Tóm tắt vụ án Nguyên đơn: Ông L là tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh Tết dân gian” loại hình mỹ thuật ứng dụng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch - Cục bản quyề
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Giảng viên: Nguyễn Thị Lâm Nghi
Nhóm sinh viên thực hiện:
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Lâm Nghi -
giảng viên môn Luật Sở hữu Trí tuệ của chúng em Cảm ơn cô vì những kiến thức sâurộng mà cô đã truyền đạt và chỉ dạy, cảm ơn cô vì đã tạo cơ hội cho chúng em đượcthực hiện bài tập “Bình luận án”, một phương pháp học tập rất bổ ích và độc đáo
Ở vị trí là những sinh viên còn non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng nhưkiến thức về chuyên ngành Luật Chúng em biết nhóm còn có nhiều thiếu sót và chưa
có nhiều kinh nghiệm Vì vậy rất có thể nhóm sẽ có những sai sót hoặc nhầm lẫn vềsuy nghĩ, quan điểm cũng như cách lập luận trong bài bình luận này Nhóm hy vọng cô
có thể đưa ra những lời nhận xét, góp ý để bài bình luận án của chúng em được hoànthiện nhất
Một lần nữa nhóm xin được cảm ơn cô vì đã dành thời gian đọc bản bình luậnnày
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Về ý nghĩa bài bình luận Bản án số 78/2022/KDTM-PT ngày 18-11-2022, thứ nhấtgiúp người đọc hiểu sâu hơn về đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là tácphẩm mỹ thuật ứng dụng có chủ đề liên quan đến văn hóa dân gian Cụ thể ở bản ánnày là tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” Thứ hai là đưa ra những vấn
đề pháp lý xoay quanh việc bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Và cuối cùng cho đưa
ra sự so sánh giữa hai bản án có tranh chấp giống nhau nhưng phán quyết khác nhau,
từ đó làm rõ hơn đối tượng của quyền tác giả
Về kết cấu, nội dung bài tiểu luận được trình bày thành 4 phần như sau:
I Giới thiệu tổng quan bản án
II Phân tích vấn đề pháp lý
III Thực tiễn thi hành Luật Sở hữu Trí tuệ ở Việt Nam và một số kiến nghị của nhóm
IV So sánh 2 bản án
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
I TỔNG QUAN VỀ BẢN ÁN
1 Các bên đương sự
2 Tóm tắt vụ án
3 Tại phiên tòa phúc thẩm
4 Nhận định của toà án
5 Quyết định tòa án
II BÌNH LUẬN VỀ BẢN ÁN
1 Câu hỏi pháp lý
2 Về đối tượng bảo hộ và quyền bảo hộ
2.1 Đối tượng bảo hộ
2.2 Quyền bảo hộ
2.3 Cụm hình ảnh có được bảo hộ không?
3 Hành vi xâm phạm quyền tác giả
3.1 Vi phạm quyền tác giả của Công ty T
3.2 Hành vi của Công ty T sau khi nhận cảnh báo
3.3 Yêu cầu bồi thường của ông L và phán quyết của Tòa án
3.4 Lập luận của Công ty T về hình ảnh “ông Đồ viết thư pháp”
4 Yêu cầu của Nguyên đơn và câu trả lời của Bị đơn
4.1 Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm
4.2 Yêu cầu bồi thường thiệt hại
4.3 Yêu cầu đăng lời xin lỗi công khai
4.4 Phản biện của Bị đơn và cách tòa án xử lý
5 Bình luận của nhóm
5.1 Sự bảo vệ quyền tác giả
5.2 Quy định về bồi thường và lời xin lỗi công khai
5.3 Cam kết của Công ty T
5.4 Án phí và trách nhiệm pháp lý
6 Hiệu lực pháp lý của các điều luật áp dụng
7 Vấn đề pháp lý của bản án
Trang 57.1 Đăng ký bản quyền không được phổ biến rộng rãi
7.2 Bảo vệ quyền tác giả từng phần của tác phẩm
7.3 Thiếu minh bạch trong việc xác định mức bồi thường
III THỰC TIỄN THI HÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1 Thực trạng vấn đề ở Việt Nam
1.1 Xâm phạm quyền tác giả: Siêu lợi nhuận và có sức hút đa lĩnh vực
1.2 Thị hiếu hàng giả và nhận thức pháp luật thấp
1.3 Sự thiếu chủ động của chủ sở hữu trí tuệ trong việc bảo vệ quyền tác giả
1.4 Bất cập trong các quy định và việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ
1.5 Mức xử phạt theo quy định quá thấp, tỷ lệ tái phạm cao
