gia đình và vai trò của văn hóa gia đình trong đời sống xã hội

31 8 1
gia đình và vai trò của văn hóa gia đình trong đời sống xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Không phải là tổng số giản đơn văn hóa của các cá nhân sống trong cộng đồng.Cộng đồng hay nhóm xã hội là một tập hợp người có quan hệ mật thiết với nhau trong đời sống vật chất, tinh thầ

Trang 1

Chương 1: GIA ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH 2

TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ( Lý thuyết: 10tiết) 2

1.1 Gia đình (5 tiết) 2

1.1.1 Khái niệm gia đình 2

1.2 Văn hóa gia đình 3

1.2.1 Khái niệm văn hóa gia đình 3

1.2.2 Vai trò của văn hóa gia đình trong đời sống xã hội 7

Chương 2: GIA ĐÌNH VÀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TỪ CỔ ĐẠI ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986) (Lý thuyết: 20; thảo luận: 5 tiết) 9

2.1 Khái quát chung 9

2.1.2 Các chức năng của gia đình 10

2.1.3 Gia đình và văn hóa gia đình người Việt thời cổ 11

2.1.4 Gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam từ trung đại đến trước thời kỳ đổi mới (1986) 14

2.1.5 Các loại hình gia đình và văn hóa gia đình 15

2.1.6 Thảo luận 20

Chương 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ GIA ĐÌNH VÀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH TỪ SAU ĐỔI MỚI ĐẾN NAY (10 tiết) 21

3.1 Những biến đổi của gia đình 21

3.1.1 Quy mô gia đình 21

3.1.2.Loại hình gia đình 22

3.1.3.Quan hệ hôn nhân 23

3.1.4.Các quan hệ gia đình 24

3.1.5.Điều kiện sống 24

3.2 Những biến đổi về văn hóa gia đình 25

3.2.1 Biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần 26

3.2.2.Biến đổi giá trị văn hóa gia đình 27

3.2.3.Một số kiểu loại văn hóa gia đình hiện nay 29

3.3 CÂU HỎI ÔN TẬP 31

Tài liệu tham khảo: 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 2

Chương 1: GIA ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNHTRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1.1 Gia đình (5 tiết)1.1.1 Khái niệm gia đình

Gia đình là một tế bào xã hội, là hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên của con người, trong đó con người gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân (vợ chồng) và huyết thống ( cha mẹ và con cái).

1.2 Văn hóa gia đình (5 tiết)1.2.1 Khái niệm văn hóa gia đình

Từ góc độ xã hội học, căn cứ vào chủ thể văn hóa, người ta phân chia văn hóa thành hai dạng cơ bản: Văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng.

Văn hóa cá nhân là văn hóa của mỗi cá nhân Nó là toàn bộ tri thức, kinh nghiệm, phương thức ứng xử mà mỗi cá nhân đã học tập, đã tích lũy được trong quá trình tham gia vào hoạt động thực tiễn – xã hội của đời sống cộng đồng.

Văn hóa cộng đồng là văn hóa của một cộng đồng hay nhóm xã hội Nó là toàn bộ hệ thống giá trị, chuẩn mực, thị hiếu, những đặc tính riêng của mỗi cộng đồng ( Không phải là tổng số giản đơn văn hóa của các cá nhân sống trong cộng đồng).

Cộng đồng hay nhóm xã hội là một tập hợp người có quan hệ mật thiết với nhau trong đời sống vật chất, tinh thần, kinh tế, chính trị và các quan hệ đặc thù khác Cộng đồng tập hợp theo dòng máu thân thuộc ( hôn nhân và huyết thống ) gọi là gia đình, theo đặc điểm cư trú láng giềng, đơn vị hành chính cơ sở gọi là phường, xã hoặc phường, bản v.v… Theo nguồn gốc sinh thành gọi là tộc người và theo điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội là dân tộc – quốc gia Xét theo quy mô to nhỏ có các cộng đồng: Gia định –dòng họ - làng xã – tộc người- quốc gia dân tộc đến nhân loại và những nhóm xã hội khác (cơ quan, trường học, xí nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang…)

Trang 3

Người ta phân chia văn hóa cộng đồng theo các đơn vị trên và đưa ra các khái niệm: Văn hóa gia đình, văn hóa làng (bản), văn hóa tộc người, văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại Gần đây, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương xây dựng “ gia đình văn hóa”, “làng xã văn hóa” trên cơ sở xuất phát từ việc nghiên cứu “ văn hóa gia đình”, “văn hóa làng”

