1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn học luật sở hữu trí tuệ buổi thảo luận thứ nhấtkhái quát về quyền sở hữu trí tuệ

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưnggì so với các tài sản hữu hình?Theo nhóm, tài sản trí tuệ cần phải bảo hộ vì: - Đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả: + Bảo vệ thành quả sáng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆBUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤTKHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN TRỌNG LUẬN

1 Đỗ Thị Quỳnh Nhung (Nhóm trưởng) 2053801011185 2 Võ Nguyễn Thiên Bảo 2053801014020 3 Nguyễn Thị Thu 2053801013001 4 Phạm Thị Thanh Trà 2053801013166

Trang 2

Buổi thảo luận số 1 – Môn Luật Sở hữu trí tuệ - GVHD: Nguyễn Trọng Luận

MỤC LỤC

A.1 Lý thuyết

1/ Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình? 2/ Cho ví dụ về các đối tượng được bảo hộ quyền SHTT: tác phẩm, sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, thiết kế bố trí, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và giống cây trồng 3/ Nêu những điểm khác biệt cơ bản trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp 4/ Tóm tắt 1 vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, cho biết vấn đề pháp lý đặt ra và kết quả giải quyết vụ việc của Tòa án

A.2 Bài tập

1/ Theo quy định của pháp luật SHTT hiện hành, đối tượng quyền SHTT bao gồm những gì? Nêu cơ sở pháp lý Giả sử áp dụng quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu có phải là đối tượng quyền SHTT hay không? Vì sao? 2/ Theo Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp có phải là đối tượng quyền SHTT hay không? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy? Anh/chị có đồng tình với quan điểm của Tòa án?

B Phần Câu hỏi sinh viên tự làm

1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền tác giả bao gồm những đối tượng nào? Nêu cơ sở pháp lý Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì tác phẩm kiến trúc có phải là đối tượng quyền tác giả hay không? Vì sao? 2/ Theo Tòa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp có phải là đối tượng của quyền tác giả hay không? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy? 3/ Quan điểm của tác giả bình luận có rằng cho đối tượng đang tranh chấp là đối tượng của quyền tác giả không? Lập luận của tác giả như thế nào về vấn đề này? 4/ Theo quan điểm của bạn, tác phẩm đang tranh chấp trong tình huống nêu trên có là đối tượng của quyền tác giả hay không? Giải thích vì sao 5/ So sánh quy định của Nghị định 100/2006/NĐ-CP và Nghị định 22/2018/NĐ-CP về bảo hộ tác phẩm kiến trúc Theo bạn, tại sao lại có sự thay đổi này trong quy định của pháp luật?

Trang 3

Buổi thảo luận số 1 – Môn Luật Sở hữu trí tuệ - GVHD: Nguyễn Trọng Luận

A Nội dung thảo luận tại lớpA.1 Lý thuyết

1/ Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưnggì so với các tài sản hữu hình?

Theo nhóm, tài sản trí tuệ cần phải bảo hộ vì: - Đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả: + Bảo vệ thành quả sáng tạo khi phát sinh tranh chấp

+ Có thể khai thác sản phẩm trí tuệ và mang đến lợi ích vật chất cũng như ngăn cấm người khác sử dụng

- Đối với cộng đồng:

+ Khuyến khích tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm trí tuệ mang đến lợi ích cho cộng đồng

+ Tạo ra uy tín trong việc quản lý các tài sản trí tuệ

+ Tạo hình ảnh uy tín của quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế, khuyến khích sự cống hiến sản phẩm trí tuệ từ các chủ thể từ nước ngoài

+ Tạo ra công bằng trong kinh doanh - Đối với người tiêu dùng:

+ Giúp người dùng tránh được sản phẩm giả, sản phẩm kém chất lượng

+ Giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn và được sử dụng các hàng hoá, dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của họ.

[PHẦN THẦY SỬA] [Đối với chủ thể:

+ Bảo vệ thành quả sáng tạo + Khuyến khích sáng tạo Đối với người tiêu dùng: + Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đối với xã hội:

Tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh

Trang 4

Buổi thảo luận số 1 – Môn Luật Sở hữu trí tuệ - GVHD: Nguyễn Trọng Luận

Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng so với tài sản hữu hình gồm:

Tài sản vô hình có thể đựng trong hoặc trên thực thể vật chất (Để sử dụng phải thể hiện dưới dạng vật chất) + Điều 115 BLDS 2015 (Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ).

