11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY THỰC HIỆN.... Trong quá trình th
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
Khái quát chung về DT BH&CCDV trong kiểm toán BCTC
1.1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm và tầm quan trọng của khoản mục DT
Theo điều 78 thông tư 200/2014/TT-BTC: “DT là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (DN) ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông DT được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền” o Đặc điểm:
DT BH&CCDV là toàn bộ số tiền sẽ thu được từ các giao dịch bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (GTDT) bao gồm: chiết khấu thương mại (CKTM), giảm giá hàng bán (GGHB), hàng bán bị trả lại (HBBTL) và được khách hàng chấp nhận thanh toán DT không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba như các loại thuế gián thu như thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế xuất khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế Bảo vệ môi trường (BVMT), số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại lý, DT chủ yếu phát sinh từ các nghiệp vụ sau:
- BH: Bán sản phẩm do sản xuất ra hoặc bán hàng hoá mua vào, và bán bất động sản đầu tư
- CCDV: DN thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, khách sạn, cho thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động, tư vấn, kiểm toán, cho thuê bất động sản đầu tư
DT BH&CCDV được trình bày trên BCKQHĐKD, gồm có các khoản DT BH&CCDV, các khoản giảm trừ DT và DT thuần o Tầm quan trọng của khoản mục DT BH&CCDV
Kiểm toán khoản mục DT luôn là công việc được KTV quan tâm hàng đầu Bởi vì DT là một phần quan trọng trong BCKQHĐKD, là cơ sở để DN xác định lợi nhuận, thuế phải nộp Nhà nước, và các nghĩa vụ khác Cho nên DT là chỉ tiêu rất nhạy cảm và rất dễ xảy ra gian lận
Ngoài ra, DT còn có quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu khác trên Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) như các khoản Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Phải thu khách hàng
…Như vậy, thông qua việc kiểm toán DT còn có thể phát hiện ra gian lận, sai sót trong việc hạch toán các chỉ tiêu có liên quan và ngược lại Mặt khác, nếu như có bất kỳ gian lận, hay sai sót nào xảy ra đối với chỉ tiêu DT sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác và có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của những người sử dụng thông tin trên BCTC
1.1.2 Kế toán khoản mục DT BH&CCDV
1.1.2.1 Hệ thống chứng từ tài liệu kế toán o Các hợp đồng đã ký kết về cung cấp hàng hoá, dịch vụ o Đơn đặt hàng của khách hàng: thể hiện yêu cầu về hàng hoá, dịch vụ cần cung cấp; o Chứng từ vận chuyển: là chứng từ được lập vào lúc giao hàng vận chuyển; o Hoá đơn bán hàng: DN phải sử dụng một trong các loại hoá đơn sau:
- Hoá đơn GTGT (Mẫu 01-CTKL-3LL): dùng cho DN nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ Khi bán hàng cần ghi đủ các yếu tố quy định trên hoá đơn như giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT, tổng giá thanh toán…
- Hoá đơn bán hàng (Mẫu 02-GTGT): dùng cho DN nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hay nộp thuế tiêu thụ đặc biệt Trên hoá đơn cũng phải ghi đủ các yếu tố cần thiết;
- DN có thể sử dụng hoá đơn đặc thù và đồng thời, trên hoá đơn cũng phải có những yếu tố cần thiết như giá bán có thuế GTGT, thuế GTGT… nếu được Bộ Tài chính chấp thuận o Biên bản trả lại hàng, quyết định, quy định của đơn vị o Phiếu thu, biên lai thu tiền, giấy báo Có của ngân hàng o Sổ nhật ký BH: dùng để ghi chép các dịch vụ bán hàng phát sinh; o Sổ chi tiết DT: dùng để ghi chép các khoản DT phát sinh, chi tiết theo từng mặt hàng; o Sổ hạch toán chi tiết hàng tồn kho o Sổ cái DT: phản ánh tổng hợp DT của DN trong kỳ kế toán và được ghi chép vào cuối kỳ
DT bán hàng và cung cấp dịch - TK 511
- Tài khoản 5111- DT bán hàng hoá
- Tài khoản 5112- DT bán các thành phẩm
- Tài khoản 5113- DT cung cấp dịch vụ
- Tài khoản 5114- DT trợ cấp, trợ giá
- Tài khoản 5112- DT kinh doanh bất động sản đầu tư
Các khoản giảm trừ DT – TK 521
- Tài khoản 5211- Chiết khấu thương mại: CKTM là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn Tài khoản này dùng để phản ánh CKTM mà DN đã giảm trừ cho người mua sản phẩm, hàng hoá dịch vụ với số lượng lớn và đã thoả thuân với bên mua trơng hợp đồng
- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại: tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hoá dịch vụ bị khách hàng trả lại do: hàng hoá không đúng chất lượng ban đầu, không đúng chủng loại, sai mẫu mã, vi phạm hợp đồng kinh tế
- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán: tài khoản này dùng để phản ánh giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản GGHB trong kỳ kế toán GGHB là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém, không đúng quy cách, chủng loại theo quy định của hợp đồng kinh tế
1.1.2.3 Phương pháp kế toán khoản mục DT BH&CCDV a Điều kiện ghi nhận DT BH&CCDV
Theo Điều 79 trong TT200/2014/TT-BTC quy định các điều kiện ghi nhận DT như sau: o DT BH được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời cả năm điều kiện sau:
- DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;
- DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
Lý luận chung về kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV trong quy trình kiểm toán BCTC 8 1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV trong kiểm toán BCTC
1.2.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV trong kiểm toán BCTC o Mục tiêu của kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV: Để thực hiện đúng hướng và có hiệu quả hoạt động kiểm toán thì KTV phải xác định mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu chụ thể khi kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV Đối với mục tiêu chung, kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV nhằm mục đích thu thập những bằng chứng đầy đủ và thích hợp để xác minh các cơ sở dẫn liệu (CSDL) liên quan đến quy trình hạch toán và tổng hợp DT BH&CCDV, từ đó đưa ra ý kiến đánh giá về tính trung thực hợp lý của khoản mục DT, đồng thời cung cấp thông tin làm cơ sở tham chiếu khi thực hiện kiểm toán các khoản mục khác
Phù hợp với mục tiêu chung, việc đạt được mục tiêu cụ thể của kiểm toán khoản mục
DT BH&CCDV trong kiểm toán BCTC như sau:
- Tính hiện hữu/phát sinh: các nghiệp vụ thực sự phát sinh trong niên độ kế toán và thuộc về đơn vị
- Tính đầy đủ: tất cả các nghiệp vụ phát sinh đuọc ghi nhận một cách đầy đủ, không bỏ sót nghiệp vụ nào
- Tính chính xác: các nghiệp vụ phát sinh được tính toán và tổng cộng một cách chính xác về mặt số học Số liệu chi tiết của tài khoản khớp đúng với số liệu trên sổ cái
- Quyền và nghĩa vụ: các nghiệp vụ phát sinh đều thuộc về đơn vị
- Tính đánh giá: các nghiệp vụ phát sinh được đánh giá đúng về mặt giá trị
- Trình bày và thuyết minh: DT được phân loại, trình bày phản ánh đúng tài khoản o Căn cứ để kiểm toán khoản mục DT BH và cung cấp dịch vụ
- Các BCTC có liên quan: BCĐKT, BCKQHĐKD, Thuyết minh BCTC
- Sổ sách kế toán: Sổ cái, Sổ chi tiết các TK 511, TK 512, TK 632, TK 131, TK 111,
- Chứng từ, tài liệu liên quan: đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế, các hoá đơn (hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, vận đơn…); bảng kê đại lý, bảng kê thanh toán, chứng từ thu tiền, chứng từ về GGHB,HBBTL, bảng kê trích lập dự phòng, phiếu xuất kho, biên bản bàn giao,…
+ Các tài liệu từ bộ phận bán hàng: sổ bán hàng, nhật ký bán hàng, báo cáo bán hàng, phiếu xuất kho, thẻ kho…
+ Các tài liệu ở bộ phận kế toán: hoá đơn, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, các văn bản phê duyệt bán chịu, bảng kê đối chiếu, các chứng từ phê chuẩn xoá nợ phải thu khó đòi, bảng kê trích lập và hoàn nhập dự phòng, báo cáo hàng tháng các nghiệp vụ bán hàng, phải thu, giấy báo Có hoặc sao kê ngân hàng
+ Các tài liệu ở các bộ phận liên quan: thẻ kho, biên bản giao nhận, nhật ký bảo vệ, + Các tài liệu liên quan khác:
Các quy chế, chính sách của Nhà nước cũng như những quy định về giá bán, CKTM, GGHB
Các chính sách, các quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ: Quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của người hay bộ phận kiểm tra và phê duyệt đơn đặt hàng, quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra, phê duyệt đơn đặt hàng…
1.2.2 Sai sót thường gặp khi kế toán khoản mục DT BH&CCDV
Việc hạch toán DT đúng quy định là yêu cầu đối với mỗi doanh nghiệp, nhưng đôi khi có một số DN lại cố tình hạch toán sai DT nhằm đạt được những mục đích riêng Một số sai phạm thường gặp của các DN khi hạch toán DT như sau: o DT BH&CCDV phản ánh trên sổ sách, báo cáo cao hơn DT thực tế Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do:
Một là, DN đã hạch toán DT những khoản thu chưa đủ các yếu tố xác định là DT như quy định Nguyên nhân tình huống này là do:
- Kế toán ghi nhận DT khi người mua ứng trước tiền cho doanh nghiệp, nhưng hàng hoá và dịch vụ chưa được xuất khỏi kho;
- Ghi nhận DT khi người mua đã ứng tiền, DN đã xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ nhưng các thủ tục mua bán, cung cấp dịch vụ chưa hoàn thành và người mua chưa chấp nhận thành toán
Hai là, DT hạch toán trên báo cáo cao hơn so với thực tế là do có sai sót, gian lận trong quá trình tổng hợp dữ liệu từ sổ sách lên báo cáo Biểu hiện:
- Hạch toán đã tiêu thụ đối với hàng gửi bán;
- Hạch toán hàng hoá tiêu thụ nội bộ vào tài khoản DT và khoản phải trả;
- Ghi nhận khống DT, hạch toán trùng DT…;
- Ghi nhận DT nội địa thành DT hàng xuất khẩu, DT những; loại hàng chịu thuế suất cao thành DT loại hàng thuế suất thấp o DT phản ánh trên sổ sách, báo cáo thấp hơn so với DT thực tế Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do:
DN chưa hạch toán vào DT hết các khoản thu đã đủ điều kiện ghi nhận là DT như quy định hoặc số DT đã phản ánh trên báo cáo tài chính thấp hơn số DT ghi nhận trên các chứng từ kế toán Cụ thể:
- DT BH trả góp nhưng chỉ hạch toán DT khi thu được tiền bán hàng;
- DN không hạch toán DT mà bù trừ thẳng vào hàng tồn kho hoặc nợ phải trả;
- Chuyển DT kỳ này sang kỳ sau để làm chậm việc nộp thuế và dự phòng DT cho các kỳ sau Các DN thường sử dụng cách: thành phẩm, hàng hoá xuất bán nhưng không hạch toán xuất kho, chỉ hạch toán tiền bán hàng thu được và ghi tăng một khoản công nợ khống, tức chỉ ghi nhận như một khoản khách hàng ứng trước;
- DN đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, và khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán, nhưng kế toán quên không ghi nhận DT bán hàng;
- Các khoản DT đã hoàn thành nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc đã hạch toán nhầm sang một tài khoản thu khác;
- Số liệu đã tính toán và tổng hợp sai làm giảm DT trên BCTC so với số trên các chứng từ kế toán…
- Đối với DT hàng xuất khẩu quy đổi tỷ giá ngoại tệ thấp hơn so với thực tế
Do hạch toán và ghi nhận sai DT như trên có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra như sai sót của nhân viên kế toán vì những hạn chế về trình độ chuyển môn, cũng có thể do gian lận của bản thân nhân viên kế toán hay nghiêm trọng hơn là gian lận do sự thông đồng của một số thành viên trong BGĐ và Bộ phận Kế toán Vì vậy, để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm các DN cần phải bố trí các biện pháp phù hợp để ngăn chặn các rủi ro trên
1.2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV trong kiểm toán BCTC
Giống như quy trình kiểm toán các khoản mục khác trong BCTC thì quy trình kiểm toán khoản mục DT bao gồm ba giai đoạn:
Sơ đồ 1 2 Quy trình kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV trong kiểm toán
Nguồn: Giáo trình kiểm toán Học viện Ngân hàng
1.2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Đây là bước công việc đầu tiên mà KTV phải thực hiện cho mỗi cuộc kiểm toán và có ảnh hưởng quan trọng tới các bước công việc tiếp theo Kế hoạch kiểm toán thích hợp sẽ cho phép KTV triển khai công việc đúng hướng, đúng trọng tâm, tránh được những sai sót và hoàn tất công việc nhanh chóng Phạm vi của cuộc kiểm toán thay đổi phụ thuộc vào quy mô của đơn vị được kiểm toán, tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biết của KTV về đơn vị và hoạt động của đơn vị được kiểm toán
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH
Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY UHY Auditing and Consulting Company Limited Địa chỉ trụ sở chính
Tầng 5, tháp B2, toà văn phòng Roman Plaza, đường Tố Hữu, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Email Uhy-info@uhyvietnam.com.vn
Người đại điện theo pháp luật
Họ và tên: Đào Xuân Dũng
- Chức vụ: Chủ tich Hội đồng thành viên
Họ và tên: Nguyễn Tự Trung
- Chức vụ: Tổng Giám đốc Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY là thành viên độc lập và đại diện duy nhất của UHY Quốc tế tại Việt Nam – hãng kiểm toán có trụ sở tại London, Vương Quốc Anh Công ty được thành lập vào năm 2006 theo giấu phép kinh doanh số 0102027914 ngày 29/08/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, thay đổi lần 9 ngày 20/08/2020, với số vốn điều lệ là 11 tỷ đồng
Quá trình phát triển của Công ty từ khi thành lập trải qua 3 giai đoạn: o Giai đoạn 1: TỪ 29/08/2006 đến năm 2007
- Năm 2006, Ban Lãnh đạo cao nhất của IFC (hội đồng góp vốn) đã quyết định tách phần lớn IFC để gia nhập thành viên Hãng kiểm toán UHY Quốc tế (UHY International), có biên bản họp Hội đồng thành viên và được thống nhất trong toàn bộ Hội đồng thành viên của IFC vào ngày 10/08/2006 Phần tách ra để gia nhập UHY Quốc tế bao gồm:
- Trụ sở chính Công ty: 25A, Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
- 7/12 thành viên góp vốn (chiếm 55% tổng số vốn góp)
- 1 Chủ tích Hội đồng thành viên kiêm Phó Giám đốc và 2 Phó Giám đốc khác
- 8/10 trưởng phó phòng, 40/52 nhân viên, trong đó tổng số KTV có chứng chỉ CPA là 9 người
- Số khách hàng chủ yếu lúc đó là 70
Tháng 06/2007, do yêu cầu công việc cũng như sự phát triển nhanh chóng của Công ty, nhận thấy văn phòng không đáp ứng đủ nhu cầu về không gian làm việc, Ban lãnh đạo Công ty đã quyết định chuyển trụ sở làm việc của Công ty sang: Số 136, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Vào tháng 10/2012, Công ty tiếp tục chuyển trụ sở làm việc về địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà
HL, ngõ 82, phố Duy Tân, Cầy Giấy, Hà Nội o Giai đoạn 2: Từ năm 2007 đến 2017
Năm 2007, UHY được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho phép kiểm toán các công ty niêm yết và tổ chức phát hành Đây được coi là một dấu mốc phát triển mới của Công ty
Trong thời gian đó, địa bàn hoạt động của Công ty chủ yếu là miền Bắc và miền Trung Nhận thấy tiềm năng phát triển lớn trong thị trường miền Nam, đến tháng 06/2009 Công ty đã quyết định mở 1 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11 năm 2014 UHY ACA ra đời là kết quả của sự sáp nhận từ Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam vào Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY đánh dấu một bước chuyển mình lớn của Công ty o Giai đoạn 3: Từ 09/08/2017 đến nay
Tháng 12/2019, Ban lãnh đạo chuyển trụ sở chính của Công ty về Tầng 5, toà B2 Roman Plaza, Tố Hữu, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Ngày 09/08/2017 Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY (chính thức tách khỏi UHY ACA và hoạt động độc lập)
Bảng 2 1 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động của UHY
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2019 2020 2021
Tỷ suất lợi nhuận trên DT % 1.68% 2.54% 2.6%
Tổng số nhân viên Người 106 135 145
Số chứng chỉ KTV Chứng chỉ 20 25 29
Nguồn: Báo cáo minh bạch UHY 2020, 2021
Từ bảng trên ta thấy, trong 3 năm từ 2019 đến 2021, DT và lợi nhuận sau thuế của UHY đều liên tục tăng DT tăng từ 75,123.9 triệu đồng (năm 2019) lên 82,359.2 triệu đồng (năm 2021), lợi nhuận cũng tăng dần từ 1.68% (năm 2019) lên 2.6% (năm 2021) Đây là kết quả tương đối tốt thể hiện sự nỗ lực không ngừng của BGĐ Công ty cũng như toàn thể nhân viên trong Công ty
Bên cạnh đó, UHY cũng chú trọng mở rồng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế Biểu hiện là số lượng nhân viên liên tục tăng từ 106 người (năm 2019) lên 145 người (năm 2021), số nhân viên có chứng chỉ hành nghề tăng từ 20 người vào năm 2013 lên 29 người năm 2021
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
2.1.2.1 Các dịch vụ chính công ty cung cấp
Bảng 2.1: Các dịch vụ chính công ty cung cấp
Dịch vụ kiểm toán: Kiểm toán BCTC thường niên;
Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế;
Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; Soát xét các thông tin trên BCTC;
Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước
Dịch vụ tư vấn thuế, kế toán…
Tư vấn xử lý vướng mắc về các loại thuế, tiết kiệm chi phí thuế;
Tư vấn miễn, giảm, ưu đãi thuế, tư vấn hoàn thuế;
Tư vấn lập báo cáo, quyết toán thuế;
Tư vấn thiết lập hệ thống KSNB, xây dựng các quy chế KSNB phù hợp với mô hình doanh nghiệp;
Tư vấn sáp nhập, giải thể, mua lại doanh nghiệp Dịch vụ đào tạo Đào tạo về các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế, chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam; Đào tạo kỹ năng kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro doanh nghiệp
Dịch vụ kế toán, tài chính doanh nghiệp
Xây dựng hệ thống kế toán tài chính, kế toán quản trị; Chuyển đổi BCTC giữ các hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chuẩn mực quốc tế Đào tạo Các chứng chỉ quốc tế ACCA, ICEAW… Đào tạo về Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) Đào tạo về quản trị tài chính Đào tạo kiểm toán nội bộ Đào tạo về quản trị rủi ro Các dịch vụ khác Định giá
Quản lý rủi ro Giải pháp công nghệ
Nguồn: Báo cáo minh bạch UHY 2020, 2021
2.1.2.2 Khách hàng của Công ty
Khách hàng của Công ty rất đa dạng thuộc nhiều loại hình, bao gồm:
Bảng 2 2: Đối tượng khách hàng của UHY Đối tượng khách hàng Số lượng khách hàng
Theo loại hình DN tổ chức 632 82,359,220,851 100%
Công ty Cổ phần niêm yết 41 6,086,004,521 7.4%
Công ty Cổ phần chưa niêm yết 234 21,810,976,087 26.5%
3 Công ty hợp danh, DN tư nhân, hợp tác xã
4 Đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội
5 Dự án quốc tế, tổ chức khác 39 18,849,285,536 22.9%
Theo hình thức sở hữu 632 82,359,220,851 100%
1 DN có vốn đầu tư nước ngoài 26 9,712,965,725 11.8%
3 Doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức khác 525 61,802,410,126 75%
Nguồn: Báo cáo minh bạch UHY 2020, 2021
2.1.3 Tổ chức quản lý Công ty UHY
UHY tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng Đứng đầu là Ông Đào Xuân Dũng chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY Tiếp theo là Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, bên dưới là các phòng ban chức năng và các phòng nghiệp vụ
BGĐ có nhiệm vụ chỉ đạo, xây dựng chiến lược, kế hoạch, phương án kinh doanh, lựa chọn thay đổi cơ cấu tổ chức BGĐ bao gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên, 1 Tổng giám đốc, 4 Phó tổng giám đốc và các thành viên là các giám đốc chuyên môn theo lĩnh vực
Nguồn: Phòng Hành chính Công ty UHY
Các Phó TGĐ phụ trách kiểm toán
Các Giám đốc kiểm toán
Phòng kiểm toán tại Văn phòng TP
Phó TGĐ phụ trách kiểm toán đầu tư
Kiểm toán đầu tư xây dựng dân dụng
Kiểm toán đầu tư xây dựng giao thông
Kiểm toán đầu tư tại văn phòng TP HCM
Phó TGĐ phụ trách tư vấn
Tư vấn pháp lý đầu tư
Phó TGĐ phụ trách hành chính, nhân sự
Phòng IT và quản trị thông tin nội bộ
Phòng hành chính và nhân sự
Phòng Tài chính và kế toán
Trợ lý và thư ký
Ban đào tạo, nghiên cứu, phát triển và kiểm soát chất lượng
Sơ đồ 2 1 Tổ chức quản lý Côg ty UHY
Hội đồng thành viên: vị trí đứng đầu, giữ vai trò quyết định những vấn đề lớn trong
Công ty Chủ tịch Hội đồng thành viên là ông Đào Xuân Dũng
Tổng Giám đốc điều hành: Ông Nguyễn Tự Trung là người đại diện trước pháp luật của Công ty, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty
Các Phó Giám đốc điều hành: là những thành viên BGĐ chịu trách nhiệm điều hành từng mảng công việc, được giao nhiệm vụ theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc điều hành Các Phó tổng giám đốc có thể nhân danh Công ty ký kết các hợp đồng trong phạm vi đã được phân công hoặc ủy quyền, thay mặt Công ty xử lý các công việc thuộc thẩm quyền đối với khách hàng và cả đối tác Chịu trách nhiệm trước Công ty và Pháp luật trong quyết định của mình
Các Giám đốc chuyên môn: là những thành viên BGĐ phụ trách về chuyên môn trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của Công ty như: Dịch vụ Kiểm toán, Tư vấn Thuế, Tư vấn Tài chính, Tư vấn quản trị và Dịch vụ đào tạo Đồng thời cũng là chuyên gia về từng lĩnh vực tương ứng
Ban đào tạo, nghiên cứu phát triển và kiểm soát chất lượng: Là bộ phận trực tiếp do
Thực trạng kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV trong kiểm toán BCTC do Công ty UHY thực hiện
Công ty UHY thực hiện
2.2.1 Thủ tục kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV trong kiểm toán BCTC do Công ty UHY thực hiện
Sơ đồ 2 5: Quy trình kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV tại UHY
Nguồn: Chương trình kiểm toán Công ty UHY
2.2.2 Thủ tục kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV trong kiểm toán BCTC do Công ty UHY thực hiện tại khách hàng P o Đánh giá chấp nhận khách hàng:
Công ty Cổ phần P là khách hàng truyền thống của UHY, do đó các thông tin chung, tài liệu về khách hàng đã được lưu trữ qua từng năm trong HSKiT chung tại UHY Năm nay, P tiếp tục tín nhiệm đề nghị được UHY tiếp tục thực hiện kiểm táon cho BCTC năm 2021 Vì vậy, KTV sẽ sử dụng trực tiếp hồ sơ của khách hàng đã có và cập nhật thêm các sự thay đổi trong năm 2021 UHY sau khi tổ chức họp với lãnh đạo Công ty
P, hai bên đã thống nhất các điều khoản và đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán cho năm tài chính 2021
Biểu 2 1; Đánh giá chấp nhận kiểm toán khách hàng cũ
Tên khách hàng: Công ty P
31/12/2021 31/12/2021 Mục tiêu: thu thập thông tin để UHY đánh giá và quyết định xem có nên tiếp tục kiểm toán khách hàng này hay không
Có/Không Thông tin liên quan khác Phí kiểm toán có bị quá hạn chưa thanh toán không?
Khách hàng có liên quan đến kiện tụng, tranh chấp hoặc có sự cảnh báo về việc phát sinh kiện tụng, tranh chấp không?
Có bất cứ nhân viên nào trong Công ty có mối quan hệ cá nhân với khách hàng không?
Có Giám đốc hoặc nhân viên trong nhóm kiểm toán có lợi ích tài chính với khách hàng không?
Có bất kỳ xung đột về lợi ích nào không? Không
Các điều khoản của dịch vụ khác có khả năng ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán không?
Có rủi ro Giám đốc và các KTV không có đầy đủ kiến thức để thực hiện kiểm toán hay không?
Các yếu tố phát sinh trong năm ảnh hưởng đến việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán không?
Tính chính trực của BGĐ và chủ doanh nghiệp
Các thay đổi quan trọng trong BGĐ, Hội đồng cổ đông
Sự suy giảm về kết quả kinh doanh
Khả năng thanh toán nợ
Các thay đổi trong chính sách và ước tính kế toán
Các vấn đề có liên quan đến pháp luật
Không Đánh giá chấp nhận kiểm toán
Ngày 31/12/2021 Nguồn: Hồ sơ kiểm toán Công ty P o Ký kết hợp đồng kiểm toán Đại diện hai bên sẽ tổ chức gặp gỡ trao đổi và thống nhất các điều khoản trước khi kí kết hợp đồng Những điều khoản quan trọng sẽ được đưa ra trong Hợp đồng kiểm toán:
- Cac quy định và chuẩm mực;
- Trách nhiệm của các bên;
- Phí, phương thức và thời hạn thanh toán;
- Hiệu lực và thời hạn hợp đồng
Phí kiểm toán sẽ được thanh toán toàn bộ sau khu UHY phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng Thời gian KTV đến thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng là 5 ngảy Theo yêu cầu của khách hàng BCTC sau kiểm toán sẽ được lập thành 5 bộ bằng tiếng Việt Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, UHY sẽ yêu cầu khách hàng gửi BCTC để bắt đầu lâ ̣p kế hoạch kiểm toán o Thành lập nhóm kiểm toán
Trưởng phòng kiểm toán sẽ lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán đảm bảo yêu cầu về tính độc lâ ̣p để tham gia kiểm toán khách hàng này Với công ty P, do là khách hàng cũ nên Công ty sẽ giữ nguyên Trưởng nhóm kiểm toán đã thực hiện kiểm toán từ kỳ trước người đã nắm được sơ bộ tình hình về hoạt động kinh doanh, hệ thống kế toán và KSNB ở đơn vị Nhờ vậy, việc kiểm toán sẽ có hiệu quả và tiết kiệm thời gian
Bảng 2 5: Nhóm kiểm toán được thành lập
STT Họ và tên Vai trò
1 Trần Thuỳ L Trưởng nhóm kiểm toán
4 Nguyễn Thị Mai H Trợ lý kiểm toán
Nguồn: Hồ sơ kiểm toán Công ty P
Trưởng nhóm kiểm toán sau khi được lựa chọn sẽ thống kê và gửi “Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán BCTC” trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu, để quá trình kiểm toán diễn ra thuận lợi và tiết kiệm thời gian, và tiến hành thu thập những thông tin sơ bộ về khách hàng phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán
2.2.2.1 Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán a Thu thập thông tin tổng quan về khách hàng và môi trường kinh doanh liên quan đến khoản mục DT BH&CCDV
KTV cần có những hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị để từ đó xác định được những khoản mục trọng yếu cần kiểm tra thêm bằng cách quan sát các hoạt động thường ngày và phỏng vấn BGĐ của đơn vị và thu thập các tài liệu như: Giấy phép thành lập Công ty , BCTC, quy chế của Công ty, các biên bản quyết toán thuế năm nay và các năm trước, biên bản góp vốn, các hợp đồng quan trọng…
Việc tìm hiểu thông tin tổng quan về Công ty P được KTV lưu lại trong GTLV sau:
Biểu 2 2: Thông tin tổng quan về Công ty P
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY
UHY AUDITING AND CONSULTING LIMITED
Tên khách hàng: Công ty P
A Mục tiêu: Tìm hiểu về khách hàng và môi trường kinh doanh để hiểu biết về các sự kiện, giao dịch phát sinh và đặc điểm kinh doanh của đơn vị từ đó giúp KTV xác định rủi ro có sai sót trọng yếu có thể xảy ra
1 Thông tin chung về khách hàng
Công ty Cổ phần P tiền thân là nhà máy X, được thành lập vào năm 2007 và hoạt động thoe giấy phép kinh doanh số 01002xxxxxx đăng ký ngày a, và thay đổi lần cuối vào ngày b do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Trụ sở chính của Công ty được đặt tại tỉnh Hưng Yên
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là sản xuất hàng may sẵn bằng vải hoặc da (quần áo, găng tay, túi vải, khăn, bao da, ga giường…
2 Thông tin về chính sách kế toán
- Chế độ kế toán: Đơn vị áp dụng theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán DN theo Thông tư 200/2019/TT-BTC ngày 22/12/2019
- Niên độ kế toán: Niên độ áp dụng từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 năm dương lịch
- Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng (VND)
- Cơ sở lập BCTC: BCTC được lập bằng Đồng Việt Nam (VNĐ) theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các quy định hiện hành và chế độ kế toán Việt Nam
- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hệ thống kế toán trên phần mềm kế toán MISA
- Nhân sự phòng kế toán: Phòng kế toán có 8 nhân viên, 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp và 1 thủ quỹ
- Nguyên tắc ghi nhận DT: DT BH ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu thành phẩm đã được chuyển giao cho người mua hàng, Công ty không còn nắm giữ quyền kiểm soát hàng hoá DT được xác định tương đối chắc chắn, Công ty đã hoặc sẽ thu được lợi ích từ giao dịch bán hàng đồng thời xác định được chi phí liên quan tới giao dịch bán hàng
- Hình thức thanh toán: Công ty chấp nhận hai hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng
C Các thay đổi trong hoạt động kinh doanh trong kỳ có ảnh hưởng đến BCTC
STT Nội dung thay đổi Ảnh hưởng tới BCTC Ghi chú
D Các thay đổi trong cơ cấu hoạt động của Công ty P trong kỳ
STT Nội dung thay đổi Ảnh hưởng tới BCTC Ghi chú
IR được xác định ở mức trung bình
Nguồn: Hồ sơ kiểm toán Công ty P b Đánh giá KSNB của khách hàng đối với chu trình bán hàng-thu tiền Đánh giá tính hiệu quả hiện lực của KSNB của DN nhằm đánh giá liệu hệ thống KSNB của doanh nghiêp có khả năng phát hiện và ngăn chặn các sai sót xảy ra trong hoạt động kinh doanh của DN từ đó xác định được phạm vị, khối lượng công việc trong quá trình kiểm toán cơ bản KTV tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng chi tiết tại Phụ lục 1 KTV nhận thấy KSNB của khách hàng về cơ bản đáp ứng được các yếu cầu giảm thiểu được những CR
Tiếp thep, thông qua việc xem xét HSKiT các năm trước, kỹ thuật quan sát và phỏng vấn BGĐ và các bộ phận liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền của đơn vị, KTV đưa ra kết luận được sau quá trình tìm hiểu KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền như sau:
Biểu 2 3: Đánh giá KSNB của Công ty P đối với chu trình bán hàng – thu tiền
Nguồn: Hồ sơ kiểm toán Công ty P
Thông qua việc tìm hiểu về KSNB của Công ty P về chu trình bán hàng – thu tiền, KTV nhận thấy hệ thống KSNB được thiết kế khá đầy đủ và chặt chẽ, về cơ bản có thể ngăn chặn được các rủi ro có sai sót trọng yếu c Thực hiên thủ tục phân tích tổng quát về DT BH&CCDV
Từ BCKSHĐKD của khách hàng năm tài chính 2021, KTV tiến hành các thủ tục phân tích ngang, phân tích dọc để có được cái nhìn tổng thể về sự biến động DT và giá vốn kỳ này so với kỳ trước Từ đó đánh giá về rủi ro xảy ra các sai sót trọng yếu trong DT của đơn vị khách hàng trong kỳ kiểm toán
Biểu 2 4: Phân tích tổng quát DT, giá vốn Công ty P năm 2021
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch
Các khoản giảm trừ DT - - -
DT thuần 749,965,834,945 687,956,756,134 62,009,078,811 9% Giá vốn hàng bán 658,543,267,896 594,657,854,324 48,885,413,572 8% Lợi nhuận gộp 91,422,567,049 78,298,901,810 13,123,665,239 17%
Sự gia tăng DT tương ứng với việc giá vốn là lợi nhuận gộp tăng, sự biến động hệ quả này được đánh giá là hợp lý giữa 2 chỉ tiêu khi so sánh năm 2020 và năm 2021
Biến động DT hai năm không quá lớn, DT tăng và cùng với đó giá vốn cũng tăng, tạm thời chưa phát hiện biến động bất thường
Nguồn: Hồ sơ kiểm toán Công ty P
Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục DT Bán hàng và cung cấp dịch vụ
cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY thực hiện
Nhìn chung, chất lượng dịch vụ kiểm toán khách hàng của UHY được đánh giá khá tốt
Do các phòng ban được phân tách theo chuyên môn riêng, mỗi phòng ban phụ trách một lĩnh vực cụ thể Các BCKT được soát xét một cách cẩn thận trước khi được phát hành bởi những người có chuyên môn cao, đảm bảo cung cấp một báo cáo đạt tiêu chuẩn Nhờ vậy mà công tác kiểm toán BCTC nói chung và khoản mục DT BH&CCDV luôn tạo được sự hài lòng và tín nhiệm của khách hàng o Về cách thức tiếp cận thị trường
Trong môi trường kiểm toán đầy cạnh tranh, chỉ tính tại Việt Nam đã lên tới hơn 200 công ty kiểm toán cùng với đó là sự cạnh tranh của bốn hàng kiểm toán quốc tế (Big4), để duy trì và phát triển UHY luôn tích cực mở rộng và tìm kiếm khách hàng Thông qua việc giới thiệu các loại hình dịch vụ đa dạng và chất lượng tốt tạo điều kiện để khách hàng biết đến UHY nhiều hơn Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và hội nhập không ngừng với thế giới, rất nhiều ngành nghề và DN mới thành lập, cho nên việc không ngừng quảng bá chủ động tìm kiếm khách hàng của Công ty đem lại hiệu quả rất cao giúp công ty mở rộng thị phần Còn đối những khách hàng truyền thống, Công ty luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp, tiếp tục hợp tác cho các năm tiếp theo o Về đội ngũ nhân viên
Là một trong 10 công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam, UHY có một đội ngũ KTV chất lượng, có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm đã từng tham gia kiểm toán tại rất nhiều DN thuộc các loại hình kinh doanh khác nhau Cho nên, hiểu biết về các ngành nghề cũng như kiến thức chuyên môn luôn được trau dồi Bên cạnh đó, Công ty còn thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhân viên tham gia các lớp học chứng chỉ quốc tế chuyên ngành để nâng cao trình độ Công ty luôn cập nhật những thay đổi trong chính sách kế toán, kiểm toán và tài chính các chuẩn mực, điều khoản và luật do Bộ Tài chính và Nhà nước ban hành để nhân viên luôn được tiếp cận với những thay đổi một các nhanh chóng và kịp thời
Trong mỗi cuộc kiểm toán, UHY sẽ lựa chọn và phân công các KTV có kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực của khách hàng, ngành nghề kinh doanh và hệ thống luật pháp có liên quan đảm bảo cho cuộc kiểm toán diễn ra đạt hiệu quả cao nhất Tại UHY, con người luôn là yếu tố trung tâm tạo nên những thành công trên con đường phát triển của Công ty o Về cách thức tổ chức và quản lý công việc
Với quy mô hoạt động ngày càng lớn và đội ngũ nhân viên đông đảo nhưng việc tổ chức và quản lý của UHY khá gọn nhẹ và hiệu quả Các phòng ban với các chức năng riêng biệt và tính chuyên môn hoá cao giúp nâng cao hiệu quả công việc Tuy nhiên, hoàn toàn có thể điều động linh hoạt giữa các phòng nghiệp vụ với nhau trong quá trình làm việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu về nhân sự cũng như thời gian, đặc biệt trong mùa kiểm toán cao điểm o Về hệ thống HSKiT
Tại UHY, việc lưu trữ hệ thống hồ sơ luôn được chú trọng HSKiT được lưu trữ cẩn thận và khoa học thông qua việc đánh số thứ tự và có ký hiệu tham chiếu có chỉ mục
Hệ thống tham chiếu rõ ràng và logic, sắp xếp theo trật tự đảm bảo việc tra cứu dễ dàng mỗi lần muốn tìm hại các tài liệu liên quan đến khách hàng
Việc hoàn thiện và lưu trữ HSKiT luôn phải qua quá trình soát xét nghiêm ngặt đảm bảo các giấy tờ đầy đủ Trước mỗi cuộc kiểm toán, KTV sẽ xem xét HSKiT các năm trước để làm cơ sở đánh giá chấp nhận kiểm toán và thực hiện kiểm toán các khách hàng o Về chương trình kiểm toán
CTKT theo mẫu có sẵn được thiết kế áp dụng cho mọi doanh nghiệp, CTKT được thiết kế khá đầy đủ, chi tiết cho từng khoản mục và khá phù hơp với đặc điểm kinh doanh các DN tại Việt Nam CTKT được dựa trên CTKT mẫu của VACPA đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kiểm toán độc lập chế độ kế toán Việt Nam hiện hành Tuy nhiên, tuỳ vào từng đối tượng khách hàng mà việc thiết kế, thực hiện CTKT sẽ được thay đổi một cách linh hoạt Việt thiết kế CTKT được thực hiện bởi Trưởng nhóm kiểm toán là nhũng người có nhiều kinh nghiệm thực kế trong kiểm toán BCTC tại khách hàng để đảm bảo các thủ tục kiểm toán được lựa chọn một cách đầy đủ và có hiệu quả
Về hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
Hệ thống kiểm soát chất lượng được thực hiện qua bốn bước Đầu tiên Trưởng nhóm kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến của mình về những phát hiện của từng khoản mục và ý kiến cuối cùng Tiếp theo, Trưởng (Phó) phòng kiểm toán xem xét có chấp nhận hay không Sau đó, báo cáo sẽ được soát xét bởi phòng kiểm soát chất lượng, nơi chịu trách nhiệm soát xét tất cả các báo cáo trước khi được phê duyệt lần cuối bởi Tổng Giám đốc Việc phê duyệt chặt chẽ qua nhiều cấp bậc đảm bảo BCKT đạt tiêu chuânt trước khi phát hành chính thức
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế o Đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
- Về công tác chuẩn bị tài liệu cho cuộc kiểm toán: trước khi đến đơn vị khách hàng để kiểm toán, KTV sẽ gửi một bản đề nghị cung cấp tài liệu cần thiết để phục vụ cho cuộc kiểm toán Tuy nhiên, trong thực tế, không phải mọi cuộc kiểm toán KTV đều gửi trước cho khách hàng bản yêu cầu này để kế toán có thời gian chuẩn bị Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc của KTV
- Sử dụng ít phương pháp thu thập thông tin khách hàng:
Các thông tin thu thập các nguồn còn chưa được đa dạng Đối với khách hàng truyền thống, KTV sử dụng thông tin lưu trong HSKiT các năm trước, và tiến hành phỏng vấn về những thay đổi mà chưa tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác Điều này làm giảm tính khách quan của thông tin
KTV cũng chỉ đang tập trung vào những thông tin nội tại của đơn vị mà chưa giành sự quan tâm đến những thông tin bên ngoài như đối thủ cạnh tranh hay những thông tin về kinh tế vĩ mô liên quan đến ngành nghề Đối với những DN sản xuất và kinh doanh thì các thông tin bên ngoài cũng có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với chỉ tiêu
Việc thu thập thông tin chưa thực sự đa dạng việc đánh giá IR có thể chưa thuyết phục, làm giảm chất lượng các xét đoán của KTV Có thể hiểu rằng do giới hạn về mặt thời gian, KTV thường không có đủ thời gian cho việc tìm hiểu thông tin khách hàng mà chỉ sử dụng kết quả thu thập được từ các năm trước cùng với dữ liệu mà khách hàng cung cấp
- Sử dụng ít các phương pháp tìm hiểu KSNB và đánh giá CR: việc sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu KSNB của khách hàng tuy tiết kiệm thời gian và dễ thực hiện nhưng các thông tin thu thập được còn thiếu chiều sâu và không phải lúc nào cũng phù hợp với khách hàng cụ thể Việc đánh giá KSNB chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khả năng xét đoán của KTV mà chưa có những tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá một cách thống nhất Do vậy có thể xảy ra trường hợp các KTV có những quan điểm khác nhau khi đánh giá về tính hiệu quả của KSNB Bảng câu hỏi tìm hiểu KSNB Công ty sử dụng chủ yếu là dạng câu hỏi đóng, điều này giúp tiết kiệm được thời gian song KTV sẽ không thu thập được thêm các thông tin chi tiết liên quan đến khoản mục Đặc biệt, các câu hỏi sử dụng còn chưa thực sự phong phú đa dạng, nên đối với những DN hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh phức tạp thì việc sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế chung chưa được thực sự phù hợp KTV sẽ không thể thấy hết được các ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại trong thiết kế, vận hành và giám sát việc thực hiện các KSNB tại đơn vị
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN
Định hướng phát triển của Công ty UHY
Với mục tiêu nâng cao vị thế và mở rộng quy mô, cải thiện chất lượng các dịch vụ cung cấp không chỉ trong lĩnh vực kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY đưa ra kế hoạch phát triển cho các năm tới như sau:
Một là, nâng cao chất lượng nhân sự
Công ty luôn coi con người là trung tâm của sự phát triển và luôn đặt sự quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao chất lượng nhân sự Công ty chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự kiểm toán, đồng thời, BGĐ cũng luôn lưu tâm đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp của KTV Mục tiêu cuối cùng của chiến lược này là tạo ra sự phát triển bền vững cho Công ty
Hai là, mở rộng thị phần
- Đối với các khách hàng trong nước: tiếp tục chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ tư vấn cho các DN trong nước các dịch vụ kế toán, tư vấn, kiểm soát…;
- Đối với khách hàng nước ngoài: không ngừng cải thiện chất lượng để thu hút các đối tác nước ngoài sử dụng dịch vụ kiểm toán của Công ty Công ty đang quan tâm tới mở rộng thị trường tới các nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia…
Ba là, hiện đại hoá công nghệ
Việc đơn giản hoá quy trình kiểm toán được Công ty hết sức quan tâm đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0, Công ty sẽ đẩy mạnh việc cập nhật ứng dụng công nghệ mới, trang thiết bị làm việc cho nhân viên
Bốn là, phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ
Không chỉ dừng lại ở kiểm toán Công ty đang chú trọng phát triển các dịch vụ tư vấn thu hút thêm khách hàng bằng việc đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, đa dạng hoá nguồn thu.
Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV tại UHY
UHY nhận thấy tầm quan trọng của khoản mục DT BH&CCDV trong BCTC của doanh nghiệp DT có quan hệ mật thiết mới các chỉ tiêu khách trong BCTC và là chỉ tiêu đầu tiên phản ánh tình hình kinh doanh của một công ty Qua việc xem xét DT các nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng… sẽ xem xét và đưa ra quyết định của họ đối với doanh nghiệp Do đó, DT thường có xu hướng bị khai khống để làm đẹp BCTC phục vụ cho mục đích của chủ DN và điều này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đén người sử dụng BCTC của đơn vị DT có vai trò quan trọng như vậy, tuy nhiên trong quá trình kiểm toán dựa trên CTKT chung và CTKT khoản mục DT BH&CCDV được công ty xây dựng, nhận thấy còn tồn tại một số hạn chế Chính vì vậy, Ban lãnh đạo của UHY luôn quan tâm đến việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục DT để nâng cao tính hiệu quả của công tác kiểm toán BCTC.
Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV trong kiểm toán BCTC do Công ty UHY thực hiện
trong kiểm toán BCTC do Công ty UHY thực hiện
Xuất phát từ những hạn chế của quy trình kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV của UHY, em xin phép đưa ra một số giải pháp sau:
Một là, tăng cường áp dụng SAP
SAP được coi là phương pháp có hiệu quả cao, chi phí thấp và tiết kiệm thời gian Thông qua SAP KTV sẽ xác định được những biến động bất thường một cách nhanh chóng, từ đó xác định được trọng tâm của việc kiểm toán, giảm bớt số lượng mẫu chọn trong ToD KTV nên quan tâm hơn nữa đến việc so sánh các chỉ tiêu đã phân tích với các chỉ tiêu của ngành, các DN trong cùng một lĩnh vực có cùng quy mô để xem xét việc phát sinh DT có hợp lý không Nếu thấy có sự chênh lệch bất thường so với trung bình ngành, KTV sẽ tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành nhiều hơn các ToD để kiểm tra
Hai là, tăng cường áp dụng CNTT trong kiểm toán
Công ty nên tận dụng tận dụng thế mạnh của công nghệ trong thời đại công nghệ hoá, hiện đại hoá, trang bị phần mền kiểm toán Áp dụng công nghệ trong chọn mẫu cũng giúp việc chọn mẫu troẻ nên dễ dàng hơn và đảm bảo tính khách quan của mẫu chọn và tránh bỏ qua các sai sót do sử dụng xét đoán KTV có thể xem xét sử dụng các phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc truy cập website: random.org
Ba là, thay đổi cách thức tìm hiểm KSNB tại khách hàng
Công ty nên thay đổi cách thiết kế bảng hỏi để đánh giá KSNB Trong bảng hỏi không chỉ sử dụng các câu hỏi dạng đóng mà thay vào đó là việc sử dụng thêm các câu hỏi mở để có thể thu thập được nhiều thông tin hơn Bên cạnh bảng hỏi, KTV có thể kết hợp sử dụng bảng tường thuật và lưu đồ tuỳ theo mức độ phức tạp của hệ thống KSNB của khách hàng Việc đánh giá KSNB nên được xây dựng trên thang đo đánh giá mức độ hiệu quả của KSNB là yếu, trung bình hay tốt dựa vào các tiêu chí được chung nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các KTV chịu trách nhiệm tiến hành thủ tục này
Bốn là, đa dạng hoá nguồn thông tin thu thập về khách hàng Đối với những khách hàng lâu năm, không nên chỉ dừng lại ở việc xem xét hồ sơ của các năm trước hoặc phỏng vấn nhân viên của khách hàng, mà KTVcần phải chú trọng thêm đến những thông tin vĩ mô bên ngoài và từ nhiều nguồn khác nhau
Năm là, chú ý đề cập đến những lưu ý cần được chú trọng cho cuộc kiểm toán năm sau Để cuộc kiểm toán năm sau diễn ra một cách suôn sẻ hơn, KTV nên ghi lại những lưu ý trong HSKiT để KTV năm sau đọc và xác định một cách nhanh chóng những vấn đề còn tồn đọng có được giải quyết hay chưa
Cuối cùng, KTV tiến hành gửi bản “Các tài liệu cần cung cấp cho kiểm toán” sớm Đối với các khách hàng có số lượng nghiệp vụ nhiều trong năm, KTV nên gửi bản yêu cầu chuẩn bị tài liệu trước khi cuộc kiểm toán được thực hiện một khoản thời gian nhất định để khách hàng có thời gian chuẩn bị và thu thập tài liệu Từ đó, đảm bảo công tác kiểm toán khi đến đơn vị khách hàng diễn ra đúng tiến độ.