1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hợp đồng thuê tàu chuyến giữa công tytnhh vận tải việt thuận và công ty cổ phần vận tải biển việt nam

67 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hợp đồng thuê tàu chuyến giữa công tytnhh vận tải việt thuận và công ty cổ phần vận tải biển việt nam
Tác giả Chúng Em
Người hướng dẫn ThS. Dương Thị Thu Lan
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 7,89 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (6)
    • 1.1. Khái quát về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển (6)
      • 1.1.1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển (6)
      • 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển (6)
        • 1.1.2.1. Chủ thể (6)
        • 1.1.2.2. Đối tượng (7)
        • 1.1.2.3. Nội dung (7)
      • 1.1.3. Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển (7)
        • 1.1.3.1. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chợ (7)
        • 1.1.3.2. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến (8)
      • 1.1.4. Nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển (8)
        • 1.1.4.1. Trách nhiệm của bên thuê vận chuyển (0)
    • 1.2. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến (10)
      • 1.2.1. Các loại hợp đồng mẫu thường gặp trong nghiệp vụ thuê tàu chuyến (10)
      • 1.2.2. Các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chuyến (11)
        • 1.2.2.1. Luật quốc gia (11)
        • 1.2.2.2. Tập quán hàng hải quốc tế (12)
        • 1.2.2.3. Tiền lệ pháp (12)
      • 1.2.3. Nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến (13)
        • 1.2.3.1. Điều khoản chủ thể của hợp đồng (13)
        • 1.2.3.2. Điều khoản về hàng hoá (13)
        • 1.2.3.3. Điều khoản về cảng xếp / dỡ hàng (14)
        • 1.2.3.4. Điều khoản về chi phí xếp dỡ (14)
        • 1.2.3.5. Điều khoản về tàu thực hiện (15)
        • 1.2.3.6. Điều khoản về thời gian tàu đến cảng xếp hàng( Laydays time) (15)
        • 1.2.3.7. Điều khoản về cước phí thuê tàu (15)
        • 1.2.3.8. Điều khoản về thời gian xếp/dỡ và thưởng/phạt xếp dỡ (15)
        • 1.2.3.9. Điều khoản về trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở (16)
        • 1.2.3.10. Điều khoản về trọng tài (17)
        • 1.2.3.11. Điều khoản về cầm giữ hàng (17)
        • 1.2.3.12. Điều khoản về chiến tranh, đình công (18)
        • 1.2.3.13. Điều khoản về tổn thất chung và New Jason (19)
        • 1.2.3.14. Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi (20)
        • 1.2.3.15. Điều khoản đóng mở hầm hàng (20)
        • 1.2.3.16. Điều khoản vệ sinh hầm hàng (20)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN (22)
    • 2.1. Tổng quan về hợp đồng (22)
      • 2.1.1. Chủ thể của hợp đồng (22)
      • 2.1.2. Đối tượng của hợp đồng (24)
      • 2.1.3. Hình thức của hợp đồng (25)
      • 2.1.4. Thẩm quyền ký kết (25)
      • 2.1.5. Nguồn luật điều chỉnh (26)
      • 2.1.6. Các điều khoản có trong hợp đồng (26)
    • 2.2. Phân tích và đánh giá các điều khoản của hợp đồng (27)
      • 2.2.1. Điều khoản về thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng (27)
      • 2.2.2. Điều khoản về chủ thể (27)
      • 2.2.3. Điều khoản tên tàu (27)
      • 2.2.4. Điều khoản về dự kiến thời gian sẵn sàng xếp hàng (28)
      • 2.2.5. Điều khoản về cảng xếp và cảng dỡ (28)
        • 2.2.5.1. Cảng xếp (28)
        • 2.2.5.2. Cảng dỡ (28)
      • 2.2.6. Điều khoản về hàng hóa (29)
      • 2.2.7. Điều khoản về cước và phương thức thanh toán cước (31)
        • 2.2.7.1. Cước (31)
        • 2.2.7.2. Phương thức thanh toán cước (31)
      • 2.2.8. Điều khoản về đại lý cảng xếp và cảng dỡ (34)
      • 2.2.9. Điều khoản về thời gian làm hàng (36)
      • 2.2.10. Điều khoản về ngày huỷ hợp đồng (38)
      • 2.2.11. Điều khoản về phạt/thưởng làm hàng và cách thức thanh toán (38)
      • 2.2.12. Điều khoản về tổn thất chung được giải quyết (39)
      • 2.2.13. Điều khoản về thuế cước (40)
      • 2.2.14. Điều khoản về luật và phương thức giải quyết tranh chấp (41)
      • 2.2.15. Các điều khoản thỏa thuận thêm (42)
        • 2.2.15.1. Điều khoản về vận đơn (42)
        • 2.2.15.2. Điều khoản khối lượng hàng hóa được xác định bằng giám định mớn nước (43)
        • 2.2.15.3. Điều khoản về hầm hàng (45)
        • 2.2.15.4. Điều khoản về chi phí và nhân công xếp dỡ (46)
        • 2.2.15.5. Các điều khoản khác (47)
    • 2.3. Nhận xét về hợp đồng (48)
      • 2.3.1. Nhận xét chung về hợp đồng (48)
        • 2.3.1.1. Ưu điểm (48)
        • 2.3.1.2. Nhược điểm (48)
      • 2.3.2. Rủi ro pháp lý có thể gặp (49)
        • 2.3.2.1. Rủi ro về pháp luật áp dụng đối với hợp đồng (49)
        • 2.3.2.2. Rủi ro về năng lực, thẩm quyền ký kết (49)
        • 2.3.2.3. Rủi ro về các điều khoản không được quy định trong hợp đồng (50)
    • 2.4. Đề xuất một số điều khoản còn thiếu (51)
      • 2.4.1. Điều khoản liên quan đến dung tích và trọng tải tàu (51)
      • 2.4.2. Điều khoản ngôn ngữ sử dụng ưu tiên (52)
      • 2.4.3. Điều khoản về trọng tài (52)
      • 2.4.4. Điều khoản bất khả kháng (53)
      • 2.4.5. Điều khoản áp dụng chế tài (54)
  • KẾT LUẬN (56)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (57)

Nội dung

Bên cạnh đó, còn có các bên liên quan đếnviệc vận chuyển: người đại lý hoặc ủy thác nếu có, thuyền trưởng, chủ tàu nếuchủ tàu không là bên vận chuyển và những người làm công của người vậ

TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Khái quát về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

1.1.1 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển: Theo Công ước của liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1978: người chuyên chở đảm nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước” ( Điều 1 khoản 6)

Theo khoản 1 điều 145 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015: “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng’’.

Trước đây, hợp đồng đã từng được thể hiện dưới hình thức lời nói, song tình trạng lời nói gió bay, đã nảy sinh nhiều tranh chấp nên ngày nay.

Ngày nay tập trung lại thì có 3 phương thức thuê tàu chính là:

 Phương thức thuê tàu chợ

 Phương thức thuê tàu chuyến

 Phương thức thuê tàu định hạn

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển gồm bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển Bên cạnh đó, còn có các bên liên quan đến việc vận chuyển: người đại lý hoặc ủy thác (nếu có), thuyền trưởng, chủ tàu (nếu chủ tàu không là bên vận chuyển) và những người làm công của người vận chuyển.Ngoài ra các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định tại Điều 147 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015.

1.1.2.2 Đối tượng Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là hàng hóa hay đồ vật (mà chủ yếu là các vật đồng loại có giá trị và giá trị sử dụng). Hàng hóa là đối tượng của chủng loại hợp đồng này, theo khoản 2, Điều 145 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định ‘‘Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển’’

Thông thường một hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển có những nội dung chủ yếu sau:

- Chủ thể của hợp đồng

- Điều kiện liên quan tới tàu biển

- Điều kiện thời gian tàu đến cảng xếp hàng

- Điều kiện hàng hóa để vận chuyển

- Điều kiện cảng bốc dỡ

- Điều kiện cước phí vận chuyển

- Điều kiện chi phí bốc dỡ

- Điều kiện thời gian bốc dỡ

- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

1.1.3 Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

1.1.3.1 Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chợ

Tàu chợ (Liner) hay còn gọi là tàu chạy định tuyến, tàu kinh doanh thường xuyên trên một tuyến hàng hải nhất định, ghé qua những cảng nhất định và theo một lịch trình (ngày tàu đi, đến, các cảng ghé) đã định trước (Sailing schedule ) với biểu cước, phí đã định sẵn Giá cước tàu chợ thường gồm cước cơ bản cộng thêm các loại phụ phí như : Phụ phí giá dầu (BAF), phụ phí tiền tệ (CAF), phụ phí ùn tàu(Congestion charger)… Đây là hình thức mà chủ hàng trực tiếp, hay gián tiếp, thông qua người môi giới thuê tàu chuyên nghiệp, hay đại lý của người chuyên chở yêu cầu người chuyên chở, dành một phần con tàu để chuyên chở một lô hàng từ cảng này, đến một cảng khác trong lịch trình và thanh toán cước phí cho người chuyên chở theo một biểu định trước của chủ tàu đã niêm yết

Trong ngoại thương, việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ không có hợp đồng, nếu hiểu hợp đồng là kết quả đàm phán, được ghi thành văn bản, có chữ ký của người thuê chở và người chuyên chở Bằng chứng của hợp đồng chỉ có đơn xin lưu khoang tàu chợ (Booking note) và vận đơn (Bill of Lading- B/L)

1.1.3.2 Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến

Tàu chuyến (Tramp) hay tàu chạy rông, là tàu kinh doanh chuyên chở hàng hoá không theo một tuyến đường nhất định và không theo một lịch trình định trước Tàu chuyên chở theo phương thức chuyến thường có cấu tạo một boong, có miệng hầm lớn thuận tiện cho việc dỡ hàng Tàu chuyến có thể là tàu chuyên dụng, có thể là tàu đa dụng, tốc độ của tàu chuyến thường không cao, trung bình chỉ từ 12 - 14 hải lý/giờ Tàu chuyến thường chuyên chở hàng hoá theo yêu cầu của người thuê tàu và trong một khu vực nhất định, nhưng cũng có khi chạy xa vượt đại dương

1.1.4 Nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

1.1.1.1 Trách nhiệm của bên thuê vận chuyển

Người gửi hàng phải đảm bảo hàng hóa được đóng gói và đánh dấu ký, mã hiệu theo quy định Mã ký hiệu này phải đảm bảo, khi tới tay người vận chuyển, không bị mờ Người gửi hàng phải cung cấp trong một thời gian thích hợp cho người vận chuyển các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết đối với hàng hóa dễ nổ, dễ cháy và các loại hàng hóa nguy hiểm khác hoặc loại hàng hoá cần phải có biện pháp đặc biệt khi bốc hàng, vận chuyển, bảo quản và dỡ hàng Người gửi hàng phải bồi thường các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác hoặc không hợp lệ các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết Bên vận chuyển không có nghĩa vụ phải kiểm tra sự chính xác hay đầy đủ của các thông tin đó.

1.1.4.2 Trách nhiệm của người vận chuyển

 Thời hạn, giới hạn và cơ sở trách nhiệm của người vận chuyển

(1) Về thời hạn trách nhiệm của người vận chuyển đối với hàng hóa

+ Khoảng thời gian bắt đầu từ khi người vận chuyển đã nhận hàng từ người gửi hàng hoặc một người thay mặt người gửi hàng hoặc một cơ quan có thẩm quyền hoặc người thứ ba khác mà theo luật lệ hoặc quy định ở cảng bốc hàng, hàng hóa phải được giao cho người vận chuyển để vận chuyển;

+ cho đến khi người vận chuyển đã giao hàng cho người nhận, hoặc trong trường hợp người nhận không nhận hàng từ người vận chuyển thì bằng cách đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người nhận hàng phù hợp với hợp đồng hoặc luật lệ hoặc tập quán buôn bán tại cảng dỡ hàng, hoặc bằng cách chuyển giao cho một cơ quan có thẩm quyền hoặc cho một người thứ ba khác mà theo luật lệ hoặc quy định áp dụng ở cảng dỡ hàng, hàng hóa phải được chuyển giao cho người đó

(2) Về giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 quy định về giới hạn bồi thường của người chuyên chở đối với tổn thất do hư hỏng, mất mát hàng hóa xảy ra trong thời gian người vận chuyển chịu trách nhiệm về hàng hóa và có lỗi đó do chính họ gây nên

(3) Về cơ sở trách nhiệm của người vận chuyển

Về nghĩa vụ “cần mẫn hợp lý”:

Pháp luật Việt Nam quy định nghĩa vụ của người vận chuyển là phải có một sự “cần mẫn hợp lý” hay phải có sự “chăm sóc chu đáo hàng hóa”, “giữ hàng cẩn thận và thích hợp”

Về chậm giao hàng: Đối với việc chậm giao hàng, Quy tắc Hague không nói đến Nhưng Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 và Quy tắc Hamburg cho rằng việc chậm giao hàng cũng là lỗi của người vận chuyển trừ khi bốn trường hợp miễn trách do việc chậm giao hàng

 Miễn trách của người vận chuyển

Thêm vào đó, theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 và Quy tắc Hague, có một danh mục gồm 17 trường hợp miễn trách cho người vận chuyển Chủ hàng muốn được bồi thường về thiệt hại xảy ra đối với hàng hóa thì phải chứng minh người chuyên chở có lỗi Khi đó, người vận chuyển chỉ việc chứng minh thiệt hại đó thuộc một trong 17 trường hợp được liệt kê là được miễn trách hoàn toàn Điều đó có nghĩa là trong trường hợp này, chủ hàng phải là người chủ động chứng minh lỗi của người vận chuyển Nói cách khác, nghĩa vụ chứng minh lỗi thuộc người thuê vận chuyển

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến

1.2.1 Các loại hợp đồng mẫu thường gặp trong nghiệp vụ thuê tàu chuyến

Trên thế giới hiện nay có trên 60 loại hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu và được phân chia thành 2 nhóm

Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến mang tính chất tổng hợp

 Mẫu hợp đồng Gencon: dùng để thuê tàu chuyến chở các loại hàng bách hoá, do Hội đồng hàng hải quốc tế Baltic( BIMCO) soạn thảo năm 1922 và đã được sửa đổi nhiều lần vào các năm 1922,1974,1976,1994, nhằm mục đích hoàn thiện sửa đổi các lỗi, trong quá trình sử dụng nảy sinh, để loại bỏ tối đa các điểm mập mờ, nước đôi dễ gây hiểu lầm dẫn đến tranh chấp cũng như bảo vệ quyền lợi các bên

 Mẫu hợp đồng NUVOY: hợp đồng mẫu do Hội nghị đại diện các cơ quan thuê tàu và chủ tàu các nước hội đồng tương trợ kinh tế (trước đây) phát hành năm 1964.

 Mẫu hợp đồng Scancon: hợp đồng mẫu do hiệp hội hàng hải quốc tế và Baltic phát hành năm 1956.

Mẫu hợp đồng thuê tàu mang tính chất chuyên dụng dùng để chuyên chở các loại hàng hoá có khối lượng lớn như: than, quặng, xi măng, ngũ cốc… trên các tuyến, luồng hàng nhất định như: mẫu NORGRAIN 89 của Hiệp hội môi giới và đại lý Hoa kỳ dùng để thuê chở ngũ cốc; mẫu SOVCOAL của Liên xô cũ phát hành năm

1962 để chở than; mẫu POLCOAL của Ba lan phát hành năm 1971 cũng dùng để chở than - mẫu SOVORECON của Liên xô cũ phát hành năm 1950 dùng để thuê chở quặng,

Hiện nay, xu hướng chung của việc chuẩn hóa nội dung và thống nhất mẫu hợp đồng, đang tiến hành theo hướng thống nhất và đơn giản hoá nội dung

1.2.2 Các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chuyến

Là những văn bản pháp luật có hiệu lực cao do các cơ quan đặc biệt phát hành (Quốc hội) nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong các lĩnh vực lớn của xã hội trên cơ sở của hiến pháp ( Cụ thể hoá Hiến pháp).

Luật quốc gia được áp dụng khi:

 Ký hợp đồng thuê tàu các bên quy định điều khoản luật áp dụng, ví dụ: Hợp đồng GENCON 94 quy định áp dụng luật Anh ( khoản a điều 19) luật hàng hải Mỹ (khoản b điều 19)

 Khi xảy ra tranh chấp, các bên thỏa thuận luật áp dụng và làm thành văn bản riêng.

 Khi tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền xét xử các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thuê tàu lựa chọn luật quốc gia để áp dụng

Khi nói tới luật quốc gia làm nguồn điều chỉnh các hợp đồng thuê tàu chuyến, không có nghĩa là toàn bộ hệ thống luật pháp của quốc gia đó được đem ra áp dụng, nó chỉ được áp dụng theo các nguyên tắc sau:

 Chỉ những nhóm luật chuyên biệt có liên quan đến hợp đồng thuê tàu, ví dụ: Luật hợp đồng, luật hàng hải, luật thương mại hàng hải , …

 Nếu hệ thống luật của nước được chọn mà không có luật chuyên biệt hợp đồng thuê tàu, thì có thể áp dụng những luật có nội dung trực tiếp đến hợp đồng chuyên chở ( ví dụ : Luật Hàng hải Việt nam ).

 Nếu hệ thống luật nước được chọn không có luật liên quan trực tiếp đến hợp đồng chuyên chở, thì áp dụng những nguyên tắc hợp đồng trong luật dân sự

1.2.2.2 Tập quán hàng hải quốc tế

Khái niệm : Tập quán hàng hải là thói quen hàng hải được lặp đi lặp lại nhiều lần, được nhiều nước công nhận và áp dụng liên tục đến mức nó trở thành một quy tắc mà các bên mặc nhiên tuân theo.

Các trường hợp áp dụng tập quán hàng hải:

 Khi hợp đồng thuê tàu quy định, ví dụ: mức xếp, dỡ: CQD ( customary quickest despatch) tức mức xếp, dỡ theo tập quán cảng.

 Khi hợp đồng không quy định nhưng luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng thuê tàu dẫn chiếu tới

 Khi hợp đồng thuê tàu không quy định, các nguồn luật áp dụng cho hợp đồng thuê tàu không có quy định cụ thể cho vấn đề đang tranh chấp

Cách áp dụng các tập quán hàng hải: Khi áp dụng các tập quán các bên có nghĩa vụ chứng minh nội dung của tập quán đó, các bên cần phải có cách hiểu thống nhất nội dung của tập quán

 Khi hợp đồng quy định cụ thể

 Nếu hợp đồng không quy định

Khi tranh chấp nảy sinh, các bên có thể thỏa thuận thực hiện theo một tập quán nào đó, ví dụ: Khi hợp đồng không quy định mức xếp dỡ Nếu tranh chấp nảy sinh các bên có thể thỏa thuận mức xếp, dỡ CQD Hoặc khi tòa án hoặc trọng tài xét xử các tranh chấp : Tòa án hoặc các hội đồng trọng tài sẽ xem xét dựa trên các tập quán để xét xử, ví dụ : Tranh chấp có liên quan đến ngày làm việc là mùng 4 tết tại Việt nam chẳng hạn, mặc dù luật quy định đây là ngày làm việc, nhưng theo tập quán, thông lệ công nhân vẫn nghỉ làm việc hoặc làm việc uể oải, chắc chắn trọng tài hoặc toà án không thể xử bắt người thuê tàu nộp tiền phạt làm hàng chậm cho cả ngày này

1.2.2.3 Tiền lệ pháp Án lệ là các bản án, hoặc quyết định của tòa án hoặc quyết định của các cơ quan hành chính (cấp cao) về một hành vi cụ thể nào đó, đã xảy ra nhưng được sử dụng làm khuôn mẫu để ứng xử cho các hành vi vi phạm sau này Án lệ được áp dụng khi:

 Hợp đồng thuê tàu chọn luật của các nước theo hệ thống luật Anh, Mỹ làm luật điều chỉnh hợp đồng

 Toà án, trọng tài mà hợp đồng chỉ định được quyền chọn luật áp dùng thì họ có thể chọn cái gì họ cho là đúng, cần thiết

1.2.3 Nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến 1.2.3.1 Điều khoản chủ thể của hợp đồng

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN

Tổng quan về hợp đồng

2.1.1 Chủ thể của hợp đồng a Bên thuê tàu - Công ty TNHH Vận tải Việt Thuận

 Thông tin về Bên thuê tàu:

 Tên: Công ty TNHH Vận tải Việt Thuận

 Địa chỉ: Số 42, đường Nguyễn Du, tổ 29B, phường Quang Trung,

TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

 Tư cách chủ thể Công ty TNHH Vận tải Việt Thuận:

Hình 2.1: Thông tin về mã số thuế của công ty TNHH Vận tải Việt Thuận

Công ty TNHH Vận tải Viêt Thuận là công ty cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy nội địa được thành lập vào năm 2005 Hiện nay Công ty đang sở hữu một lượng lớn các phương tiện vận tải hiện đại và đa dạng khoảng hơn 600.000 tấn gồm: tàu biển, tàu SB và tàu sông có tải trọng từ 3.000 đến 53.600 tấn.

Trụ sở của Chủ tàu đặt tại Việt Nam với mã số thuế là 5700562451 Đây là chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanh tại Việt Nam. b Chủ tàu - Công ty CP Vận tải biển Việt Nam

 Thông tin về Chủ tàu:

 Tên: Công ty CP Vận tải biển Việt Nam

 Địa chỉ: 215 Lạch Tray, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

 Tư cách chủ thể Công ty CP Vận tải biển Việt Nam:

Hình2.2: Thông tin về mã số thuế của công ty CP Vận tải biển Việt Nam

Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008 trên cơ sở chuyển đổi sang mô hình cổ phần từ Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) được thành lập ngày 01/7/1970 Hoạt động kinh doanh chính của công ty là vận tải biển Bên cạnh đó, đơn vị còn cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ như thuê tàu, buôn bán tàu, logistics, sửa chữa tàu, cung ứng dầu nhờn và vật tư, Trụ sở của Chủ tàu đặt tại Việt Nam với mã số thuế là

0200106490 Đâylà chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanh tại Việt Nam.

2.1.2 Đối tượng của hợp đồng

Tên hàng hóa: Indonesia Steam Coal In Bulk - Than đá rời Đặc trưng của hàng hóa: Than đá Indonesia được đánh giá là có chất lượng hàng đầu thế giới Với đặc điểm ít tro và hàm lượng lưu huỳnh thấp, loại than này trở thành một trong những nguyên liệu thân thiện nhất với môi trường và được rất nhiều doanh nghiệp tin dùng Ứng dụng: Than đá được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hiện đại như sản xuất điện, luyện kim, nguyên liệu cho vật liệu xây dựng, khí đốt, công nghiệp hóa chất, sản xuất đồ gia dụng, Như vậy, than đá là một nguyên liệu có tính ứng dụng cao và đem lại nhiều lợi ích phục vụ cho đời sống của con người.

Quy định trong Hợp đồng: Đối tượng của Hợp đồng được ghi trong điều khoản 1:

Số lượng - Tên hàng hóa - Dung sai. Đối tượng của hợp đồng là hợp pháp do mặt hàng này không thuộc danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu theo phụ lục II của nghị định số 69/2018/NĐ – CP ngày 15/5/2018 của chính phủ Việt, là đối tượng được phép kinh doanh và được nhập khẩu từ khi doanh nghiệp bên bán đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối tượng của Hợp đồng chưa nêu rõ được phẩm chất của hàng hóa Thông tin chi tiết sẽ được phân tích tại mục 2.2 của tiểu luận.

2.1.3 Hình thức của hợp đồng

Khoản 2 điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định: Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Khoản 15 điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Đây là dạng hợp đồng một văn bản do hai bên soạn thảo, là dạng văn bản ngắn hạn và có hình thức hợp pháp Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là tiếng Anh và tiếng Việt Kết cấu 3 phần rõ ràng bao gồm: Mở đầu, điều khoản và ký kết

2.1.4 Thẩm quyền ký kết a Bên thuê tàu

Người có thẩm quyền ký kết Hợp đồng của bên thuê tàu là Giám đốc TrịnhTrung Úy - người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp

Trong trường hợp người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không đủ khả năng để tham gia ký kết hợp đồng, người được ủy quyền phải có văn bản ủy quyền dài hạn/thời vụ cho cá nhân đó để được cấp quyền ký kết. b Chủ tàu

Người có thẩm quyền ký kết Hợp đồng của bên thuê tàu là Giám đốc Cao Minh Tuấn - người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp

Trong trường hợp người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không đủ khả năng để tham gia ký kết hợp đồng, người được ủy quyền phải có văn bản ủy quyền dài hạn/thời vụ cho cá nhân đó để được cấp quyền ký kết.

Hai bên thống nhất sẽ áp dụng Luật Hàng Hải Việt Nam (2015) khi có xảy ra tranh chấp mà không thể giải quyết được thông qua thương lượng Ngoài ra, tại điều khoản 28 cũng chỉ ra rằng Hợp đồng mẫu được áp dụng sẽ là Hợp đông thuê tàu Gencon 1994.

2.1.6 Các điều khoản có trong hợp đồng

Hợp đồng mua bán giữa công ty TNHH Việt Thuận và Công ty CP Vận tải biển Việt Nam bao gồm 28 Điều khoản với những nội dung chính sau:

 Điều khoản hàng hóa và số lượng

 Điều khoản cảng xếp và cảng dỡ

 Điều khoản tàu thực hiện

 Điều khoản laycan của lô hàng

 Điều khoản tốc độ xếp, dỡ hàng

 Điều khoản bất khả kháng

Phân tích và đánh giá các điều khoản của hợp đồng

2.2.1 Điều khoản về thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng

Hợp đồng có ghi rõ ngày tháng năm kí kết hợp đồng cụ thể, tuy nhiên không đề cập đến nơi kí kết Nếu 2 bên không mặt trực tiếp mà chỉ kí kết hợp đồng qua mail hoặc fax thì nơi kí kết không cần đề cập đến trong điều khoản này Nếu 2 bên có gặp mặt và kí kết thì nên bổ sung nơi ký kết hợp đồng vào trong điều khoản này của hợp đồng

2.2.2 Điều khoản về chủ thể

OWNER: VIETNAM OCEAN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY

ADD: 215 LACH TRAY STR., DANG GIANG WARD, NGO QUYEN DISTRICT, HAIPHONG CITY, VIETNAM

CHARTERER: VIET THUAN TRANSPORT CO., LTD.

ADD: NO 42, NGUYEN DU STREET, GROUP 29B, QUANG TRUNG WARD, UONG BI CITY, QUANG NINH PROVINCE, VIETNAM

Hợp đồng đã ghi rõ tên, địa chỉ đăng ký kinh doanh, số điện thoại, Fax, Telex, E-mail của bên chủ tàu và bên thuê tàu Mặc dù không có mã số thuế tuy nhiên đây là 2 công ty ở Việt Nam nên có thể dễ dàng xác định được tính minh bạch Vì vậy 2 chủ thể đã đủ thông tin và minh bạch.

Hợp đồng chưa xác định rõ tên tàu vận chuyển hàng hóa mà thay vào đó, nó đề cập đến các điều kiện và yêu cầu cho tàu sẽ được chỉ định trong quá trình vận chuyển Do đây là một hợp đồng thuê tàu dài hạn, liên quan đến nhiều chuyến đi, nên không thể chỉ định tên con tàu cụ thể ngay trong văn bản hợp đồng Tuy nhiên, trong các thông báo cụ thể cho từng chuyến vận chuyển, hai bên cần phải cung cấp thông tin chi tiết về tên tàu.

Việc không nêu rõ tên tàu có thể gây ra rủi ro đối với bên thuê tàu vì tàu đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của hàng hoá Điều này đòi hỏi bên thuê tàu cần biết chính xác rằng tàu được thuê có khả năng và điều kiện phù hợp với loại hàng hóa được vận chuyển, và cũng cần hiểu rõ về chi phí thuê tàu.

Mặc dù các điều khoản trong hợp đồng, như Điều khoản 14 và 22, đề cập đến chứng chỉ quản lý an toàn quốc tế và cam kết về việc tuân thủ quy tắc và trách nhiệm pháp lý của chủ tàu đối với tàu và các mối quan hệ quốc tế (liên quan đến Iran), nhưng để đảm bảo phù hợp với hàng hóa cụ thể, bên thuê tàu cần yêu cầu thông tin cụ thể về tàu được chỉ định cho từng chuyến vận chuyển, cùng với thông tin liên quan khác, để đảm bảo rằng tàu này đáp ứng các yêu cầu cụ thể cho từng lô hàng Khi ký kết hợp đồng thuê tàu, việc chỉ định tên tàu cụ thể và thông tin chi tiết về tàu đó là cần thiết.

2.2.4 Điều khoản về dự kiến thời gian sẵn sàng xếp hàng

Hợp đồng thông báo thời gian dự kiến xếp hàng Thời gian thực hiện hợp đồng được xác định từ ngày 1/6/2023 đến ngày 29/2/2024 Điều này có thể liên quan đến việc chuẩn bị hàng hóa, đặt lịch trình tàu, và đảm bảo rằng toàn bộ quá trình vận chuyển diễn ra trong khoảng thời gian này Đây là một hợp đồng dài hạn, không có thời gian sẵn sàng làm hàng, vì vậy không có sự sẵn sàng hàng hóa trước thời gian này.

2.2.5 Điều khoản về cảng xếp và cảng dỡ

Hàng hóa sẽ được xếp tại một trong hai cảng ở Indonesia, đó là Muara Berau hoặc Taboneo Điều này chỉ định nơi hàng hóa sẽ được chất lên tàu và thực hiện việc xếp hàng tại đó Hợp đồng quy định cảng xếp là một khu vực cảng tại Indonesia, chưa quy định cụ thể cảng xếp hàng Các bên chưa thống nhất được cảng xếp Trong hợp đồng đưa ra khu vực cảng xếp nhưng không bổ sung thêm điều kiện khi nào thì chọn cảng nào vì thế nên bổ sung thêm điều kiện về chọn cảng xếp hoặc thống nhất cảng xếp giữa các bên trước khi vận chuyển hàng hóa

Cảng dỡ có thể là một trong ba tùy chọn tại Việt Nam, bao gồm Gò Gia,Thiêng Liềng, Hồ Chí Minh, hoặc Vũng Tàu Tuy nhiên, quá trình dỡ hàng cần phải tuân thủ các giới hạn mớn nước tại cảng dỡ Điều này quan trọng để đảm bảo về mặt hàng hải phải có đủ độ sâu thích hợp, để tàu có thể ra vào, luôn nổi hoặc chạm đất an toàn, đảm bảo tàu có đủ nước dưới thuyền để không gặp khó khăn trong việc cập bến và dỡ hàng Và cách thức giám định hàng hóa được nói rõ trong hợp đồng là bằng phương pháp mớn nước nên chủ tàu kiểm tra giới hạn mớn nước tại cảng dỡ.

Hợp đồng quy định cảng dỡ là các khu vực cảng tại Việt Nam , trong hợp đồng mẫu Gencon chỉ có 1 cảng dỡ Việc không quy định chính xác tên cảng dỡ mà chỉ ghi tên khu vực cảng/ cụm cảng sẽ gây rủi ro cho cả hai bên vì cước phí phát sinh thêm (chi phí vận tải nội địa đối với chủ hàng hoặc chi phí vận tải trong luồng lạch sông đối với hãng tàu) do vị trí cảng dỡ chính xác nằm ngoài dự trù.

Các bên chưa thống nhất được cảng dỡ Trong hợp đồng đưa ra cảng dỡ là một khu vực cảng vì thế nên bổ sung thêm điều kiện về chọn cảng dỡ hoặc thống nhất cảng dỡ giữa các bên trước khi vận chuyển hàng hóa.

2.2.6 Điều khoản về hàng hóa

Tên hàng hóa trong hợp đồng quy định:

Tiếng Anh: Indonesia steam coal in bulk

Tiếng Việt: Than đá rời

Tên hàng hóa được biểu đạt bằng cách ghi tên thông thường (Steam coal in bulk) kèm theo địa phương sản xuất ra nó (Indonesia)

Nhận xét tên hàng Điều khoản tên hàng chưa được quy định chặt chẽ Cách ghi tên hàng hóa trong tiếng Việt và tiếng Anh là khác nhau Trong tên tiếng anh của hàng hóa có kèm theo địa phương sản xuất trong khi tên tiếng Việt không có

Việc không đồng nhất tên hàng hóa trong tiếng Việt và tiếng Anh có thể gây bất lợi cho bên thuê tàu Khi có vấn đề phát sinh liên quan đến người vận chuyển giao không đúng hàng hóa (cụ thể về xuất xứ) thì người vận chuyển có thể viện lý do rằng hàng hóa được giao đúng với tên tiếng Việt và bản chất nó vẫn là than đá rời

Theo pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về việc ghi tên hàng hóa trong hợp đồng vận chuyển nhưng để thuận tiện cho người thuê tàu và chủ tàu trong việc đặc định hàng hóa thì trong điều khoản tên hàng nên bổ sung thêm quy cách về đặc điểm của hàng hóa.

Trong hợp đồng quy định:

Tổng số lượng hàng hóa cần phải vận chuyển là 1,000,000 tấn +/- 10% Số lượng hàng hóa mỗi chuyến hàng: 50,000 tấn +/- 10%

Theo hợp đồng quy định, bên có quyền quyết định về số lượng hàng hóa là chủ tàu Điều này hoàn toàn hợp lý vì chủ tàu là người nắm rõ dung tích, kích thước, khả năng chở hàng của tàu Hai bên đã thỏa thuận tổng số lượng hàng hóa cần vận chuyển là 1,000,000 tấn +/- 10% và số lượng hàng hóa mỗi chuyến là 50,000 tấn +/-10% Hàng hóa không được quy định chính xác mỗi chuyến mà được ghi kèm dung sai với tỷ lệ chênh là 10% bởi trong quá trình vận chuyển hoặc bốc hàng sẽ có những sai sót như rơi hàng, mất hàng hoặc hỏng hàng Việc quyết định số lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào khả năng, sức chứa của tàu Đơn vị đo lường hàng hóa là MT

Quy định về việc thông báo thời gian tàu đến cảng để bốc hàng: Mỗi chuyến hàng sẽ được công bố trong vòng 15 - 20 ngày trước laycan Trong khoảng thời gian này, chủ tàu phải thông báo cho người thuê tàu biết dự kiến thời gian tàu đến cảng xếp hàng

Nhận xét về hợp đồng

2.3.1 Nhận xét chung về hợp đồng

Hợp đồng có đầy đủ các nội dung cơ bản của một hợp đồng thuê tàu chuyến Các điều khoản: điều 15 và điều 25 để làm rõ hơn về các loại thuế và cước phí đối với hai bên để tránh xảy ra tranh chấp giúp cho việc nghĩa vụ thanh toán các loại phí và thuế rõ ràng hơn đối với hai bên.

Các điều khoản thỏa thuận thêm để làm rõ trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của hai bên

Hợp đồng chưa chia thành các bảng và các ô, mỗi ô tương ứng với các điều khoản nên có thể gây nhầm lẫn cho người đọc.Các điều khoản chưa được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý gây khó khăn cho người mới tiếp cận.Một số điều khoản có nội dung tương tự nhau mà không thấy rõ được sự khác biệt

Nội dung Ở điều khoản về dung tích và trọng tải con tàu không có chưa ghi rõ những thông tin về kích thước cũng như khả năng chở hàng thực tế của tàu Vì đây là điều khoản quan trọng, nó là phương tiện để chuyên chở hàng hóa, nó liên quan trực tiếp đến sự an toàn của hàng hóa nói riêng và sự an toàn, ổn định trong kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp Dưới góc độ là chủ hàng, anh ta rất quan tâm đến việc phải thuê được một con tàu thích hợp với hàng hoá của mình, phải vận chuyển hàng hoá an toàn, phải tiết kiệm được chi phí thuê tàu

Một trong những khuyết điểm của hợp đồng theo mẫu gencon là nó chưa thật sự đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên mặc dù Gencon cung cấp các điều khoản để đảm bảo quyền lợi của các bên nhưng đôi khi nó không đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên Hợp đồng chưa quy định về trọng tài để giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh và chưa nêu rõ chi phí xếp/ dỡ hàng

2.3.2 Rủi ro pháp lý có thể gặp

2.3.2.1 Rủi ro về pháp luật áp dụng đối với hợp đồng

Nguồn luật điều chỉnh CP là luật quốc gia chứ không phải các quy tắc quốc tế điều chỉnh vận đơn Trong mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến có điều khoản quy định rằng nếu có những tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng thì sẽ tham chiếu đến Luật hàng hải Việt Nam 2015; tham chiếu đến Luật hàng hải Anh Quốc nào và xử tại hội đồng Trọng tài London theo đạo luật trọng tài 1950 và 1979 hay bất cứ đạo luật sửa đổi hay được tái thông qua còn hiệu lực

Rủi ro thường gặp ở trường hợp tranh chấp phát sinh thường dẫn đến tình huống vô hiệu hợp đồng (vô hiệu về hình thức và nội dung) Hợp đồng có thể bị vô hiệu khi không bảo đảm về mặt hình thức và nội dung

Một số rủi ro có thể khiến cho hợp đồng vô hiệu đã được đề cập trong hợp đồng bao gồm: vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; do giả tạo; do bị hạn chế năng lực hành vi hoặc không có năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; do bị nhầm lẫn; do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; do không tuân thủ quy định về hình thức

2.3.2.2 Rủi ro về năng lực, thẩm quyền ký kết

Hợp đồng chưa đề cập đến địa điểm giao kết hợp đồng Các bên của hợp đồng có thể gặp những rủi ro cơ bản sau:

- Khi giao dịch trực tiếp: rủi ro xảy ra do sự thiếu hiểu biết về đối tác (thiếu thẩm định năng lực tài chính, uy tín của đối tác), chưa chuẩn bị đầy đủ các tư liệu cần thiết có liên quan, thiếu kỹ năng, nghệ thuật đàm phán, thiếu kế hoạch đàm phán của các bên.

- Giao dịch qua điện thoại: các bên có thể gặp rủi ro do ngôn từ sử dụng không rõ ràng, gãy gọn, kém linh hoạt, đôi khi sự không lịch thiệp trong giao tiếp có thể làm cho các bên mất đi một hợp đồng có giá trị sinh lợi lớn hay một khách hàng.

- Rủi ro do không am hiểu thông lệ kinh doanh quốc tế khi soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế

- Rủi ro xảy ra trong trường hợp người ký hợp đồng chưa được ủy quyền bởi chủ thể hợp đồng Khi không có điều kiện tự mình ký kết hợp đồng thì các cá nhân này có thể ủy quyền cho người khác ký thay Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản Tranh chấp có thể diễn ra do người ký hợp đồng không có thẩm quyền không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc là người đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết và trong thực tế trường hợp này diễn ra rất nhiều.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà hợp đồng có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần Khi đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của cả bên thuê và đơn vị vận chuyển.

2.3.2.3 Rủi ro về các điều khoản không được quy định trong hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng của các bên không tránh khỏi gặp một số rủi ro từ các điều khoản không được quy định trong hợp đồng như:

Rủi ro do thỏa thuận điều khoản về giải quyết tranh chấp

Trong hợp đồng đã thỏa thuận, trường hợp tiền phạt không được thanh toán đúng như quy định về tiền phạt trả phí dôi nhật, sau 96 giờ đồng hồ kể từ khi Chủ tàu sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho phép Người thuê tàu thực thi lại nghĩa vụ và nếu tàu vẫn trong phạm vi cảng xếp, khoản tiền phạt vẫn chưa được thanh toán, hợp đồng có thể chấm dứt vào bất kỳ thời điểm nào và người thuê tàu phải bồi thường thiệt hại phát sinh Trường hợp này được quy định sẽ áp dụng hình phạt, hủy hợp đồng nhưng không đề cập kỹ đến mức bồi thường thiệt hại phát sinh.

Rủi ro do các điều khoản của hợp đồng không chặt chẽ

Rủi ro do thiếu thông tin Điều khoản về Dung tích tàu, Trọng tải đều không được đề cập tới hay quy định trong hợp đồng Rủi ro có thể phát sinh khi tàu vượt quá trọng tải cho phép, do Luật có quy định mức hình phạt đối với phương tiện vượt quá trọng tải cho phép hoặc có hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện

Một số rủi ro do các điều khoản bất khả kháng hoặc thay đổi cơ bản

Rủi ro do thiên tai: là những rủi ro lũ lụt, hạn hán, động đất dịch bệnh…tác động bất lợi đến quá trình vận chuyển hàng hóa

Rủi ro chính trị, pháp lý: khi quyết định ký hợp đồng các bên phải dựa vào tình hình kinh tế xã hội, dựa vào quyết định thuế và luật thuế, mức phí ….sự thay đổi lớn về chính trị, pháp lí xảy ra có thể nằm ngoài dự đoán của các bên, sẽ có thể gây thiệt hại cho một trong hai bên.

Đề xuất một số điều khoản còn thiếu

2.4.1 Điều khoản liên quan đến dung tích và trọng tải tàu Điều khoản GT/NT (Gross Tonnage/Net Tonnage)

Với việc bổ sung điều khoản GT/NT (Gross Tonnage/Net Tonnage), người thuê tàu sẽ được cung cấp những thông tin quan trọng về kích thước và khả năng chở hàng thực tế của tàu Trong đó GT sẽ đo lường dung tích toàn bộ của tàu, bao gồm không gian nội thất, hệ thống máy móc và các công trình khác trên tàu, GT không liên quan trực tiếp đến trọng lượng của tàu, mà chỉ thể hiện khối lượng tổng thể của tàu Trong khi đó NT đo lường dung tích thực tế của tàu sau khi loại bỏ các không gian không liên quan đến vận tải hàng hóa, như không gian chứa nhiên liệu và hệ thống máy móc từ đó quyết định trọng lượng tối đa của hàng hóa có thể được chở trên tàu để quản lý hạn chế tải trọng Đồng thời GT/NT cũng là minh chứng cho việc con tàu đã đảm bảo GT/NT được quy định bởi các cơ quan và tổ chức hàng hải quốc tế về các quy tắc, quy định và tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ môi trường và quản lý chất lượng trong ngành hàng hải, tránh những trách nhiệm pháp lý và phạt tiền hoặc hậu quả nghiêm trọng khác Ngoài ra, GT/NT cũng có tác động đến việc xác định thuế, phí và các khoản chi phí khác liên quan đến vận tải hàng hóa trên tàu.

Những chỉ số này có thể được sử dụng để tính toán các khoản phí cảng, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá.

Trọng tải toàn bộ theo mớn nước mùa hè

Lý do mà hợp đồng nên bổ sung điều khoản này là do đối tượng của hợp đồng là than đá, và cảng xếp và dỡ đều được đặt tại 2 nước nhiệt đới lần lượt là Indonesia và Việt Nam Việc quy định điều khoản này sẽ giúp xác định trọng lượng tối đa mà một tàu thực hiện có thể chở được trong điều kiện mớn nước nhiệt đới. Việc quản lý và hiểu rõ về trọng tải sẽ đảm bảo an toàn, ổn định và hiệu suất trong quá trình vận chuyển hàng hoá Đồng thời, việc nắm vững trọng lượng tối đa sẽ tránh việc tải quá khả kháng của tàu, gây ra nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến an toàn của tàu và hàng hoá Ngoài ra điều khoản này còn giúp tính toán và quản lý tải trọng của tàu trong quá trình lập kế hoạch vận chuyển Nếu không tuân thủ đúng trọng tải toàn bộ, có thể gây ra hậu quả như quá tải tàu, ảnh hưởng đến tốc độ, tiêu thụ nhiên liệu và khả năng điều khiển tàu.

Việc xác định trọng tải toàn bộ theo mớn nước mùa hè có thể thực hiện thông qua việc xem xét chứng chỉ đường ống tải như “Load Line Certificate" hoặc

"International Load Line Certificate"; tra cứu bảng trọng tải và xác định các yếu tố ảnh hưởng như nhiệt độ môi trường, muối lượng nước và điều kiện khí hậu để từ đó tính toán ra trọng tải tối đa.

2.4.2 Điều khoản ngôn ngữ sử dụng ưu tiên

Hợp đồng được viết bằng 2 ngôn ngữ là Tiếng Anh và Tiếng Việt Về mặt hình thức các nội dung của hai ngôn ngữ này đều chỉ đến một vấn đề pháp lý và cơ bản là thống nhất, tuy nhiên để tránh tranh chấp xảy ra liên quan đến vấn đề này, nhóm đề xuất bổ sung quy định bản hợp đồng nào sẽ có giá trị pháp lý cao hơn khi có mâu thuẫn giữa hai bản Trong trường hợp của bản hợp đồng này, với trụ sở của hai chủ thể đều ở Việt Nam, bản hợp đồng Tiếng Việt nên được quy định ưu tiên hơn

2.4.3 Điều khoản về trọng tài Đối với một hợp đồng dài hạn và có tính phức tạp cao như hợp đồng thuê tàu chuyến của nhóm Nhóm gợi ý 2 bên nên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng điều khoản trọng tài thay vì toà án có thẩm quyền Việc sử dụng trọng tài có thể nhanh chóng hơn so với hệ thống tư pháp truyền thống và đảm bảo tính bảo mật và riêng tư của các vụ tranh chấp, giúp cho các bên tiết kiệm thời gian và chi phí Ngoài ra việc sử dụng trọng tài cũng có một số ưu điểm khác như: tính chuyên môn và chuyên sâu của trọng tài trong lĩnh vực tranh chấp hàng hải giúp đảm bảo rằng quyết định được đưa ra dựa trên kiến thức và kinh nghiệm chuyên ngành, giảm nguy cơ sai sót và thiên vị ; hay tính ràng buộc trách nghiệm đối với các bên do quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng; đồng thời 2 bên có thể linh hoạt và thoả thuận trọng tài và quy tắc thủ tục Trong 3 cách đưa ra thỏa thuận trọng tài của hợp đồng Gencon, với chủ thể đều ở Việt Nam như trong hợp đồng này, 2 bên trong hợp đồng này nên áp dụng trọng tài do 2 bên thỏa thuận cùng với luật đã thoả thuận như trong hợp đồng (BLHH 2015)

2.4.4 Điều khoản bất khả kháng

Một trong những điều khoản quan trọng mà nhóm đề xuất vào bản hợp đồng này là điều khoản bất khả kháng Như đã phân tích tại Chương 1, bất khả kháng sẽ liên quan đến những trường hợp một trong hai bên chủ thể của hợp đồng được miễn trừ hoặc hạn chế trách nhiệm cho các trường hợp như thiên tai, chiến tranh, cuộc khủng hoảng kinh tế, hoặc các sự kiện khách quan khác mà không thể tránh hoặc ngăn chặn Việc bổ sung điều khoản bất khả kháng vào hợp đồng có thể cung cấp lợi ích cho cả chủ tàu và người thuê tàu Đối với chủ tàu, điều khoản này giúp giảm rủi ro trong trường hợp xảy ra những sự kiện bất khả kháng, nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi và tiền bồi thường Đối với người thuê tàu, điều khoản này cung cấp sự linh hoạt và bảo vệ cho trường hợp họ không thể thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng do những sự kiện không thể kiểm soát Trong đó, điều khoản này cần được định nghĩa rõ ràng về những sự kiện bất khả kháng nhằm đảm bảo rằng điều khoản đưa ra một danh sách cụ thể và rõ ràng về những sự kiện mà các bên muốn miễn trừ trách nhiệm Điều này giúp tránh việc tranh cãi sau này về việc xác định xem một sự kiện cụ thể có được coi là bất khả kháng hay không Ngoài ra 2 bên cũng cần xác định thời gian bắt đầu và kết thúc của điều khoản bất khả kháng và xem xét xem liệu điều khoản bất khả kháng có yêu cầu bồi thường hoặc điều chỉnh giá thuê tàu trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hay không Các bên nên thỏa thuận về cách tính toán và quy định bồi thường một cách rõ ràng.

2.4.5 Điều khoản áp dụng chế tài

Như đã phân tích phần nhận xét chung về bản hợp đồng, một trong nhưng khuyết điểm của bản hợp đồng này nói riêng cũng như toàn bộ Hợp đồng Gencon nói chung đó là chưa đảm bảo được sự công bằng giữa 2 bên Đặc biệt các điều khoản về trách nhiệm pháp lý có thể được thiết kế để ưu tiên cho chủ tàu hơn là người thuê tàu Vì vậy để gia tăng trách nghiệm của người thuê tàu và giành được lợi ích cần có cho bên người thuê tàu, nhóm đề xuất bổ sung các điều khoản sau:

Có thể thấy trong hợp đồng gốc, ngoài quy định về chế tài phạt và huỷ hợp đồng Trong hợp đồng không có bất cứ quy định cụ thể nào về các chế tài khác gây ra rủi ro về mặt pháp lý Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần phân tích hợp đồng tại điều khoản số 28 quy định: ‘‘OTHERS AS PER GENCON 94 C/P./Tất cả các điều khoản khác như hợp đồng thuê tàu Gencon 1994.’’ Tham chiếu tới hợp đồng Gencon 1994 về quy định bồi thường thiệt hại được nhắc đến tại ‘‘Tiền phạt dôi nhật’’ như sau: Trong trường hợp tiền phạt không được thanh toán đúng như quy định trên, Chủ tàu sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho phép Người thuê tàu thực thi lại nghĩa vụ trong vòng 96 tiếng đồng hồ Nếu hết thời gian gia hạn, khoản tiền phạt vẫn chưa được thanh toán và nếu tàu vẫn trong phạm vi cảng xếp, Chủ tàu được quyền chấm dứt hợp đồng vào bất kỳ thời điểm vào bất kỳ thời điểm nào và được quyền đòi bồi thường thiệt hại phát sinh Ngoài ra bồi thường còn được nhắc đến liên quan đến vấn đề vận đơn ‘‘người thuê tàu sẽ cam kết bồi thường và miễn trách cho Chủ tàu với mọi hậu quả hay nghĩa vụ phát sinh từ việc ký vận đơn kê khai sẵn nội dung, trên phương diện các điều khoản hay các nội dung của vận đơn áp đặt hoặc dẫn đến sự áp đặt những nghĩa vụ nặng nề hơn cho Chủ tàu so với những nghĩa vụ quy định trong hợp đồng vận chuyển này.’’ Mặc dù các quy định về bồi thường thiệt hại về Gencon 94 là khác nhau ở các nội dung, nhưng điểm chung của chúng là đều bảo vệ quyền lợi cho chủ tàu hơn người thuê tàu. Để đảm bảo lợi ích của mình, cụ thể trong hợp đồng này, người thuê tàu nên thoả thuận thêm các điều khoản về bồi thường thiệt hại khi hàng hoá có mất mát, hao hụt với số lượng lớn để gia tăng trách nghiệm của chủ tàu Ví dụ trong cuộc tranh chấp về hợp đồng vận chuyển gạo giữa Vinafood và Tổng Công CN tàu thuỷViệt Nam với quy định ‘‘chủ tàu cần cố gắng giữ gìn hàng hoá trong tình trạng tốt nhất trong suốt chuyến đi và chịu trách nghiệm cho việc mất mát hàng hoá hoặc thiếu hàng do tàu gây ra khi đến cảng đích’’ đã giúp cho Vianfood đòi được số tiền bồi thường 60.732,86 USD.

Ngày đăng: 04/08/2024, 23:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Công ty TNHH Vận Tải Việt Thuận (no date) CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VIỆT THUẬN . Available at: https://vantaivietthuan.vn/ (Accessed: 16 September 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty TNHH Vận Tải Việt Thuận" (no date) "CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VIỆT THUẬN
4. Giới thiệu công ty (no date) Giới thiệu công ty | Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam . Available at: https://www.vosco.vn/vi/a/news/gioi-thieu-cong-ty-96.html (Accessed: 16 September 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu công ty" (no date) "Giới thiệu công ty | Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam
5. Khánh Linh, H.L. (2023) Những Lưu ý Trong Hợp đồng Chuyên chở Hàng Hóa Xuất nhập Khẩu Bằng Tàu ... Những lưu ý trong hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu , bằng tàu chuyến. Available at: https://luatminhkhue.vn/luu-y-ve-hop-dong-chuyen-cho-hang-hoa-xuat-nhap-khau-bang-tau-chuyen.aspx (Accessed: 16 September 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những Lưu ý Trong Hợp đồng Chuyên chở Hàng Hóa Xuất nhập"Khẩu Bằng Tàu ... Những lưu ý trong hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu, bằng tàu chuyến
6. Unilaw (2021) Hạn Chế RỦI Ro BỊ đòi Bồi Thường Hàng Hóa Trong Khi Vận Chuyển đường Biển và điểm Mới Trong VIỆC áp DỤNG Pháp luật ĐỂ giải quyết tranh CHẤP thương MẠI CÔNG TY LUẬT TNHH UNILAW , . Available at: https://unilaw.vn/binh- luan/tranh-chap-hop-dong/giai-thich-hop-dong/han-che-rui-ro-bi-doi-boi-thuong-hang-hoa-trong-khi-van-chuyen-duong-bien-va-diem-moi-trong-viec-ap-dung-phap-luat-de-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai.html (Accessed: 15 September 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hạn Chế RỦI Ro BỊ đòi Bồi Thường Hàng Hóa Trong Khi Vận Chuyển"đường Biển và điểm Mới Trong VIỆC áp DỤNG Pháp luật ĐỂ giải quyết tranh CHẤP"thương MẠI CÔNG TY LUẬT TNHH UNILAW
7. Vân, T.T.T. (2023) Hợp đồng Vận chuyển hàng Hóa Bằng đường Biển được Quy định Thế Nào? Hợp đồng Vận chuyển hàng Hóa Bằng đường Biển Bao Gồm Những Loại Nào?, ThuVienPhapLuat.vn. Available at: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/hop-dong-van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-bien-duoc-quy-dinh-the-nao-hop-dong-van-chuyen-hang-hoa-ban-502566-44417.html (Accessed: 16 September 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng Vận chuyển hàng Hóa Bằng đường Biển được Quy định Thế"Nào? Hợp đồng Vận chuyển hàng Hóa Bằng đường Biển Bao Gồm Những Loại Nào?,ThuVienPhapLuat.vn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w