Theo do, có thể hiểu *VADS” là các tranh chap về quyển và nghĩa vu giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại vả lao động do cá nhân, cơ
Trang 1BỘ TƯPHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYEN THỊ BÍCH HANG
450737
CHUAN BỊ XÉT XỬ PHÚC THAM VU ÁN DÂN SỰ
VÀ THỰC TIEN THỰC HIỆN TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁP CAO TẠI HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
Ha Nội - 2023
Trang 2BỘ TƯPHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYEN THỊ BÍCH HANG
450737
CHUAN BỊ XÉT XỬ PHÚC THAM VỤ ÁN DÂN SỰ
VÀ THỰC TIỀN THỰC HIỆN TẠI
TOA ÁN NHÂN DAN CAP CAO TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật Tổ tung dâm sự
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYEN THI THU HA
Ha Nội - 2023
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan Gay ia công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi Các kết luận ví dụ, số liêu và trích dẫn trong khóa luân tốt
nghiệp là trung thực, ddin bdo đô tin cậy /
Xác nhận của Tác giả khóa luận tốt nghiệpgiảng viên hướng dẫn (Ký và ghi ré họ tên)
II
Trang 4LỜI CẢM ONTrong suốt quá trình hoc tập và hoàn thiện bai khóa luận tốt nghiệp, em đãnhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của nha trường, các thay cô giáo, bạn
bè va gia đình Với long kính trong và biết ơn sâu sắc em xin được bảy tỏ lời
cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội đã tao moi điều kiên thuận lợi
trong quả trình hoc tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các thay cô giáo đang công tác và giảng dạy tại
Trường Đại học Luật Hà Nôi đã nhiệt tinh giảng day trong qua trình học tập,
giúp em trang bị đây đủ kiến thức để nghiên cứu và hoản thành dé tai khóa luậntot nghiệp
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảngviên hướng dan khoa hoc PGS TS Nguyễn Thi Thu Hà - người đã tận tình hướngdẫn, động viên tinh than vả giúp đỡ em hoan thành bai khóa luận tốt nghiệp này
Qua đây, em cũng xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, đông viên va tao điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập cũng như hoản thành
bài khỏa luận tốt nghiệp của minh
Ha Nội ngày 18 tháng 12 năm 2023
Tác giả khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Bích Hằng
Trang 5DANH MỤC TU VIET TAT
Bộ luật To tung dân sự năm 2015 (sửa đổi, bỗ sung năm
2019, năm 2020)
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Hội đông xét xử
Nghĩ quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành
các quy định trong Phân thứ hai “Thu tục giải quyết vụ
an tại Toa an cap sơ thẩm” của Bộ luật Tô tung dan sự
đã được sửa adi, bổ sung theo Luật sửa đôi, bổ sung
một số điêu của Bộ luật To tung dân sư
Nghi quyết số 06/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành
các quy định trong Phân thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ
án tại Toa án cấp phúc thẩm” của Bô luật To tung dân
su đã được sửa đổi, bỏ sung theo Luật sửa đổi, bỗ sungmột số điều của Bộ luật Tô tung dân sự
Toa án nhân dân cap cao
Tô tung dân sự
Vụ án dan su
Viện Kiểm sát
Trang 6MỤC LỤC Trang bia pin i Léi cam đoan ii
Léicamon ii
Danii rane từ viết tắt iv
Mue luc v
MG ĐÀU 1
1 Ly do lựa chon dé tải 1
2 Tình hình nghiên cứu của dé tải 2
3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu của dé tai 3
`
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tải
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa của đê tài 5
7 Kết câu của khoá luận 5
1.1.2 Đặc điểm của chuẩn bi xét xử phúc thâm vụ án dân sự §
1.1.3 Ý nghĩa của chuẩn bị xét xử phúc thấm vu an dân sự 101.2 CƠ SỞ CUA VIEC QUY ĐỊNH VỀ CHUẲN BỊ XÉT XỬ PHÚC
THAM VỤ ÁN DÂN SỰ 121.2.1 Bảo đâm quyên con người, quyền công dân trong hoat động tô
1.2.2 Bao dam quyên và lợi ích hop pháp của các đương sư trong tô
tụng dan sự 13
Trang 71.2.3 Dam bảo cho hoạt đông xét xử của Toa án được chính xac, khách quan và đúng pháp luật 13
1.2.4 Xuất phát từ yêu câu của thực tiễn hoạt đông tô tụng dân sự — 141.3 NOIDUNG CUA CHUẢN BỊ XÉT XỬ PHÚC THAM VỤ ÁN DÂN
SỰ 15
1.4 DIEU KIEN BAM BẢO NÂNG CAO HIEU QUA CHUAN BỊ XÉT
XU PHÚC THAM VỤ ÁN DÂN SU 19
1.4.1 Dam bao tư pháp độc lập 19
1.4.2 Đảm bảo nguyên tắc công khai vả minh bạch, công bằng 191.4.3 Năng lực, trình độ va đạo đức nghé nghiệp của Tham phán 30
1.4.4 Đảm bão yêu tổ thời gian 21
1.4.5 Trinh độ hiểu biết pháp luật của người tham gia tô tụng trong hoạt
động chuân bị xét xử phúc thâm vụ an dan sự 31
Kết luận chương 1 22
Chuong 2 23THUC TRANG PHAP LUAT T6 TUNG DAN SU VIET NAM HIEN
HANH VE CHUAN BI XÉT XU PHÚC THAM VỤ ÁN DÂN SỰ 33
3.1 THUC TRẠNG PHÁP LUẬT TO TUNG DÂN SU VIET NAM HIENHANH VỀ THỜI HAN CHUAN BI XÉT XU PHÚC THAM VỤ ÁN
DÂN SỰ 333.2 THỰC TRẠNG PHAP LUAT VIET NAM HIEN HANH VE CÔNG
VIỆC TIEN HANH TRONG CHUAN BỊ XÉT XU PHÚC THAM VU AN
DAN SU 352.2.2 Thanh lập Hội đông xét xử phúc thẩm, phân công Thư ký Tòa án,thay đôi người tiên hành tô tụng 362.2.3 Xem xét việc thay đôi, bô sung, rút kháng cáo, kháng nghị 27
3.2.4 Nghiên cửu hô sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị 39
2.2.5 Yêu cau đương sự bỗ sung chứng cứ mới hoặc Tòa án cấp phúc
thấm thu thập chứng cứ 38
VI
Trang 82.2.6 Chuyển hô sơ sang Viện Kiểm sát nghiên cửu 4I2.2.7 Toa án cấp phúc thâm giải quyết trường hop đương sư tự thỏa
thuận hoặc nguyên đơn rút đơn khởi kiện ở giai đoạn chuẩn bị xét xử
phúc thâm vụ án dan sự 422.2.8 Những công việc tiền hanh sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét
xử 43
2.3 THỰC TRANG PHÁP LUAT VIET NAM HIEN HANH VE CÁC
QUYET ĐỊNH TRONG CHUAN BỊ XÉT XỬ PHÚC THAM VU ÁN
DÂN SỰ 442.3.1 Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm 453.3.2 Quyết định đình chỉ xét xử phúc thấm 462.3.3 Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thâm 48
Kết luận chương 2 48Chương 3 40THỰC TIEN THỰC HIỆN PHAP LUẬT TO TUNG DÂN SỰ VIỆT
NAM VE CHUAN BỊ XÉT XỬ PHÚC THAM VỤ ÁN DÂN SỰTẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁP CAO TẠI HÀ NỘI 40
3.1 THUC TIẾN THỰC HIEN PHAP LUAT TO TUNG DAN SU VIETNAM VE CHUAN BỊ XÉT XỬ PHÚC THAM VỤ ÁN DÂN SU TAI
3.1.1 Khái quát về Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội 403.1.2 Những kết quả đạt được trong thực tiến thực hiện pháp luật về
chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án dan sự của Tòa án nhân dan cap cao tại
Hà Nội 51
3.1.3 Những han chế, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện pháp luật vềchuẩn bị xét xử phúc tham vụ án dan sự của Toa án nhân dân cap cao tại
Hà Nội 53
3.1.4 Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc 62
3.2 MOT SO KIEN NGHI 63
Trang 93.2.1 Kiến nghị hoản thiện pháp luật về chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án
Trang 101 Lý do hra chọn đề tài.
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm (CBXCXPT) là giai đoan không thể thiêu tronggiai đoan xét xử phúc thẩm, thông qua hoạt đông chuẩn bị xét xử mà Toa án thực
hiện tốt chức năng xét xử, đảm bảo tốt quyên và lợi ích hợp pháp của người dan
Chat lượng của hoạt đông CBXXPT phụ thuộc vào nhiều yếu to khác nhau, mộttrong những yêu tô đó phải kể đến hoạt động CB3X4PTÌ Hoạt đồng chuẩn bị xét
xử có ý nghĩa quan trong đối với việc bảo dam chat lương xét xử tai phiên tòa,chat lượng giải quyết vụ án Việc Tham phan chủ toa phiên tòa thực hiện tốtcông tác chuẩn bị xét xử sẽ đảm bảo cho hoạt động xét xử tại phiên tòa diễn rathuân lợi, có hiệu quả cao, bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án cấp phúcthẩm có căn cứ, hop pháp, khắc phục kip thời những vi phạm, sai sót (néu có) ở
những giai đoạn tô tung trước đó Ngược lại, nêu các hoạt đông CBXXPT được
chuẩn bi một cách sơ sai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phiên toa, chat
lượng giải quyết vụ án, dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dai, bản án, quyết định
của Tòa án có sai sót, vi phạm, xâm pham đến quyên và lợi ich hợp pháp của cácchủ thể tham gia tô tung, ảnh hưởng đến niêm tin của nhân dân vào hoạt đôngxét xử?
Bộ luật Tó tung Dan sự năm 2015 (BLTTDS) đã quy định tương đôi hoànthiện về CBXXPT vu án dân su (VADS), đáp ứng được nhu câu thực tiễn Tuy
nhiên, việc ap dụng các quy định của BLTTDS về CBXXPT VADS trong thực
tiễn tại các Tòa án cập phúc thẩm noi chung và Tòa án nhân dân cấp cao(TANDCC) tại Ha Nội nói riêng vẫn còn có những hạn chế, vướng mắc, bat cập
ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết vụ an Vì vay, việc nghiên cửu làm sáng tỏ
quy định của BLTTDS về CBXXPT VADS vả tinh hình áp dụng các quy định
đó tai mét Tòa án cụ thể là một yêu cầu cap thiết nhằm đánh giá tinh khả thi vaphù hợp của quy định pháp luật trong thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra một số kiếnnghi nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bat cập còn tôn tại để việc ápdụng các quy định về CBXPT VADS đạt hiệu quả cao trên thực tế
‘V6 Thủ Kim Oanh (2011), Xết xứ sơ tha rong tổ ng hinh sự Viết Nam, Nxb Đai học Quốc gia Thành pho Ho Chi Mình, tr ó9.
