1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp: Vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam

82 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 15,18 MB

Nội dung

Bên canh đó, việc nghiên.cửu sẽ tao cơ sở cho một số kiên nghi hoàn thiện pháp luật Viét Nam hiện hành về van để miễn trách nhiệm khi vi pham hợp đông mua bán hàng hóa quốc tế va khuyên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI

NGÔ DIỄM QUỲNH

452016

VAN DE MIỄN TRÁCH NHIEM TRONG

HỢP DONG MUA BAN HANG HÓA QUOC TE THEO

QUY DINH CUA CISG VA PHAP LUAT VIET NAM

Ha Noi, nam 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI

NGÔ DIEM QUYNH

452016

VẤN ĐẺ MIỄN TRÁCH NHIỆM TRONG HỢP DONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUOC TE THEO

QUY DINH CUA CISG VA PHAP LUAT VIET NAM

KHOA LUẬN TOT NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: ThS Tào Thị Huệ

Hà Nội, năm 2023

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu: của riêng tôi,

các kết luận, số liều trong khoá luận tốt nghiệp là trung thực,

dam bao độ tin cậy./

Xac nhén cua Tác giả khoá luận tốt nghiép

giảng viên hướng dan (Ky và ghi rõ họ tên)

Trang 4

MỞ ĐÀU 1Chương 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE MIỄN TRÁCH NHIỆM

TRONG HỢP DONG MUA BAN HÀNG HÓA QUGC TE

1.1 Khái niém hop dong mua bán hàng hóa quốc tê

1.1.1 Định nghĩa hop dong mua bán hàng hóa quốc tê

1.1.2 Đặc điểm của hop đông mua bán hàng hóa quốc tế

1.2 Khái niém miễn trách nhiém trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.2.1 Định ngiĩa trách nhiệm khi vi phạm hep dong mua bán hàng hóa quốc tê

1.2.2 Định nghĩa miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc té

1.2.3 Đặc điểm của miễn trách nhiệm trong đồng mua bán hang hỏa quốc tê 10

œ@ œ Œœ tA tA th

1.3 Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1314.¥ ngiĩa của việc quy định vệ van đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bánhang hóa quốc tê 161.5 Nguồn luật điều chỉnh vân đề miễn trách nhiém trong hợp đồng mua bán hàng hoaquốc tế 17

1.5.2 Pháp luật quốc gia 181.5.3 Các nguồn luật khác 19KET LUAN CHƯƠNG 1 21Chương 2: THỰC TRẠNG CAC QUY ĐỊNH VE VAN DE MIỄN TRÁCH

NHIỆM TRONG HỢP ĐÒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUÓC TẾ THEO CISG

VA PHÁP LUAT VIET NAM 22.1 Miễn trách nhiệm do bên vi phạm gặp trở ngại theo quy đính của CISG và pháp

luật V iệt Nam 22

2.1.1 Miễn trách nhiệm do bên vi pham gặp trở ngại theo quy định của CISG 23.1.2 Miễn trách nhiệm do bên vi pham gặp sự kiện bat khả kháng theo quy định của

pháp luật V iệt Nam 29

2.2 Miễn trách nhiệm do bên thử ba có quan hệ với một bên trong hợp đồng gặp trở

ngại theo quy định của CISG 33

2.3 Miễn trách nhiệm do lỗ: của bên bị vi pham theo quy định của CISG và pháp luật

Việt Nam 36

2.3.1 Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm theo quy định của CISG 362.3.2 Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm theo quy định của pháp luật Viet

Trang 5

2.4 Trường hop miễn trách nhiệm chỉ có quy đính trong pháp luật Việt Nam 4I2.4.1 Miễn trách nhiệm do thỏa thuân trong hợp đồng 4I2.4.2 Miễn trách nhiệm do thực hiên quyết định của cơ quan quản ly nhà nước có

thâm quyên 44KET LUẬN CHƯƠNG 2 49 Chương 3: MỘT SÓ KHUYEN NGHỊ DOI VỚI VIET NAM VE MIEN TRÁCH NHIEM TRONG HỢP DONG MUA BAN HÀNG HÓA QUOC TE 503.1 Những thuận lợi và kho khăn khi áp dung quy định của pháp luật Viét Nam về van

để mién trách nhiém $03.1.1 Những thuận lợi khi áp dụng quy định của pháp luật Viet Nam về van đề miễn

66

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo thông kê của VIAC-Trung tâm Trong tải Quốc tệ V iật Nam năm 2022, trong

giai đoạn 1993-2022 số vụ tranh chap có yếu tô nước ngoài chiêm 60,01% tông số vụtranh chấp VIAC đã thu lý Trong đó, mua bán hang hoá là finh vực có sô vụ tranh chấpthụ lý và giải quyết cao nhật tại V LAC với tỷ lệ 40,7% tổng số vu! Qua đó có thé thay

số lương tranh chap về hop đông mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra tại Viét Nam ngàycảng nhiều Thực tiễn giải quyết các tranh chap đặt ra nhiều van dé pháp lý phức tạp,đời hỏi cần có sự chuyên môn, sự nghiên cửu một cách kỹ lưỡng những quy định phápluật liên quan Đặc biệt, miễn trách nhiệm 1a một vân dé pháp lý phức tap trong các hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tê Các tiêu chí cân phải làm rõ như căn cứ được dé đượcmiễn, nghia vụ chúng minh, aglfa vụ thông báo, hệ quả pháp ly

Tranh chap thường xảy ra do một bên vi phạm hợp đông, bên con lại kiện bên vipham yêu cầu đời béi thường thiệt hai hay các chế tai khác nhằm mục đích trừng phạthay bù dap Tuy nhiên không phải trường hợp nào bên vi phạm cũng phải chịu toàn bộhoặc mét phân những trách nhiệm do do bên vi pham không hoàn toàn có lối trong việcgây ra sư vi phạm Khi đó, mién trách nluậm sẽ được đặt ra đối với bên vi phạm nhằmtạo điều kiện giải thoát cho bên vi phạm khối các hau quả pháp ly bat lợi khi không hoàn.toàn có lỗi Tuy nhiên, để được miễn trách nhiệm thực tê không đơn giản.

Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện những van dé ly luận chung về miễn

trách nhiệm do vi phạm hợp đông mua ban hàng hóa quốc tế và thực trạng quy định của

CISG và pháp luật Viét Nam về vân đề nay sé đưa ra cái nhin tổng quan vé van đề miễntrách nhiệm do vi pham hợp đông mua bán hàng hóa quốc tê Bên canh đó, việc nghiên.cửu sẽ tao cơ sở cho một số kiên nghi hoàn thiện pháp luật Viét Nam hiện hành về van

để miễn trách nhiệm khi vi pham hợp đông mua bán hàng hóa quốc tế va khuyên nghịđối với thương nhân Việt Nam để có thể chủ động bảo vệ được quyên và lợi ich hợppháp của minh khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tê

Đó chính là lý do tác giả lựa chon đề tài “Van dé min trách nhiệm trong hợp đồngmua báu hàng hóa quốc té theo quy dink của CISG và pháp luật Việt Nam” lam đềtai nghiên cửu cho Khóa luân tốt nghiệp của minh

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tính dén thời điểm hiện nay, Viét Nam đã có một số công trình nghiên cứu về cácquy đính của CISG và pháp luật Việt Nam về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đẳng

* VIAC, Bảo cáo Daường miễn năm 2022, betps:(Rmrrw wiac sav tray cập ngày: 16/11/2023.

Trang 7

mua bán hang hoa quốc tê Tuy nhiên hau hệt chỉ tiép cận một khía canh nao đó về van

để miễn trách nhiém do vi phạm hợp đẳng: Miễn trách nhiệm do người thir ba theokhoản 2 Điều 79 Công ước của Liên hop quốc về hop đồng mua ban hàng hóa quốc tế

- Từ góc nhìn so sánh luật của tác giã Tran Thanh Tâm, Pham Thanh Cao nếm 2017,

bai viết tập trung nghiên cửu vé miễn trách nhiệm do người thứ ba gặp trở ngại Bêncanh đó, bài việt có so sánh với những nguồn luật khác dé từ đỏ chỉ ra liêu có cên thiếtquy định thêm trường hop nay trong pháp luật Viét Nam’; Một số vấn dé Ij luần và thựctiễn đối với điều khoản bắt khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế củatác gia Nông Quốc Binh năm 2012, bài viết dé cập đến nôi dung pháp lý của sự kiện.bắt khả khang tiêu chí để xác định sư kiện bat khả kháng cơ sở pháp ly để được miễn.trách nhiệm do gặp sự kiện bat khả kháng, điều khoản hoàn cảnh cơ bản trong hợp đồng,Phân tích một vụ kiện bắt khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tê theoCISG và lưu ý đối với doanh nghiệp Viét Nam của tác giả Nguyễn Thi Thu Hà, Tran

Thanh Tâm, V6 Thành Vín năm 201%, bài việt tap trung phân tích một vụ kiện về trường

hop bat khả kháng do phải thực hién quyết định của cơ quan nha nude có thêm quyên.trong hợp đồng mua ban hàng hóa quốc tê theo CISG, từ đó đưa ra một số lưu ý đôi vớicác doanh nghiệp Viét Nam trong việc phòng ngừa và giải quyết tranh chap từ hoạt độngmua bán hàng hoa quốc tê

Các bài viết nêu trên chỉ nghiên cứu về một trong các trường hợp miễn trách nhiémtrong hợp đông mua bán hang hoá Các công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về van démién trách nhiém trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG vapháp luật V iệt Nam còn khá ít, hiện nay chỉ có Khóa luận tốt nghiệp: Van dé miễn tráchnhiễm trong hop đồng mua bán hàng hóa quốc tế của tác gã Nguyễn Thi Hương năm2012? và Luận văn thạc sĩ luật học: Lý: luận và thực tiễn về miễn trừ trách nhiệm tronghợp đồng mua bản hàng hóa quốc té của tác giá Bùi Thanh Mai năm 2017 Khoá luận

va Luận văn đã nghiên cứu khái quát những van dé lý luận về hợp đồng mua bán hang

hóa quốc tê và tập trung làm sáng tô van đề miễn trừ trách nhiệm trong hop đồng mua

2 Trần Thanh Tim, Pham Thanh Cao (2017), Miễn mách nhiệm do người that ba theo Khodn 2 Điều 79 Công ude của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bản hàng hóa quốc tế - Từ góc nhờn so sánh luật, Tạp chỉ Khoa học pháp

¥y, Trưởng Đai học Luật TP H6 Chi Minh, (07), tr 58-66.

` Nông Quốc Binh (2013), Mot số vớn đề bi luc và tực nến đối với đễu khoản bắt Wud tháng trong hep

đồng mua bản hằng hóa quốc tế, ‘Tap chí Luật hoc , Throng Daihoc Luật Hi Nội, (05),tr 10- 16

ở Nguyễn Thị Tha Hi, Trin Thanh Tim, Võ Thành Vin (2015), Phe tích mot vue ain bát Mi khưng trơng lựp đồng mna bản hing hoa quốc tế theo CISG và hai ý đốt với doanh nghiệp Việt Nam, Tep chi Kin tệ đôi

ngoai, Trường Đại học Ngoại Thương, (70), y, 70:79.

Nguyễn Thi Hương (2012), /đn để miễn rách nhiệm trơng lợp động mua bán làng hóa quốc tế, Khóa luậntốt ngiiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Noi,

„ ° Bài Thanh Mai Q017), 1) luận và tuce tién về miễn mừ trách nhiệm tong hợp đẳng mua bản hàng hóa

quốc tế, Luận vin Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hi Nội.

Trang 8

bán hàng hóa quốc tế trên cơ sở quy định của CISG, án lệ, pháp luật của mét số quốcgia Bên canh đó, liên hệ so sánh với phép luật Viet Nam để rút ra một số bat câp, vướng mac và kiên nghị phương hướng hoàn thiên pháp luật về van đề miễn trừ trách nhiệmtrong hợp dong mua bán hàng hóa quốc té Tuy nhiên, Khóa luận đã sử dụng văn bản.pháp luật đã hét liệu lực như Bộ luật Dân sự Viét Nam nam 2005 và hoàn cảnh kinh têlúc đỏ và hiên nay đã thay đổi rất nhiều (thời điểm đó Việt Nam chưa gia nhập CISG).Con Luận văn thi phân tích khá sâu về trách nhiém pháp lý do vi phạm hợp đông vàchưa có nghiên cứu về trường hop mién trách nhiệm do thực hiện quyết định của cơquan quân lý nhà nước có thâm quyên theo quy định của pháp luật Việt Nam Trongpham vi nghiên cứu, Khóa luận sẽ khắc phục nhiing van đề néu trên.

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận

VỆ mat nghiên cứu khoa học, Khoa luân là công trình khoa học được nghiên cứutổng thé van đề miễn trách nhiệm do vi phạm hop dong mua bán hang hoá bao gomnhững van đề lý luận về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đông mua bán hàng hóa quốc

té, thực trạng các quy đính của CISG và pháp luật Việt Nam về miễn trách nhiém do vịpham hợp đông mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay, trên cơ sở lý luận và thực tiễn và

so sánh với các quy định của CISG, chỉ ra những thuận lơi, khó khăn khi áp dung những,

quy đình của pháp luật Việt Nam, từ đó đề xuất một số khuyên nghị đối với Viet Nam

vệ miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hang hóa quốc tê

VỆ ung dung trong thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Khóa luận sẽ là công trình khoa học có giả tri tham khảo cho việc nghiên cứu, tim hiểu về các quy định của CISG

va pháp luật Việt Nam về miễn trách nhiệm do vi phạm hop đông mua bán hang hóaquốc tế Bên cạnh đó, Khoá luân có thé duoc sử dung như 1a một tai liệu tham khảotrong quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật Viét Nam về miễn trách nhiệm do

vi pham hợp đông mua bán hàng hóa quốc tế

4 Mục đích nghiên cứu của khóa luận

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là: Thứ nhất, nghiên cứu những van dé ly luậnchung về mién trách nhiệm do vị pham hợp đồng mua bán hang hóa quốc tế; Thứ hai,lam rõ được thực trạng các quy định của CISG và pháp luật Việt Nam về van dé miễn

trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa, Thứ ba, đưa ra khuyên nghị đổi với Viet

Nam về van dé miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đẳng mua bản hang hóa quốc tê

5 Đối tượng, phạm viva phương pháp nghiên cứu của khóa luận

5.1 Đối troug ughién cứu

Khoá luận tập trung nghiên cứu van đề mién trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng muabán hang hóa quốc tê dựa trên cơ sở các quy dinh của CISG và pháp luật Viét Nam như

Trang 9

Bồ luật Dân sw 2015, Luật Thương mai 2005 Khóa luận sé đối chiêu các quy định củaCISG và các quy định của pháp luật Viét Nam để chỉ ra những thuận lợi và khó khănkhi áp dung các quy dinh của pháp luật Viét Nam, từ đó đưa ra khuyên nghi đối với ViệtNam về miễn trách nhiệm trong hợp đông mua bán hang hoá quốc tê.

