1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập môn quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế Đề bài phân biệt phương thức thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân biệt phương thức thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn Chu Tiến Minh
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 286,77 KB

Nội dung

Điều này phù hợp với các lô hàng nhỏ lẻ hoặc không cần thuê toàn bộ một tàu; Tàu chợ thường chở hàng tạp, tốc độ di chuyển nhanh − Tính linh hoạt về khối lượng hàng hóa: Chủ hàng không c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI TẬP MÔN QUẢN TRỊ GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG

HÓA QUỐC TẾ

Đề bài:

PHÂN BIỆT PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHỢ VÀ THUÊ

TÀU CHUYẾN

Giáo viên hướng dẫn : Chu Tiến Minh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN I: PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHỢ (LINER CHARTERING) 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Đặc điểm 4

1.3 Ưu điểm, nhược điểm 5

1.3.1 Ưu điểm của phương thức thuê tàu chợ 5

1.3.2 Nhược điểm của phương thức thuê tàu chợ 5

1.4 Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chợ 6

PHẦN II: PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHUYẾN (VOYAGE CHARTERING) 7 2.1 Khái niệm 7

2.2 Đặc điểm 7

2.3 Ưu điểm, nhược điểm 8

2.3.1 Ưu điểm của phương thức thuê tàu chuyến 8

2.3.2 Nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyển 9

2.4 Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến 9

PHẦN III: PHÂN BIỆT PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHỢ VÀ THUÊ TÀU CHUYỂN……….11

3.1 Giống nhau 11

3.2 Khác nhau 12

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong lĩnh vực vận tải biển, việc lựa chọn phương thức thuê tàu đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chi phí, đảm bảo tính linh hoạt, và đáp ứng nhu cầu vận chuyển của các doanh nghiệp Hai phương thức chính thường được sử dụng là thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến Mỗi phương thức mang những đặc điểm, ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại hàng hóa, nhu cầu vận chuyển, và kế hoạch logistics của doanh nghiệp Trong đề tài này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích sự khác biệt giữa phương thức thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến nhằm cung cấp cái nhìn rõ ràng

về cách thức lựa chọn hợp lý cho từng tình huống cụ thể trong hoạt động xuất nhập khẩu

Trang 4

PHẦN I: PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHỢ (LINER

CHARTERING)

1.1 Khái niệm

Tàu chợ (Liner) là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định theo lịch trình định trước

Thuê tàu chợ (Booking Shipping Space) là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu yêu cầu dành chỗ trên tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác

1.2 Đặc điểm

Phương thức thuê tàu chợ có một số đặc điểm chính sau:

− Tuyến cố định và lịch trình thường xuyên: Tàu chợ hoạt động theo các tuyến đường vận tải cố định với lịch trình cụ thể và đều đặn Chủ hàng không cần phải lo lắng về việc điều động tàu, vì tàu sẽ khởi hành theo thời gian đã định trước, bất kể hàng hóa có đủ tải trọng hay không; Lịch trình di chuyển và các điểm đến đã được cố định trước

− Cước phí công khai và cố định: Cước phí vận chuyển theo phương thức thuê tàu chợ thường được công bố rõ ràng và cố định trong một thời gian nhất định Điều này giúp chủ hàng dễ dàng tính toán chi phí vận chuyển mà không lo ngại về sự biến động giá cước; Cước phí tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ, được tính theo biểu cước của hãng tàu riêng

− Đa dạng hàng hóa: Tàu chợ thường chuyên chở hàng lẻ (LCL - Less than Container Load) hoặc hàng container (FCL - Full Container Load) từ nhiều chủ hàng khác nhau Điều này phù hợp với các lô hàng nhỏ lẻ hoặc không cần thuê toàn bộ một tàu; Tàu chợ thường chở hàng tạp, tốc độ di chuyển nhanh

− Tính linh hoạt về khối lượng hàng hóa: Chủ hàng không cần thuê toàn bộ tàu

mà chỉ cần thanh toán cước phí theo lượng hàng hóa thực tế cần vận chuyển Đây là

Trang 5

điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp có khối lượng hàng hóa không đủ lớn để thuê một tàu riêng

− Quy định vận tải chặt chẽ: Phương thức thuê tàu chợ thường tuân theo các quy định và điều kiện vận tải chặt chẽ của hãng tàu, trong đó bao gồm các điều khoản về trách nhiệm, bồi thường, và bảo hiểm hàng hóa

− Dịch vụ đa dạng: Các công ty tàu chợ thường cung cấp dịch vụ vận tải trọn gói bao gồm cả việc bốc dỡ, giao nhận và đôi khi là thủ tục hải quan Điều này mang lại

sự thuận tiện cho chủ hàng trong việc quản lý vận chuyển hàng hóa

− Hạn chế về linh hoạt: Mặc dù có tính ổn định cao, phương thức này có thể thiếu linh hoạt so với các phương thức khác như thuê tàu chuyến (voyage chartering), đặc biệt khi cần vận chuyển hàng hóa theo thời gian hoặc tuyến đường cụ thể khác

1.3 Ưu điểm, nhược điểm

1.3.1 Ưu điểm của phương thức thuê tàu chợ

− Dịch vụ ổn định: Các tàu chợ thường có lịch trình cố định, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa thường xuyên giữa các cảng, giúp doanh nghiệp dễ dàng lập kế hoạch logistics

− Tính linh hoạt: Cho phép doanh nghiệp thuê một phần của tàu, phù hợp cho các

lô hàng nhỏ, từ đó giảm chi phí vận chuyển cho những lô hàng không đủ lớn để thuê tàu riêng

− Chi phí minh bạch: Chi phí thuê tàu chợ thường được công khai và dễ dàng dự đoán, giúp doanh nghiệp lập ngân sách chính xác hơn cho chi phí vận chuyển

− Hệ thống mạng lưới rộng: Các công ty tàu chợ thường có mạng lưới rộng lớn, kết nối nhiều cảng, giúp đơn giản hóa quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia và khu vực khác nhau

Trang 6

− Dễ dàng truy cập: Các lô hàng có thể được chuyển từ nhiều địa điểm khác nhau đến các cảng lớn mà không cần phải tổ chức nhiều phương thức vận tải khác nhau

1.3.2 Nhược điểm của phương thức thuê tàu chợ

− Thời gian chờ đợi: Có thể phải chờ đợi tàu đến lịch trình để có thể vận chuyển hàng, điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian giao hàng và kế hoạch sản xuất

− Chi phí cao hơn cho lô hàng lớn: Đối với các lô hàng lớn, chi phí thuê tàu chợ

có thể cao hơn so với việc thuê tàu riêng (time charter hoặc voyage charter), do không thể tối ưu hóa toàn bộ công suất tàu

− Rủi ro về hàng hóa: Hàng hóa có thể bị hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển do không kiểm soát được điều kiện bảo quản và vận chuyển như khi thuê tàu riêng

− Giới hạn về loại hàng hóa: Một số tàu chợ có thể không vận chuyển được các loại hàng hóa đặc biệt hoặc hàng hóa yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt

− Phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ: Doanh nghiệp phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ tàu chợ, và nếu dịch vụ không đạt yêu cầu hoặc xảy ra sự cố, có thể gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng

1.4 Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chợ

Bước 1: Chủ hàng thông qua môi giới, nhờ người môi giới tìm tàu hỏi tàu để vận chuyển hàng hóa cho mình

Bước 2: Người môi giới chào tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ (liner booking note) Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu, trên đó có các thông tin cần thiết để người ta điền vào khi sử dụng, việc lưu cước tàu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có thể cho một lô hàng lớn thường xuyên được gửi Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả năm bằng một hợp đồng lưu cước với hãng tàu

Bước 3: Người môi giới với chủ tàu thỏa thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển

Trang 7

Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước với chủ tàu Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hóa ra cảng giao cho tàu Bước 6: Sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện của chủ tàu

sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ, người ta không ký hợp đồng thuê tàu Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở thì khi nhận hàng, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn cho người gửi hàng Vận đơn khi đã phát hành nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển lô hàng

Trang 8

PHẦN II: PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHUYẾN (VOYAGE

CHARTERING)

2.1 Khái niệm

Tàu chuyến là tàu chở hàng hóa theo đường biển, không chạy theo một tuyến đường nhất định, không có lịch trình định trước ghé qua các cảng nhất định mà đi theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở hợp đồng thuê tàu đã ký kết

Phương thức thuê tàu chuyến là việc mà chủ hàng sẽ liên hệ với chủ tàu hoặc người đại diện chủ tàu để thuê lại toàn bộ con tàu chuyên chở hàng hóa theo yêu cầu của mình

2.2 Đặc điểm

− Thời hạn hợp đồng ngắn hạn: Hợp đồng thuê tàu chuyến thường có thời hạn rất ngắn, chỉ áp dụng cho một chuyến đi cụ thể từ cảng xuất phát đến cảng đích Điều này

có nghĩa là sau khi hoàn thành chuyến hàng này, hợp đồng sẽ kết thúc và cả chủ tàu và người thuê tàu có thể tự do ký kết các hợp đồng mới cho những chuyến đi tiếp theo

− Độ linh hoạt cao:

+ Đối với chủ tàu: Chủ tàu có sự linh hoạt rất lớn trong việc lên kế hoạch

và sắp xếp lịch trình cho tàu của mình Sau khi kết thúc một hợp đồng thuê tàu chuyến, chủ tàu có thể linh hoạt tìm kiếm các chuyến hàng mới, điều chỉnh lộ trình hoặc đưa tàu vào bảo dưỡng

+ Đối với người thuê tàu: Người thuê tàu cũng có thể linh hoạt thuê tàu để đáp ứng những nhu cầu vận chuyển hàng hóa đột xuất hoặc theo mùa

vụ Họ không bị ràng buộc bởi bất kỳ một hợp đồng dài hạn nào, giúp tiết kiệm chi phí và tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

− Chi phí thuê tàu chuyến: Thường được tính toán dựa trên một số yếu tố như:

+ Trọng tải chết của tàu (DWT): Đây là khối lượng tối đa mà tàu có thể chở, bao gồm cả hàng hóa và nhiên liệu

Trang 9

+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển (M/T): Là khối lượng thực tế của hàng hóa được vận chuyển trên tàu

+ Việc tính phí theo chuyến giúp cho cả chủ tàu và người thuê tàu dễ dàng

dự toán và kiểm soát chi phí

− Phân chia chi phí rõ ràng: Trong hợp đồng thuê tàu chuyến, trách nhiệm về các chi phí vận hành tàu thường được phân chia rõ ràng giữa chủ tàu và người thuê tàu

+ Chủ tàu: Thường chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan trực tiếp đến tàu như: Dầu nhiên liệu, lương thủy thủ, bảo hiểm tàu, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tàu,

+ Người thuê tàu: Thường chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến hàng hóa như: Phí xếp dỡ hàng, thuế hải quan, bảo hiểm hàng hóa,

− Chia sẻ rủi ro: Cả chủ tàu và người thuê tàu đều phải đối mặt với một số rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa

+ Chủ tàu: Rủi ro về hư hỏng tàu, tai nạn hàng hải, biến động giá nhiên liệu,

+ Người thuê tàu: Rủi ro về hư hỏng, mất mát hàng hóa, chậm trễ giao hàng,

+ Để giảm thiểu rủi ro, các bên thường đưa vào hợp đồng các điều khoản

về bảo hiểm, miễn trừ trách nhiệm và giải quyết tranh chấp

2.3 Ưu điểm, nhược điểm

2.3.1 Ưu điểm của phương thức thuê tàu chuyến

− Giá cước rẻ: Việc thuê tàu chuyến thường có giá cước thấp hơn so với các hình thức vận chuyển khác do chủ tàu và người thuê có thể đàm phán trực tiếp với chủ tàu

mà không thông qua môi giới, loại bỏ các chi phí trung gian Chủ hàng có thể so sánh giá cước của nhiều hãng tàu để lựa chọn mức giá tốt nhất

− Các điều khoản trong vận đơn do 2 bên thoả thuận: Các điều khoản trong bill

Trang 10

thuận lợi cho cả chủ tàu và người thuê tàu, cụ thể hóa trách nhiệm và quyền lợi giữa của các bên liên quan Các thỏa thuận có thể bao gồm chi tiết về thời gian xếp dỡ hàng, cảng xuất phát và cảng đến, giúp tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong quá trình vận chuyển

− Tốc độ chuyên chở nhanh: chạy thẳng, ít ghé vào các cảng dọc đường: Tàu chuyến thường chạy thẳng từ cảng xuất phát đến cảng đích mà không ghé qua nhiều cảng khác, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển Với lịch trình rõ ràng và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, tàu chuyến có thể đảm bảo hàng hóa đến đích đúng thời gian dự kiến, rất quan trọng đối với các loại hàng hóa dễ hỏng hoặc có thời hạn sử dụng ngắn

2.3.2 Nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyển

− Giá cước thường biến động: Giá cước thuê tàu chuyến có thể dao động mạnh

do ảnh hưởng của cung cầu trên thị trường, biến động giá nhiên liệu, và các yếu tố kinh tế, chính trị toàn cầu Sự biến động này gây khó khăn cho người thuê trong việc

dự báo và kiểm soát chi phí vận chuyển, có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh

và lợi nhuận

− Nghiệp vụ thuê tàu phức tạp: Việc thuê tàu chuyến đòi hỏi người thuê phải có kiến thức sâu rộng về ngành hàng hải, luật hàng hải, và các quy định liên quan Các hợp đồng thuê tàu thường phức tạp, bao gồm nhiều điều khoản chi tiết về trách nhiệm, quyền lợi, và nghĩa vụ của các bên, đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia pháp lý và

tư vấn để đảm bảo hợp đồng được thực hiện đúng và đủ

2.4 Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến

Ngoài trường hợp chủ hàng có thể chủ động liên hệ với bên cho thuê tàu thì thông thường chủ hàng thông qua môi giới, đại lý vận tải làm thủ tục thuê tàu cho mình Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến diễn ra như sau:

Bước 1: Người thuê tàu thông qua môi giới yêu cầu thuê tàu để vận chuyển hàng hóa Ở bước này người thuê tàu phải cung cấp cho người môi giới tất cả các thông tin về hàng hoá như: tên hàng, bao bì đóng gói, số lượng hàng, hành trình của hàng… để người môi giới có cơ sở tìm tàu

Trang 11

Bước 2: Người môi giới chào tàu: trên cơ sở thông tin về hàng hóa, người môi giới tìm tàu và giới thiệu cho chủ hàng tàu phù hợp

Bước 3: Người môi giới thay mặt người thuê tàu đàm phán với chủ tàu: Sau khi tìm được chủ tàu phù hợp, chủ tàu và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi xếp dỡ, vị trí tàu, thời gian đến cảng…

Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu: Sau khi có kết quả đàm phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết quả đàm phán cho người thuê tàu để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng thuê tàu

Bước 5: Ký kết hợp đồng Trước khi ký kết hợp đồng người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản của hợp đồng Hai bên sẽ trực tiếp chỉnh sửa và bổ sung những điều đã thỏa thuận cho phù hợp vì thuê tàu chuyến, hợp đồng mẫu mới chỉ nêu những nét chung

Bước 6: Chủ hàng đưa hàng ra cảng để xếp lên tàu

Bước 7: Khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đại lý của tàu sẽ cấp vận đơn cho người thuê tàu, vận đơn này được gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (bill of lading to charter party)

Trang 12

PHẦN III: PHÂN BIỆT PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU

CHỢ VÀ THUÊ TÀU CHUYẾN

3.1 Giống nhau

− Đây là hai phương thức phổ biến trong vận tải quốc tế đều có mục đích chính là chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác

− Đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và logistics, giúp các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa trên phạm vi toàn cầu Mỗi phương thức phục vụ các nhu cầu khác nhau, nhưng mục tiêu chung là đảm bảo sự lưu thông của hàng hóa một cách hiệu quả

− Cả hai hình thức đều dựa trên một hợp đồng vận chuyển, trong đó quy định rõ các điều khoản về hàng hóa, cước phí, thời gian vận chuyển, trách nhiệm của các bên

− Vận đơn đường biển là chứng từ chính xác nhận việc vận chuyển hàng hóa Vận đơn có chức năng như một chứng từ vận chuyển và chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa

− Phải tuân thủ các quy định chung của luật hàng hải quốc tế như Công ước Hague, Công ước Hamburg, hay Quy tắc Rotterdam, nhằm đảm bảo quyền và nghĩa

vụ của các bên tham gia vào quá trình vận tải

− Người thuê tàu trong cả hai phương thức có thể sử dụng dịch vụ của môi giới hàng hải để tìm kiếm tàu phù hợp và đàm phán các điều khoản trong hợp đồng thuê tàu

Trang 13

3.2 Khác nhau

Tiêu chí Thuê tàu chợ (Liner Chartering) Thuê tàu chuyến (Voyage Chartering)

Lịch

trình Cố định và có sẵn Lịch trình linh hoạt, phụ thuộc vào yêucầu của người thuê

Tuyến

đường Tuyến đường cố định

Tuyến đường linh hoạt, có thể đi đến các

cảng không thường xuyên

Loại

hàng

hóa

Hàng lẻ và container Thích hợp cho hàng hóa đặc biệt, cồng

kềnh hoặc số lượng lớn

Chi phí Cố định và công khai Có thể đắt hơn, nhưng hiệu quả cho lô

hàng lớn, tính theo chuyến

Linh

hoạt Hạn chế về linh hoạt

Rất linh hoạt, có thể điều chỉnh theo nhu

cầu cụ thể

Dịch vụ

đi kèm

Dịch vụ trọn gói, bao gồm bốc dỡ,

giao nhận

Dịch vụ tùy chỉnh theo yêu cầu của người

thuê

Quy mô

sử dụng Phù hợp với lô hàng nhỏ và trungbình Thích hợp cho lô hàng lớn, toàn bộ tàu.

Ngày đăng: 13/11/2024, 15:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w