ˆ Ngỏ Thi Kim Kinh, CEXXPT theo quo định của Bộ luật Tổ hơng hinh sự năm 2015, Tạp chi Tòa án nhân,
Trang 11Từ những lý do trên, việc lựa chon chủ dé "Chuẩn bị xét xit phúc thâm vụ
án dan sự và thực tiễn thực hiệu tai Tòa an nhân dan cấp cao tai Hà Nội” làm
dé tài khóa luận là cấp thiết và có ý nghĩa cả vê lý luận vả thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến van dé
CBXXPT VADS
Về sách chuyên khảo: Giáo trình Luật TTDS Việt Nam của Trường Đại học
Luật Ha Nội đã trình bay những van dé lý luận cơ bản về CBXXPT VADSnhưng chỉ dừng ở mức độ đại cương tổng quát “Bình luận khoa học BLTTDS
năm 201S” và “Binh luận khoa học BLITDS của nước Công hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Na năm 2015” đã bình luân, đánh giá những điểm mới của bô luậthiện hành so với bô luật trước đây, những ưu điểm và hạn chê còn tồn tại cânnghiên cửu vả hoan thiện về CBXXPT VADS tương đối bao quát nhưng chưa
VADS và thực tiễn thực hiện tai Tòa dn nhân dân tinh Hà Giang" năm 2022 của
tác giả Pham Thanh Huyền, Luận văn Thạc si Luật học “CBYXPT VADS' năm
2010 của tác giả Nguyễn Thi Thúy Hòa, Khóa luận tốt nghiệp “CBYYPT VADS”
năm 2011 của các tác giả Trân Thi Lan Phương
Về dé tai nghiên cứu khoa học cập trường ` Hoàn thiên một số guy dinh
của BLTTDS về thời hạn tố tung” năm 2015 do Phó giáo sư, Tiên i Trần AnhTuan (chủ nhiệm dé tai) đã trình bảy những van dé lý luận cơ bản, phân tích thựctrang pháp luật vả dé xuất mét số giải pháp hoản thiện pháp luật về các loại thời
han trong giai đoạn CBXXPT VADS.
Về các bài viết đăng trên tạp chí khoa học: “Việc thay đổi, bỗ sung kháng
cáo, kháng ngit theo thi tue phúc thẩm VADS’ của tác gia Nguyễn Thị Thu Hà
đăng trên Tạp chi Toa an nhân dân số 8/2010, “ Việc thay đổi, bd sung rút khángnght theo thủ tục phúc thẩm VADS” của tác gia Nguyễn Nam Hưng đăng trênTap chỉ Kiểm sát số 13/2018, "Vưởng mắc về đình chỉ phúc thẩm VADS và
3
Trang 12người khỏi kiện vắng mặt lần thứ hai trong dn hành chính” của tác già Phan
Thanh Nhân đăng trên Tạp chí Toa an điện tử ngày 29/8/2019, "Ti tuc khẳng
cáo, kháng nght phúc thẩm theo quy định của BLTTDS năm 2015” của tác già
Vũ Hoảng Anh đang trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật sô 5/2017
Ngoài ra còn mét số công trình nghiên cứu khác đã khai thác van dé nghiêncứu ở nhiều góc đô, khía cạnh khác nhau, tuy nhiên phần lớn tập trung phân tích
về nội dung các quy định của pháp luật về CBXXPT VADS Vì vậy, trongkhuôn khổ bài luận, em không chỉ phân tích các quy định của Bé luật Tổ tungdân sự hiện hành về CBXXPT VADS mà còn tim hiểu, phân tích và đánh giaViệc áp dung quy định nay trong thực tiễn tại TANDCC tại Ha Nội
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu dé tai với mục dich lam rố những van dé lý luận cơ bản vanội dung các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiên hành về CBXXPTVADS và thực tiễn thực hiện tại TANDCC tại Hà Nội, từ do thay được những
hạn chế, vướng mắc, bat cập trong các quy định của pháp luật và trong thực tiễn
áp dụng pháp luật vẻ van dé nay, tim ra nguyên nhân và đưa ra một số kiến nghỉ,
dé xuất một sô giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc
CBXXPT VADS
Để thực hiện mục đích trên, việc nghiên cứu để tải có nhiệm vụ lam rõnhững van đề lý luân vẻ CBXXPT VADS, phân tích, đánh giá các quy định củapháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về CBXXPT VADS và thực tiễn thực hiện
tai TANDCC tai Ha Nội.
4 Đối trong va phạm vi nghiên cứu của dé tài
Đôi tương nghiên cứu của dé tai lả những van dé lý luận vẻ CBXXPTVADS, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về CBXXPT VADS và
thực tiến thực hiện tại TANDCC tại Hà Nội CBXXPT VADS lả một van dénghiền cứu tương đổi lớn, có phạm vi nghiên cứu rộng nên có thể được nghiêncứu dưới nhiều phương diện khác nhau và với nhiêu nội dung khác nhau Trong
phạm vị nghiên cứu của khoá luận, tác giả tập trung nghiên cứu các nội dung
sau
Trang 13~ Khod luận tập trung nghiên cứa về CBXXPT VADS được giải quyết theo
thủ tue thông thường, không nghién cứu hoạt đông CBXXPT VADS được giải
quyết theo thủ tục rút gon va CBXXPT VADS có yếu tổ nước ngoài
~ Khoá luân chi tập trưng nghiên cứu hoạt động CBXXPT VADS của Tòa
aa, không nghiên cứu hoat ding CBXXPT VADS của các chủ thể khác như
đương sự, người đại điện hợp pháp của đương sư, người bảo vê quyên va lợi ích
hợp pháp của đương sự và VKS.
~ Trong phần nghiên cứu về khai niêm CB3X4PT VADS, mặc dit khoả luận
có nghiên cửu CBXXPT VADS dưới nhiều phương diện cụ thể khác nhau nhưngkhoá luận có tập trung nghiên cứu sâu hơn về CBXXPT VADS dưới phươngđiện la mét hoạt đồng tô tụng
- Khi nghiên cứu, phân tích về các quyết định đưa ra trong giai đoạnCBXXPT VADS thì khoá luận cũng chỉ dé cập đến quyết định tạm đỉnh chi,quyết định đính chỉ xét xử phúc thấm VADS và quyết định đưa vụ án ra xét xử,không nghiên cửu về quyết định ap dụng biện pháp khẩn cap tạm thời
5 Phương pháp nghiên cứu
Bải khóa luận được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác — Lên, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lich sử, tư tưởng HồChi Minh về Nha nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Công sản Việt Nam vaxây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Ngoài ra, trong quá trình
nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích,
tổng hợp, so sánh
Cu thể
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong quá trình xây dựngKhai niệm, đặc điểm, ý nghĩa của CBXXPT VADS
-Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sảnh, suy luận, sử dụng kết quả
thông kê dữ liệu của Tòa an chủ yếu được sử dụng trong quá trình làm rõ những
hạn chế, vướng mắc của pháp luật va vả việc áp dụng pháp luật về CBXXPT
VADS.
Phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp lý luận và thực tiễn đảm bảo tính
thuyết phục được sử dung trong các luận điểm để luận giải đưa ra kiên nghị nang
cao hiệu quả áp dung pháp luật trong CBXXPT VADS.
4
Trang 146 Ý nghĩa cửa đề tài
Dé tải khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa hoc pháp lý có
tính hệ thông về những van dé liên quan đến CBXXPT VADS Ý nghĩa của khóa
luận thể hiện ở việc phản ánh giữa lý luận và thực tiễn, giữa những quy định hiện
hành của pháp luật TTDS về CBXXPT VADS và thực tiễn áp dung thực tế tại
một Tòa án, cụ thể la TANDCC tai Hà Nội, từ đó thay được những ưu điểm, hanchế, những điểm phù hợp vả chưa phù hợp giữa quy định vẻ mặt nội dung vathực tế áp dụng, qua đó dé ra các kiên nghị, giải pháp nhằm hoản thiện quy định
của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật TTDS
Việt Nam về CBXXPT VADS.
7 Kết cấu của khoá luận
Ngoài danh mục tài liêu tham khảo, kết cau của khóa luận được chia lam baphan: Mở dau, nội dung và kết luận
Phan nội dung của khóa luận bao gôm ba chương:
Chương 1: Những van đề lý luận vẻ CBXXPT VADS
Chương 2: Thực trạng pháp luật TTDS Việt Nam hiên hành về CBXXPT
VADS.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật TTDS Việt Nam về CBXXPT
VADS tại TANDCC tại Hà Nội.
Trang 15NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CHUAN BỊ XÉT XỬ PHÚC THAM
VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC DIEM VÀ Ý NGHĨA CUA CHUAN BỊ XÉT
XU PHUC THAM VỤ ÁN DÂN SỰ
1.11 Khái niệm chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án dân sự
Để lâm rố được khái niém “ŒBYYPT VADS” cân làm rõ các khái niệm sau:xét xử phúc thẩm và VADS
Theo quy định tại Điêu 1 BLTTDS thi Toa án có thâm quyền “giải quyétcác vụ da về tranh chấp đân sục hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mai,
lao động (sau đây gọi chung là VADS) và trình tự thi tue yêu cẩm để Tòa đa
giải quyễt các việc về yêu cầu đân sie hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mat, lao động (sau đây goi chung là việc dân sự); trình tực tìm tuc giải quyết
VADS việc đân sự (sau day gọi chung là vụ việc đân sự) tại Tòa án" Theo do,
có thể hiểu *VADS” là các tranh chap về quyển và nghĩa vu giữa các chủ thể
trong quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại vả
lao động do cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình khởi kiện hoặc thông qua ngườiđại điện hợp pháp khởi kiên vu an tai Tòa án có thẩm quyên giải quyết theo thủtục TTDS để yêu cầu bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình, của người
khác, bảo vệ lợi ích Nhà nước, loi ích công cộng và được Toa án thu lý giải
phúc thấm
Khai niêm “phúc thâm” trong Từ điển Tiếng Việt được hiểu la việc “Téa đicấp trên xét xử lại một vu dn do Tòa dn cấp dưới đã xét xử sơ thẩm ma có chỗng
Trang 16án, Trong Từ điển Luật học, “phúc thẩm" được hiểu là việc “xéf xứ lai vu da,
quyết dinh được Tòa ứn cấp dưới xét vử sơ thẩm nung cha cô hiệu lực pháphuật mà bị kháng cáo hoặc kháng nghĩ" Khái niệm “xét xử phúc thẩm" đã được
cụ thể hóa trong Điều 270 BLTTDS, theo đó, “Xét xử pinic thẳm là việc Tòa án
cấp phúc thâm trực tiêp xét xử lại vụ dn mà bản án, guyêt ãtnh của Tòa an cap
so thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị”
Trên thực tế, bat kì một công việc nao cũng được thực hiện tot va đạt đượckết quả cao nêu có su chuẩn bi kỹ lưỡng, phù hợp và đúng phương pháp Việcxét xử phúc thẩm cũng không ngoại lệ, để việc xét xử phúc thẩm diễn ra một
cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì việc chuẩn bị xét xử là vô cùng can thiết
Theo Tử điển Tiếng Việt, “chuẩn bị” là “làm cho có sẵn cdi cân thiét đểlàm việc gì”” và "xét xử" được hiểu là “xem vét và xứ các vụ đa "Š Xét về góc đôpháp lý, "xét xử” được hiểu là "hoạt động do Tòa dn tiễn hành theo pháp luật tỗ
tung, trong đỏ Tòa dn sant kit nghiên cứa một cách khách quan, toừn diện và đây
đi các tình tiết vụ án, tiễn hành giải quyết và xử li vụ da bằng việc ra bản án và
các quyết dinh cằn thiét có liên quan”
Theo đó, "chuẩn bị xét xử” được hiểu là “tao ra các điều kiên thuận lợi vàcan thiết dé Tòa án xern xét, đánh giá bản chat pháp I của sự việc, từ đỏ đưa racác phản quyết công bằng khách quan, đúng pháp luật"
Từ những phân tích trên, có thé thay khái niệm CBXXPT VADS có thểđược tiép cân dưới nhiêu góc đô khác nhau với những nội ham khác nhau
Dưới góc đô là một ché định pháp luật TTDS, CBXXPT VADS là tổng hopcác quy pham pháp luật điều chỉnh các quan hé phát sinh trong quả trình Tòa an
cấp phúc thẩm thu lý vu án đến khi Toa án đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm
Dưới góc độ là một giai đoạn TTDS, CBXXPT là một trong các giai đoạn
của quá trình giải quyết VADS của Tòa án câp phúc thẩm nhằm chuẩn bị cácđiều kiện cân thiết cho việc xét xử lai VADS mà bản an, quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật bị khang cáo, kháng nghị.
` Hoàng Phi (chủ biin), Viễn Ngôn ngữ học, Từ đển Tiếng Việt, Nv Hồng Đức, 1001
3 Viễn Khoa học pháp E7, Bộ Tw pháp (2006), Từ điển Lut học, Nxb Từ dain bách khoa và Neb Tư pháp,
17.626.
* Hoàng Phé (chi biển), 044 3,tr 181.
Trang 17Dưới góc độ là một thủ tục TTDS, CBXXPT VADS là trinh tự, cách thức
Toa an cap phúc thẩm tiền hảnh các hoạt đông chuẩn bi điều kiện cân thiết choviệc xét xử lại VADS mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
bị kháng cáo, kháng nghị.
Trong phạm vi nghiên cứu, CBXXPT VADS được tiếp cân dưới góc độ 1a
hoạt đông TTDS Theo đó, *CBXXPT VADS là hoạt động tô tung độc lập doTòa án cap phúc thâm tiên hanh nhằm chuan bị các điều kién can thiết cho
việc xét xứ lại VADS mà bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo, kháng nghị Š
1.1.2 Đặc điểm của chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án dân sự
Thứ nhất CBXXPT VADS là hoạt động TTDS được bắt đầu khi Tòa án cấpphúc thẩm thụ If và kết thúc kit Tòa dn cấp pimic thẳm ra quyết định mở phiên tòaphúc thẩm Trong quá trình CBXXPT VADS, việc đâu tiên là Tòa án tien hanh thụ
lý VADS để xét xử phúc thẩm Hoạt động phúc thẩm sẽ được bắt dau từ khi có đơnkháng cao hoặc quyết đình kháng nghị Đơn khang cáo hoặc quyết định kháng nghịđược gửi đến Tòa an cập sơ thẩm đã xét xử vụ án Sau khi Toa án cap sơ thẩm nhậnđược đơn kháng cao và kiểm tra tính hop lệ sẽ ra thông báo nộp tiên tạm ứng án phíphúc tham cho đương sự trong trường hop đơn kháng cáo hợp lệ Tòa an cấp sơthẩm phải chuyển ho sơ vụ án, khang cáo, kháng nghị vả các tài liêu, chứng cử kèm
theo cho Tòa an cấp phúc thẩm nêu người khang cáo xuất trình tại Tòa an cấp sơthẩm, biên lai thu tạm ứng án phí phúc thẩm hoặc ra thông báo miễn tạm ứng án phiđối với các trường hop được miễn án phí theo quy định pháp luật Sau khi nhận
được hô sơ vụ an, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị, tài liệu va chứng cứ kèm
theo thì Tòa án cap phúc thẩm phải vào sé thu lý
Thứ hai, mục dich của CBXXPT VADS là chuẩn bị các điều kiện cần thiết
dé đưa VADS ra xét xử tại phiên tòa phúc thẩm Việc thực biện tét mục đích này
sé gop phan bao dam cho việc giải quyết vụ án phúc thấm được nhanh chóng,
đúng pháp luật, bảo vệ quyền va lợi ich hợp pháp của các bên tham gia tô tụng
Thứ ba CBXXPT VADS là hoạt động tố tung của Tòa an nhằm ciman bịcác điều kiên cần thiết dé xem xét, giải quyết những vẫn đề liên quan dén phanbẩn an, quyết đinh bị kháng cáo, kháng aghi
* Nguyễn Ngoc Nam (2015), Cẩn bi xét xứ phúc thie vu đới đẩn sie, Luận vin Thục sĩ Luật học, Trường
Daihoc Luật Hà Noi,tr9
§
Trang 18CBXXPT VADS được bắt dau từ khi Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý VADS
và kết thúc khi Tòa án mở phiên tòa xét xử phúc thẩm VADS Trong quả trinhCBXXPT VADS, việc đâu tiên là Tòa án tiền hành thụ lý VADS Về bản chat,xét xử phúc thẩm VADS la việc Toa án cap phúc thẩm xét xử lại bản án, quyếtđịnh của Tòa án cap sơ thẩm chưa có hiệu lực ma co kháng cáo hoặc kháng nghị,
do đó, khi tiên hành thu ly vu an, Tòa án cap phúc thẩm thông qua các hoạt động
tô tung như vảo sé thụ ly VADS, thông bao thu lý phúc thẩm VADS; thanh lập
Hội đông xét xử (HD XX) phúc thấm VADS; chuyển hô sơ cho VKS nghiên cứu;
giải quyết trường hợp thay đôi, bỗ sung, rút kháng cao, kháng nghị trước khi tiềnhành xét xử phúc thẩm Trong quá trình CB XXPT, Tòa án ra quyết định đưa vu
án ra xét xử hoặc quyết định đình chỉ, tạm đính chỉ xét xử phúc thẩm VADS
Trong trường hợp Tòa an ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Toa án tiếp tục
tiên hảnh những hoạt đông tô tung dam bảo cho phiên tòa phúc thẳm VADS
được tiến hảnh:
Đây là điểm khác biệt đối với chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, do tính chấtcủa phúc thẩm là “xét xử lại vụ an” nên trong CBXXPT VADS Tòa án khôngxây dựng lại hô sơ vụ án để xét xử ma căn cứ vào hỗ sơ do Tòa án cap sơ thẩm
đã xây dựng san Các hoạt đông lây lời khai, thu thập chứng cứ chỉ được tiến
hành khi cần thiết và tập trung vao phan bản án, quyết định sơ thẩm bi kháng
cáo, kháng nghị và những phân liên quan đến kháng cáo, kháng nghị
Hoạt động phúc thẩm VADS chỉ được thực hiện khi có kháng cáo hợp lê
của đương sự hoặc có kháng nghị của VKS Đôi với phân ban án, quyết định
không có kháng cáo, kháng nghi thi van phat sinh hiểu lực và có hiểu lực thihành Trường hợp toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghịthì toàn bô bản án, quyết định sơ thẩm được đưa ra xét xử theo thủ tục phúcthẩm
Trên thực tê, trong quá trình giải quyết VADS, một số phân khác của bản
án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị nhưng các đương sự lại tu thỏathuận với nhau và sự thỏa thuận nay không trai pháp luật thi để đảm bảo nguyên
tắc tư do, tự nguyên cam kết, thỏa thuận trong giao lưu dân su, Tòa án cap phúc
thẩm cũng xem xét va công nhận sự thỏa thuận nảy”
Trang 19Thứ nằm, trong quá trình CBXXPT Tòa án cấp phúc thẩm không tiễn hừnhhòa giải VADS Do tính chất của sơ thẩm va phúc thẩm khác nhau, trong đó xét
xử sơ thẩm lả xét xử lần đầu đối với tranh chấp dân sự nên pháp luật quy địnhToa an có trách nhiệm hòa giải giữa các đương sự giúp cho họ hiểu rõ hơn quan
hệ pháp luật đang tranh chap vả các quy định pháp luật dé thông nhật với nhau
Về việc giải quyết vu án, qua đỏ tránh được tình trạng khiếu kiện kéo dai, đỡ tônthời gian công sức tham gia tổ tụng Còn đối với xét xử phúc thẩm là xét xử lại
vụ án, các đương sự đã được Tòa án hòa giải tại cấp sơ thẩm nhưng không thành
niên pháp luật quy định trong CBXXPT Tòa án không tiến hành hòa giải VADS
Thứ sảm, hoạt động CBXXPT VADS có quan hệ mật thiết chặt chế với các
hoạt đồng tô tung khác Phúc thẩm VADS là xét xử lại các bản án, quyết địnhcủa Toa án cấp sơ thẩm ma có kháng cao, kháng nghị Do đỏ, CBXXPT VADS
có môi liên hệ pháp lý mật thiết đến các hoạt động tô tung của Tòa án cap sơthẩm Co thé thay rằng việc nghiên cửu ho sơ vụ án ở giai đoạn phúc tham dựa
trên hồ sơ ma Tòa an cập sơ thẩm đã xây dựng trước đó Trong trường hợp đưa
Vụ án ra xét xử thì giai đoạn CBXXPT VADS là hoạt đồng tô tung het sức quan
trọng bởi thoi gian đó Toa án cấp phúc thẩm có thể nghiên cứu, xem xét kĩ lưỡngnhững tình tiết của vụ án, làm sáng tö được những ván để mà đương sư kháng
cáo hoặc VKS kháng nghị Quá trình CBXXPT VADS được làm tốt mới dam
bảo phiên tòa phúc thẩm được diễn ra, hạn chế được việc phải hoãn phiên tòa do
yêu tô chủ quan, qua đó bảo vệ quyên vả lợi ích hop pháp của các bên tranhchấp Bởi xét xử phúc thẩm được xem là cuốc tranh luận pháp lý cuối cùng giữacác bên, quyết định của Tòa án cáp phúc thẩm là cuối cùng và không thé khangcáo, điều nay tạo ra môt mức đô nghiêm trong và tâm quan trong lớn đổi với
hoạt đông CBXXPT
1.13 Ý nghĩa cửa chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án dan sự
CBXXPT VADS có ý nghia quan trong trong việc dam bảo quyền công
bang va sự công tâm trong quả trình giải quyết tranh chap dan sự Việc nảy đượcthực hiện nhằm dam bảo rằng các bên liên quan có cơ hội được nghe và chứngminh quan điểm của mình trước một Tòa án độc lập và không thiên vi
Thứ nhất, giúp Tòa án cấp phúc thẩm có điều kiện nghiên cứa hỗ sơ vụ an
Theo quy định tai khoản 2 Điêu 285 BLTTDS, sau khi thụ lý vụ an, HDXX phúc
10
Trang 20thẩm cân nghiên cứu kĩ lại hồ sơ vụ án để hiểu rõ nôi dung vụ an, nội dungkháng cáo, kháng nghị Để lam được điều đó, Tòa án cap phúc thâm can thực
hiện những hoạt đông sau
Kiểm tra lại chứng cứ CBXXPT liên quan đến việc kiểm tra lại các chứng
cứ, bang chứng, và bằng chứng ngẫu nhiên của vụ án Những chứng cứ này đượckiểm tra tính hop lê vả sự chính xác của chúng, nhằm đảm bảo rằng quyết địnhcuối cùng dựa trên những dữ kiện chỉnh xác
Xem xét lại các quyết định của phiên toa cấp sơ thẩm Trong việc
CBXXPT, các quyết định của phiên tòa cấp sơ thấm sẽ được xem xét lại, bao
gồm tính hợp pháp vả tinh có căn cứ, đúng pháp luật của ban an, quyết định sơthẩm Xem xét tính hợp pháp của bản an, quyết định sơ thẩm bao gom Tham
quyền giải quyết vụ án, thời hiệu khởi kiện, thời han giải quyết vu án, người tiền
hành to tung tại phiên tòa, Xem xét tinh có căn cứ, đúng pháp luật của bản an,quyết định sơ thẩm bao gôm Kết luận của bản án, quyết định sơ thẩm có phù
hợp với tình tiết khách quan của vụ án, yêu cầu khởi kiện, yêu câu phản tô, yêu
cau độc lap, Việc nảy nhằm đảm bảo rằng quyết định cuôi cùng được đưa ra
một cach đúng dan và khách quan.
Thứ hai, giúp Tòa đa cấp phúc thẩm thu thập, bỗ sung thêm những ching
cứ tài liêu dé có cải nhìn khách quan, đúng đắn về vu dn Trên thực tế, vì những
lý do khách quan nên không phải lúc nào Tòa án cap sơ thẩm cũng thu thập được
đây đủ những tài liệu, chứng cứ can thiết cho việc giải quyết VADS nên đôi khivẫn còn sai sót trong bản án, quyết định sơ thẩm”? Trong quá trình CBXXPT
VADS, Toa án cấp phúc thâm sẽ tiễn hành đánh giá các chứng cứ, tai liêu đã có
trong hô sơ do Tòa án cấp sơ thẩm thu thập được Trong trường hợp can thiết thìTòa an cap phúc thâm sé yêu câu đương sự giao nôp bỗ sung hoặc tiến hành thuthập chứng cử bổ sung nhằm lam sang tỏ các tinh tiết liên quan đến vụ án đó, từ
đó khắc phục được những thiểu sót có thể có trong bản án, quyết định sơ thẩm
nhằm dam bảo quyên và lợi ích hợp pháp của đương su đồng thời củng cô, lam
cơ sở vững chắc cho phán quyết sau nay của HDXX phúc thâm
Thứ ba CRXXPT VADS giúp Tòa án tien hành các thủ tục cần thiết đề mởphiên toa pidúc thẩm như Lên lịch xét xử và gửi cho các cá nhân, cơ quan, tổ
chức có liên quan, gửi hồ sơ VADS cho VKS cùng cập nghiên cửu, triệu tập
Trang 21người tham gia tô tung dén tham gia phiên toa, dam bao điều kiện cơ sở vật chattrong phòng xử án, đảm bảo an ninh khu vực xét xử trước vả trong khi diễn ra
phiên tòa.
Thư tư CRXXPT nhằm adm bảo quyển và lợi ich hop pháp của các bên
Đảm bảo quyên tư do bao chữa: Trong việc CBXXPT, các bến liên quan có
cơ hôi để chuẩn bị hô sơ, tư vân pháp lý môt cách tự do và công bằng CBXXPT
thường được thực hiện theo một quy trình công khai, trong đó tat cả các bên liên
quan đều có quyên tham gia vả có công bằng xem xét các chứng cứ và lập luận
được trình bảy.
Bảo đảm đúng quyên lợi của các bên liên quan: Qua việc CBXXPT, cácbên liên quan có cơ hội để bảo vệ và thực hiện đúng quyền lợi của mình trong vu
án, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy trình pháp lý Các bên có thể trình bảy lại lập
luận của mình, cung cấp thêm bằng chứng hoặc dé nghị các biện pháp phục vu
lợi ích của mình Điều nảy tạo cơ hội cho các bên thể hiện quan điểm và đưa ra
các yếu tổ mới có thể ảnh hưởng đến kết quả xét xử
Thứ năm, CBXXPT piime vụ muc đích từn ra sự công bằng CBXXPT đượcthực hiện để dam bao án phúc thẩm công bằng Việc nảy giúp tăng tính kỷ luậttrong hệ thông Tòa an va cho bên thua kiên cơ hội dé trình bay lại các lập luận
và chứng cứ mới Chung quy, việc CBXXPT giúp đâm bảo rằng quyết định cuốicủng được đưa ra dựa trên tat cả các chứng cứ, bang chứng và luật pháp liênquan, sự công bang va công tâm trong quy trình tư pháp được tuân thủ
1.2 CƠ SỞ CUA VIỆC QUY ĐỊNH VE CHUAN BỊ XÉT XỬ PHÚC THAM VỤ ÁN DAN SỰ
1.21 Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố
tụng dân sự
Ngay ở trong Hiển pháp đã quy định rõ Tòa án có nhiệm vu bảo về quyền
con người, quyền công dân, Tuy nhiên, không giống như trong tổ tụng hình sự,
Việc tham gia lam rõ sự thật, tình tiết khách quan của VADS có sự tham gia củanhiều cơ quan tổ tụng, mỗi cơ quan có chức năng và nhiém vụ riêng nhưng đều
có mục đích là lam rõ sự thật khách quan còn trong TTDS thi Toa án ma cu thể
'! Khoản 3 Điều 102 Hiển pháp năm 2013: “Téa đợt nhiên din có nhiệm vụ báo vệ công tí, bảo vệ quyển cơn
người, quyên công din, bao vệ chế độ xã hội chủ ngiữa bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tô chaic, cá nhkêni".
12
Trang 22là Hội đồng Tham phán có trách nhiệm làm rõ những tình tiết khách quan của vụ
án từ đó bảo vê quyên và lợi ich hợp pháp cho đương su Dé có thể bảo vệ tatnhất quyền con người cũng như quyền công dân, pháp luật TTDS cân tạo cơ sởpháp lý cho Tòa án đặc biệt 1a các Tham phan có sự chủ đông trong việc chuẩn
bị các điều kiên để mở phiên tòa xét xử phúc thâm Việc CBXXPT VADS tốt sẽgiúp Tòa án ra phán quyết chính xác, đúng pháp luật, qua đó bảo vệ quyền conngười, quyền công dân của các đương sư trong TTDS
1.2.2 Bảo đảm quyền và lợi ich hợp pháp cửa các đương sự trong tố
tụng dân sự
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự là một trong những quyên dân sư của công dân được xác định thành một nguyên tac cơ bản trong
pháp luật TTDS Việc pháp luât công nhận cũng đông thời quy định rổ Tòa án
phải tao điều kiên cho đương sư được bảo vệ quyền va lợi ích hợp pháp củamình Bảo đảm quyền lả đầm bảo rằng các đương su trong vu án được tôn trong
và bảo vệ quyên lợi của mình, quyền này bao gồm: Quyên yêu cau tiệp cân tư
pháp, quyền được nghe va trả lời câu hỏi, quyền biện hồ, quyền được hỗ trợ thu
thập chứng cứ, quyên tham gia vảo quy trình xét zử Bao dam lợi ích hợp pháp
đồng nghĩa với việc dam bảo rằng mọi đương su đều được đổi dai công bằng
Việc bảo đảm tốt quyên vả lợi ích hợp pháp của các đương su trong TTDS
không chỉ giúp cho chat lương CBXXPT VADS được nâng cao, tạo ra một môi
trường tô tụng công bằng ma còn tạo ra niém tin va sự tin tưởng vao hệ thông tưpháp
1.2.3 Đảm bảo cho hoạt động xét xử của Tòa án được chính xác, khách
tin, chứng cứ và bằng chứng để đưa ra những quyết định, áp dụng pháp luật một
cách đúng din Điều nay đòi hỏi việc thu thập, kiểm tra, chứng minh va phân
Trang 23tích chứng cứ được thực hiện một cách chính xác, mang tính khách quan và dam
bao rằng các đương sự đều có cơ hôi trình bay quan điểm va chứng minh quyền
lợi của mình.
Tuy nhiên, việc đảm bảo tính chính xác, khách quan và đúng pháp luật
trong việc quy định về CBXXPT VADS có thể gặp phải một số thách thức, một
số nguy cơ bao gồm sự can thiệp chính trị, ap lực từ lợi ích ca nhân hoặc nhóm.lợi ich Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, can đảm bảo độc lap của Tòa
an, sư minh bach và giảm sat chặt chế từ phía người dân Do đó, việc xây dung các quy định về CBXXPT VADS cảng dé hiểu, cảng chi tiết, cụ thể sẽ góp phân
giúp Tòa án trong việc ra phán quyết một cách hợp tình, hợp lý, đảm bảo rằng
quyết dinh cudi cùng của Tòa an được đưa ra dựa trên các quy định đấ được xem
xét một cách công bằng va khách quan
1.2.4 Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn hoạt động tố tung dân sự
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, các tranh chap dân su cũng trởniên ngay cảng phức tap, yêu cầu sự chuyên môn cao Trên thực tế, không phảitat cả các vụ án sau khi được đưa ra xét xử sơ thâm đều đạt được su đồng thuậncủa các bên đương su Do đó, yêu câu của thực tiễn của hoạt động TTDS doi hỏi
cần có các quy định về việc thực hiên quyền kiểm tra, xem xét lai phán quyết của
Toa an cập sơ thâm Điều nay đàm bảo rằng quyết định của phiên tòa sẽ được
xem xét day đủ, công bằng và các bên có thể đưa ra các lập luận mới can thiết
nhằm đâm bảo tôi đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Môt thực tế là: Khi giải quyết các VADS thi việc ra ban án, quyết định sơthẩm chưa chính xác, sô lượng án bị hủy van còn nhiều, vẫn còn xảy ra tình
trang tuyên án không rõ rang, gây khó khăn cho công tác thí hành an dan sự.
Theo “Bao cáo Tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trongtâm công tác năm 2023 của các Tòa an” của Tòa án nhân dân tôi cao thì trongnăm 2022 tỷ lệ các bản an, quyết định bị hủy 1a 0,61% (do nguyên nhân chủquan 0,4%), bị sửa là 1,2% (do nguyên nhân chủ quan 0,5%) Từ thực tiễn trên
đòi hỏi bên cạnh việc quy định các hoạt động CBXXPT VADS thì việc nghiên
cứu dé bd sung, hoản thiện các quy định về CBXXPT VADS là hết sức cân thiết
va cân được thực hiện nghiêm túc nhằm nâng cao chat lương CBXXPT VADS
14
Trang 2413 NỘI DUNG CUA CHUAN BỊ XÉT XỬ PHÚC THẢM VỤ ÁN DAN SỰ
CBXXPT VADS là hoạt đông tô tụng sau khi Tòa án cap phúc thẩm thu lýVADS, là tiên dé để tiến hành các bước tô tụng tiếp theo trong quá trình giảiquyết vu án theo trình tự phúc thẩm Việc thu ly vụ án để xét xử phúc thẩm có ynghĩa pháp lý quan trong vì nó dat trách nhiệm cho Tòa an cap phúc thẩm phảigiải quyết vụ án trong thời hạn luật định, là căn cứ để xác định các thời hạn tôtung khác theo quy định của BLTTDS Thu lý vụ án để xét xử phúc thẩm đồng
nghĩa với việc Toa an cấp phúc thẩm tiếp nhận kháng cáo, kháng nghị để xemxét, kiểm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định của Tòa
án cập sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật, từ đó kip thời bảo vê quyền va lợi íchhợp pháp của đương sự và những người tham gia tô tung
Toa án cấp phúc thẩm phải vao sd thu lý ngay sau khi nhận được hỗ sơ vụ
án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Toà án cấp sơ thâmchuyển lên Sau khi Tòa an cap phúc thẩm vào số thụ lý vu án, các hoạt đông tô
tung trong quá trình CBXXPT được diễn ra CBXXPT gồm các nội dung sauThành lập HDXX phúc thẩm, thực hiện một số hoạt động trong giai đoạnCBXXPT, ra các quyết định trong thời hạn CBXXPT, giải quyết các tình hudng
phat sinh trong giai đoạn CBXXPT.
Thứ nhất, thành lập HĐXX phúc thẩm Hoạt động CBXXPT VADS được
thực hiện ngay sau khi Tòa án cấp phúc thẩm nhân được hỗ sơ vụ án có kháng
cáo, kháng nghị và các tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án cấp sơ thẩmchuyển lên Do đó, ngay sau khi thu lý vu an để xét xử phúc thẩm, Chánh án Tòa
án cấp phúc thẩm phải thanh lập HDXX phúc thẩm va phân công một Thamphan lam chủ toa phiên tòa Trên cơ sé duoc phân công, HDXX phúc thẩm có
trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật trong giai đoạn
CBXXPT VADS.
Mục dich của việc phúc thẩm là dé kiểm tra tinh hợp pháp và tính có căn cứtrong các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấpdưới nên HDXX phúc thẩm phải bao gồm những người có khả năng chuyên môncao, đủ kiến thức pháp luật can thiết dé thực hiện mục đích nay Vì vậy, HDXX
phúc thẩm gồm ba Tham phan, trong đó một Tham phán giữ vai trò lam chủ toa
Trang 25phiên tòa Như vậy, trong thành phan HDXX phúc thấm dân sự không co sựtham gia của Hội thẩm nhân dan như thành phân HDXX sơ thẩm.
Thit hai, thirc hiện một số hoạt động trong giai đoạn CBXXPT
M6t là nghiên cứu hồ sơ vu án Đây là công việc vô cùng quan trong trong
quả trình chuẩn bị xét xử nói chung và CBXXPT VADS nói riêng Muc dich củaviệc nghiên cửu hô sơ vụ an la giúp Tham phan chủ tọa phiên toa và HDXXphúc thâm năm rõ nôi dung vụ án va tải liều, chứng cứ liên quan đến vụ an, cácyêu câu khởi kiện, yêu câu phản tô, yêu cầu độc lập của đương su và các tài liệu,chứng cứ ma các đương sự giao nộp dé chứng minh cho yêu cau của minh; nắm
rõ nội dung kháng cao, kháng nghị và các tài liệu liên quan đến kháng cao,
kháng nghị, từ đó xác định được bản án, quyết định sơ thẩm có hợp pháp, có căn
cứ hay không để đưa ra hướng giải quyết vụ án
* Nghiên cứu về thủ tục tố tung:
- Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp: Để xác định quan hệ pháp luậttranh châp, cân phải dựa vào yêu câu của đương sự để xác định được các bêntranh chap về van dé gì, tranh chấp giữa ai với ai vả quy định của pháp luật điềuchỉnh quan hệ xã hội mả đương sự tham gia để xác định các văn bản pháp luật
nội dung áp dụng cho việc giải quyết tranh chap đó “Xác định: đúng pháp luậtnội dung và các nguôn iuật bỗ tro khde của tranh chap dân sự; hôn nhân và gia
đình; kinh doanh thương mai; lao đông không chỉ có ý nghĩa trong việc vác đinh
quan hệ pháp luật tranh chấp mà còn có ý nghia quan trong trong việc xác ẩtnh:vấn đề mắm chốt của vụ việc, thu thập, cung cấp chứng cứ đưa ra Đùương án
giải quyết, soạn tháo bản iuận cứ ”
- Xác định thẩm quyên giải quyết VADS: Can xác định Toa án cấp sơ thẩm
thu lý và giải quyết VADS có đúng thẩm quyên theo quy định của BLTTDS hay
không? (Tham quyên theo loại việc, thẩm quyền theo cap và thấm quyển theolãnh thổ)
- Xác định thời hạn, thời hiệu: Thời hiệu khởi kiện vụ án có đúng không?
Thời hạn tô tụng để giải quyết vu án có đúng không? Lý do giải quyết VADS
qua thời han co chính dang, hợp pháp không?
© Bai Thị Huyền (202: 2), J ĐANG ề epi ike Bale dina Téa cn, Tap chi Tòa ám nhân din:
th wm tp em] ,truy cập ngày 15 tháng 10
Trang 26-Người tiến hành tô tung có đáp ứng các quy định của BLTTDS không?Nếu thuộc trường hep phải từ chối tiến hanh tô tung hoặc phải thay đổi ngườitiền hành tó tung hoặc trường hợp đương sự dé nghị thay doi người tiền hành tôtung, các căn cứ đê nghị thay đổi đã được xem xét giải quyết chưa?
~ Người tham gia tô tung đã được Tòa án cap sơ thâm xác định đúng va day
đủ chưa?
-VADS đã được giải quyết bang bản án, quyết định đã co hiệu lực phápluật của Tòa an hay một cơ quan nha nước có thâm quyên nao chưa?
- Việc lập và xây dựng hô sơ VADS của Tòa án cap sơ thâm có đáp ứng
quy định của BLTTDS hay không? Các thủ tục tổ tụng trong quá trình giải quyết
ở cấp sơ thẩm đã tuân thủ vả thực hiện đúng chưa? Việc thu thập tài liệu, chứng
đã đây đủ chưa? Cách thức thu thập và sử dung tai liêu, chứng cứ có hợp
pháp không?
- Tòa án cấp sơ thâm có sử dụng đúng văn bản pháp luật để áp dung trong
việc giải quyết tranh chấp hay không?
* Nghiên cứu về nội dung vụ dn
~-Nôi dung vụ tranh chấp: Xác định việc giải quyết tranh chap vu án củaTòa an cấp sơ thẩm có đúng với yêu câu khởi kiện, yêu cầu phản tô, yêu câu độclập của đương sự không? Kết luận của bản án, quyết định sơ thẩm có phủ hợpvới các tinh tiết khách quan của vu án không?
-Nội dung kháng cáo, kháng nghỉ Xác định người kháng cao, chủ thé
kháng nghị có đúng quy định của pháp luật không? Khang cáo, kháng nghị về
nội đung gì (một phân bản an, quyết đính sơ thẩm hay toan bồ bản án, quyết định
sơ thẩm}? Căn cứ dé kháng cáo, kháng nghị? Có tải liêu, chứng cứ bổ sung để chứng minh cho nôi dung khang cáo, kháng nghị không? Nội dung khang cao,
kháng nghị có nằm trong phạm vi những van dé đã được giải quyết ở cap sơ
thấm không? Có sự thay đổi, bo sung, rút kháng cáo, kháng nghị không? Duong
sự kháng cáo yêu cau Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết vu án như thé nao?
Mặc dù không được quy định trong BLTTDS nhưng thực tiễn cho thây, để
bảo dam cho phiên tòa dién ra được thuận lợi, Toa an cap phúc thẩm thườngthực hiện một số công việc như Lên lich xét xử và gửi cho các cơ quan, tô chức,
cá nhân có liên quan; đăng tải thông tin các vụ việc được đưa ra xét xử lên Congthông tin điện tử của Tòa án, kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất trong phòng xử
Trang 27án; bồ trí dam bảo an ninh khu vực xét xử trước ngày mở phiên tòa dé tránh xảy
ra mat trật tư an ninh khu vực phòng xử an; liên hé với lực lương chức năng déđược hỗ trợ tư pháp trong ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm VADS
Thứ ba, Toà én cấp phúc thầm có thé thu thập thêm chứng cit
Các chứng cứ trong hô sơ VADS được hình thành từ nhiều nguôn khácnhau có thể do nguyên đơn nôp kèm theo đơn khởi kiên, có thể do bi đơn hoặcngười liên quan cung cấp hoặc do Toà an cap sơ thâm thu thập Toản bô hồ sơ vụ
án sẽ được Toa an cấp sơ thâm chuyển lên cho Toa an cấp phúc thẩm Nếu xét
thay các chứng cứ có trong hô sơ vụ án chưa đây đủ thì Tòa án cấp phúc thâm có
thể yêu câu đương sư nôp bổ sung chứng cứ hoặc Toa án cấp phúc thẩm có thể
thu thập chứng cứ trong trường hợp cân thiết
Thit tu, ra các quyết định: trong thời han CBXXPT
Trong thời hạn CBXXPT VADS, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các
quyết định: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VADS, đính chỉ xét xử phúc thẩm.VADS; đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm Ngoài ra trong thời hạn CBXXPT, khixét thay cân thiết, Tòa án cap phúc thẩm có quyên ra quyết định áp dụng, thayđổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cap tam thời
Thư năm, giải quyết các tình luông phát sinh trong giai đoạn CBXXPT
Trong trường hợp có sự thay đổi, bd sung, rút kháng cáo, kháng nghị thìTòa án tiến hành xem xét có chap nhận hay không chap nhận cho việc thay di,
bổ sung, rút khang cáo, kháng nghị Có thể thay, trong thời hạn kháng cáo,
kháng nghị việc thay đổi, bỏ sung khang cáo, kháng nghị có thể vượt qua phạm
vi khang cáo, kháng nghị ban đầu nhưng việc thay đổi, bồ sung đó phải trongpham vi ban án sơ thấm, quyết định sơ thẩm Trong trường hợp đã hết thời hạnkháng cáo, kháng nghị nghị thì trước khi bat đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòaphúc thẩm, người kháng cáo có quyên thay đổi, bổ sung kháng cáo, VKS đãkháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quaphạm vị kháng cáo, kháng nghị ban đâu
Khi có việc thay đổi, bé sung, rút kháng cáo, kháng nghị thi Tòa án cấpphúc thẩm không chỉ có trách nhiệm thông báo cho các đương sự về việc thayđổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị mA còn có trách nhiệm thông bao cho
18
Trang 28VKS cùng cấp vẻ việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị để VKS thựchiện chức năng kiểm soát việc thay đổi, bổ sung, rút khang cáo, kháng nghị
Trường hơp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc
thẩm cân phải hỏi ý kiến của bị đơn Nếu bị đơn không đồng ý thì không chấpnhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và nêu trong thời han kháng cáo,
khang nghị không có đương sự nao kháng cáo, VKS không kháng nghị thi ban
án, quyết định sơ thẩm được coi la không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệulực pháp luật kể từ ngày het thời han kháng cáo, kháng nghị Neu bị don đồng ythi chap nhân việc rút đơn khởi kiện của nguyên don, HĐXXX phúc thẩm ra quyết
định hủy bản án, quyết định sơ thẩm và định chỉ giải quyết vụ an
14 DIEU KIỆN DAM BẢO NÂNG CAO HIỆU QUA CHUAN BỊ XÉT XỬ PHÚC THẢM VỤ ÁN DÂN SỰ
1.4.1 Đảm bảo tr pháp độc lập
Tư pháp độc lập tạo ra môi trường công bằng và không bị can thiệp tử các
bên liên quan đến vu án hay lực lượng chính trị Khi các quyết đính tư pháp