5.2 Pham vỉ nghiên cứnt

VỀ nội dung Khóa luận giới hạn ở việc phân tích quy định của CISG về van démiễn trách nhiệm trong hợp đông mua bán hàng hóa quốc tê, trên cơ sở so sánh với quyđính của pháp luật Việt Nam, từ do đưa ra một số khuyên nghị đối với Việt Nam vềmiễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tê

VỆ không gian: Khi nghiên cửu thực trạng các quy đính về miễn trách nhiệm do vípham hợp đồng mua ban hàng hóa quốc tế, Khóa luận phân tích án lệ của CISG dé giảiquyết những vụ việc liên quan đến van đề miễn trách nhiém Day là những án lệ tiêubiéu đã được dan chiều nhiéu lân khi gai quyết các tranh chap tương tư

Về thời gian: Khi phân tích về những van đề phát sinh từ trực tiễn áp dung CISG,Khoa luận đã lây những vụ việc được giải quyết từ năm 1988 (năm CISG có hiệu lực)

cho tới nay.

5.3 Phương pháp nghiên cứn

Dé dat được các mục tiêu và nhiém vụ nghiên cứu, Khóa luận sử dụng các phương

pháp nghiên cứu sau: Phân tích, so sánh, tổng hợp Đây là những phương pháp chủ yêu

được sử dụng xuyên suốt Khoá luận từ Chương 1 đến Chương 3 để làm 16 các nội dungcủa dé tai Khóa luân

Ngoài ra Khoá luận con sử dung phương pháp phân tích, bình luận, nghiên cứu và

phân tích án lệ đặc biệt ở Chương 2 nhằm hiểu rõ hơn thực trạng các quy định của pháp

luật hiện nay, từ đó thây được các thuận lợi và khó khăn từ việc áp dụng đề có cơ sở đưa

ra khuyên nghị ở Chương 3

6 Kết cầu của khóa luận

Bên cạnh phan Mở dau và Kết luận, Khóa luận bao gồm có 03 chương như sau

Chương 1- Những van dé lý luận chung về miễn trách nhiệm trong hợp đồng muabán hàng hóa quốc tê

Chương 2: Thực trang các quy đình về van đề miễn trách nhiệm trong hợp đồngmua bán hàng hoa quốc té theo CISG va pháp luật Viét Nam

Chương 3: Một số khuyên nghị đối với Việt Nam về miễn trách nhiệm trong hopđông mua bán hang hóa quốc tê

Trang 10

NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VE MIEN TRÁCH NHIEM

TRONG HỢP DONG MUA BAN HÀNG HÓA QUỐC TE1.1 Khái niệm hop đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.1 Định ughia hợp đồng una bán hàng hóa quốc té

Hop đồng mua ban hàng hóa quốc tê được hiểu là hợp đồng mua ban hang hóa cótinh chat quốc tê (có yêu tổ nước ngoài) Hiện nay chưa có một khái niém thông nhất vềhop đông mua bán hang hóa quốc tê, ma chỉ có khái tiệm hợp đồng mua bán hàng hoathông thường và một số cách xác định yêu tô nước ngoài của loai hợp đồng này Y êu tổnước ngoài có thé được quy định khác nhau trong pháp luật của mỗi quốc gia Việc xácđính tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá có ý nghia hệt sức quan trong bởi nógan liên với việc xác định luật điều chỉnh hợp đông của bên trong giao dich thương mai

Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp dong mua bản hang hóa quốc tê năm 1980(CISG) khi quy đính về yêu tổ trước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tê chicần đáp ung một điêu kiện, đó là các bên có trụ sở thương mai tại các quốc gia khácnhau, quốc tịch của các bên không được xét tới khi xác dinh phạm vi áp dung của Côngtước này Vé hợp đông mua bán hàng hoá là gì thì CISG không đưa ra dinh nghiia cụ théTuy nhiên, dua vào đối tượng của hợp đồng mua bán quy định tai Điều 2 Công ước, cóthé hiểu hop đồng mua bán hang hóa theo CISG là thỏa thuân được xác lập giữa các bên.

trên cơ sở hợp đông vé mua bán các loại hàng hoá, trừ hàng hóa dùng cho cả nhân, ga

đính hoặc nội trợ (ngoai trừ khi người bán, vào bat cứ lúc nào trong thời gian trước hoặcvào thời điểm ký kết hợp đông, không biết hoặc không cần phải biết ring hàng hóa đãđược mua dé sử dung nhy thé), hang hoá bán dau giá, hang hoá để thi hành luật hoặc

văn kiện uỷ thác khác theo luật, các cỗ phiêu, cỗ phân, chúng khoán đầu tư, các chứng

từ lưu thông hoặc tiên tê, tau thủy, máy bay và các chay trên đệm không khí, điện năng

Luật Thương mai 2005 của Việt Nam cũng không quy đính khái tiệm hợp đẳng

mua bán hàng hóa quốc tê hay yêu tô nước ngoài của hợp đông mà chỉ đưa ra định ngiíamua bán hàng hoá và các hình thức của mua bán hàng hóa quốc tê tai khoản § Điêu 3 vàĐiều 27 Luật nay Từ đó có thể hiểu hop đông mua bản hàng hóa quốc tê là sự thoathuận giữa các bên về chuyên quyền sở hữu hang hoá và thanla toán tiền hang trong quátrình vận chuyển hàng hóa qua biên giới bằng những hình thức xuất khẩu, nhập khâu,

tam nhập, tái xuất, tạm xuất, tải nhập và chuyển khẩu.

Theo Điều 663 Bộ luật Dân sự Việt Nam 201 5 thì quan hệ mua bán hàng hóa đượccoi 1a có yêu tô nước ngoài khi: (3) Có it nhất một trong các bên tham gia là cá nhân,

Trang 11

pháp nhân nước ngoài, hoặc (b) Các bên tham gia đều là công dan Viét Nam, pháp nhân.Việt Nam nlumg việc xác lập, thay đổi, thực hiên hoặc cham đút quan hé đó xảy ra tạinước ngoài, hoặc (c) Các bên tham gia đều la công dân Viét Nam, pháp nhân V iật Nam

nhung đối tượng của quan hệ đó ở nước ngoài

Từ những phân tích trên có thé rút ra được định nghia về hợp đồng mua bán hànghóa quốc tê như sau: Hop đồng mua bản hàng hóa quốc tế là sự thod thuận giữa cácbên có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhan, trong đó bên ban có nghiia vụ giaohang chuyên giao quyển sở hữn hàng hóa cho bên mua và nhận tiền thanh toản cònbên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo

thod thuận.

1.1.2 Đặc điểm cna hợp đồng una bán hang hóa quốc tế

Hop đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết mang day đủ những đặc điểm củahợp đồng nói chung như 1a hợp đồng song vụ, ưng thuận, có tinh dén bù N goài ra, hopđồng mua bán hàng hóa quốc tê được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mai ở cácquốc gia khác nhau, tức là có tính thương mai và tính quốc tê nên nó sẽ có mat số đặcđiểm riêng khác biệt so với hợp đồng mua bán hàng hod thông thường Có thé kế đềnmột số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, về chủ thé của hợp doug

Pháp luật mỗi quốc gia có các quy dinh khác nhau về điều kiên của chủ thể hợpđồng Theo pháp luật Viét Nam, điệu kiện của thương nhiên bao gém hoạt động thươngmai một cách độc lập, nhân đanh bản thân minh để thực hiện hoạt động kinh doanh và

tu mình chiu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt đông kinh doanh do; hoat động,

thường xuyên như môt nghệ nghiệp của minh nhằm mục đích lợi nhuận và phải đăng kykinh doanh (khoản 1 Điều 6 Luật Thương mai 2005)

Thit hai, về hình thức cha hợp đồng

Theo CISG, hợp đông là cách thức thé hiện y chí thoả thuận giữa các bên tham giaquan hệ hợp đẳng, vi vậy nó có thé được thé hiện dưới bat kỹ hình thức nào nlrư lời nói,van ban hay hành vi cụ thé của các bên giao kết Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam,khoản 2 Điều 27 và khoản 15 Điêu 3 Luật Thương mai Việt Nam 2005, mua bán hanghoa quốc tê phải được thực hiện trên cơ sở hợp đông bang văn bản hoặc bang hình thức

khác có giá trị pháp lý tương đương Điều đó giúp tránh những rủi ro khi giao kết và

thực biện hợp đẳng và là bằng chúng rõ rang khi có tranh chap xảy ra Để giải quyếtmâu thuần với quy định của CISG, Việt Nam đã thực hiện bảo lưu quy định về hình tlưứchợp đông nêu tại Điều 11, 29 và Phân II Công ước, phù hợp với quy đính tại Điều 12 va

96 của Công ước.

Trang 12

Các bên được phép thỏa thuận tự lựa chon ngôn ngữ hợp đồng Hiện nay phân lớncác hợp đồng được soạn thảo bằng tiếng Anh do đây 1a ngôn ngữ chung toàn cau, déthong nhật và tiép cận với các bên Ngoài ra, các bên có thê áp dung quy định quốc tênihư Điệu 4.77 Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hop đông thương mai quốc tế (PICC) Vidu: Trường hợp ký hợp đồng bản gốc bằng tiếng Anh và thêm 2 phiên ban tiếng Viét vàtiéng Thai Lan, nội dung hợp đông cân ghi rõ uu tiên ngôn ngữ nào dé khi xảy re tranh.chap, cơ quan giải quyết tranh chấp trước hệt sé can cử nội dung của ngôn ngữ đó trướcNếu không có thé ưu tiên đựa trên phiên bản gốc bằng tiếng Anh.

Thứ te, về déi trong của hop doug

Đôi tượng của hợp đồng mua bán hang hoa quốc tê 1a hàng hoá Theo CISG, những.hàng hoá không thuộc Điều 2 của Công ước sẽ là đối tượng của hợp đồng mua bán hànghoa quốc tê Theo pháp luật của mỗi quốc gia, những loai hàng hoá được phép mua bán.được quy định khác nhau dua trên chính sách kinh tê, xã hội, khuyên khích xuất khẩu,nhập khẩu của minh Ví du như pháp luật V iệt Nam, hàng hoá bao gồm tật cả các loạiđộng sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liên với đất dais.Bên cạnh đó hàng hóa đó phải đáp ứng điều kiện được phép tự do lưu thông, xuất khẩu,nhập khâu

Thút uănn, về đồng tiền thanh toán

Trong hop dong mua bán hang hóa quốc tê, dong tiên thanh toán thường là ngoai têđối với ít nhat một bên trong hợp đồng, Các bên có thé thỏa thuận đồng tiên thanh toán

là dong tiền của một trong các bên hoặc của một nước thứ ba bat ky Ví dụ: Công ty A

của Việt Nam ký kết hop đồng mua bán quân áo với công ty B của Hàn Quốc Hai bênthông nhật lựa chon đông tiên thanh toán là Won (KRW), đồng tiên nay sẽ là ngoại tệđối với Việt Nam Ngoài ra cũng có trường hop đông tiên thanh toán là nội tệ với các

bên trong hợp đông Ví dụ trường hợp mua bán hàng hoá giữa các nước thuộc Liên minh

Châu Âu với đông tiên chung là Euro EUR)

Thứ sán, về luật điền chink hợp đồng

Luật điều chỉnh hop đồng mua bản hàng hóa quốc tê sẽ do các bên tự thoả thuận lựachọn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tê có thé chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc

té, tập quản quốc tê, nguyên tắc chung về hop đồng, các học thuyết pháp lý, các án lê,pháp luật quốc gia Trong trường hợp các bên không chơn được luật áp dụng cho hợp

` Đầu 47: “I0 một lợp dong được soạn thio bằng hea hoặc nhiều phién bản ngôn ngit có giá tị pháp lý

nue nlvat thi, trong trường hop có sự khác biệt gữữa các phiên bên sé ta tiên giải thich đưa rên phiên bent gốc”.

* Khoản 2 Điều 3 Luật Torong mại Việt Nam 2005

Trang 13

đồng thi các quy tắc của tư pháp quốc tê sẽ được áp dung hoặc sẽ do các cơ quan cóthâm quyên giải quyết tranh chap lua chọn.

Thứ bay, về cơ quan giải quyết tranh chấp

Cơ quan giải quyết tranh chép đối với hợp đồng mua bán hang hóa quốc tế thường

là tòa án hoặc trong tải thương mai Đối với toà án, nguyên đơn có thé khởi kiện tại toà

án quốc gia mình hoặc quốc gia bị đơn hoặc toa án ở một nước thử ba nao đó Còn đốivới hình thức trong tải, các bên bat buộc phải có thöa thuận trong hợp đông hoặc métvăn bản riêng biệt Các bên có thể thỏa thuận ngay từ khi giao kết hop đồng hoặc saukhi có tranh chap xảy ra về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bánhang hoá quốc tê bằng trọng tai thương mai

1.2 Khái niệm miễn trách nhiệm trong hẹp đồng mua bán hàng hóa quốc tế1.2.1 Dink nghĩa trách nhiệm khi vỉ phạm hop doug wna báu hàng hóa quốc tếTrách nhiệm khi vi phạm hop dong 1a hậu quả pháp ly bat lợi đối với chủ thé vipham khi vi phạm hợp đồng, Đôi với hợp đông mua bán hang hóa quốc tế cũng thé, khimột bên vi phạm hợp đông thi phai chịu trách nhiém đôi với bên bị vi phạm

Theo khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam 2005, vi phạm hop dong được

hiểu là việc muột bên không thực hiện, thực hiện không, đây đủ hoặc thực hiện không,

đúng nghiia vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.

Khi đó, bên vi pham sẽ phải gánh chiu những trách nhiệm pháp lý tương ứng nhằm.trùng phạt, bồi thường, khôi phục những tổn that do sự vị phạm gây ra Việc buộc bên.

vi phạm phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đông là điều trực sự cần thiệt vì khi giaokết hợp đông các bên đầu hướng tới những lợi ích nhật định, hành vi vi phạm của mộtbên khién bên còn lại của hợp đồng mất di môt sô mong muốn của ho đối với hợp dong

tuy vào mức đô vi phạm.

