- Là phương thức vận tải sử dụng tàu hỏa để vận chuyển hành khách và hàng hóa.Nó có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của xã hội.. Đặc trưng của vận tải đương sắt là có khối lư
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG
VẬN TẢI TẠI TP.HCM
BÀI TIỂU LUẬN
Giảng viên : Trần Anh Đạt Lớp học phần: Nhập môn ngành
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hoàng Bảo Anh
Mã sinh viên: 6451010004
Trang 2MỤC LỤC
I Hãy trình bày tóm tắt lĩnh vực và hoạt động chính cuả ngành GTVT.
1 Giao thông vận tải là gì 1
2 Lĩnh vực và hoạt động chính của ngành GTVT 1
2.1 Vận tải đường sắt 1
2.2 Vận tải đường bộ 2
2.3 Đường hàng không 2
2.4 Vận tải đường thủy 3
2.5 Vận tải đường ống 3
II Hãy nêu thực trạng và giải pháp cho giao thông vận tải đường bộ là gì 4
1 Thực trạng của giao thông vận tải đường bộ 4
2 Giải pháp 5
III Hãy trình bày kỹ năng mềm cần có của sinh viên kỹ thuật ngành xây dựng và kỹ năng mềm cần có của sinh viên trong cùng một lớp học 5
1 kỹ năng mềm là gì 5
2 kỹ năng mềm cần có của sinh viên kỹ thuật ngành xây dựng 6
3 kỹ năng mềm cần có của sinh viên trong cùng một lớp học 9
Trang 3I Hãy trình bày tóm tắt lĩnh vực và hoạt động chính cuả ngành GTVT
1.Giao thông vận tải là gì ?
- Giao thông vận tải là một trong những ngành công nghiệp quan trong nhất, thực
hiện vận tải hàng hóa và hành khách.
- Vai trò của giao thông vận tải trong nền kinh tế có thể được so sánh với vai trò
của hệ tuần hoàn trong cơ thể con người - liên tục vận chuyển khí và chất dinh dưỡng đến từng mô cũng như tế bào trên khắp cơ thể của con người Nền kinh tế không có giao thông vận tải thì không thể tồn tại, giống như con người không có máu lưu thông
2 Lĩnh vực và hoạt động chính cuả ngành GTVT.
- Hiện nay ngành giao thông vận tải có 5 lĩnh vực chính: vận tải đường sắt, vận tải
đường bộ, vận tải đường hàng không, vận tải đường thủy, vận tải đường ống
2.1 Vận tải đường sắt
Trang 4- Là phương thức vận tải sử dụng tàu hỏa để vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Nó có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của xã hội Đặc trưng của vận tải đương sắt là có khối lượng vận chuyển lớn, tốc độ nhanh, chi phí thấp và không bị hạn chế bởi điều kiện khí hậu, thích hợp cho việc vận chuyển đường dài hàng rời và hàng hóa nặng
Trang 52.2 Vận tải đường bộ
- Là phương thức vận tải vận chuyển hành khách và hàng hóa trên đường bộ trong khoảng cách ngắn Nó là một trong những thành phần của hệ thống giao thông Phương tiện di chuyển chính được sử dụng hiện nay là ô tô
2.3 Đường hàng không
- Là phương thức vận tải sử dụng máy bay để vận chuyển người, hàng hóa Đặc trưng của vận tải đường hàng không là có tốc độ cao, cơ động và có khả năng vượt qua các cản trở tự nhiên của vận tải dưới đất
Trang 62.4 Vận tải đường thủy
- Là phương thức vận tải sử dụng tàu thủy để vận chuyển hành khách và hàng hóa Vận tải đường thủy chủ yếu vận triển chuyển hàng khối lượng lớn, đường dài, vận tải đường thủy cực kỳ quan trọng ở những nơi không thể vận chuyển bằng đường
bộ, giữa các lục địa, các đảo và cả ở các khu vực kém phát triển
Trang 72.5 Vận tải đường ống
- Là phương thức sử dụng các đường ống để vận chuyển đường dài các vật liệu lỏng và khí Vận tải đường ống thường được sử dụng các sản phẩm dầu mỏ than đá
và hóa chất và có thể vận chuyển khối lượng lớn, liên tục, nhanh chóng, tiết kiệm,
an toàn
Trang 8II Hãy
trạng
pháp cho giao thông vận tải đường bộ.
1.Thực trạng của giao thông vận tải đường bộ.
- Theo ước tính của tờ báo Mỹ Ward's, tính đến năm 2010, có khoảng 1.015 tỷ xe
cơ giới đang hoạt động trên toàn thế giới Con số này bao gồm các ô tô, xe tải (nhẹ, trung bình và nặng), và xe buýt Trong mạng lưới giao thông hiện đại của thế giới, đường cao tốc chiếm 2/3 khoảng 20 triệu km, khối lượng vận chuyển hàng hóa hoàn thành bằng đường bộ chiếm 80% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa Ở một số nước công nghiệp phát triển, khối lượng vận chuyển hàng hóa và khối lượng doanh thu của vận tải đường bộ được xếp hạng cao nhất trong số các phương thức vận tải khác nhau và vận tải đường bộ đã trở thành một bộ phận không thể thiếu và quan trọng
Trang 9- Hiện nay, Việt Nam đã hoàn thành đưa vào sử dụng 659 km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đưa vào khai thác là 1.822 km Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2022, vận tải hàng hóa bằng đường bộ đạt 1,11 tỷ tấn, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021; luân chuyển hàng hóa đường bộ đạt 73,1 tỷ tấn.km, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021, và tính chung năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 52,8% và luân chuyển tăng 78,3% so với năm trước nhưng vẫn sụt giảm khoảng 30% so với trước dịch
- Bộ trưởng Bộ giao thông Nguyễn Văn Thắng cho biết: “Việt Nam đang xếp ở vị trí thứ 43 trong tổng số 139 nước tham gia xếp hạng và trong ASEAN, Việt Nam đứng thứ tư về chi phí logistic”.Trong 10 năm qua, GDP của Việt Nam tăng trưởng trung bình hàng năm từ 6-8% Cả hoạt động sản xuất hàng hóa và hoạt động thương mại đều có tốc độ tăng trưởng nhanh, kéo theo nhu cầu giao thông vận tải và cơ sở
hạ tầng logistics tăng lên đáng kể Tuy nhiên cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, và theo thống kê, tổng chiều dài đường bộ ở Việt Nam là 630.564 km, nhưng tổng chiều dài đường cao tốc đang đưa vào khai thác chưa đến 2.000 km Ngoài ra, cơ sở hạ tầng kết nối đường bộ vs các cảng biển còn thiếu trầm trọng dẫn đến chi phí cao trong lĩnh vực này và còn gây ra nhiều tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng
Trang 10Kẹt xe nghiêm trọng ở khu vực cảng cát lái
2 Giải pháp
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Trang 11- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ.
- Thúc đẩy việc sử dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giao thông vận tải cho các chủ cửa hàng
III Hãy trình bày kỹ năng mềm cần có của sinh viên kỹ thuật ngành xây dựng
và kỹ năng mềm cần có của sinh viên trong cùng một lớp học ?
1 kỹ năng mềm là gì ?
- Kỹ năng mềm là những kỹ năng không gắn liền với một công việc cụ thể, nó giúp mọi người phát triển mạnh mẽ trong công việc, học tập hoặc môi trường xã hội
2 kỹ năng mềm cần có của sinh viên kỹ thuật ngành xây dựng.
Trang 12- Kỹ nãng giải quyết vấn đề: Trong thế giới phức tạp và đang thay đổi của
chúng ta, khả năng sử dụng logic và tư duy để giải quyết các vấn đề là rất quan trọng
- Kỹ năng sáng tạo: Có khả năng suy nghĩ theo những cách mới để giải quyết
Trang 13- Kỹ năng quản lý thời gian : Vì nơi làm việc và các tổ chức giáo dục đại học yêu
cầu bạn phải cân bằng các nhiệm vụ và hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian nhất định, điều quan trọng là bạn phải luôn cập nhật công việc trong khi dành thời gian cho bản thân
Trang 14- Kỹ năng làm việc nhóm: người thành công cần biết cách làm việc với người
khác và có khả năng thích nghi Biết cách làm việc theo nhóm, có thể tận dụng những thế mạnh riêng của từng thành viên trong nhóm, biết cách đối phó với những thất bại và có thể thích ứng với môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng đều rất quan trọng đối với nơi làm việc trong tương lai
Trang 15- Kỹ năng giao tiếp :Các kỹ năng như giao tiếp, lắng nghe và nói trước công
chúng cũng ngày càng quan trọng Biết cách giao tiếp hiệu quả là một phần quan
trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ chuyên nghiệp
- Kỹ năng sử dụng tin học cơ bản, các phần mềm trong xây dựng: Đối với
ngành xây dựng phần mềm chính là công cụ làm việc hết sức hữu ích
Trang 163 kỹ năng mềm cần có của sinh viên trong cùng một lớp học.
Trang 17- Kỹ năng thuyết trình: Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt những ý
tưởng, thông tin một cách rõ ràng, logic và thuyết phục đến đối tượng mà người thuyết trình muốn hướng tới,Kỹ năng thuyết trình sẽ giúp cho việc trao đổi, tương
tác với người khác đạt hiệu quả tốt hơn Bởi vậy, đó chính là một kỹ năng quan trọng và cần phải có, đặc biệt là trong học tập
- Giao tiếp: Sinh viên cần biết cách giao tiếp một cách rõ ràng và trung thực
với các thành viên trong nhóm để họ hiểu rõ ý kiến của mình và của nhóm Giao tiếp không chỉ là việc sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện, mà còn bao gồm khả năng lắng nghe, sự khéo léo trong cách đối đáp, khả năng trình bày, viết lách và những cử chỉ quan tâm bổ sung cho việc giao tiếp
Trang 18- Hợp tác: Sinh viên cần biết cách hợp tác với các thành viên trong nhóm để
hoàn thành các nhiệm vụ chung Hợp tác yêu cầu sinh viên biết chia sẻ công việc, phối hợp công việc, giải quyết xung đột và ủng hộ lẫn nhau
- Phân công công việc: Sinh viên cần biết cách phân công công việc cho các
thành viên trong nhóm sao cho phù hợp với khả năng và sở thích của từng người Phân công công việc giúp sinh viên tận dụng được sức mạnh của từng
cá nhân và tạo ra hiệu quả cao cho toàn bộ nhóm
- Giải quyết xung đột: Sinh viên cần biết cách giải quyết xung đột khi có sự
không đồng ý hoặc tranh chấp trong nhóm Giải quyết xung đột yêu cầu sinh viên biết lắng nghe, hiểu quan điểm của người khác, tránh cáo buộc hay chỉ trích, tìm kiếm giải pháp thỏa thuận và linh hoạt khi có thay đổi
- Quản lý thời gian: Sinh viên cần biết cách quản lý thời gian để hoàn thành
các nhiệm vụ được giao trong một khoảng thời gian nhất định Quản lý thời gian giúp sinh viên ưu tiên được các công việc quan trọng và khẩn thiết, tránh lãng phí hay hoãn lại công việc