VD: Sách là ấn phẩm còn nội dung là tác phẩm

Nắm giữ chi phối vật chất thể hiện mờ nhạt Quyền sử dụng thì có thể khai thác và mang đến lợi ích vật chất và ngăn cấm người khác sử dụng

Một số sản phẩm trí tuệ không được bảo hộ bởi quyền sở hữu trí tuệ

VD: Điều 8 Luật SHTT NN không bảo hộ sản phẩm trái đạo đức, thuần phong mỹ tục, công cộng, quốc phòng, Máy in tiền giả, bom nguyên tử, cây cần sa

Đăng ký bảo hộ ở đâu thì chỉ được bảo hộ ở đó Trường hợp muốn đăng ký ở nhiều quốc gia phải thông qua các điều ước quốc tế Bảo hộ mang tính thời hạn có nghĩa là các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ trong một thời hạn nhất định, trừ một số quyền nhất định Việc này xuất phát từ việc cân bằng lợi ích giữa chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích công cộng, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển VD: Đăng kí nhãn hiệu chỉ được bảo hộ ở VN khi đăng kí ở VN, hết thời hạn thì thuộc của chung (trong thời hạn thì chủ sở hữu độc quyền khai thác sử dụng).

+ Điều 169 thời hạn bảo hộ giống cây trồng - 20 năm với cây không phải thân gỗ - 25 năm với cây thân gỗ.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Buổi thảo luận số 1 – Môn Luật Sở hữu trí tuệ - GVHD: Nguyễn Trọng Luận

+ Cùng một đối tượng được bảo hộ bởi hai quyền

VD: Bình gốm sứ có tác phẩm đẹp - kiểu dáng công nghiệp + quyền tác giả Đăng kí bảo hộ kiểu dáng phải là chưa được bộc lộ (chưa được sử dụng công khai).

2/ Cho ví dụ về các đối tượng được bảo hộ quyền SHTT: tác phẩm, sáng chế,nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, thiết kế bố trí, chỉ dẫn địa lý,bí mật kinh doanh và giống cây trồng.

Ví dụ về các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (Điều 4 Luật SHTT): Đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí

Tác phẩm

- Sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh

- Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

- Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân - Tôm Càng Xanh Bến Tre - Gà Xương Đen Mù Cang Chải Kiểu dáng công nghiệp - Kiểu dáng của một loại chai nước

- Kiểu dáng của một loại ghế

Trang 6

Buổi thảo luận số 1 – Môn Luật Sở hữu trí tuệ - GVHD: Nguyễn Trọng Luận

- Kiểu dáng của một mẫu giày

Tên thương mại

- Vinamilk (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam)

- Công ty gốm sứ Minh Long

- AGRIBANK Gomen, sao mình xem bài r mà kh để ý huhu

Thiết kế bố trí

- Thiết kế bố trí trong máy giặt

- Thiết kế bố trí trong ô tô (cấu trúc không gian – không thuộc thiết kế bố trí) - Thiết kế bố trí trong đồng hồ điện tử

- Danh sách chỉ dẫn địa lý của website cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bí mật kinh doanh

- Thuật toán tìm kiếm của Google - Công thức nguyên bản của KFC - Sốt đặc biệt Big Mac của McDonald

Câu hỏi: Vinamilk là tên thương mại hay nhãn hiệu? - Tuỳ, in trên logo sản phẩm là nhãn hiệu

Trang 7

Buổi thảo luận số 1 – Môn Luật Sở hữu trí tuệ - GVHD: Nguyễn Trọng Luận - Tên thương mại khi dùng tên đó để phân biệt các loại sữa, dùng tên trong ký kết hợp đồng

3/ Nêu những điểm khác biệt cơ bản trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền sởhữu công nghiệp.

Hân đang nói cái thầy chiếu trên bản á Khác biệt về bảo hộ (cơ chế bảo hộ)

Nhóm đó dang phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, mìn nghĩ nhóm mìn ok

[PHẦN THẦY SỬA] Phân biệt trên tiêu chí:

- Căn cứ phát sinh xác lập quyền

+ Bảo hộ quyền tác giả (khoản 1 Điều 6) Phát sinh 1 cách tự động – không phụ thuộc đăng ký hay không

+ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (khoản 3 Điều 6?) Có quyết định, văn bằng theo thủ tục đăng ký tuy nhiên không phải mọi đối tượng công nghiệp đều xác lập theo cách này, có những trường hợp ngoại lệ theo khoản 3 Điều 6 Luật SHTT

- Đối tượng bảo hộ:

+ Bảo hộ quyền tác giả: Không có quyền liên quan (Khoản 1,2 Điều 14)

+ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: (khoản 2 Điều 3) (Mở sơ đồ ảnh dưới ra xem) - Cơ quan quản lý (Mở sơ đồ ảnh dưới ra xem)