CISG đã sử dụng thuật ngữ “biên pháp khắc phục vi phạm hợp đông” (remedies forbreach of contract) dé chi các trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hop đông, bao gomYêu câu giảm giá hàng hoá (Điều 50), Buộc thực hiện hop đông (Điều 46, Điều 62), Bồithường thiệt hai Điều 74 - 77), Huy bd hợp dong (Điều 49, 64), Y êu cầu thanh toán tiên.lãi trên các khoản thanh toán chậm (Điều 78)

PICC 2016 cững sử dụng thuật ngữ “biện pháp khắc phục tình trang không thực

hiện” (remedies for non-performance) tại Điều 3.7 dé chỉ dé các biên pháp áp dụng khikhông thực hiên hợp đồng Đó là những biện pháp: Tam ngừng thực hiện hợp đồng(7.1.3), Buộc bôi thường thiệt hại (7.4.1), Huy hợp đông (7 3.1), Y êu câu thanh toán tiênlãi cho khoản tiên dén hạn (7.49)

Điều 1217 Bồ luật Dân sự Pháp sử dụng thuật ngữ “chế tai doi với vi phạm hợp

Trang 14

đông" (sanctions) dé chỉ đến các giải pháp pháp lý nhằm khắc phục tình trang khôngthực hién ngiĩa vụ hợp đông bao gôm: Dinh chỉ thực luận hợp đông, Tiệp tục thực hiện.hợp đông Yéu câu giảm giá, Huy bỏ hợp đông, Bai thường thiệt hại”

Tương tự như Bộ luật Dân sự Pháp, Luật Thương mai Viét Nam 2005 cũng sử dụng

thuật ngữ “chế tai” dé chỉ những biện pháp có thể áp dung khi một bên vi phạm hop

đẳng và được liệt kê ở Điêu 292 như sau Buộc thực hiện đúng hop đông, Phat vi phạm,

Buộc bôi thường thiệt hại, Tam ngừng thực hiên hợp đông, Đình chỉ thực hiên hợp đồng,

Hủy bỏ hợp đồng, Các biện pháp khác.

Như vậy có thé thay, tuy mỗi hệ thông pháp luật hợp đông lại sử dung những thuậtngữ khác nhau dé đề câp dén hệ quả của việc vi phạm hop đồng nhung đều có đặc điểm.chung là đều liệt kê những hau quả pháp ly bất lợi cho bên vi pham khi có hénh vi vipham hop đồng Do đó có thé rút ra định nghĩa trách nhiệm khi vi phem hợp đồng muabán hàng hóa quốc tê như sau: Trách nhiễm khỉ vi phạm hợp đồng mua bản hàng hóaquốc tế là những hậu quả pháp lý bat lợi mà bên vi phạm gánh chiu do không thực hiện,

thực hiển không day dit hoặc thực hiện không ding ngliia vụ đã qtp' dinh trong hợp

đồng Đó là những trách nhiệm nhục: Buộc thực hiển đứng hợp đồng phat vi phạm, buộcbồi thường thiệt hại, tam ngừng thực hiển hợp đồng đình chỉ thực hiện hợp đồng hủyb6 hợp đồng yêu cầu thanh toán tiền lãi trên các khoản thanh toản chẩm, các biên pháp

khác do các bên théa thuận.

1.2.2 Dinh nghĩa mién trách uhigm troug hop doug mua ban hang hoa quốc tế

Như đã phân tích trên, việc quy định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng là điều hét

sức hợp ly và cân thiệt Tuy nhién, trong một sô trường hop do điều kiện và hoàn cảnh

“bat đắc di” dẫn dén chủ thé có nghĩa vụ đã không thé thực hién hoặc thực hiện khôngđúng nghia vụ đã thoả thuận trong hợp đồng Những chủ thé do di không mong muốnhành vi vi phạm hợp đông xây ra nhưng vẫn phải chiu trách nhiệm đối với bên bi vipham Do vậy, dé đảm bảo sự công bằng giữa các bên, pháp luật có quy đính về một sốtrường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng nói chung và trong hop déng mua bánhang hóa quốc tê nói riêng

Theo từ điển tiéng Việt, “miễn” có nghĩa là cho khỏi phai chiu, khéi phải lam!” Nhvay, về ban chất việc “miễn trách nhiệm” và “không phải chịu trách nhiệm” cơ ban làgiống nhau, đều lả bên vi pham sẽ không phải chịu chế tai đổi với hành wi vi pham hopđồng của minh

* Bài Thủ Thanh Hing (2017), “Dich nluém đit suc”, “chế tàt” hoy “biển pháp hết phucTM đốt với hành vĩ

vipham hợp déng, Tap chủ Nehiin cứu lập phip ,(03),tr 32 4

'° Hoàng Phê (2003), Từ đin tiếng Việt, Viên Ngôn Ngĩt, NXB Da Ning, tr 631.

Trang 15

Khi giải thích về điều khoản miễn trừ (Exemption clauses) tai Điều 7.1.6, PICC

2016 có đưa ra định ngliia như sau: các điều khoản miễn trừ trước hết là những điều

khoản trực tiệp giới hạn hoặc loại trừ trách rửiêm pháp ly của bên không thực hiện trong

trường hợp không thực hiện hợp đồng Các điều khoản miễn trừ còn được coi là những.điều khoản cho phép mét bên thực hiện việc thực hiện khác biệt đáng ké so với những

8Ø bên kia mong đợi một cách hợp lý.

Khác với PICC dùng thuật ngữ “exemption” để chỉ miễn trách nhiệm thực hiệnnghia vụ hợp đồng Bộ luật Thương mại thông nhật Hoa Ky (Uniform Commercial Code

- UCC) đã sử dụng thuật ngữ “excuse” để mô tả van đề nay UCC không đưa ra định:nghia cụ thê của thuật ngữ này, tuy nhién, Điều 2-615 UCC đã dùng “excuse” dé liệt kê

ra các điều kiện miễn trách nhiém đối với việc một bên không thực hiện được các ngiĩa

vụ đã thoả thuận trước trong hợp đông (Excuse by Failure of Presupposed C onditions).

Ngoài ra, theo Từ dién Dai hoc của Random House Webster (2001) “excuse” có nghia

là “giải thoát khỏi một ng†ĩa vu"?

Pháp luật Anh lại cing thuật ngữ “loại trừ" (exclude) dé chỉ sự miễn trách nhiémkhi vi phem hợp đông, Điều 3) của Luật Điều khoản hợp dong không công bằng(Unfair Contract Terms Act 1977 - UCTA) quy định rang một bên không thé dua vàođiều khoản hợp đông dé loại trừ hoặc giới hạn trách nhiệm pháp lý đối với hành vi viphạm trừ khi điệu khoản đó đáp ứng được yêu câu về tính hợp ly “Loai trừ” (Exclude)

ở day có nghĩa là loại trừ trách nhiệm.

Tuy các hệ thông pháp luật trên sử dụng những thuật ngữ khác nhau nhung bản chit

đều là giải thoát trách nhiém cho một bên khi vi phạm hợp đồng, Từ những nghiên cứu

trên và định ngliia trách nhiệm khi vi pham hop đồng đã nêu ở mục 1.2.2, có thé rút ra

dink nghĩa về miễn trách nhiệm trong hợp đông mua bán hang hóa quốc tê như sau:

Mién trách nhiệm trong hop đồng mua bán hàng hóa quốc té là việc loại bỏ những tráchnhiềm pháp ly bắt lợi mà bên vi phạm gánh chiu do không thực hiện, thực hiện khôngday đủ hoặc thực liện không ding nghiia vụ đã guy đình trong hợp đồng căn cứ theo

các trường hop pháp luật đã guy đình hoặc do các bên théa thuẫn.

1.2.3 Đặc điểm cna mien trách thiệm trong đồng wna báu hang hóa quốc tế

Thứ nhất, hành vỉ vỉ phạm phải thuộc các trrờng hop tiễu trách nhiệm do pháp

Inat quy dinh koặc các bén thỏa thnan

Sư vị pham này phải xuất hiện trong sự kiện, hoàn cảnh đặc biệt được pháp luật quyđịnh trong hé thông pháp luật điêu chỉnh hợp đẳng hoặc được các bên thỏa thuân trong

'' Radom House (2001), Random Howe Webster's College Dictionary, Publisher Random House Reference New York.

Trang 16

hop đông

Vi dul: Người bán Đức và người mua Thuy Si giao kết hợp đông mua bán thiết bimay móc công nghiệp được sản xuất với bên thứ ba (có thoả thuận phân phối hàng hoávới người ban) Sau đó, nhà sản xuất huy hợp đồng với người bán và tử chối giao hàng

cho người bán Người mua vì cho rang người bán không thực hiện hợp đồng nên đã giao

kết hợp đồng với nha sản xuất trước đây của người bán, thỏa thuận hàng hoá sẽ đượcgiao trực tiếp dén trụ sở của bên mua Sau đây người mua tuyên bô huỷ hop đông vớingười bán Toa án khi xét xử nhận thay rằng việc người mua lo ngại người bán sẽ khôngthực biện hợp đồng là không hop lý, đáng lễ người mua phải gia hạn một khoảng thờigian dé người bán khắc phục V iệc người bán không thực hiên nghĩa vu giao hàng là dohành vị của người mua, vì vậy người bán được miễn trách nhiệm theo Điều 80 CISG”.Đây là trường hợp miễn trách nhiệm được CISG quy định

Ví dụ2: Vào ngày 26/7/2011, người mua Thụy Sĩ yêu cầu người bán Ukraina bôi

thường vì vi pham nghĩa vụ hợp dong giao ngé"? Theo hợp đông, người bán phải giao

ngô cho người mua trong 5 chuyên hàng Người bán đã cung cap 16 hàng đầu tiên theođúng hợp đồng nhưng không cung câp được 4 lô hang còn lai do thay đôi luật pháp trongnước khién không thé xin được giây phép cân thiệt dé xuat khâu ngô Toà nhận dinh

việc không giao hang còn lại do không được cap phép cầu thành lệnh cam xuất khâu cho phép hủy hợp đồng theo Gafta số 200 (hợp dong mau số 200 của Hiệp hội Thương mai

Ngũ cóc và Thức én chin nuôi, các bên thỏa thuận sử đụng kết hợp trong hợp đồng

giữa các bên, trong đó bao gồm cả điều khoản bat khả kháng) Như vay người bản trongtình huéng này được mién trách nhiệm do các bên đã thoả thuận trong hợp đông

That hai, về ughia vụ chứng minh

Bên vi pham khi thuộc trường hợp miễn trách nhiém thi không đương nhiên được miễn trách nluệm Bên vi pham phải thu thập bang chúng va chủ động cling minh đượccác điều kiện được mình được miễn trách nhiệm Nếu bên vị phạm không chúng minhđược đều này một cách hợp lý theo quy đính của pháp luật thì sẽ không co căn cứ để ápdung miễn trách nhiệm đối với hành vi vi pham, Khoản 1 Diéu7.1.7 PICC 2016 có nhắctới ngiĩa vụ chúng minh này: “Bên có ngÌữa vụ được miễn trừ hân quả do việc không

thực hiện của bên mình nếu chứng minh được rằng việc không thực hiển là do một trở

! Ngô Nguễn Thảo Vy, Nguyễn Hoàng Thái Hy (2020), Đọc Inéu CISG qua thc tiển gi quyết các tranlt

chấp tiêu biểu, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chi Moii,tr 357-358.

© Com case, Intemational Conmercial Arbitration Court at the Ukranian Chamber of Commerce and Industry CAU), 23 Jauary 2012, https://cisg-online org/starch-for-cases?caseld=8‡70, truy cập ngày: 26/11/2023.

‘The Grain and Feed Trade Association standard contract No 200 (Gafta No 200).

Trang 17

Như vậy dé được miễn trách nhiệm, bên vi phem phải có nghĩa vu chúng minhtrường hop của mình N ghia vụ chứng minh của bên vi pham có ý nghĩa rất quan trọng,trong van đề được miễn trách nhiém hay là không Điều này sẽ được phân tích rõ hơn ở

Chương 2 khoá luận.

Thit ba, về nghĩa vụ thông báo

Bên cạnh ngiĩa vụ chứng minh trường hợp miễn trách nhiệm khi vi pham hợp đồngcủa minh, bên vi pham còn phải thông báo cho bên bị vi phạm về van đề minh đượcmiễn trách nhiệm Khoản 3 Điều 7.1 7 PICC 2016 đã quy đính: “Bén có nghia vu phảithông báo cho bên có quyền về sự tôn tại của trở ngại và ảnh hưởng của ching đối với

khả năng thực hiển của minh”.

Như vậy, bên vi pham phả: thông báo một cách kịp thời cho bên kia về trường hợpđược mién trách nhiệm và những hậu quả có thể xây ra Việc thông báo trong khoảngthời gan hợp lý có ý nglfa giúp giảm thiểu thiệt hại nhật có thé, các bên có thé gia han

thêm thời gian thực biện nglifa vụ hợp đông đối với bên vi pham, hay tim các biện pháp khắc phục thay thê kip thời dé có thé tiép tục thực hiện hợp đồng, bên bi vi phạm có thể tam ngừng thực hiện nghia vụ hợp đông của mình đến khi bên vi phạm tim được giải pháp khắc phục, hay nêu bên bị vi pham còn có hợp đông với một bên thứ ba nao đó liên quan đến đối tượng của hợp đồng với bên vi pham thì khí được thông báo kip thời,

bên bị vi phạm có thể từ chối giao kết với bên thứ ba (nêu chưa giao kết hợp dong) hoặc

thông báo ngay cho bên thứ ba biết về trường hợp của minh (nếu đã giao kết hợp đồng).

Thit te, về hệ qua pháp lý khi được mien trách nhiệut

Khi bên vị pham viên dan, chứng minh và thông báo cho bên bi vi phạm các trường.hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thi họ sẽ không

phải chịu những chê tai do sự vi pham của ho

Pham vi miễn trách nhiém sé phụ thuộc vào các quy định của luật các bên thöa thuận

áp dụng cho hợp dang hoặc do các bên tự thoả thuận với nheu Các trách nhiệm có théđược miễn khi vi phạm hop đông mua bán hàng hóa quốc tê đó là: Buộc thực hiện đúnghợp đông, Phat vi pham, Buộc bởi thường thiệt hại, Tam ngừng thực biên hợp đồng,

Dinh chỉ thực hiên hợp đông, Hủy bỏ hợp đồng, Yêu câu thanh toán tiền lai trên các

khoản thanh toán chậm, Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận.

Đôi với trường hợp các bên tư thoả thuận, phạm vi miễn trách nhiệm sẽ được quyđịnh cụ thể trong hợp dong, bên vi pham chỉ được miễn những trách nhiém ma hợp đồng

các bên đã ghi nhận.

Đôi với trường hợp các bên không có thoả thuận, ví dụ trong trường hợp miễn trách

Trang 18

niêm do gặp sư kiện bat kha khang theo PICC 2016 trách nhiệm được miễn duy nhật

ở đây là trách nhiệm bôi thường thiệt hại Khoản 4 Điều 7.1.7 PICC 2016 quy định:

“Những quy dinh của điều khoản này không ngăn cam các bên thực hiện quyên hug hopđồng hoãn thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu câu thanh toán tiền lãi cho khoản tiền đến hạn”.Nhu vậy, trách nhiệm ma bên vi phạm được miễn trong trường hop gắp sư kiện bat khakháng theo PICC 2016 chỉ là trách nhiệm bôi thường thiệt hai

Bên canh việc được miễn trách nhiệm, các bên có thể thỏa thuận kéo dai thời hạnthực hiện ngifa vụ hop đông dé tiếp tục hop đồng, đàm phán lại các điều khoản hợpđồng hủy bỏ hop đông nêu không thê tiếp tục và bên vi phạm có thể phải chiu nhữngtrách nhiệm khác ngoài trách nhiêm được miễn

1.3 Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hep đồng mua bán hàng hóa quốctế

Căn cử theo pháp luật quốc tê và pháp luật các quốc gia, có thé kề đền một so trườnghợp mién trách nhiém sau đây:

bắt kha khángĐây là trường hợp miễn trách nhiém điền hình va pho bién nhất trong các tranh chapliên quan dén van đề miễn trách nhiệm trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Cum từ "bắt khả kháng” bắt nguồn tử tiếng Pháp “force majeure”, có nghĩa là “sứcmạnh tdi cao” (superior force) hoặc cũng có thể biểu là “không thể kháng cunéi” Theoquy dink tại Điêu 1218 Bộ luật Dân su Pháp, trường hop bat khả kháng trong lính vựchop đồng là trưởng hợp xây ra một sự kiện ma bên có nghĩa vụ không kiểm soát được,

Thứ uhất là mien trách nhiệm do bêu vỉ phạm gặp se

không lường trước được một cách hợp lý tại thời điểm giao kết hợp đông và các hệ quả

của nó không thể tránh được bằng các biện pháp hop lý, gây trở ngại cho việc thực hiện

ngiữa vụ của bên có nghĩa vụ.

Ngoài ra, cần phải phân biệt khá: niém bat khả kháng với khái niém khó khăn trởngại hay con được goi là sự thay đổi hoàn cảnh cơ ban (hardship) Đó là hai khái niệm

khác nhau tuy nhiên lại có một số điểm giống nên dễ gây nhâm lẫn khi áp dụng Điều

6.2.2 PICC 2016 có đưa ra đính ngiữa về hoàn cảnh cơ ban!’ Việt Nam cũng có quyđịnh về thực hiên hợp đồng khi hoàn cảnh thay déi cơ bản tại Điêu 420 Bộ luật Dân sx

2015, nội dung cũng tương tự như PICC quy đính, bao gam đặc điểm của hoàn cảnh.thay đôi cơ bản; cách ứng xử của các bên khi hoàn cảnh đó xảy ra và hướng giải quyết

'! Đầu 6.2 3: “Boàn cônhcơ bản được xác lập Ree xã! ra các sục kiện làm they đối cơ bên su cân bừng giữa các nghia vụ lợp đồng hoặc do chỉ phi thuc hiện ngiữa vie tăng lên hoặc do giá trị của nghiia vu đối trừ giãm

xưởng và: (4) các sư kiên này xe) ra hoặc được bên bi thiệt het biết đến sat Mã giao kết hep đồng; (b) bên bi bee

loi đãi không thé tính một cách hop Bý đến các su kiên đó Mn giao ết hợp đồng, €) các sự Biện nên nan ngoài sie

kiểm soát của bên bi bat lợi; và ( ma ro về các su kiện này khổng được bên bt bất lợi ginht chin”.

Trang 19

khi các bên không thoả thuận được.

Từ những quy định trên, có thé thay hoàn cảnh cơ bản và sự kiện bat khả kháng có

những điểm tương đông như Xây ra sau khi giao kết hợp dong, đều la sự kiện khách

quan, phát sinh ngoài dự kiến, không thể kiểm soát được Chính vì sự tương đông này

ma khó phân biệt được dau là sự kiện bat khả khang hay hoàn cảnh cơ bản dé có thể áp

dung cho đúng khi rơi vào trường hợp do.

Tuy nhiên, hoàn cảnh cơ bản và su kiện bat khả kháng có mat sô dâu hiệu có thé

phân biệt như sau: (1) Hoan cảnh cơ bản tạo ra hoàn cảnh làm cho một bên khó khăn

hon trong việc thực hiện hop đồng (nêu thực biện thi sẽ bat loi cho phía minh), con sựkiện bat khả kháng can trở một bên không thể thực biện nghia vụ của minh; (2) Mụcđích của việc quy dinh hoàn cảnh hoàn cảnh cơ bản là nhằm duy trì quan hệ hợp đôngtrên cơ sở dam phán lại, trong khi đó việc quy định trường hợp bat khả kháng với mụcdich là miễn trách nhiém cho hành vi không thực hiện nghiia vu hợp dong

Để làm rõ van dé trên, có thé xem xét án lệ sau: tranh chép giữa Công ty Scafom

International BV (người mua - Hà Lan) và Công ty Lorraine Tubes S.AS (người bán

-Pháp) về mua bán ống thép SAS, tranh chap được giải quyết tai Tòa án tối cao của Bï1t,

Tranh chấp phát sinh khi giá thép trên thi trường tăng lên 70% so với giá ban đầu khién hai bên bat đông về việc điêu chỉnh giá trong hợp đồng Toa công nhận rằng giá thép thi trường tăng là không lường trước được đã dén đền sự mật cân bằng nghiệm trong khién

việc tiệp tục thực luận hop đông với giá ban đầu trong hợp đồng sẽ gây bat lợi cho ngườiban Toa án căn cứ vào nguyên tắc chung tại Điêu 7 CISG, và điều khoản hoàn cảnh cơbản của PICC 2016 (Điều 6.2.1 đến Điều 6.2 3) Theo Điều 6.2.2 của PICC 2016, mộtbên có thé yêu cau bên kia đảm phán lại nêu có những sự kiên xảy ra làm thay dai cơbản sự cân bằng của hợp đồng Bên cạnh đó, nguyên tắc thiện chí trong quan hệ hop

đồng cũng yêu cau các bên phải hợp tác đề cùng khắc phục những khó khăn trong quá

trình thực hiện hợp đông, V ới những lap luận trên, Tòa án của Bi cho rằng các bên phải

dam phán lai giá trong hep đông.

Thứ hai là uiễu trách nhiệm do lỗi của bêu bị vỉ phạm

Khi hành vi không thực hiện, thực hiện không day đủ hoặc thực hiện không đúng

ngiĩa vụ hợp đông của một bên là do lỗi của bên còn lại thì bên vi phạm không phải

chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm do Khi đó, bên vi phạm sẽ không phai chịu trách

nhiệm về hành vi vĩ phạm

Scafom Biternational BV v Lorraine Tubes SAS, Hof vin Cassatiz van Belgie/Cour de cassation de

Belgique (Belgian Supreme Cot), 19 Kme 2009, hutps://cisg- online org/search-for- cases %caseld=7880 ,truy cập

ngày 5/10/2023.

Trang 20

Trường hợp này được đất vì người khiến vi phạm hợp đông xảy ra sẽ không đượcviện dẫn sự việc nay dé đem lại lợi ich cho chính họ, khi ho làm cho phía bên kia khôngthé thực hién được đúng theo nghĩa vu hop dong thì họ không có quyền buộc bên kiachịu trách nhiệm Điều này là hoàn toàn công bằng và hop lý.

Thứ ba là mién trách nhiệm do bêu thit ba có quan hệ với tuột bên trong hợp đồnggặp trở ngại

Trong quan hệ mua bản hàng hóa quốc tê, có những trường hợp hop đông không chiđược ký két giữa bên bản va bên mua mà còn tên tại sự tham gia của những bên liênquan có quan hệ hợp đông với bên bản hoặc bên mua Những bên liên quan nay đượcgợi là bên thứ ba Bên bán hoặc bên mua sẽ nhờ bên thử ba thực hiện mét phân hoặctoàn phân ng†ĩa vụ hợp đông của minh

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đẳng với bên bán hoặc bên mua, bên thứ

ba gap một trở ngại nào đó can trở việc thực hiện nghiia vụ của mình Trong trường hợp

này, nêu bên bán hoặc bên mua có quan hệ với bên thứ ba chứng minh được vì gặp trởngại mà bên thử ba không thực hiện được nghia vu hợp đông và vì sự không thực hién

đó khién bên bán hoặc bên mua không thực luận được nghiia vụ với bên còn lại (sư việcnày câu tạo thành mot trở nga) thì bên bán hoặc bên mua cùng được miễn trách nhiệm

trong trường hợp này.

Thút tr là mien trách nhiệm do các bén có thỏa thuận trong hop đồng

Hop đồng mua bán hàng hoa quốc té về bản chat cũng là hợp đồng dân su thôngthường tức là có sự bình đẳng và tư do thỏa thuận Do đó, các bên có thể tự do thỏathuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đông Khi hợp dong được giaokết bằng văn bản, thi thỏa thuận miễn trách nhiệm được ghi nhận trong nội dung hợpđồng hoặc trong phụ lục hợp đồng Kể ca khi hợp đồng đã ký kết các bên van có thểthöa thuận bằng lời nói hoặc hành vi cụ thé hoặc sửa đổi, bố sung vào hợp dong cáctrường hợp mién trách nluệm

Thông thường các trường hợp miễn trách nhiém ma các bên thỏa thuận trong hợpđông sẽ trùng với các trường hop pháp luật quy định về van dé này Ví du như các sukiện bat kha kháng như Iii lụt, đông đất, báo

Thứ uănu là uiễu trách thiệu do thực hiệu quyết địth cha cơ quan quan lý nhànước có thẩm quyều

Bên vị pham sẽ được miễn các trách nhiệm có thể phải chiu khi ma việc vi pham là

do thực hiện quyét định của cơ quan quan lý nhà nước có thêm quyên mà các bên khôngthé biết được vào thời điểm giao kết hop đồng,

Đôi với mỗi quốc gia, hoạt đông ra quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có

Trang 21

thâm quyên với mục đích đưa các quy đính pháp luật vào cuộc sông nhằm điều chỉnh

các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội Bên canh đó, công dân phải tuân thủ pháp

luật tức là phải tuân theo, thực hiên chính xác và đây đủ những quyệt đính đó, khôngđược phép trái với những quy định của pháp luật Như vậy có thể thây, việc thực hiệnquyết đính của cơ quan quản ly nhà nước có thấm quyền là bất buôc đối với các bên Vìvậy trong trường hợp vì thực biện những quyết đính đó ma một bên trong hợp đồngkhông thực hiện được đúng theo nghiia vụ của mình thi bên vi phạm đó sẽ được miễntrách nhiệm phải chịu do vi phạm hợp đồng,

1.4 Ý nghĩa của việc quy dinhvé van đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế

Việc quy định về van đề miễn trách nhiệm trong hop đồng mua bán hàng hóa quốc

té có ý nghĩa rất quan trong đối với các bên trong hop đông 1a căn cứ giúp các bên bảo

vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình Quy dinh về van dé miễn trách nhiệm sé hưởngdẫn các bên cách xử sự khi xuất hiện cắn cứ miễn trách nhiệm Khi xảy ra trường hopmiễn trách nhiém, các bên sé dua vào điêu khoản miễn trách nhiệm néu có hoặc phápluật điều chính hợp dong dé có cách xử lý đúng dan như nghiia vụ chứng minh, ngiĩa

vụ thông báo dé bên còn lại kịp thời biệt

Bén canh đó, việc quy định về van dé miễn trách nhiệm giúp han chế tối đa các tranh

chap phát sinh từ hợp dong và từ do git được môi quan hệ kinh doanh tốt đẹp cho cácbên trong tương lai lâu dài Bởi nêu áp dung các chế tải đối với hành vi vi pham trongcác trường hợp bên vi phạm không thé lường trước, nằm ngoài sự kiểm soát và họ đã cógắng hét sức và áp dung moi biện pháp trong khả năng nhưng vẫn không thé thực luậnđúng hop đồng sé bat công với ho Điêu này sẽ dẫn đên các bên không con mong muôntiếp tục hợp tác với nhau Do vậy việc quy định van đề miễn trách nhiệm trong hợp đồngmua bán hàng hóa quốc té sé góp phân ảnh hưởng tích cực đối với các bên nêu các bêncòn muốn tiếp tục thực hiện hợp dong sau khi trường hợp miễn trách nhiém châm đứt

Ngoài ra, quy định về miễn trách nhiệm con có y nghĩa trong việc dé cao tính tưthöa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng Vì trong những trường hop, dé thé hiện

sự thiện chí trong giao kết hợp đồng, các bên đã tư thoả thuận đưa ra những trường hợpmiễn trách nhiệm khi vi phạm hợp dong Do vậy, việc pháp luật thừa nhận tính tự thoathuận trong van đề miễn trách nhiệm là hoàn toan đúng với tinh than của quan hệ hopđồng dan sự Hơn nữa việc các bên quy định zõ rang và cụ thé trong hợp đông các trườnghợp miễn trách nhiệm sẽ là căn cứ pháp lý quan trong cho các cơ quan giả: quyết tranhchấp khi có tranh chap xảy ra

Cuối cùng, quy đính vệ van đề mién trách nhiém thể hién tính công bằng trong quan

Trang 22

hệ hợp đồng, có tính chất ngăn ngừa những vi phạm do bên bị vi phạm gây ra Vi conhiing trường hợp, sư vi pham hợp đông là đo bên bị phạm không tận tâm thiên chí thựchiện hop đồng hay có hành vi có tinh gây can trở bên vi pham thực hiện hợp dong Nhưvậy, sự vị phạm xây ra hoàn toàn là do lỗi của bên bị pham, bên vi phạm không có lỗi

mà phải chịu trách nhiệm là bat hop ly Do dé nêu không quy định trường hợp miễntrách nhiém do vi pham hợp đồng thi sẽ dẫn đền việc không đảm bao được quyền lợicho bên vi phạm Hoặc có những trường hợp, bên vi pham cô tình loi dụng các sư kiệnbắt khả kháng làm căn cử miễn trách nhiém trong khí đó 1a sự kiên có thé lường trướcđược và có đề tránh và khắc phục được hậu quả Nêu không có quy định về điều kiện đểchap nhân day là trường hop được miễn trách nhiệm thì bên bị vị phạm sẽ phải nhân rủi

ro, thiệt hai về phía minh

1.5 Nguồn luật điều chỉnh van đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế

1.5.1 Điều woe quốc tế

Điều ước quốc tệ 1a một trong những nguén luật chủ yêu điều chỉnh quan hệ thươngmai quốc tế nói chung và quan hệ mua ban hang hóa quốc tê nói riêng Theo quy địnhtại điểm a khoản 1 Điều 2 Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tê, điệu ước quốc

té được hiéu là một thỏa thuận quốc té được ký két bang văn bản giữa các quốc gia vàđược pháp luật quốc tê điêu chỉnh, đủ được ghi nhân trong một văn kiên duy nhat hoặctrong hai hay nhiêu văn kiện có quan hệ với nhau và với bat ké tên gọi riêng là gì

Đôi với quan hệ hợp đồng mua bán hàng hỏa quốc tê, hiện nay tôn tại rất nhiều điệuước quốc tế điều chỉnh như Công ước Rome 1980 về Luật áp dung đối với các nghiia

vụ theo hợp đông Công ước New York 1974 về thời han trong mua bán hang hóa quốcté tuy nhiên những điều ước quốc tê này không có điều chỉnh trực tiếp về van đề miễn

trách nhiệm trong hợp đồng.

CISG được soạn thảo bởi Uy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tê(UNCITRAL) với mục đích hướng thống nhật nguồn luật áp dung cho hợp đồng muabán hàng hóa quốc tê đã có quy đính cụ thể về van dé miễn trách nhiệm Công tước nayđược thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của Uy ban của

Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tê với su có mặt của đại điện của khoảng 60

quốc gia và 8 tổ chức quốc tê CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 (khi có 10 quốc giaphê chuẩn, theo Điều 99 của Cổng ướo}?

Cho đến nay, CISG đã trở thành một trong các công ước quốc tê vệ thương mại

'' Trung tim WTO và Hội nhập - VCCI, So hie lich sử Công tóc Fin 1940 (C156),

tps:/fxramgtaumto savelmayen-de /1147-s0-lnoc-lich-su-cong-uoc-vien- 1980-cisg, truy cập ngày 20/09/2023.

Trang 23

được phê chuẩn và áp dung rộng rai nhật Tính đến ngày 22/09/2023, CISG đã có 97

nước thành vién'S gia nhập Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc

gia nhập Công ước và trở thánh viên thứ 84 của Công ước này Việc gia nhập CISG đã

đánh dầu một mốc mới trong quá trình tham gia vào các điều ước quốc tê đa phương về

thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam, góp phên hoàn thiên hệ thông

phép luật Việt Nam về mua bán hang hóa quốc tê và cho các thương nhân Việt Nam mộtkhung pháp lý hiện dei, công bang và an toàn để thực hiện hợp đồng mua ban hàng hóa

quốc tê

Công ước Viên 1980 gồm 101 Điều và được chia làm 4 Phan Van dé miễn tráchnhiém trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tê đươc CISG quy đính tại Phan 3 Muabán hang hóa, cụ thé là Điều 79 và Điều §0 của Công ước Theo đó, CISG đã nêu ra cáctrường hợp và điều kiện để các bên được miễn trách nhiệm khi vi phạm hop đồng muabán hàng hóa quốc tê

1.5.2 Pháp luật quốc gia

Bên cạnh các điều ước quốc tê, hệ thống pháp luật quốc gia cũng là mét nguồn luậtquan trong dé điêu chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa quốc tê cũng như vận đề miễn tráchnhiém trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tê Pháp luật quốc gia được hiểu là tônghợp các quy tắc xử sự do cơ quan có thêm quyên môi quốc gia thừa nhận, ban hành vàbảo dam thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước, đồng thời là yêu tổ điều chỉnh các quan

hệ xã hội nhằm tao ra mét xã hội ổn đính, trật tự trong nôi bô quốc ga.

Pháp luật quốc gia về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tê có thé ké đền một số văn

bản như Luật mua bản hàng hóa năm 1979 của Anh, Bộ luật Dân sự Pháp ban hành.

theo Pháp lệnh số 2016-131 ngày 10/2/2016 về cai cách luật hợp đông, Bồ luật Thương.mai Nhật Bản năm 2019, Bộ luật Thương mai thong nhất Hoa Ky

Ở Việt Nam, văn bản luật được áp dung chủ yêu dé điêu chỉnh vận đề hợp đông mua

ban hang hóa quốc tê đó là Bồ luật Dân sự Việt Nam nam 2015 và Luật Thương mai

Việt Nam nam 2005

Van đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bén hàng hóa quốc tế được LuậtThương mại Việt Nam 2005 quy định trực tiếp tại Điều 294, 295, 296 và nhắc đến tạicác Điều luật liên quan dén ché tai trong thương mai

1.5.3 Các ugnén luật khác

Bộ nguyêu tắc về hợp đồng throug mai quốc tế (PICC)

PICC lân dau tiên được ban hành năm 1994 bởi Viện thông nhất tư pháp quốc tê

© Theo thông kệ tai: ttps:/Âmc ra ]vm org/evtexts/salegoods/conventions/stle_of_goodsicisg/status, tray

cập ngiy 29/09/2023.

Trang 24

(viết tất theo tiếng Pháp là UNIDROIT), một tổ chức quốc tê liên chính phủ thành lập

năm 1929 và có trụ sở dat tại Roma (Italia) PICC ra đời với mục dich nhằm cung cấp

mét bô quy tắc thông nhật những quy định chung điều chỉnh trong lĩnh vực hợp đồng

thương mai quốc tê Tuy nhiên, trước những biến đôi không ngừng của thương mai quốc

tê, PICC cân phải được sửa đôi, bô sung Do vậy, PICC đã lân lượt cho ra đời các phiên

bản mới của PICC như PICC 2004, PICC 2010 và PICC 2016 (Hiện là phiên bản mới

nhất nham giải quyết các van đề mới và quan trong đối với công đông kinh té quốc tê

PICC có thé cung cập các giả: pháp cho những van đề nãy sinh trong hợp đồng ngay

cả khi luật được áp dung không thê giải quyết được những van dé đó Không những thé,PICC có thể được sử dụng dé giải thích, bd sung cho các văn bản pháp lý quốc tê nhằmthống nhất luật

PICC 2016 gồm 11 chương 210 điều, trong do van dé miễn trách nhiệm trong hợpđồng mua ban hang hoa quốc tê nằm trong quy dinh tại Chương 7 PICC, các nguyên tắcđiều chỉnh việc không thực hién hop đồng cụ thể tại các Điều khoản: 7.1 6 (Điều khoảnmiễn trừ) và 7.1 7 (Trường hợp bat khả kháng)

Au lệ quốc tế

Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật của cơ quan giải quyết tranh chap về một vụ việc cụ thể và được làm căn cứ dé ápdung cho những vụ việc có tình tiệt tương tự sau nay

Một số án lệ điển hình về van dé miễn trách nhiém trong hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế là: Án lệ về Mua ban sắt molybdenum! (CLOUT 277): Người bán không

giao hàng hóa cho người mua vi nhà cung cap không giao hàng hóa cho người bán Toà

án cho rằng người bán không được miễn trách nhiệm trong trường hợp này vì người bán

có thể tim nha cung cap khác có hàng hóa tương tự trên thi trường thay thê, Án lệ về

Rew Materials Inc với Manfred Forberich GmbH & Co KG?® (CLOUT 696): Người

bán không giao được hàng cho người mua đúng han theo hợp đồng Toa án ra quyếtđịnh người bán sẽ được miễn trách nhiệm đo hiện tượng cảng giao hàng bi dong bing làtrở ngai đổi với việc thực hiện nghia vu của người bán, Án lê về Không mở thư tin dung

và điều khoản phạt (CLOUT 104): Người mua không thực hiện ngiấa vụ tin dung thư

của minh theo thời gian đã thoả thuận và cả trong thời gian đã gia han Tòa trong tai cho

rang người mua không được miễn trách nhiệm vì lệnh ngừng thanh toán nợ nước ngoài

'+ Eơn molybdemm case, Oberlndesgerxht Hamburg (Cotet of Appeal Hamburg), 28 Februry 1997, hatps://cisg-online org/search-for-cases "caseld=6235 tray cập ngày: 20/09/2023.

*° Rew Materials Bx v Manfred Forberich GmbH & Co KG,U.S District Cowt for the Northem District

of Dimois,06 Faly 2004 hitps:/fcisg- online org/search-for-cases %caseld=6850, truy cập ngày 29/09/2023.

Trang 25

của chính phủ Bulgaria không phải trở ngại đôi với người mua”

Tính đền ngày 29/09/2023, theo cập nhật tìm kiêm tử Hệ thông dit liệu của CISG

tại https://cisg- online.org/search-for-cases, hiện có khoảng 205 bản án, quyết định về

giãi quyết tranh chấp các trường hợp liên quan dén miễn trách nhiém trong hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tê theo quy định tại Điều 79, 80 CISG

+ Eahipe to open letter of credit and penalty clase case, ICC Intemational Cot of Arbitration, 1992,

hatps:/Icisg-online org/search-for-cases %casela=6017 ,truy cập ngày: 29/09/2023.

Trang 26

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1Chương 1 Khoá luận đã nêu khái quát chung những van dé ly luận về hợp đồng muabán hàng hóa quốc tê như đính nghĩa, đặc điểm hợp đồng mua bán hang hóa quốc tê để

từ đó tạo tiên dé cho việc nghiên cứu về miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hanghóa quốc tê Sau đó, Khoa luận đã tim hiểu dé đưa ra định nghĩa trách nhiệm khi vi phamhợp đồng mua bán hang hóa quốc tê Trên cơ sở mat số tài liệu khoa học chuyên môn,quy đính của pháp luật quốc tê, quy đính của pháp luật một sô quốc gia và định nghĩatrách nhiém khi vi pham hợp đồng mua bán hang hóa quốc té đã rút ra trước đó, Khoaluận đã đưa ra đính ng†ĩa vé miễn trách nluệm trong hop đồng mua bán hàng hoa quốc

tê Tiếp theo Khóa luận phân tích các đặc điểm của miễn trách nhiệm trong hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tê dé cho thay những van đề về miễn trách nhiệm can quan tâm

đó là: hành vi vị pham phải: thuộc các trường hợp miễn trách nhiém được pháp luật quy

đính hoặc các bên thöa thuận, nghia vụ chứng minh, nghia vu thông báo và hệ quả pháp

ly khi được mién trách nhiệm Bén cạnh do, Khoá luận đã nêu khái quát các trường hợp

mién trách nhiệm và ý nghĩa của việc quy định các trường hợp miễn trách nhiệm Tử đógiúp có cái nhìn tang quan hơn trong những van dé ly luận chung về miễn trách nhiémtrong hợp dong mua bán hang hóa quốc tê Ngoài ra, Chương 1 Khoá luận còn nghiên.cửu các nguôn luật điều chỉnh hợp dong mua bán hàng hóa quốc tê nói chung va van démiễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hoa quốc tế nói riêng Từ đó siêu kháiquất những nguồn luật chính điều chỉnh van đề mién trách nhiém ma Khoa luân sử dụngxuyên suốt các chương sau dé phục vụ cho nghién cứu đề tai khóa luận đó là CISG, Bộ

luật Dân sự Viét Nam 2015, Luật Thương mai Viét Nam 2005 và các án lệ quốc tê

Trang 27

Chương 2:

THỰC TRANG CÁC QUY ĐỊNH VE VAN DE MIEN TRÁCH NHIEM

TRONG HOP DONG MUA BAN HANG HOA QUỐC TE

THEO CISG VA PHAP LUAT VIET NAMCISG va pháp luật Việt Nam đã có những quy định về van đề liên quan dén miễntrách nhiệm trong hợp đồng mua bán hang hóa quốc tê Điều đó thé hiện ở các điềukhoản trong văn bản pháp luật như Điều 79, 80 CISG; Điều 294, 295, 296 Luật Thươngmai Việt Nam 2005; Điều 156, 351 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 và một số văn banpháp luật khác Những quy định của pháp luật Việt Nam có những điểm tương đồngcũng như có những điểm khác so với quy định của CISG Để làm séng tỏ những điểm

đó, sau đây Khoá luận sẽ phân tích cụ thé từng trường hợp áp dung các quy đính về van

dé mién trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tê theo CISG và pháp luật

Việt Nam

Theo quy đính của CISG, có 3 trường hợp bên vi pham sẽ được miễn trách nhiém

đó là: Miễn trách nhiém do bên vi phạm gặp trở ngại, miễn trách nhiệm do bên thứ ba

có quan hệ với một bên trong hợp đông gặp trở ngai, miễn trách nhiệm do lỗi của bên bi

vi pham Còn theo quy định của pháp luật Viét Nam, bên vi pham sẽ được miễn trách.nhiệm trong 4 trường hợp sau: Miễn trách nhiệm do thỏa thuận trong hợp đông miéntrách nhiệm do bên vi phạm gap sự kiện bat khả kháng, miễn trách nhiệm do lỗi của bên

bị vi phạm, miễn trách nhiệm do thực hiện quyết dink của cơ quan quan ly nha nước có thấm quyên.

2.1 Miễn trách nhiệm do bênviphạm gặp trữ ngại theo quy định của CISG và

pháp luật Việt Nam

2.1.1 Min trách nhiệm do bêu vỉ phạm gặp trở ngại theo quy định của CISC

Cơ sở pháp lý

Theo CISG, bên vĩ phạm sẽ được mién trách nhiệm khi gap “trở ngại” theo quy định

tại khoản 1, 3, 4 và 5 Điều79 của Công ước

Dinh nghĩa “trở ngại”

Khi quy định về trường hop này, CISG đã sử dụng thuật ngữ riêng biệt là “trở ngại”(impediment) thay vì thuật ngữ “bat khả khang” theo quy đính trong pháp luật mét sốquốc gia với mục đích “từ đỏ [người đọc] không thé sir cing pháp luật quốc gia nào détham khảo và giải nghĩa thuật ngữ này Điều này giíp tránh việc muon cách giải thíchtrong pháp luật quốc gia mà từ đó sẽ dẫn đến việc hiểu sai thuật ngit được sử dụng

Trang 28

trong Công ước '2? CISG không đưa ra định nghĩa trở ngai cụ thé, chi đưa ra các dauhiệu dé nhận biết trở ngại Dựa trên các dầu hiệu Công ước đã nêu ra, có thể hiểu, trở

ngại là sự kiện xây ra khách quan, không phụ thuộc vào y chí của các bên, nằm ngoài

sự kiểm soát, không lường trước được vào lúc kỷ kết hop dong và không tránh được haykhắc phục các hậu quả của nó Đó là sự kiên đó gây khó khan, căn trở chủ thể thực hiénnghia vụ hợp đồng

Nghĩa vụ chứng mink

Dé được miễn trách nhiệm, bên vi phạm cân phải chứng minh mình thuộc trườnghợp miễn trách nhiệm do gặp trở ngai theo quy định: của CISG Căn cứ theo khoản 1Điều 79, có thé nhận thay 4 tiêu chí cân phải đáp ứng để được miễn trách nhiém trongtrường hop gap trở ngại đó là: Trở ngại nằm khách quan nằm ngoài sự kiểm soát, trởngại đó không thé lường trước vào lúc ky kết hop đồng, trở ngại đó là không thé tránh.được hay khắc phục các hậu quả của nó, việc không thực hiện nghia vụ của một bên là

đo trở ngại đó.

Thứ what, trờ ngại ma bên vi pham hợp đông gặp phải là sự kiện khách quan, năm.ngoài tam kiém soát, bên vi phạm di muôn hay không muốn thì sự kiên do van xảy ra,không phụ thuộc vào y chí của bên vi pham Cac sự kiện đó có thé là hién tương tenhiénnihư Hỏa hoạn, cháy nộ, lũ lụt, sóng thân hay là các hiện tượng xã hội như Bao đông,

nổi loạn, chiên sự, phá hoại, cam vận

Thứt hai, trở ngại đó phải là sự kiên không thể lường trước được về sự xuất hiện tạithời điểm ký kết hợp đồng Tức lả sự kiện đó không thể nhìn thay trước hay nằm ngoàikhả năng dự kiên; các bên không biết hoặc không buộc phải biết sự kiện đó sẽ diễn ra

và sự kiên đó diễn ra sau thời điểm ký kết hợp đông Tiêu chí nay duce dat ra yêu câucác bên luôn phải đề phòng đối với những yêu tó có thé ảnh hưởng đền quá trình thực

hiện hợp đồng, Tuy nhiên không phải lúc nao cũng dé phòng được những trở ngai có

thé can trở việc thực hiện hợp đẳng vi đó có thé là sự kiện bat thường, không thườngxuyên lặp di lặp lại như một quy luật Những trường hợp nlw vậy sẽ được xem xét miễn

trách nhiệm

Để làm rõ van dé trên, có thé xem xét một án lệ như sau: sự kiện cảng đóng băng là

sự kiên tự nhiên gây cản trở cho việc van chuyên hàng hóa của bên có ngiĩa vu trong

hợp đông Vu kiện Raw Materials Inc (RMI - người mua - Hoa Ky) với Manfred

Forberich GmbH & Co KG (Forberich - người bán - Đức) được giải quyết tại Tòa án

„ UN Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Hoàng Thái Hy (2020), Đọc hiểu CISG qua thực tiễn gidi quyết các tranlt

chấp tiểu biểu, NXB Daihoc Quốc gia TP Hồ Chi Minh, tr 210.

Trang 29

Quận Liên bang Hoa Kỷ?, Ngày 7/2/2002, RMI ký kết hợp đồng bang văn bản vớiForberich, theo đó Forberich đẳng ý cung cấp cho RMI 15000 - 18000 MT đường raytau hoa đã qua sử dung của Nga Hang được vận chuyển từ cảng St Petersburg, Nga

trước ngày 30/6/2002 Các bên thỏa thuận CISG là luật điêu chỉnh hợp dong Trong

tháng 6/2002, các bên đã đồng ý về việc Forberich xin gia hen thời gian thưc hiện hopđồng đến ngày “cuối cùng của năm đương lich”, không có quy định ngày cu thé do vậycác bên đã ngâm hiểu là Forberich sé giao hàng trước ngày 31/12/2002 Tuy nhiên đến.hết thời hạn này, Forberich van không giao hang do không may xảy ra một đợt tuyết

lanh bat thường làm cảng St Petersburg bị đóng băng vào ngày 1/12/2002 đã cản trở

việc giao hàng Người mua đã kiện lên Tòa sơ thêm vệ việc người bán vi phạm các điều.khoản trong hợp đông N gười bán đã bảo chữa thành công cho minh bằng lý do trở ngại

và được miễn trách nhiệm Người mua không thỏa mãn với kết quả của phiên sơ thamniên đã kháng cáo phản quyết của Tòa

Theo lap luận của người bán, sự kiện cảng đóng bang trong trường hợp này là “luận.

tương thời tiết bất thường" Người bán dan lời làm chúng của ông Nikolaev, nhân viêncảng St Petersburg, rang cảng đã bị dong băng vào ngày 1/12/2002, hiện tượng nay đãkhông xảy ra ké từ năm 1955, và không ai có thé dy đoán trước được hiện tương cảngđóng bằng som nhu vậy Ngược lại, người mua lei cho rằng “Hiển tương ấy không bat

ngờ đối với bat lỳ thương gia kinh nghiệm nào (cing nue bắt } sinh viên nghiên cứu dia lí nào)” Hơn nữa, theo người mua, phải mất 3-4 tuân để một con tau vận chuyển

hang từ cảng St Petersburg tới Hoa Ky, vì vậy lế ra người bản phải vận chuyên hàngtrước khi cảng đóng băng dé 16 hàng có thể đến trước thời hạn 31/12/2002 Tuy nhiên,không co bằng chứng nao chứng minh được liệu người bán có nghĩa vụ phải giao hàngđến Hoa Ky trước ngày 31/12/2002 hay chỉ được yêu câu chất hàng hóa lên tàu trướcngày 31/12/2002 Nêu chỉ yêu cầu chất hàng hóa lên tàu thì việc cảng đóng băng có thé

ngăn cần người bán thực hiện nghĩa vụ của mình.

Theo phán quyết của Toà án, người bán sẽ được miễn trách nhiém do gšp trở ngại.

Như người bán đã trình bay, tàu chở hàng đã rời cảng từ ngày 20/11/2002 và dự đoán.

đến cảng Hoa Ky phải mat 3-4 tuân, nhung mùa đông nam 2002 lại là mùa đông lạnhnhật trong lịch sử 60 nẻm trở lại của ST Petersburg đến nỗi tau phá bang cũng bi kẹttrong băng từ đỏ cân trở việc vận chuyển hàng hod dén người mua từ cuối tháng 11 trở

& Các chuyên gia lam việc tại cảng này cũng đã danh giá rang cảng bị đóng băng từ1/12/2002 và việc đồng băng sớm như thé chưa từng xây ra kế từ năm 1955 Toa cũng

`! Rem Materials bre v Meared Forberich GmbH & Co KG,U.S District Court for the Northem District

of Dimois,06 Anủy 2004 https: /fcisg- online arg/search-for-cases "caseld=6850,,truy cập ngày 7/10/2023.

Trang 30

xét thây rằng sự nghiêm trọng của mùa đông 2002 và biên tượng đóng băng cũng như

hậu quả của nó không phải hiện tương tư nhiên thông thường Bình thường cảng St.

Petersburg cũng sẽ bị dong bang như một hiện tượng tự nhiên xây ra hàng năm nhung

sự kiện này thường sẽ không xây ra cho đền hết tháng 1

Như vay đây là “sư kiên khách quan”, “không thé lường trước được” can trở bên vi

pham thực hiện ngiữa vu hợp đông Vi vay sự kiện cảng đóng bang trong trường hợp

nay là trở ngại nên người bán sẽ được mién trách nhiệm do vi phạm hop đông, kháng

cáo của người mua bị Tòa bác bỏ.

Từ vụ việc nêu trên có thé thay, sự kiện dé được coi là trở ngại trước tiên phải la sựkiện khách quan, ném ngoài tâm kiểm soát của bên vi phạm và không thé lường trướctại lúc ký kết hợp đông Sự kiện cảng đóng băng là hiện tượng do thời tiệt tự nhiên,khách quan, bat thường, không ai lường trước được (lanh nhat trong lịch sử 6D năm trởlei; chưa tùng dong băng sớm như vậy kể từ năm 1955)

Vì chưa có Tòa án nào ở Hoa Kỷ giải thích hoặc áp dụng Điều 79 của CISG, do vayToa đã viên dẫn các án 1é áp dụng quy đính của UCC về van dé liên quan do có những.điểm tương tự với Điêu 79 CISG Theo đó, Tòa đã sử dung án lệ áp dụng Điều 2-615UCC, quy đính 3 điều kiện để được miễn trách nhiệm: (1) Một sự việc ngau nhiên batngờ xảy ra; (2) Do sự việc ngẫu nhiên bất ngờ này việc thực hiện nghia vụ hợp đồngkhông thé diễn ra, (3) Hop đồng được giao kết trên cơ sở giả đính rang sự việc ngẫunhiên bat ngờ này không xảy ra Tuy nhiên quy định nur UCC không được chất chếbằng CISG, theo CISG còn phải có điều kiện nữa là bên vị pham “không thé khắc phục

được hau quả đo trở ngại gây ra” Trong trường hợp nay, do áp dung án lệ của UCC nên.

Toa án không yêu cầu người bán phải chúng minh minh để lam gi để khắc phục hậu quả

do sự kiện bat kha kháng gây ra, hay ho có có gắng tim cách khác dé thực hiện nghia vuhợp đồng hay không (ví du như xem xét liệu có thé tìm một cảng khác thay thé được

hay không)

Bén cạnh đó, việc gia han thời hạn thực luận hợp đông của các bên không rõ rang:

các bên thöa thuận bằng miệng nên không có bang chứng chính xác chúng minh các bên

đã gia han; không quy định rõ thời gian cụ thé giao hàng, không nói rõ giao tại cảng nao

ở Hoa Ky, cũng không nói 16 thời hen đã gia hen là áp dung cho việc hàng hoá dén cảng

phía người mua hay là áp đụng cho việc chất hàng hóa lên tàu tại cảng phía người bán

Do vậy, hậu quả là người mua - bên bị vi pham đá gặp bat lợi đối với những lập luận

của mình.

Thứt ba, trở ngại này không thé tránh được hay không thé khắc phục được hậu quảkhi nó xây ra Khi xảy ra trở ngại, bên vi phạm cân phải nỗ lực hết sức đề né tránh, khắc

Trang 31

phục hoặc it nhất là tác động dén hậu quả dé lai dé nhằm han chế tối đa rhững thiệt hai,tổn thật mà trở ngại mang lại trong pham vi khả năng của minh.

Tránh ở đây là bên vi phạm phi có các phương án phòng tránh sự xuất hién tiêm

năng của các trở ngại Ví dụ như đối với hoa hoạn thi phải chuẩn bị trước phòng cháychữa cháy Va khi sự kiên đã xảy ra thi bên vi phạm hop đông phải nỗ lực khắc phụchậu quả do sư kiện đó gây ra Như trong tranh chấp giữa RMI với Forberich đã nêu raphía trên, da người bán không bi bắt chứng minh kha năng khắc phục hau qua của minhnhưng người bán cũng đã nỗ lực khắc phuc bằng việc thuê tàu phá bang dé dan đườngcho tau giao hàng thoát khởi vùng biển đóng bang Tuy nhiên hành đồng này cũng khônghiệu quả vì lớp bang quá dày và cứng đến nỗi tàu phá bang cũng bi kẹt trong băng

Thứ tre, trở ngại và việc thực liận hợp đồng có mối quan hệ nhân quả Trở ngại nayphải là nguyên nhân trực tiệp dan tới bên vi pham không thé thực hiện được nghĩa vụcủa minh Néu việc không thực hiện được là do lỗ: của bên vi phạm thi bên vi phạm sẽkhông được miễn trách nhiệm do gap trở ngại

Dé lam rõ van đề trên, có thé xem xét một tình hudng sau: Tranh chap giữa Malaysia

Dairy Industries Pte Ltd (MDI - người mua - Singapore) và Dairex Holland BV (Dairex

- người bán - Hà Lan) được giải quyết tại Tòa án quận Hertogenbosch, Hà Lan?' MDI

đã ký tông céng7 hợp dong mua bán với Dairex trong khoảng thời gian từ tháng 10/1994đến tháng 4/1995 về việc Dairex cung cap cho MDI khoảng 1400 tân sữa bột với hamlương phóng xa tôi đa là 10 Bequerelles (BQ) Từ năm 1986, Bộ môi trường Singapore(MOE) đã ban hành lệnh cam nhập khâu thực phẩm chứa chất phỏng xa Iodine 131,

Caesium 134, Caesium 137 và Strontium 90 Người bán từ chối giao hàng và yêu cau

huỷ bỏ hợp đông Người mua khởi kiện yêu câu bôi thường thiệt hại đến Toa án Hà Lan

Theo người bán, nêu sữa bột bị tiêu huỷ thi người bán sẽ chịu lỗ đáng kế (vài triệu

guilders) Khi đó người bản lo so phải chịu toàn bộ rũ: ro nên người bán đã từ chối

giao hàng va châm đút hợp đồng Va người bán cũng đã viện dẫn khoản 1 Điêu 79 vàcho rằng minh được miễn trách nhiém Tuy nhiên, không có bằng chứng chứng minhngười mua sẽ không nhận hàng và thanh toán cho người bán nêu xây ra trường hợp sữa

bột bị tiêu huy do vượt qua hàm lượng cho phép của Chính phủ Singapore Hơn nữa,

người mua còn đề xuất thử nghiêm hàm lượng phóng xa, điệu đó chứng minh ngườimua đã nỗ lực giảm thiểu nguy cơ MOE ra lệnh tiêu huỷ sữa bột do ham lương phóng

xa vượt mức tiêu chuẩn

* Malaysia Dairy buhutries Pte Ltd v Dearex Holland BV, Rechtbank's-Hertogenbosch District Hertogenbosch),02 October 1098 lumps /icisg-anline org/search-for- cases ?caseTd=7232, truy cập ngày 8/10/2023.

Cot's-* Đơn vị tin tệ của Hà Lan tirnim 1434 cho đến năm 2002 cho đến khi đồng ewro được thông qua.

Trang 32

Theo phán quyết của Toa án, trường hop này người bán sẽ không được mién tráchnhiém theo khoản 1 Điều 79 CISG Trong năm 1993, thoi điểm thương lượng giao kếthợp đông, người mua đã thông báo nhiéu lần bằng fax cho người bản về yêu câu tiêuchuẩn khất khe đôi với ham lượng phóng xa của thực phẩm của Chính pho Singapore.

Mà hợp đông được các bên ký kết tử năm 1994 đền năm 1995 nên đây không phải trườnghợp “không thể lường trước được”, người bán đã biết trước về việc này trước khi ký kếthợp đông Hơn nữa, người bán cũng không chứng minh được rằng minh gặp phải bat kỳtrở ngại nào trên thực té ngoài khả năng thực hiên nghia vụ hợp déng Va theo lệnh camcủa Singapore, hêu quả lớn nhat có thê xảy ra đối với các bên là sữa bột sẽ bi tiêu huybởi MOE, tuy nhiên điều đó chưa diễn ra và việc đó không can trở các bên thực hiện.nghiia vụ hợp đồng của minh Do vậy, tiêu chuan hàng hóa của Chính phủ Singapore tuy1à sự kiện khách quan nhưng không được xem là trở ngại để người bản được miễn trách.nhiệm Như vậy, người bán sẽ không được miễn trách nhiệm do hành vì vi phạm hợpđồng và người bán phải bôi thường thiệt hai cho người mua

Trong tranh chap vừa nêu trên, sự kiện “yêu câu tiêu chuẩn khét khe đối với nhậpkhẩu thực phẩm chứa chất phóng xa” của Chính phủ Singapore không phải là nguyên.nhân trực tiệp căn trở ngiĩa vụ giao hàng của người bán Do sự kiện này xây ra trướckhi các bên ký kết, người mua cũng đã thông báo cho người bán khả nhiều lan và nhân.mạnh độ nghiêm khắc của lệnh cêm Do vậy đây là sự kiện khách quan nhung có thé

lường trước được.

Bên cạnh đỏ, nguyên nhân chinh dẫn đến người bán không thực hiện ngiĩa vụ theo

hop dong là do người bán sợ phải chịu toàn bộ rủi ro hàng hoá về phía minh, do vay

người bán đã từ chối giao hàng và muốn huỷ hợp đông, Như vay nguyên nhân dẫn dénbên vi phạm không thé thực hiên được nghila vụ là do lỗi của chính ho nên bên vi pham.

sẽ không được miễn trách nhiệm theo khoản 1 Điều 79 CISG.

Qua các vụ việc trên có thé thay, khi giao kết hop dong cân phải lưu ý những sựkiện có thể gây bắt lợi cho minh khi thực biện nghifa vụ hop đồng trong quá trình thựchiện hợp đông nêu có vấn đề gì khó khăn thì cén phải trao đổi với bên còn lai, tránh việc

vi phạm hợp đông, va cần phải năm 16 những quy định của pháp luật về van đề liên quan

để bảo vệ quyên và lợi ich hep pháp của mình Bên cạnh đó, khả năng chứng minh làrat quan trọng đối với bên vi pham và cả bên bị vi phạm Khi tranh chap xảy ra, các bêncân chuẩn bị sẵn các bang chứng có lợi cho minh dé lập luận, chứng minh cho cơ quanxét xử thây điều minh đưa ra là đúng, N goài ra, vai trò của cơ quan xét xử cũng rất quantrong, cơ quan xét xử cân phải xem xét kỹ lưỡng vụ việc và áp dung hợp lý các quy định.của pháp luật liên quan đề xét xử đúng, tránh sai sót gây bat lợi cho bên bi thuật hai

Trang 33

Theo khoản 4 Điều 79 CISG, bên vi phạm phải thông báo cho bên kia biết về trởngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ Như vậy, bên cạnh nghĩa

vụ chứng minh, bên vi phạm còn có tuột nghĩa vụ nữa đó chính là nghiia vụ thông báo.

VỀ nôi dung thông báo, CISG không có quy định cụ thể Tuy nhiên, trên thực tiễngiải quyết tranh châp, nội dung thông báo thường bao gồm thời gian, địa điểm diễn ra

trở ngại va ảnh hưởng của nó đôi với khả năng thực hiện nghia vụ của bên vi phạm.

Về thời han, CISG cũng không quy định cụ thé khoảng thời gian là bao lâu bên viphạm phải thông báo cho bên bi vi phạm biết về trường hợp miễn trách nhiệm của minhTuy nhiên, khoản 4 Điêu 79 quy định: “Nếu thống báo không tới tay bên kia trong mộtthời hạn hợp Ij} từ lửa bên không thực hiện nghiia vụ đã biết hay đáng lế phải biết về trởngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hai do việc bên kia không nhânđược thông báo” Như vây, sau khi xảy ra trở ngại ma bên vi phạm đã biết hoặc đáng lễphải biết, trong một thời hạn hợp lý nhật bên vi pham phải thông báo tới bên bi vi phạm

Hậu quả của việc vi phạm ng]#a vụ thông báo néu trên là bên vi phạm sẽ phải chiu trách

nhiệm về những thiệt hại do việc bên bị vi phạm không nhận được thông báo

Vé bình thức thông báo, CISG không có quy đình cụ thé về van dé này Điêu đó có

nghia là bên vi phạm co thể thông báo cho bên bi vi phạm đưới mọi hình thức: bằng

miệng, bằng văn bản hay các hình thức khác mién là bên bị vi phạm nhận được thông

báo của bên vi phạm.

Hiện lực của mien trách nhiệt

Hiệu lực miễn trách nhiệm trong trường hợp này chỉ có tính tem thời Khoản 3 Điều

79 CISG đã quy định, sự miễn trách nhiệm được quy định tại điều nay chỉ có liệu lực

trong thời ky tên tai trở ngai đó Như vậy, khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên thìbên vi phạm cũng chi được miễn trách nhiém trong thời ky trở ngại dẫn ra Khi trở ngạichâm đứt, bên vi phạm van phải tiếp tục thuc hiện hợp đông và phải chiu các chế tài

thương mai nêu hành vi vi phạm hop đồng van tiếp diễn.

Hệ qua pháp lý khi bêu vỉ phạm được uiễu trách nhiệm:

Theo quy đính của CISG, bên vi pham sé chỉ được miễn trách nhiệm béi thườngthiệt hại do trở ngại gây ra Căn cứ khoản 5 Điều 79", bên bị vi phạm vẫn có quyên ápdung các chế tai khác theo quy định của Công ước như Yêu câu giảm giá hang hoa(Điều 50), buộc thực biện hợp đồng (Điều 46, Điêu 62), tuyên bô huỷ hợp đồng (Điều

49, 64) và thanh toán tiền lãi trên các khoản thanh toán chim (Điều 78) Như vậy, sau

2 Khoản 5 Điều 79: “Các sự qip: dinh cña điều nàn: Khong can trở ting bên được sit ding moi quyển khác ngoài quyên được boi thường Điệt hạt chiết: theo Công tước nà)”.

Trang 34

khi trường hop mién trách nhiém xây ra, bên bị vi pham van có thé yêu câu bên vi pham.tiép tục thực hiện hợp đồng qua chê tài buộc thực hiên hợp đông Hay yêu câu bên vipham đền bù như yêu cầu giảm giá hàng hoá (bên bi vi phạm 14 bận mua) hay thanh toán.tiền lãi trên các khoản thanh toán chậm (bên bị vi phạm là bên bán).

Con khi thời gian diễn ra trở ngai là quá dai hay hậu quả do no gây ra là quá lớn,hay đơn gian là bên bị vi phem không còn muốn tiếp tục hợp đông nữa, bên bị vi phạm:

co thé tuyên bó uy hợp dong theo Điều 49 (bên bi vi pham 1à bên mua) hoặc Điều 64

(bên bị vi phạm là bên bán).

2.1.2 Miễn trách nhiệm đo bén vỉ phạm gặp sự kiệu bất kha khang theo quy định

cũa pháp luật Việt Nam

Cơ sở pháp lý

Theo pháp luật Viét Nam, nêu rơi vào trường hợp nay, bên vi phạm sẽ được miễn.trách nhiém theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điêu 294; Điêu 295; Điều 296Luật Thương mai năm 2005 Tuy niên, nêu chỉ căn cứ vào những điêu khoản trên thìrat khó dé xác đính trường hop bắt khả kháng Do vay, can phải dua trên các quy định.của các văn bản pháp luật khác như khoản 1 Điều 156; khoản 2 Điêu 351 Bộ luật Dân

sự năm 2015 hay tham khảo khoản 1 Điều 6 Phu lục 2 Hợp đồng mua bán điện mẫu ápdung cho các du án điện gió (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày

15 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công Thuong”

Định nghĩa ‘sy kiệu bat khả kháng”

Theo pháp luật V iệt Nam, căn cử khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự Việt Nam nam

2015, sự kiện bat khả kháng được hiểu là sự kiện xây ra một cách khách quan không thélường trước được và không thể khắc phục được mặc đủ dé áp dung mọi biện pháp canthiết và khả năng cho phép Sự kiên bắt khả kháng làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyên yêu câu không thé khởi kiện, yêu câu trong phạm vi thời hiệu.

Ngoài ra, tei khoản 1 Điều 6 Phụ lục 2 Hợp dong mua bán điện mẫu áp dung cho

các dy án điện gió (Ban hành kèm theo Thông tư sô 02/2019/TT-BCT), bên cạnh việc

siêu đính ngiĩa sự kiện bat khả kháng là sự kiên xây ra một cách khách quan không thélường trước được và không thể khắc phục được mắc dù đã áp dung moi biện pháp cân.thiết và khả năng cho phép, điêu khoản đã liệt kê các sự kiện bat khả kháng bao gồmnhung không giới han như (8) Thiên tai, héa hoạn, cháy nộ, lũ lụt, sóng than, bệnh dichhay đông đất, (b) Bao động, nỗi loạn, chiên sự, chồng đối, phá hoại, cam van, bao vay,phong téa, bat cứ hành đông chiên tranh nao hoặc hành động thù dich công đông cho dù

» Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngiy 15 thing 01 nim 2019 của Bộ Công Thương (sim đổi, bỏ sung nim 2019,2023) quy đnh tược hiện phát triển chr am điện gi vì Hợp đồng na bin điện mẫu cho các chr an điền gó

Trang 35

Nghĩa vụ chứng mink

Khoản 2 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 quy đính bên vi phạm hợp đồng có

ngiĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm Như vay dé được miễn trách.nhiệm do gặp sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm phải có nghĩa vụ ching minh sự kiện.khiên mình không thực hién được hợp đồng theo thöa thuận là sự kiện bat khả kháng

Về tiêu chí để chứng minh sự kiện bất khả kháng, pháp luật Việt Nam hiện naykhông có quy định cu thé tại điều luật quy dinh về miễn trách nhiém Vì vậy dé chứngminh một sự kiện là sự kiện bất khả kháng theo pháp luật V iệt Nam, cân dua vào địnhngiĩa về sự kiên bat khả kháng được đưa ra trong khoản 1 Điêu 156 Bộ luật Dân sự.Theo đó, dé chứng minh một sự kiện là bat kha kháng phải dép ứng các tiêu chí sau Sukiện xây ra một cách khách quan, sự kiện đó không thé lường trước được vào lúc ký kếthợp đồng, hậu quả không thé khắc phục được mặc di đã áp dung moi biện pháp canthiệt trong khả năng cho phép và việc một bên vi pham nghifa vụ hợp đông là do xây ra

sự kiện bắt khả kháng

Co thé thay, những tiêu chi được rút ra từ đính nghĩa bat khả kháng theo quy định:của pháp luật Viét Nam nêu trên hoàn toàn tương đông với các tiêu chí phải chứng minhtrong trường hợp miễn trách nhiệm do bên vi phạm gap trở ngại theo quy dinh của CISG

Do vậy, việc chứng minh những tiêu chí nay cũng tương tự như phên nghia vụ chứngminh đã nêu ở mục “2.1.1 Miễn trách nhiệm do bên vi pham gặp trở ngại theo quy dinh

của CISG”

Tuy sử dung các thuật ngữ khác nhau để quy định về trường hợp miễn trách nhiémnày, nhưng dua trên những dau hiệu của trở ngại theo CISG hay sự kiện bat khả khángtheo pháp luật Viét Nam, co thé thay cách hiểu về trở ngại của CISG và sự kiện bat khả

kháng của pháp luật Viét Nam 1a hoàn toàn đông nhất

Nghĩa vụ thông báo

Cũng như quy định của CISG, pháp luật Việt Nam cũng yêu cầu bên vi pham phải

có nghila vụ thông báo Pháp luật V iệt Nam dành hẳn một điều luật dé quy đính về nghĩa

vụ nay Theo khoản 1 Điều 295 Luật Thương mai 2005, bên vi phem hợp đồng phảithông báo ngay bằng văn bản cho bên bi vi phạm biết về trường hợp được miễn trách.nhiém và những hậu quả có thé xảy ra

Vé thời hạn thông báo, khoản 1 Điều 295 Luật Thương mai Việt Nam 2005 có quyđịnh bên vị phạm hop đông phải thông báo “ngay” bằng văn ban cho bên kia về trườnghợp được miễn trách nhiém và những hậu quả có thé xảy ra “Ngay” là (lam việc g) liên.sau đó, khéng chậm trễ Như vậy, ngay khi sự kiện bat khả kháng xảy ra, bên vi pham

Trang 36

phả: lap tức thông báo cho bên bị vi phạm về biết trường hợp miễn trách nhiệm của mình.

và hau quả có thé xảy ra do sư kiện bat khả kháng Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cònquy đính rõ hau quả pháp lý của việc không thông báo hay thông báo bị châm trễ thi bên

vi phạm phải chịu trách nhiệm bôi thường thiệt hai

Có thể kế dén trường hợp bôi thường thiệt hai do không thông báo khi gặp su kiệnbắt khả kháng sau Tháng 2/2008, Công ty TN (TP Hê Chí Minh) ky hợp đông mua bánhang hoá với Công ty nước ngoài tên SY về việc mua phân uré, giao hang chậm nhatngày 30/5/2008 Tháng 3/2008, TN ký hợp đông bán lại toàn bộ lô hàng cho Công ty M(Tiền Giang) Hét thời han giao hàng SY van không giao hàng Tai thời điểm này, giaphân uré trên thị trường đã lên cao hơn 30-40% so với giá khi ký kết hợp đông M thúcgiuc TN giao hàng và ra thông báo nêu trong thời han 7 ngày không giao hàng họ sẽkiện ra toà và đời phạt vi phạm và bôi thường thiệt hại Một tuân sau, SY gũi văn bản.thông bảo do cơn bão tran vao làm cho nha máy sản xuất bi hư hỏng nặng nên khôngthé giao hang được SY thông báo hoãn giao hàng 6 tháng và nêu TN không dong ý thixin huỷ hop đồng SY lây lý do bão là sư kiện bat khả khang dé được miễn trách nhiệm 2S.Trong trường hợp này, SY có thể được miễn trách nhiệm do gấp sự kiện bat khả khangnêu ho chứng minh được đủ các tiêu chi dé được công nhận là sự kiện bất khả khángtheo pháp luật quy định Tuy nhiên, họ van phải chịu trách nhiém về những thiệt hại dohành vi không thông báo kịp thời cho bên bị pham biết Vì hành vi không thông báo kịpthời của bên vi phạm ma Công ty TN phải chịu những tổn that nhy bị phạt vi pham hop đồng bôi thường thuật hại cho Công ty M.

V hình thức thông báo, khác với CISG không có quy đính cụ thể về van đề này,

theo quy đính của pháp luật Việt Nam, việc thông báo phải được thực hién đưới hình.

thức bang văn bản Việc quy định như CISG tạo điêu kiện cho bên vi pham chủ độnglựa chọn hình thức thông báo nhanh nhật, hợp ly nhật có thé để bên kia nhận biết được

tình hình bên ho Con quy định như V iệt Nam cũng hop lý, vì hinh thức văn bản bao giờ

cũng cụ thể, rõ ràng, và là bằng chứng quan trong néu xảy ra tranh chấp

Hiện lực của mién trách nhiệm

Tương tự như trở ngai của CISG, hiêu lực của miễn trách nluệm do gặp sư kiện bat

kha kháng theo pháp luật Việt Nam cũng có tính tam thời Khác với CISG, pháp luật

Việt Nam còn yêu câu sau khi trường hợp miễn trách nhiệm châm đứt, bên vi pham hợpđồng phải thông báo ngay cho bên kia biết, nêu bên vi phạm không thông báo hoặc thôngbáo không kịp thời cho bên kia thì phải bôi thường thiệt hại (theo khoản 2 Điều 295 Luật

» Nguyễn Thủ Mai Hương (2012), Đồn lun tốt nghiệp: Veo để miễn mách nhiệm do bất Kha Khang trong

hop đẳng mua bắn hàng hóa quốc tế, Trường Đai học Luật Hà Nội, tr 29.

Trang 37

Hệ qua pháp lý khi bêu vỉ phạm được mien trách nhiệm:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cắn cử khoản 2 Điêu 351 Bộ luật Dân sự

2015 và Điều 292, điểm b khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005, bên vi phạm sé

được mién tật cả các trách nhiệm như: Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phem, buộc bơi thường thiệt hei, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đính chỉ thực hiện hợp đơng, hủy bỏ hợp đơng, các biện pháp khác do các bên thỏa thuận khơng trái với nguyên tắc

cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tê ma Cơng hịa xã hơi chủ nghĩa ViệtNam là thành viên và tập quán thương mai quốc tế

Tuy nhiên, sau khi sự kiên bất khả kháng châm đút, các bên cĩ thé tiếp tục thực hiệnhợp đơng yêu câu đảm phán lai các điều khoản hợp đồng théa thuận gia han thực liệnngiữa vụ hop đơng hoặc hủy bỏ hợp đồng Trường hợp thời gian diễn ra sự kiện bat khảkháng khơng kéo dải, hậu quả khơng quá nghiệm trọng mục đích, mong muơn của cácbên đơi với hop đơng van cịn, các bên cĩ thé tiép tục thực hiện hep đồng hộc yêu câu.dam phan lại các điều khoản hợp đơng dé thuận tiên cho các bên như các điều khoản vềgiá cả, thời gian, địa điểm

Về thỏa thuận gia hạn thực hiện hợp đơng, các bên cĩ thé thỏa thuận kéo dai thờihạn thực hiện nghĩa vụ hợp đơng theo quy định tai Điều 296 Luật Thương mai Việt Nam

2005 Theo đĩ, các bên cĩ thê thưa thuận kéo dai thời hạn thực hién nghĩa vụ hop đơng.Đối với hợp đồng mua bán hàng hĩa khơng cĩ thời han cơ định về giao hàng, néu các

bên khơng cĩ thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được thi thời hạn thực hiện nghia vụ

hop đơng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xây ra trường hop bat khả khangcơng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng khơng được kéo dài quá (8) 05tháng đổi với hàng hố mà thời hạn giao hàng khơng quá 12 tháng kế từ khi giao kết

hop đồng, (b) 08 tháng đối với hang hố ma thời han giao hàng được théa thuận trên 12 tháng ké từ khi giao kết hop đồng Nêu kéo dai quá các thời han trên thi các bên cĩ

quyền từ chối thực hiện hợp đơng và khơng bên nào cĩ quyền yêu cầu bên kia béi thường

thiệt hại Nếu từ chối thực hiện hợp đồng thi khơng quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời

hạn nêu trên, bên từ chéi phai thơng báo cho bên kia biết trước khi bên kia bat đầu tực

hiện nghĩa vụ hợp đồng,

Trường hợp thời gian diễn ra sự kiện bat khả khéng quá dai, hau quả do nĩ dé lại ratnghiêm trọng lam mat di điều các bên mong muơn đối với quan hệ hợp đơng, đặc biệt

là đơi với bên bị vi pham, thì các bên co thê tuyên bồ huy bỏ hop đồng Bởi hop đồng

được hình thành trên cơ sở tự nguyện, với mục đích lợi nhuận nào đĩ sẽ đạt được sau

khi thực hiện hợp đồng của các bên, khi ho mất di cái mục đích đĩ đơi với hợp đơng đĩ

Trang 38

thi không con ly do gi dé tiếp tục hop đông.

2.2 Miễn trách nhiệm do bên thứ ba có quan hệ với một bên trong hợp đồng

gặp trở ngại theo quy định của CISG

CISG có quy đính về miễn trách nhiệm do bên thứ ba có quan hệ với một bên trong

hop đẳng gặp trở ngại Còn pháp luật Viét Nam chưa có quy dinh điều chỉnh trường hợp

miễn trách nhiém nay

Cơ sở pháp lý

Miẫn trách nhiệm do bên thử ba có quan hệ với một bên trong hợp đồng gắp trở ngạiđược CISG quy định tại khoăn 2, 3, 4, 5 Điều 79 của Công ước bên canh trường hợpmiễn trách nhiệm do bên vi pham gặp trở ngại

Dinh nghĩa “bén thứ ba”

Bên thứ ba có thé hiểu là cá nhân hoặc pháp nhân độc lập, khác biệt, không năm.trong pham vi kiểm soát hoặc chịu trách nhiệm của các bên trong hợp dong mua bảnhang hóa quốc tế Gitta bên thứ ba và bên vi phạm trong hợp đông chính: phải tên tạimét quan hé hợp đông Bên thứ ba sẽ thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc củabên vi phạm trong hợp đông chính, công việc đó chính là một phương tiện dé thực thihợp đông chính

Theo một sô ý kiên của Hội đông tư van CISG*, bên thứ ba được dé cap dén trongkhoản 2 Điều 79 CISG là những người được bên vi pham thuê “độc lập” để thực hiện một phân hoặc toàn bộ công việc trong hợp đẳng với bên bi vi pham Cách diễn đạt của khoản 2 Điều 79 đường như ám chỉ bên thứ ba đó không gióng như nhũng người ma

bên vi phạm hoàn toàn phải chịu trách nhiệm vệ việc thực hiện của họ (như nhân viên

của bên vi pham hay một chi nhánh của bên vi pham ), bên thứ ba theo khoản 2 Điều

79 không chỉ là những cá nhân hoặc pháp nhân riêng biệt với bên vi pham ma còn độc

lập về mặt kinh té và chức năng với bên vi phạm, nằm ngoài cơ câu td chức, phạm vikiểm soát hoặc trách nhiệm của bên vi phạm

Nhu vậy, bên thử ba theo khoản 2 Điều 79 có thé là công ty van chuyển mà nguoibán hay người mua thuê dé giao hoặc nhận hàng dé giao hộ, hay là nha sản xuất hanghóa cung cap cho bên bán, hay 1a dai lý trung gian người mua thuê dé thực hiện hoạt

động thanh toán hộ

Nghia vụ chứng minh

Đây cũng là trường hợp liên quan đên trở ngại, nhumg là do bên thứ ba gấp trở ngại

dan dén họ không thé thực hiện hợp đông với bên vi pham và vi vậy bên vi phạm moi

* Alejandro M Garro (2007), CJSG Advisory Cormxeil Opinion No 7: Exemption of Liability for Damages

Under Article 79 of the CISG, https licisgac comfopnionsicisgac-opmion-no-7/,truy cập ngày: 25/11/2023

Trang 39

không thé thực hiện hợp đông đã ký kết với bên bị vi pham Tức là trong trường hợp nay ngoài quan hệ hợp đông mua bán hàng hóa quốc tê còn tôn tại quan hệ hợp đồng

của một trong các bên với bên thứ ba khác

Dé được miễn trách nhiém trong trường hợp này, bên vi phạm phải chứng minh

“điều kiện kép” sau đây:

Tint nhất, bên thứ ba được miễn trách néu các điều kiện ở khoản 1 Điêu 79 được

ap dung cho họ Nghia là bên thứ ba không thực hiện được công việc bên vi phạm giao

do gap trở ngại Bên thứ ba không thực hiện được công việc mà bên vi phạm giao dogấp sư kiên khách quan, không thé lường trước, không thé tránh hay khắc phục được.

Điều này phải được bên vi phạm chứng minh

Thứ hai, bén vi phạm được miễn trách nhiệm theo khoản 1 Điều 79 CISG Tức làhành vị không thực hiện công việc bên vi phạm giao của bên thứ ba câu thành trở ngạicho bên vi phạm Dé đáp ứng được điều kiên nay, hành vị vi phạm hợp đồng của bên vìpham phải do một trở ngại năm ngoài tâm kiêm soát, mà trở ngại này đến từ việc ngườithứ ba không thực hiện hợp đồng Tức là, việc người thứ ba độc lập không thực hiện.hợp đông phải là một sư kiên khách quan với bên vi pham hop dong ma bên vĩ phạm.nay không thé lường trước, không thể tránh hay khắc phục được

Mỗi quan hệ giữa 2 điều kiện trên phải được gắn liên với nhau, trách nhiệm của bên

vi phạm hợp đông chính sẽ bao trùm lên toàn bộ hanh vi của bên thứ ba độc lập, trừ khibên thứ ba và cả bên vi phạm đều gặp trở ngại như đã nêu trên thi bên vi pham cũng nhưbên thứ ba mới được miễn trách nhiém Trong trường hợp vi pham xảy ra do lỗi của bênthứ ba độc lập nay, thì cả bên vi phạm và bên thứ ba đều phải đáp ứng các điều kiện tiênquyết dé được miễn trừ theo khoản 2 Điều 79 Trong trường hợp này, bên vi phạm séchịu trách nhiệm ca về hành vi của bên thứ ba độc lập đó, trừ khi chứng minh được miễn trách nhiém theo khoản 2 Điều 79 Do đó, quy đính về trường hợp nay nhằm mục dichtang trách nhiệm của bên vi phạm vì nó quy định về nguyên tắc bên vi phạm phải chịutrách nhiệm vệ việc thực hiện sai sót của bên thứ ba độc lâp nlyz thể đó là hành vị của

chính mình.

Vu việc liên quan đền trường hợp này có thể kể đến là tranh chap giữa người bán

Nga và người mua Đức về hợp đồng cung cập sản phẩm hoá học vào quý 4 năm 1992.

Tranh chap được giải quyết tại Co quan trọng tài của Phong Thương mai và C ông nghiệpLiên bang Ng&??, Hàng hóa không được giao cho người mua trong thời gian quy định

°° Metallic soditon case, Trixmalof International Conmuercial Arbitration at the Russia Federation Chamber

of Commerce and Industry (MAC), 16 March 1995, hitps:ficisg-online org/search-for-cases ‘caseld=6179, truy

cập ngày: 24/11/2023

Trang 40

mac du từ tháng 1/1993 dén tháng 5/1993, người mua liên tục thông báo với người bánrang ho rat cân hang hóa được giao đúng theo thỏa thuận trong hợp đông và sẵn sànggia hạn thời han giao hàng Tháng 5/1993, người mua đã thông báo cho người bán rằng

người mua đã mua hàng hóa từ bên khác do người bán vi pham ng†ấa vụ hợp dong.

Người mua kiên yêu câu người bán bôi thường thiệt hai, những thiệt hai do bao gồm phí

tổn giữa số tiên hàng hóa được xác định trong hợp đông va mức giá ma người mua buộcphai mua hang hóa từ bên khác Người bán cho rằng minh sẽ được mién trách nhiệmtheo khoản 2 Điều 79 vì bên sản xuất cung cấp hàng hoá cho người bán đã ngưng sinxuất mét cách đột ngột và bên bán không thé lường trước được điều này

Căn cứ vào khoản 2 Điều 79 CISG, Hội đông trong tai cho rang người bán sẽ khôngđược miễn trách niêm do bên thứ ba gặp trở ngai vì người bán không đủ căn cử dé

chứng minh giúp ho thoát khởi trách nhiệm pháp ly do không thực hién nghĩa vụ của

minh kế từ khi nhà sản xuất hàng hóa ngưng sẵn xuất cũng như nhà sẵn xuất ngưng sản.xuất vì gặp trở ngai Theo Hội đông trọng tài, sự kiện nhà sản xuất của người bán ngưngsản xuất đột ngột không thé được coi là trở ngại vi đây là sự cô kinh doanh thông thường.Người bán phãi chịu trách nluệm vì khi giao kết hợp đông, người bán đã không thé tinhđến trở ngại cản trở việc tuân thủ hợp đông người bán van có thé tránh và khắc phuc

trở ngại này va hau quả của nó.

Như vậy, để được miễn trách nhiém do bên thứ ba có quan hệ với một bên tronghợp đông gép trở ngai, bên vi phạm phải chứng minh được các điều kiện như bên thứ

ba không thực hiện được công việc của minh do gặp trở ngại, hành vi của bên thứ ba

cau thành trở ngại đối với bên vi pham Tuy nhiên, bên vi phạm - người bán trong vụviệc nên trên da không chứng minh được các điều kiện đó Vì bên vi pham đã khôngđáp ứng được yêu tổ “lường trước” và “không thể khắc phục duoc” trong đặc điểm củatrở ngại Người bán có thé lường trước được việc nha sản xuất có thé đột ngột ngừngsẵn xuat vi sự cổ điện, nước hay sự cô kinh doanh như thiêu kinh: phí Và hơn hết,người bản vẫn có thé khắc phục được hậu quả như tim nhà sản xuất thay thé, xin gia hạnthời gian giao hang (người mua cũng nhân mạnh ho chỉ cần hàng hoá theo đúng hopđồng, sẵn sàng gia han thời gian giao hang) Tuy nhiên người bán đã không nỗ lực đểthực biện những biện pháp thay thé hợp ly Do vậy, bên vi phạm không được miễn trách

nhiém trong trường hợp này.

Nghĩa vụ thông báo

Cũng như trường hợp miễn trách nhiém do bên vi pham gặp trở ngại, sau khi biết

được bên thứ ba gap trở ngại làm cho bên thứ ba không thực hiện được công việc mà

bên vi pham đã giao, việc đó câu thành một trở ngai căn trở bên vi phạm thực hiện ngiía

Ngày đăng: 12/11/2024, 15:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w