1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm mức Độ stress của sinh viên trường Đại học quốc tế sài gòn

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mức Độ Stress Của Sinh Viên Trường Đại Học Quốc Tế Sài Gòn
Tác giả Lý Nhật Hải, Đặng Kim Nguyên, Lương Nguyễn Hoàng Phúc, Trần Thị Mỹ Sương, Trần Đức Trọng, Bùi Trần Bảo Uyên, Đoàn Trần Thảo Vy
Người hướng dẫn ThS. Phan Thị Cẩm Giang
Trường học Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Sài Gòn
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 454,27 KB

Nội dung

Như vậy, Stress là một chủ đề nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu khoa học.Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về mức độ căng thẳng của sinh viên đại học,nhưng tính đến

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ SÀI GÒN

BÀI TẬP NHÓM

MỨC ĐỘ STRESS CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ SÀI GÒN

Ngành: Tâm lý học

Mã ngành: 7310401 Giảng viên hướng dẫn: ThS Phan Thị Cẩm Giang

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Căng thẳng, hay stress, đã trở thành một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sứckhỏe tâm lý và thể chất của hàng triệu người Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng stress làmột vấn đề sức khỏe toàn cầu Theo "Báo cáo phát triển thế giới 2012," khoảng 25% dân sốtoàn cầu sẽ trải qua tình trạng căng thẳng trong suốt cuộc đời, đặc biệt tỷ lệ này cao hơn ởnhóm thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi Đến năm 2019, khảo sát của Gallupcho thấy khoảng một phần ba dân số thế giới cảm thấy căng thẳng, lo lắng và tức giận

Stress ở mức độ vừa phải, hay còn gọi là stress dương tính, có thể giúp thúc đẩy sự phát triển

cá nhân, nâng cao hiệu suất làm việc và học tập, đồng thời tạo ra thách thức giúp mỗi ngườiđạt được thành công lớn hơn trong cuộc sống Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của stressdương tính, stress được WHO cảnh báo là một đại dịch toàn cầu Căng thẳng (stress) luônhiện hữu trong cuộc sống, có thể dẫn đến rối loạn tâm lý và sinh lý, ảnh hưởng nghiêm trọngđến hoạt động và cuộc sống Stress gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, nhưng cũng có tác độngtích cực Theo I Levi và H Selye , “cuộc sống không thể thiếu stress; nó làm cho cuộc sốngphong phú hơn và tạo ra thách thức” Việc hiểu biết về stress và ảnh hưởng của nó là điều cầnthiết

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy sinh viên đang phải đối mặt với tình trạng stress.Như nghiên cứu của Lê Minh Thuận (2011) cho thấy có đến 77% sinh viên biểu hiện triệuchứng căng thẳng, trong khi 75% cho thấy dấu hiệu lo âu ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹđến nghiêm trọng Đến năm 2013, Regehr và các cộng sự đã khảo sát và nhận thấy rằngkhoảng một nửa số sinh viên đại học cảm thấy lo lắng về sức khỏe tâm thần do căng thẳng.Một nghiên cứu khác vào năm 2017 với 483 sinh viên ở Pháp cho thấy tỷ lệ sinh viên có triệuchứng căng thẳng, lo âu và trầm cảm lần lượt là 72,9%, 86,3% và 79,3% (Saleh D và cácđồng nghiệp) Vào năm 2019, Seedhom AE và cộng sự ghi nhận ngày càng có nhiều bằngchứng ủng hộ rằng sinh viên đại học phải chịu mức độ căng thẳng từ trung bình đến cao.Năm 2020, Al-Qahtani MF cũng công bố kết quả nghiên cứu tương tự Gần đây nhất, nghiêncứu của Trần Thị Thuận (2022) tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho thấy tất cả sinhviên điều dưỡng tham gia khảo sát đều có dấu hiệu căng thẳng ở các mức độ khác nhau Như vậy, Stress là một chủ đề nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu khoa học.Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về mức độ căng thẳng của sinh viên đại học,nhưng tính đến thời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào tậptrung vào mức độ stress của sinh viên tại Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn Vì vậy, nhómquyết định chọn đề tài này nhằm làm rõ cơ sở lý luận về mức độ stress của sinh viên trườngĐại học Quốc tế Sài Gòn, thực trạng stress của sinh viên trường Đại học Quốc tế Sài Gòn Từ

đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện mức độ stress của sinh viên

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Nghiên cứu này khảo sát mức độ stress của sinh viên trường Đại học Quốc tế Sài Gòn

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến stress, mức độ stress của sinh viên

Làm rõ thực trạng, liên quan đến mức độ stress của sinh viên trường Đại học Quốc tế SàiGòn

Đề xuất khuyến nghị cải thiện mức độ stress cho sinh viên trường Đại học Quốc tế Sài Gòn

Trang 3

nâng cao chất lượng sống, hiệu quả học tập, sức khỏe tâm thần cho sinh viên.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Sinh viên tại trường Đại học Quốc tế Sài Gòn bị stress ở mức độ nào?

Những yếu tố nào tác động đến mức độ stress của sinh viên tại trường Đại học Quốc tế SàiGòn?

Những khuyến nghị nào có thể cải thiện stress của sinh viên tại trường Đại học Quốc tế SàiGòn?

4 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Mức độ stress của sinh viên trường Đại học Quốc tế Sài Gòn

47 sinh viên trường Đại học quốc tế Sài Gòn

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận để tổng quan, xây dựng các nền tảng lý luận, cáckhái niệm và góc nhìn trước đó về mức độ stress của đề tài

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đề tài này sử dụng phương pháp điều tra nhằm thu thập thông tin về mức độ stress của sinh

viên trường đại học Quốc Tế Sài Gòn và các yếu tố liên quan

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 26.0 trên nền tảng Window để xử lý các sốliệu thu thập được thông qua khảo sát mức độ stress của sinh viên trường Đại học Quốc tế SàiGòn

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài

Làm dày thêm thông tin, kiến thức khoa học trong lĩnh vực nhận thức về mức độ stress củasinh viên Nghiên cứu này trở thành một trong các tài liệu tham khảo cho những nhà nghiêncứu quan tâm đến lĩnh vực này

7.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đánh giá về thực trạng mức độ stress và các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến stress của sinhviên trường Đại học Quốc tế Sài Gòn

Đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho sinh viên và đề xuất lên nhà trường nhằm cải thiện tìnhhình đang có

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN MỨC ĐỘ STRESS CỦA SINH VIÊN

Trang 4

1.1 Lược sử nghiên cứu

Nghiên cứu về căng thẳng trong sinh viên không phải là một vấn đề mới Các nhà nghiên cứu

đã nghiên cứu về vấn đề này trong một thời gian dài, vì việc hiểu cách sinh viên nhận thức vàquản lý căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày là rất quan trọng

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, nghiên cứu về mức độ căng thẳng của sinh viên đại học rất đa dạng Nghiêncứu của Pariat và các cộng sự (2014) áp dụng phương pháp định lượng trên 1139 sinh viênđại học, chỉ ra rằng họ thường phải đối mặt với nhiều thách thức trong cuộc sống hàng ngày,dẫn đến tình trạng căng thẳng có thể tác động xấu đến hiệu suất học tập và sức khỏe Tuynhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra được những yếu tố cụ thể nào gây ra các thách thức này

Theo Thawabieh và Qaisy, nghiên cứu của Hamaideh (2011) đã sử dụng phương pháp địnhlượng để đánh giá mức độ căng thẳng của sinh viên Mẫu nghiên cứu bao gồm 471 sinh viên

từ Đại học Kỹ thuật Tafila Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm yếu tố gây căng thẳng lớnnhất mà sinh viên trải nghiệm là các yếu tố gây căng thẳng tự áp đặt, tiếp theo là áp lực từbên ngoài và các phản ứng nhận thức Điều này cho thấy rằng sinh viên thường tự đặt ranhững kỳ vọng cao cho bản thân, từ đó gây ra căng thẳng nhiều hơn so với những áp lực từhọc tập hay môi trường xung quanh Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá mức độ ảnh hưởngcủa các yếu tố gây căng thẳng khác nhau đến sức khỏe tinh thần và thành tích học tập

Nghiên cứu của Misra và McKean (2000) sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng,khảo sát 249 sinh viên (tuổi trung bình 21) và 67 giảng viên (tuổi trung bình 42) từ mộttrường đại học ở miền Trung Tây Hoa Kỳ Nghiên cứu này đã phát hiện rằng căng thẳng ởsinh viên có nguồn gốc từ nhiều yếu tố khác nhau và phụ thuộc vào tính cách cũng như cáchphản ứng của họ Tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ được mức độ ảnh hưởng của từngnguồn căng thẳng lên sức khỏe tinh thần và thể chất

Nhìn chung, các nghiên cứu về căng thẳng ở sinh viên đã cho thấy cái nhìn sâu sắc về nhữngthách thức mà họ gặp phải ở nhiều quốc gia khác nhau Những khoảng trống trong các nghiêncứu hiện tại là sự thiếu sót trong việc phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố gây căngthẳng và tác động của chúng đến sức khỏe và thành tích học tập Những nghiên cứu này nhấnmạnh sự cần thiết phải tiếp tục khám phá các yếu tố liên quan đến căng thẳng và tác động của

nó đến sức khỏe thể chất, tâm lý cũng như thành tích học tập của sinh viên

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam, trong thập kỷ qua, đã có sự gia tăng nghiên cứu về đề tài này Tuynhiên tính cho đến thời điểm nhóm thực hiện nghiên cứu, hầu hết các nghiên cứu ở Việt Namđược thực hiện trên khách thể là sinh trường đại học công lập nói chung và trường Y nóiriêng

Nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc và Nguyễn Văn Tuấn (2021) được thực hiện tại TrườngCao đẳng Y tế Hải Phòng năm 2020 bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang đã được thựchiện với 300 sinh viên để đánh giá mức độ căng thẳng Kết quả cho thấy có 47,3% sinh viêngặp phải tình trạng stress, với tỷ lệ theo các mức độ như sau: 15,3% stress nhẹ, 19% stressvừa, 8,7% stress nặng, và 4,3% stress rất nặng Trong số đó, sinh viên năm thứ hai của ngànhđiều dưỡng có tỷ lệ mắc stress cao nhất (51%), tiếp theo là sinh viên năm thứ ba (47%) vàthấp nhất là sinh viên năm thứ nhất (44%) Các yếu tố gây căng thẳng chính được sinh viênchỉ ra bao gồm vấn đề tài chính, áp lực học tập, môi trường thực tập lâm sàng, và các vấn đề

cá nhân

Trang 5

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắng (2024), sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên

1778 sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Kết quả cho thấy

tỷ lệ mắc stress là 47,3%, với các mức độ như sau: nhẹ (15,3%), vừa (19%), nặng (8,7%), vàrất nặng (4,3%) Đặc biệt, sinh viên điều dưỡng năm thứ hai có tỷ lệ mắc stress cao nhất(51%).Các nguyên nhân chính gây stress bao gồm vấn đề tài chính, học tập, môi trường thựctập lâm sàng, và vấn đề cá nhân Biểu hiện căng thẳng cho thấy sinh viên có biểu hiện căngthẳng thường xuyên (Mean = 1,32), trong đó 17,2% sinh viên có biểu hiện căng thẳng ở mức

độ nghiêm trọng, và 7,9% ở mức độ rất nghiêm trọng.Các yếu tố dự báo mức độ stress củasinh viên bao gồm ngành học, di truyền, giới tính và các yếu tố xã hội Như vậy, qua nc nàycho thấy

Những kết quả này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình trạng căng thẳng của sinhviên tại Việt Nam mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu

rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng, nhằm phát triển những giải pháp hỗ trợ thiếtthực cho sinh viên trong quá trình học tập và phát triển cá nhân

1.2 Một số khái niệm cơ bản

Như vậy, các khái niệm trên cho thấy, có sự đồng nhất giữa khái niệm “mức độ” của các tác

giả nên nhóm nghiên cứu nhận thấy mức độ là một khái niệm về sự ước lượng cho một giá trị trên một thang đo xác định Và đây là khái niệm về mức độ được sử dụng trong đề tài này

Theo WHO (2023), stress có thể định nghĩa là một trạng thái của lo lắng và căng thẳng vềmặt tinh thần bị gây ra bởi một tình huống tiêu cực Stress là một phản ứng tự nhiên của conngười để nhắc nhở chúng ta giải quyết những thử thách và khó khăn trong cuộc sống củamình Mọi người đều trải nghiệm stress ở một số khía cạnh trong cuộc sống Cách mà chúng

ta phản ứng lại với stress, dù bằng cách nào cũng sẽ tạo ra một sự khác biệt đáng kể trong sứckhỏe tổng thể của chúng ta

Như vậy các khái niệm trên cho thấy rằng có các nhìn nhận tương đồng giữa các tác giả:

- Stress là trạng thái căng thẳng của tâm lý

- Stress xuất hiện trong những tình huống khó khăn

- Stress là cách cơ thể ứng phó với tác nhân của môi trường

Trang 6

Trên cơ sở kế thừa và phát triển, theo chúng tôi, stress là một trạng thái của tâm lý theo chiều hướng tiêu cực thường xuất hiện trong các tình huống bất lợi trong cuộc sống Trạng thái này là một dấu hiệu của cơ thể mong muốn chúng ta xử lý khó khăn hiện đang có và cách chúng ta đối mặt với stress sẽ tạo nên một sự thay đổi sức khỏe đáng

kể Và đây là khái niệm về stress được sử dụng trong đề tài này

Như vậy các khái niệm trên cho thấy rằng có sự đồng nhất giữa khái niệm “sinh viên” của các

tác giả nên nhóm nghiên cứu nhận thấy sinh viên là những người đang học theo hệ cao đẳng, trung cấp và đại học Vậy đây là khái niệm về sinh viên được sử dụng trong đề tài

này

1.2.4 Stress của sinh viên

Cho tới thời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu chưa tìm được khái niệm “stress của sinh viên”

từ bất kỳ tác giả hay bài nghiên cứu nào Trên cơ sở khái niệm về sinh viên và stress, chúngtôi quyết định sử dụng phần khái niệm “stress” và “sinh viên” từ cơ sở lý luận để tạo nên một

khái niệm “stress của sinh viên” mới trong bài nghiên cứu này Stress của sinh viên là một trạng thái của tâm lý theo chiều hướng tiêu cực thường xuất hiện trong các tình huống bất lợi trong cuộc sống Trạng thái này là một dấu hiệu của cơ thể mong muốn chúng ta

xử lý khó khăn hiện đang có và cách chúng ta đối mặt với stress sẽ tạo nên một sự thay đổi sức khỏe đáng kể của những người đang học theo hệ cao đẳng và đại học Vậy đây là

khái niệm stress của sinh viên được sử dụng trong đề tài này

1.3 Ảnh hưởng của stress đến sinh viên

1.3.1 Tích cực

Thông qua nghiên cứu của R.S Lazarus & S Folkman (1984), thông qua công cụ tự đánh giá,

và bằng cách phỏng vấn sâu, bảng câu hỏi tự báo cáo và quan sát hành vi của các nhóm đốitượng nghiên cứu khác nhau có bao gồm sinh viên, Cho thấy rằng stress không phải lúc nàocũng có hại, trong một số trường hợp stress cũng đóng vai trò như một động lực thúc đẩy.Khi đối mặt với mức độ stress một cách vừa phải, sinh viên phát triển được cho mình kỹnăng quản lý thời gian, học cách sắp xếp những việc cần ưu tiên, cải thiện kỹ năng giải quyếtvấn đề Stress giúp kích hoạt phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” giúp sinh viên nỗ lực hơn

để vượt qua những thử thách

Bên cạnh đó, theo tác giả S M Eysenck (2012), nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tài

liệu và tổng hợp lý thuyết, tác giả đã đưa ra các ví dụ và trường hợp thực tiễn để minh họacho luận điểm của mình rằng khi stress được quản lý đúng cách có thể thúc đẩy sinh viênphát triển kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả hơn và cải thiện khả năng giải quyết vấn đề.Nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều trường đại học và cao đẳng khác nhau và được thực

Trang 7

hiện trên một nhóm rộng lớn các sinh viên đại học, cho thấy được sự phổ biến và tính khảthi của nghiên cứu

Mặc dù cả hai nghiên cứu trên đều đã nhấn mạnh những ảnh hưởng tích cực của stress đốivới sinh viên, nhưng vẫn còn thiếu nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng dài hạn của stress đốivới sự phát triển toàn diện của sinh viên, bao gồm sự phát triển về sức khỏe tinh thần, thểchất của sinh viên Hay ảnh hưởng của stress đối với kết quả học tập, khả năng tập trung,giấc ngủ, của sinh viên

1.3.2 Tiêu cực

Tuy nhiên, ngoài những nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của stress đến với sinh viên, tác

giả A H Barlow (2000), bằng phương pháp phân tích các tài liệu về stress và sức khỏe trên

nhiều địa điểm khác nhau bao gồm các trưởng cao đẳng và đị học, nghiên cứu này cho thấystress có thể ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên Cụthể là stress dẫn đến những triệu chứng như trầm cảm, lo âu, gặp khó khăn trong việc tậptrung, gặp một số vấn đề về giấc ngủ Căng thẳng liên tục ảnh hưởng nặng nề đến khả nănghọc tập và sức khỏe tổng thể của sinh viên Nghiên cứu này cũng có cùng kết quả với nghiên

cứu của R P Riedel (2007), nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng stress kéo dài có mối liên hệ chặt chẽ với chất lượng giấc ngủ và vấn đề giấc ngủ Theo ông K S Smith (2010), bằng

phương pháp khảo sát kết hợp giữa định lượng và định tính, các công cụ đo lường như bảnghỏi về mức độ stress, chiến lược đối phó và các chỉ số sức khỏe thể chất và tinh thần Đượcthực hiện trên 48 sinh viên đang theo học tại các trường đại học khác nhau tại Hoa Kỳ Kếtquả cho thấy rằng mức độ stress cao sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe thể chất như đauđầu, mất ngủ, và những triệu chứng của trầm cảm Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nhữngsinh viên có chiến lược đối phó hiệu quả làm giảm đi những vấn đề liên quan đến stress.Ngược lại, những sinh viên chưa có chiến lược đối phó phù hợp và hiệu quả sẽ làm tăngmức độ stress và những vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần

Từ những nghiên cứu trên chúng tôi có thể nhận thấy rằng stress có thể mang lại những ảnhhưởng tích cực đến sinh viên nhưng bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đó, nếu sinh viênkhông có những chiến lược đối phó phù hợp, để stress diễn ra trong thời gian dài cũng sẽmang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và sức khỏe sinh viên

1.4 Mức độ stress của sinh viên

1.4.1 Các mức độ stress của sinh viên

Các mức độ stress của sinh viên được đánh giá dựa trên những thang đo stress như PHQ( J.Johnson, 2002), GAD 7 ( Robert L Spitzer và cộng sự, 2006), PHQ 15 ( Robert L Spitzer vàcộng sự, 2002), DASS-21 (Syd Lovibond, 1995) DASS - 42 là bản gốc của thang đo DASS-21.Những thang đo trên đều được sử dụng để đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu Tuy nhiênhiện nay thang đo DASS-21 là thang đo được dùng phổ biến nhất trong lâm sàng để sàng lọcnhững người có dấu hiệu stress, lo âu và trầm cảm Thang đo có độ chính xác và tin cậy caovậy nên nhóm chúng tôi chọn thang đo DASS-21 để đánh giá mức độ stress của sinh viên Các mức độ stress được đánh giá dựa trên thang DASS-21 Thang DASS-21 là thang đo giúpđánh giá mức độ stress - rối loạn lo âu - trầm cảm khá phổ biến trong cộng đồng ở Việt Nam

và thế giới Thang đo được đánh giá cao về tính giá trị, độ tin cậy, độ nhạy và độ đặc hiệu.Bài test sử dụng để đánh giá những người gặp khó khăn trong cuộc sống như chấn thương

Trang 8

tâm lý, đối mặt với khó khăn Thang đo đánh giá sức khỏe tinh thần của cá nhân qua đó giúpchuyên gia lên kế hoạch can thiệp và điều trị phù hợp

Thang DASS21 bao gồm 7 câu hỏi Mỗi câu hỏi tương ứng với mức độ từ 0 đến 3 ( với 0 Không đúng với tôi chút nào cả, 1 - Đúng với tôi phần nào hoặc thỉnh thoảng đúng, 2 - Đúngvới tôi phần nhiều hoặc phần lớn thời gian là đúng, 3 - Hoàn toàn đúng với tôi hoặc hầu hếtthời gian là đúng)

-Tiêu chuẩn đánh giá dựa vào tổng điểm của các câu hỏi nhân với 2 Điểm stress từ 0 đến 14điểm - Mức độ bình thường, từ 15 đến 18 điểm - Mức độ nhẹ, từ 19 đến 25 điểm - Mức độvừa, từ 26 đến 33 điểm - Mức độ nặng, lớn hơn hoặc bằng 34 điểm - Mức độ rất nặng

1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến stress của sinh viên

1.4.2.1 Yếu tố khách quan

Sinh viên là những nhân cách, chủ thể tích cực, sáng tạo của xã hội Các yếu tố khách quan lànhững yếu tố bên ngoài mà sinh viên không thể thay đổi trực tiếp hay kiểm soát được

Môi trường xã hội

Môi trường xã hội là tổng thể các yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế và chính trị mà con ngườitương tác và phát triển trong đó Theo nghiên cứu của Đại học quốc gia Hà Nội (Nguyễn HữuThụ, 2009) cho thấy các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tình cảm, hành vi là

do các sự thay đổi của môi trường xã hội (tình trạng kinh tế, việc làm, tài sản, hoặc các tìnhhuống bất thường (bão lũ, dịch bệnh, mất người thân, ) Đối với sinh viên, đặc biệt là nhữngsinh viên bắt đầu cuộc sống độc lập, rời xa gia đình thành phố cá nhân đang sống

Môi trường học tập

Môi trường học tập là không gian và điều kiện diễn ra trong quá trình sinh viên học tập, baogồm không gian vật lý như trường lớp, cơ sở vật chất và các yếu tố khác như phương phápgiảng dạy, văn hoá học tập, sự tương tác giữa thầy và trò Theo Nguyễn Hữu Thụ (2009)nhận thấy rằng những nguyên nhân chủ đạo, ảnh hưởng trực tiếp đến tới stress của sinh viên

là học tập Các yếu tố này bao gồm những nguyên nhân như lịch học dày đặc, sức ép của kỳthi, phương pháp giảng dạy của giảng viên, không có sự công bằng trong điểm số, nợ môn, viphạm kỷ luật, thiếu sự giúp đỡ của thầy cô bạn bè, thiếu tài liệu tham khảo, điểm số

Gia đình

Gia đình được xem là tế bào của xã hội là nền tảng tinh thần và vật chất quan trọng để hìnhthành nên tính cách của con người Mối quan hệ gia đình là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trựctiếp đến lối sống, tình cảm, nhận thức của sinh viên Những sinh viên được sinh ra trong giađình hạnh phúc thường có mức độ stress ít hơn với nhóm sinh viên còn lại (Gottman, J

M ,1994) Ngoài ra, trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên cảm thấy căng thẳng từsức ép của gia đình, năng lực tài chính, gia đình có người bị ốm hoặc qua đời là nhữngnguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hay tăng cường mức độ stress của sinh viên

Trang 9

Niềm tin vào bản thân và khả năng ứng phó

Nhà tâm lý học Suzanne Kobasa từng nhận định rằng: “Bản lĩnh mang nội hàm đón nhậnthay đổi như một thử thách chứ không phải lời đe dọa” Chính nhờ bản lĩnh và niềm tin của

cá nhân giúp hành động cá nhân được kiểm soát và chúng được xem như những yếu tố thamgia vào quá trình nhận thức và đánh giá stress của cơ thể Áp lực do chính bản thân của cánhân do đặt kỳ vọng quá nhiều hoặc mục tiêu không thiết thực cũng gây ra tình trạng stress ởsinh viên

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả đang là nhu cầu cũng như là thách thức với sinh viên hiệnnay Kỹ năng quản lý thời gian giúp sinh viên biết phân phối, sử dụng thời gian hiệu quả,nâng cao chất lượng và kết quả học tập ( Lê Ngọc Hà và cộng sự, 2018) Đối với những sinhviên có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, họ có thể giảm cảm giác bị choáng ngợp trước sốlượng công việc lớn cần phải hoàn thành trong cùng một thời gian Bên cạnh đó, họ có thểdành thời gian chăm sóc bản thân, thư giãn hồi phục lại năng lượng Ngược lại, sinh viênkhông có kỹ năng quản lý thời gian họ luôn cảm thấy bản thân bị cuốn vào công việc, không

có thời gian nghỉ ngơi nhưng hiệu suất công việc mang lại không cao khiến sinh viên cảmthấy stress mỗi khi có bài tập hay sắp đến kì thi quan trọng Kỹ năng quản lý thời gian củasinh viên ảnh hưởng đến mức độ stress, góp phần vào những thành công trong học tập hoặccuộc sống sau này

MÃ PHIẾU: PHIẾU KHẢO SÁT

Phục vụ đề tài “Mức độ stress của sinh viên trường đại học Quốc Tế Sài Gòn”

Các anh/chị thân mến!

Nhằm thu thập thông tin cho đề tài khoa học nghiên cứu về mức độ stress của sinhviên trường đại học Quốc Tế Sài Gòn, nhóm nghiên cứu gửi đến anh/chị phiếu hỏi này Mọithông tin do anh/chị cung cấp đều có giá trị cho nghiên cứu của chúng tôi và được giữ bímật, vì thế rất mong nhận được sự hợp tác của anh/chị

Xin chân thành cảm ơn

Trang 10

A Thông tin cá nhân

Công nghệ thông tin

Công nghệ giáo dục

Luật kinh tế

Trang 11

Khoa học máy tính

Quản trị kinh doanh

Thương mại điện tử

Trang 12

B Nội dung câu hỏi

1 Theo anh/chị, stress là:

Hãy cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với các câu sau đây về stress, sử dụng thang đo từ

1 đến 5:

(Đánh dấu X vào 1 ô bên phải mà chị cho là phù hợp nhất đối với anh/chị)

( Theo mức độ: 1- Không đúng, 2- Chưa đúng lắm, 3- Phân vân, 4- Đúng, 5- Rất đúng)

Đánh giá

1 Tôi hiểu rằng stress là một phản ứng tự nhiên của cơ

thể đối với những tình huống khó khăn

2 Tôi tin rằng stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến

sức khỏe nếu không được kiểm soát

3 Tôi tin rằng cách mà tôi đối phó với stress sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất

của tôi

4 Tôi nghĩ rằng stress luôn mang tính chất tiêu cực và

Trang 13

không có lợi cho sức khỏe.

5 Tôi có thể nhận biết các dấu hiệu khi tôi đang bị

stress

6 Tôi hiểu rằng không phải mọi stress đều xấu và nó

có thể là động lực cho sự phát triển cá nhân

Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với những nhận định sau đây.

Hoàn toàn không đồng ý (1)

1 Tôi tin rằng stress có thể giúp thúc đẩy tôi

vượt qua những khó khăn trong cuộc sống

2 Stress có thể giúp tôi cải thiện kỹ năng quản lý

thời gian và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn

3 Tôi cảm thấy stress ảnh hưởng tiêu cực đến

sức khỏe thể chất và tinh thần của tôi

4 Stress làm giảm hiệu quả học tập và khả năng

tập trung của tôi

Trang 14

5 Stress kéo dài khiến tôi mất ngủ và ảnh hưởng

đến sinh hoạt hàng ngày

6 Tôi tin rằng cách tôi đối phó với stress sẽ ảnh

hưởng đến sức khỏe tổng thể và kết quả học

tập của tôi

Dưới đây là 7 câu hỏi mà anh/chị cần trả lời dựa trên cảm xúc và trạng thái của anh/chị trong tuần qua Xin vui lòng chọn một câu trả lời cho mỗi câu hỏi mà mô tả chính xác nhất cảm giác của anh/chị

Cách chấm điểm:

0 - Không đúng với tôi chút nào cả,

1 - Đúng với tôi phần nào hoặc thỉnh thoảng đúng

2 - Đúng phần lớn thời gian là đúng

3 - Hầu hết thời gian là đúng

2 Tôi cảm thấy không thể kiểm soát những vấn đề

3 Tôi có cảm giác như mọi thứ trở nên quá tải ☐ ☐ ☐ ☐

5 Tôi lo lắng về việc những điều tồi tệ sẽ xảy ra ☐ ☐ ☐ ☐

6 Tôi cảm thấy căng thẳng và không thể thư giãn ☐ ☐ ☐ ☐

Trang 15

Anh/chị vui lòng cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ stress của anh/chị (Mức độ: 1 Hoàn toàn không ảnh hưởng, 2 Không ảnh hưởng; 3 Bình thường, 4 Ảnh hưởng, 5 Rất ảnh hưởng).

Các yếu tố khách quan

1

Tôi tin rằng tình trạng kinh tế, việc làm, tài sản ảnh

hưởng đến mức độ stress của tôi 1 2 3 4 5

2

Các tình huống bất thường (bão lũ, dịch bệnh, mất

người thân) làm tăng mức độ stress của tôi 1 2 3 4 5

3

Lịch học dày đặc và áp lực thi cử là nguyên nhân

gây stress cho tôi 1 2 3 4 5

4

Sự không công bằng trong điểm số và thiếu sự

giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè làm tôi cảm thấy căng

thẳng 1 2 3 4 5

5

Gia đình tôi có ảnh hưởng lớn đến mức độ stress

của tôi, đặc biệt khi có những vấn đề tài chính

hoặc người thân bị bệnh 1 2 3 4 5

6

Mối quan hệ bạn bè của tôi đôi khi khiến tôi cảm

thấy áp lực và căng thẳng 1 2 3 4 5

7 Thiếu tiếp xúc với thiên nhiên hoặc không gian

sống xung quanh ảnh hưởng đến trạng thái tinh 1 2 3 4 5

Trang 16

STT Các yếu tố Mức độ

thần của tôi

Các yếu tố chủ quan

1 Lối sống cá nhân và thói quen ăn uống của tôi có

ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đối phó với

stress

2 Tôi tin rằng niềm tin vào bản thân giúp tôi kiểm

soát tốt hơn stress trong cuộc sống

3 Áp lực tự đặt ra kỳ vọng quá cao hoặc đặt mục

tiêu không thiết thực làm tăng stress cho tôi

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan nghiên cứu trong nước lẫn nước ngoài cho thấy stress hiệnnay không phải là một vấn đề bất thường Đồng thời, chương 1 cũng xác định được một sốkhái niệm cơ bản như mức độ, stress, sinh viên, stress của sinh viên và cũng tìm hiểu rõ thếnào là mức độ stress đối với sinh viên Những kết quả nghiên cứu được ở chương 1 sẽ là căn

cứ để xây dựng công cụ nghiên cứu, giải quyết thực trạng ở chương 2

Trang 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ STRESS CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI

HỌC QUỐC TẾ SÀI GÒN 2.1 Mô tả địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu

Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn (SIU) được công nhận là thành viên củaInternational Accreditation Council for Business Education (Hội đồng kiểm định quốc tế cáctrường đại học đào tạo ngành Kinh doanh) – IACBE, Hoa Kỳ từ tháng 11/2010 và TheAssociation to Advance Collegiate Schools of Business (Hiệp hội phát triển giảng dạy doanhthương bậc đại học) – AACSB, Hoa Kỳ từ năm 2011 Cuối tháng 3/2020, sau chặng đường dài

10 năm nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng, hoàn thành các tiêu chí khắt khe củaIACBE, khối ngành Kinh doanh của Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn (SIU) chính thứcđược IACBE công nhận đạt kiểm định quốc tế SIU hiện là trường đại học đầu tiên và duynhất của Việt Nam, là một trong số ít trường đại học ở khu vực Châu Á được IACBE kiểmđịnh và chứng nhận chất lượng giáo dục Tháng 6/2020, SIU được công nhận đạt kiểm địnhquốc gia cấp trường theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, sau đó là đạt kiểm địnhquốc gia 2 khối ngành Ngôn ngữ Anh và Khoa học máy tính (tháng 12/2020) Trường Đại học

Tư thục Quốc tế Sài Gòn(SIU) được công nhận là thành viên của International AccreditationCouncil for Business Education (Hội đồng kiểm định quốc tế các trường đại học đào tạongành Kinh doanh) – IACBE, Hoa Kỳ từ tháng 11/2010 và The Association to AdvanceCollegiate Schools of Business (Hiệp hội phát triển giảng dạy doanh thương bậc đại học) –AACSB, Hoa Kỳ từ năm 2011.Ngoài ra, Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn(SIU) có quan

hệ hợp tác với các trường đại học danh tiếng của thế giới như Suffolk University – Boston –Hoa Kỳ, Truman State University – Missouri – Hoa Kỳ, Ritsumeikan University và Asia PacificUniversity – Nhật Bản, Buckinghamshire New University – Anh Quốc

Ngày đăng: 13/11/2024, 20:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w