- Thời hạn bảo hộ:

+ Bảo hộ quyền tác giả: Điều 27

+ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệP: Điều 93 - Bảo hộ hình thức, nội dung

+ Quyền tác giả: Bảo vệ hình thức sáng tạo

+ Quyền sở hữu công nghiệp: Bảo vệ nội dung sáng tạo

Trang 8

Buổi thảo luận số 1 – Môn Luật Sở hữu trí tuệ - GVHD: Nguyễn Trọng Luận

Bảo hộ quyền tác giả Bảo hộ quyền sở hữu công được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa

Tuỳ vào đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp sẽ có đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ khác nhau.

Trang 9

Buổi thảo luận số 1 – Môn Luật Sở hữu trí tuệ - GVHD: Nguyễn Trọng Luận

(Điều 59, Điều 64, Điều 69, Điều 73, Điều 77, Điều 80, Điều 85 Luật SHTT 2005)

Đăng ký bảo hộ

Việc đăng ký văn bằng bảo hộ đối với quyền tác giả chỉ mang tính chất khuyến khích (được cấp bởi Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa thể thao và du lịch) Quyền tác giả được

Việc đăng kí quyền sở hữu công nghiệp đối với quyền sở hữu công nghiệp là thủ tục bắt buộc Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ nội dung sáng tạo.

Bảo vệ cả nội dung, ý tưởng sáng tạo và uy tín thương mại.

Thời hạn bảo hộ

Một số đối tượng của quyền tác giả được bảo hộ dựa vào thời gian hình thành, thời gian sau khi tác giả chết hoặc vô thời hạn (Điều 27 Luật SHTT 2005)

Tuỳ vào đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp thì thời hạn bảo hộ khác nhau nhưng đều tính từ ngày nộp đơn.

(Điều 93 Luật SHTT 2005)

4/ Tóm tắt 1 vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, cho biết vấn đề pháp lý đặt ravà kết quả giải quyết vụ việc của Tòa án.

Trang 10

Buổi thảo luận số 1 – Môn Luật Sở hữu trí tuệ - GVHD: Nguyễn Trọng Luận

BẢN ÁN SƠ THẨM TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ TRUYỆN TRANH “THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT”

1/ Ông Lê Phong Linh, sinh năm 1974

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: ông Phạm Đại L1, ông Phạm Vũ Khánh T và bà Trương Thị Thu H (Luật sư của Công ty Luật TNHH Phạm và Liên Danh, thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.)

1/ Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kỹ thuật và phát triển tin học PT (tên hiện nay là Công ty TNHH Truyền thông giáo dục và Giải trí PT)

Người đại diện theo pháp luật của Công ty: bà Phan Thị Mỹ Hạnh; Người đại diện theo uỷ quyền: ông Nguyễn Vân N

2/ Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, sinh năm 1965 Người đại diện hợp pháp: ông Nguyễn Vân N.

Năm 2001, họa sĩ Lê Linh bắt đầu làm việc tại Công ty Phan Thị và được giao thực hiện bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt Trên cơ sở được giao nhiệm vụ vẽ bộ truyện dân gian chuyển thể các điển tích và nhân vật trạng ngày xưa, nguyên đơn đã xây dựng khoảng 30 nhân vật và trong số đó đã chọn ra được 4 hình tượng nhân vật là Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo dùng để sáng tác bộ truyện tranh lấy tên là Thần Đồng Đất Việt

Năm 2002, hình thức thể hiện của 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo đều được Cục bản quyền tác giả (thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp các giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong đó ghi tên chủ sở hữu quyền tác giả là Công ty Phan Thị nhưng ở phần tác giả chỉ ghi chung là tập thể tác giả.

Ông Linh tham gia sáng tác đến hết tập 78 thì nghỉ việc Công ty Phan Thị thuê các họa sĩ khác tiếp tục sử dụng 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo để thực hiện các tập truyện Thần Đồng Đất Việt tiếp theo từ tập 79 trở đi cũng như các ấn phẩm khác như Thần Đồng Đất Việt Khoa Học, Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật mà không xin phép ông Linh.

Trang 11

Buổi thảo luận số 1 – Môn Luật Sở hữu trí tuệ - GVHD: Nguyễn Trọng Luận

Sau khi yêu cầu phía Phan Thị xác nhận lại bản quyền thì họa sĩ Lê Linh phát hiện trong hồ sơ đăng ký bản quyền, bà Hạnh tự nhận là tác giả của các nhân vật Năm 2007, Lê Linh bắt đầu khởi kiện Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh Phía họa sĩ Lê Linh cho rằng chỉ có mình là tác giả nên có quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm, không ai có quyền sáng tác các tập tiếp theo dựa trên các nhân vật trong truyện của mình và đưa vụ việc nhờ tới pháp luật để giải quyết.