2 Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về việc đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam
2.1 Tăng cường nhận thức về việc đăng ký quyền tác giả
2.2 Đơn giản hóa quy trình và tăng cường thẩm quyền xử lý của các cơ quan chức năng
2.3 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chống hàng giả
2.4 Đề xuất về việc xây dựng Luật quyền tác giả riêng biệt và các vấn đề bản quyền trong thời đại kỹ thuật số
2.5 Thắt chặt xử lý vi phạm quyền tác giả
IV SO SÁNH 2 BẢN ÁN
1 Tổng quan bản án 213/2014/DS-ST
1.1 Các bên đương sự
1.2 Tóm tắt vụ án
1.3 Quyết định của tòa án
2 So sánh
2.1 Điểm giống
2.2 Điểm khác
2.3 Lý do cho sự khác biệt trong phán quyết
3 Kết luận
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6I TỔNG QUAN VỀ BẢN ÁN
1 Các bên đương sự
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn L Địa chỉ: Số 119/23 đường 3 tháng 2,
Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Bị đơn: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ T (nay là: Công ty Cổ phần
Thương mại Dịch vụ T) Địa chỉ: 277B C, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ ChíMinh
2 Tóm tắt vụ án
Nguyên đơn: Ông L là tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm “Hình thức thể hiện
tranh Tết dân gian” loại hình mỹ thuật ứng dụng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch - Cục bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013 đã kiện Công ty T vì đã sử dụng trái phép 2 cụm hình “3 em bévui Xuân” và hình “ông Đồ viết thư pháp cùng 2 em bé” trên chương trình quảng cáo:
“Lễ hội mua sắm Tết” tại hệ thống bán hàng của công ty là Siêu thị điện máy ThiênHòa thể hiện qua việc in ấn, xuất bản ấn phẩm chương trình “Lễ hội mua sắm Tết”đăng trên các trang quảng cáo trên báo Thanh Niên, Người Lao Động, Tuổi Trẻ ; in
ấn banner quảng cáo chương trình “Lễ hội mua sắm Tết” Ông L đòi bồi thường50.000.000 đồng và đăng xin lỗi công khai trong 3 kỳ trên 3 tờ báo giấy
Bị đơn: Thừa nhận việc làm của mình và tháo gỡ cũng như gửi công văn vào
ngày 21/3/2016 để xin lỗi ông L nhưng không nhận được phản hồi
Tại Biên bản hòa giải thành ngày 18/4/2022 theo thỏa thuận thì công ty T sẽ bồithường 30 triệu cho ông L để ông L rút đơn kiện; tuy nhiên ngày 22/4/2022 Bị đơnthay đổi thành 10 triệu để ông L rút đơn khởi kiện Trường hợp ông L không đồng ývới ý kiến thay đổi của Bị đơn, thì đề nghị Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo quyđịnh pháp luật
Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 754/2022/KDTM-ST ngày 31
tháng 5 năm 2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định như
sau: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn là ông Nguyễn Văn L
3 Tại phiên tòa phúc thẩm
Ngày 08/6/2022 Bị đơn công ty Cổ phần thương mại dịch vụ T kháng cáo toàn
bộ bản án sơ thẩm Bị đơn kháng cáo:
Thứ nhất, Ông L sử dụng hình ảnh ông đồ trong dân gian để vẽ lại bức tranh
không được xem là trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, hình ảnh ông đồ biểu tượng thuộc
về văn hóa dân gian và được lưu truyền từ rất lâu trong cộng đồng, không thể xác địnhđược ai là tác giả
Trang 7Thứ hai, Ông L chưa đăng ký quyền tác giả cho từng cụm hình vẽ và chỉ là tác
giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm "Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”,Ông L đãgộp chung cả 05 cụm hình vào trong một tác phẩm để đăng ký quyền tác giả Từ đó cóthể nhận thấy quyền tác giả của Ông L đối với từng cụm hình ảnh riêng rẽ chưa đượcxác lập Mà bản thân mỗi cụm hình ảnh riêng rẽ không thể tự thân tạo nên tác phẩm
Nguyên đơn đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm
Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa phát biểu: Công ty T kháng cáo nhưng tạiphiên tòa phúc thẩm không đưa ra được tình tiết nào mới nào làm thay đổi bản chấtcủa vụ án chứng minh cho yêu cầu của mình là có cơ sở Đề nghị Hội đồng xét xử báckháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm
4 Nhận định của toà án
Đây là vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau
và đều có mục đích lợi nhuận
Ông Nguyễn Văn L được công nhận là tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm
“Hình thức thể hiện tranh Tết dân gian” trong đó có hình ảnh “3 em nhà vui Xuân” vàhình ảnh “ông Đồ viết thư pháp cùng 2 em bé”
Các phần riêng biệt bao gồm: 2 cụm hình “3 em bé vui Xuân” và hình “ông Đồviết thư pháp cùng 2 em bé” trong tác phẩm của ông L thì quyền tác giả vẫn được bảo
hộ theo quy định
Các tài liệu, thông tin mà Nguyên đơn đưa ra là chứng cứ hợp lệ và Nguyênđơn không chấp nhận lời xin lỗi của Bị đơn nên Bị đơn buộc phải chịu biện pháp dân
sự theo quy định
Về yêu cầu bồi thường thiệt hại:
- Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn phải bồi thường thiệt hại về vật chất với số tiền là50.000.000 đồng là có cơ sở
- Chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn buộc Bị đơn phải đăng lời xin lỗi côngkhai liên tiếp 3 kỳ trên 03 tờ báo giấy: Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động với nộidung theo yêu cầu của Nguyên đơn
5 Quyết định tòa án
Thứ nhất, không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Công ty TNHH Thương mại
Dịch vụ T (nay là Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ T)
Thứ hai, giữ nguyên quyết định Bản án sơ thẩm.
Thứ ba, về án phí thì Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ T phải chịu theo quy
định của pháp
Trang 8II BÌNH LUẬN VỀ BẢN ÁN
1 Câu hỏi pháp lý
Thứ nhất, đối tượng được bảo hộ ở giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số
169/2013/QTG được Cục Bản quyền - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp ngày07/01/2013 là ai? Những cụm hình ảnh trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh Tếtdân gian” của ông L khi được tách riêng lẻ từng cụm có được được bảo hộ quyền tácgiả không?
Thứ hai, hành vi sử dụng 2 cụm hình “3 em bé vui Xuân” và “ông Đồ viết thư
pháp cùng hai em bé” của Công ty T có xâm phạm quyền tác giả của ông L haykhông?
2 Về đối tượng bảo hộ và quyền bảo hộ
2.1 Đối tượng bảo hộ
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2005 (sửađổi, bổ sung 2009, 2019, 2022), tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh Tết dân gian” củaông L thuộc một trong mười hai loại hình được bảo hộ quyền tác giả và thỏa mãn cácđiều kiện để tác phẩm được bảo hộ1:
- Là kết quả của hoạt động sáng tạo;
- Được ấn định trên hình thức vật chất hoặc được thể hiện thông qua hình thứcnhất định;
- Thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học
Tác phẩm cụ thể là loại hình mỹ thuật ứng dụng.2 “…Tác phẩm mỹ thuật ứngdụng được bảo hộ tổng thể các đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục cũng như cácphần riêng biệt của tác phẩm có thể tách rời để sử dụng độc lập thì quyền tác giả được
áp dụng cho tổng thể cũng như từng phần tác phẩm đó…”3 Trong đó, các hình ảnhtrong tác phẩm của ông L, như “3 em bé vui Xuân” và “ông Đồ viết thư pháp cùng hai
em bé”, là những yếu tố đại diện cho văn hóa dân gian, nhưng đã được ông L sắp xếp
và thể hiện sáng tạo, khác biệt với các biểu tượng văn hóa truyền thống Vì vậy, tácphẩm này đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật và được cấp Giấy chứngnhận đăng ký quyền tác giả số 169/2013/QTG vào ngày 07/01/2013
2.2 Quyền bảo hộ
Thứ nhất, quyền bảo hộ theo Luật SHTT Theo Điều 19 và Điều 20 Luật SHTT,
quyền tác giả bao gồm hai nhóm quyền chính: quyền nhân thân và quyền tài sản
1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022), Điều 13(1)