Gia đình là một hiện tượng văn hóa của con người

Gia đình chỉ xuất hiện trong xã hội loài người, không có trong thế giới động vật Để duy trì nòi giống và thỏa mãn nhu cầu sinh học ( tính giao- bản năng), động vật (con đực, con cái) và loài người (đàn ông, đàn bà) cũng kết đôi Song từ hình thức kết đôi của động vật đến gia đình” của con người là một bước tiến vượt bậc về chất ( văn hóa) do những đăc điểm sau:

Gia đình của con người tồn tại lâu dài Những cá thể người khi mới sinh ra được trú cho những thuộc tính tiềm năng ưu trội hơn các loài động vật Nếu được nuôi dưỡng bình thường thì “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” nghĩa là có thể dùng hai chi sau để di chuyển, giải phóng cho hai chi trước để cầm nắm các công cụ, để lao động và sáng tạo, có dáng hình đi thẳng, mắt hướng về phía trước để tìm đường đi trong không gian, tìm kiếm thức ăn, có bộ óc phát triển để tiếp nhận những tri thức kinh nghiệm, khám phá và hưởng thụ các giá trị khoa học, thẩm mỹ…Nhưng bản năng sinh học của con người ( sinh thể mới ra đời) lại rất yếu ớt, không thể tự tìm kiếm thức ăn, không thể chạy trốn được kẻ thù và thích ứng được với điều kiện bất thường với tự nhiên Do vậy, những người làm cha, làm mẹ của các cá thể người mới được sinh ra phải gắn kết với nhau để nuôi dưỡng chúng trong nhiều năm tháng thì chúng mới nên người.

Về quan hệ tính giao giữa những đối tượng khác giới thì ở loài người, phần lớn thích thú sự quan hệ với một người trong cả cuộc đời Còn ở động vật không như vậy, một con đực có thể quan hệ với nhiều con cái và ngược lại.

Hai nguyên nhân trên nhìn từ tính phổ biến của con người và động vật kết đôi khá bền vững và con người không phải ai cũng chung thủy với một người tình, ngày nay người ta đã chứng minh ngoại tình còn do các yếu tố sinh học tác động để nói lên đặc điểm hình thành “gia đình” của con người khác với hình thức cặp đôi của động vật.

Trang 4

Trong gia đình của con người có sự cấm đoán tính giao giữa những người cùng huyết thống (cha, mẹ- con cái, anh chị em ruột, họ hàng gần, thậm chí cả cha mẹ nuôi với con nuôi) Động vật không biết tới điều đó, không có ý thức về loạn luân Con người đi từ hôn nhân cùng huyết thống ( quần hôn) đến hôn nhân một vợ một chống là một bước tiến về văn hóa ( trí tuệ, đạo đức, pháp luật).

Quan hệ tính giao trong gia đình của con người không chỉ nhằm mục đích sinh sản, thỏa mãn nhu cầu bản năng mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm, nhu cầu tinh thần, đạo đức, nhu cầu sức khỏe… và có khi cả nhu cầu tâm linh ( chỉ có ở con người).

Gia đình của con người là tâm điểm để tạo ra những quan hệ rộng lớn theo chiều dọc và chiều ngang: Từ một đôi vợ chồng sẽ tạo nên các thế hệ sau và quan hệ của nó với các thế hệ đó: Con – cháu- chắt- chút- chít, ngược lên là: bố mẹ- ông bà-cụ-kỵ v.v…Cùng với các quan hệ dọc, là quan hệ hàng ngang họ hàng nội, ngoại bên chồng, bên vợ v.v… ý thức được và ứng xử với các quan hệ đó là một đặc trưng văn hóa của con người hoàn toàn không có trong đời sống bầy đàn của động vật.

Từ đó có thể khẳng định gia đình của con người là một hiện tượng văn hóa hoàn toàn khác về chất so với hình thức kết đôi của động vật Nó không chỉ bị quy định bởi nhu cầu sinh học mà nó được biến đổi về chất do nhu cầu xã hội (nhu cầu người) trở thành hiện tượng văn hóa, gia đình là thiết chế sinh học- xã hội, vừa mang tính sinh học, vừa mang tính xã hội sâu sắc.

Gia đình là giá trị văn hóa

Gia đình là một giá trị văn hóa khi nó đáp ứng nhu cầu tồn tại và các nhu cầu đặc biệt thiêng liêng không vụ lợi, đó là tình thương, tình yêu, hạnh phúc trách nhiệm, nghĩa vụ tinh thần mang tính người của con người.

