1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại các Toà án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ

121 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm Quyền Giải Quyết Tranh Chấp Hôn Nhân Và Gia Đình Của Toà Án Nhân Dân Và Thực Tiễn Thực Hiện Tại Các Toà Án Nhân Dân Ở Tỉnh Phú Thọ
Tác giả Nguyen Huy Khánh
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự Và Tố Tụng Dân Sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 19,06 MB

Nội dung

Luận văn: “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp Hôn nhân, gia đìnhvà thực tiễn thực hiện tại các TAND ở tĩnh Lang Son” của tac gia HoàngHéng Hanh năm 2020 ®Nhóm sách giáo trình, sách chu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN HUY KHÁNH

THẢM QUYEN GIẢI QUYÉT TRANH CHAP

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN

VÀ THỰC TIEN THỰC HIỆN TẠI CÁC TOA AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - NĂM 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN HUY KHÁNH

LUẬN VĂN THAC SĨ LUẬT HOC

Chuyên ngành: LUẬT DAN SỰ VÀ TÓ TUNG DÂN SỰ

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa hoc: PGS TS Nguyễn Thị Thu Hà

HÀ NỘI - NĂM 2023

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trinh nghiên cứu của

riêng tôi, thực hiện trên cơ sở các kiến thức lý luân, thực tiễn và tham khảocác tài liệu liên quan Các số liêu có nguôn trích dẫn dam bảo tinh trungthực, chính xác, luân văn chưa ting được công bồ trong công trình nghiên

cửu nao khác.

Ha Nội năm 2023

Tác giả

Nguyễn Huy Khánh

Trang 4

: Tòa án nhân dân

:_ Tổ tung dân sự

> Uỷ ban nhân dan : Viên kiêm sát nhân dân : Xã hôi chủ nghĩa

Trang 5

1 Tinh cap thiết cũa đề tài

2 Tình hình nghiên cứu đề

3 Doi tượng vả phạm vi nghiên cứu của dé tai

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

6 Những đóng góp của việc nghiên cứu dé tài

1 Két câu của luận văn

CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE CHUNG VỀ THAM QUYỀN GIẢI QUYÉT

TRANH CHAP HON NHÂN VA GIA ĐÌNH CUA TOA ÁN NHÂN DÂN 8

1.1 E hái niềm, đặc điểm vẻ tham quyền giải quyết tranh chap hôn nhân và gia định của

Toa an nhân dan 8

E11 Eái niệm thẩm quyền giải quyết ranh chấp hôn nhân và g gia ia đình cia Toa an

8 tranh chap hôn nhân và gia đình của Toa

„14

đỉnh của Toa án nhân dan

1.2.1 Điều kiện bão dam bằng quy định pháp h

1.2.2 Điều kiện bảo đảm thông qua hoạt đông người tiền hành 6 tụng

1.2.3 Điều kiện bảo đảm thông qua hoạt động giảm sát, kiểm sát

1.2.4 Hoạt déng bỏ trợ tư pháp gi

1.3 Thực trang pháp luật Việt Nam hiện hành vẻ thẩm quyền giải quyết các tranh chấp

vẻ hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân 22 1.3.1 Thực trang pháp luật Việt Nam hiện hành vẻ thâm quyên giải quyết các tranh

chấp vé hôn nhân và gia đình của Toà án theo loại việc guổ 2

1.3.2 Thực trang pháp luật Việt Nam hiện hành vẻ thẩm quyền giả: quyết tranh chap hòn nhân và gia đình của Toà án nhân dân theo cá =-

1.3.3 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành vẻ quyên theo lãnh thỏ của Toa

án giải quyết tranh chấp hòn nhản và gia đình 45

13.4 Tham quyền của Toa an theo sự lựa chọn của đương sư A

Trang 6

GIA ĐÌNH TẠI CAC TOA AN NHÂN DAN Ở TINH PHU THỌ VA MOT SO

KIEN NGHI 53

2.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành vẻ thẩm quyền giải quyết tranh:

chap hôn nhân và gia đình tại các Toà án nhan dân ở tĩnh Phú Tho 53 2.1.1 Những kết quả đạt được 53

62 2.1.3 Nguyên nhân của hạn chế, vướng mac 69

2.2 Mbt số kiến nghỉ hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xác định thâm quyên giải quyết các tranh chap hôn nhân và gia đình tại các Toa án nhân dân ở tinh Phú Tho 71 2.2.1 Kién nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân

VI GRNEETDE Box tế z1

tu quả xác định quyền giải quyết tranh chap hon

nhân và gia đình của Tòa án hai cáp ở tinh Phú Tho dS KET LUẬN CHUNG ' _— 81

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

PHU LUC

Trang 7

PHAN MO ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Gia đinh là tế bảo của xã hội Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chi Minh luôn quantâm đến vai trò của gia đình Bác Hô khẳng định: “Quan td đến gia đình lađúng vì nhiều gia đình công lại mới thành xã hôi, gia đình tốt thì xã hôi mớitốt, xã hội tốt thì gia đình càng tot hơn, hạt nhân của xã hội là gia dinhChính vì vậy, mudn xân đựng chi ngiữa xã hôi là phải chủ ý hạt nhân cho

tốt” Quan hé hôn nhân là khởi nguồn của gia định, tinh cảm hạnh phúc của

vợ, chong là hạt nhân tạo nên môt gia đính hạnh phúc Giá trị hạnh phúc, bênchat la mục đích cuối củng của vơ, chong Tuy nhiên, trên thực tê có không itnhững cuộc hôn nhân không tron ven, mâu thuẫn nay sinh trong quan hệ hônnhân thường xuat phat từ nhiêu ly do nhưng nêu chủ thé không tim được tiếngnói chung, những tích tụ ngày một nhiêu sẽ dan đến sự đỗ vỡ là điều khó

tránh khỏi và phát sinh các tranh chấp trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình(HN&GĐ).

Trong toàn bộ quá trình lập pháp, thẩm quyên giải quyết tranh chấpHN&GD được quy định hau khắp tại các văn bản quy phạm về tô tụng dân sự

(TTDS) Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ năm 2014) va

Bô luật Tô tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) déu có những quyđịnh về thấm quyền giải quyết tranh chap HN&GĐ Các quy định ngày cảngtrở nên hoàn thiện hơn, đây đủ hơn góp phân cũng có vững chắc một hệ thốngquy định pháp luật Nha nước Việt Nam pháp quyên Xã hội Chủ nghĩa

Tuy nhiên, các quy đính về thấm quyên giải quyết tranh chap HN&GDhiện nay đã bộc lộ những vướng mắc và hạn chê Điều đó thể hiện bởi một số

quy định thiểu tính thực tế, mang tinh chat định tính, khoa học, có phần máy

móc, một sô quy định chưa tương thích với sự phát triển không ngừng với sự

` Thanh Hii (20189), “Chio namg Ngày gia định Việt Nam 28/6 "Gia đành li tế bảo của 28 hội, là thánh trì

cia tô quốc) Cổng thông tin điện từ Sở Thông tin và truyền thông tink Cà Meat (ngày tay cập: 14/7/2023).

Jlsottt† xoa, 'sÍpota1/1‹ = trile=wce% 3 Apath$ 3A rise

ofsotttttmeuc sukien/cactinkhac chaomamgngaygiadngviemam

Trang 8

phát triển chung của khoa học công nghệ, một số các quy định tuỷ nghi, hìnhthức hoặc sự không thông nhất giữa các quy định trong luật hình thức và luậtnôi dung dẫn tới kha năng áp dụng không phủ hop, bat đông trong viéc ápdụng pháp luật, một sô các quy đính chưa dam bảo vẻ yêu tó kỹ thuật lập

pháp, không có tinh logic, tuy nghĩ.

Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu các van dé lý luân và cả các van dé thuc

tiễn ap dung, bão dam việc hiểu va áp dụng thông nhất các quy định pháp luật

về thẩm quyên của Toa an trong giải quyết các tranh chap HN&GD là van décần thiết và cấp thiết Vì lẽ đó, việc lựa chon dé tai nghiên cứu “Thẩm quyền

Giải quyết tranh chấp Hôn nhân và gia đình của toà dn nhân dan và thực tiễn

thực hiện tại các Tòa an nhân đân ở tinh Phụ Thọ” sẽ có gia trị khoa học trong giai đoạn hiện tại.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thẩm quyên giải quyết tranh chap HN&GD là một trong số các van dé

quan trọng của pháp luật Việt Nam nói chung va pháp luật TTDS ở nước ta noi

riêng Đã có nhiều nghiên cứu, bài viết khoa học về van dé nay, cu thé như

®Nhóm các luận văn, luận án.

Luận văn thạc sỹ: “Thực tiễn giải quyết ly hôn tại TAND quân Hai BàTrưng thành phố Hà Nội theo Luật HN&GĐ năm 2000” của Thạc sỹ Nguyễn

Thanh Tú năm 2012 Tuy nhiên, luận văn thạc sỹ nảy tập trung đi sâu vào

thực tiễn giải quyết ly hôn nói chung nhưng lại tập trung ở địa ban quận Hai

Ba Trưng, thành phô Ha Nội theo BLTTDS năm 2004 ma không phảiBLTTDS năm 2015 và trên dia ban tinh/thanh pho trực thuộc trung ương như

của tác giả.

Luận văn thạc sỹ- “Thẩm quyền giải quyét các vụ việc HN&GD của Tòa

đm và thực tiễn áp dung tại các TAND ở tinh Son La” của Thạc sỹ NguyễnTiên Việt năm 2018 Tuy nhiên, Luận văn nay tập trung rộng khắp ca về việc

dân sư và tranh chap dân sự liên quan đến HN&GD (vu vả việc) va thực trangtại các TAND ở tỉnh Sơn La chứ không phải trên địa bản tỉnh Phú Tho

Trang 9

Luận văn: “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp Hôn nhân, gia đình

và thực tiễn thực hiện tại các TAND ở tĩnh Lang Son” của tac gia HoàngHéng Hanh (năm 2020)

®Nhóm sách giáo trình, sách chuyên khảo

Tác phẩm: “Quy định về iy hôn và thủ tục giải quyết vụ án ly hôn tại Toà

án - Luật HN&GD và các văn ban hướng dẫn thực hiên” của tác gia NguyễnThị Chi hệ thông và nghiên cửu những quy định của Luật HN&GD năm 2014,BLTTDS 2015, đưa ra những quan điểm, phân tích về những quy đính phápluật vé ly hôn va thủ tục ly hôn tai TAND Tuy nhiên những phân tích naycòn bao quát, nội dung về thâm quyên giải quyết tranh chap HN&GD tai Toa

án còn chưa thực sự cụ thé, chuyên sâu

s Nhóm các bài viết trên các báo, tap chi

Bài viết: "Tranh chấp HN&GD hay dân sự? Xác định thâm quyền giảiquyét của Toà an?” của đồng tác gia Bich Phượng và Ngoc Trâm đăng trên

Tap chí TAND tối cao (Điện tử) năm 2019 Với bai viết nay, các tác giả divào việc diễn giải, phân tích dau vao xác định quan hệ tranh chap khi Toa ánthụ lý, từ đó xác định thẩm quyên của Toa án trong vụ/việc chứ không phải disâu vào việc xác định thâm quyên giải quyết tranh chap của Toa án

Bài viết: “Ban về thâm quyền xác định quan hộ cha, me, con” của tac giả

Võ Văn Tuân Khanh đăng trên Công thông tin điện tử VKSND Tối cao

3 Đối trợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của đề tài

3.1 Đỗi trong nghiên cứu của đề tài

Luận văn tiếp tục nghiên cửu một sô van dé lý luận, các quy định của

pháp luật về thấm quyển của Toa an trong giải quyết các tranh chấp về

HN&GĐ, thực tiến thực hiện các quy định của pháp luật TTDS về thẩmquyển giải quyết các tranh chap HN&GD tại các Toà án nhân dân (TAND) ở

tỉnh Phú Thọ.

Trang 10

3.2 Pham vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn tập trung nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, về thấm quyềngiải quyết các vụ án (các tranh châp) HN&GĐ của Tòa án Các căn cứ, điềukiện để xác định vé thâm quyền của Toa án trong khi giải quyết các tranhchấp về HN&GD trên địa bản tinh Phú Tho

Luận văn chỉ luận giải thâm quyên “so tha” giải quyét các tranh chapHN&GĐ của TAND, con thẩm quyên phúc thấm, giám đốc thâm, tai thâm

giải quyết các tranh chap HN&GD của TAND sẽ được nghiên cứu ở các côngtrình tiếp theo.

Luận văn phân tích, viện dẫn, đánh gia từ đó dé cập đên những van décòn vướng mắc và bat cập trong BLTTDS năm 2015 và Luật HN&GĐ năm

2014 và kiến nghị những phương án khắc phục

Luận văn phân tích và nghiên cứu thực tiễn thực hiên pháp luật về thâm

quyên của Toả án, zác định thấm quyên của Toả án trong các tranh chấp về

HN&GD tại các TAND trên dia bản tinh Phú Thọ, từ đó chỉ ra các bất cập

còn tôn tại và hướng khắc phục để hoàn thiện hơn việc áp dụng pháp luậttrong xác định thâm quyên của Toa án trong phạm vi tỉnh Phú Thọ

3.3 Thời gian nghiên cứu của đề tài

Trong phạm vi nghiên cửu của luận văn cao học, tac giả nghiên cứu các

van dé lý luận trong khoảng thời gian sau tháng Đôi với van dé thực tiễn thựchiện việc xác đình thâm quyên tại các Toa án nhân dân ở tinh Phú Tho, tác gia

nghiên cứu trong khoảng thời gian sáu tháng Tuy nhiên, không chỉ giới hạn

phạm vi nghiên cứu chỉ trong vòng sau thang ma các bản án, thông kê số liệu

được tác giả nghiên cửu và sử dụng từ năm 2020, năm 2021, năm 2022 cho

đến khi hoàn thiện luận văn Việc nghiên cứu trong van dé thực tiễn ap dungpháp luật dé xác định thâm quyên của Toa án giải quyết tranh chap HN&GĐkéo dai trong các năm (từ năm 2020 đến năm 2022) giúp tac giả co một cái

nhìn khái quát, toàn diện trong một quá trình nghiên cửu va co một cai nhìnchi tiết, minh bạch trong từng vụ an lam cho phạm vi nghiên cứu và đôi tương

nghiên cứu được lam sáng tỏ, r rang hơn trong van dé thực tiến

Trang 11

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu dé tai la nhằm lam sang tö hơn những van dé lýluận và các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam, pháp luật HN&GĐ vềthẩm quyên giải quyết các tranh chap về HN&GD Qua đó, đánh giá đúngthực trạng các quy định pháp nảy cũng như thực tiễn thực hiện chúng, nhận

điện được những điểm thiếu sót, hạn chế và tim ra các phương pháp khắc

phục nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xác định thâm quyền giải quyết các

tranh chap về HN&GD của TAND

Dé đạt được mục đích nghiên cứu nảy, luân văn cân thực hiện được các

nhiệm vu nghiên cứu chính sau đây:

Thứ nhất, xác đình được ban chat, quan điểm về mat lý luận về thâmquyển giải quyết tranh chap HN&GĐ của Tòa án, cụ thể hoá và hoản thiệnkhải niêm pháp ly về tranh chấp trong HN&GĐ, khái niệm thầm quyên giảiquyết tranh chap HN&GĐ, khái quát hoá những đặc điểm cu thé khi xác địnhthấm quyên giải quyết tranh chap HN&GD

Thứ hai, Phân tích những quy định của pháp luật hiện hành (ca những

quy định trong luật hình thức và những quy định trong luật nội dung) về thâmquyển giải quyết tranh chap HN&GĐ

Thứ ba, đánh giá những điểm tích cực va han chê của pháp luật hiện

hanh về thấm quyên giải quyết tranh chap HN&GĐ và đưa ra kiến nghị cụ thénhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và góp phân nâng cao hiệu quảthực hiện thâm quyên giải quyết các tranh chap HN&GĐ của TAND ở tinh

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thé

Đôi với luận van nảy, vừa có tính ly luận lại vừa có tinh thực tiễn và từ

Trang 12

đó tông hợp để hoàn thiên hơn các quy định của pháp luật nên tác giả đã sửdụng nhiêu phương pháp nghiên cứu như Phuong pháp iuận (sử dung cácluận điểm, ly luận khoa học về thấm quyên giải quyết tranh chap về HN&GĐ.

để lam căn cứ nghiên cứu chung), piương pháp thu thập số liêu (do tuận văn

có quá trình nghiên cứu thực tiến tại Toa an hai cap trên dia ban tỉnh Phú Tho

nên việc thu thập số liệu thực tiễn về thấm quyên giải quyết va giải quyết

tranh chấp HN&GĐ ở tinh Phú Tho là cân thiét); piương pháp quan sát(phương pháp này tác giả tập trung áp dụng để nghiên cứu hô sơ án văn,nghiên cứu thực tiễn thu lý sơ thấm và phiên toa trong giải quyết tranh chapHN&GD để đánh giả việc áp dụng pháp luật dé xác định thâm quyên tranhchap HN&GĐ của Toa an); phuong pháp so sảnh (với phương pháp này chi

ra việc áp dụng pháp luật giữa các Toả án với nhau, chỉ ra sự tương đồng hoặc

đổi mới của các quy phạm pháp luật, bộ luật tố tụng cũ vả bộ luật tô tụng mớihoặc luật HN&GD cũ với luật HN&GĐ mới), từ đó có thé đánh giá những ưuđiểm, nhược điểm và trình ra được các kiên nghỉ, giải pháp hoàn thiện pháp

luật phù hợp và thực tế hơn

Ngoài ra, luân văn đưa ra nhiêu van dé cụ thé cân bản luận, nên các

phương pháp lý thuyết như: phương pháp phân tích vả tông hợp; phương phápquy nap và diễn giải (tông- phân - hop) giúp cho luận văn được cụ thé hơn va

r6 ràng, mạch lạc hơn trong cách lap luận.

6 Những đóng gop của việc nghiên cứu đề tài

Kết quả nghiên cứu dé tài “Thdm quyền giải quyết tranh chấp Hôn nhân

gia đình và thực tiễn thực hiện tại các Tòa an nhân dân trên dia ban tinh Phit

Tho” góp phân mang đến những đóng góp hữu ich sau:

Tuy không phải là luận văn đâu tiên nói đến van dé thấm quyên của Toa

án khi giải quyết HN&GĐ nhưng những phân tích, khái niệm, đắc điểm và

đánh gia cũng như những giải pháp của tác giả tiếp tục kế thừa va hoản thiện

các khái niệm, đặc điểm vẻ thâm quyền giải quyết các tranh chap HN&GDtrước đó Không chi chung chung ở các vụ việc (bao gôm cả vụ án và việc

Trang 13

dan sự) ma luận văn cung cấp khái niêm, đặc điểm, đánh giá riêng biết vềthấm quyển của Toa án đổi với các tranh chấp (các vụ án) liên quan đến

HN&GĐ

Luận văn đã nghiên cứu, đánh giá về thực tiến thực hiện pháp luật vềthâm quyên trong giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ ở Toa án hai cap trêndia ban tinh Phú Thọ Từ đó, chỉ ra các hạn chế, vướng mắc trong thực tiếnthực hiện pháp luật về thâm quyên giải quyết các tranh chap HN&GĐ của

Toa an.

Luận văn dua ra những kiến nghị khoa học cu thé dé hoan thiện hơn nữa

những quy định của pháp luật về thấm quyển giải quyết tranh chap HN&GD

va góp phan nâng cao hơn nữa đối với thâm quyên giải quyết tranh chap vẻ

HN&GĐ trên địa ban tinh Phu Tho.

7 Kết cầu của luận van

Ngoài phân mở đâu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo vả mục lục,nội dung cụ thé của luận văn được kết cầu thành 2 chương và 7 mục (có thểxem cụ thể hơn ở phân mục lục của luận văn) Trong đó:

Chương 1: Những van đề chung về than quyền giải quyết tranh chấp

HN&GD của TAND

Chuong 2: Thuc tiễn thực hiên pháp luật Viet Nam hiện hành về than

quyền giải quyết tranh chấp HNK&GĐ tai các TAND ở tinh Pini Thọ và một số

Miễn nghi

Trang 14

CHUONG1NHUNG VAN BE CHUNG VE THAM QUYEN GIAI QUYET

TRANH CHAP HON NHÂN VA GIA ĐÌNH CỦA TOÀ AN NHÂN DAN

1.1 Khái niệm, đặc điểm về thâm quyền giải quyết tranh chấp hôn

nhân và gia đình của Toà án nhân dan

1.11 Khái niệm thâm quyén giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia

dinh của Toà án nhân dan

Để xác định được khái niệm vẻ thấm quyên giải quyết tranh chấpHN&GD của TAND cần phân tích rổ khái niệm “tranh chap HN&GĐ”

Theo Từ điển tiếng Việt, tranh chấp la việc gianh nhau mét cách giằng

co không rố thuộc về bên nao “Tranh chap cũng có nghĩa là dau tranh giang

co khi có ý kiến bat đông, thường là trong van dé quyên lợi giữa hai bén”?

Tại quyết định số: 02/2009/QĐ-UBND ngày 03/03/2009 của UBND

quận 12, TP Hô Chi Minh về ban hành quy định tiếp công dân, xử lý đơn va

giải quyết khiếu nai, tổ cáo, tranh chấp, dân nguyện trên dia bản Quận 12 đãđịnh nghĩa “Tranh chap la việc giữa hai ca nhân hoặc giữa cá nhân với tổchức hoặc giữa tô chức với tô chức có mâu thuẫn về quyên lợi và nghĩa vụtrong quan lý sử dung nha, đất; một trong hai bên hoặc ca hai co đơn yêu câu

cơ quan hành chính nha nước thu lý giải quyết Š

Theo Luật sư Trần Thu Thuỷ đăng trên Website Công Ty Luật TNHH

Everest, "Tranh chấp về HN&GD là tranh chấp giữa cá nhân nay với cá nhân

khác về quyên va nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ HN&GĐ"'

Như vậy, tranh chap HN&GĐ được hiểu là tranh chap quyên, nghĩa vụgiữa cá nhân với ca nhân phát sinh từ quan hệ HN&GD Các tranh chap được

xác định quan hệ tranh chap HN&GD khi va chỉ khi quan hệ tranh chấp nảy

> Viện ngôn ngếthạc (2003), Từ đin ng Viết Neb Da Ning, Ha Nội,tr.1024

Khoin 3, Điều 2 Quyết định số: 02/2009/QD-UBND ngiy 03/03/2009 của UBND quận 12, TP Hồ Chi Minh về băn hành quy đánh tiếp công din, xử hy đơn vì gai quyết khu mi, tổ cio, tranh chip, din nguyện.

trên đã bin Quin 12

“humps eg] one /MpCZQ (ngày truy cập: 15/8/2023)

Trang 15

phat sinh tử quan hệ HN&GĐ bao gôm quan hệ hôn nhân, huyết thông va

nuôi dưỡng Quan hệ HN&GD có thé hợp pháp hoặc không hợp pháp nhưngtranh chap về HN&GĐ nhất thiết phải xuất phát từ quan hệ HN&GD, việcxác định tính hợp pháp của quan hệ HN&GD chi la việc chủ thé giải quyết

hậu quả của tính pháp ly đồi với quan hệ nay

Về mặt khoa học, khi nói đến những tác đông (bao gồm cả tích cực và

hạn chế) thì co thé thay rang HN&GĐ chiu nhiều sự tác đông đến tu bênngoải có thể dẫn đến sự thay đôi vả chuyển hoá HN&GĐ thường chịu sự tácđộng của các yêu tô phải kế đến như: tôn giáo, xã hội, chính trị, kinh tế, giáo

dục, pháp luật Khi có sự tác đông dù trực tiép hay gián tiếp của các yếu tô

bên ngoài nêu trên, những tác động nằm ngoài ý chí của con người ma conngười không thé thông nhất được thi sé phát sinh mâu thuẫn; ở một thời điểmnhất định khi những mâu thuẫn không thể hàn gắn, không có sự thông nhấtđược về mặt bản chất vân đê hoặc những yêu t tác đông bên ngoải khôngchâm dút thi những mâu thuẫn đó sẽ 1a khởi nguyên của tranh chap Ở luận

van này, không phân tích về nguồn căn của tranh chap HN&GD nhưng những

mâu thuẫn, đối kháng về quyên và nghia vụ luôn luôn 1a bản chat của tranhchấp Như vậy, những tranh chap về HN&GD là nhiing đối kháng mâu thuẫn

về quyền và nghĩa vụ của chi thé, phát sinh trong quan hệ HN&GD (quan hệ

hôn nhân, inyễt thông nuôi dưỡng)

Đặc điểm của tranh chap HN&GĐ:

- Chủ thé của tranh chap HN&GĐ là các cá nhân có quan hé hôn nhân,

huyết thong, nuôi dưỡng Đặc điểm nay giúp phân biệt tranh chap HN&GĐ

với tranh chấp dan sự khác Cu thé, chủ thé trong tranh chap về kinh doanhthương mại thường là các thương nhân, chủ thể của tranh chấp lao động làngười lao đông vả người sử dung lao đông, còn chủ thé của tranh chap dan sự

là các cá nhân, pháp nhân thương mai hoặc pháp nhân phi thương mại.

- Ban chat của tranh chap HN&GD 1a những mâu thuẫn, bat đông, xungđột phát sinh từ quan hệ pháp luật HN&GD Theo đó, những mâu thuẫn, bat

Trang 16

đồng nay phat sinh tử quan hệ nhân thân va quan hệ tai sản giữa vợ, chồng,

con và thanh viên khác trong gia đình Đây là những tranh chấp phát sinh từquan hệ giữa các thành viên gia đình gắn bó trên cơ sở hôn nhân, huyết thông

vả nuôi dưỡng Day 1a điểm khác biệt cơ bản của tranh chấp HN&GD vớitranh chap khác Các tranh chap dân su phát sinh tử quan hệ pháp luật dân sự

bao gôm các tranh chấp phát sinh từ quan hệ nhân thân và quan hệ tải sản

Nếu tranh chap về HN&GD cũng gan với quan hé nhân thân nhưng phạm vi

của quan hệ nhân thân chỉ trong ba lĩnh vực hôn nhân, huyết thống, nuôi

dưỡng còn phạm vi quan hệ nhân thân trong dân sự còn có cả về quyền hinhảnh, cư trú, đi lai, quyên với họ tên quan hệ tài sản trong HN&GD khôngmang tinh chất dén bu, ngang giá như trong dan sư

Trong các tranh chap về thương mại thi chi co quan hé về tai sản, những

quan hệ về tai sản trong thương mại luôn gắn liên với mục dich lợi nhuận, còntrong quan hệ dan sự các chủ thé thường không có mục đích lợi nhuận hoặc itnhất một bên trong quan hệ có mục dich lợi nhuận

Còn đôi với các tranh chap về lao đông thi luôn phát sinh, tôn tại gắn

liên với quan hệ lao động hoặc quan hê liên quan tới quan hệ lao đồng, chủ

thể của tranh chấp lao đông thường bao gồm người lao động vả người sử

dung lao động, nội dung của tranh chap lao động chính là các van dé phát sinh

từ việc thực hiện các quyên và nghĩa vụ hoặc lợi ích của các bên trong quan

hệ lao đông hoặc quan hệ liên quan tới quan hệ lao động.

- Tranh chấp về HN&GĐ gồm các tranh chap như: “Ly hôn, tranh chap

về nuôi con, chia tai sản khi ly hôn, chia tải sản sau khi ly hôn, Tranh chấp về

chia tai sẵn chung của vợ chồng trong thời ky hôn nhân, Tranh chấp vê thay

đôi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Tranh chấp về xác định cha, mecho con hoặc xác định con cho cha, mẹ, Tranh chap vé cap dưỡng, Tranhchấp vẻ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đíchnhân đạo, Tranh chấp về nuôi con, chia tải sản của nam, nữ chung sông voi

Trang 17

nhau như vợ chồng ma không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái phápluật; Các tranh chap khác về HN&GD, trừ trường hợp thuôc thâm quyền giảiquyết của cơ quan, tô chức khác theo quy định của pháp luật ”.

- Tranh chap về HN&GĐ được giải quyết ở Toa án theo thủ tục TTDS

hoặc được giải quyết ở cơ quan khác như cơ quan đăng kí hô tịch

Đôi với van dé thấm quyên giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia định

của Toa an nhân dan, tác gia luận giải dưới góc đô khái mém như sau

Về mặt ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “tham quyên là

quyên xem xét dé kết luận và định đoạt một van dé pháp luật”Š Từ khái niémnảy, giúp ta có thể hiểu rằng việc được xem xét tính hợp pháp, hợp lý về mộtvan dé và trên cơ sở đó đưa ra phán quyết, định đoạt vân dé pháp luật đượchiểu là thầm quyền

Trong tư pháp quc tế định nghĩa liên quan đến “thâm quyên la: Quyênxem xét dé kết luận và định đoạt các tranh chấp về dan sự- kinh té- thương

mại- HN&GD, lao đông có yêu tổ nước ngoài”” Như vậy, từ khái niêm nay

hiểu rằng tham quyên bản chat có ba hành đông cu thể hanh động xem xét

(soi xét các sư kiện, các tinh tiết, bằng chứng, các chứng cứ chứng minh),

hanh đông kết luận (đánh gia các chứng cử, chứng minh va đưa ra nhận xét,kết luân về tinh hợp pháp, hợp lý của các chứng cử, bằng chứng) va hànhđộng định đoạt (hanh động có giá trị cao nhất trong thâm quyên lam phát sinh,thay đôi hoặc châm đứt quyên, nghĩa vu của chủ thé)

Trong TTDS đã có nhiêu tác giả nghiên cứu về van dé “thẩm quyên”; tácgiả Lê Hoai Nam cho rang: “than quyền là quyền của một chủ thê nhất định,

đô là khả năng mà pháp luật cho phép được thực hiện mét công việc trong

iêu 28 Luật HN&GD nim 2014._

° Viên Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Viét, Nob Di Ning, tr622.

Từ điễn giải thich thuật ngữ Tuật học, Nab Công an nhân din, 1999 tr 232.

Trang 18

một lĩnh vực, một phạm vi nhất định ”Š Thông qua khái niệm nay của tác gia

có thé hiểu “thâm quyên” là quyền hành của một chủ thé (được trao quyênbằng quy định) và được pháp luật cho phép chủ thể thực hiên công việc luật

định trong phạm vi quyên hạn của chủ thé được trao quyên trước đó.

Co thể thay, khái niêm thâm quyên trong mỗi fĩnh vực pháp luật déu có

cái nhìn và cách hiểu có phan riêng biệt nhưng tựu chung lai được xem là chủ

thể được trao quyên thực hiện xem xét, kết luân và định đoạt vân dé trongphạm vi quyên của chủ thể Trong thâm quyên giải quyết tranh chap HN&GĐ

ở Việt Nam, cân quan tâm đến những đắc thủ của Nha nước, Nhân dân va conngười Việt Nam để đưa ra một định nghĩa phù hợp

Nhà nước ta tô chức theo nguyên tắc quyên lực Nhà nước là thông nhậtQuyên lực Nha nước được hiểu là toản bộ quyền lực Nha nước thuộc về Nhândân, tập trung thông nhật ở Nhân dân chứ không phải tập trung ở Quốc hôi

Nước Cộng hòa x4 hôi chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Dân, do Dân và

vì Dân Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật tô chức TAND năm 2014,

“Toa aa nhân danh nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xứ các vụ

aa hình sự dân sự HN&GD, kinh doanh, thương mai, lao động hành chỉnh

và giải quyết các việc khác theo uy dinh của pháp luật: xem xét đầy đi

khách quan, toàn điền các tài liệu, chứng cứ đã được tìm thập trong quá trù

16 tung: căn cứ vào kết quả tranh tung ra bản an, quyết dink việc có tội hoặc

không có lôi áp dung hoặc không áp dung hinh phạt, biên pháp tu pháp,

quyết định về quyền và nghia vụ về tài sân, quyền nhân thân Ban ám, quyết

định của Tòa an nhân dân cỏ hiệu lực pháp luật phải duoc co quan, t6 chức,

cá nhân tôn trong: cơ quan, tô chức, cá nhân hitu quan phải nghiêm chỉnhchấp hành"

Như vậy, Toa an có quyên nhân danh Nha nước dé ban hành phán quyết,

quyết định các vụ việc dân sự, hình sự, hanh chính trong quá trình Toa an

` Lê Hoài Nam (1997), “Thân quyển vét xứ sơ thẩm theo pháp luật tổ tụng đấm sục Việt Nai”, Hà Nội, tr.

° Khoản 2, Điều 2 Luật To chức TAND nim 2014

Trang 19

giải quyết Do các tranh chap về HN&GD là môt trong sô các tranh chấp về

dân sư, la lĩnh vực “luật tư” nên các tranh chấp này không nằm ngoài phạm vithâm quyên giải quyết của TAND

Theo tác giả Nguyễn Tiền Việt viết trong luận văn thạc sĩ “Than quyển

giải quyết các vụ việc HN&GD của Tòa dn và thực tiễn áp dung tại các

TAND ở tinh Son La” đã đưa ra khải niêm: “thẩm quyển giải quyết vụ việc HNGD của Tòa án là quyén xem vét, giải quyết các tranh chấp, yên cầu phát sinh từ các quan hê pháp luật (hình thành trên ba yếu td hôn nhân, huyét

thống nôi dưỡng) thuộc đối tương điều chỉnh của pháp iuật HN&GD và

quyền 7a các quyết dinh kit Xem vét, giải quyết các vụ việc đó theo thị tuc

TTDS??* Khái niêm nay của tác giả bao gồm cả các vu và việc (tranh chấp và

yêu cầu dân sự)

Theo tác gia Hoang Hong Hạnh trong Luận văn: “Tham quyền giải quyếtcác tranh chap HN&GĐ va thực tiễn thực hiện tại các TAND ở tinh LangSơn” đã nêu quan điểm về thấm quyên giải quyết tranh chap HN&GD: “théquyền giải quyết các tranh chấp HN&GD của Toà ám là việc Hién pháp vàBLTTDS trao quyền của Toà đn trong việc xem xét giải quyết các tranh chấpHN&GĐ và quyền han ra các quyết định khi xem xét giải quyết các tranh

chấp HN&GD đô theo thủ tue TTDS’.TM

Đôi với các tranh chap về HN&GD, theo quan điểm của tác giã, kháiniệm thâm quyên giải quyết của Toa án có thé cụ thé hoá là: Quyền thu If,giải quyết và phán quyết những đối kháng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụcủa chi thé phat sinh trong quan hệ HN&GD

Khi xem xét, thu lý vả giải quyết tranh chap về HN&GD, Toa an cầnxem xét vả tiếp cân tranh chap dưới ba góc đô dé từ đó xác định thẩm quyền,

cụ the:

`“ Nguyễn Tên Việt (2018), Thẩm quyển gi& quyết các vụ việc HN&GĐ của Tòa án và dạ tiến áp chong tại

các TAND ö tinh Son La, Hà Nội.

`? Hoàng Hong Hanh (2020), “Tivim quyển giất quuết các meh chấp Hiển nhấn, gia đồnh và thực tien thực

Nữngg các TAND 6 tink Lang Son’”, Hà Nội,tr.12.

Trang 20

(0) Tham quyền của Tịa an theo quan hệ tranh chap Khi phat sinh tranhchap, Toa án cần xem xét loại tranh chap đĩ cĩ phải la tranh chap HN&GD va

cĩ thuộc thâm quyên giải quyết của Toa an theo thủ tục TTDS hay khơng?

Hay nĩi cách khác, Toa án cần xác định quan hé/loai tranh chap cụ thé Toa

án chỉ giải quyết những quan hệ tranh chap HN&GĐ thuộc thấm quyên giải

quyết của Toa án Đơi với những tranh chap HN&GĐ mà pháp luật quy định

cơ quan, tổ chức khác cỏ thấm quyền giải quyết thi Toa án khơng giải quyết

Gi) Tham quyên của Toa án theo cap giải quyết tranh chap về HN&GD

là thâm quyên giải quyết tranh chap HN&GD theo từng cấp Toa án, bao gồmthấm quyên sơ thấm của TAND giải quyết tranh chap HN&GD, thẩm quyểnphúc thâm của TAND giải quyết tranh chap HN&GD, thấm quyền giám đốcthấm hoặc tai thâm của TAND giải quyết tranh chấp HN&GD Tuy nhiên,trong pham vi của luận văn thì tác giã chỉ nghiên cứu thấm quyên sơ thâm

của TAND giải quyết tranh chap HN&GD

Gii) Tham quyền của Tịa án theo lãnh thé trong giải quyết các tranhchap về HN&GĐ được hiểu là thẩm quyên của Tịa án cụ thể được tiếnhảnh xem xét, giải quyết những tranh chap về HN&GD theo trình tư, thủ

tục luật định.

1.1.2 Đặc điềm của thâm quyên giải quyét tranh chấp hơn nhân và gia

đình của Tồ án nhân dan

- Thâm quyén của Tồ ain giải quyết tranh chấp HN&GD pin thuộcvào ÿ chi hoặc sự lua chọn của đương sự trừ trường hợp pháp luật cĩ

quy đình khác.

Đặc thù của quan hệ pháp luật dan sư noi chung và quan hệ HN&GD nĩi

riêng được hình thành dựa trên sư thoả thuận, ý chí của các bên tham gia vào

quan hé, đĩ 1a su tự nguyên, ty do, bình đẳng thộ thuận của chủ thể Do do,

khi phát sinh tranh chấp HN&GD thi Toa án phải tơn trọng sự thoa thuân của

đương sự vê van dé thâm quyền Hay nĩi cách khác, đương sự cĩ quyên địnhđoạt về thẩm quyên giải quyết tranh chap HN&GĐ, Toa án khơng thé áp đặt y

Trang 21

chi chủ quan để yêu cầu đương sự Theo quy định tại khoản 1, điều 5

BLTTDS năm 2015, “Đương sự có quyền quyết định việc khối kiện, “

Đương su có quyên lựa chọn Toà án hoặc cơ quan Nhà nước hoặc téchức hoặc người thứ ba khác giải quyết những mâu thuẫn, tranh chap vềHN&GD Trong trường hợp, đương sự lựa chon Toa án la cơ quan cuối cùng

có thâm quyền giải quyết tranh chấp về HN&GD thi đương sự van có quyền

lựa chon các Toa án khác nhau để giải quyết tranh chấp Như vây, nhin nhận

rộng ra ngoai sự bao trùm của tô tung thì yêu tô “piu thude vào ý chí hoặc su

lựa chon của đương sự” không những bao gom ở việc đương sự lựa chọn Toa

án nhân dân nao dé giải quyết tranh chap mà con việc đương sư lựa chọn Toa

án nhân dân hay cơ quan quan ly Nha nước khác giải quyết tranh chấp hoặcđương sự tự giải quyết tranh chấp hay yêu câu cơ quan, tổ chức, người khácđứng ra giải quyết tranh chap; về mặt nôi dung, còn la việc đương sự có lựachon lam phat sinh tranh chap hay không sẽ diễn ra trước cả van dé lựa chonthấm quyên của Toa an có thâm quyên giải quyết tranh chấp

Vì vậy, thẩm quyên của Toa an giải quyết tranh chap HN&GD trước tiên

phụ thuôc vào y chí của đương sự, trừ trường hop pháp luật co quy định khác.

Như vậy, về cơ bản đương sự có quyền lựa chon Toa án có thấm quyên giảiquyết tranh chap HN&GĐ và Toa án chỉ xem xét vu án va đưa ra phán quyếttrong phạm vi đương sự yêu câu

Tuy nhiên, để dam bảo quyên, ngiữa vu của đương sự trong TTDS, nhưbao dam sự vô tư, khách quan, bảo dim ché độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,

dam bảo thực hanh nguyên tắc Toa án xét xử độc lập va chỉ tuân theo pháp

luật, dam bảo quyên nhận, biết văn bản tô tụng của đương sự nên trongnhiêu trường hợp, Nha nước áp đặt ý chí chủ quan vao việc quy định thấmquyển giải quyết tranh chap HN&GĐ Việc ap đất ý chi chủ quan theo quanđiểm của tac giả cũng chi la áp đặt ý chí ở phân “ngon” Nguyên tắc củaTTDS, Toa an chỉ giải quyết trong phạm vi đương sự yêu cau Tức là, đương

“ Điều 5 Bộ hật TTD S năm 2015.

Trang 22

sự chưa yêu cầu thi Toa án chưa giải quyết, đương sự không yêu cầu thi Toa

án không giải quyết và Toa an chỉ giải quyết đôi với yêu cầu của đương sự,đương sự yêu câu tới đâu thi Toa an giải quyết tới đó Khác với tô tụng hình

sự, đa phân các tội danh vả hình phạt được áp dụng với người hoặc pháp nhân

thương mại phạm tôi không phụ thuéc vào ý chí chủ quan của bi cáo và bịhại, việc áp dung một quy trình tô tung hình sư cũng nằm ngoài ý chí chủ

quan của bi cáo, bị hại Pháp luật hình sự có một số quy định bằng phương

pháp liệt kê các tôi danh ma cơ quan tiền hành tô tụng khởi tô theo yêu cau

của người bi hại nhưng hau hết ở các loại tôi danh nay chỉ là những tdi danh

hoặc những tội co khung hình phạt ở mức ít nghiêm trong, vượt quá giới han

nay thì pháp luật không còn sử dung ý chi chủ quan của bị hai dé mién trách

nhiệm hình sự cho bị cáo Như vậy, đây chính là cái góc của ván đề, việc áp

đặt ý chi Nha nước vao việc xác định thấm quyên trong một số trường hợpđặc thu không phải van dé quyết định, mâu chót trong giải quyết tranh chapHN&GĐ ma ý chí của đương su mới là bản chat vả có quyên quyết định, vàđây cũng là điểm khác biệt so với tô tụng hình sự

Khi Nhà nước ap đặt ý chỉ vào việc quy định thẩm quyền của Toa ankhông chi gop phân củng cô hơn việc cân bằng quyên, nghĩa vụ của đương sự

ma con dam bảo tính khách quan, dim bảo quyên và loi ích hợp pháp củađương sự trong quá trình giải quyết tranh châp Các quy định của pháp luật vêthấm quyên của Toa án đôi khi không phụ thuộc vào chính chủ thé lam tôntai, phát sinh, cham dứt quan hệ HN&GĐ mà việc can thiết phải đảm bao

quyên, lợi ích hợp pháp cho “kẻ yếu thé trong xã hi

nghia vụ của nguyên đơn, bi đơn trong vụ án HN&GD hoặc dam bao sự thuậntiên trong xác minh, thu thập chứng cứ của Toà án khi giải quyết vụ án

HN&GD cũng anh hưởng đền việc xác định thâm quyền giải quyết tranh chapHN&GD Vi du: trong một sô trường hop cu thé, mặc dù đương sự không yêu

”, su cân bằng quyền,

cầu Toa án giải quyết về van dé con chung chưa thảnh niên hoặc đã thànhniên nhưng mat kha năng lao đông nhưng khi xét thay cân thiết thi Toa án van

Trang 23

đưa van dé con chung vảo giải quyết trong cùng vụ an HN&GĐ dé đâm baoquyển và lợi ích hợp pháp của con chung.

- Thâm quyền của Toà an giải quyết tranh chấp HN&GD được xác định

theo quy dinh của pháp luật TTDS

Viét Nam có ba thủ tục tô tung được ap dung tại TAND: Tô tung dan sự

(TTDS), tô tụng hình sự, té tụng hành chính Cũng giống như các tranh chap

về dan sự, kính doanh thương mại, lao động thì các tranh chap về HN&GD

được áp dụng giải quyết theo trình tự, thủ tục TTDS nên về thẩm quyên được

áp dụng theo quy định của pháp luật TTDS Trong môt sô van đê liên quanđến HN&GD va phat sinh béi/ từ quan hệ HN&GĐ (hôn nhân, huyết thông,

nuôi dưỡng) cũng được ap dung trình tự bởi TTHC và TTHS nhưng thường

thì đó không phải những tranh chap HN&GĐ Trong TTHS, co một nhỏm tộidanh liên quan phat sinh béi/ từ quan hệ HN&GD (hôn nhân, huyết thông,nuôi dưỡng) đó la các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được quy định tai

Chương XVII- BLHS như: Điều 181, Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc can

trở hôn nhân tự nguyện, tiên bộ, can trở ly hôn tự nguyện; Điêu 182, Tội viphạm chế dé một vợ, một chong, Điều 183, Tội tô chức tảo hôn, Điều 184,Tôi loạn luân; Điều 185, Tôi ngược đãi hoặc hành ha ông ba, cha me, vợchong, con, cháu hoặc người có công nuôi đưỡng minh; Điều 186, Tôi từ chốihoặc trôn tránh nghĩa vụ câp dưỡng, Điêu 187, Tội tô chức mang thai hộ vì

mục đích thương mai Các loại tôi phạm này mặc dù phát sinh từ/ bởi quan hệHN&GD nhưng không được giải quyết bởi thủ tục TTDS ma được giải quyết

bởi thủ tục TTHS bởi ở các dạng tội danh nảy các tranh chap, mâu thuẫn đếnmức độ tdi phạm vả hành vi của chủ thé gây nguy hiểm cho xã hôi, cân phải

chu chế tải bằng hình phat của Nhà nước Ngoài ra, tại Nghị định sé82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2020 của Chính phủ quy định quy

định xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực bô tro tư pháp; hành chính tư

pháp, hôn nhân va gia định, thi hành an dan sư, pha sản doanh nghiệp, hợp tác

xã cũng quy định những trường hợp xt phat vi phạm hành chính trong lính vực HN&GĐ nhưng không phải là thủ tục TTDS tại Toa án.

Trang 24

Tham quyên giải quyết tranh chap về HN&GĐ của Toa án là một nhánhcủa thấm quyền giải quyết về dan sự của Toa an Do đó, dưới góc độ khoahọc pháp ly thì thấm quyển giải quyết tranh chap về HN&GĐ của Toa ánmang những nét chung về thâm quyên dân sự của Toa án Tuy nhiên, bản chattranh chap HN&GD phát sinh từ/bởi quan hệ HN&GĐ nên khi xác định thẩmquyển giải quyết của Toa án đối với tranh chap về HN&GD có đặc điểm riêngbiệt Đó là, thâm quyên giải quyết tranh chap HN&GĐ được xác định dựa vaoquan hệ pháp luật HN&GĐ ma các bên có tranh chấp Quan hệ pháp luật

HN&GD ma các bên có tranh chap như quan hệ hôn nhân, con chung, nghia

vụ cap đưỡng, tai sản là đông sản hay bat động sản Trong những trường

hợp cân phải phân định rõ tranh chap phat sinh là tranh chap phat sinh từ quan

hệ pháp luật HN&GĐ nhưng tranh chap do là tranh chấp HNGĐ hay tranhchấp dan sự Có những tranh chap phát sinh từ/ bởi liên quan quan hệHN&GĐ nhưng lại được xác định la tranh chấp dân sự Vi dụ: Tranh chap

tuyên bồ văn bản công chứng thoả thuận chế đô tai sản vợ chong vô hiệu hoặc

tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ bôi thường thiệt hai do con gây ra mà theoquy định của Bộ luật dan sự thì cha mẹ phải bôi thường Co thé nói rằng

việc xác định rõ quan hệ pháp luật HN&GĐ mà các bến có tranh chap sẽ liên

quan mật thiết đến việc xác định thâm quyên trong vụ án HN&GD, góp phangiải quyết đúng thấm quyền, bão dam quyển con người, quyền công dân, giúp

cho tranh chap được giải quyết nhanh chóng, chính xác và hiệu quả Do đó,

thâm quyên của Toa án giải quyết tranh chap HN&GĐ được xác định theoquy định của pháp luật TTDS là một đặc điểm đặc biệt và có ý nghĩa vô cùng

quan trong

1.2 Điều kiện đảm bảo thực hiện thẫm quyền giải quyết tranh chấp

về hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân

Tham quyên giải quyết tranh chap HN&GĐ được bão đảm bằng nhiêuđiều kiện, nhưng cụ thể hoá bằng các điều kiện bảo đảm như sau:

Trang 25

1.2.1 Điều kiện bão dam bằng sự rõ ràng, minh bach và hợp lý củapháp luật

Pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật TTDS noi riêng quy địnhnhững trường hợp, phương thức xác định, cách xác định cu thé về thấm quyên

giải quyết tranh chap HN&GD Các quy định về thâm quyên giải quyết tranh

chấp HN&GD hiện nay la cu thé, chi tiết, gắn liên với yếu tổ lich sử, thực tiễn

vả cuộc sống của người dân Hâu hết các tranh châp về HN&GĐ được giải

quyết bởi TAND Toa án không chi 1a trung tâm, 1a trọng tài ma còn là một

kênh hoa giải hữu hiệu Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Xót xử ding

là tốt, nhưng néu không phải xét xử thì càng tốt hơn” Do đó, doi với hệthống Toa án, không chỉ là việc phán quyết bang bản án, quyết định ma việc

chú trọng công tác hoà giải đã giải quyết được nhiều tranh chap HN&GD

Việc chỉ định thâm quyên của Toa án trong giải quyết các tranh chấp về

HN&GD có tác động tích cực trong việc xác định thấm quyên của Toa án, xácđịnh quan hệ tranh chap, nguồn pháp luật áp dụng giải quyết Việc pháp luậtTTDS quy định chi tiết về thâm quyên giải quyết của Toa án giúp cho Toa ánthực hiện có hiệu quả khi xác đính thâm quyên giải quyết tranh chap, các căn

cứ dé chuyển vụ an hoặc nhập, tách vụ án tránh trường hop thu ly chồng chéo

gây lãng phí thời gian công sức của đương sự và thâm chí của các cơ quan

tiến hành TTDS, người tiến hành TTDS Việc xác định đúng thâm quyên giảiquyết tranh chap HN&GĐ gop phân nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chap,hạn chế tỷ lê án bị huỷ, bị sửa, góp phân to lớn vào công cuộc cải cách tư

pháp, dam bảo quyên con người, quyển công dân, xây dung Nhà nước pháp

quyền XHCN Việc pháp luật quy đính dam bao hai cấp xét xử trong TTDS

gúp phân đảm bảo phán quyết của Toả án là trung thực, khách quan và đúng

pháp luật Đôi với đương sự, việc cu thé hoa, dùng pháp luật 1a công cu déthực thi thấm quyên của Toa án giúp cho đương sự thuận lợi hơn khi giải

© Nguyễn Anh Clumg (2020), “Bac Hồ nói: Tư pháp có tốt thi số hội mới tốt”, bài vất đăng trên Tạp chế

Điện nt TAND tốt cao ngày 19/5/2030.

Trang 26

quyết các tranh chap HN&GĐ; đương sự dễ dang hơn trong việc lựa chonthấm quyên, thuận tiên trong quá trình tham gia tô tung: bảo dam quyền va lợi

ích hợp pháp cho đương sự.

1.2.2 Điều kiện bảo dam thông qua hoat động người tiến hành tố ningToa án có thấm quyên giải quyết các tranh chap dan sự nói chung vatranh chấp HN&GĐ nói néng Do đó, người tiền hanh tô tụng (ma cụ thé laTham phán) có trách nhiệm thu lý, giải quyết các tranh chap HN&GD Đề xácđịnh đúng thâm quyên giải quyết các tranh chap HN&GD thì Người tiên hành

tổ tung phải cần có điều kiện sau:

Một là sự độc lâp, khách quan của người tiễn hành tố tụng Người tiênhanh tô tung phải dam bảo nguyên tắc déc lập, khách quan và chỉ tuân theo

pháp luật Người tiền hảnh tổ tụng chịu những tác đông tử yếu tô chủ quan

hoặc khách quan khi xác định thấm quyên va khi giải quyết tranh chấp

HN&GD Vi vậy, việc thực hiện và bảo dim nguyên tắc độc lập, khách quan

và chỉ tuân theo pháp luật là vô cùng quan trong ngay cả khi xác định thẩmquyển giải quyết tranh chap HN&GD Trong nhiệm vụ, quyên hạn được Nhanước trao quyên, người tiên hành tô tung dam bảo sự khách quan, độc lập déthực hiện nhiệm vu, quyên hạn; những tác đông tiêu cực từ quan hệ tình cảm,điều kiện về xã hội, kinh tế có thể làm hạn chế việc xác định đúng thấm quyêngiải quyết của TAND đôi với tranh chap HN&GD Do đó, người tiền hành tô

tụng đôc lập, khách quan sé dam bảo thực hiện hiệu quả thẩm quyên giải

quyết của TAND đối với tranh chap HN&GD

Hai là, trình độ chuyên mén, năng lực nghề nghiép, if năng nghề nghiệp

của người tiễn hành tô tụng Trinh đô chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, kỹnăng nghệ nghiệp của người tiền hành tố tung 1a một điêu kiện quan trong đểđâm bảo thực hiện tham quyền giải quyết tranh chap HN&GD tại TAND Cáctranh chap về HN&GĐ không đơn thuần là những tranh chap về ly hôn hoặc

quyên nuôi con; các tranh chap vé tải sản, quyền nhân thân, các tranh chap có

yêu tô nước ngoài xuất hiện ngày cảng nhiêu Điều đó đòi hỏi những người

Trang 27

tiến hành tô tụng phải có trình độ chuyên môn, năng lực nghé nghiệp, kỹ năng

nghé nghiệp, bản lĩnh va sự kiên cường Moi cơ chê, moi quy định chi đượcdam bảo thực hiện nếu như người thực hiện, người ap dụng các quy định đó

có trình độ chuyên môn, có năng lực, kỹ năng vả ban lĩnh nghé nghiệp Cacquy định về thẩm quyển của TAND trong giải quyết tranh chap về HN&GDchỉ thực sư có hiéu quả nêu như những người có thâm quyên tiền hành tô tunghiểu vé nó, hiểu về ban chat va đưa những quy định vảo cuộc sông

1.2.3 Điều Kiện bảo dam thông qua hoat động giám sit, kiêm sát

Việc giảm sát, kiểm sát hoạt động tổ tụng nói chung và giảm sát, kiểm

sát việc xác định thâm quyền giải quyết tranh chap HN&GD của TAND đượcthực hiện bằng nhiều biện pháp, nhỉ êu phương thức khác nhau

Thứ nhất, chính đương sự trong vụ án có quyên giám sát dé bảo damviệc xác định đúng thâm quyên khi giả: quyết tranh chap HN&GD

Thứ hai, các cơ quan tiên hành tô tụng, người tiên hành tô tung đượcNha nước trao quyên và trao trách nhiệm trong việc giám sát dé bảo dam việcthực hiện thâm quyền giải quyết tranh chap HN&GD tại TAND

Thứ ba thông qua hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân,Đại biểu Quốc hội

Thứ te chính các cơ quan hữu quan khác như các cơ quan truyén thông,báo chí, các thành phân phân biện xã hội và người dân có quyên giám sát

Thứ năm, hoạt đông kiếm sát của Viện kiếm sát Vai trò Viện kiểm satnhân dan trong TTDS nói chung va trong giải quyết tranh chấp HN&GD củaTAND nói riêng có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là kiểm sát hoạtđộng tư pháp của người tiền hanh tổ tung, cơ quan tiên hành tô tụng vả ngườitham gia tô tung, người tham gia to tụng khác, ngoài ra quyên kiến nghị,kháng nghị bản an/ quyết định của Viên kiểm sát la một điều kiện dam bãoquan trong trong việc thi hanh thực hiện thâm quyên giải quyết tranh chấp

HN&GĐ của TAND

Chính những điều nay góp phan củng cổ hon nữa để bảo đảm việc thihanh thực hiện thấm quyên giải quyết tranh chap HN&GD của TAND

Trang 28

1.2.4 Hoạt động bô trợ te pháp

Hoat động bỗ tro tư pháp góp phan tích cực rat lớn vào việc bảo damviệc thực hiện thâm quyên giải quyết tranh chap HN&GĐ tại các TAND.Trong hoạt đông bô tro tư pháp có thé ké đên như Luật sư, công chứng, thừaphát lại Hoạt động bô trợ tư pháp ma mũi nhon Ia luật sư vả các tô chức

hành nghệ luật sư không những có những tác động to lớn vảo việc bảo dam

việc thực hiện thẩm quyên giải quyết tranh chap HN&GD tại các TAND macòn góp phan bảo đảm các tranh chấp vẻ HN&GĐ được giải quyết khách

quan, đúng pháp luật, đâm bảo quyên con người, quyền công dân Ngay khi

đương sư yêu câu luật sư tư van pháp lý, tham gia tổ tụng hoặc cung cấp dịch

vụ pháp lý khác, luật sư đã nghiên cứu hô sơ và xác định, tư van cho đương

sự về tham quyển của Toà án đôi với vu việc cu thé Ngoài ra, luật sư có théhướng dan cho đương sự cách thức chuẩn bị hô sơ, xác định phạm vi khởikiện, tai liệu chứng cứ để chứng minh thâm quyên hoặc các công việc canphải làm khi Toa án trả lại đơn khởi kiện liên quan đến các van dé về thâm

quyên; bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp cho đương sự liên quan đến việc Toa

án chuyển vu án, nhập hoặc tach vụ an cũng như các van dé khác trong vụ anHN&GĐ noi chung va van dé thâm quyền trong vụ án HN&GĐ nói riêng

Luật sư trực tiếp tham gia vảo qua trình thu thập tải liệu, chứng cử không chi

để chứng minh yêu câu khởi kiện hoặc phan bác yêu câu khởi kiên ma còn déchứng minh về thấm quyên của Toa án hoặc phan bác, khiếu nai khi Toa án

giải quyết tranh chap HN&GD trai thẩm quyên.

13 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về thâm quyền giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân

1.3.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về thâm quyén giải

quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của Toà án theo loại việc

Điều 28 BLTTDS năm 2015 sử dụng phương pháp liệt kê đồi với quyđịnh về thâm quyền giải quyết tranh chấp HN&GĐ của TAND theo quan hệtranh chap hay còn gi la theo loại việc Theo đó, những tranh chap HN&GD

sau đây thuộc thấm quyển giải quyết của Toa án theo thủ tục TTDS.

Trang 29

13.11 Ly hơn, tranh chấp về nuơi con, chia tài san khi ly hơn; chia tài

sam saM khi iy hon.

Kết hơn hay ly hơn ban chat là quyên nhân thân, do la một trong những

quyên “mưu câu hạnh phúc” Dựa trên quan điểm duy vật lich sử khi nghiên

cứu sự phát triển của gia đình ở các hình thải kinh tế - xã hơi khác nhau,

C Mắc va Ph Ăng ghen đã lam sáng tỏ vai trị quan trọng của gia đình trong

mỗi quan hệ biện chứng với xã hơi: “Hon nhân nmỗn cĩ giá trị phải là một

giao kèo do hai bên tự nguyên ig} kết và hai là suốt trong thời gian kết hơn với

nham ca hai đều phải cĩ những quyền lợi, những nghĩa vụ nine nhau đối vớinam”, Hơn nhân tuân thủ pháp lý một mặt thực hiện sự tự nguyên đến vớinhau của lứa đơi, thực hiện trách nhiệm của cả vợ lấn chồng trong việc sinh ra

va nuơi day thé hệ mới cĩ ich trong xã hơi, mặt khác nĩi lên trách nhiệm của

x4 hội thơng qua chính quyên Nha nước bao vệ hơn nhân tiên bơ vả những lợi

ích chính đáng trong quan hệ gia đình.

Như vậy, từ quan điểm lý luận của C Mac về HN&GD, thậm chí ly hơncho đến nay vẫn cịn nguyên giá trị Quan hệ hơn nhân là tự nguyên, bìnhdang, nêu hạnh phúc trong gia đình that sự khơng cịn nữa thì việc ly hơn làđiêu tat thé xảy đến, khơng lường tránh được, “đĩ ia điều cần thiết cho cảngười đàn ơng người dan bà và cho ca | là biên hiện của dao đức và là

một quy tắc trong quan hệ vo chẳng mới “ 5.

Ly hơn là một trong các quyên nhân thân trong HN&GD được pháp luậtbao vệ Điều này đã được quy đính ngay tại Điều 36 Hiển pháp nước Cơnghoa x4 hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 hay tại Điều 30 Bộ luật Dân su năm

2015 cũng đã quy định quyền ly hơn là quyền nhân thân trong HN&GĐ vaĐiều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định về “Quyên yêu cau giới quyết

ly hơn 1 Vợ, chồng hộc cả hai người cĩ quyền yêu cầu Tịa an giải quyết ly

`4 C Mắc và Phng gian, td, tấp 21,012.

Nguyễn Thị Tuyết (2018), “Shững gi trị lý in và thực tiến từ quan điểm của C Mắc vi RN4GĐ”, Tip

i Mat trận (ngày truy cập: 24/9/2023).

Tp /Aapchimattran vuátghien-cnvhlnme-gia-trj-ly-huay.va-từnt tient quan diem:

a-cnac-ve-hon-nhan-‘vargia-dinh- 12800 hima

Trang 30

hôn 2 Cha, me, người thân thích khác cỏ quyền yêu cầu Tòa an giải quyét iy

hôn “5 Như vay, từ dao luật gốc của Nhà nước cho đến các van bản quy

phạm pháp luật cũng đã coi quyên ly hôn là quyên nhân thân, đây la một

khách thể được pháp luật Việt Nam đặc biệt bảo vệ.

Đôi với luật hình thức, cân thiết phải quy định một cơ quan có thâm

quyên đứng ra giải quyết để đương sự đạt được quyên nhân thân nảy, đó

chính la TAND TAND có quyền nhân danh Nhà nước Công hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam để quyết định tiếp tục hay châm đứt quan hệ hôn nhân Tuynhiên, quan hệ hôn nhân phân lớn sẽ phát sinh các van dé liên quan đến tải

sẵn, quyền nuôi con, thậm chí sau khi ly hôn các van đề về quyên nuôi con

hoặc tai sản van có thé là đối tượng tranh chấp Nên khi ly hôn, Toa án xem

xét cả các van dé về tai sẵn, con chung phat sinh từ quan hệ HN&GĐ khi các

đương sự có yêu cầu

Trong một vụ án tranh chap về HN&GĐ phô biền nhất là tranh chap về

ly hôn Khi mâu thuẫn hôn nhân đã ở mức đỉnh điểm, “có căn cit về việc vo,chẳng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trong quyén, nghĩa

vụ của vợ, chéng làm cho hôn nhân lâm vào tình trang trầm trong đời sống

chung không thé kéo dai, muc dich của hôn nhân không đạt được “ thì Toa

án phán quyết cho ly hôn Thây rằng, quan hệ hôn nhân thường gắn liên vớivan dé tai sản chung của vợ chong va van đê con chung

Tuy nhiên, vê van dé nuôi con, nêu các bên chỉ yêu câu ly hôn khôngyêu cầu giải quyết tranh chấp quyên nuôi con chung (con chưa thành niênhoặc con đã thanh niên mat khả năng lao động) thì hiện nay các cơ quan tiênhành tô tụng khó khăn trong việc vân dụng giải quyết

Có quan điễm cho rằng, Toa án chỉ xem xét và giải quyết các nội dungthuộc phạm vi đơn khởi kiện của đương sự ma Toa an thụ lý, những vân đềđương sự không khởi kiện thi Toa án không giải quyết dé đâm bảo quyên tự

'* Điều 51 Luật HNÉŒGÐ nim 2014.

' Điều 56 Luật HNđŒGĐ nim 2014

Trang 31

định đoạt của đương sư về phạm vi va đối tương khởi kiện theo đúng quy

định tại Điêu 5 BLTTDS năm 2015 Tuy nhiên, lại có quan điểm cho rằng.trong vụ án tranh chap HN&GĐ, mặc dù đương sự không yêu cau Toà án giải

quyết về van dé con chung, quyên nuôi con chung, nhưng dé đâm bảo quyên

và lợi ích hop pháp của trễ em thi Toa án cân đưa van dé con chung, quyên

nuôi con chung vào xem xét trong cùng vu an tranh chấp ly hôn thi mới dam

bảo giải quyết triệt để vụ án và dam bảo quyền lợi của con chưa thánh niên

Theo quan điểm của tác gia, trong quan hé hôn nhân thường phat sinh

các van dé về tai sản va con chung Đối với van dé chia tải sản chung vợ

chông khi ly hôn, néu đương sự không yêu câu Toa án thụ lý, giải quyết thiToa án không có quyển xem xét hay nói cách khác là van đề tai chia sảnchung khi ly hôn nếu đương sự không yêu cau thi Toa án không có thấmquyển xem xét trong cùng vụ án ly hôn (vì liên quan đến quyên tự định đoạtcủa đương sự, liên quan đến các van đê án phí và chi phí tổ tụng) Tuy nhiên,

về van dé con chung trong thời ky hôn nhân mặc đủ đương sự (hai bên bó me)khi ly hôn không yêu câu Toa án giải quyết nhưng Toa án cân đưa van dé nảygiải quyết cùng trong vụ án ly hôn, điều nảy không chỉ bão đảm quyền vả lợiích hợp pháp của trễ em ma còn giúp cho vụ án được giải quyết triệt để Bởi

lẽ, theo Luật Trẻ em năm 2016: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nHôi

dưỡng dé phát triển toàn điện?”, Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Sau khi lyhôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghia vụ trông nom, chăm sóc, nôi dưỡng giáoduc con chưa thành niên, ?”“ Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định vềquyển của trẻ em, quy định quyền và nghĩa vu của cha me, cụ thé là khi cha

mẹ ly hôn va sau khi ly hôn Pháp luật quy định cụ thé đây vừa là quyên vả

vừa là nghĩa vu của cha me khi vả sau khi ly hôn Do đó, nêu trong vu an

tranh chap HN&GĐ ma đương sự chỉ yêu cau Toa án giải quyết cho ly hônnhưng không yêu câu Toa án giải quyết vê van đê con chung, để dam bao

`! Điều 15 Luật Trề an nấm 2016

'* Khoản 1,Điều 81 Luật HN& GD nim 2014

Trang 32

quyền vả loi ich hợp pháp của con chưa thành niên, của con đã thành niên

nhưng mat khả năng lao động, dam bao quyền được chăm sĩc nuơi dưỡng củatrẻ, dam bảo sự phát triển bình thường, quyên được hoc tap, được sĩng của trẻ

em, Toả án cĩ quyên vả trách nhiệm phải giải quyết vân để con chung trong

củng vụ án tranh chap HN&GĐ về quan hệ ly hơn Day là quyên và thấmquyền, thậm chi la trách nhiệm của Toa án Tuy nhiên, để phù hợp với quy

định của Luật HN&GD năm 2014 thì quy định tại Điêu 5 BLTTDS năm 2015

cần cĩ sửa đơi, bd sung cho phù hợp

13.12 Tranh chấp về chia tài sản clung của vo chỗng trong thời iy

hiên nhân

Theo Khoản 2 Điều 33, Luật HN&GĐ năm 2014 thì tai sản chung của

vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu củagia định, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chong Vợ chồng cĩ quyền thoathuận với nhau về chia một phân hoặc tồn bộ tai sản chung trường hop vợ

chẳng khơng thoa thuận được cĩ quyền yêu cầu Toa án giải quyết tranh chấp

Đây là thấm quyên của Toa án khi xác định theo quan hệ tranh chấp

Tại Điều 38 Luật HN&GD năm 2014 và khoản 2 Điều 28 BLTTDS năm

2014 đã quy đính tranh chap về chia tai sản chung của vợ chồng trong thời ky

hơn nhân thuộc thâm quyên giải quyết của TAND

Kể từ thời điểm xac lập quan hệ hơn nhân, các tai sản được hình thànhphủ hợp với quy định tại Điêu 33 Luật HN&GĐ được coi là tai sản chung.Nếu vo chơng khơng thé tự mình thộ thuận về van dé tai sản chung thì phápluật cho phép ho cĩ thé mang van dé mâu thuẫn, xung đột này đến TAND đểgiải quyết Tồ án cĩ thẩm quyển giải quyết dạng tranh chap nay Tuy phápluật (bao gồm cả luật nội dung vả luật hình thức) đều đã cĩ quy định cụ thể

nhưng các tranh chap chia tai sản chung của vợ chồng trong thời kỷ hơn nhân

thường khơng phơ biến Các đương sự thường chỉ khởi kiên nêu như quan héhơn nhân đã lâm vảo tình trạng tram trọng trong cùng yêu cau xin ly hơn

Trang 33

13.13 Tranh chấp về thay đôi người trực tiếp nuôi con sau khi Ip hônCùng với việc ly hôn, Toa án sé quyết định việc giao con cho vợ hoặcchông hoặc bên thứ ba được quyên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo duc

con chung Tuy nhiên, khi có các căn cứ cho thấy cân thiết phải thay đổi

người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ma đương sự không thé tự thoả thuận

được thì tranh chap nay thuộc thẩm quyên giải quyết của TAND

Khoản 1, Điều 84 Luật HN&GD năm 2014 đã có quy đính: “7rongtrường hợp có yêu cau của cha, me hoặc cá nhân, tổ chức duoc guy ãïnh tạikhoản 5 Điều nay, Tòa dn có thé quyết định việc thay đỗi người trực tiếp nuôicon“? Như vây, TAND là cơ quan tu pháp có quyên và trách nhiệm xem xét,phán quyết việc thay doi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

BLTTDS năm 2015 đã có quy định: “Nhiing tranh chấp về HN&GD

thuộc thâm quyền giải quyết của Toà dn 3 Tranh chấp về thay đỗi người

trực tiếp nuôi con sau Rhủ ly hôn” Toà án là cơ quan tư pháp, thực hiện

nhiệm vụ xét xử được Nhà nước trao quyên xem xét và đưa ra phán quyết đểquyết định việc có hoặc không thay đôi người trực tiếp nuôi con sau khi hai

vợ chồng ly hôn Như vay, về thời điểm là khi hai vo chông đã ly hôn bằng

bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toa án Đương sự có

quyển dé nghị Toa án giải quyết thay đôi người trực tiếp nuôi con sau khi ly

hôn từ cha sang me hoặc ngược lai Ngoai ra, theo quy định của pháp luật,

chủ thể yêu câu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn không chibao gồm cha, mẹ của trễ em ma con bao gôm các chủ thé khác như “WgườiThân thích; Cơ quan quản if nhà nước về gia đình; Cơ quan quan i} nhà nước

về tré em; Hội liên hiệp phụ nữ”? Khi những chủ thé này dé nghị, Toa án cóthấm quyên xem xét, những chủ thé nay cũng chỉ duy nhật yêu câu TANDxem xét mà không phải bat ky cơ quan, tô chức hay cá nhân nao khác Phápluật nôi dung và pháp luật hình thức không quy đính số lân được thay đổi

ˆ* Khoản 1, Dust Luật HN&GD nim 2014

`! Điều 28 BLTTD S năm 2015

* Khoản 5, Điều 84 Luật ENGGĐ năm 2014

Trang 34

người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn Sau khi ly hôn, nêu co căn cứ theo

luật định thì các chủ thé được pháp luật cho phép đều có quyền đề nghị Toa

án thay đổi người trực tiếp nuôi con cho đến khi con chung trưởng thảnh vả

có khả năng lao động, tự nuôi sông bản thân Day là thâm quyên của TAND.khi phát sinh tranh chap vê HN&GĐ liên quan đến thay đôi người trực tiếp

nuôi con sau khi ly hôn

1314 Tranh chấp về xác đình cha, me cho con hoặc xác đinh con cho

cha me

Điều 101 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “2 Téa án có than quyền

giải quyết việc xác dinh cha mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc

người duoc yêu cầu xác đinh là cha mẹ, con đã chết và trường hợp quy đình

tai Diéu 92 của XTuật nà) ke:

Quan hệ hôn nhân thường phát sinh quan hệ giữa cha, me va con Tuy

nhiên, việc sinh sản lả yêu tô mang tính chất tự nhiên, mang tính chất sinhhọc, là việc trứng và tinh trùng gặp nhau, điêu nay có thé nằm trong hôn nhân

hoặc nằm ngoài hôn nhân Việc xác đính cha, mẹ cho con hoặc con cho cha,

mẹ không chỉ giải quyết triệt để van dé về nguôn géc của cá nhân ma cònmang lại các hé quả pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc châm đứt nhiêu quan

hệ dân sự, hành chỉnh như: cấp dưỡng, thừa kế, các chế độ an sinh zã hội

Trong trường hep các đương sự cùng thông nhất và thoả thuận được việcxác định cha, me con với nhau thi Toa án không có thẩm quyên giải quyết Khi đó, những van dé này thuộc vé van dé hộ tích và được giải quyết tại các

cơ quan hữu quan khác (không phải là cơ quan tiền hảnh tổ tụng như): Uy bannhân dan, Các cơ quan đại diện ngoai giao của Việt Nam tai nước ngoài.

Khi phát sinh sự đối kháng như không thừa nhân hoặc tranh chap về mặtquyền lợi, nghĩa vụ thì TAND mới là cơ quan có thẩm quyển xem xét

“Những tranh chấp về HN&GĐÐ thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa dn: 4

Tranh chấp về xác dinh cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ vi

» Điều 101 Luật HN&GD năm 2014.

`! Khoản ‡, Điều 28 BLTTDSnim 2015

Trang 35

Như vậy, trong cả luật nội dung và luật hinh thức đều quy định TAND

1a cơ quan co thẩm quyền giải quyết những tranh chap vẻ xác định cha, mẹ

cho con hoặc tranh chap xác định con cho cha, me Nhu đã phân tích ở trên,

quan hệ cha, me va con được phát sinh về mặt sinh học và khi phát sinh quan

hệ cha, mẹ va con có thé lam phát sinh, thay đôi hoặc cham dứt nhiều quan hệkhác Chủ thể khi né tránh nghĩa vu liên quan đến việc xác đính cha, me, con

có thé từ chối hợp tác trong quá trình thực hiện tại các co quan hộ tịch hoặc vi

ly do khách quan dẫn đến chủ thể không thé hợp tác trong qua trình giải quyếttại cơ quan đăng ký hộ tich Do đó, việc trao thẩm quyên cho Toa án là cơ

quan có thâm quyên nhân danh Nhả nước để định đoạt các van dé tranh chấp

về xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ là phù hợp

Pháp luật HN&GĐ hiện nay đã giới hạn một số trường hop đương sự

“có quyền yêu cầu Toà dn” trong việc xác định cha, me con với nhau nhưnglại không có điêu luật cụ thể quy định các trường hợp nao là yêu cầu giảiquyết việc dân sự 1a chưa hợp lý “Quyên yêu cầu” được xem là ranh giớigiữa “việc dân su” hoặc “vu án dân sự" “Trong trường hợp có yêu cau về

việc xác đinh cha, mẹ, con ma người có yêu cầu chất thi người thân thích của

người này cỏ quyền yêu cầu Tòa dn xác dinh cha mẹ, con cho người yêu cau

đã chết ?5 Trong trường hợp này, khi có yêu cầu xác định cha, me, con mangười yêu câu chết thì người thân thích tiếp tục có quyền yêu cau Toa án xácđịnh Trên thực tế, nếu đã phát sinh vân đề bản chất là thừa kê quyên yêu câuhoặc thừa ké quyên, nghia vụ tổ tung nay thi thường sé phát sinh việc tranh

chấp Một bên dé nghị Toa an xác định cha, mẹ cho con hoặc xác đính con

cho cha, mẹ, bên đương sự còn lại có thể không hợp tác hoặc không thừanhận Việc giới hạn đây là việc dân sự có thé dẫn đến việc tuy nghị trong giảiquyết của các cơ quan tiến hành tô tụng Đã cỏ quy định rố các trường hợp

tranh chap trong xác định cha, mẹ cho con và ngược lại với các trường hợp

yêu câu xác định cha, me cho con va ngược lai "Do đó, cân xác định cụ thể

* Điều 92 Luật HN&GD năm 2014

Trang 36

trưởng hợp nao la yêu câu xác định cha, mẹ, con, trường hop nao là tranh

chấp xác đính cha, me, con và cứng dé phân định thẩm quyền giải quyết được

rõ ràng hơn”36

Bên canh đó, nếu các bên muôn yêu cầu xác định cha, mẹ, con không

có tranh chap va déu còn sóng thì cơ quan có thấm quyên giải quyết là cơ

quan hô tịch theo quy định tại Điều 28 và 32 Luật Hộ tích năm 2014 Tuynhiên, trường hợp xác định cha, me, con do cơ quan hộ tịch thực hiện khôngbao gồm trường hợp mét người nhận con của một người khác là con và người

đang là cha, mẹ cũng đông ý “Bởi vì, cơ quan đăng ký hộ tịch không thé tước

bö quyền đang làm cha, mẹ, con của một người rôi lại xác đính một người

khác là cha, me, con cho du tat cả các chủ thé có liên quan déu tự nguyên vakhông có tranh chấp"3”

Ngoài ra, do việc tranh chấp xác đính cha, me cho cơn hoặc ngược lại

phát sinh từ/ bởi quan hệ hôn nhân nên có van dé phát sinh liên quan đếnthấm quyên của TAND như sau: Khi Toa an giải quyết việc ly hôn, các bênđương sư đều thửa nhận va Toa án xác định con la con của cha, mẹ trong thời

kỳ hôn nhân, Toa an đã quyết định về người trực tiếp nuôi con sau ly hôn vanghĩa vu cấp dưỡng Sau khi ly hôn, người cha, người me phát hiện conkhông phải lả con chung của mình nên khởi kiện dé nghị Toa án xác định cha,

me cho con; hoặc người cha, người mẹ về mặt sinh hoc khởi kiện đê nghị Toa

an xác định bản thân họ là cha, mẹ của con TAND là cơ quan có thâm quyền

thu lý giải quyết tranh chap này Tuy nhiên, do bản an hoặc quyết định ly hôn

trước đó, Toà án đã xác định con là của cha vả mẹ theo giây khai sinh nên

Toa án hiện nay ma đương su khởi kiện có thể tử chỗi thu lý vi cho rằng việc

ai la cha, mẹ của con đã được giải quyết bằng bản án/ quyết định đã có hiệu

lực pháp luật (bản án ly hôn trước đó đã xác nhận con chung của cha me) Dé

Toa án thu lý và giải quyết mới thì bản an/quyét định trước đó phải được huỷ

*“ Ngoễn Thị Lan G017) “Mỗi hùn hệ giữa Luật HN&GD và Luật tổ ng din sw", Tạp chi Tòa án viễn

qin,sò 9/2017, 41 ‘

ˆ Nguyễn Thi Lin 2017), tldd số 9,tr42.

Trang 37

bö bỡi thủ tục tai thẫm hoặc giám đốc thâm (do phát sinh tình tiết mới lamthay đôi bản chất của vụ án).

Co thé thay rằng, ở BLTTDS năm 2015 còn ghi nhận trong trường hợp

"yên: cau xác định cha me cho con hoặc con cho cha mẹ theo guy ãïnh của

pháp luật về HN&GD** cũng thuộc tham quyên giải quyết của Tòa án Day

là điểm mới ma ở BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bé sung năm 2011 không quyđịnh No được xem là một bước tiền mới của các nha lap pháp trong việc luật

hóa các quan hệ x4 hội mà chưa được pháp luật ghi nhận Từ đó, mỡ rộng

thấm quyên của Toa án trong việc xem xét xác định cha, me, con trong trường

hợp có tranh chấp và không có tranh chấp Tuy nhiên, do là quy định mới nêncũng gây không ít khó khăn cho quá trình áp dụng Bởi lễ, BLTTDS năm

2015 lả luật chung về tô tụng, nhưng được ban hanh sau Luật HN&GD năm

2014 dẫn đến một sô quy định chưa được thông nhất Cụ thể, tại Điều 89 vàkhoản 2 Điều 101 Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ xác định có ba trường hợp xácđịnh cha, mẹ, con thuộc thẩm quyên của Tòa án Trong khi đó, quy định:

“Yên cẩm xác đïnh cha me cho con hoặc con cho cha, me theo guy dinh của

pháp luật về HN&GD*TM thuộc thấm quyền của Tòa án được thực hiện theoquy định của pháp luật HN&GĐ, nhưng ở Luật HN&GĐ năm 2014 lại không

có quy định nao về yêu cầu xác định cha, me, con thuộc thấm quyên của Toa

án Từ đó, dan dén cơ quan tiên hanh tô tung hing túng trong áp dụng, cho

nên có tỉnh trạng một sô nơi tự “sáng tạo” ra mẫu hoặc ap dụng “tùy nghỉ”

thiểu thông nhất.)

13.1 5 Tranh chấp về cấp dưỡng

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vu đóng góp tiên, tài sản khác dé

đáp ứng nhu câu thiết yêu của người không sông chung với minh ma có quan

** Khoản 10, Đều 29 BLTTDS năm 2015.

**“ Khoản 10,Điều 29 BLTTDS năm 2015.

'*V§ Vin Tain Khanh (2020), “Bin về thám quyền xác định quan hệ chà me ,can”, Cong thông tin điện tit

Điện kiểm sát nhấn dân Tốt cao (ngay truy cấp: 14/7/2033)

https ivkeendte gov xivVkt-tur/cong:tác- lan sat oan-ve-tham-

quyen-sac-dinh-cqun-he-cha-me-con-d10-18429 hon)

Trang 38

hệ hôn nhân, huyết thông, nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người

chưa thành miên, người đã thành niên mà không co kha năng lao động và

không có tai sản dé tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiểu theo

quy định

Tại khoản 2 Điêu 82 của Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về nghĩa

vu, quyền của cha, me không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: “Cha

mẹ không trực tiếp nuôi con có nghia vụ cấp dưỡng cho con’ Tại Điêu 110

của Luật HN&GD năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đôivới con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng laođộng Tại Điều 111 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định những van đê liên

quan đền con đã thành phiên phải cap dưỡng cho cha, mẹ

Như vậy, pháp luật nội dung (Luật HN&GĐ năm 2014) đã quy định vẻ

quyền được cap dưỡng, nghĩa vụ cap dưỡng trong HN&GD “Nghia vụ cấp

đưỡng duoc thực hiện giữa cha, me và con; giữa anh, chi, em với nhan; giữa ông bà nội ông bà ngoại và chám; giữa cô di, chú cận, bác ruột và chau

ruột: giữa vo và chồng theo guy dinh của Luật nay”?? Tại khoản 1 Điều 119của Luật HN&GĐ năm 2014 quy định người được cấp dưỡng co quyên yêucầu Toa an buộc người không tư nguyên cap dưỡng phải thực hiện nghĩa vu

Như vay, néu người có nghĩa vụ cap dưỡng không tự chủ động, không tưnguyện thực hiện nghĩa vu thì người được cập dưỡng có quyên khởi kiên vụ

án dén TAND theo thủ tục TTDS dé nghị TAND thu ly va buộc người không

tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cap dưỡng phải thực hiện nghĩa vu đó Pháp luậtnội dung đã trao cho TAND có thấm quyền xem xét, thụ lý và giải quyết tranhchấp về cap dưỡng

Như vậy, TAND là cơ quan được Nha nước trao quyên thay mặt va nhân

danh Nha nước dé có thẩm quyên giải quyết những tranh chấp vé cap dưỡngCác cơ quan hảnh chính, các cơ quan hộ tịch, tư pháp không có thẩm quyền

`" ghoön 24,Điễu 3 Luật HN@GD năm 2014

`? Khoản 2, Điều $2 Luật HN&GD nim 2014

” Khoản 1, Điều 107 Luật EN@GD nim 2014

Trang 39

giải quyết dang tranh chap nay Nghĩa vụ về cấp dưỡng cần được bảo dimbằng chế tai thi hanh của Nha nước mà nghiêm khắc nhất là chê tai cưỡngchế Vì vậy, cân thiết dạng tranh chap về cap dưỡng nảy phải được giải quyếtbang ban án hoặc quyết định của TAND thì mới có hiệu lực thi hanh vả đượcbao dam bang cơ chê cưỡng chế thi hanh án.

13.1 6 Tranh chấp về sinh con bằng if thuật hỗ trợ sinh sản mang thai

hộ vì muc đích nhan Gao

Dưới sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trong y học, cáccặp vo chéng khó khăn hoặc không có khả năng sinh con theo tự nhiên có thélựa chọn việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ tro sinh san (IVF, IUI ), mang thai

hộ vì mục đích nhân đạo.

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định và khải niệm rõ rang việc sinh con

bang kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hô vì mục đích nhân đạo là gi dé từ

đó có cái nhìn chung nhất về những vân đề này

Bản chất việc áp dụng kỹ thuật sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

va mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiên qua một giao dich dân

sự Vi vây, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định TAND là cơ quan có thấmquyển trong giải quyết tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ tro sinh sản,

mang thai hộ vì mục dich nhân đạo.

Điều 09 luật HN&GĐ năm 2014 quy định: J Tòa da la cơ quan có

thâm quyền giải quyết tranh chấp về sinh con bằng Rỹ thuật Hỗ tro sinh sản,

mang thai hộ”? Không thiếu các trường hợp sau khi mang thai hô, người

mang thai hộ không giao con cho vợ chong bên nhở mang thai hô Đứa trẻ về mặt sinh hoc la con của vợ chồng nhờ mang thai hô nhưng được nuôi dưỡngbởi người mang thai hộ nên dễ rang phát sinh tinh cảm, sự yêu thương nênnhững tranh châp hoàn toàn có thé xảy ra Bản chất việc lựa chon sinh conbằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (IVF, IUI ), mang thai hô vi mục đích nhân

đạo là những thoả thuận, giao dich dân sự va được thực hiện hoàn toàn do sự

`! Khoản 1, Điều 99 Luật HN&GD nim 2014

Trang 40

thoả thuận, lựa chọn của các cặp vợ chồng Do đó, khi phat sinh tranh chap thì

TAND 1a cơ quan có tham quyên xem xét, quyết định

Ngoải ra, việc tranh chap liên quan dén quyên, nghĩa vụ của bên mangthai hộ và bên nhờ mang thai hô (tranh chap về chi phí khám sức khoẻ, chiphí nuôi cay phôi, xét nghiệm, viên phí ) cũng là đôi tương tranh chap

Dang tranh chap nảy bản chất là tranh chấp (tranh chấp quyền, nghĩa vụ) về

dân su có liên quan đến hoạt động sinh con bang kỹ thuật hỗ trợ sinh san(IVF, IUI ), mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Thay rằng, dé sinh con nhờcác kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tôn kém rat lớn về chi phí, kinh tế Do đó, các

tranh chap vé các khoản phí, dịch vụ liên quan đến van dé nảy giữa người sử

dung dịch vụ và các cơ sở y tế hoặc việc bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tínhmạng khi các cơ sở y tế thực hiện kỹ thuật hoan toàn có thé xây ra Tuynhiên, theo quan điểm tác giả các van đê này thuộc vé tranh chap dân sự (mắc

du liên quan và phát sinh từ/ bởi quan hệ HN&GĐ) nhưng đây không phải là

tranh chap HN&GD nên tác giả nêu ra ma không di sâu, phân tích ở luận văn

nay BLTTDS năm 2015 cũng quy định tại Điều 28 những tranh chấp về

HN&GD thuộc thẩm quyền giải quyết của Toa an, trong đó có tranh chap vẻsinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục dich nhân đạothuộc thấm quyên giải quyết của TAND Dong thời, Luật HN&GD cũng quy

định trường hop đặc thu: “X44 đinh cha mẹ trong trường hop mang thai hộ vìimuc dich nhân dao” mà dang tranh chấp liên quan đến xác định cha, mẹ, con

cũng thuộc tham quyền giải quyết của TAND nên không phải cơ quan hanh

chính hay các tô chức chính trị- xã hội co thấm quyên giải quyết dạng tranh

chấp nảy TAND la cơ quan có thâm quyên giải quyết tranh chấp các vụ án

tranh chap vé sinh con bang kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vi mục

đích nhân đạo mà các đương sự không thé tự thoa thuận, đây chính là mộtdạng tranh chap HN&GĐ mà Toa án có thấm quyên giải quyết Chúng ta biếtrằng pháp luật Việt Nam nghiêm cam mang thai hô vì mục đích thương mại(điểm g, Điều 5, Luật HN&GĐ 2014) Tuy nhiên, trên thực tế việc mang thai

Ngày đăng: 12/11/2024, 17:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN