

Điều 78 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do

tổ chức làm chủ sở hữu: “Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.”; Điểm e

Khoản 2 Điều 64 quy định quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc trong công ty

TNHH 2 thành viên trở lên: “Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên”; Điểm e Khoản 1 Điều 81 quy định quy định quyền

và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc trong công ty TNHH 1 thành viên: “Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty”; từ những căn cứ trên có thể thấy tùy vào từng loại hình công ty trách

nhiệm hữu hạn và điều lệ của công ty cũng như tính chất của các hơp đồng cụ thể mà Giám đốc

có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty ký kết hợp đồng với công ty khác Do đề bài không nêu cụ thể loại hình của công ty TNHH Bình An cũng như quy định cụ thể về điều lệ của công ty nên nhóm xét đến các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Ông An có đủ thẩm quyền đại diện cho công ty Bình An kí kết hợp đồng

Trang 9

đại diện theo pháp luật của công ty là ông An là gì? Có được quyền đại diện trong lĩnh vực kí

-Nếu ông An Giám đốc công ty Bình An kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty Bình

An và điều lệ công ty quy định ông An có thẩm quyền đại diện cho công ty Bình An kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác thì theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật doanh nghiệp

2014: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp” ông An có thẩm

quyền đại diện cho công ty Bình An kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB -Nếu ông An Giám đốc công ty Bình An không phải là người đại diện theo pháp luật của công

ty thì ông An chỉ có thể có thẩm quyền đại diện cho công ty kí kết hợp đồng khi ông An là người đại diện theo ủy quyền của công ty Bình An kí kết hợp đồng với công ty Đạt Phú theo

quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2014: “Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này” và Khoản 3 Điều 16: “Người đại diện theo ủy quyền chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền do vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Điều này Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện theo

ủy quyền.” Việc ủy quyền sẽ phải tuân theo các điều kiện và quy định của pháp luật và điều lệ

công ty ví dụ như ông An phải có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành người đại diện theo

ủy quyền như quy định tại khoản 5 điều 15 Luật doanh nghiệp 2014 việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, phải thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được thông báo, văn bản ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu như quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2014

Trường hợp 2: Ông An không có thẩm quyền đại diện cho công ty Bình An kí kết hợp

Về phía công ty Đạt Phú, bà Bùi Mai Ngọc – Trưởng phòng kinh doanh Công ty cổ phần Đạt Phú là người đại diện cho công ty Đạt Phú kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB Việc bà Ngọc có thẩm quyền đại diện cho công ty Đạt Phú kí kết hợp đồng hay không phụ thuộc vào việc bà Ngọc có phải là người đại diện của công ty Đạt Phú hay không? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 134 quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần thì người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần có thể là Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, hoặc Tổng giám đốc, như vậy bà Ngọc là trưởng phòng kinh doanh

Trang 10

4

của Công ty cổ phần Đạt Phú thì bà Ngọc sẽ không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty Đạt Phú Vậy việc bà Ngọc có thẩm quyền đại diện cho công ty Đạt Phú kí kết hợp đồng hay không sẽ phụ thuộc vào việc bà Ngọc có phải là người đại diện theo ủy quyền của công ty Đạt Phú hay không nên nhóm sẽ xét đến hai trường hợp:

Trường hợp 1: Bà Ngọc là người đại diện theo ủy quyền của công ty Đạt Phú đi kí kết hợp

đồng với công ty Bình An Như vậy bà Ngọc có thẩm quyền đại diện công ty Đạt Phú kí kết

hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB với công ty Bình An Bà Ngọc cũng phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn để có thể trở thành người đại diện theo ủy quyền của công ty Đạt Phú tương tự như trường hợp ở trên của ông An là người đại diện theo ủy quyền của công ty Bình An

Trường hợp 2: Bà Ngọc không phải là người đại diện theo ủy quyền của công ty Đạt Phú

Như vậy bà Ngọc sẽ không có thẩm quyền đại diện cho công ty Đạt Phú kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB với công ty Bình An Và khi đó hợp đồng mua bán hàng hóa

số 38/2019/HĐMB sẽ không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết

Như vậy đối với điều kiện về chủ thể, nếu như cả ông An và bà Ngọc đều thuộc trường hợp có thẩm quyền đại diện cho hai bên công ty để đàm phán kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB thì hợp đồng này mới có hiệu lực

Thứ hai, điều kiện về sự tự nguyện của hai bên chủ thể Trong tình huống này, ta thấy

Công ty TNHH Bình An và Công ty cổ phần Đạt Phú đều tự nguyện kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB điều này được thể hiện bởi hai bên đã cũng thỏa thuận rõ về các điều khoản chính trong hợp đồng như đối tượng hợp đồng, số lượng, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng,

Thứ ba, điều kiện về mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội Về mục đích khi giao kết hợp đồng, đối

với công ty Bình An (bên bán) muốn bán được hàng và kiếm lời cho mình, đối với công ty Đạt Phú muốn mua hàng của Bình An để tiếp tục kinh doanh với những thương nhân khác kiếm lời cho mình, như vậy có thể thấy mục đích của hợp đồng mua bán hàng hóa này không vi phạm

điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội Về nội dung của hợp đồng, hàng hóa là đối tượng

của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là những hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường, không phải là nhưng hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Nếu các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng thuộc loại hàng hóa cấm kinh doanh hoặc loại hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện mà không đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định thì hợp đồng đó mặc nhiên vô hiệu Theo đề bài, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB là SMART TIVI OLED không

thuộc các sản phẩm quy định trong Nghị định 59/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh,hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và

Nghị định 43/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

Trang 11

Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB đã đáp ứng được điều kiện về mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

Thứ tư, điều kiện về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa Theo Điều 24 Luật

thương mại năm 2005 quy định về Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa: “Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được thành lập bằng văn bản thì phải tuân thủ theo các quy định đó” Theo nguyên tắc chung, nếu hình thức của văn

bản là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực thì phải tuân theo quy định đó Như vậy, hình thức của hợp đồng không phải là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực, nó chỉ là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực khi pháp luật có quy định Trường hợp các bên không tuân thủ hình thức hợp đồng khi pháp luật bắt buộc hợp đồng đó phải tuân thủ về hình thức thì hợp đồng mua bán

bị vô hiệu Từ những căn cứ trên và những dữ kiện đề cho, có thể thấy hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB giữa công ty Bình An và công ty Đạt Phú là hình thức văn bản và đây là hình thức phù hợp với quy định của pháp luật

Từ những phân tích về các điều kiện như trên, nhóm đưa ra kết luận, hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB giữa công ty Bình An và công ty Đạt Phú sẽ có hiệu lực nếu như đáp ứng được yêu cầu về chủ thể cụ thể là cả ông An và bà Ngọc đều là những người có thẩm quyền đại diện cho 2 bên công ty đi kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB Nếu như không đáp ứng được điều kiện chủ thể thì hợp đồng này sẽ vô hiệu kể từ thời điểm giao kết

2 Câu 2

Về những điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB như đề đã nêu, nhóm cho rằng trong hợp đồng này vẫn còn những điều khoản chưa phù hợp với quy định của pháp luật và vẫn thiếu một số điều khoản để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên

Về tính hợp pháp của các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận,

Thứ nhất, điều khoản về đối tượng của hợp đồng, các bên thỏa thuận về loại hàng hóa

mà mình chuẩn bị mua bán, cụ thể ở đây là ti vi SMART TIVI OLED, đây là một điều khoản hợp pháp Bởi không phải mọi loại hàng hóa đều được đưa vào kinh doanh, mua bán Có những hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa kinh doanh có điều kiện Đối với loại hàng hóa kinh doanh hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được thực hiện việc mua bán

Khoản 1 Điều 431 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Đối tượng của hợp đồng mua bán: “1 Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng

Trang 12

6

của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.”Và khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 cũng quy định:“Hàng hóa bao gồm:a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;b) Những vật gắn liền với đất đai.”

Ngoài ra, như đã phân tích tại câu 1 đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB là SMART TIVI OLED không thuộc các sản phẩm quy định trong Nghị định

59/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh,hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và Nghị định 43/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện Như vậy, điều khoản về đối tượng của hợp đồng là

SMART TIVI OLED với số lượng 100 cái mà hai bên đã thỏa thuận là phù hợp với quy đình của pháp luật

Thứ hai, điều khoản về giá trị của hợp đồng, hai bên thỏa thuận và ghi vào hợp đồng:

Tổng trị giá của hợp đồng: 60.581,32 USD (sáu mươi nghìn năm trăm tám mươi mốt đô la Mỹ

và ba mươi hai cent)

Theo điều 3 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN sửa đổi bổ sung bởi Thông số NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng

03/2019/TT-ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam quy định “Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được

sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.” Như vậy,

mọi trường hợp sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam không thuộc các trường hợp quy

Do trường hợp mua bán hàng hóa của Bình An và Đạt Phú không thuộc các trường hợp này, việc hai bên thỏa thuận giá

cả, phương thức thanh toán bằng ngoại tệ là đồng tiền thanh toán và ghi giá trong hợp đồng sẽ

vi phạm quy định về việc hạn chế sử dụng ngoại hối tại Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/PLUBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH và Thông tư 32/2013/TT-NHNN Do đó điều khoản về tổng giá trị hợp đồng là 60.581,32 USD (sáu mươi nghìn năm trăm tám mươi mốt đô la Mỹ và

ba mươi hai cent) là không phù hợp với quy định của pháp luật Như vậy, điều khoản về tổng giá trị hợp đồng phải sửa lại thành 1.400.000.000 VNĐ (Một tỷ bốn trăm triệu Việt Nam đồng)