Trước hết nó đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của các cá nhân đặc biệt là các cá thể người vừa được sinh thành Như trên đã phân tích, các sinh thể người vừa ra đời còn vô cúng yếu ớt, muốn tồn tại, nó phải nương nhờ vào gia đình một thời gian khá dài.Sức mạnh của gia đình, thông qua tình thương của cha mẹ và người thân là cái tổ ấm che chở chở cho những cá thể đó lớn lên Đứa trẻ nhận thấy gia đình là cái gì đó lớn hơn, mạnh hơn nó, nó trông cậy vào gia đình, tin yêu gia đình, tin yêu những người ruột thịt Chúng ta quan sát, mỗi khi đứa trẻ sợ hãi hoặc cảm thấy bị đe

Trang 5

dọa nó đều gọi đến những người thân Sức mạnh tinh thần ấy theo con người suốt cả cuộc đời, nhiều người đã trưởng thành, khi gặp khó khăn, lúc vượt cạn cũng thường cầu cứu bật ra từ chiều sâu tâm thức của họ.

Gia đình vừa là kết quả, vừa là nơi nuôi dưỡng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi gắn với những điều bí ẩn của quan hệ tình dục và bản năng duy trì nòi giống Chúng ta có thể mô tả hay cảm nhận được điều bí ẩn ấy qua sự thăng hoa của tâm hồn con người thể hiện trong văn chương nghệ thuật.

Trong truyền thống gia đình luôn gắn bó với cộng đồng rộng lớn hơn nó: làng xã,quê hương, Tổ quốc.

Gia đình không chỉ là một hiện tượng văn hóa của con người mà còn là một giá trị văn hóa thấm sâu vào tư tưởng tình cảm, lý tưởng sống của con người Gia đình được coi là giá trị tinh thần vô cùng quý báu của nhân loại.

- gia đình là một thực thể văn hóa

Gia đình là một hiện tượng văn hóa và là một giá trị văn hóa cho nên, tất cả các quan hệ và hoạt động sống của gia đình đều biểu hiện đặc trưng văn hóa của con người.

Các quan hệ của gia đình không chỉ mang tính bản năng động vật mà đã trở thành quan hệ sinh học – văn hóa Chúng được con người nhân thức ứng xử được xem là phù hợp và thích hợp với mỗi kiểu loại gia đình ở từng giai đoạn lịch sử, để hình thành nên hệ thống giá trị, chuẩn mực gia đình Chẳng hạn gia đình vợ chồng thủy chung hòa thuận, quan hệ anh – em, hiền lành, nhường nhịn v.v…Đó là những giá trị biểu hiện các mối quan hệ bên trong của gia đình Gia đình còn có mối quan hệ với xã hội, hay mối quan hệ giữa các thành viên gia đình với xã hội Thể hiện các mối quan hệ này, văn hóa gia đình bao chứa nhiều giá trị, chuẩn mực phong phú và đa dạng Chẳng hạn mối quan hệ giữa gia đình với gia tộc (họ hàng ): con chú con bác, quan hệ xóm giềng làng xã Hệ thống giá trị văn hóa gia đình khi đã hình thành có vai trò chi phối các phương thức ứng xử của các thành viên gia đình Đồng thời nó được thể chế hóa bằng: gia đạo, gia huấn, gia lễ và bằng pháp luật của Nhà nước, bằng dư luận xã hội Hệ thống giá trị đó tồn tại của gia đình và giữ cho đời sống gia đình bền vững, an sinh, hạnh phúc.

Trang 6

Vậy gia đình không chỉ là một nhóm xã hội đặc thù mà còn là một thực thể sinh học – văn hóa, một thiết chế xã hội – văn hóa “Sẽ không đúng, nếu bỏ qua những yếu tố sinh học – giới tính, nhưng sẽ không đúng nếu không tính đến đầy đủ yếu tố văn hóa trong sự hình thành gia đình ở con người Gia đình ngay từ đầu là tồn tại văn hóa, một thực thể văn hóa, tất nhiên trong mối quan hệ khăng khít với những yếu tố sinh học và giới tính, Ở những trình độ phát triển thấp của con người, đã là như thế.

