1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuẩn Bị Xét Xử Phúc Thẩm Vụ Án Dân Sự
Tác giả Nguyễn Ngọc Nam
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Triều Dương
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tổ tụng dân sự
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 45,31 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chuẩn bị xét xử phúc thẩm vu án dân (11)
    • 1.1.1 Khái niệm chuẩn bi xét xử phúc thấm vụ án dân sự ......................-------:s¿ 5 1.1.2. Đặc điểm của chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án dân sự (0)
    • 1.1.3. Y nghia cua chuẩn bi xét xử phúc thấm vu án dân sự (0)
  • 1.2. Yêu cầu của chuẩn bị xét xử phúc tham vụ án dân sự (19)
  • 1.3. Lược sử các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chuẩn bị xét xử phúc thâm vu án dân sự từ năm 1945 đến nay (22)
    • 1.3.1. Từ năm 1945 đến năm 196(......................--- 2 2 £+E+SE£EE£EEEEE2EE2E22E22E 2E crxe 16 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989... cccccsssesecscsssssesesesseveveeseeeeees 18 1.3.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004................... 2-6 + £+t+EeEeEerresesed 19 1.3.4. Giai đoạn từ 2004 đến nay.....................--- ¿5c St St E1 12212112121121111 111 11t. 20 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT TO TUNG DAN SỰ VIỆT NAM HIEN HANH VE CHUAN BỊ XÉT XU PHÚC THÂM VỤ ÁN DAN (22)
    • 2.3.1. Phân công những người có thâm quyền tiễn hành xét xử phúc thâm (0)
    • 2.3.2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị......................-.--5- 5-52 38 2.3.3. Chuyên hồ sơ cho Viện kiểm sát nhiên cứu......................--- 2-2 s+secszss+s2 44 2.3.4. Các quyết định trong thời han chuẩn bị xét xử phúc thẩm (44)
  • 2.4. Những công việc tiến hành sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử (55)
    • 2.4.1. Triệu tập những người tham gia phiên tòa phúc tham (55)
    • 2.4.2. Thực hiện các công việc khác ........................ ----- - + * + skrsreererrrrererre 50 CHƯƠNG 3. THỰC TIỀN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT (56)

Nội dung

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chuẩn bị xét xử phúc thẩm vu án dân

Y nghia cua chuẩn bi xét xử phúc thấm vu án dân sự

- Tạo điều kiện cho đương sự thực hiện bồ sung tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho kháng cáo cua mình là có căn cứ và hợp pháp Khi người kháng cáo thực hiện quyền kháng cáo có thé chưa cung cấp day đủ ngay được chứng cứ dé chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Do vậy, pháp luật tố tụng dân sự quy định cho các đương sự trong khoảng thời gian CBXXPT VADS dé đương sự thu thập chứng cứ, tài liệu b6 sung, chứng minh cho yêu cầu của minh là có căn cứ và hợp pháp.

- Giúp Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành các thủ tục tô tụng can thiết dé mở phiên tòa phúc thẩm Giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thâm đảm bảo cho Tòa án những điều kiện tốt nhất để mở được phiên tòa phúc thâm thông qua các hoạt động tố tụng như phân công Hội đồng xét xử, gửi hồ sơ cho viện kiểm sát nghiên cứu, triệu tập đương sự, gửi giấy báo cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Những người tham gia phiên tòa được Tòa án gửi thông báo lịch xét xử trong thời hạn luật định dé họ có thé bố tri thời gian đến tham gia phiên tòa.

Yêu cầu của chuẩn bị xét xử phúc tham vụ án dân sự

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động xét xử của Tòa án: “Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, đổi mới thủ tục giám đốc thâm dé đảm bảo việc xét xử vừa đúng đắn, vừa nhanh chóng” như vậy mới đảm bảo các cơ quan tư pháp là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa theo tinh thần của Nghị Quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị Ngay từ khi nhà nước ta vừa giành được độc lập, ngày 24/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức Tòa án và các ngạch thâm phán, trong đó đã ghi nhận nguyên tắc “Tòa án thực hiện hai cấp xét xử” Đến nay, nguyên tắc này vẫn còn nguyên giá trỊ.

Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 có nêu: “Trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân, bảo đảm toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân định thâm quyền xét xử của toà án sơ thẩm và toà án phúc thâm phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử”.

Hiến pháp năm 2013 được ban hành tiếp tục khăng định, cụ thể hóa chiến lược của Nghị quyết số 48/NQ-TW tại khoản 6 Điều 103: “Chế độ xét xử sơ thâm, phúc thâm được bảo đảm” Việc Tòa án xét xử theo hai cấp có ý nghĩa quan trọng, vừa bảo đảm cho Tòa án xét xử đúng vụ án dân sự vừa bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án Vì thế, thực hiện chế độ xét xử theo hai cấp được pháp luật quy định là một nguyên tắc của luật TTDS Theo đó, Điều 17 BLTTDS quy định như sau: “1 Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thâm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này Bản án, quyết định sơ thâm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật; đối với bản án, quyết định sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thâm Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật 2 Ban án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thầm hoặc tái thâm theo quy định của Bộ luật này”.

Việc quy định một vụ án dân sự có thể được xét xử ở hai cấp là một đảm bảo pháp lý cần thiết cho việc xét xử của Tòa án được chính xác và đúng đắn Bởi lẽ, qua các cấp xét xử khác nhau như vậy những vấn đề thuộc về nội dung vụ an sẽ một lần nữa được xem xét, phân tích và đánh giá kỹ càng, đầy đủ hơn Trên cơ sở đó, các phán quyết của Tòa án đưa ra sẽ bảo đảm độ chính xác cao hơn Việc quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự tạo cơ sở pháp lý quan trọng dé các chủ thé có quyên và lợi ích pháp lý liên quan thể hiện thái độ không đồng tình với việc xét xử của Tòa án băng việc kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định sơ thâm của Tòa án theo quy định của pháp luật tô tụng dân sự dé vụ án được xét xử lai tại cap phúc thẩm.

Việc quy định một vụ án dân sự có thể được xét xử ở hai cấp xét xử cũng như quy định về việc sơ thâm có thé bị sửa, bị hủy án, quyết định ở cấp phúc thâm sẽ kịp thời sửa chữa những sai lầm hoặc các vi phạm pháp luật mà cấp sơ thâm đã mắc phải, góp phần nâng cao trách nhiệm của Hội đồng xét xử sơ thẩm, giúp họ có thái độ thận trọng và trách nhiệm hơn trước khi đưa ra những phán quyết của mình. Thông qua Hội đồng xét xử phúc thầm, Tòa án phúc thâm kịp thời chỉ ra những sai lầm, thiếu sót mà Tòa án cấp sơ thầm đã mắc phải, tự mình sửa chữa hoặc đề nghị Tòa án sơ thâm sửa chữa sai lầm của mình Thông qua việc xét xử phúc thâm, Tòa án cấp trên có điều kiện dé tông kết, đúc rút kinh nghiệm và hướng dẫn kịp thời Tòa án cấp dưới thực hiện thống nhất pháp luật nhằm nâng cao chất lượng xét xử.

Ngoài ra, việc quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự góp phan rất nhiều vào việc bảo đảm công bang xã hội, góp phan củng cố lòng tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án, nâng cao uy tín của các cơ quan tiến hành t6 tụng nói chung và Tòa án nói riêng.

Thực tiễn cho thấy, dé ý nghĩa của nguyên tắc Thực hiện chế độ hai cap xét xử được đảm bảo thì giai đoạn từ thụ lý đến khi chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án dân sự là cực kỳ quan trọng Bởi vì, thông qua hoạt động chuẩn bị xét xử phúc thấm vu án dân sự, Tòa án mới có thời gian cũng như những điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho việc xét xử phúc thâm được tốt nhất Chỉ khi các công việc được tiến hành kỹ lưỡng thì các quyết định gồm: Tạm đình chỉ xét xử phúc thâm vụ án; Đình chỉ xét xử phúc thấm vụ án; Dua vụ án ra xét xử phúc thấm, mới thật sư chính xác, hoạt động xét xử phúc thẩm mới được tiễn hành thuận lợi, các phán quyết của Tòa án mới dễ dàng thi hành trên thực tiễn, tránh trường hợp bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thâm.

Xây dựng các quy định về chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án dân sự còn đảm bảo nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự Theo đó, chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án dân sự tạo điều kiện về thời gian dé các đương sự có thể bổ sung những chứng cứ cần thiết dé chứng minh cho yêu cầu, phản đối yêu cầu của minh là có căn cứ và hợp pháp Bên cạnh đó, các quy định về chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án dân sự sẽ góp phần đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự vì chuẩn bị xét xử phúc tham vụ án dân sự tạo điều kiện về mặt pháp lý để các đương sự đưa ra các yêu cầu, phản đối yêu cầu, thay đổi, bổ sung yêu cầu, rút yêu cầu và thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề của vụ án.

Khoảng thời gian của giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án dân sự được quy định tại Điều 258 Bộ luật Tố tụng dân sự và được hướng dẫn tại Điều 13 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần II Bộ luật Tố tụng dân sự Đây là khoảng thời gian đủ để cho Tòa án tiếp tục thu thập chứng cứ phục vụ cho hoạt động xét xử cũng như các đương sự cung cấp thêm chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình Điều này càng khẳng định đây là giai đoạn quan trọng có tính chất quyết định, bởi chỉ cần xuất hiện một chứng cứ có lợi, hay bất lợi thì cục diện vụ án sẽ thay đôi, có thé đảo ngược hoàn toàn so với bản án sơ thâm Cũng trong khoảng thời gian này, các đương sự, có thể có sự hỗ trợ của các luật sư, sự phối hợp đối với Tòa án, hoàn toàn có khả năng phân tích thiệt hơn dé tiến hành hòa giải, tránh các mâu thuẫn không đáng có, đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận và nguyên tắc hòa giải trong hoạt động dân sự.

Lược sử các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chuẩn bị xét xử phúc thâm vu án dân sự từ năm 1945 đến nay

Từ năm 1945 đến năm 196( - 2 2 £+E+SE£EE£EEEEE2EE2E22E22E 2E crxe 16 1.3.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989 cccccsssesecscsssssesesesseveveeseeeeees 18 1.3.3 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 2-6 + £+t+EeEeEerresesed 19 1.3.4 Giai đoạn từ 2004 đến nay - ¿5c St St E1 12212112121121111 111 11t 20 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT TO TUNG DAN SỰ VIỆT NAM HIEN HANH VE CHUAN BỊ XÉT XU PHÚC THÂM VỤ ÁN DAN

Ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập các TA quân sự - cơ quan xét xử của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đề kịp thời điều chỉnh các quan hệ pháp luật nảy sinh trong xã hội, đồng thời do hoàn cảnh lịch sử lúc đó chưa có điều kiện để soạn thảo văn bản pháp luật nói chung và văn bản pháp luậtTTDS nói riêng Ngày 10/10/1945, Chủ tịch chính phủ lâm thời đã tiếp tục ban hành Sắc lệnh số 47/SL theo đó, tại Điều 11 quy định cho phép tạm giữ các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam Bộ nếu những luật lệ này không trái với những thay đối ấn định trong Sắc lệnh.

Ngày 24/01/1946 Sắc lệnh số 13/SL về tô chức cán bộ và các ngạch Thâm phán do Chính phủ lâm thời ban hành đã có các quy định về người tiến hành tố tụng, nghị án, tuyên án và cách thức tô chức một phiên tòa được ban hành Đây là một trong những văn bản pháp luật đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về tô chức, thủ tục giải quyết vụ án của TA.

Ngày 09/11/1946, Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội thông qua đã định ra những nguyên tắc cơ bản nhất của việc xét xử và tiễn hành phiên tòa Từ năm 1946 đến năm 1960, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản mới trong đó có rất nhiều văn bản liên quan đến hoạt động tố tụng CBXXPT VADS Về người có quyền kháng cáo được quy định tại Điều 24 Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946, Mục D Thông tư số 52/P4 ngày 18/6/1950 của Bộ Tư pháp và Thông tư số 22/HCTP ngày 18/2/1957 của Bộ Tư pháp Về việc thực hiện quyền khiếu nại được quy định tại Sắc lệnh số 112/SL ngày 28/6/1946, được bổ sung tại Điều | Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 và Thông tư số 03 của TANDTC quy định về việc chống án sơ thâm vắng mặt về ly hôn Tại Điều 13 Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 quy định về phạm vi xét xử phúc thâm Ngoài ra, pháp luật thời kỳ này còn có nhiều văn bản quy định việc kháng cáo quá hạn, nội dung don kháng cáo, bé sung thay đôi và rút kháng cáo, thâm quyền kháng nghị, nội dung quyết định kháng nghị, những hậu quả của việc rút kháng cáo, kháng nghị, thủ tục nộp đơn kháng cáo Theo quy định tại Thông tư số 1828/VHC ngày 18/10/1955 của Bộ Tư pháp về quyên chống án và thời hạn chống án thì “đối với án khuyết tịch (xử vắng mặt), thì bị can (về hình), bị cáo (về hộ) déu có quyên kháng án khuyết tịch trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tong dat an khuyết tịch dé Tòa án đã xét xử sơ thẩm xét xử lại cho ”.

Nhìn chung, trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1960 các chế định về thủ tục CBXXPT VADS bước đầu đã được ghi nhận tuy nhiên trong giai đoạn này do cả nước đang khẩn trương thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp nên các Tòa án chỉ tập trung xét xử các vụ án hình sự Theo quy định tại Thông tư số 12- NV-CT ngày 19/12/1946 của Bộ Tư pháp về tổ chức tư pháp trong tình hình đặc biệt thì “các việc hộ hoặc thương mại sẽ bị đình chỉ, trừ những việc câp tôc sẽ do hội thâm chuyên môn của Tòa án quân sự xét xử bằng mệnh lệnh” nên pháp luật tố tụng dân sự nói chung, pháp luật về CBXXPT VADS nói riêng còn sơ sài.

1.3.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989

Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959 Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 thì hai văn bản pháp luật t6 tụng quan trọng được ban hành là Luật tô chức Tòa án nhân dân (LTCTAND) năm 1960 và Luật tô chức Viện Kiểm sát nhân dân (LTCVKSND) năm 1960 đánh dấu bước biến chuyên to lớn trong nền tư pháp nước ta Trên cơ sở những văn bản pháp luật này, TANDTC, VKSNDTC đã ban hành các văn bản hướng dẫn về thủ tục giải quyết các tranh chấp về dân sự và hôn nhân - gia đình nói chung cũng như các công việc trong giai đoạn CBXXPT nói riêng, cụ thé:

Công văn số 507/TC ngày 02/4/1963 của TANDTC quy định về loại việc dân sự mà Tòa án cần phải thông báo cho VKS biết khi có sự chống án.

Công văn số 905/NCLP ngày 22/7/1965 của TANDTC quy định trong trường hợp cần thiết Tòa án cấp phúc thâm có thê tiến hành điều tra b6 sung trước khi xét xử phúc thâm.

Công văn số 03/NCLP ngày 03/3/1966 của TANDTC về trình tự giải quyết việc ly hôn có hướng dẫn: nếu qua thâm tra hồ sơ, xét có điểm chưa sáng tỏ về một van dé nào đó thì Tòa án cấp phúc thâm phải dé ra biện pháp bổ sung trước khi xét xử ké cả việc giao Tòa án điều tra bổ sung nếu xét thay cần thiết.

Ngoài ra, trong Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1971 của TANDTC hướng dẫn trước khi xét xử phúc thâm nếu các bên đương sự tỏ ý muốn thỏa thuận với nhau dé chấm dứt tranh chấp bang hòa giải thì Tòa án cấp phúc phúc tham “nếu xét thấy thỏa thuận của đương sự phù hợp với luật pháp, chính sách thì tòa phúc thâm sẽ ra bản án phúc thâm chấp nhận việc thỏa thuận đó và chấm dứt việc kiện tụng chứ không dùng hình thức biên bản hòa giải thành” Tại công văn số

125/NCPL ngày 12/7/1979 của TANDTC quy định: “?rước khi mở phiên toa hoặc tại phiên tòa xét xử phúc thẩm nếu có việc rút kháng cáo hoặc rút kháng nghị thi déu do một hội dong gôm ba thẩm phán xét có thé chấp nhận hoặc không chấp nhận ” và theo Bản hướng dẫn gửi kèm công văn số 442/NCPL ngày 04/6/1979 của

TANDTC thì: “Nếu bản án sơ thẩm có sai lam thì sẽ bác rút kháng cáo của đương sự hoặc rút kháng nghị của viện kiểm sát dé xét xử phúc thẩm ngay với bản án sơ thẩm đó” Có thể thấy rằng quy định tại Bản hướng dẫn kèm theo Công văn số 442/NCPL tiến bộ hon quy định tại Công văn số 125/NCPL bởi vì khi đương sự tự nguyện rút kháng cáo, viện kiểm sát rút kháng nghị thì trong phạm vi quyền hạn của mình, Tòa án cấp phúc thâm chỉ chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị đó chứ không vì xét thấy ban án cấp sơ thâm có sai lầm mà Tòa án cấp phúc thẩm lại bác việc rút kháng cáo, kháng nghị vì như vậy vô hình chung đã vi phạm nguyên tắc tôn trọng quyền tự do định đoạt của đương sự Thay vào đó, nếu xét thấy bản án sơ thâm có sai lầm, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền kháng nghị theo trình tự giám đốc thâm dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đồng thời vẫn bảo đảm được pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, các quy định về CBXXPT VADS trong pháp luật TTDS ở giai đoạn này mặc dù còn sơ sài nhưng cũng đã có những tiến bộ nhất định, tuy nhiên chủ yếu vẫn là các văn bản pháp luật do TANDTC ban hành chứ chưa được quy định trong một văn bản tố tụng dân sự có hiệu lực cao nên hiệu quả thực hiện còn hạn chế [18, tr.16]

1.3.3 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004

Cùng với sự chuyển mình về kinh tế, xã hội của đất nước, trên tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng VI là tăng cường sự quản lý Nhà nước băng pháp luật, bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của công dân Trước yêu cầu của tình hình thực tế, ngày 22/11/1989 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) đã được Hội đồng nhà nước thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1990 Tiếp đó nhà nước ta tiếp tục ban hành các pháp lệnh như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (PLTTGQCVAKT) ngày 16/3/1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (PLTTGQCTCLD) ngày 11/4/1996 Đây là những văn bản pháp luật TTDS có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các VADS trong thời kỳ này, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình phát triển pháp luật TTDS nói chung và pháp luật về CBXXPT VADS nói riêng Theo ba pháp lệnh này,CBXXPT VADS được tập hợp một cách tập trung hơn bao gồm các quy định về điều kiện kháng cáo, kháng nghị; thời hạn xét xử phúc thẩm; quyền han của Tòa án cấp phúc thâm trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, hòa giải

Cả ba pháp lệnh này đều giành riêng một chương để quy định thủ tục phúc thẩm: thủ tục phúc thấm vụ án dân sự được quy định tại Chương XI PLTTGQCVADS; thủ tục phúc thâm vụ án kinh tế được quy định tại Chương X PLTTGQCVAKT; thủ tục phúc thâm các tranh chấp lao động được quy định tai

Ngoài ra, nhà nước ra đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các pháp lệnh trên như: Thông tư liên ngành số 09/TTLN ngày 01/10/1990 của TANDTC, VKSNDTC và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của PLTTGQCVADS; Nghị quyết số 03/HDTP ngày 19/10/1990 của HDTP TANDTC hướng dẫn thi hành PLTTGQCVADS; Công văn số 310/NCPL ngày 24/12/1990 của TANDTC giải thích một số vấn đề về tô tụng dân sự đã đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật t6 tung dân sự Việt Nam Tuy nhiên, các quy định về pháp luật tố tụng dân sự nói chung và CBXXPT VADS nói riêng “vẫn còn tản mạn như các giai đoạn trước Đặc biệt với sự ra đời của PLTTGQCVAKT,

PLTTGQCTCLD đã dẫn đến các quy định về tổ tụng dân sự bị xé lẻ, thiếu tập trung, chồng chéo và mâu thuẫn.” [39, tr.25]

1.3.4 Giai đoạn từ 2004 đến nay

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các yêu cầu, tranh chấp về dân sự trong giai đoạn này ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và mức độ phức tạp, nhiều tranh chấp mới phát sinh mà quy định pháp luật chưa kịp điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế Các Pháp lệnh mới chỉ quy định những nguyên tắc chung, những trình tự, thủ tục cơ bản của TTDS, còn thiếu nhiều quy định về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS cũng như thiếu các quy định cụ thê về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại TAND Mặt khác, nhiều quy định của các Pháp lệnh này không còn phù hợp, thiếu đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác như BLDS năm 1995, BLLĐ năm 1994 Do đó, một yêu cầu tất yếu đặt ra là cần có một văn bản pháp lý cao hơn và thống nhất hơn.

Nghiên cứu hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị -. 5- 5-52 38 2.3.3 Chuyên hồ sơ cho Viện kiểm sát nhiên cứu - 2-2 s+secszss+s2 44 2.3.4 Các quyết định trong thời han chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Trước khi đưa vụ án ra xét xử phúc thâm, Hội đồng xét xử phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ một cách kỹ lưỡng và toàn điện nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, xem xét lại phần bản án, quyết định sơ tham có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị Do mỗi hồ sơ vụ án có những đặc thù riêng nên các bước nghiên cứu hồ sơ vụ án không theo trình tự thống nhất Pháp luật TTDS cũng không quy định về vấn đề này Do vậy, nghiên cứu hồ sơ vụ án phải nghiên cứu dưới nhiều góc độ và thực hiện nhiều hoạt động khác nhau Nhìn chung, Hội đồng xét xử phải thực hiện những hoạt động sau đây: se Xem xét nội dung đơn khang cáo, quyết định kháng nghị

Căn cứ để vụ án dân sự được xem xét theo thủ tục phúc thấm là bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị; do đó, việc đầu tiên trong qua trình xét xử phúc thẩm của Tòa án cấp phúc thâm là phải xem xét nội dung đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị Tòa án cấp phúc thầm một lần nữa kiểm tra lại các điều kiện về mặt hình thức của đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị như: người kháng cáo, kháng nghị có quyền kháng cáo, kháng nghị không; kháng cáo, kháng nghị về van dé gì, về phần nào của bản bán, quyết định sơ thâm

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 256 BLTTDS thì trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thấm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyên thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị; việc thay đổi, b6 sung kháng cáo, kháng nghị không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết. Điều 11 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thé việc thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị như sau:

+ Trường hợp vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị quy định tại Điều 245 và Điều 252 của BLTTDS, thì người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đôi, bổ sung nội dung kháng cáo, kháng nghị đối với phan ban án hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo, kháng nghị; Trường hợp người kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị nhưng sau đó có kháng cáo, kháng nghị lại mà vẫn còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, thì vẫn được chấp nhận đề xét xử phúc thâm theo thủ tục chung Quy định như vậy của pháp luật vừa đảm bảo quyền kháng cáo của đương sự, kháng nghị của viện kiểm sát, đồng thời cũng không ảnh hưởng đến quyền tự bảo vệ của đương sự trước Tòa án, bởi việc thông báo, thay đôi, bố sung kháng cáo, kháng nghị được thực hiện sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị nên đương sự vẫn có điều kiện để chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ, căn cứ pháp lý, lí lẽ và lập luận để phản các lại các nội dung kháng cáo, kháng nghị [20, tr.12].

+ Trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều

245 và Điều 252 của BLTTDS, thì trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyên thay đổi, bổ sung khang cáo, kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, khang nghị đã gửi cho Toà án trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị Việc pháp luật tố tụng dân sự không quy định cụ thé như thé nào là “vượ qua phạm vi khang cáo, kháng nghị” dan đến nhiều quan điểm khác nhau Quan điểm thứ nhất cho rang, không vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu là không dẫn đến việc Tòa án cấp phúc thầm phải hoãn phiên tòa Quan điểm thứ hai lại cho rằng, không vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban dau là việc thay đổi, bố sung kháng cáo, kháng nghị không phải triệu tập thêm những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, bổ sung, không vượt quá phạm vi các quan hệ pháp luật đã giải quyết ở Tòa án cấp sơ thâm [20, tr.14] Có thé thấy răng quan điểm thứ hai là hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ bản chất của phúc thâm là xét xử lại những sự kiện pháp lý của vụ án đã xử ở tòa cấp sơ thâm đã giải quyết Nếu bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị không thuộc nội dung Tòa án cấp sơ thấm giải quyết thì vô hình chung đã vi phạm nguyên tắc hai cap xét xử.

+ Toà án cấp phúc thâm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thấm đối với những phan của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị khi có đủ các điều kiện sau đây:

Người kháng cáo rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút kháng nghị mà trong vụ án không còn có kháng cáo của người khác, không có kháng nghị của Viện kiểm sát đối với phần của bản án, quyết định sơ thâm đó.

Phần bản án, quyết định sơ thâm bị kháng cáo hoặc kháng nghị mà kháng cáo hoặc kháng nghị đó đã được rút độc lập với những phần khác của bản án, quyết định sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị và việc xét kháng cáo, kháng nghị này không liên quan đến phan bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo hoặc kháng nghị đã được rút.

+ Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo và Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà (trong vụ án không còn có kháng cáo, kháng nghị), thì việc xét xử phúc thấm phải được đình chỉ Trước khi mở phiên toà việc ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thâm do Thâm phán được phân công chủ tọa phiên toà thực hiện, còn tại phiên toà do Hội đồng xét xử thực hiện Ban án sơ thâm có hiệu lực pháp luật, ké từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

+ Việc thay đổi, bố sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và gửi cho Toà án cấp phúc thâm.

Toà án cấp phúc thâm phải thông báo bang văn bản về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị đó cho các đương sự biết theo quy định tại khoản 3 Điều 256 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 8 của Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP, đồng thời tiến hành các công việc theo quy định của BLTTDS để mở phiên toà xét xử phúc thâm vụ án đối với kháng cáo, kháng nghị, phần kháng cáo, kháng nghị còn lại theo thủ tục chung.

Theo quy định tại Điều 269 BLTTDS, nguyên đơn có quyền rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thâm Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn còn tùy thuộc vào trường hợp bị đơn có đồng ý hay không Nếu bị đơn không đồng ý thì Tòa án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Nếu bị đơn chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn thì Hội đồng xét xử phúc thâm ra quyết định hủy bản án sơ thâm và đình chỉ giải quyết vụ án Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do BLTTDS quy định nếu thời hạn khởi kiện vẫn còn.

Tuy nhiên, pháp luật TTDS lại không quy định trong trường hợp bị don đồng ý cho nguyên đơn rút đơn khởi kiện nhưng người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì giải quyết như thé nào Về van dé này, theo quan điểm của chúng tôi thì Tòa án cấp phúc thâm chấp nhận việc rút đơn kháng cáo của nguyên đơn và quyết định hủy một phan của bản án sơ thẩm giải quyết mối quan hệ giữa nguyên đơn với bị đơn, những phần bản án giải quyết mối quan hệ giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với nguyên đơn, bị đơn Tòa án vẫn phải giữ nguyên như vậy vừa giải quyết được các tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn đồng thời vẫn đảm bảo được quyền lợi cho người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan. e Nghiên cứu các vấn đề tố tụng và nội dung trên cơ sở hồ sơ vụ án

+ Xem xét thẩm quyên giải quyết vụ án dân sự

Thâm quyền giải quyết VADS là nội dung quan trọng khi nghiên cứu hồ sơ vụ án do vậy Tòa án cấp phúc thâm cần phải xác định tranh chấp có thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm hay không Việc quy định về thâm quyền của TA trong hoạt động giải quyết VADS được quy định cụ thể tại Chương II BLTTDS và hướng dan tại Điều 2 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS được sửa đổi bổ sung Theo đó, khi tiến hành CBXXST VADS TA phải xem xét thâm quyền của mình trên cả ba phương diện: Tham quyên theo loại việc, thâm quyền theo cấp và thâm quyền theo lãnh thổ.

Sau khi xác định được tranh chấp thuộc thâm quyền giải quyết của hệ thống Tòa án thì Tòa án tiếp tục xác định xem tranh chấp đó là tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại hay lao động Từ đó, dựa trên các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về phân định thâm quyền giữa các Tòa án theo cấp xét xử, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn để xác định tranh chấp có thuộc thâm quyền xét xử của Tòa án cấp sơ thâm hay không.

+ Xem xét thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Theo quy định tại Điều 159 BLTTDS “thoi hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyên khởi kiện để yêu câu TA giải quyết VADS bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mat quyên khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ” Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết VADS là hai năm ké từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tô chức, lợi ích công cộng, lợi ich nhà nước bị xâm phạm Theo Điều 160 BLTTDS thì “các guy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong to tụng dân sự `.

Những công việc tiến hành sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Triệu tập những người tham gia phiên tòa phúc tham

Theo quy định tại Điều 264 BLTTDS thì những người tham gia phiên tòa phúc thâm gồm: người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự Tùy từng trường hợp nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị, Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác Đặc biệt theo quy định mới của luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 thì kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp bắt buộc phải tham gia vào phiên tòa phúc thâm.

Tòa án cấp phúc thẩm gửi giấy triệu tập người kháng cáo, đương sự, cá nhân, tô chức có liên quan đên việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyên và lợi ich của đương sự; gửi giấy mời tham gia phiên tòa đối với người giám định Các văn bản này được cấp tống đạt và thông báo theo quy định rất chỉ tiết và cụ thể tại Chương X BLTTDS Việc BLTTDS quy định rất cụ thé về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tổ tụng có ý nghĩa pháp lý rất lớn tạo điều kiện cho các cơ quan tiễn hành tố tụng thực hiện công việc của mình cũng như tạo điều kiện cho Tòa án cấp phúc thâm thực hiện có hiệu quả công tác tống đạt giấy triệu tập cho đương sự nói riêng Biên bản tống đạt giấy triệu tập cho đương sự là căn cứ pháp lý quan trọng dé Tòa án có thé xét xử văng mặt đương sự nếu đương sự cé tinh vang mat tai phiên tòa, bảo dam được việc xét xử đúng thoi hạn luật định.

Thực hiện các công việc khác - - + * + skrsreererrrrererre 50 CHƯƠNG 3 THỰC TIỀN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Trong giai đoạn CBXXPT VADS, ngoài những công việc nêu trên, TA cấp phúc thâm còn phải thực hiện một số công việc khác giúp cho việc xét xử tiễn hành hiệu quả, tránh được việc phải hoãn phiên tòa Các công việc này bao gồm việc cấp giấy chứng nhận bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự, cho phép đương sự,người bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự sao chụp chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ VADS, chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc mở phiên tòa như chuẩn bị địa điểm xét xử và các vật dụng cần thiết, chuyển công văn và lịch xét xử cho cơ quan cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp dé đảm bảo an ninh, trật tự phiên tòa.

Qua việc nghiên cứu nội dung các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về CBXXPT VADS, có thé rút ra một số kết luận sau:

1 Pháp luật TTDS hiện hành đã kế thừa những thành tựu, khắc phục thiếu sót của văn bản tố tụng trước đó dé xây dựng khá hoàn chỉnh các quy định về CBXXPT VADS, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động CBXXPT của TA cấp phúc thâm.

2 Mặc dù Bộ luật TTDS đã giành một chương quy định về CBXXPT - Chương XVI: “Chuan bị xét xử phúc thẩm” Tuy nhiên, các quy định tại Chương XVI mới chi đề cập đến một số vấn đề về thụ lý để xét xử phúc thâm vụ án dân sự; thời hạn CBXXPT; các quyết định của TA trong quá trình CBXXPT Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu các quy định về CBXXPT VADS cho thấy, hoạt động CBXXPT VADS không chỉ áp dụng các quy định tại Chương XVI mà còn áp dụng các quy định tại nhiều chương khác của BLTTDS như Chương III, Chương VI, VIII, XIII

3 Hoạt động CBXXPT VADS được bắt đầu sau khi TA thụ lý vụ án và kết thúc băng một trong các quyết định tố tụng tương ứng Trường hợp TA ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì các công việc CBXX có thể được tiễn hành cho đến khi

TA mở phiên tòa sơ thẩm Như vậy, sau khi thụ lý VADS, TA phải tiến hành rất nhiều công việc như: phân công Thâm phán giải quyết VADS, thông báo thụ lý, ra các quyết định cần thiết, nghiên cứu hồ sơ, triệu tập người tham gia tố tung dé đưa

CHƯƠNG 3 THỰC TIỀN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

TO TUNG DAN SỰ VIỆT NAM HIEN HANH VE CHUAN BỊ XÉT XỬ

PHUC THAM VU AN DAN SU VA MOT SO KIEN NGHI

3.1 Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sw hiện hành về chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

3.1.1 Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án dân sự

Trong những năm qua, các hoạt động giải quyết phúc thâm vụ án dân sự của ngành Tòa án đã đạt được rất nhiều kết quả đáng kể mặc dù các vụ việc ngày càng gia tăng về số lượng cũng như tính chất phức tạp về nội dung Một trong những lý do đem lại sự thành công đó của ngành Tòa án là các Tòa án đã làm tốt công việc chuẩn bị cho việc xét xử phúc thẩm VADS.

Theo các báo cáo tổng kết của ngành Tòa án thì tình hình giải quyết phúc thâm các VADS một số năm gần đây như sau:

- Năm 2007, đối với công tác giải quyết các tranh chấp về dan sự, các Tòa án cấp phúc thâm đã thụ lý 14724 vụ, đã giải quyết 13932 vụ án, tỷ lệ giải quyết đạt

94,6%. Đối với các vụ án hôn nhân và gia đình, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý

2936 vụ án; đã giải quyết 2840 vụ án, đạt 96,7%. Đối với công tác giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại và tuyên bố phá sản, các Tòa án cấp phúc thâm đã thụ lý 485 vụ án, giải quyết được

401 vu, tỷ lệ giải quyết đạt 82,7%. Đối với công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về lao động, các Tòa án cấp phúc thâm thụ lý 244 vụ, đã giải quyết 240 vụ án, tỷ lệ giải quyết đạt 98,4%.

- Năm 2008, đối với công tác giải quyết tranh chấp về dân sự, các Tòa án cấp phúc thâm đã thu lý 13887 vụ án, giải quyết được 13213 án, tỷ lệ giải quyết đạt

95.1%. Đối với các vụ án hôn nhân và gia đình, các Tòa án cấp phúc thấm đã thu lý

2975 vụ an, đã giải quyết 2840 vụ án, đạt 96,7%. Đối với công tác giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại và tuyên bố phá sản, các Tòa án cấp phúc thâm đã thụ lý 626 vụ án, đã giải quyết 538 vụ, tỷ lệ giải quyết 82,7%. Đối với công tác giải quyết tranh chấp về lao động, các Tòa án cấp phúc thâm đã thụ lý 193 vụ án, giải quyết được 189 vụ, tỷ lệ giải quyếtđạt 97,9%.

- Năm 2009, đối với công tác giải quyết về tranh chấp dân sự, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 12838 vụ án, giải quyết được 12267 vụ, tỷ lệ đạt 95.6%. Đối với các vụ án hôn nhân và gia đình, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý

2782 vụ án, giải quyết 2704 vụ, đạt 97,2%. Đối với các tranh chấp về kinh doanh thương mại và tuyên bố phá sản, các Tòa án cấp phúc thâm đã giải quyết được 728 vụ án trên tông 807 vụ án được thụ lý, tỷ lệ giải quyết đạt 90,2%. Đối với công tác giải quyết tranh chấp về lao động, các Tòa án cấp phúc thấm đã thu lý 222 vụ án, giải quyết được 194 vu, dat tỷ lệ 57,4%.

- Năm 2010, đối với công tác giải quyết các tranh chấp dân sự, Tòa án cấp phúc thầm đã giải quyết được 9409 vụ án trên tổng số 9537 vụ án được thụ lý, tỷ lệ đạt 94,9%. Đối với các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, các Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý 2612 vụ án, giải quyết được 2516 vụ, đạt 96.3%. Đối với các tranh chấp về kinh doanh thương mại và tuyên bố phá sản, các Tòa án cấp phúc thâm đã thụ lý 903 vụ án, giải quyết được 870 vụ, đạt ty lệ giải quyết là 96.3%. Đối với công tác giải quyết các tranh chấp lao động, Tòa án cấp phúc thâm đã giải quyết được 237 vụ án trên tong 245 vụ án được thụ lý, đạt 96.7%.

- Năm 2011, các Tòa án cấp phúc thâm đã giải quyết được 9983 vụ án về tranh chấp dân sự, 2666 vụ án về tranh chấp hôn nhân và gia đình, 790 vụ án về tranh chấp kinh doanh thương mai và tuyên bố phá sản, 291 vụ án về tranh chấp lao động.

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w