Để gia đình thực sự là một ổ “t ấm”, là “tế bào” lành mạnh của xã hội, là nơi để về mỗi khi tagặp khó khăn, cần một chỗ dựa vững chắc đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình luôn phải có ý
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần CNXHKH : (PLT05H)
BẰNG LÝ LU ẬN CHUNG VỀ GIA Đ ÌNH HÃY LÀM R Õ LUẬN ĐIỂM TR ÊN VÀ LIÊN H Ệ VỚI THỰC TRẠNG
GIA ÌNH Đ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn Võ Minh Tu : ấn
Sinh viên thực hiện : Đinh Phương Linh
Lớp K23CLC-KTA :
Mã sinh viên : 23A4020206
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021
Trang 2Mục lục
Mở đầu 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2
Nội dung 2
Phần 1: Phần lý luận 2
1 Khái niệm về gia đình 2
2 Vị trí của gia đình 3
3 Chức năng của gia đình 4
Phần 2: Phần liên hệ thực tế 6
1 Gia đình là nơi để về 6
2 Liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện nay 7
Kết luận 11
Tài liệu tham khảo 12
Trang 31
Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, xã hội nảy sinh nhiều vấn đề mới, trong ó vđ ấn đề gia đình cũng có nhiều biến đổi phức tạp Gia ình có vai trđ ò quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của xã h Muội ốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt Để gia đình thực sự là một ổ “t ấm”, là “tế bào” lành mạnh của xã hội, là nơi để về mỗi khi ta gặp khó khăn, cần một chỗ dựa vững chắc đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình luôn phải có ý thức, trách nhiệm “giữ lửa” và “thắp lửa” cho chính “tổ ấm” của mình Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận trong gia đình, thì mới có thể yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã h và ngội ược lại Nhận thấy tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi cá nhân và toàn xã h i, tộ ôi đã chọn
đề t “Gia đài ình là nơi để về, thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay để nghi” ên cứu và trình bày trong bài tiểu luận này
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: làm rõ quan điểm “Gia đình là nơi để về” đồng thời nêu ra thực trạng gia đình Việt Nam hiện na nhằm giy úp nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân ừ đó , t đề ra một số giải pháp xây dựng gia đình trong thời kỳ hội nhập và phát triển Đ đạt được mục ể
đích ó, đề tđ ài sẽ giải quyết 2 nhiệm vụ chính Một là, phân tích những lý luận chung về vị tr à í v vai trò của gia đình Hai là, nêu bật quan điểm “Gia đình là nơi để về” trong xã hội hiện đại
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những lý luận chung về ị tr v í và vai trò của gia đình; thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: Gia đình ên toàn l h thtr ãn ổ Việt Nam hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp khác như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa
Trang 42
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: góp phần bổ sung và xây dựng những kiến thức lý luận
về gia đình, nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng
về gia đình Vi t Nam hiệ ện nay
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài nêu lên được những mặt tích cực và tiêu cực của gia ình Viđ ệt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển, từ đó nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình
Nội dung
Phần 1: Phần lý luận
1 Khái niệm về gia đình
C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ
ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình.”-
Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái) Ngoài ra, còn có những mối quan hệ khác, quan hệ giữa ông bà với cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì, chú, bác với cháu… Hiện nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới còn thừa nhận quan hệ cha mẹ nuôi (người đỡ đầu) với con nuôi (được công nhận bằng thủ tục pháp lý) trong quan hệ gia đình Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo
lý Đồng thời, chúng có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị xã hội.-
Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống
và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
Trang 53
2 Vị trí của gia đình
2.1 Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống.” Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể -
xã hội Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “…nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội chính là gia đình”
2.2 Gia đình là tổ ấm, nơi mang lại các giá trị, niềm hạnh phúc, và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên
Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, đến lúc lọt lòng và suốt cả cuộc đời, mỗi
cá nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi
cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, cá nhân mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt
2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người Chỉ trong gia đình mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ
và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế
Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình, mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác ngoài
Trang 64
các thành viên trong gia đình Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình
mà còn là thành viên của xã hội Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của xã hội
Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thông qua lăng kính gia đình mà tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về
tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách… Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xem xét họ trong các mối quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình Có những vấn đề quản lý xã hội phải thông qua hoạt động của gia đình
để tác động đến cá nhân Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân được thực hiện với sự hợp tác của các thành viên trong gia đình
3 Chức năng của gia đình
3.1 Chức năng tái sản xuất con người
Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là duy trì nòi giống, tạo
ra những thế hệ con cháu tiếp nối Đó không chỉ là nhu cầu sinh lý, thỏa mãn việc tái sản xuất ra con người cho xã hội mà còn thỏa mãn nhu cầu có con, tạo niềm vui, hạnh phúc vợ chồng Xã hội phát triển không ngừng và gia đình đóng một vai trò là tế bào trong xã hội đó Chính vì thế, chức năng tái sinh sản của gia đình không còn đơn thuần chỉ là việc tái sinh sản ra những thế hệ tiếp nối theo quan niệm "trời sinh voi sinh cỏ" mà còn phải thỏa mãn nhu cầu tạo ra những thế hệ toàn diện, những công dân tốt, khỏe mạnh về thể chất, tinh thần Để tiếp nối những thành tựu của con người từ những thế hệ đi trước và biết phát huy, sáng tạo ra những thành tựu sau này phục vụ cho nhu cầu sống và khám phá ngày càng cao của xã hội và nhân loại Chính vì vậy sinh đẻ không chỉ là công việc của mỗi gia đình mà còn mang tầm ảnh hưởng đến quốc gia và toàn nhân loại Một chiến lược dân số hợp lý sẽ trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.-
3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội Ngay từ khi sinh
ra, trước tiên mỗi người đều chịu sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ và người thân trong gia đình Những hiểu biết đầu tiên mà gia đình đem lại thường để lại dấu
Trang 75
ấn sâu đậm và bền vững trong cuộc đời mỗi người Vì vậy, gia đình là một môi trường văn hóa, chủ thể giáo dục đồng thời cũng là những người thụ hưởng giá trị văn hóa, và là khách thể chịu sự giáo dục của các thành viên khác trong gia đình Đây là chức năng xã hội hết sức quan trọng vì làm tốt chức năng này gia đình thực sự góp phần quan trọng vào việc đào tạo thế hệ trẻ nói chung, vào việc duy trì, phát triển truyền thống đạo đức, văn hóa dân tộc…
3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Tuy nhiên, đặc thù là ở chỗ, gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất sức lao động Gia đình cũng là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống
Đó là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên trong gia đình vào việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần, cùng với việc tạo ra môi trường văn hóa gia đình lành mạnh, nâng cao sức khỏe, đồng thời duy trì sở thích, sắc thái riêng của mỗi người Thực hiện tốt chức năng này, không những tạo cho gia đình cơ sở để tổ chức tốt đời sống, nuôi dạy con cái, mà còn động góp to lớn đối với sự phát triển của xã hội
3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm
lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình không những là nhu cầu tình cảm mà còn là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi người Do vậy, gia đình
là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về cả mặt vật chất và tinh thần Chức năng này có vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với các chức năng khác tạo ra khả năng thực tế để xây dựng gia đình hạnh phúc, đồng thời là những tiền
đề cần thiết cho một thái độ, hành vi tích cực của cá nhân trong cuộc sống gia đình và xã hội
Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chính trị… Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc Với chức năng chính trị, gia đình là
Trang 86
một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy chế của làng, xã và hưởng lợi từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế đó Gia đình là cầu nối của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân
Phần 2: Phần liên hệ thực tế
1 Gia đình là nơi để về
Jim Butcher – một tiểu thuyết gia của Mỹ đã từng nói: “Khi mọi thứ dường như trở nên tồi tệ, chỉ có một vài người luôn đứng bên cạnh bạn mà không hề do dự đó chính là gia đình” Trong cuộc đời mỗi con người, người ta -
có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến, có đôi lúc ta sẽ gặp phải những khó khăn và thử thách, những lúc ấy ta thường tìm đến những điểm tựa tinh thần giúp con người ta yêu đời, lạc quan và vượt qua được gian khổ Nơi đó không nơi đâu xa xôi mà nó chính là gia đình
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, trước hết là tình cảm giữa những người trong gia đình với nhau, đó là tình cảm vợ chồng, anh em, cha mẹ
và con cái… Mỗi mối quan hệ đều chứa những tình cảm vô cùng bền vững, có sâu nặng thì tình cảm gia đình mới thực sự mang ý nghĩa của nó Để thể hiện tình cảm, mỗi người lại có mỗi cách quan tâm khác nhau, không ai giống ai, có người quan tâm bằng lời nói, có người lại quan tâm bằng hành động Nhưng tất
cả đều có một điểm chung là xuất phát từ sự chân thành Như khi bố mẹ đi làm
về, chỉ cần một câu hỏi thăm của con cái, được con rót cho cốc nước, mọi mệt mỏi của một ngày dài đều tan biến Đó là những điều vô cùng giản dị của tình cảm gia đình, đôi khi sự quan tâm nhỏ nhặt lại làm nên điều có ý nghĩa rất lớn Tình cảm gia đình còn có thể vượt qua được rào cản về địa lí, khiến cho con người cảm thấy luôn được bên cạnh nhau Điều này có được vì chúng ta gửi gắm những tình cảm chân thành nhất, gắn bó với nhau bằng cả tấm lòng, bởi trong tim họ, gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng Chính khoảng cách xa xôi, những khó khăn trong cuộc sống sẽ khiến cho con người chúng ta gần nhau hơn
Kể cả có cách nhau nửa vòng trái đất thì chúng ta vẫn vậy, vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm quý báu nhất Bức thư của người cha Đỗ Xuân Thảo gửi con Nguyễn Nhật Nam – cậu bé thần đồng đi du học từ năm 13 tuổi, được đăng tải trên mạng internet là minh chứng rõ ràng về tình yêu thương vô bờ bến mà
Trang 97
người cha dành cho con Trong thư, người cha đã bày tỏ nỗi lòng lo lắng cho cậu con trai còn nhỏ tuổi: “Ngày con bước chân đi xa, tâm trạng bố rối bời Đêm nào
bố cũng nằm mơ thấy khuôn mặt con đầm đìa nước mắt Khi tỉnh dậy thì hóa ra nước mắt bố thấm ướt nhoèn trên gối Bố sợ con buồn, sợ con cô đơn, sợ con bỡ ngỡ, sợ con lạc lõng.”; đồng thời là niềm tự hào về con trai: “Khi nhìn thấy bảng điện tử của chương trình truyền trực tiếp từ Hội nghị TED hiện lên dòng chữ Do Nhat Nam, bố mẹ vỡ òa trong niềm hạnh phúc và tự hào Giây phút đó, bố chỉ biết nghẹn ngào.”
Tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn ấy một cách dễ dàng Chỉ có gia đình là nơi luôn dang rộng vòng tay cho ta dựa vào Họ dành cho ta ánh mắt trìu mến, một vòng tay ấm áp,
họ nhìn lỗi lầm của ta bằng cái nhìn bao dung, nhân hậu và sẵn sàng tha thứ nếu
ta biết sửa sai Gia đình luôn cho ta những lời khuyên bổ ích nhất Khi mà xã hội
cố gắng bon chen để dìm ta xuống thì gia đình luôn nâng đỡ và vẽ cho ta một con đường bằng phẳng hơn Đặc biệt là khi ta trưởng thành, phải bận rộn với gánh nặng cơm áo gạo tiền ta mới cảm nhận được rõ ràng nhất vai trò to lớn của gia đình Đoạn đường ta bước đi đâu phải trải hoa hồng Có lúc ta sẽ gặp phải khó khăn rồi gục ngã Nhưng nơi đâu có thể cho ta bình yên tĩnh lại? Đó là gia đình Gia đình là nơi cho ta nương tựa, dừng chân trên con đường đời mệt mỏi đầy chông gai Gia đình sẽ luôn rộng vòng tay đón chờ ta trở về, cùng ta vượt qua những khó khăn thử thách Cha vẫn đứng đó cho ta những lời khuyên cứng rắn Mẹ vẫn ở đó rộng vòng tay ôm ta vào lòng mà xoa đầu an ủi Gia đình vẫn ở
đó cổ vũ, động viên ta, cùng ta giải quyết mọi chông gai phía trước Khó khăn còn là gì nếu như bên ta luôn là những người thực sự yêu ta, thương ta, ủng hộ
ta Chông gai sẽ chẳng còn vì bên ta luôn là gia đình Tình cảm gia đình là thứ con người tìm về sau một chuyến đi dài mệt mỏi
2 Liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh chịu nhiều tác động của toàn cầu hòa và kinh tế thị trường, cấu trúc và quan hệ gia đình Việt Nam có những thay đổi đáng kể Thay đổi đầu tiên và dễ nhận thấy nhất, quy mô gia đình ở Việt Nam ngày càng thu nhỏ Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn
Trang 108
hóa khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô
và nếp sống của gia đình Việt Nam Những mô hình gia đình nhiều thế hệ đang dần được thay thế bằng mô hình gia đình hạt nhân, thường chỉ có hai thế hệ cha
mẹ - con cái Quy mô gia đình hạt nhân đang tạo điều kiện thúc đẩy bình đẳng giới, đời sống riêng tư của con người được coi trọng hơn, giảm bớt mâu thuẫn
và xung đột phát sinh từ việc chung sống trong gia đình nhiều thế hệ Vai trò và quyền của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội ngày càng được nâng cao Hiện nay, với những thành tựu của y học hiện đại, việc sinh đẻ được các gia đình tiến hành một cách chủ động Nếu như trước kia, do ảnh hưởng của phong tục tập quán và trình độ giáo dục, gia đình Việt Nam truyền thống có rất nhiều con và phải có con trai nối dõi thì bây giờ, nhu cầu ấy đã có những thay đổi căn bản thể hiện ở mức sinh của phụ nữ giảm và giảm nhu cầu nhất thiết phải có con trai của các cặp vợ chồng
Những giá trị truyền thống quý báu của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy như: tình yêu đôi lứa trong sáng; lòng chung thủy, tình nghĩa vợ chồng; trách nhiệm và sự hy sinh vô tận của cha mẹ với con cái; con cái hiếu thảo với cha mẹ; con cháu kinh trọng, biết ơn và quan tâm tới ông
bà, tổ tiên; tình yêu thương, chăm lo và đùm bọc anh em, họ hàng; đề cao lợi ích chung của gia đình; tự hào truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ Đồng thời, gia đình Việt Nam cũng tiếp thu nhiều tinh hoa, giá trị tiền tiến của gia đình hiện đại như: tôn trọng tự do cá nhân; dân chủ trong mọi quan hệ; bình đẳng nam nữ; không phân biệt đối xử đẳng cấp, thứ bậc giữa con trai và con gái… Và đặc biệt
là mức độ chấp nhận cởi mở dần với một số hiện tượng hôn nhân gia đình mới Hiện tượng cha mẹ đơn thân, hôn nhân đồng giới, chung sống không kết hôn đang dần được xã hội chấp nhận mặc dù mô hình gia đình này thường rất hiếm hoặc không có trong truyền thống nhưng lại khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay
Trong bối cảnh đại dịch COVID 9 đang diễn biến phức tạp ở nước ta, -1 nhiều cán bộ, bác sĩ, chiến sĩ đã không quản ngại gian khổ, hiểm nguy đi vào tâm dịch Chính gia đình đã luôn là điểm tựa, niềm tin, động viên họ vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ Nhiều gia đình quyên góp ủng hộ vật chất,