Từ những phân tích trên chúng ta có một khái niệm về văn hóa gia đình như sau: Văn hóa gia đình là dạng đặc thù của văn hóa cộng đồng bao gồm tổng thể sống động của gia đình mang đặc trưng văn hóa bị chi phối bởi các giá trị, chuẩn mực, truyền thống, thị hiếu của một cộng đồng mà các thành viên gia đình đã lựa chọn để ứng xử với nhau trong gia đình và ngoài xã hội.

1.2.2 Vai trò của văn hóa gia đình trong đời sống xã hội

Trong các chế độ xã hội khác nhau, vị trí vai trò của gia đình đối với xã hội cũng có sự khác nhau.

Dưới chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất: chức năng quan trọng của gia đình là tích lũy tài sản và sinh ra người thừa kế tài sản của người chủ sở hữu ( người chồng, ngừơi cha) Do vậy nét nổi bật trong quan hệ gia đình trong các chế độ xã hội ấy là sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa anh em với nhau Điều đó đã dẫn đến rạn nứt những mối quan hệ trong gia đình Cũng vì vậy mà nảy sinh mâu thuẩn giữa gia đình – xã hội, làm hạn chế vai trò của gia đình đối với sự phát triển xã hội.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa bao gồm cả thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa xã hội, gia đình và các mối quan hệ trong gia đình đã có sự thay đổi căn bản: gia đình thực sự là tế bào của xã hội và gắn bó mật thiết với xã hội, mọi người trong gia đình đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau Xã hội thừa nhận và bảo vệ quyền bình đẳng đó nhằm bảo đảm cho mỗi người tự do phát triển toàn diện Dưới chủ nghĩa xã hội, lợi ích của mỗi người, mỗi gia đình và xã hội thống nhất về cơ bản Chủ nghĩa xã hội còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để mỗi gia đình hoàn thành những nhiệm vụ đối với

Trang 7

xã hội, do vậy đã phát huy được vai trò tích cực của gia đình đối với sự phát triển xã

Đây là chức năng quan trọng của gia đình

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc thực hiện chức năng này của gia đình này của gia đình diễn ra theo hướng ngày càng tăng cường sự kết hợp gia đình – xã hội theo định hướng của xã hội nhằm đảm bảo cho mỗi gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trẻ em trong mỗi gia đình đều được học hành và do đó xã hội cùng phát triển.

Sinh đẻ có kế hoạch đang là yêu cầu của xã hội ta hiện nay, đồng thời còn là yêu cầu và tiền đề để gia đình nuôi dưỡng con cái ngày càng tốt hơn, mà gia đình góp phần to lớn vào xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng những việc làm cụ thể.Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến việc “ xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ” Nhiều gia đình đã tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tăng thêm nguồn thu nhập chính đáng của gia đình và góp phần thúc đẩy nền kinh tế của xã hội phát triển.

Gia đình là một thực thể xã hội: Sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội Chính các chức năng của gia đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực.Cho đến nay các chức năng cơ bản của gia đình vẫn giữ nguyên giá trị Sự thừa nhận các chức năng của gia đình tức là thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội.

Gia đình là một môi trường quen thuộc với hầu hết mọi người Đó là lĩnh vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc Mặt khác đó cũng là lĩnh vực tinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động.

Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó hiện diện đầy đủ các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa, quan hệ tổ chức… Những biến chuyển xã hội đã và đang dội vào gia đình trên mọi phương diện và đưa đến

Trang 8

những hệ quả đa chiều Thiết chế có tính bền vững này còn đang vận động, đổi mới và thích ứng với nhu cầu của thời đại.

Để tìm hiểu về gia đình Việt Nam, chúng ta tạm có một định nghĩa mang tính cổ điển như sau: gia đình là một tập hợp những người cùng đang sống với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân được chính thức thừa nhận bởi pháp luật hay luật tục và huyết thống họ có trach nhiệm đạo đức với nhau, có chung tài sản.

Trang 9

Chương 2: GIA ĐÌNH VÀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TỪ CỔ ĐẠI ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986)

2.1 Khái quát chung

Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là Gia đình và đơn vị cấu thành Gia tộc ( dòng họ) Gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó có vai trò hết sức quan trọng đối với người Việt Nam.

Ở phương Tây ( nơi coi trọng con người cá nhân)

Ở phương Đông thì có sự khác biệt rất tế nhị ở Trung Hoa với bản tính động, phải lấy gia đình làm gốc coi trọng gia đình hơn gia tộc, còn ở Việt Nam là một nền văn hóa nông nghiệp điển hình, nơi gia đình hạt nhân không đủ đối phó với môi trường tự nhiên và xã hội, nền cần đến vai trò của gia tộc và cùng với nó là cộng đồng làng xã.

Gia đình truyền thống Việt Nam thì có khái niệm đối với mỗi người và mỗi gia đình Việt Nam như “ chín đời”, “cửu tộc” trưởng họ “tộc trưởng”), nhà thờ họ “ từ đường”, gia phả, giỗ họ, mừng thọ v.v…đều liên quan đến gia tộc chứ không phải gia đình.

2.1.2 Các chức năng của gia đình

- Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thỏa mãn tình cảm giữa cha mẹ và con cái, tình cảm giữa anh chị em trong gia đình.

- Chức năng sinh sản: Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội chỉ tồn tại được khi hành vi sinh sản vẫn còn được duy trì Chức năng này được coi là giá trị của gia đình mà từ cổ chí kim loài người phải thừa nhận.

- Chức năng giáo dục: Theo lý thuyết gia đình là “ tế bào của xã hội, là yếu tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục”.

Gia đình là nơi bộ phận trẻ em được người lớn thường xuyên giáo dục “ dạy con từ thuở còn thơ” Trong môi trường gia đình, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống đặc biệt là nhân sinh quan Các bậc phụ huynh,nhất là các bà mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai đứa trẻ.

Trang 10

- Chức năng xã hội hóa: Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ Mỗi thành viên là một tính cách Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gia đình là môi trường đầu tiên để trẻ em học cách hòa hợp với cộng đồng.

- Chức năng kinh tế: Cho đến nay gia đình vẫn còn là một đơn vị sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội Hơn thế nữa nó cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

2.1.3 Gia đình và văn hóa gia đình người Việt thời cổ

Thời kỳ sơ sử ở nước ta, sau thời nguyên thủy Đó là thời kỳ các vua Hùng, vua Thục dựng nước, thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc gắn với nền văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên và kéo dài đến một vài thế kỷ sau Công Nguyên.

Gia đình thời kỳ này có thể là gia đình phụ hệ Những gia đình phụ hệ riêng trong cùng một thị tộc Những ngôi mộ ở Núi Nấp đã phát hiện những bộ xương được chôn cùng một hố lớn góp phần tổ chức đơn vị xã hội cơ sở cho thấy, có khả năng đó là những gia đình phụ hệ, trong đó các thế hệ ông bà, cha mẹ con cái sống chung với nhau dưới một mái nhà và được chôn cùng nhau, bên nhau khi chết Những huyền tích “ Mẹ Ấu Cơ”, “Thánh Gióng”, “ Man Nương- Tứ Pháp” hay gọi “ Bố cái Đại Vương” sau này, v.v…lại cho rằng thời kỳ Văn Lang –Âu Lạc, gia đình người Việt thuộc loại hình gia đình mẫu hệ.

Song căn cứ vào huyền tích, huyền thoại như “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, “ Chử Đồng Tử”, “ Mỵ Châu- Trọng Thủy” và “ Lạc Long Quân” được người dân gọi “ Bố ơi, về cứu chúng con” khi họ gặp thủy quái.

Do vậy, với nhận xét của một số nhà khoa học cho rằng gia đình người Việt thuộc “ hệ thống không phân loại” Nghĩa là cùng tồn tại đồng thời gia đình mẫu hệ và gia đình phụ hệ Hoặc giả đã tiến triển đến gia đình phụ hệ như tồn tại đặc điểm gia mẫu hệ (không chỉ thời ấy mà cả sau ngàn năm vào thời kỳ phong kiến trung đại) Chỉ cần lấy huyền thoại Tiên Rồng suy ngẫm việc Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng, sau trở thành trăm người con, nửa theo mẹ, nửa theo cha đã chứng minh điều đó.

Trang 11

Hai tính chất gia đình mẫu hệ và gia đình phụ hệ, hai tính chất đó của gia đình người Việt đậm nhạt từng vùng, từng địa phương khác nhau Tình hình ấy còn tồn tại đến thời kỳ trung, cận đại.

Văn hóa vật chất: Sản xuất nông nghiệp lúa nước và liền với nó là các ngành thủ công ( dệt vải, đan lát gắn với phụ nữ) đã bắt đầu có sự trao đổi sản phẩm, hàng hóa.

Văn hóa tinh thần: Tổ chức gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, truyện “ Trầu Cau” “ Thánh Gióng” và các di chỉ khảo cổ cho hay các thành viên của gia đình chết chôn cùng một huyệt.

Phong tục hôn nhân, cưới hỏi, sử sách đã ghi lại: trai gái giá thú thì trước lấy muối (hoặc đất) để hỏi, rồi sau mới giết trâu, dê để lầm lễ, lấy cơm nếp đem nhau vào phòng cùng ăn rồi mới tương đồng Vậy là, người xưa trong lễ cưới xin có lệ ăn hỏi và lễ vật bắt buộc phải có, thường là gói đất hay gói muối Sự thắng thế của hôn nhân một vợ một chồng thể hiện qua chuyện trầu cau Nếu như trong các hình thức hôn nhân trước đó chưa có phân biệt “ vợ anh” “vợ em”, “chồng chị”, “chồng em” thì việc em trai ăn cơm cùng chị dâu, chị dâu cố ý hay vô tình nhầm giữa hai người đàn ông dù họ là anh em trai thi cũng chẳng có vấn đề gì Còn đến giai đoạn này, hôn nhân đạt đến trình độ một vợ, một chồng, thì việc làm trên của chị dâu, em trai chồng đã trở thành tội lỗi và họ bỏ đi bởi mặc cảm ấy Tuy chuyện Trầu cau còn thể hiện hoài niệm về sự gắn kết các mối quan hệ trong gia đình và cộng đồng lúc đó Văn hóa gia đình Việt thời cổ còn biểu hiện ở sự yêu quý trọng con gái của mình.

Ứng xử với cái chết của các thành viên trong gia đình cũng là một biểu hiện văn hóa tục lệ ma chay cũng hết sức quan trọng, đánh dấu một trong những mốc quan trọng của một đời người Khi có người chết, giã cối làm lệnh Điều đó có ý nghĩa rằng người xưa đã coi trọng sự chết như thế nào,việc lo toan ma chay không chỉ của từng gia đình mà của cả cộng đồng lớn Việc chôn theo người chết đồ tùy táng hay việc những người trong gia đình khi chết được chôn cùng nhau đã thể hiện văn hóa tâm linh của người Việt thời đó.

* Vai trò của người phụ nữ với tư cách là người mẹ, người vợ trong văn hóa gia đình thời Việt cổ.

Trang 12

Qua các truyện Âu Cơ, Thánh Gióng, Man Nương v.v…, chúng ta thấy người phụ nữ với vai trò người mẹ không chỉ ở sự sinh thành con cái mà ở sự yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ con cái

Vai trò của người vợ trong văn hóa gia đình, qua các truyện Trầu cau, Mỵ Châu- Trọng Thủy, Tiên Dung – Chử Đồng Tử v.v… ghi nhận sự đóng góp của văn hóa gia đình của người phụ nữ với tư cách là người vợ rất to lớn Đó là tình nghĩa thủy chung với chồng như một giá trị cao đẹp như sự “nồng thắm của miếng trầu”, sư “trong sáng của ánh ngọc” Dù Mỵ Châu có trái tim “lầm chỗ” thì vẫn là biểu tượng của sự chung thủy, biểu hiện sự bí ẩn của tình yêu lứa đôi trong văn hóa gia đình đã hình thành ở thời đó Chuyện Trưng Trắc không còn là huyền thoại, huyền tích mà là sự thật lịch sử, mở đầu cho truyền thống văn hóa của phụ nữ Việt Nam: Thủy chung, thương chồng, yêu nước và bất khuất Ghi lại những ứng xử văn hóa Bà trong gia đình và đời sống cộng đồng.

Người phụ nữ Việt Nam thời đó là biết gắn thù nhà với nợ nước, chiến đấu chống lại kẻ thù bảo vệ hạnh phúc gia đình và giàn độc lập, tự chủ cho đất nước Người phụ nữ trong văn hóa gia đình, qua văn hóa dân gian ta thấy họ tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống văn hóa gia đình Người mẹ, người vợ ngoài công việc đồng ruộng còn đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất các đồ thủ công: dệt vải, đan lát Quan trọng hơn họ là người duy trì, trao quyền csc nghề thủ công trong gia đình Làng Cổ Đô (Ba Vì, Hà Tây) có chuyện kể về bà tổ nghề của làng là công chúa Thiều Hoa, con vua Hùng Vương thứ 6, dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa.

