1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội Dung Của Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến Cần Lưu Ý Những Gì Phân Tích Các Nghĩa Vụ Của Người Chuyên Chở Trong Hợp Đồng Chuyên Chở Bằng Đường Biển..pdf

22 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội dung của hợp đồng thuê tàu chuyến cần lưu ý những gì? Phân tích các nghĩa vụ của người chuyên chở trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển.
Tác giả Lý Ngọc Hân, Nguyễn Quỳnh Phương, Đào Huỳnh Thảo Vy
Người hướng dẫn Ths. Vương Tuyết Linh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Thủ Đức
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

Khái niệm về hợp đồng chuyên chở bằng đường biển “Hợp đồng vận tải đường biển là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người chuyên chởđảm nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển từ một c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT KINH TẾ

người thuê chở.

Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Giáo viên hướng dẫn: Ths.Vương Tuyết Linh

Thành phố Thủ Đức, ngày 27 tháng 5 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM 4

2 Nguyễn Quỳnh Phương 030434180163

3 Đào Huỳnh Thảo Vy 030734180118

Trang 3

MỤC LỤC

I Khái quát về hợp đồng chuyên chở bằng đường biển

1 Khái niệm về hợp đồng chuyên chở bằng đường biển

2 Người chuyên chở và người thuê chở trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển

2.1 Người chuyên chở (Charter)

2.2 Người thuê chở (Charterer)

3 Căn cứ pháp lý của vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

4 Phân loại hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển

4.1 Hợp đồng thuê tàu chợ (hợp đồng lưu khoang) 2

4.2 Hợp đồng thuê tàu chuyến (hợp đồng thuê tàu) 2

4.3 Hợp đồng thuê tàu định hạn

II Phân tích

1 Nội dung cần lưu ý của hợp đồng thuê tàu chuyến

1.1 Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến 3

1.2 Quy định về thời gian tàu đến cảng để bốc hàng và cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng 3

1.3 Quy định về hàng hoá

1.4 Quy định về cước phí và việc thanh toán cước phí 4

1.5 Chấm dứt hợp đồng thuê tàu chuyến 4

2.1 Nghĩa vụ cung cấp tàu

2.2 Nghĩa vụ liên quan đến hàng 6

2.2.1 Nghĩa vụ của người vận chuyển hàng hóa theo tàu chợ 6

2.2.2 Nghĩa vụ của người vận chuyển hàng hóa theo tàu chuyến 6

2.3 Nghĩa vụ cấp phát vận đơn

2.4 Nghĩa vụ liên quan đến hành trình 7

3 Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng hóa

3.1 Hạn chế về tính huống bất khả kháng (force majeure) 8

3.2 Giới hạn trách nhiệm về thiệt hại tài sản, mất mát hàng hóa và thời gian 9

3.3 Mất quyền được hưởng giới hạn trách nhiệm 10

4 Nghĩa vụ của người thuê chở trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển

4.1 Nghĩa vụ cung cấp hàng 1

4.2 Nghĩa vụ trả tiền cước phí chuyên chở 10

4.3 Hạn chế tổn thất gây ra cho tàu 11

5 So sánh nghĩa vụ của người thuê chở và người chuyên chở:

6 Thực tiễn và kiến nghị:

III Kết luận:

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 4

Ngày nay, nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng thì nhu cầu của con người về tiêudùng lại càng được nâng cao Lúc này, hàng hóa và vật tư nguyên liệu ở nội địa khó cóthể đáp ứng đủ nhu cầu của mỗi người trong mỗi quốc gia Vì thế, việc mở rộng thịtrường và hội nhập nền kinh tế ra các nước trên thế giới đang là xu hướng và ngàycàng phát triển mạnh mẽ nhằm nâng cao không chỉ về tinh thần hợp tác quốc tế màcòn là góp phần phát triển nền kinh tế trong nước Trong quá trình hội nhập này, có thểnói rằng lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa là hoạt động quan trọng trong nền giaothương quốc tế để đa dạng hóa nguồn cung cấp hàng hóa và dịch vụ Do đó, kéo theo

là các hình thức về vận chuyển hàng hóa ở trong và ngoài nước cũng trở nên đặc biệtquan trọng, trong đó phải kể đến đó là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đườngbiển Đây được xem là hình thức vận tải thuận tiện nhất và được các doanh nghiệp ưutiên lựa chọn để hỗ trợ quá trình đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng Để công việcvận tải hàng hoá đường biển được thuận tiện, rõ ràng và hợp pháp thì hợp đồng vậnchuyển hàng hóa bằng đường biển trở thành một chứng từ quan trọng nhằm bảo vệquyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia ký kết hợp đồng Tuy nhiên, vì tínhchất phức tạp giữa luật trong nước và luật quốc tế, đặc biệt trong trường hợp áp dụngpháp luật nước ngoài sao cho đảm bảo cân bằng giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc

tế, việc tranh chấp trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển là khó có thể tránhkhỏi Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giớiWTO , yêu cầu đặt ra đối với chúng ta là cần phải tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnhcác quy phạm của pháp luật để điều chỉnh hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóaquốc tế bằng đường biển cho phù hợp hơn với các yêu cầu thực tiễn của Việt Nam vàquốc tế Nhận thức được tầm quan trọng và mong muốn được nâng cao hiểu biết vềcác vấn đề xoay quanh hợp đồng chuyên chở bằng đường biển, quyền và nghĩa vụ củacác bên tham gia quan hệ hợp đồng này, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài: “Nộidung của hợp đồng thuê tàu chuyến cần lưu ý những gì? Phân tích các nghĩa vụ củangười chuyên chở trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển Phân tích giới hạntrách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển Phântích các nghĩa vụ của người thuê chở trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển Sosánh nghĩa vụ của người chuyên chở và người thuê chở.” Để từ đó, hiểu biết pháp luật

sẽ giúp bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng cho các bên trong

3

Trang 5

giao dịch hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, thúc đẩy quan hệhợp tác thương mại hàng hải của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

Trang 6

I Khái quát về hợp đồng chuyên chở bằng đường biển

1 Khái niệm về hợp đồng chuyên chở bằng đường biển

“Hợp đồng vận tải đường biển là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người chuyên chởđảm nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển từ một cảng này đến một cảngkhác để thu tiền cước Tuy nhiên, một hợp đồng bao gồm chuyên chở bằng đường biển

và cả bằng phương tiện khác, hợp đồng đó chỉ được coi là hợp đồng vận tải đườngbiển theo nghĩa trong Công ước này, nếu nó liên quan đến vận tải đường biển.” TheoKhoản 6 Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đườngbiển năm 1978 (gọi tắt là Quy tắc Hamburg 1978)

Tại Khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 có quy định: “Hợpđồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa ngườivận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vậnchuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảngnhận hàng đến cảng trả hàng.”

Như vậy, về cơ bản thì hợp đồng chuyên chở bằng đường biển hay còn gọi là hợpđồng vận tải đường biển chính là một hợp đồng dịch vụ được xác lập dựa vào thoảthuận giữa một bên cung cấp dịch vụ (bên vận chuyển) và một bên thuê dịch vụ (bênthuê vận chuyển) Trong đó người chuyên chở thu tiền cước vận chuyển do người thuêchở trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng bốc hàng đến cảng đích

2 Người chuyên chở và người thuê chở trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển

2.1 Người chuyên chở (Charter)

Người chuyên chở là người hoạt động kinh doanh chuyên chở hàng hóa bằng đườngbiển để thu cước Người đó có thể là người có quyền sở hữu đối với chiếc tàu hay còngọi là chủ tàu trong trường hợp tự mình kinh doanh chuyên chở; hoặc có thể là ngườithuê tàu đứng ra thuê tàu để kinh doanh chuyên chở hàng hóa và phải có một hợp đồngchuyên chở ký với người xếp hàng

1

Trang 7

2.2 Người thuê chở (Charterer)

Người thuê chở là người thuê vận chuyển và tự mình hoặc ủy quyền cho người khácgiao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển

3 Căn cứ pháp lý của vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được điều chỉnh bởi những nguồn luật nhưĐiều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và Tập quán hàng hải quốc tế Trong đó, phải kểđến một số Điều ước quốc tế quan trọng liên quan đến vận chuyển đường biển như:

• Công ước thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển được kí kết ngày25/08/1924 tại Brussels (Công ước Brussels, Quy tắc Hague)

• Nghị định thư Visby năm 1986 sửa đổi Công ước Brussels có hiệu lực từ ngày23/06/1977

• Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển ký tạiHamburg năm 1978 có hiệu lực từ 01/11/1992

• Công ước về giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải có hiệu lực từngày 01/12/1986

Bên cạnh các Điều ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, nhiều quốcgia trên thế giới cũng có luật hàng hải cho riêng mình Ví dụ, Bộ luật Hàng hải ViệtNam năm 2015;

Ngoài ra, Tập quán quốc tế liên quan đến vận chuyển đường biển cũng được rất nhiềuquốc gia trên thế giới thừa nhận và sử dụng trọng hoạt động thương mại Tập quánquốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụngkhá liên tục và một cách có hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận của đông đảo quốcgia Ví dụ điển hình nhất là Incoterms, đây là tập hợp các tập quán thương mại quốc tếkhác nhau trong đó quy định các điều kiện mua bán, bảo hiểm, cước vận tải, tráchnhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng như FOB, CIF, CFR, … và được nhiều quốcgia áp dụng rộng rãi

2

Trang 8

4 Phân loại hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển

Căn cứ vào cách thức vận chuyển hàng hoá mà hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằngđường biển được chia thành ba loại chính: Hợp đồng thuê tàu chợ (Liner), hợp đồngthuê tàu chuyến (Voyage Chartering) và hợp đồng thuê tàu định hạn (Time CharteringParty)

4.1 Hợp đồng thuê tàu chợ (hợp đồng lưu khoang)

Tàu chợ là tàu kinh doanh thường xuyên trên một tuyến hàng hải nhất định, ghé quanhững cảng nhất định và theo một lịch trình định trước Theo hợp đồng thuê tàu chợthì người chuyên chở dành một phần tàu để chở hàng của người thuê chở từ cảng nàysang cảng khác Người thuê chở là người trả cước phí cho người vận chuyển theo nhưbiểu cước đã định sẵn và mối quan hệ của hai bên được điều chỉnh bằng vận đơnđường biển Hàng hoá của hợp đồng thuê tàu chợ thường có khối lượng vừa nhỏ vàchủ yếu là những đơn lẻ

4.2 Hợp đồng thuê tàu chuyến (hợp đồng thuê tàu)

Tàu chuyến là tàu vận chuyển hàng hóa không theo lịch trình trước, thường hoạt độngtheo yêu cầu của người thuê tàu và trong một khu vực địa lý nhất định Theo hợp đồngthuê tàu chuyến thì người vận chuyển phải dành cho người thuê vận chuyển toàn bộtàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hoá theo chuyến hoặc trong một thờihạn nhất định Hàng hoá của hợp đồng thuê tàu chuyến thường có khối lượng lớn nhưngũ cốc, than, sắt, thép… Ví dụ, Công ty ABC ở Việt Nam thuê tàu chuyến với trọngtải là 20,000 tấn của Viettrans để chở 60,000 tấn gạo sang Malaysia

4.3 Hợp đồng thuê tàu định hạn

Thuê tàu định hạn là chủ tàu cho người thuê tàu thuê để chở hàng hóa hoặc cho thuêlại trong một thời gian nhất định và có thể bao gồm cả thuyền trưởng cùng các thuỷ.Theo hợp đồng thuê tàu định hạn thì chủ tàu có trách nhiệm bàn giao tàu có đủ khảnăng đi biển trong suốt thời gian thuê; bên thuê tàu có trách nhiệm quản lí và sau thờigian thuê thì trao trả lại tàu theo hợp đồng Hàng hoá của hợp đồng thuê tàu định hạnthường có khối lượng lớn và nhu cầu chuyên chở lớn

3

Trang 9

II Phân tích

1 Nội dung cần lưu ý của hợp đồng thuê tàu chuyến

1.1 Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến

Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng theo yêu cầu củangười thuê chở nên hợp đồng thuê tàu chuyến là một chứng từ quan trọng điều chỉnhmối quan hệ giữa người thuê chở và người chuyên chở Hợp đồng thuê tàu chuyếnthường bao gồm nhiều điều khoản khác nhau và việc ký kết tương đối phức tạp Do

đó, để đơn giản hóa các trình tự và giảm bớt khả năng xảy ra tranh chấp, các bênthường sẽ tham khảo Hợp đồng mẫu (Standard Form of Charter Parties) do các tổ chứchàng hải quốc gia, quốc tế, các hãng tàu lớn soạn thảo và đưa vào áp dụng trongnghiệp vụ thuê tàu Nội dung của Hợp đồng thuê tàu chuyến Charter Party - C/Pthường rất phức tạp với nhiều hình thức và cách trình bày khác nhau, nhưng chung quyđều bao gồm các điều khoản quan trọng sau:

• Các bên ký hợp đồng: bao gồm bên cho thuê và bên đi thuê, ngoài ra còn cómột số trường hợp còn có cả người môi giới cước tàu

• Quy định về thời gian tàu đến cảng để bốc hàng

• Quy định về cảng bốc hàng/ dỡ hàng

• Quy định về hàng hoá

• Quy định về cước phí và việc thanh toán cước phí

1.2 Quy định về thời gian tàu đến cảng để bốc hàng và cảng bốc hàng, cảng dỡ hàngThời gian tàu đến cảng để bốc hàng phụ thuộc vào thoả thuận của hai bên Trongtrường hợp tàu đến trước thời gian bốc hàng theo quy định, người thuê tàu không nhấtthiết phải giao hàng Nếu người thuê tàu bắt đầu thực hiện việc giao hàng lúc tàu đếnsớm thì thời gian làm hàng sẽ bắt đầu được tính Ngược lại, nếu tàu đến mà chưa cóhàng để giao thì số ngày tàu phải chờ đợi sẽ tính vào thời gian làm hàng

Tuỳ thuộc vào mục đích, loại tàu, tập quán bốc/dỡ hàng, mà hai bên sẽ thoả thuậncảng bốc/dỡ hàng là một cảng xác định hoặc cụm cảng theo quy định Việc không quy

4

Trang 10

định ghi chính xác tên cảng bốc/dỡ mà chỉ ghi tên khu vực thì có khả năng sẽ gây rủi

ro về chi phí phát sinh thêm do vị trí cảng bốc/dỡ hàng hoá chính xác nằm ngoài dự trù

1.3 Quy định về hàng hoá

Hợp đồng thuê tàu chuyến cho một khối lượng hàng hóa nhất định, hai bên phải quyđịnh rõ tên hàng, loại bao bì, các đặc điểm của hàng hóa Về số lượng hàng hóa, có thểthuê chở theo trọng lượng hoặc theo thể tích, tùy đặc điểm của mặt hàng và thôngthường rất ít khi quy định chính xác về số lượng hàng hóa chuyên chở Người thuê tàu

có trách nhiệm xếp đầy đủ toàn bộ số lượng hàng hóa đã được thông báo Nếu giao vàxếp lên tàu ít hơn số lượng quy định, người chuyên chở sẽ thu tiền cước khống Ngượclại, người chuyên chở không nhận hết số lượng quy định thì người thuê tàu có quyềnlợi đòi bồi thường những chi phí liên quan đến việc tàu bỏ lại hàng

1.4 Quy định về cước phí và việc thanh toán cước phí

Về cách tính cước phí, hiện nay có hai cách chủ yếu là trường hợp chở bao nhiêu hànghoá thì tính bấy nhiêu và trường hợp thuê bao nguyên chuyến Một số lưu ý đặc biệt là

có thể phát sinh thêm chi phí cân đo hàng hoá tại cảng nếu ta không thuê bao nguyênchuyến

Về cách thanh toán cước phí và thời gian thanh toán thì có hai cách:

• Trả trước (trả tại cảng bốc hàng): thường được áp dụng trong trường hợp ngườibán thuê tàu Hãng tàu muốn giảm thiểu rủi ro nên yêu cầu người bán trả tiền thuê tàutrước rồi mới vận chuyển hàng đi Người bán phải hoàn thành việc trả tiền cước, hãngtàu mới chở hàng đi và phát hành vận đơn gốc

• Trả sau (trả tại cảng dỡ hàng): thường áp dụng trong trường hợp người muathuê tàu Hãng tàu vẫn còn khống chế được hàng nên có thể cho bên thuê tàu nợ cướccho đến khi hàng đến đích Người mua phải hoàn thành việc trả tiền cước, hãng tàumới thả hàng ra

1.5 Chấm dứt hợp đồng thuê tàu chuyến

Sau khi các bên đã hoàn thành đúng và đầy đủ các nghĩa vụ vận chuyển và thanh toán

có liên quan thì hợp đồng thuê tàu chuyến sẽ chấm dứt tại thời điểm hai bên đã thoảthuận Bên cạnh đó, về nguyên tắc, trong khi thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa

5

Trang 11

bằng tàu chuyến, các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên kia khôngthực hiện đúng nghĩa vụ của mình

Trường hợp bên thuê vận chuyển có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng: Thứ nhất,bên vận chuyển không đưa tàu đến cảng bốc hàng đúng thời điểm đã thoả thuận, bốchàng chậm trễ Lúc này bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại vàcác tổn thất phát sinh Thứ hai, bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng khi tàuvẫn chưa xuất phát hoặc đang trong hành trình nhưng phải thanh toán đầy đủ cước phívận chuyển cùng các loại chi phí khác có liên quan Tuy nhiên, nếu có căn cứ xác địnhviệc dỡ hàng sẽ làm chậm trễ chuyến hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác thìbên vận chuyển có quyền từ chối

Theo nguyên tắc, người vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầuchuyến đi nếu hàng hoá được bốc lên tàu chưa đủ và giá trị của chúng không đủ đảmbảo cho thanh toán cước phí và các chi phí liên quan trừ trường hợp người thuê vậnchuyển đã thanh toán đầy đủ trước hoặc có sự đảm bảo cần thiết Trường hợp bên vậnchuyển có quyền đơn phương huỷ bỏ hợp đồng mà không cần phải chịu trách nhiệmtrong các trường hợp sau: Thứ nhất, chiến tranh đe doạ đến sự an toàn của tàu hoặchàng hoá, cảng bốc hàng hoặc cảng đến bị phong toả Thứ hai, tàu bị giữ lại theo lệnhcủa các Cục Hải quan các nước mà không phải do lỗi của các bên trong hợp đồng Thứ

ba, tàu bị nhà nước trưng dụng Thứ tư, có lệnh cấm vận chuyển hàng hoá ra khỏi cảngbốc hàng hoặc vào cảng trả hàng

2 Nghĩa vụ của người chuyên chở trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển

2.1 Nghĩa vụ cung cấp tàu

· Cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển, trang bị và cung ứng đầy đủ cho tàu vậtphẩm dự trữ, các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hànghóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tínhchất của hàng hóa (Điều 150 Luật Hàng hải 2015)

· Cung cấp tàu đúng thời điểm và địa điểm, lưu tàu biển tại nơi bốc hàng theo cácđiều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa (Khoản 1, Điều 178Luật Hàng hải 2015)

6

Ngày đăng: 13/05/2024, 15:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w