1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân huyện thủy nguyên thành phố hải phòng 3

74 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thông qua việc tiếp công dân, nhà nước và các cơ quan, tổ chức sẽ tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lố

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Họ và tên tác giả: Đỗ Ngọc Anh Hệ đào tạo: Luật – CN Thanh tra Khóa học: 2020 - 2024

Lớp: Thanh tra 20A

Mã sinh viên: 2005TTRA004

HÀ NỘI - NĂM 2024

Trang 2

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Họ và tên tác giả: Đỗ Ngọc Anh

Người hướng dẫn: ThS Lê Thị Lan Phương Hệ đào tạo: Luật – CN Thanh tra

Khóa học: 2020 - 2024 Lớp: Thanh tra 20A

Mã sinh viên: 2005TTRA004

HÀ NỘI - NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS Lê Thị Lan Phương, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo

Tôi xin chịu chịu trách nhiệm nếu có sự không trung thực về sử dụng thông tin trong bản báo cáo này

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2024 Đỗ Ngọc Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luật – CN thanh tra là một ngành học đặc thù và có độ khó cao nhưng tính cấp thiết khi đào tạo cử nhân cho chuyên ngành này lại rất cần thiết cho xã hội hiện đại Tôi vinh dự khi được là một trong những sinh viên theo học ngành Luật chuyên ngành Thanh Tra thuộc Khoa Nhà nước và Pháp Luật của trường Đại học Nội Vụ Hà Nội nay là Học viện Hành chính Quốc gia

Khóa luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp giúp cho bản thân tôi nói riêng và sinh viên nói chung thể hiện được khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế cũng như vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã được học để phân tích, giải quyết những vấn đề cụ thể gắn với các chuyên ngành sinh viên được đào tạo

Để hoàn thành được tốt bài khóa luận tốt nghiệp, trước hết, bản thân người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Nhà nước và Pháp luật nói riêng và Học viện Hành chính nói chung đã tạo điều kiện, giao đề tài thực hiện khóa luận tốt nghiệp cho tôi Bên cạnh đó, nhờ có người hướng dẫn là cô Lê Thị Lan Phương qua quá trình trao đổi và định hướng khóa luận giúp cho tôi đảm bảo được quá trình nghiên cứu và viết khóa luận đảm bảo với mục tiêu và yêu cầu đề ra trong đề tài

Bên cạnh đó, tôi vô cùng biết ơn cơ quan Thanh tra Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện cho tôi trong tổng hợp và thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2024 Đỗ Ngọc Anh

Trang 5

DANH MỤC KÝ HIỆU HOẶC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu

1.2 Phương châm hành động 5 rõ của UBND huyện

Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

16

1.3 Phương châm hành động 3 không của UBND huyện

Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

16

1.4 Phương châm hành động 10 nguyên tắc giao tiếp với nhân dân của UBND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

17

1.5 Quy trình tiếp công dân đến khiếu nại 20

1.7 Quy trình tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh 22

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu

2.3 Phân loại đơn theo thẩm quyền giải quyết 40 2.4 Công tác xử lý đơn tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy

Nguyên, thành phố Hải Phòng

41

Trang 7

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2

3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5

4.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6

6.Bố cục của đề tài 7

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN HUYỆN 8

1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa tiếp công dân 8

1.1.1 Khái niệm tiếp công dân 8

1.1.2 Mục đích tiếp công dân 10

1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động tiếp công dân 12

1.2 Khái quát chung hoạt động Tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện 13

1.2.1 Nguyên tắc tiếp công dân 14

1.2.2 Hình thức tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện 17

1.2.3 Quy trình tiếp công dân 19

1.2.4 Nội dung hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện 23

Trang 8

1.2.5 Trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện 24

Kết luận chương 1 27CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 28

2.1 Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển và điều kiện kinh tế, xã hội huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng 28

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển 282.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 292.1.3 Tổng quan về Ban Tiếp công dân thuộc Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng 32

2.2 Khái quát tình hình và đánh giá chung về hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng 33

2.2.1 Khái quát thực tiễn hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng 332.2.2 Đánh giá chung về hoạt động tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 43

Kết luận Chương 2 51CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 52

3.1 Phương hướng, nhiệm vụ và dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo tại

Trang 9

3.1.1 Phương hướng, nhiệm vụ 52

3.1.2 Dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2023 – 2025 có thể phát sinh tại các dự án 53

3.2 Giải pháp bảo đảm hoạt động tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng 54

3.2.1 Nhóm giải pháp về chấp hành và hoàn thiện pháp luật 54

3.2.2 Nhóm giải pháp bảo đảm về điều kiện kinh tế 55

3.2.3 Nhóm giải pháp bảo đảm năng lực, trình độ trong hoạt động tiếp công dân 55

3.2.4 Nhóm giải pháp về người dân 56

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam luôn trú trọng sự công bằng, dân chủ, văn minh và quyền con người, quyền công dân Điều 3 Hiến Pháp 2013 ghi nhận:

“Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”[8] Để thực hiện quyền công dân được

đầy đủ và kịp thời, một hành lang pháp lý, một cầu nối giữa nhân dân và chính quyền được thể hiện qua công tác tiếp công dân Thông qua việc tiếp công dân, nhà nước và các cơ quan, tổ chức sẽ tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời Theo đó, tăng cường được mối quan hệ giữa nhân dân đối với Đảng và Nhà nước

Hiện nay, pháp luật tiếp công dân quy định liên quan đến việc tiếp công dân, tập trung vào trách nhiệm và quyền của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các cơ quan tiếp công dân Tiên quyết nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho công dân thông qua việc tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đến khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh Để thực hiện được mục đích đó, pháp luật tiếp công dân đã cụ thể hóa các quy định cụ thể về việc tiếp công dân tại các cơ quan Chính phủ và các tổ chức công lập Tuy nhiên tình hình khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp kéo dài diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp Tại Trụ sở tiếp công dân trên cả nước thường xuyên có các đoàn khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người ngày càng tăng nhưng các cơ quan thường không có giải pháp cụ thể để giải quyết triệt để các vụ việc này