Thứ ba, điều khoản về phương thức thanh toán, hai bên thỏa thuận: Phương thức

thanh toán chia làm hai đợt: đợt đầu bên mua thanh toán 50% giá trị đơn hàng sau khi ký hợp đồng, đợt hai bên mua thanh toán nốt 50% giá trị đơn hàng còn lại trong vòng ba ngày sau khi

ký biên bản bàn giao hàng hóa

3 Xem chi tiết tại Phụ lục 2

Trang 13

Khoản 1 Điều 433 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “1 Giá, phương thức thanh toán do

các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó Như vậy điều khoản về

phương thức thanh toán là phù hợp với quy định của pháp luật và hai bên có thể tự thỏa thuận phương thức thanh toán, cụ thể ở đây hai bên thỏa thuận cách thức thanh toán là trả tiền 2 đợt, mỗi đợt 50% giá trị đơn hàng, ngoài ra hai bên có thể thỏa thuận thêm về hình thức thanh toán

ví dụ như trả bằng tiền mặt, bằng séc, thanh toán qua ngân hàng, thư tín dụng,…

Thứ tư, điều khoản về thời gian giao hàng, hai bên thỏa thuận: Thời gian giao hàng là

ngay sau khi bên mua thanh toán 50% giá trị đơn hàng

Điều khoản này là phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bởi nó dựa trên sự thỏa thuận và pháp luật cũng ghi nhận điều này tại khoản 1 Điều

37 Luật Thương mại 2005 “1 Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.”

Thứ năm, điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng, hai bên thỏa thuận: Phạt vi phạm hợp

đồng đối với hành vi giao hoặc nhận hàng chậm: 5% tổng giá trị hợp đồng

Theo khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này” Như vậy, hành vi giao hoặc nhận hàng chậm

là thực hiện không đúng nghĩa vụ và được coi là vi phạm hợp đồng và có thể sẽ bị áp dụng các

chế tài Tại Điều 300 Luật thương mại 2005 quy định “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.” Và mức phạt

vi phạm cũng được quy định tại Điều 301 Luật này “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều

266 của Luật này.”

Theo những căn cứ trên thì hai bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm, mức phạt do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm Nhưng thực tế, từ khi giao kết hợp đồng chúng ta không thể dự liệu trước được 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm là bao nhiêu, mà chỉ khi

có vi phạm xảy ra ta mới tính toán được cụ thể Do đó thông thường tại hợp đồng thương mại thường quy định mức phạt dựa trên giá trị hợp đồng với điều kiện: mức phạt cuối cùng không vượt quá 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm Như vậy việc hai công ty thỏa thuận về mức phạt đối với hành vi giao hoặc nhận hàng chậm là 5% tổng giá trị hợp đồng là hợp pháp và điều khoản

về phạt vi phạm hợp đồng hai bên thỏa thuận là phù hợp với quy định của pháp luật

Trang 14

8

Thứ sáu, điều khoản về giải quyết tranh chấp, hai bên thỏa thuận: mọi tranh chấp phát

sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng thương lượng Trong trường hợp thương lượng không thành công, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài thương mại hoặc tòa án nhân

dân có thẩm quyền theo quy định pháp luật

Tại Điều 317 Luật thương mại 2005 quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp “1 Thương lượng giữa các bên; 2 Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải; 3 Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà

án Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.”Vì vậy điều khoản này trong

hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo được quyền lợi các bên

Về tính đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên trong các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận,

Hợp đồng số 38/2019/HĐMB đã quy định những điều khoản cơ bản như đối tượng của hợp đồng, số lượng, phương thức thanh toán, thời gian, phạt vi phạm và phương pháp giải quyết tranh chấp, nhưng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cần bổ sung thêm

những thông tin và những điều khoản sau đây:

Thứ nhất, về thông tin chủ thể hợp đồng (thông tin của hai bên ký kết hợp đồng mua

bán hàng hóa) phần này phải có các thông tin sau: Trường hợp bên ký kết là pháp nhân, cần có thông tin họ, tên, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, thông tin cơ bản của các bên (mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, điện thoại, ) Người ký hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân Đại diện hợp pháp của pháp nhân có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thay mình ký hợp đồng mua bán hàng hóa Người được uỷ quyền chỉ được ký hợp đồng trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người thứ ba Hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch, công văn điện báo, đơn chào hàng đơn đặt hàng Hợp đồng được coi là có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản hoặc từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thực hiện sự thoả thuận về tất cả những điều khoản chủ yếu của hợp đồng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với hợp đồng cụ thể

Thứ hai, về điều khoản về đối tượng của hợp đồng cần bổ sung thêm về chất lượng chủng loại quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật: Chất

lượng hàng hóa được ghi trong hợp đồng là các đặc tính, các quy cách, tác dụng hiệu suất… Nói lên mặt “chất” của hàng hóa nghĩa là xác định các tính chất hữu ích bên trong và hình thái bên ngoài của hàng hoá bao gồm các thuộc tính tự nhiên và ngoại hình của hàng đó trong hợp đồng mua bán chất lượng là cơ sở để hai bên mua bán, đàm phán về giao nhận hàng và quyết định mức giá cả của hàng hóa Nếu chất lượng không phù hợp với thoả thuận, bên mua có quyền đòi bồi thường thiệt hại sửa chữa thay thế hàng hoặc có thể từ chối nhận hàng và huỷ bỏ hợp đồng

Thứ ba về điều khoản về thanh toán, hai bên có thể thỏa thuận thêm về hình thức thanh toán: VD như thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản, L/C, Clean collection, D/A, D/P,

Trang 15

T/T, M/T, CAD, cheque mỗi hình thức có những ưu nhược điểm khác nhau và các bên cần nghiên cứu kỹ để chọn phương thức thanh toán thích hợp, bảo đảm nhất cho mình

Thứ tư, cần bổ sung thêm Điều khoản địa điểm và phương thức giao nhận hàng: Cần

thỏa thuận rõ nơi mà người mua sẽ nhận chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán trong hợp đồng để tránh những rủi ro cho các bên và điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng cũng như để có cơ sở xác định trách nhiệm của các bên nếu gặp rủi ro Trong tình huống này hợp đồng mới chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể như vậy, nếu bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại

Thêm vào đó, hai bên cũng cần thỏa thuận về việc bên mua sẽ kiểm tra hàng hóa khi giao nhận hàng vì trong tình huống này, giá trị hàng hoá rất lớn cụ thể là 1.400.000.000 VNĐ nên để đảm bảo được quyền lợi của bên mua, bên bán cần phải cho bên mua kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng để có thể xác minh được tình trạng hàng hoá còn nguyên hay gặp vấn đề khiếm khuyết gì thì có thể giải quyết luôn với bên bán Đồng thời việc cho kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng cũng đảm bảo quyền lợi cho bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá

Thứ năm, cần bổ sung thêm Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng và trách nhiệm của các bên: Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng không thể thực hiện

được, mà không ai do lỗi của bên nào Các sự kiện bất khả kháng mang 03 đặc điểm sau: (1) Xảy ra một cách khách quan; (2) Không thể lường trước được; (3) Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép Hai bên cần có thỏa thuận

về việc miễn trách nhiệm trong trường hợp này, hoặc thỏa thuận dù có sự kiện bất khả kháng cũng không được miễn trách nhiệm và quyền, nghĩa vụ của các bên khi rơi vào trường hợp bất khả kháng để đề phòng khi rơi vào những trường hợp này

Thứ sáu, Điều khoản về giải quyết tranh chấp cần thỏa thuận cụ thể hơn về cách thức thực hiện việc các hình thức giải quyết tranh chấp, Cần thỏa thuận rõ về các nội dung

sau: (1) Ai là người đứng ra phân xử, giải quyết tranh chấp giữa các bên giao dịch, khi những tranh chấp này không thể giải quyết bằng con đường thương lượng? Tòa án hay Trọng tài, trọng tài nào, thành lập ra sao?; (2) Luật áp dụng vào việc xét xử; (3) Địa điểm tiến hành; (4) Phân định chi phí trọng tài Khi thỏa thuận những nội dung này càng rõ ràng và ghi vào hợp đồng từ khi giao kết sẽ giúp cho các bên chủ động hơn trong các tình huống có thể gặp phải và các bên có thể bình tĩnh lựa chọn những phương án phù hợp nhất cho bên mình để đề phòng những trường hợp xấu xảy ra

Thứ bảy, cần bổ sung thêm Điều khoản về bảo hành, cần thỏa thuận rõ ràng và ghi vào

hợp đồng: Thời hạn bảo hành; Nội dung bảo hành: người bán cam kết trong thời hạn bảo hành, hàng hóa sẽ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với quy định của hợp

Trang 16

10

đồng, điều kiện để được bảo hành,… Điều khoản này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho cả bên bán

và bên mua, cụ thể giúp bên mua có thể được đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa, tránh được rủi ro về kỹ thuật của hàng hóa, giúp bên bán có những căn cứ để chịu trách nhiệm với bên mua chứ không phải trong mọi trường hợp bên bán đều phải chịu trách nhiệm nếu hàng hóa có lỗi hay khuyết tật (VD trường hợp lỗi của hàng hóa do bên mua gây ra) đồng thời giúp tăng uy tín của bên bán đối với bên mua

Từ những phân tích phía trên và hiểu biết của nhóm về hợp đồng mua bán hàng hóa, nhóm xin lập bản hợp đồng mua bán hàng hóa hoàn chỉnh trong tình huống mua bán này Tuy

nhiên số lượng trang của bài làm có giới hạn nên nhóm xin trình bày phần này tại Phụ lục 3:

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA Số: 38/2019/HĐMB

3 Câu 3

Theo như tình huống trong đề bài, hai công ty thỏa thuận thời gian giao hàng là ngay sau khi bên mua thanh toán 50% giá trị đơn hàng Ngày 05/08/2019 Công ty Đạt Phú đã thanh toán trước cho Công ty Bình An 700.000.000 đồng tướng ứng với 50% giá trị đơn hàng theo phiếu

ủy nhiệm chi của Ngân hàng BIDV – chi nhánh TL; Công ty Bình An cũng thực hiện bàn giao hàng hóa ngay cho công ty Tân Mai vào ngày 06/08/2019 để vận chuyển hàng cho công ty Đạt Phú, tuy nhiên xe hàng của Công ty Tân Mai gặp tai nạn giao thông, khiến cho toàn bộ số hàng nhận vận chuyển bị hư hỏng hoàn toàn và hàng hóa đã không thể đến được kho của công ty Đạt

Phú theo đúng hẹn Theo khoản 12 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Vi phạm hợp đồng

là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.” Từ những căn cứ trên có thể

thấy công ty Bình An đã vi phạm hợp đồng vì đã giao hàng chậm cho công ty Đạt Phú và công

ty Bình An có thể sẽ phải chịu những chế tài thương mại Theo Luật Thương mại 2005 chế tài thương mại có thể được hiểu theo nghĩa hẹp có nghĩa là những quy định về sự gánh chịu hậu quả vật chất bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại Tuy nhiên Điều 294 Luật Thương mại 2005 cũng có quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, theo đó, miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là việc không buộc bên có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hợp đồng trong những trường hợp pháp luật quy định hoặc các bên có thỏa thuận Về bản chất, các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng là những trường hợp được loại yếu tố lỗi của bên có hành vi vi phạm do hành vi này diễn ra trong hoàn cảnh không thuộc phạm vi kiểm soát của chủ thể thực hiện Dựa vào những dữ kiện đề bài đưa ra nhóm nhận thấy nguyên nhân dẫn đến việc công ty Bình An vi phạm hợp đồng là do xe hàng của công ty Tân Mai gặp tai nạn giao thông và việc tai nạn của công ty TNHH dịch vụ vận tải Tân Mai có thể là sự kiện bất khả kháng – một trong những trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm được quy định tại điều 294 Luật thương mại 2005

Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.” Như vậy để khẳng định trường hợp tai nạn

giao thông của công ty Tân Mai có phải là sự kiện bất khả kháng không cần xem xét các căn

Trang 17

cứ, bên vận chuyển có hành vi trái pháp luật không?, có lỗi để cho tai nạn xảy ra không? Có thể lường trước được hay ngăn chặn được tình huống đó hay không? Khi tai nạn xảy ra Tân Mai và Bình An đã sử dụng mọi biện pháp để khắc phục hậu quả chưa? Chỉ khi sự việc tai nạn giao thông này thỏa mãn các điều kiện (i) xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được; (ii) không thể ngăn chặn được; (iii) đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép để khắc phục nhưng vẫn không thể thực hiện đúng như hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận thì mới được coi là sự kiện bất khả kháng Từ những dữ kiện đề bài đưa ra nhóm nhận thấy trong hợp đồng của Bình An và Đạt Phú không có thỏa thuận cụ thể nào về việc chịu trách nhiệm của các bên khi gặp sự kiện bất khả kháng, và cũng không có những chi tiết cụ thể về vụ tai nạn giao thông của công ty Tân Mai để có thể kết luận đây có phải là sự kiện bất khả kháng không nên để xác định tính hợp pháp của các yêu cầu mà hai công ty đưa ra nhóm xin được xét đến hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Việc tai nạn của công ty TNHH dịch vụ vận tải Tân Mai không phải là sự

kiện bất khả kháng

Về ba yêu cầu của công ty Đạt Phú,

Thứ nhất, buộc Công ty Bình An hoàn trả số tiền 700.000.000 đồng (bảy trăm triệu đồng) đã được Công ty Đạt Phú thanh toán vào ngày 05/08/2019 Đây là yêu cầu hợp pháp vì

trong tình huống này, công ty Đạt Phú hoàn toàn có đủ căn cứ để có thể áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng đối với công ty Bình An và đòi lại 700.000.000 đồng Cụ thể:

Theo điểm b Khoản 4 Điều 312 Luật Thương mại 2005 quy định về căn cứ để áp dụng chế tài

hủy bỏ hợp đồng: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.” và theo khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại 2005 định nghĩa về vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.” đối chiếu với tình huống này, mục đích của công ty Đạt Phú khi kí kết hợp đồng mua

bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB với công ty Bình An là để lấy số hàng đó giao cho đối tác của mình, sự vi phạm hợp đồng của công ty Bình An, cụ thể là hành vi giao hàng không đúng hẹn

đã dẫn đến việc Công ty Đạt Phú không có hàng để giao cho đối tác nên bị đối tác phạt vi phạm hợp đồng 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) và hủy bỏ hợp đồng hay có nghĩa là công ty Đạt Phú đã không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng số 38/2019/HĐMB Vì vậy trong trường hợp này, công ty Đạt Phú đã có đủ các căn cứ để có thể áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng với công ty Bình An vì công ty Bình An đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng và việc vi phạm này cũng không thuộc các trường hợp miễn trách

Về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng, theo khoản 2 điều 314 Luật thương mại 2005

quy định: “Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng”, như vậy sau khi hủy bỏ hợp đồng thì công ty Bình An có quyền đòi lại lợi ích do đã

thực hiện phần nghĩa cụ của mình theo hợp đồng, cụ thể là đòi lại 700.000.000 đồng đã thanh toán cho công ty Bình An vào ngày 05/08/2019

Trang 18

An và công ty Đạt Phú đã thỏa thuận với nhau và ghi rõ trong hợp đồng về việc phạt vi phạm hợp đồng đối với hành vi giao hoặc nhận hàng chậm mà trường hợp vi phạm của công ty Bình

An cũng không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm được quy định tại điều 294 nên công ty Đạt Phú hoàn toàn đủ căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng đối với công ty Bình

An

Về mức phạt vi phạm, trong hợp đồng hai bên thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng đối với hành vi giao hoặc nhận hàng chậm là 5% tổng giá trị hợp đồng tương đương với 5%* 1.400.000.000 = 70.000.000 đồng, ít hơn 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm là 8%*1.400.000.000= 112.000.000 đồng (vì ở đây hàng hóa bị hỏng hết do tai nạn giao thông, công ty Bình An chưa thể hoàn thành một phần nghĩa vụ nào đối với công ty Đạt Phú nên sự vi phạm của Bình An là giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm ở đây là giá trị của toàn bộ hợp đồng) Như vậy mức phạt này là phù hợp với quy định của điều 301 Luật Thương mại 2005:

“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”

Như vậy yêu cầu của công ty Đạt Phú là buộc Công ty Bình An nộp phạt vi phạm 70.000.000 đồng (70 triệu đồng) vì hành vi giao hàng không đúng thời hạn là hợp pháp

Thứ ba, buộc Công ty Bình An phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Đạt Phú số tiền

đã bị đối tác phạt vi phạm hợp đồng là 100.000.000 đồng (100 triệu đồng) Đây là yêu cầu

hợp pháp, vì trong tình huống này, công ty Đạt Phú hoàn toàn có đủ căn cứ để có thể áp dụng chế bồi thường thiệt hại đối với công ty Bình An với mức bồi thường là 100 triệu đồng Cụ thể:

Trong trường hợp này, đã có đủ 3 căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với công ty Bình An theo điều 303 Luật Thương mại 2005 Thứ nhất, có hành vi vi phạm hợp đồng của công ty Bình An đó là hành vi giao hàng không đúng hẹn như đã thỏa thuận trong hợp đồng Thứ hai, có thiệt hại thực tế đối với công ty Đạt Phú, do không có hàng giao cho đối tác mà công ty Đạt Phú đã bị đối tác phạt vi phạm hợp đồng 100.000.000 đồng – đây chính là thiệt hại thực tế đối với công ty Đạt Phú Thứ ba, về mối quan hệ nhân quả giữa hành

vi vi phạm và thiệt hại thực tế, có thể thấy hành vi vi phạm hợp đồng của Bình An là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại cho công ty Đạt Phú, chính vì việc Bình An không giao hàng đúng hẹn nên Đạt Phú mới vi phạm hợp đồng với bên đối tác và bị phạt vi phạm 100 triệu đồng Như vậy đã có đủ ba căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với công ty

Trang 19

Bình An nên yêu cầu buộc Công ty Bình An phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Đạt Phú số tiền đã bị đối tác phạt vi phạm hợp đồng là 100.000.000 đồng là yêu cầu hợp pháp Ngoài ra theo quy định tại Điều 302 giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp

mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm nên Đạt Phú thậm chí còn có thể yêu cầu mức bồi thường lớn hơn cả 100 triệu nếu như Đạt Phú có thể tính toán và chứng minh được khoản lợi trực tiếp mà Đạt Phú đáng lẽ được hưởng từ hợp đồng với bên đối tác nếu không có hành vi vi phạm Bình An Đồng thời trong trường hợp này Đạt Phú cũng có nghĩa vụ chứng minh tổn thất và hạn chế tổn thất theo quy định tại điều 304 và 305 Luật Thương mại 2005

Về yêu cầu của công ty Bình An,

Thứ nhất, công ty Bình An cũng không chấp nhận các yêu cầu mà Công ty Đạt Phú đưa ra Có thể thấy trước đó, Công ty Đạt Phú đã rất có thiện chí mong muốn Công ty Bình An

cùng san sẻ thiệt hại do vụ tai nạn gây ra và giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, nhưng sau nhiều lần gửi văn bản Công ty Bình An vẫn không có phản hồi và không nhận được sự thiện chí nên phía Đạt Phú mới khởi kiện và đưa ra các yêu cầu trên Với các yêu cầu hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật mà phía Đạt Phú đưa ra như đã chứng minh trên, hoàn toàn

do lỗi và hành vi vi phạm hợp đồng của công ty Bình An Bình An đã không thể hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, chính việc vi phạm của Công ty Bình An dẫn đến hậu quả không thể thực hiện hợp đồng của Công ty Đạt Phú với đối tác và khiến công ty Đạt Phú chịu tổn thất cả về tài chính cũng như về uy tín Tóm lại, việc Công ty Bình An không chấp nhận các yêu cầu mà Công ty Đạt Phú đưa ra là hoàn toàn không có căn cứ

Thứ hai, Công ty Bình An còn yêu cầu Công ty Đạt Phú thanh toán nốt 50% giá trị đơn hàng còn lại là 700.000.000 đồng (bảy trăm triệu đồng) theo thỏa thuận trong hợp đồng

số 38/2019/HĐMB vì tính đến thời điểm khởi kiện, Công ty Bình An đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng theo thỏa thuận Đây là yêu cầu không hợp pháp vì từ hợp đồng mua bán hàng hóa

số 38/2019/HĐMB có thể thấy rằng: Công ty Bình An có nghĩa vụ giao hàng cho Công ty Đạt Phú ngay sau khi nhận được 50% giá trị hợp đồng từ phía Công ty Đạt Phú Lập luận cho yêu cầu của mình, Công ty Bình An cho rằng, tính đến thời điểm khởi kiện, Công ty Bình An đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng Nhưng xét trên thực tế, Công ty Bình An đã bàn giao số hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng số 38/2019/HĐMB cho Công ty TNHH dịch vụ vận tải Tân Mai để thực hiện việc vận chuyển đến cho Công ty Đạt Phú; trên đường trên đường vận chuyển hàng hóa, xe hàng của Công ty Tân Mai gặp tai nạn giao thông, khiến cho toàn bộ số hàng nhận vận chuyển bị hư hỏng hoàn toàn Rõ ràng, trên thực tế nghĩa vụ giao hàng chưa được hoàn tất, việc Công ty Bình An cho rằng mình đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng là không hợp lý theo điều

37 Luật thương mại 2005 quy định về thời hạn giao hàng Thêm vào đó, tại hợp đồng đồng đã nêu rõ: đợt đầu bên mua thanh toán 50% giá trị đơn hàng sau khi ký hợp đồng, đợt hai bên mua thanh toán nốt 50% giá trị đơn hàng còn lại trong vòng ba ngày sau khi ký biên bản bàn giao hàng hóa Hàng hóa đã bị thiệt hại trên đường vận chuyển thế nên việc ký biên ban bàn giao hàng hóa là không thể Do đó việc Công ty Bình An yêu cầu Công ty Đạt Phú thanh toán nốt

Trang 20

Đối với 3 yêu cầu của công ty Đạt Phú:

Thứ nhất, buộc Công ty Bình An hoàn trả số tiền 700.000.000 đồng (bảy trăm triệu đồng) đã được Công ty Đạt Phú thanh toán vào ngày 05/08/2019;

Thứ hai, buộc Công ty Bình An nộp phạt vi phạm 70.000.000 đồng (70 triệu đồng) vì hành vi giao hàng không đúng thời hạn

Thứ ba, buộc Công ty Bình An phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Đạt Phú số tiền

đã bị đối tác phạt vi phạm hợp đồng là 100.000.000 đồng (100 triệu đồng)

Trong trường hợp này, việc vi phạm hợp đồng của Công ty Bình An thuộc trường hợp bất khả kháng, qua đó, căn cứ theo quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 về Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, Công ty Bình An sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với việc vi phạm hợp đồng; hay nói cách khác, Công ty Bình An sẽ không buộc phải thực hiện các yêu cầu từ phía Đạt Phú Với các yêu cầu: hủy bỏ hợp đồng, bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng thì trường hợp sự kiện bất khả kháng đều được coi là tình tiết để miễn trách nhiệm Tuy nhiên trong trường hợp này công ty Bình An có nghĩa vụ thông báo và xác

nhận trường hợp miễn trách như quy định tại điều 295 Luật Thương mại 2005: “Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm

và những hậu quả có thể xảy ra.” Nếu như Bình An không thực hiện nghĩa vụ thông báo hoặc

thực hiện chậm nghĩa vụ thông báo mà gây thêm thiệt hại cho công ty Đạt Phú thì công ty Bình

An hoàn toàn có thể phải bồi thường thiệt hại mà mình đã gây ra do không thực hiện nghĩa vụ thông báo

Đối với yêu cầu của công ty Bình An,

Thứ nhất, công ty Bình An cũng không chấp nhận các yêu cầu mà Công ty Đạt Phú đưa ra Như đã khẳng định ở trên, việc không chấp nhận các yêu cầu của Công ty Đạt Phú là

hoàn toàn có căn cứ và hợp pháp vì trong trường hợp này công ty Bình An đã thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm

Thứ hai, Công ty Bình An còn yêu cầu Công ty Đạt Phú thanh toán nốt 50% giá trị đơn hàng còn lại là 700.000.000 đồng (bảy trăm triệu đồng) theo thỏa thuận trong hợp đồng

số 38/2019/HĐMB vì tính đến thời điểm khởi kiện, Công ty Bình An đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng theo thỏa thuận Như đã phân tích trong trường hợp trên, trong tình huống này,

công ty Bình An không được coi là đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng theo thỏa thuận Tuy nhiên trong trường hợp này là xảy ra sự kiện bất khả kháng và không có lỗi của bên nào dẫn đến việc

vi phạm hợp đồng và loại hàng hóa hai bên mua bán với nhau là Ti vi – loại tài sản mà pháp

luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu nên theo Điều 441 Bộ luật Dân sự 2015: “Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro

Trang 21

đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” thì công ty Bình An phải chịu rủi ro trong trường hợp này và công ty Đạt Phú

không phải thanh toán nốt 50% giá trị đơn hàng còn lại là 700.000.000 đồng Do đó yêu cầu của công ty Bình An về việc đòi Đạt Phú không phải thanh toán nốt 50% giá trị đơn hàng còn lại là không hợp pháp

4 Câu 4

Trong tình huống này, ta thấy công ty Bình An và công ty Đạt Phú ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB theo đó Đạt Phú mua 100 cái SMART TIVI OLED của Bình An, và qua những nội dung đề cung cấp về các điều khoản chính mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng nhóm nhận thấy, mục đích của công ty Đạt Phú là có được 100 chiếc ti vi

để giao cho đối tác Trong hợp đồng, hai bên không thỏa thuận về việc vận chuyển hàng hóa như nào điều đó cho thấy công ty Đạt Phú không quan tâm ai là người sẽ vận chuyển hàng cho mình, cũng không quan tâm hàng sẽ được chuyển đến cho mình như nào mà chỉ quan tâm đến mình đã mua hàng của công ty Bình An và sau khi thanh toán như hợp đồng thì chờ hàng được giao đến cho mình Như vậy, trách nhiệm vận chuyển và bảo quản hàng hóa khi vận chuyển sẽ thuộc về công ty Bình An và công ty Tân Mai

Xét mối quan hệ giữa công ty Bình An và công ty Tân Mai, từ đề bài trên có thể thấy, Công ty Bình An đã bàn giao số hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng số 38/2019/HĐMB cho Công ty TNHH dịch vụ vận tải Tân Mai để thực hiện việc vận chuyển đến cho Công ty Đạt Phú Do đó, Công ty Bình An và Công ty TNHH dịch vụ vận tải Tân Mai đã xác lập hợp đồng

vận chuyển tài sản: “Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.” (điều

530 BLDS 2015) Theo hợp đồng đó, Công ty Tân Mai có nghĩa vụ nhận hàng và chuyển hàng đến cho Công ty Đạt Phú là 100 chiếc SMART TIVI OLED

Điều 534 BLDS năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên vận chuyển:

“1 Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn ;

2 Giao tài sản cho người có quyền nhận

Trang 22

16

3 Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”

Từ những quy định trên có thể thấy, pháp luật quy định theo hướng tôn trọng sự thỏa

thuận của các bên cụ thể bằng quy định như: “trừ khi các bên có thỏa thuận khác” Như vậy

trong tình huống đề bài đưa ra, muốn xác định công ty Tân Mai có có phải chịu trách nhiệm pháp lý về số hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển hay không thì cần xem xét đến

sự thỏa thuận cụ thể của công ty Tân Mai và công ty Bình An trong hợp đồng vận chuyển tài sản được kí kết giữa hai bên về trách nhiệm của các bên khi vận chuyển hàng hóa và xem xét thêm các yếu tố khác, ví dụ như vụ tai nạn của công ty TNHH vận tải Tân Mai có phải là sự kiện bất khả kháng – một trong những căn cứ để miễn trách nhiệm hay không,…Do những dự kiện đề bài đưa ra chưa đủ để kết luận về trách nhiệm pháp lý của công ty Tân Mai đối với số hàng hóa bị hư hỏng nên nhóm xin xét đến 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Công ty Bình An và công ty Tân Mai có thỏa thuận về trách nhiệm của các

bên đối với hàng hóa khi vận chuyển hàng hóa

Trong trường hợp này giữa Công ty TNHH Bình An và Công ty TNHH Tân Mai có sự thỏa thuận với nhau trong việc vận chuyển hàng hóa, sự thỏa thuận này quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các bên trong đó có sự thỏa thuận về chủ thể phải chịu trách nhiệm do những mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển, thậm chí chủ thể phải chịu trách nhiệm đến mức độ nào cũng như quy định về việc áp dụng sự kiện bất khả kháng để hai bên thống nhất cách hiểu chung nếu xảy ra sự kiện bất khả kháng Cụ thể có các khả năng mà hai bên thỏa thuận về chủ thể phải chịu trách nhiệm do những mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển như sau:

Thứ nhất hai bên có thể thỏa thuận: Công ty TNHH Tân Mai chỉ cần thực hiện nghĩa vụ vận

chuyển hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2019/HĐMB từ Công ty TNHH Bình An đến Công ty cổ phần Đạt Phú là hoàn thành nghĩa vụ và không phải chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nếu có Như vậy trong trường hợp này, công ty Tân Mai không phải chịu trách nhiệm pháp lý về số hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển

Thứ hai hai bên có thể thỏa thuận: Công ty Tân Mai sẽ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hàng

hóa kể từ sau khi công ty Bình An bàn giao hàng hóa cho công ty Tân Mai Trong trường hợp này, cần xem xét thêm sự kiện tai nạn giao thông của công ty Tân Mai có phải là sự kiện bất khả kháng không, hai bên có thỏa thuận về việc vẫn phải chịu trách nhiệm trong khi gặp sự kiện bất khả kháng không? Nếu có thì trong mọi trường hợp công ty Tân Mai đều phải chịu trách nhiệm pháp lý về số hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, nếu không thì có 2 khả năng

(i) sự kiện tai nạn giao thông không phải sự kiện bất khả kháng tức công ty Tân Mai có lỗi và khiến cho số hàng hóa bị hư hỏng, lúc này theo khoản 5 Điều 534 BLDS 2015 quy định

về nghĩa vụ của bên bận chuyển: “Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường

Ngày đăng: 20/11/2024, 20:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w