Ngôn ngữ tiếng Việt cũng ghi lại dấu ấn về vai trò của người phụ nữ trong văn hóa gia đình người Việt thời đó Trước khi bước vào thời kỳ Bắc thuộc thì cư dân của văn hóa Đông Sơn là người Việt Cổ, trải qua một qúa trình Tiếng Việt - Mường (cư dân nói tiếng Môn khơ me cổ), làm nương rẫy Phần lớn săn, bắt, hái, lượm Cư dân này men theo triền núi ra phía Bắc cuối cùng dần xuống sông Cổ, sông Mã diễn ra sự hòa hợp trong người Việt Cổ và người Mường gọi là Việt - Mường Tạo tiền đề cho sự hình thành cái nôi của vùng người Việt sau này Do đó tiếng Việt - Mường được chia làm hai phương ngữ tiếng kẻ chợ, và tiếng miền ngược Tiếng kẻ chợ tiếp nhận nhiều yếu tố Hán nên tách ra thành tiếng Việt hình thành vùng kinh ( của người Việt) ở miền Châu thổ Sông Hồng, miền ngược cư dân nói tiếng Mường ở miền thượng du Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ.

Trang 13

Thời kỳ thiên niên kỷ đầu Công Nguyên diễn ra quá trình Hán hoá.Việt Nam lúc đó mất nước chứ không mất làng,phong tục ập quán nghi lễ, tổ chức xã hội văn hoá cấp trên Trong thời kỳ quá độ sở dĩ vưn hoá Việt Nam vẫn liên tục được duy trì, bảo tồn văn hoá,tiếng Việt -Mường chung không bị mất Những tập quán ngôn ngữ Việt, khi chỉ những gì to lớn đều gắn với nữ giới: Sông cái, cột cái, đường cái, “con dại cái mang”, sau này đến ông vua lớn cũng “Bố Cái Đại vương” để tôn vinh Phùng Hưng đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa thế kỷ VIII sau Công Nguyên.

Nếu văn hóa thời Văn Lang, Âu Lạc đã tạo nên bản sắc, bản lĩnh văn hóa Việt cổ, làm nên sức mạnh, nền tảng để dân tộc ta tồn tại và vượt ách thống trị của kẻ thù phương Bắc, biến công cụ đồng hóa của chúng thành công cụ của chúng ta, thì văn hóa gia đình người Việt cổ ở trong đó và thời đó đã tạo nên cơ sở cho văn hóa gia đình Việt được duy trì và biến đổi thích ứng với sự phát triển của văn hóa dân tộc.

2.1.4 Gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam từ trung đại đến trước thời kỳ đổi mới (1986)

2.1.4.1 Những yếu tố tác động đến gia đình

Về thời gian, giai đoạn này được bắt đầu từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XX, từ khi Ngô Quyền giành lại nền độc lập tự chủ đến trước đổi mới (1986).

*Vai trò của yếu tố kinh tế:

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, với hai lần khai thác thuộc địa (1897-1914 và 1919-1930) thực dân Pháp đã đưa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nước ta Công nghiệp hóa đã được tiến hành ở một số lĩnh vực kinh tế Song chủ yếu chỉ diễn ra ở một số đô thị và một vài trung tâm công nghiệp nhỏ bé Nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp, nông dân vẫn chiếm số đông (90% dân số)

Giai đoạn sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ở miền Bắc đến năm 1986, chúng ta đã tiến hành cải tạo công thương nghiệp, hợp tác hóa trong nông nghiệp và ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Nhưng một phần do chiến tranh cản trở, một phần do sai lầm chủ quan, miền Bắc vẫn chưa chuyển sang xã hội công nghiệp hóa.

Ở nông thôn tuy đã xây dựng hợp tác xã rộng khắp, kinh tế hợp tác có ít nhiều ảnh hưởng đến văn hóa gia đình nông dân.Song kinh tế hợp tác xã không chi phối

Trang 14

hoàn toàn đời sống gia đình nông dân (vì thu nhập thấp), kinh tế phụ gia đình (ruộng 5%, chăn nuôi, buôn bán) vẫn là nguồn thu nhập chính Đến khi có chủ trương khoán sản phẩm đến hộ và giao lại ruộng đất cho nông dân thì kinh tế gia đình tiểu nông lại trở về điểm xuất phát như trước khi tiến hành hợp tác hóa.

Nền kinh tế ở miền Nam cũng tương tự như vậy, Mỹ - ngụy cũng tiến hành công nghiệp hóa ở một số lĩnh vực, song do chiến tranh, chưa thúc đẩy kinh tế ở đây phát triển đến trình độ công nghiệp hóa được Sau năm 1975, tình hình kinh tế miền Nam cũng giống như gì đã diễn ra ở miền Bắc.