không bị tác đông, các Thẩm phán có thể tập trung vào công việc của mình mả
không lo ngại áp lực từ cả nhân có quyền lực Điều nay dam bảo rằng quyết địnhcuôi củng sẽ dựa trên pháp luật và bằng chứng, thông qua quả trình xét xử côngbằng và minh bạch Đông thời, tư pháp độc lập cũng yêu câu các Tham phán vacác nhân viên liên quan được đảm bảo sự độc lập va không phụ thuộc vào bat kyloi ích nào Điều nay đảm bảo rằng các công tác CBXXPT được tiến hành mộtcách can thận, công minh và chính xác Các Tham phán vả nhân viên tư phápkhông bi áp lực từ bên ngoai can thiệp vào quy trình CBXXPT, diéu nay dam
bảo rằng các biên pháp pháp lý và tình hình thực tế được xem xét một cách khách quan, các quy trinh và quy định pháp luật được áp dụng một cách công
bằng đôi với tat cả các bên liên quan, từ đó nâng cao sư công tâm và hiệu quả
trong CBXXPT VADS
1.4.2 Đảm bảo nguyên tắc công khai và minh bạch, công bằng
Tat cả các đương sự trong VADS cần được thông bao day đủ vả kip thời về
thời gian và địa điểm diễn ra phiên tòa, cũng như các văn bản, chứng cứ liên
quan dén vụ án Bên cạnh đó, sự công khai và minh bạch tạo điều kiện thuận lợi
cho việc kiểm soát và giám sát quá trình chuẩn bị xét xử Khi những thông tin
Trang 29liên quan đên vụ án được công khai, các bên liên quan cũng như công chúng có
thể kiểm tra va đảnh giá khách quan sự công bằng và chính xác của qua trìnhCBXXPT Điều này giúp đảm bảo rằng không có sự lạm dụng quyền lực hay saisót nghiêm trong trong xét xử, từ đó tăng cường niêm tin vào hệ thông tu pháp
Nguyên tắc công bằng đảm bảo rằng Tòa án sẽ không có sự thiên vị đôi vớibat ky bên nao trong vu án Mọi quyết định và chứng cứ phải dựa trên sự thu
thập và diéu tra, quy trình vả quy định pháp luật phải được áp đụng một cach
đồng déu, không tao ra sự thiên vị hay bat cong Điều nay dam bảo rang Tòa án
sẽ không được ảnh hưởng bởi áp lực bên ngoài hay các yếu td cá nhân, đảm bảo
tính công bằng vả độc lập của quyết định
1.4.3 Năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của Tham phán
Hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật của Toa án phu thuôc vào nhiềuđiều kiên, yêu tô, những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, có thểtrực tiếp hoặc gián tiếp
Một trong những yếu tô vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp dén chatlượng hoạt đông CBXXPT VADS do là chất lương đội ngũ can bộ, công
chức ngành Toa án mà trước hết la trình đô chuyên môn, phẩm chat đạo đức,năng lực, tinh thân trách nhiệm của đôi ngũ Tham phán Thẩm phan là nhữngngười trực tiếp được giao nhiệm vụ xét xử, nhân danh Nha nước dé bảo vệ phápluật nên can phải có những tó chất nghề nghiệp nhật định, họ vừa la người thay
mất cho quyền lực nhà nước thông qua hoạt động xét xử, vừa phải là công dângương xấu trong cuộc sông hằng ngày Với vị trí và trách nhiệm xã hội đặc biệtcủa mình, đòi hỏi các Tham phán phải có những tiêu chuẩn nhật định về trình đôchuyên môn, trinh đô lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp La người giữ vịtri quan trong trong hoạt động xét xử tại Toa an, Thẩm phán phải là những người
am hiểu pháp luật, có trình độ chuyên môn và kỹ năng xét xử
Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để lam
nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền
của Toa an Xét xử là một công việc phức tạp, nó đòi hỏi người tiền hành xét xử
phải có trình độ am hiểu về pháp luật, có tinh thân trách nhiệm, có kỹ năng sông,
có khã năng nắm bắt được diễn biến phức tạp của van dé Chính vì vậy, ngoàinhững tiêu chuẩn “cứng” về điều kiện trở thành Thâm phán, đã được pháp luật
20
Trang 30quy định thi họ còn phải có những năng lực "đặc biệt” được hình thành thông
qua qua trinh giao tiếp xã hội, qua quả trinh hoc tập vả công tác
1.4.4 Đảm bảo yếu tổ thời gian
Quá trình chuẩn bị xét xử phải diễn ra đúng thời hạn quy định, tránh trườnghợp kéo dài gây ảnh hưởng đến quyên lợi của các bên liên quan
Thứ nat, việc tiên hành thu thập chứng cứ và thông tin cân được thực hiệnmột cach nhanh chong vả chặt chế, giúp cung cấp đủ thông tin cho các bên đượctham gia vào qua trình xét xử phúc thẩm
Thử hat, việc lập kê hoạch và tô chức qua trình chuẩn bị xét xử cân đảmbao sự nhất quán vả linh hoạt Các bên liên quan cân phổi hợp để thiết lập mộtlịch trình hợp lý và dam bảo thời gian lam việc hiệu quả Dong thời, các bêncũng cân thực hiên công việc chuẩn bi một cách kỹ lưỡng và đúng thời hạn nhằm
tránh việc kéo dài qua trình xét xử
Thứ ba, việc ding công cu và công nghệ hiện đại trong quả trình chuẩn bi
xét xử cũng đóng vai trò quan trong trong dam bảo yéu tô thời gian Công nghệ
thông tin và các ứng dụng phân mềm bổ trợ cho quy trình lam việc giúp tăng tóc
độ xử lý tai liêu và thông tin, từ đó rút ngắn thời gian chuẩn bị xét xử, nâng cao
su hiệu quả va tiết kiệm thời gian cũng dẫn đến tăng cường chất lượng và độ tincây của quyết đình phúc thâm
1.4.5 Trình độ hiểu biết pháp luật của người tham gia tố tụng trong
hoạt động chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án dân sự
Khác với vụ án hình sự, trong giải quyết VADS có vai trò tích cực của
người tham gia to tung trong viéc lam sáng tỏ các tình tiết của vu án ở giai đoạn
phúc thẩm Theo quy định của pháp luật TTDS có nhiều thành phan người tham
gia tô tụng khác nhau, luật đã quy định cho mỗi người tham gia tô tụng một địa
vị pháp lý và vai tro nhat định trong việc chứng minh cho khang cáo của minh
đồng thời làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án Với vai trò quan trọng như vay,trình độ hiểu biết pháp luật của người tham gia tô tung có ảnh hưởng rat lớn đếnchất lương va thời han thực hiện các hoạt đông CBXXPT VADS của Thamphán Bởi lẽ, đối với người tham gia td tụng có hiểu biết pháp luật sẽ đưa ra cáckháng cáo một cách chính xác, đưa ra được các chứng cứ then chót dé chứng
Trang 31Tham phán giải thích các quyền va nghĩa vụ tô tung, họ sẽ đễ dàng thực hiệnhơn Còn đối với người tham gia tó tung có trình độ hiểu biết pháp luật thap đặc
biệt là các dân tộc it người thi việc thực hiện các hoạt đông CBXXPT VADS
không phải là đơn giản Ho sé bị ảnh hưởng bởi nếp sông tại địa phương, cô
chap, không tuân thủ các quy định của pháp luật Có trường hợp họ còn có hành
vi ngăn can việc tiên hành hoạt động tô tung của Tòa án
Kết luận chương 1Qua nghiên cứu về những van dé lý luận về CBXXPT VADS được nhìn
nhân dưới nhiều góc độ khác nhau, chương 1 đã luận giải CBXXPT VADS dưới
góc độ la một hoạt đông tô tung Từ việc đưa ra khái niệm, khoá luận đưa ra các
đặc điểm cơ bản va ý nghĩa của giai đoạn CBXXPT VADS CBXXPT VADSđược quy định xuất phát từ việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân ma cuthể là bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự Xuất phát từ yêu cầu củathực tiễn hoạt đông TTDS, dam bao cho hoạt động xét xử của Toa án được chính
xác, khách quan và dung pháp luật thì việc pháp luật TTDS Việt Nam ghi nhân
vệ CBXXPT VADS là hét sức cân thiết
Về nội dung của hoạt ding CBXXPT VADS bao gồm nhiều hoạt động
khác nhau như Thanh lập HĐXX phúc thẩm, thực hiên một số hoạt đông tronggiai đoan CBXXPT, Toa án cấp phúc thẩm thu thap thêm chứng cứ, ra các quyếtđịnh trong thời han CBXXPT, giải quyết các tinh huéng phát sinh trong giai
đoạn CBXXPT.
Trong chương 1 của bài khóa luận, em cũng đã phân tích các cơ sở của việc
quy định vé CBXXPT VADS, nội dung của CBXXPT VADS vả các điểu kiệnbảo đảm nâng cao hiệu quả CBXXPT VADS Những van đề lý luận này là cơ sở
để bình luận, danh giả các quy định của pháp luật TTDS về CBXXPT VADS ởchương 2 và 1a căn cứ để kiến nghị, hoàn thiện pháp luật TTDS Việt Nam hiện
hành về CBXXPT VADS ở chương 3
Trang 32Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TÓ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
HIEN HANH VE CHUAN BỊ XÉT XỬ PHÚC THAM VỤ ÁN DAN SỰ
2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUAT TO TUNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HANH VE THỜI HAN CHUAN BỊ XÉT XỬ PHÚC THAM VỤ ÁN
DÂN SỰ
Thời hạn CBXXPT VADS lả một loại thời han tô tung, “ia một khoảng thờigian vác định tinh từ thời diém Tòa dn cấp phúc thẩm tién hành thụ If vụ án đến
thời điễm Tòa an mad phiên tòa phúc thẩm”
Theo quy đình tại Điều 286 BLTTDS thì thời hạn CBXXPT là hai tháng kể
từ ngày thụ lý vụ an Trong thoi hạn CBXXPT, tùy từng trường hợp, Tòa an cap
phúc thẩm ra môt trong các quyết định sau đây:
~ Tam đính chỉ xét xử phúc thẩm vu án: Đôi với những trường hợp có quyết
định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm thi thời hạn CBXXPT sẽ kết thúc vao ngàyToa án ra quyết định tạm đính chỉ xét xử phúc thâm VADS Thời hạn CBXXPT
được tính lại kể tử ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệulực pháp luật!
- Dinh chỉ xét xử phúc thẩm vụ án: Đối với những trường hợp co quyếtđịnh đình chỉ xét xử phúc thẩm thi thời han CBXXPT sẽ kết thúc vao ngày Tòa
án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm VADS
- Đưa vu án ra xét xử phúc thẩm: Trường hợp vụ án có đủ điều kiên dé đưa
ra xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định đưa vụ án ra xét
xử phúc thẩm trong thời hạn CB XXPT VADS Cu thể Trong thời han 01 tháng,
kể từ ngày có quyết định đưa vu án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc
thẩm, trường hợp có lý do chính dang thì thời hạn nay 1a 02 tháng” Đối với vụ
án có tinh chất phức tạp hoặc do sự kiện bat khả kháng, trở ngại khách quan thiChánh án Tòa án cap phúc thầm có thể quyết định kéo dai thời hạn chuẩn bị xét
© Bài Thị Buyên (Chủ biên) (2016), Binh luận khoa học BLTTDS năm 2015 (Thực hiện từ 01/7/2016), Nxb
Lao động, Hà Nội, tr 372.
Trang 33xử, nhưng không được quá 01 tháng Như vậy, tôi da, trong thời han 03 thang,
Toa án phải mở phiên toa phúc thẩm
Việc xác định những vụ án có tính chất phức tạp, trở ngai khách quan, lý do
chính đáng, có thể tham khảo theo hướng dẫn tại Điêu 14 Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐTP theo đó:
"Những vụ dn có tính chất phức tạp” là những vụ án có nhiều đương sự,liên quan đến nhiều lĩnh vực, vụ án có nhiều tai liêu, có các chứng cứ mâu thuẫnvới nhau cân có thêm thời gian để nghiên cửu tổng hợp các tài liêu có trong hô
sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cần giám đình
kỹ thuật phức tap; những vụ an ma đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoai hoặc người Việt Nam đang cư trú, hoc tập, lam việc ở nước ngoài, tài san
ở nước ngoài cân phải có thời gian uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự, cơ quan
ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toa án nước ngoài, Tuy nhiên,
đối với trường hợp cân phải chờ ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cần phảichờ kết quả giám định kỹ thuật phức tạp hoặc cân phải chờ kết quả uỷ thác tư
pháp ma đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử (Kế cả théi gian gia han), thì Tham phan
căn cử vào khoản 4 Điều 189 của BLTTDS ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết
VADS.
“Trở ngại khách quan” là những tré ngai do hoàn cảnh khách quan tác
động như: thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đâu, phục vụ chiến dau, lam cho
Toa án không thể giải quyết được vụ án trong thời han quy định
“Ly đo chỉnh đáng” quy định tại khoản 3 Điều 179 của BLTTDS được hiểu
là các su kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được như Cân
phải có sư thay đổi, phân công lại người tiến hanh té tung có tên trong quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử mà người có thâm quyên chưa cử được người khác thay
thê, vụ án có tính chất phức tạp đã được xét xử nhiêu lân ở nhiêu cấp Toa ánkhác nhau nên không con đủ Thẩm phan để tiến hanh xét xử vụ an đó mà phảichuyển vụ án cho Toà án cập trên xét xử hoặc phải chờ biệt phái Thẩm phán từ
Toa an khác đến, nên cản trở Toa án tiến hành phiên toa trong thời hạn quy
Ngoài ra, khoản 4 Điều 286 BLTTDS còn quy đính: “Thời han guy đình tạiDiéu này không áp dung đối với vụ án xét xử phúc thẩm theo tin tuc rit gọn, vụ
24
Trang 34án có yếu lỗ nước ngoài” nhằm bao đàm Toa án cap phúc thẩm không bi coi la
vi phạm thời hạn xét xử vụ án Bởi lẽ, đôi với những vu án được giải quyết theothủ tục nit gon thường là những “vu da có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật
rỡ răng đương su đã thừa nhận nghia vu; tài liêu, chứng cứ day đủ, bảo Adin đủ
căn cứ dé giải quyết vụ đa và Tòa dn không phải thu thập tài liệu, chứng cứ al
niên không áp dung thời han để dam bảo vụ việc được giải quyết một cách nhanhchong Đối với những vụ án có yếu tô nước ngoài thường phải thực hiện ủy thác
tư pháp vẻ dân sự để cap, tông đạt các văn bản té tung cho đương sự ở nướcngoài nên thời gian để thực hiện công việc trên thường mat nhiều thời gian, do
đó, sẽ không áp dụng thoi hạn CBXXPT
Niur vậy, có thé thay, quy định của BLTTDS về thời han CBXXPT có ýngiữa rất lớn cho Tòa án cáp phúc thẩm trong việc CBXXPT, tránh được nhữngtrường hợp vi phạm pháp luật về thời han CBXXPT, nhất là trong tinh hình hiệnnay, khi ma các VADS ngày cảng nhiều, tinh chất ngày cảng phức tạp, đòi hỏi
nhiều thời gian để nghiên cứu ho sơ, phối hợp với các cơ quan, tổ chức để có thể
tránh được những sai sót không đáng có xảy ra
22 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VẺ CÔNG VIỆC TIEN HANH TRONG CHUAN BỊ XÉT XỬ PHÚC THAM
VỤ ÁN DÂN SỰ
2.2.1 Vào số thụ lý phúc thâm vụ án dân sự và thông báo thụ lý phúc
thâm
Điều 1 BLTTDS quy định các vụ án về tranh chap dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh thương mại, lao động gọi chung là VADS nên Toa an sẽ xác
định tính chất của từng loại tranh châp để chia ra các loại số riêng cho tửng loạitranh chấp Việc lam này có ý nghĩa cho công tác phân công HĐXX, dia bản xét
xử, thông kê sô liệu, theo đối hoạt động xét xử VADS, của Tòa an cap phúc
thẩm
Thông báo về việc thụ lý phúc thẩm VADS có ý nghĩa quan trong giúp cácđương su biết được thời điểm vu an đã được Tòa an cap phúc thẩm chap nhậngiải quyết để chuẩn bị tham gia tổ tụng, giúp VKS nam bắt được những vụ án
ma Tòa an cấp phúc thẩm đã thu lý để tiện theo dõi, kiểm sát các hoạt đông tô
Trang 35tụng Theo quy định tại khoản 1 Điều 285 BLTTDS: “Zrong thời han 03 ngaylàm việc, ké từ ngài thụ i} vụ án, Tòa aa phải thông bảo bằng văn bản cho cácđương sự cơ quan, tô chức, cá nhân khởi kiện và VES cing cấp về việc Tòa đa
đã tìm I) vụ án và thông bdo trên Công thông tin điên tử của Tòa án (nêu có)"
2.2.2 Thành lập Hội đồng xét xử phúc thâm, phân công Thư ký Tòa
án, thay đổi người tiến hành tố tụng
Sau khi thu lý vụ án, theo quy đính tại khoản 2 Điêu 285 BLTTDS, Chánh
án Tòa an cấp phúc thẩm phải thành lập HDXX phúc thẩm va phân công mộtThâm phan lam chủ tọa phiên tòa Theo quy định tại Điêu 64 và Điều 65
BLTTDS, HĐXX phúc thâm VADS gồm ba Tham phan, trừ trường hợp việc xét
xử phúc thầm VADS theo thủ tục nit gon sẽ do một Tham phán tiền hảnh Điềunày khác với thanh phân HDXX sơ thẩm VADS theo quy định tại Diéu 63BLTTDS gồm môt Thâm phán va hai Hội thẩm nhân dân, trong trường hợp đặcbiệt thì HDXX sơ thẩm có thé gồm hai Tham phán va ba Héi thẩm nhân dân
Mặc dù khoản 2 Điều 285 BLTTDS không quy định về việc phân công Thư
ký Tòa án tiền hành tô tụng, tuy nhiên việc cân thiết phải phân công Thư ký Tòa
án tiền hành tô tung đối với VADS là điều cần thiết bởi công việc của Thư kýToa án là người hỗ tro Tham phán được phân công làm chủ tọa phiến tòa vaHĐXX phúc thẩm Trong công việc chuẩn bị các công tác nghiệp vu can thiếttrước khi mở phiên tòa, Thư kỷ Tòa án cân phải: Triệu tap những người tham giaphiên tỏa, tong đạt giây triệu tập; soạn thảo tom tat nôi dung vu an, bản an sơ
thẩm vả nội dung kháng cáo theo trình tự phúc thẩm, giúp việc cho HDXX trong
việc lây lời khai của đương su Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 BLTTDS,
Thư ký Tòa án tham gia tiến hành tô tung theo sự phân công của Chánh án Tòa
án, tuy nhiên, trên thực tế tim hiểu công tác phúc thẩm của TANDCC tai Ha Ndi,
việc phân công Thư ký Tòa án do Trưởng phòng nghiệp vụ đảm trách trên cơ sở
lịch phiên tòa do Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm ky và đóng dâu
Để giải quyết vu án được tiến hành một cách khách quan, pháp luật TTDScòn quy định những trường hợp phải thay đổi người tiên hành tô tụng, vì vậytrong quá trình CBXXPT, Tòa an cấp phúc thẩm cũng cần xem xét giải quyếtcác trường hợp cân phải thay đổi người tiền hành tô tung Theo quy định tại Điều
Trang 3652 BLTTDS, người tiên hành tổ tụng phải từ chối tiền hành tô tụng hoặc bị thayđổi trong những trường hợp sau đây:
*1 Họ đồng thời là đương sự người dai điên, người thân thích của đương
Su;
2 Họ đã tham gia tô tung với te cách là người bdo vệ quyền và lợi ich hop
pháp của đương suc người làm chứng người giám Ainh, người phiên dich trong cùng vị việc đề.
3 Có căn cứ rỡ ràng cho rằng họ có thé không vô tư trong khủ làm nhiệm
Theo quy định tại khoản 2 Điêu 46 BLTTDS, những người tham gia tô tung
tại cấp phúc thẩm bao gém Chánh án Tòa án, Tham phan, Thẩm tra viên, Thư
ký Tòa án, Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Những người nàycần phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuôc mét trong cáctrường hợp quy định tại Điều 53, 54, 60 BLTTDS Việc thay đổi Tham phán va
Thư ký Tòa án trong giai đoạn này do Chánh án Tòa án quyết định, nêu Thâm.phan la Chánh an Tòa án thì sẽ do Chánh án Tòa án cap trên trực tiếp quyết định.Việc thay đổi Kiểm sát viên trong giai đoạn này do Viện trưởng VKS củng cấpquyết đình, néu Kiểm sát viên là Viên trường VKS thì sẽ do Viện trường VKScấp trên trực tiếp quyết định
2.2.3 Xem xét việc thay đồi, bê sung, rút kháng cáo, kháng nghị
Để tôn trong quyên tu định đoạt của đương sự vả quyển kháng nghị củaVKS sau khi kháng cáo, kháng nghị, người khang cáo, kháng nghị có quyên thayđổi, bd sung nôi dung kháng cáo, kháng nghị hoặc rút kháng cáo, kháng nghịtrong quả trình Toa án phúc thẩm giải quyết vụ án Theo quy định tại Điều 284
BLTTDS:
- Trường hợp chưa hết thời han kháng cáo theo quy định tại Điều 273
BLTTDS, người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bồ sung khang cáo ma không
bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban dau Trường hop chưa hết thời hạn khángnghị theo quy định tại Điều 280 BLTTDS, VKS đã kháng nghị có quyên thay
đổi, bổ sung kháng nghị ma không bị giới hạn bởi phạm vì kháng nghị ban đâu
- Trước khi bắt đầu phiên toa hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người khángcáo có quyền thay đổi, bo sung kháng cáo, VKS đã kháng nghị có quyên thay
Trang 37đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi khang cáo, khangnghị ban đâu, nêu thời han kháng cáo, kháng nghị đã hết.
Việc pháp luật quy đính việc thay đổi, bố sung khang cáo, kháng nghị
nhưng không được vượt qua pham vi kháng cao, kháng nghị đã gửi cho Toa an
trong thời han khang cao, kháng nghị la tạo điều kiên để các đương sự chuẩn bị
cơ sở pháp lý, tai liệu, chứng cứ vả các lý 1é dé bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp
của minh sau khi đã biết rõ thực trạng những nội dung kháng cao, kháng nghị
Tuy nhiên, pháp luật lại không quy đính rõ thé nao là “khdng cáo, khdng nghị
ban én” và thé nào “vượt qua phan vi kháng cáo, kháng nghi” dan dén connhiều cách hiểu khác nhau
Cách hiểu thứ nhát, không vượt qua pham vi kháng cáo, kháng nghị ban
dau la không dẫn đến việc thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị, không dựa
vào giới hạn phạm vi các yêu câu kháng cáo, kháng nghị ma dưa trên cơ sở đảm
bao quyên bảo vệ quyền va lợi ich hợp pháp của đương sư vả
Cách hiểu thứ hai, không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghịban dau là không đưa thêm yêu câu đồng thời không lam tăng giá trị yêu cau ®
Cách hiéu tut ba, không được vượt qua phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban
dau khi đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị la việc thay đổi, 6 sung kháng cáo,
kháng nghị không phải triệu tập thêm những người có liên quan đến kháng cáo,
kháng nghị bo sung, không vượt quá phạm vi các quan hé pháp luật đã giải quyết ởToa án cap sơ thẩm ma người kháng cáo đã kháng cáo, VKS đã kháng nghị trong
thời hạn kháng cáo, kháng nghi?,
Cách hiểu thứ nhật chỉ áp dung đối với trường hợp thay đổi, bổ sung khángcáo, kháng nghị ở tại phiên toà phúc thẩm mà không dé cập đến việc thay đổi, bồsung khang cáo, kháng nghị ở giai đoạn CBXXPT VADS Cách hiểu thứ haimâu thuẫn với quy định tại khoản 3 Điều 302 BLTTDS đó là tại phiên toa phúc
thẩm, đương sự, kiểm sát viên có quyên xuất trình bồ sung chứng cứ Việc xuấttrình bổ sung chứng cứ nảy của các đương sự, kiểm sát viên có thể lam tăng giátri yêu cầu hoặc giảm nghĩa vu phải thực hiện của các đương su Cách hiểu thứ
'! Nguyễn Thi Tha Hi (2011), Pluie Điển trong tổ nog đâm sự Việt Neon, Luận an tiễn sĩ Luật học , trường
Daihoc Luật Hà Nội, tr.103
'* Nguyễn Thị Thu Ha, tidd 17,tr.103
-` Nguyễn Thi Thu Ha (2011), Việc thay đổi, bd sing Wang cáo, Hhing ngÌg theo tui tục phuic thẩm VADS,
Tap chi Toa annhin din,tr.14
28
Trang 38ba hoan toàn hợp lý bởi lễ “nén cho phép người kháng cáo, VKS thay đổi, bỗsung cả những vấn đè chua duoc giải quyết ở Toà án cắp sơ thẩm cỏ nghia là đã
vi phạm đến nguyên tắc hat cấp vét xứ không tôn trong quyền được kháng cáo,
kháng nghi phúc thẩm ?” Hơn nữa khi thay đôi kháng cáo, kháng nghị có thé dan
đến việc mở rộng phạm vi những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị
bổ sung ma những người phat sinh từ việc thay đổi, bỏ sung khang cao, khangnghị nảy trước đó không được triệu tập vả không liên quan đến kháng cáo, khángnghị nên họ không thể có mặt để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đếnphân kháng cáo, kháng nghị trong những trường hợp này cũng không được châp
nhận.
Bên cạnh quyên thay đổi, bồ sung kháng cáo, kháng nghị, người khángcáo có quyển rút kháng cáo, VKS có quyền nit kháng nghị Theo quy định tại
khoản 3 Điều 284 BLTTDS: “7rước kit bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toa
phúc thâm, người kháng cáo có quyển rút kháng cáo, VKS đã kháng nghi hoặc
VES cấp trên trực tiếp có quyền rút khang nghị"
Phan bản án, quyết định sơ tham bi kháng cáo hoặc kháng nghị mà khangcáo hoặc kháng nghị đó đã được rút độc lập với những phan kháng của bản án,quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị vả việc xét kháng cáo, kháng nghị
này không liên quan đến phan ban án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, hoặc
kháng nghị đã được rút
2.2.4 Nghiên cứu hô sơ vụ án có khang cáo, kháng nghị
Trước khi đưa vu án ra xét xử phúc thẩm, HDXX phúc thẩm phải nghiên
cứu hồ sơ một cách kỹ lưỡng vả toàn diện nhằm giúp năm vững nội dung vụ an,
nội dung khang cao, khang nghị và các tai liệu, chứng cứ liên quan, từ do dua ra
hướng giải quyết vụ án Pháp luật TTDS hiện nay không đưa ra quy định vẻ cáchthức nghiên cứu hô sơ, tuy nhiên qua thực tiễn giải quyết các VADS, Tòa an capphúc thẩm phải nghiên cứu các nội dung sau:
2.2.4.1 Kiém tra lại việc kháng cáo, kháng nghị có hop pháp hay không?
- Kiém tra lại việc kháng cáo, kháng nghị có hợp pháp và có căn cứ hay
không?
* Kiểm tra đôi tương kháng cáo, kháng nghi
Trang 39Theo quy định tại Điều 270 BLTTDS, đôi tương được xem xét theo thủ tục
phúc thẩm là các bản án, quyết định của Tòa án cap sơ thẩm chưa có hiệu lựcpháp luật mà có khang cáo, kháng nghị Theo đó, bản an sơ thẩm, quyết địnhđình chỉ, tạm đình chỉ chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án câp sơ thấm đượccoi là đôi tương để các đương sự kháng cáo, VKS khang nghị yêu câu Toa áncấp phúc thẩm xem xét, giải quyết theo thủ tục phúc thẩm
Như vậy, có thể thây, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
không phải la đối tượng của quyền kháng cáo, kháng nghị bởi: Quyết định apdụng biện pháp khẩn cập tam thời la quyết định cấp thiết và có tinh tạm thời, “nd
không phải ia quyết định cudi cùng về giải quyết vu việc dan sự"?! Các quyết
định áp dụng biên pháp khẩn cap tạm thời chỉ tôn tại trong một khoảng thời giannhất định Sau khi ra quyết định, nêu lý do của việc ap dụng không con thi Tòa
án có thể hủy bỏ quyết định nảy ngay trong quá trình chuẩn bị xét xử hoặc khiToa án ra quyết định cuối cùng sẽ phải có phán quyết về biện pháp khẩn cấp tam
các bản an, quyết định đó nên pháp luật cho phép thi hành ngay nhưng đương su,
người dai diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiên van có quyền khángcáo, VKS vẫn có quyên kháng nghị Nhu vay, những bản án, quyết định được thi
hành ngay sau khí tuyên van la đôi tượng của kháng cao, kháng nghị néu chủ thể
có quyển khang cáo, kháng nghị cho rang bản án, quyết định sơ thẩm đã không
bảo vệ được quyên và lợi ich của đương sự và họ không đông ý với bản án,
quyết định sơ thâm đó
* Kiểm tra người có quyên kháng cáo, kháng nghị theo thi tục phúc thẩm
dân sự
Điều 271 BLTTDS quy định đương sự, người dai diện hợp pháp của đương sự,
cơ quan, tô chức, cả nhân khởi kiên có quyên kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm đôi
với bản án, quyết định sơ thẩm chưa cỏ HLPL Theo quy định tại Điều 278
BLTTDS, người có quyên kháng nghị theo thủ tục phúc tham là Viện trưởng VKS
*! Nguyễn Thủ Thúy Hoa (2010), Chron di xét xứ phưúc thẩm vụ án đấm sic, Luận vin Thạc sĩ Luật học ,tr 26.
30
Trang 40cùng cập va cập trên trực tiếp.
+ Đôi với chủ thể có quyên kháng cao là đương sự, Toa an cap phúc thẩm.
cần kiểm tra xem người kháng cáo có phat là nguyên don, bi đơn, người co
quyền va lợi ích liên quan đã được Toa án cấp sơ thẩm triệu tập tham gia to tung
không? Bởi các chủ thể nay CÓ quyền va lợi ích liên quan đến vụ án va cho rằng
ban án, quyết định sơ thẩm đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ho
nhưng ho phải là đương sự ở sơ thẩm Hay nói cách khác, nêu những người cóquyền vả lợi ích liên quan đến VADS nhưng không được Tòa án sơ thấm triệu
tập tham gia tô tung với tư cách là các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp
của đương sư, theo quy định của pháp luật TTDS hiện hành không có quyềnkháng cáo theo thủ tục phúc thẩm Ho có quyền khiếu nại, kiến nghị đến nhữngngười có thâm quyên để yêu câu những người nảy kháng nghị bản án, quyết đính
sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm nếu bản an, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực
pháp luật hoặc kháng nghị theo thủ tục giám độc thẩm, kháng nghi theo thủ tục
tái thẩm nếu bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật
Để thực hiện quyên kháng cao, đương su là cá nhân có day đủ năng lựchành vi TTDS Theo đó, đương sự có thé tw mình làm đơn khang cao hoặc ủyquyền cho người khác đại điện cho mình kháng cao Đôi với vụ án ly hôn, đương
sư có năng lực hành vi TTDS phải tu minh khang cao ma không được ủy quyền
kháng cáo bởi ly hôn là van dé nhân thân gắn liên với mỗi chủ thể nên vơ hoặcchồng có năng lực hành vi TTDS phải tự quyết định có kháng cáo vẻ van đề lyhôn hay không Tuy nhiên, nếu đương sự là cá nhân dưới 18 tuổi, bi hạn chế
nang lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức va làm chủ hành vi co
thể tu minh thực hiện việc kháng cao hoặc ủy quyền kháng cáo không?
Đối với đương sư là ca nhân dưới 18 tuổi, hiện nay có ý kiến cho rằng, theo
khoản 2, khoản 5 Điều 272 BLTTDS, chỉ có đương sư là cá nhân từ đủ 18 tuổi trolên và có khả năng nhận thức va điều khiển được hành vi của mình mới tự minhkháng cao hoặc ủy quyền khang cáo Còn đương sư là cá nhân đưới 18 tuổi (người
chưa thảnh niên) không được tự mình kháng cáo hoặc ủy quyền kháng cáo
Theo quan điểm của em, theo khoản 6 Điều 69 BLTTDS, đương sự lá người
từ đủ mười lam tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp
đông lao đông hoặc giao dịch dân sự bang tài sản riêng của mình được ty mìnhtham gia tô tung về những việc có liên quan đến quan hệ lao đông hoặc quan hệ