Đối với huyện Thủy Nguyên nằm ở phía Bắc ngoại thành thành phố Hải Phòng Huyện có diện tích 242,7km2, dân số trên 31 vạn người, với 3 đơn vị hành chính gồm 35 xã và 2 thị trấn[18] Với dự kiến theo kế hoạch đến năm 2025, thành

Trang 11

hoạch đầu tư “ điện đường trường trạm”, cầu nối với Hải Dương và Quảng Ninh… được tiến hành để theo kịp tiến độ Cũng chính vì lý do này, hoạt động tiếp công dân tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng diễn ra sôi nổi và trở thành điểm nóng của toàn huyện Khó khăn và hạn chế tồn tại trong suốt cả quá trình tiếp công dân, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan Ngay từ bước tiếp xúc ban đầu, việc tìm được tiếng nói chung trong suốt quá trình tiếp công dân và thái độ hòa nhã, bình tâm của cả hai bên chủ thể cũng là vấn đề quan trọng

Trong hai năm 2022 và 2023, trên địa bàn huyện tiếp nhận đến 1430 lượt tiếp với 2125 người trên tổng số 1391 vụ việc, tổng số đơn tiếp nhận tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng 2317 đơn Nội dung kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo diễn ra trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai vẫn diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi phải có những giải pháp hết sức căn cơ, đồng bộ, với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành Ngoài ra, nội dung khiếu nại, tố cáo thường tập trung vào các quyết định hành chính, hành vi hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Số lượng đơn thư tăng song song với việc thu hồi đất của các dự án

Vậy nên, vì những lý do trên mà đề tài “ Hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” là một nghiên cứu rất

cần thiết và cấp bách trong bối cảnh mới

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Về đề tài hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở UBND các cấp nói chung và UBND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, diễn giả, giáo sư, tiến sĩ, học viên quan tâm nghiên cứu Liên quan đến nâng cao chất lượng hoạt động tiếp công dân tại trụ sở UBND cấp huyện có một số công trình nghiên cứu khoa học được thừa nhận trong những năm gần đây mà người viết thu thập được Trong đó phải kể đến:

Trang 12

Đề tài cấp cơ sở:

➢ Luận văn thạc sĩ định hướng ứng dụng – Quản lý công( học viện Hành chính Quốc

gia) về Công tác tiếp công dân của UBND cấp xã tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2022, mã số: 8340403, do học viên Nguyễn Hồng Tuyển thực hiện

dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Phong Trong luận văn, tác giả đề cập tới sự thay đổi lối làm việc của chính quyền cơ sở từ “ mệnh lệnh hành chính” sang “phục vụ, hướng dẫn, vận động, thuyết phục”, và “ chính quyền thân thiện” Những đề xuất giải pháp này có ý nghĩa nâng cao hiệu quả về công tác tiếp công dân thông qua giải quyết thủ tục hành chính, phù hợp với quan điểm và mục tiêu hướng tới trong tương lai của tiếp công dân nói riêng và nền hành chính nước nhà nói chung

Đề tài khoa học cấp thành phố:

➢ Đề tài “ Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp

công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hải Phòng” do Chủ Nhiệm Vũ Minh Tuân – Phó Chánh Thanh tra thành phố

làm chủ nhiệm thực hiện năm 2018 Thông qua đề tài, 6 thực trạng mà Ban Chủ nhiệm đưa ra đúng với thực tế tại các ban ngành, quận huyện đang gặp phải Cho đến năm 2023, một số biện pháp vẫn áp dụng tốt và mang lại hiệu quả, khắc phục được những bất cập trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố

Đề tài khoa học cấp Bộ:

➢ Nghiên cứu khoa học cấp bộ “ Hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân ở Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay” do Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra thực hiện

năm 2019 Đề tài nghiên cứu một số nội dung chính: Những vấn đề lý luận về tiếp công dân và pháp luật về tiếp công dân; các quy định pháp luật về tiếp công dân trong giai đoạn hiện nay và quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân Thông qua đề tài, một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân được nêu lên và một số giải pháp về những hạn chế trong tiếp công dân được

Trang 13

người viết tiếp thu và ghi nhận sao cho phù hợp với đề tài và tình hình thực tiễn tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Một số đề tài tiêu biểu khác:

➢ Quỳnh An (2023), “Ban Tiếp công dân TP Hà Nội được bổ sung nhiệm vụ theo

dõi, đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo”, Tạp chí Thanh tra – Thanh tra Chính

Phủ Bài viết đề cập tới Quyết định số 2526/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 28/2/2017 của UBND TP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội Theo đó, việc bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tiếp công dân có ý nghĩa quan trọng trong tình hình thực tế trên địa bàn thành phố Hà Nội[21]

➢ Việt Anh (2022), “Kinh nghiệm tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu

nại, tố cáo tại tỉnh Long An”, Tạp chí Thanh tra – Thanh tra Chính Phủ Bài viết

chú trọng vào công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, vấn đề này cần được quan tâm, đồng hành với việc giữ vững ổn định an ninh, chính trị, gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương[22]

Tuy nhiên hiện nay, số lượng đề tài nghiên cứu về Hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân cấp huyện nói chung, Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nói riêng còn khá hạn chế, thiếu đi cơ sở trong đánh giá tình hình thực tế để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả Xét theo tình hình thực tế đời sống xã hội, quy mô kinh tế và tình hình phát triển của địa phương, cần có đề tài cụ thể số liệu và nội dung trong khoảng thời gian cụ thể để tìm hiểu được bản chất, căn nguyên cội nguồn của vấn đề nhằm đưa ra giải pháp phù hợp, hiệu quả Vậy nên, đề tài “ Hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” sẽ có đóng góp giá trị về cả học thuật và thực tiễn

Trang 14

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

➢ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

➢ Phạm vi không gian nghiên cứu: Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

➢ Phạm vi thời gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu thực tiễn hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ 01/01/2022

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

*Mục tiêu

Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ vấn đề lý luận, tìm hiểu thực tiễn về hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng để từ đó đánh giá kết quả hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tiếp công dân nói riêng, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tiếp công dân, xây dựng niềm tin của công dân đối với UBND huyện nói chung

* Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu đó, khóa luận tập trung vào những nhiệm vụ sau:

➢ Thông qua các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những giá trị áp dụng được đối với tình hình thực tế trên địa bàn huyện

➢ Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện

➢ Tìm hiểu tình hình thực tế, thực trạng hoạt động trong tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, qua đó phát hiện những hạn chế, ưu điểm của bộ máy hoạt động hiện tại, chỉ ra được nguyên nhân cho những hạn chế đó

➢ Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Trang 15

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

*Phương pháp luận

Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lenin, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của hoạt động quản lý nhà nước về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

*Phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất, Phân tích tài liệu thứ cấp

Khai thác các tài liệu thứ cấp bao gồm các thông tin, số liệu về thực trạng hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, thông qua các số liệu thực trong báo cáo tiếp công dân qua từng quý trong năm 2023 Các bài khóa luận, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp được người viết lựa chọn nguồn cung cấp chính thống tin cậy, cập nhật, được phân tích, xử lý, đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật, có độ tin cậy cao khi trích dẫn, so sánh đối chiếu

Thứ hai, Phân tích, tổng hợp hệ thống số liệu

Mọi số liệu trong bài đều là thực tế đã được thống kê, mô tả dưới dạng bảng biểu, sơ đồ, phân tích thực trạng đúng với thực tiễn để đúc kết thành những nhận định mang tính khái quát cao, mang tính cốt lõi, khách quan và trung thực nhất

Thứ ba, Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa quy định của pháp luật thông

qua Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư, Nội quy, giữa tình hình thực tế của từng địa phương với tình hình thực tế đang diễn ra tại UBND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Trang 16

6 Bố cục của đề tài

Ngoài Lời cam đoan, lời cảm ơn, bảng ký hiệu/chữ viết tắt, mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đến với nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện

Chương 2 Thực trạng của hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng

Chương 3 Phương hướng và giải pháp đảm bảo hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng

Trang 17

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN HUYỆN

1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa tiếp công dân

1.1.1 Khái niệm tiếp công dân

Tiếp công dân trong lịch sử Việt Nam thường được hiểu là việc các vị vua, chúa vi hành để lắng nghe ý kiến của người dân, tìm hiểu cuộc sống, tình hình và nhu cầu của nhân dân Trong lịch sử Việt Nam, có nhiều vị vua đặc biệt quan tâm đến vấn đề này Tại Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Bản Kỷ Toàn Thư Q2(a) ghi chép thời kỳ nhà Lý từ 1009-1054 đã ghi nhận, vua Lý Thái Tông là một vị vua rất quan tâm đến dân chúng và thường tự đi thăm các vùng quê, gặp gỡ và nghe ý kiến của nhân dân trực tiếp Xuất phát từ tấm lòng bao dung nhân từ, thương dân, lấy dân làm gốc, qua thời gian vi hành, ông đã thấy được thực trạng việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng Chính từ đó, vua Lý Thái Tông đã ban hành Hình Thư năm 1042( đây được coi là căn nguyên cội nguồn của Bộ Luật Hình sự sau này)[6]

Đến triều Nguyễn (1778), vị vua Nguyễn Ánh thiết lập cơ chế cho dân chúng được kêu oan thông qua việc đặt hòm thư, giúp dân chúng ai bị bất công, oan ức có thể gửi đơn kiện trực tiếp đến vua, bày tỏ sự bất mãn và yêu cầu công bằng Việc làm này đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân, đánh trống kêu oan và gửi đơn trực tiếp để vua xử

Trong thời Minh Mạng (1820-1840) triều đình triều Nguyễn đã thiết lập hệ

thống pháp Tam pháp ty gồm Đại lý tự cùng với Bộ Hình và Viện Đô sát Người dân

trong cả nước ai có oan khuất thì đưa đơn đến kêu, về phía chính quyền, đảm bảo giữ bí mật khi tố cáo đảm bảo an toàn cho người dân tố cáo Tố cáo bí mật về việc phản nghịch quan trọng và những việc có quan hệ đến lợi hại lớn thì làm một bản tấu phong kín lại và không được tự tiện phát đi[19] Những hình thức đánh trống kêu

Trang 18

oan, pháp ty, hay việc vi hành của nhà vua có thể coi là manh nha cho hoạt động tiếp

công dân sau này

Theo từ điển tiếng Việt, “Tiếp” là một động từ, chỉ hành động “gặp và trò chuyện (với người đến với mình)”[17] Trong thời kỳ phong kiến, người dân đến các huyện nha, cung vua để “bẩm tấu”, kêu oan hay chung lại là cuộc gặp mặt giữa nhân dân và người đứng đầu chính quyền thì người dân luôn là “bề tôi”, “phận dưới”, “dân đen” Thứ nhất là không có sự công bằng giữa hai chủ thể trong hoạt động Thứ hai là người dân sẽ phải “diện kiến”, “xin được gặp”, “bẩm tâu”, “bẩm ông xưng con” … thay vì được tiếp đón, đối xử và quan trọng nhất là sự công bằng giữa hai bên chủ thể giao tiếp

Đến thời kỳ hiện đại, nơi dân chủ, công bằng, văn minh, quyền con người và quyền công dân được trú trọng, khái niệm “Tiếp công dân” mới hình thành và được định nghĩa cụ thể Tại Việt Nam, trước khi luật Tiếp công dân 2013 ra đời, chưa có một văn bản pháp luật nào của nước ta định nghĩa về “Tiếp công dân” Các văn bản luật chỉ định nghĩa một số khái niệm về trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, quy định trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân Chính vì vậy mà Luật Tiếp công dân

2013 đã quy định khái niệm “tiếp công dân” tại Khoản 1 Điều 4 Luật này như sau:

“Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật”[10]

Theo quy định này, có thể hiểu khái niệm tiếp công dân như sau:

“Tiếp công dân là việc cơ quan hành chính Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức (gọi chung lại là người tiếp công dân) đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận, đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân bao gồm: (cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính; cả nhân tố

Trang 19

cáo, kiến nghị, phản ánh); giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật”

1.1.2 Mục đích tiếp công dân

Lấy dân làm gốc là bài học truyền thống trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Kế thừa, tiếp thu và phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, Đảng và Nhà nước ta luôn giữ vững quan điểm lấy dân làm gốc trong quá trình lãnh đạo Tất cả đường lối, phương châm, chính sách … của Đảng đều chỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân nói chung Trong văn kiện đại hội Đảng XIII một quan điểm mới quan trọng được ghi nhận đó là “Dân thụ hưởng” trong tổng thể phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”[2] Điều này cho thấy, Đảng ta luôn chú trọng đặt quyền lợi của người dân vào trung tâm các quyết sách, đường lối của mình với mục đích cuối cùng là người dân được thụ hưởng thành quả

Thực hiện chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước, các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành chính Nhà nước luôn cố gắng hoàn thành và làm tốt trách nhiệm tiếp công dân và giải quyết các công việc của công dân Tại Thông tư 04/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính Phủ về quy trình tiếp công dân đã nêu rõ mục đích của việc tiếp công dân tại Điều 3:

“Điều 3 Mục đích của việc tiếp công dân

1 Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật

2 Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.”[11]

Trang 20

Tiếp công dân là để lắng nghe và giải thích những thắc mắc, khó khăn của công dân về chính sách, về thủ tục hành chính khi người dân có nhu cầu, yêu cầu Từ đó hướng dẫn công dân thực hiện các thủ tục hành chính nhanh, gọn, tiện lợi, đảm

bảo chất lượng và đạt được kết quả tốt Tiếp công dân nhằm mục đích để tiếp cận các khiếu nại, tố cáo của công dân Trước hết nhằm thực hiện tốt quyền khiếu nại,

tố cáo của công dân được ghi nhận trong Hiến Pháp, sau là để đảm bảo tình hình an ninh trật tự, tiến độ công việc, đóng góp vào công cuộc đổi mới của Đất nước

Hướng tới hiệu quả cao trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân phải thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo nói riêng đối với công dân và

nhân dân Việt nam Vậy, việc tiếp công dân nhằm mục đích hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh,

Về tiếp công dân, ghi nhận những phản ánh, góp ý trong những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật, công tác quản lý cơ quan, đơn vị, thủ tục hành chính, hành vi hành chính, quyết định hành chính nhằm

mục đích cụ thể hóa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân

Điều này thể hiện đúng bản chất dân chủ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Thông qua việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân,

từ đó thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm việc tốt công dân đối thoại và

xử lý, giải quyết những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, kiến nghị của công dân theo quy định; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan nhằm đảm bảo xử lý có hiệu quả, thống nhất trong việc giải quyết đối với vụ việc có tính chất phức tạp, liên quan nhiều ngành, lĩnh vực; không để kẻ địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh

Trang 21

1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động tiếp công dân

Kế thừa và phát huy truyền thống yêu dân, an dân của cha ông ta, trong thời chiến, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Nước lấy dân làm gốc” Gốc có vững cây mới bền Bác Hồ đã dạy:

“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”[7]

Tiếp bước lời dạy của Bác, thông qua việc tiếp công dân, Đảng và Nhà nước có điều kiện để lắng nghe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, giải quyết được những vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân Thực hiện tốt việc tiếp công dân để trong thời chiến, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân, trong thời bình, quyền hành và bao nhiêu lợi ích đều vì dân

Thực hiện tốt, có hiệu quả trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,

tố cáo chính là phát huy quyền làm chủ, quyền giám sát đối với hoạt động của cán

bộ, ông chức, cơ quan nhà nước, giúp cho cơ quan nhà nước kiểm tra, đánh giá, phát hiện và xử lý nhanh chóng các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo quyền lợi và trật tự, an toàn, kỉ cương xã hội Vì vậy, giải quyết đúng người, đúng tội, nhanh chóng, công bằng, dân chủ, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân, gắn với đó là

khắc phục, khôi phục kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giúp củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật, các cơ quan

chức năng, hiệu quả của các cơ quan hành chính nói riêng và Đảng, nhà nước nói chung

Trang 22

Ngoài ra, thực hiện tốt công tác tiếp công dân là sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với nhân dân, tác động tích cực đến tình cảm, thái độ của

nhân dân, củng cố thêm mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước với nhân dân, phát huy bản chất nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân Những kiến nghị, phản ánh của nhân dân với đối với Đảng và Nhà nước chính là sự đóng góp trí tuệ, tâm huyết của nhân dân trong việc xây dựng và hoạch định chính sách một cách kịp thời, đúng đắn, phù hợp với lòng dân

Thông qua công tác tiếp công dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố mối quan hệ giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện, chủ trương chính sách và trong xây dựng và tổ chức chính quyền

1.2 Khái quát chung hoạt động Tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện

Hiện nay, tuy đã có nhiều văn bản liên quan đến hoạt động nhưng chưa có văn bản nào đề cập cụ thể về khái niệm hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Trên cơ sở định nghĩa theo luật về hoạt động tiếp công dân, tiếp cận dưới góc độ tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tiếp công dân và các chủ thể trong tiếp công dân tại Trụ sở theo quy định hiện nay, người viết xin đưa ra định nghĩa khái

niệm hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện như sau:

“Hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện là việc người tiếp

công dân (Công chức và Trưởng ban thuộc Ban Tiếp công dân huyện, Chủ tịch UBND huyện) tiếp đón để lắng nghe, ghi chép, tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh, hướng dẫn công dân thực hiện theo đúng quy trình và sau đó phân loại và xử lý theo đúng quy định của pháp luật”

Thông qua việc tiếp công dân, đi từ giải thích những thắc mắc, khó khăn của công dân khi có yêu cầu, từ đó hướng dẫn công dân thực hiện các thủ tục hành chính khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình tại cơ quan nhà nước, hỗ trợ, giúp công dân giải quyết nhanh chóng, thuận tiện những công việc khi thực hiện các thủ tục hành chính trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước

Trang 23

1.2.1 Nguyên tắc tiếp công dân

Nguyên tắc là các nguyên lý cơ bản, quy định hoặc tiêu chí mà con người hoặc tổ chức áp dụng để hành động, quản lý, hoặc đưa ra quyết định Các nguyên tắc thường được xây dựng dựa trên giá trị, đạo đức, hoặc kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể Đối với tiếp công dân, nhằm tạo ra hành lang pháp lý vững chắc giữa người dân và Nhà nước, đảm bảo đầy đủ, trung thực, minh bạch, công bằng và đối xử bình đẳng, đạt được hiệu quả trong công việc, tại Điều 3 Luật Tiếp công dân 2013[10]quy định 3 nguyên tắc tiếp công dân Cụ thể:

- Nguyên tắc thứ nhất: “Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị” Nơi tiếp công dân bao gồm các vị trí sau đây: Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân và cũng có thể là các địa điểm làm việc khác mà cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm tiếp công dân đã sắp xếp

Trên phương diện nghiên cứu về hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân, sự khác biệt và ưu điểm được thể hiện rõ qua sự công khai, minh bạch và cố định của Trụ sở Khi nhân dân đến Trụ sở Tiếp công dân sau khi có giấy mời của cơ quan thông báo về thời gian và địa điểm, người dân hoàn toàn có thể chủ động về thời gian và nắm bắt được thông tin này Điều này giúp tạo ra sự thuận tiện và đảm bảo quyền lợi của công dân trong quá trình tiếp xúc với cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị liên quan Bằng cách đảm bảo môi trường tiếp công dân thoải mái, công khai và dễ tiếp cận, xây dựng được một hệ thống tiếp công dân hiệu quả và góp phần tăng cường sự tương tác và giao tiếp giữa cơ quan, tổ chức, đơn vị và công dân

- Nguyên tắc thứ hai: “Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ,

kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân” Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tiếp công

dân, việc tiếp xúc và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh của công dân phải tuân thủ những nguyên tắc quan trọng sau đây:

Trang 24

+ Công khai, dân chủ và kịp thời: Việc tiếp công dân phải diễn ra một cách công khai và minh bạch, đảm bảo quyền lợi của công dân được thể hiện một cách rõ ràng

+ Thủ tục đơn giản và thuận tiện: Quy trình tiếp công dân phải đơn giản và thuận tiện, không tạo ra rào cản và khó khăn không cần thiết Các biểu mẫu và hướng dẫn cần được cung cấp một cách rõ ràng và dễ hiểu, giúp công dân nắm bắt và thực hiện các thủ tục một cách dễ dàng

+ Bảo đảm bí mật và an toàn: Nguyên tắc này đảm bảo rằng thông tin và danh tính của người tố cáo được bảo vệ và bí mật Điều này tạo điều kiện cho công dân tự tin và an tâm khi tố cáo các hành vi vi phạm và góp phần xây dựng một xã hội công bằng và trung thực

+ Bảo đảm khách quan, bình đẳng và không phân biệt đối xử Nguyên tắc này đảm bảo tính công bằng và khách quan trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh của công dân

Việc tuân thủ những nguyên tắc này không chỉ tôn trọng quyền dân chủ của người dân mà còn thể hiện cam kết của chính quyền trong việc xây dựng một xã hội công bằng, minh bạch và đáng tin cậy

- Nguyên tắc thứ ba: “ Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực

hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật Việc

tiếp công dân trong trường hợp này cần tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng một cách công bằng, xem xét và giải quyết các khiếu nại một cách nhanh chóng và đúng thủ tục

Những nguyên tắc này không chỉ giúp rút ngắn khoảng cách giữa nhân dân và cơ quan nhà nước, mà còn đảm bảo sự tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của công dân Điều này mang lại sự công bằng, minh bạch và tin cậy trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh Những nguyên tắc này là nguyên tắc chung cho hoạt động, áp dụng cho các đối tượng có trách nhiệm tiếp công dân, bao gồm cả Trụ

Trang 25

quá trình tiếp công dân cũng như cần có sự giám sát, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo sự tuân thủ Dựa trên nguyên tắc trong tiếp công dân, UBND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã đề ra phương châm hành động của chính quyền trên phương diện người tiếp công dân

Sơ đồ 1.1: Phương châm hành động 5 biết của UBND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Sơ đồ 1.2: Phương châm hành động 5 rõ của UBND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Sơ đồ 1.3: Phương châm hành động 3 không của UBND huyện Thủy Nguyên, thành

5 BIẾT

Biết nghe dân nói

Biết nói dân

hiểuBiết làm dân tinBiết xin lỗiBiết cảm ơn

và công việc

Không sách nhiễu, phiền hà

nhân dân

Không để tổ chức, công dân đi lại nhiều lần.

Trang 26

Sơ đồ 1.4: Phương châm hành động 10 nguyên tắc giao tiếp với nhân dân của UBND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Nguồn: Phương châm hành động tại Trụ sở UBND huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng

1.2.2 Hình thức tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện

Khi tìm hiểu về các hình thức tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện, người viết đề cập tới khái niệm Trụ sở tiếp công dân như sau:

“Trụ sở tiếp công dân là nơi để công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo, kiến

nghị, phản ánh với lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc lãnh đạo Đảng, chính quyền ở địa phương; có đại diện của một số cơ quan, tổ chức tại trung ương hoặc địa phương tham gia tiếp công dân thường xuyên và là nơi để lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc địa phương trực tiếp tiếp công dân trong những trường hợp cần thiết”[10]

Cùng với những quy định về các hình thức của hoạt động tiếp công dân được quy định trong Luật Tiếp công dân 2013 và Nghị định 64/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiếp công dân 2013, theo đó hình thức tiếp công dân

10 NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP VỚI NHÂN DÂN

Dân đến được chào

Dân ở, luôn

tươi cười

Dân hỏi được tư vấn

Dân yêu cầu, phải tận tâm

Dân cần được thông

Dân vội giải

quyết nhanh

Dân chờ được

xin lỗi

Dân nhờ luôn chu đáo

Dân phàn

nàn phải lắng nghe

Dân về được

hài lòng

Trang 27

xuất Lịch tiếp công dân cụ thể của Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng được quy định cụ thể tại Nội quy Tiếp công dân Nội quy này được công khai tại Trụ sở Tiếp công dân và dựa trên cơ sở pháp lý là Luật Tiếp công dân 2013 và các quy định pháp luật tiếp công dân hiện hành Các hình thức tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng bao gồm:

+ Tiếp công dân thường xuyên là hoạt động tiếp công dân trong giờ hành chính để lắng nghe, tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân Với vai trò là thường trực tại Trụ sở Tiếp công dân, Ban Tiếp công dân trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ quy định trong Luật Tiếp công dân 2013 tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện

+ Tiếp công dân định kỳ là việc tiếp công dân được thực hiện bởi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị với thời gian quy định cụ thể Theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 Luật Tiếp công dân 2013, Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện tiếp công dân ít nhất 02 ngày trong 1 tháng Lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND huyện được niêm yết tại Trụ sở tiếp công dân và đăng trên Cổng thông tin điện tử của huyện

+ Tiếp công dân đột xuất là việc tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan đơn vị với những vụ việc gay gắt, phức tạp, cần thiết ngay phải tiếp công dân và không có quy định mốc thời gian cụ thể Những vụ việc này thường có mức độ ảnh hưởng lớn, cùng với đoàn đông người trong cùng một hoặc nhiều sự việc Khi xảy ra những vụ việc đoàn đông người hoặc những vụ việc công dân bức xúc, gay gắt, phức tạp, vượt quá thẩm quyền và khả năng xử lý tại Trụ sở Tiếp công dân huyện thì Trưởng Ban tiếp công dân xin ý kiến thủ trưởng và cùng với thủ trưởng thực hiện việc tiếp công dân

Trang 28

1.2.3 Quy trình tiếp công dân

Quy trình được hiểu là một loạt các bước hoặc công việc được thực hiện theo một trình tự nhất định để đạt được một mục tiêu cụ thể Trong phạm vi Nhà nước, quy trình được hiểu là một chuỗi các trình tự và thủ tục cần thiết để đảm bảo sự tinh giản, nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian trong nền công vụ hành chính nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu và mục đích ban đầu theo đúng quy định của pháp luật nhằm phục vụ lợi ích chung của nhân dân, xã hội và cộng đồng Quy trình tiếp công dân trả lời cho một số câu hỏi sau: Tiếp ai? Ai tiếp? Tiếp khi nào? Tiếp để làm gì? Tiếp ở đâu? Tiếp như thế nào?

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Ban Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân huyện, có thể định nghĩa quy trình tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện như sau:

“Quy trình tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện là những trình tự,

thủ tục, yêu cầu cần thiết mà Ban Tiếp công dân huyện cần phải thực hiện trong tiếp công dân theo thời gian và địa điểm cụ thể, khi công dân trực tiếp đến Trụ sở Tiếp công dân để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật”

Trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Trụ sở Tiếp công dân, việc tiếp đón người dân, cơ quan, tổ chức đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải đảm bảo các nguyên tắc và các điều kiện để thuận lợi cho việc tiếp công dân Trong từng lĩnh vực tiếp công dân, sẽ có những quy trình tiếp công dân riêng, bao gồm:

1 Quy trình tiếp công dân đến khiếu nại 2 Quy trình tiếp công dân đến tố cáo

3 Quy trình tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh

Trang 29

1.2.3.1 Quy trình tiếp công dân đến khiếu nại

Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền đề nghị cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình Việc tiếp công dân đến khiếu nại hành chính thực hiện theo quy trình sau:

SƠ ĐỒ TIẾP CÔNG DÂN ĐẾN KHIẾU NẠI

GIAI ĐOẠN 1: XÁC ĐỊNH NHÂN THÂN, TÍNH HỢP PHÁP - Xác định nhân thân của người tự thực hiện khiếu nại

- Xác định tính hợp pháp của người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại GIAI ĐOẠN 2: TIẾP NHẬN THÔNG TIN

- Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại

- Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nại

- Tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng của người khiếu nại cung cấp GIAI ĐOẠN 3: KẾT THÚC

- Phân loại, xử lý nội dung khiếu nại

➢ Xử lý đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền, không thuộc thẩm quyền ➢ Xử lý khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực

pháp luật nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và trường hợp có khả năng gây hậu quả khó khắc phục

➢ Xử lý kiến nghị, phản ánh có liên quan đến khiếu nại - Hoàn tất thủ tục tiếp công dân

➢ Vào sổ theo dõi

➢ Tổng hợp, báo cáo hồ sơ

Sơ đồ 1.5: Quy trình tiếp công dân đến khiếu nại

Trang 30

1.2.3.2 Quy trình tiếp công dân đến tố cáo

Cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo 2018 có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực Khi tiếp công dân đến tố cáo tại Trụ sở Tiếp công dân huyện, thực hiện theo quy trình sau:

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TIẾP CÔNG DÂN TỐ CÁO

Sơ đồ 1.6: Quy trình tiếp công dân tố cáo

GIAI ĐOẠN 1: XÁC ĐỊNH NHÂN THÂN

➢ Xác định nhân thân của người tố cáo

➢ Giữ bí mật và bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo

GIAI ĐOẠN 2: TIẾP NHẬN THÔNG TIN

➢ Nghe, ghi chép nội dung tố cáo ➢ Tiếp nhận đơn tố cáo

➢ Tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng người tố cáo cung cấp

GIAI ĐOẠN 3: KẾT THÚC

➢ Phân loại, xử lý tố cáo

✓ Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người tố cáo ✓ Xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền, không thuộc thẩm quyền ✓ Xử lý tố cáo có tính chất khẩn cấp

✓ Xử lý tố cáo cán bộ do cấp ủy quản lý

✓ Xử lý trường hợp tố cáo tiếp nhưng không có bằng chứng mới ✓ Xử lý kiến nghị, phản ánh liên quan đến tố cáo

➢ Hoàn tất thủ tục tiếp công dân ✓ Vào sổ theo dõi

✓ Tổng hợp, báo cáo hồ sơ

Trang 31

1.2.3.3 Quy trình tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh

Công dân đến Trụ sở Tiếp công dân huyện kiến nghị, phản ánh, cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó, thực hiện theo quy trình sau:

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TIẾP CÔNG DÂN ĐẾN KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH GIAI ĐOẠN 1: XÁC ĐỊNH NHÂN THÂN

➢ Xác định nhân thân của người thực hiện kiến nghị, phản ánh

GIAI ĐOẠN 2: TIẾP NHẬN THÔNG TIN

➢ Nghe, ghi chép nội dung kiến nghị, phản ánh

➢ Tiếp nhận thông tin, tài liệu chứng cứ người kiến nghị, phản ánh cung cấp

GIAI ĐOẠN 3: KẾT THÚC

➢ Phân loại, xử lý kiến nghị, phản ánh

✓ Xử lý kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, không thuộc thẩm quyền ✓ Xử lý kiến nghị, phản ánh có liên quan đến khiếu nại, tố cáo

➢ Hoàn tất thủ tục tiếp công dân ✓ Vào sổ theo dõi

✓ Tổng hợp, báo cáo hồ sơ

Sơ đồ 1.7: Quy trình tiếp công dân kiến nghị, phản ánh

(Nguồn: Thông tư 06/2014/TT-TTCP quy định về Quy trình tiếp công dân, Luật Tố

Trang 32

Với từng lĩnh vực tiếp công dân đều có quy trình cụ thể, rõ ràng, công khai, đảm bảo tuân thủ pháp luật và tạo sự thuận tiện để giải quyết nhanh chóng, kịp thời, hợp lý, hợp pháp các khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện

1.2.4 Nội dung hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện

Xét đến nội dung trong hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện, Luật Tiếp công dân định nghĩa “tiếp công dân” là việc cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật

Bên cạnh đó, căn cứ vào quy trình tiếp công dân bao gồm các bước như Tiếp xúc ban đầu, nghe ghi chép nội dung, tiếp nhận tài liệu bằng chứng, phân loại xử lý, kết thúc tiếp và ghi sổ tiếp công dân, chúng ta có thể hiểu nội dung trong hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện như sau:

+ Thứ nhất, về tiếp xúc ban đầu, tiếp đón, nghe ghi chép nội dung của công

chức với tư cách là thành viên của Ban Tiếp công dân sẽ lắng nghe những ý kiến, vụ việc của công dân cần được giải quyết Đây có thể coi là hoạt động giao tiếp

giữa một bên chủ thể là người hành pháp và một bên là người dân Trong nền dân chủ, nhân dân có quyền được bảo đảm thực hiện quyền con người và quyền nhân dân Căn cứ trong phạm vi đề tài, quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được đảm bảo thực hiện thông qua nội dung hoạt động tiếp công dân Theo đó, bất kể loại hình phản hồi hoặc yêu cầu nào mà công dân đưa ra, Ban Tiếp công dân đều phải có chế độ và quy trình nhất định để tiếp nhận và ghi lại những phản ánh này, phải tạo điều kiện cho công dân có thể trình bày ý kiến một cách thoải mái và tự do, và cam kết giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh một cách nhanh chóng và công bằng

+ Thứ hai, nội dung của hoạt động tiếp công dân là tiếp nhận khiếu nại,

Trang 33

cứ, bằng chứng làm căn cứ cho giải quyết và xử lý đơn sau này Một phần quan

trọng của việc tiếp công dân là đảm bảo rằng công dân hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình khi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân tương ứng Đồng thời, cán bộ, công chức tiếp công dân cần cung cấp thông tin và hướng dẫn cho công dân về quy trình và quyền lợi của họ trong quá trình này

Hai nội dung này có mối quan hệ mật thiết với nhau, song song trong quy trình tiếp công dân, gắn kết và không thể tách rời nhau tạo nên một quy trình hoàn thiện và đầy đủ Tất cả hướng tới mục đích đảm bảo thực hiện quyền và tạo dựng hành lang pháp lý đầy đủ trong tiếp công dân, đảm bảo quyền con người, quyền công dân

1.2.5 Trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân huyện

Trách nhiệm của người tiếp công dân trong quá trình tiếp công dân là quan tâm, lắng nghe nguyện vọng, tâm tư của người dân để giải quyết và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân, động viên nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật

Trách nhiệm của người dân khi đến Trụ sở Tiếp công dân đó là chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và thực hiện nghiêm các Nội quy này

1.2.5.1 Trách nhiệm của người tiếp công dân và Ban Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Khi tiếp công dân, trách nhiệm của người tiếp công dân thực hiện theo Điều 8 Luật Tiếp công dân 2013[10] Bên cạnh những quy định trong Điều 8, Nội quy tiếp công dân tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng bổ sung những điều khoản sau:

➢ Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và những thông tin cá nhân khác của người tố cáo

➢ Trường hợp có người ốm hoặc bị tai nạn đột xuất cần phải cứu chữa thì báo cáo ngay cho Lãnh đạo Ban Tiếp công dân, lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp

Trang 34

➢ Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trường hợp cần thiết, báo cáo kịp thời với lãnh đạo Ban Tiếp công dân huyện, Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, phối hợp với cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời đối với tổ chức, cá nhân có hành vi gây rối trật tự tại Trụ sở Tiếp công dân theo quy định của pháp luật[13]

Ngoài ra, đối với Ban tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, thực hiện theo Điều 8 Nghị định 64/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân, Ban tiếp công dân huyện phối hợp với Thanh tra huyện tham mưu giúp Chủ tịch UBND cùng cấp trong công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn, tuyên truyền phổ biến pháp luật…

Đề cập tới trách nhiệm của Trưởng Ban tiếp công dân, thực hiện theo Điều 14 Luật Tiếp công dân 2013[10], quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban tiếp công dân, gồm những nội dung chính sau đây:

1 Quản lý, điều hành hoạt động tại Trụ sở tiếp công dân; điều hành, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân

2 Phân công công chức thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân

3 Chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân và cơ quan, tổ chức hữu quan khác chuẩn bị cho lãnh đạo cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân

4 Yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cử người có trách nhiệm đến Trụ sở tiếp công dân để phối hợp tham gia tiếp công dân khi có vụ việc phức tạp hoặc trong trường hợp cần thiết khác

Trang 35

5 Yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về tiếp công dân, nội quy, quy chế tiếp công dân

1.2.5.2 Nghĩa vụ của người dân đến Trụ sở Tiếp công dân

Dựa trên quy định tại Điều 7 Luật Tiếp công dân 2013, người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có quyền và nghĩa vụ thực hiện đúng nội quy và quy định tại Trụ sở Tiếp công dân Tại Trụ sở Tiếp công dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, nội quy đối với công dân đến trụ sở Tiếp công dân như sau:

1 Các tổ chức, cá nhân đến Trụ sở Tiếp công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và thực hiện nghiêm túc Nội quy này

2 Công dân đến Trụ sở Tiếp công dân mặc trang phục lịch sự Xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền như: Giấy Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, giấy ủy quyền (nếu có)

3 Công dân đến được tiếp theo thứ tự, phải trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại Có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của người tiếp công dân, người thi hành nhiệm vụ tại Trụ sở Tiếp công dân

4 Không được mang, sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, loa đài, trống, các đồ vật cồng kềnh, vũ khí, hung khí, chất gây cháy nổ, độc hại, đồ vật cấm lưu hành và các đồ vật, chất cấm khác theo quy định của pháp luật tại khu vực Trụ sở Tiếp công dân 5 Không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người, gây rối trật tự công cộng tại khu vực Trụ sở Tiếp công dân; xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác

6 Không được đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân và người thi hành nhiệm vụ khác

Trang 36

7 Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung (từ 05 người trở lên) thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với người tiếp công dân Công dân chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình

8 Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân[13]

Kết luận chương 1

Hoạt động tiếp công dân là một hoạt động mang tính Nhà nước cao, mỗi cấp chính quyền, mỗi cán bộ, công chức tiếp dân là đại diện cho quyền lực của Nhà nước tại cấp cơ sở Đây là công tác không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội của Nhà nước Nhờ có hoạt động này, quyền lợi của nhân dân được đảm bảo, công tác tiếp công dân được thực hiện và mang lại hiệu quả cao trong thực thi những chính sách, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo kiến nghị, phản ánh được giải quyết kịp thời, công khai, nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, qua đó xây dựng chính quyền vững mạnh

Tại Chương 1, khóa luận giải quyết các nhiệm vụ bao gồm: Thông qua các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những giá trị áp dụng được đối với tình hình thực tế trên địa bàn huyện Bên cạnh đó, nhiệm vụ tiên quyết đầu tiên là nghiên cứu về khái niệm, mục đích của hoạt động tiếp công dân Các quy định hiện hành trong hoạt động tiếp công dân như quy trình, nguyên tắc, trách nhiệm, hình thức, nội dung trong tiếp công dân cũng được người viết đề cập tới làm căn cứ và cơ sở cho đề xuất giải pháp cho những tồn đọng xuất phát từ thực tiễn hoạt động tiếp công dân trong chương 2 của bài

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển và điều kiện kinh tế, xã hội huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển

Qua tìm hiểu từ cuốn sách Địa chí Thủy Nguyên và một số nguồn khác, người viết thu thập được những thông tin liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của Trụ sở tiếp công dân nói riêng và huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nói chung

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 22-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 63/SL về việc tổ chức các Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp Tại Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, nhằm thống nhất hệ thống chính quyền và phục vụ Tổng tuyển cử, đơn vị hành chính được sắp xếp lại cho phù hợp

Từ sau năm 1955, nhiều cơ quan chuyên môn của Ủy ban hành chính huyện lần lượt được thành lập, trong đó có thành lập Trụ sở tiếp công dân tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Công sở)

Trong giai đoạn trước năm 2000 các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện tương đối ổn định Quy chế tổ chức tiếp công dân được ban hành theo phạm vi chính quyền địa phương cấp tỉnh, căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Khiếu nại, Tố cáo theo từng thời kỳ Trong đó, những quy định về quy trình, quyền hạn, nghĩa vụ trong tiếp công dân chưa được cụ thể hóa và mang tính khái quát cao Bên cạnh đó, việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chỉ được thực hiện tại công sở, không tiếp tại nhà riêng

Từ năm 2013 đến nay, quy định về trách nhiệm tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, tổ chức trụ sở tiếp công dân … được cụ thể hóa trong Luật Tiếp công dân 2013 Quản lý công tác tiếp công dân do Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, trực tiếp quản lý công tác tiếp công dân của

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w