Tháng 4.2007, họa sĩ Lê Linh đã chính thức khởi kiện Công ty Phan Thị.

(i) Bà Phan Thị Mỹ Hạnh có được công nhận là đồng tác giả của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt không? Thỏa thuận công nhận đồng tác giả giữa Lê Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh có được pháp luật công nhận hay không?

(ii) Với tư cách là người chủ sở hữu quyền tác giả [2], Công ty Phan Thị có những quyền

(iii) Hành vi của Công ty Phan Thị khi sản xuất các tác phẩm phái sinh[3] (sản xuất tiếp bộ truyện từ tập 79 trở đi không phải do Lê Linh vẽ cũng như sản xuất các bộ truyện khác dựa trên ý tưởng của TĐĐV) có bị xem là xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả không?

Ngày 18/02/2019, tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên bố công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng trong TĐĐV bao gồm Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo; đồng thời xác nhận bà Hạnh không phải là đồng tác giả; buộc Phan Thị chấm dứt việc tạo ra và sử dụng 4 hình tượng nhân vật này trên các biến thể khác nhau; buộc Phan Thị phải xin lỗi ông Lê Linh trên 3 kỳ liên tiếp trên 2 tờ báo; buộc Phan Thị phải thanh toán chi phí 15 triệu đồng chi phí luật sư cho ông Lê Linh.

Ngày 03/09/2019, tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX đã bác bỏ toàn bộ kháng cáo của bị đơn, công nhận và giữ nguyên bản án ở phiên tòa sơ thẩm đã tuyên trước đó Như vậy, họa sỹ Lê Linh đã được tòa công nhận là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật chính trong bộ truyện tranh TĐĐV.

A.2 Bài tập

Theo bản án số 1437/2010/KDTM-ST ngày 14/9/2010 của Tòa án nhân dân TP.HCM, ông Trí và ông Định là 2 anh em, ông Định là chủ cơ sở kinh doanh cá thể Phước Lộc

Trang 12

Buổi thảo luận số 1 – Môn Luật Sở hữu trí tuệ - GVHD: Nguyễn Trọng Luận

Thọ Từ năm 2000, ông Trí hợp tác làm ăn với ông Định để mở rộng cơ sở sản xuất Trong quá trình làm ăn cùng nhau, các bên xảy ra mâu thuẫn Ông Trí cho rằng ông Định đã sử dụng đối tượng SHTT thuộc quyền sở hữu của ông là hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm 7 loại rượu để bán các sản phẩm rượu Ông Trí đã khởi kiện ra Tòa yêu cầu giải quyết Trong bản án, Tòa án xét thấy các hồ sơ này được nộp cho Sở Y tế TP.HCM trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2004 và sử dụng từ đó đến năm 2009 nên áp dụng quy định về SHTT trong BLDS 1995 và Luật SHTT 2005 để xem xét Căn cứ vào Điều 747 Bộ luật Dân sự năm 1995 (các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả), Điều 781 (các đối tượng SHCN) và Điều 788 (xác lập quyền SHCN theo văn bằng bảo hộ) xác định các hồ sơ này không phải là đối tượng quyền SHTT Ngoài ra theo Điều 3, Điều 15 Luật SHTT năm 2005 thì hồ sơ này cũng không phải đối tượng SHTT được Nhà nước bảo hộ Do đó tranh chấp về việc sử dụng các hồ sơ này không thuộc sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về SHTT Các hồ sơ này được xác định là các quyền về tài sản.

[PHẦN THẦY SỬA]

Nguyên đơn: Ông Trí Bị đơn: Ông Định

Lý do tranh chấp: Ông Trí cho rằng ông Định sử dụng đối tượng SHTT thuộc quyền sở hữu của ông là hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm 7 loại rượu để bán các sản phẩm rượu.

Vấn đề pháp lý: Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm 7 loại rượu để bán các sản phẩm rượu có phải là đối tượng của quyền SHTT hay không? Văn bản Toà dùng để giải quyết: BLDS 1995, Luật SHTT 2005

Nguyên tắc về Luật áp dụng trong tranh chấp: Luật có hiệu lực từ thời điểm tranh chấp (Thời điểm tranh chấp từ 2002 – 2004 Lúc này chưa có Luật SHTT) => Xài BLDS 1995

Lúc làm bài: Xài luật hiện hành

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w