2 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022), Điều 14(1)(g)
3 Công văn 202/BQTG-QTG ngày 29/7/2014
Trang 9Quyền nhân thân của tác giả ông L bao gồm quyền được công nhận là tác giả và quyềnbảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm Quyền tài sản cho phép tác giả thực hiện các quyềnliên quan đến sao chép, phân phối, truyền đạt, công bố tác phẩm, và những quyền này
có thể được chuyển giao hoặc ủy quyền
Thứ hai, thời hạn bảo hộ Theo Điều 27 Luật SHTT, thời hạn bảo hộ của tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.Trong trường hợp tác phẩm chưa được công bố trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩmđược định hình, thời hạn bảo hộ sẽ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình Nhưvậy, tác phẩm của ông L là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, vẫn được bảo hộ với thời hạndài, bảo vệ quyền lợi cho ông L trong việc khai thác và sử dụng tác phẩm
Nhìn chung, tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh Tết dân gian” của ông L, vớicác cụm hình ảnh “3 em bé vui Xuân” và “ông Đồ viết thư pháp cùng hai em bé”, đủđiều kiện được bảo hộ theo Luật SHTT Quyền tác giả của ông L được bảo vệ thôngqua sự sáng tạo độc lập của ông trong việc thể hiện lại các yếu tố văn hóa dân gian, vàquyền lợi của ông được bảo hộ cả về mặt nhân thân lẫn tài sản Chính vì vậy, yêu cầukhởi kiện Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ T của ông Nguyễn Văn L hoàn toànphù hợp
2.3 Cụm hình ảnh có được bảo hộ không?
Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”
có được bảo hộ quyền tác giả không?
Về nguồn gốc, các cụm hình ảnh được thể hiện trong tác phẩm là những hìnhảnh đã được lưu truyền trong văn hóa dân gian từ lâu đời, các tác giả chỉ thay đổi một
số đường nét và sắp xếp theo một bố cục và hình thức thể hiện để tạo nên tác phẩmriêng của mình Những biểu tượng quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam(như thầy đồ viết chữ, múa lân, liễn chúc tết, hoa mai, hoa đào, trẻ em vui chơi vớipháo ) thì mỗi người có sự hình dung và thể hiện riêng của mình nhưng bản thân mỗimột biểu tượng riêng rẽ không thể tự thân tạo nên một tác phẩm để thể hiện không khítết dân gian mà các biểu tượng này phải được sắp xếp, thể hiện trong những bố cụcchỉnh thể thì mới có hình thành nên tác phẩm mang thông điệp và nội dung cụ thể.Quyền tác giả đối với tác phẩm ở đây được xác định chính là bố cục sắp xếp, hình thứcthể hiện trong một tổng thể thống nhất không thể tách rời ra theo từng bộ phận để xácđịnh quyền tác giả
Theo nhóm, các cụm hình ảnh “3 em bé vui Xuân” và “ông Đồ viết thư phápcùng hai em bé” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh Tết dân gian” được bảo hộquyền tác giả Mặc dù những cụm hình này mang tính chất dân gian, chúng đã được
Trang 10ông L thể hiện theo cách sáng tạo, khác biệt so với các biểu tượng văn hóa truyềnthống, đáp ứng yêu cầu bảo hộ của Luật SHTT.
Việc bảo hộ ở đây không chỉ áp dụng cho tác phẩm tổng thể mà còn bao gồmtừng cụm hình ảnh riêng lẻ, bởi vì chúng có yếu tố sáng tạo, được ông L thể hiện khácbiệt và không đơn thuần là sao chép từ văn hóa dân gian Mặc dù ông L đăng ký bảo
hộ cho tác phẩm tổng thể, các phần của tác phẩm (như hai cụm hình nêu trên) vẫnthuộc phạm vi bảo hộ do đã được định hình trong tổng thể tác phẩm và có tính sángtạo
Nếu ông L muốn bảo vệ quyền của từng cụm hình ảnh một cách chi tiết hơn,ông có thể đăng ký quyền tác giả riêng cho từng cụm hình, điều này sẽ giúp ông có cơ
sở pháp lý chắc chắn hơn khi phát sinh tranh chấp liên quan đến việc sử dụng các cụmhình ảnh
3 Hành vi xâm phạm quyền tác giả
3.1 Vi phạm quyền tác giả của Công ty T
Điều 28 của Luật SHTT 2005 quy định các hành vi xâm phạm quyền tác giả,bao gồm việc sử dụng, sao chép, phân phối, công bố, hoặc trình diễn công khai mộtphần hoặc toàn bộ tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyềntác giả
Công ty T đã sử dụng 2 cụm hình ảnh trong tác phẩm của ông L mà không có
sự cho phép, vi phạm quyền tài sản của ông L Mặc dù phía Công ty T lập luận rằnghình ảnh được tải từ Internet và không biết về quyền sở hữu trí tuệ, việc không biết vềviệc đăng ký bản quyền không phải là căn cứ để miễn trừ trách nhiệm vi phạm
3.2 Hành vi của Công ty T sau khi nhận cảnh báo
Mặc dù Công ty T thừa nhận đã sử dụng các hình ảnh trong tác phẩm của ông L
và đã gỡ bỏ sau khi nhận được cảnh báo, điều này không loại bỏ trách nhiệm pháp lý Công ty T đã không thương lượng thành công với ông L sau khi nhận được thư cảnhbáo và không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc xin lỗi hay bồi thườngngay từ ban đầu, dẫn đến việc ông L phải khởi kiện
3.3 Yêu cầu bồi thường của ông L và phán quyết của Tòa án
Theo Điều 205 của Luật SHTT 2005, khi quyền tác giả bị xâm phạm, chủ sởhữu quyền tác giả có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần Trongtrường hợp này, ông L yêu cầu bồi thường 50 triệu đồng và xin lỗi công khai Tòa án
đã chấp nhận yêu cầu của ông L, buộc Công ty T bồi thường đầy đủ số tiền và côngkhai xin lỗi trên các tờ báo
Trang 11Đây là phán quyết phù hợp với quy định tại Điều 204 và Điều 205 của LuậtSHTT, bởi hành vi của Công ty T không chỉ gây thiệt hại vật chất mà còn ảnh hưởngđến uy tín và quyền lợi kinh doanh của ông L, người có quyền cho thuê hình ảnh.
3.4 Lập luận của Công ty T về hình ảnh “ông Đồ viết thư pháp”
Công ty T lập luận rằng hình ảnh "ông Đồ" thuộc về văn hóa dân gian và khôngthể bảo hộ riêng lẻ có phần hợp lý theo quy định về tác phẩm dân gian trong LuậtSHTT Tuy nhiên, hình ảnh này là một phần của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mà ông
L đã đăng ký bản quyền Việc sử dụng hình ảnh này trong một tác phẩm mỹ thuật ứngdụng mới, đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, thì quyền tác giả được bảo hộcho tác phẩm là hoàn chỉnh
4 Yêu cầu của Nguyên đơn và câu trả lời của Bị đơn
4.1 Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm
Yêu cầu đầu tiên của ông Nguyễn Văn L là Công ty T phải chấm dứt ngay lậptức việc sử dụng trái phép các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của ông Đây là yêu cầutrực tiếp và cần thiết nhằm bảo vệ quyền tác giả của ông theo quy định của Điều 28,Luật Sở hữu trí tuệ về các hành vi xâm phạm quyền tác giả Cụ thể, các hành vi xâmphạm của Công ty T bao gồm:
1 Sao chép tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả
2 Sử dụng tác phẩm cho mục đích thương mại (quảng cáo) mà không xin phéphoặc thỏa thuận trả tiền bản quyền
3 Công khai tác phẩm trên các phương tiện truyền thông (truyền hình, mạng xãhội) mà không ghi rõ nguồn gốc hay ghi nhận quyền tác giả của ông L
Trong yêu cầu này, ông L dựa vào quyền tài sản của mình, được quy định tạiĐiều 20, Luật Sở hữu trí tuệ về các quyền tài sản đối với tác phẩm, như quyền saochép, phân phối, và công bố tác phẩm Đây là quyền không thể bị xâm phạm nếukhông có sự đồng ý của tác giả
4.2 Yêu cầu bồi thường thiệt hại
Ông L yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản với số tiền 50 triệu đồng Để xácđịnh mức bồi thường này, tòa án phải xem xét hai yếu tố chính:
Thiệt hại về tài chính: Ông L yêu cầu bồi thường cho việc sử dụng trái phép tác
phẩm của mình, gây tổn thất về nguồn thu nhập tiềm năng Cụ thể, nếu Công ty T đãthỏa thuận hợp pháp với ông L để sử dụng các hình ảnh trong chiến dịch quảng cáo,ông có thể đã nhận được một khoản tiền bản quyền nhất định Việc sử dụng mà khôngxin phép đã làm ông L mất đi khoản thu nhập này