Tóm lại, nền kinh tế nước ta trong suốt thời kỳ trung, cận đại vẫn cơ bản là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu Chính điều kiện kinh tế này đã quy định cơ cấu, tính chất của gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam.

* Vai trò của yếu tố chính trị

Trong giai đoạn này, có ba hình thái chính trị cơ bản tác động vào gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam: Chế độ phong kiến quân chủ, chế độ thực dân, chế độ dân chủ cộng hòa và xã hội chủ nghĩa.

Chế độ phong kiến quân chủ Việt Nam là hình thái chính trị của xã hội nông nghiệp và nó được hình thành trên cơ sở cuộc dấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam

2.1.5 Các loại hình gia đình và văn hóa gia đình2.1.5.1 Những yếu tố tác động đến gia đình

Những yếu tố tác động đến gia đình, về thời gian giai đoạn này được bắt đầu từ thế kỉ X đến thế kỷ XX, từ khi Ngô Quyền giành lại nền độc lập tự chủ đến trước thời kỳ đổi mơi 1986 ở nước ta

Nước ta từ thời trung đại đến trước đổi mới vẫn là xã hội nông nghiệp Văn hóa gia đình vẫn là văn hóa gia đình của xã hội cổ truyền: nông dân- nông thôn- nông nghiệp (có khi dùng khái niệm truyền thống).

Các yếu tố tác động đến văn hóa gia đình ở nước ta giai đoạn này

* Vai trò của yếu tố kinh tế: Sản xuất nông nghiệp là hằng số của nền kinh tế nước ta suốt mấy nghìn năm qua.

Trang 15

Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, với hai lần khai thách thuộc địa (1897-1914 và 1919-1930) thực dân Pháp đã đưa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nước ta Công nghiệp hóa đã được tiến hành ở một số lĩnh vực kinh tế.Song chủ yếu chỉ diễn ra ở một số đô thị và một vài trung tâm công nghiệp nhỏ bé Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp, nông dân vẫn chiếm số đông (90% ) dân số

Giai đoạn sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ở miền Bắc đến năm 1986, chúng ta đã tiến hành cải tạo công thương nghiệp, hợp tác hóa trong nông nghiệp và “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” Nhưng một phần do chiến tranh cản trở, một phần do sai lầm chủ quan, miền Bắc vẫn chưa chuyển sang xã hội công nghiệp hóa Ở nông thôn tuy đã xây dựng hợp tác xã rộng khắp, kinh tế hợp tác có ảnh hưởng đến văn hóa gia đình nông dân Song kinh tế hợp tác xã khi chi phối hoàn toàn đời sống gia đình nông dân (vì thu nhập thấp), kinh tế phụ gia đình (ruộng 5%, chăn nuôi, buôn bán) vẫn là nguồn thu nhập chính Đến khi có chủ trương khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình và giao ruộng đất cho nông dân thì kinh tế gia đình tiểu nông lại trở về điểm xuất phát như trước khi tiến hành hợp tác hóa.

Nền kinh tế ở miền Nam cũng tương tự như vậy, Mỹ - ngụy cũng tiến hành công nghiệp hóa ở một số lĩnh vực, song do chiến tranh, chưa thúc đẩy kinh tế ở đây phát triển đến trình độ công nghiệp hóa được Sau năm 1975, tình hình kinh tế miền Nam cũng giống như những gì đã diễn ra ở miền Bắc.

Tóm lại: Nền kinh tế nước ta trong suốt thời kỳ trung, cận đại vẫn cơ bản là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu Chính điều kiện kinh tê này đã quy định cơ cấu, tính chất của gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam

Vai trò của yếu tố chính trị: Trong giai đoạn này có ba hình thái chính trị cơ bản tác động vào gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam Chế độ phong kiến quân chủ, chế độ thực dân, chế độ dân chủ cộng hòa và xã hội chủ nghĩa.

Chế độ phong kiến quân chủ Việt Nam là hình thái chính trị của xã hội, nông nghiệp và nó được hình thành trên cơ sở đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam mà chủ yếu là nông dân Nhà nước quân chủ được thiết kế trên mô hình “nhà” lấy gia đình (gia tộc)làm cơ sở.Do vậy nó phải củng cố và duy trì hình thái gia đình

Ngày đăng: 23/04/2024, 21:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan