Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình

21 0 0
Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí MinhKhoa Quản trị - Lớp QTL44B

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Bộ môn: Luật Sở hữu trí tuệ

Giảng viên: Đặng Nguyễn Phương Uyên

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN A NỘI DUNG THẢO LUẬN TẠI LỚP 1A.1 Câu hỏi lý thuyết 1

1/ Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình? 1 2/ Phân tích đặc điểm tính lãnh thổ của quyền SHTT? 5 3/ Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả .6 4/ Tìm ít nhất 3 tranh chấp về quyền tác giả, nhãn hiệu, sáng chế? 7 A.2 Bài tập 10 1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền SHTT bao gồm những gì? Nêu cơ sở pháp lý Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu có phải là đối tượng quyền SHTT hay không? Vì sao? 10 2/ Theo Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp có phải là

3/ Quan điểm của tác giả bình luận có cho rằng hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu là đối tượng của quyền tác

4/ Theo quan điểm của bạn, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên có là đối tượng của quyền SHTT hay không? Giải thích vì sao 13

B PHẦN CÂU HỎI SINH VIÊN TỰ LÀM (CÓ NỘP BÀI) VÀ KHÔNGTHẢO LUẬN TRÊN LỚP 13

1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền tác giả bao gồm những đối tượng nào? Nêu cơ sở pháp lý Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì tác phẩm kiến trúc có phải là đối tượng quyền tác giả hay không? Vì sao? 13 2/ Theo Tòa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp có phải là

Trang 3

3/ Quan điểm của tác giả bình luận có rằng cho đối tượng đang tranh chấp là đối tượng của quyền tác giả không? Lập luận của tác giả như thế nào về vấn đề này? 14 4/ Theo quan điểm của bạn, tác phẩm đang tranh chấp trong tình huống nêu trên có là đối tượng của quyền tác giả hay không? Giải thích vì sao 15 5/ Quy định của pháp luật các nước về tác phẩm kiến trúc như thế nào (SV phải nêu được quy định của ít nhất 2 nước) 15

Trang 4

PHẦN A NỘI DUNG THẢO LUẬN TẠI LỚPA.1 Câu hỏi lý thuyết

1/ Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình?

Cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ vì các lý do sau đây:

(1) Bảo vệ sở hữu trí tuệ khuyến khích sự sáng tạo: Đối với chủ thể nắm quyền

sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo Thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động nghiên cứu Cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt.

(2) Bảo vệ sở hữu trí tuệ thúc đẩy kinh doanh: Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

góp phần giảm thiểu tổn thất Và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp Nhờ vào quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh.

(3) Bảo vệ sở hữu trí tuệ là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng: Nếu không bảo vệ

quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng Ảnh hưởng nghiêm trọng về cả uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm.

(4) Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Bảo vệ quyền

sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Pháp luật sở hữu trí tuệ chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ Cũng như những hành vi sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ.

(5) Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo uy tín cho doanh nghiệp: Một cá nhân, tổ chức

phải trải qua thời gian dài để có thể cho ra một sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình Họ phải đầu tư trong nhiều năm Và có thể phải mất rất nhiều chi phí cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu để tạo ra, thử nghiệm…) Rồi mới có thể đưa một sản phẩm đến tay người tiêu dùng Nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ, công ty sẽ xây dựng được “uy tín thương hiệu” Được nhiều người biết đến và tin dùng

(6) Bảo vệ sở hữu trí tuệ mang lại lợi ích quốc gia: Hơn nữa, bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ còn có ý nghĩa về chính trị Nếu muốn gia nhập làm thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là bảo hộ quyền

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

sở hữu trí tuệ Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế nước ta với thế giới.

Trang 6

Đặc trưng của tài sản trí tuệ so với tài sản hữu hình thông thường

thườngKhái niệm Là sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo

Thông qua hoạt động tư duy sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Không xác định được bởi đặc điểm vật chất

Có khả năng sinh ra lợi nhuận

Vd: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn…

Loại hình Quyền tác giả Quyền liên quan Quyền sở hữu công nghiệp Quyền đối với giống cây trồng.

Tiền Giấy tờ có giá Vàng bạc Vật

Quyền Quyền tài sản, quyền nhân thân

Chủ sở hữu có thể là tác giả hoặc người sở hữu, có thể có tất cả hoặc có 1 phần quyền

Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt CSH có toàn quyền sở hữu đối với tài sản

Cấu tạo Không có cấu tạo vật chất nhất định Tồn tại dưới dạng thông tin tri thức chứa đựng hiểu biết của con người về TNXH Cảm nhận qua nhận thức, tư duy

Có cấu tạo vật chất nhất định

Cảm nhận được qua các giác quan

Trang 7

Tính hao mòn Không bị hao mòn về mặt vật lí qua quá

Xác định dựa trên hàm lượng chất xám công sức bỏ ra để tạo ra tài sản

Xác định dựa trên cấu tạo vật chất tạo thành nên tài sản

Quyền chiếmhữu

Không có ý nghĩa quan trọng, bất cứ ai có khả năng nhận thức và tư duy khi chiếm hữu

Có ý nghĩa quan trọng, thường được trao cho chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho

Trang 8

Giới hạn vềkhông gian

- Có giới hạn nhất định Chỉ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia, khi có tham gia Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ được mở rộng ra các quốc gia thành viên.

Ví dụ: bạn đăng ký bảo hộ ở quốc gia A thì trong phạm vi quốc gia này, không ai được xâm phạm đến quyền sở hữu của bạn đối với tài sản đó.

Tuy Bảo hộ một cách tuyệt đối tuy nhiên quyền này không hề có giá trị tại quốc gia B (hay C) khác, trừ khi các quốc gia này cùng tham gia một Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Không bị giới hạn về mặt không gian

2/ Phân tích đặc điểm tính lãnh thổ của quyền SHTT?

Thứ nhất, “tính lãnh thổ” của quyền sở hữu trí tuệ được thể hiện thông qua việc

bảo hộ quyền sở hữu trí theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia Vì bản chất tài sản trí tuệ là tài sản vô hình nên việc đăng ký bảo hộ đối với tài sản trí tuệ là yêu cầu đặt ra ở pháp luật của tất cả các quốc gia Trên cơ sở các điều ước quốc tế về SHTT các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nội luật hóa các quy định đó phù hợp với điều kiện phát triển của từng quốc gia trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, chính trị, xã hội nhất định Các quốc gia khác nhau có thể có các quy định khác nhau để bảo vệ cùng một đối tượng quyền SHTT, phụ thuộc hoàn toàn vào pháp luật của quốc gia đó Chẳng hạn, theo Khoản 1 Điều 22 LSHTT sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy Ở pháp luật Việt Nam không phân biệt chương trình máy tính và phần mềm, và cả hai đối tượng trong luật SHTT này pháp luật Việt Nam đều bảo hộ dưới dạng chương trình máy tính bằng các quy định về quyền tác giả Còn pháp luật của Hoa Kỳ bảo hộ chương trình máy tính bằng quy định pháp luật về quyền tác giả nhưng nếu một phần mềm đáp ứng được các điều kiện bảo hộ của một sáng chế thì phần mềm đó được bảo vệ bằng các quy định của luật về sáng chế của Hoa Kỳ.

Trang 9

Thứ hai, đối tượng quyền SHTT được bảo hộ theo pháp luật trong phạm vi của

quốc gia mà nó đăng ký hoặc được thừa nhận Tùy vào đối tượng của quyền SHTT muốn đợc bảo hộ mà thủ tục đăng ký bảo hộ cũng như cơ quan đăng ký bảo hộ sẽ khác nhau Nếu một chủ thể quyền đăng ký bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam thì văn bằng bảo hộ đó có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam Nếu một đối tượng quyền SHTT muốn được bảo hộ theo pháp luật của quốc gia hoặc nhóm quốc gia (ví dụ, trong lãnh thổ các nước thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI), Liên minh Châu Âu) nào thì chủ sở hữu quyền phải đăng ký bảo hộ ở quốc gia hoặc nhóm quốc gia đó.

Thứ ba, một đối tượng quyền SHTT đã đăng ký bảo hộ ở quốc gia này không đồng

nghĩa sẽ được bảo hộ ở nước khác nếu như đối tượng đó không được đăng ký hoặc thừa nhận ở quốc gia kia Nhãn hiệu bánh phồng tôm Sa Giang là một trường hợp điển hình, nhãn hiệu này chưa được đăng ký bảo hộ tại Hoa Kỳ nên sau đó có chủ thể đăng ký nhãn hiệu này tại Hoa Kỳ khiến cho chủ sở hữu nhãn hiệu thật sự tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa đến thị trường Hoa Kỳ Trên thực tế đã có rất nhiều vụ việc đòi lại nhãn hiệu của mình phải tốn rất nhiều chi phí, công sức thậm chí một số trường hợp là không thể đòi lại được Vì vậy, các chủ thể quyền SHTT nên cân nhắc bảo hộ quyền SHTT của mình ở các quốc gia, vùng lãnh thổ mà mình có hoạt động kinh doanh hoặc có khả năng kinh doanh càng sớm càng tốt nhằm hạn chế bị người khác đăng ký trước quyền SHTT của mình.

3/ Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

Theo khoản 2 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định:

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặcsở hữu” Đối tượng của quyền tác giả chính là các phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

Theo khoản 3 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định:

“Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổchức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tínhiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa” Quyền liên quan được bảo hộ cho những

cá nhân, tổ chức hoạt động trong quá trình đưa tác phẩm đến công chúng Đây là sự khác biệt giữa quyền tác giả và quyền liên quan Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được định hình dưới dạng vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký

Trang 10

hay chưa đăng ký Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả, Tức là, để có được quyền liên quan thì những chủ thể: người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, phải biểu diễn, thể hiện, phát sóng dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả… Lúc này, họ đóng vai trò trung gian, truyền đạt nội dung, thông tin, giá trị của tác phẩm gốc đến với công chúng.

Có thể nói tác phẩm gốc là cơ sở để hình thành quyền liên quan, cơ sở để các chủ thể của quyền liên quan có thể thực hiện quyền và thu lại lợi ích cho mình, ngược lại, các chủ thể của quyền liên quan đem lại lợi ích cho tác giả tác phẩm thông qua việc làm cho giá trị của tác phẩm được nâng cao, nội dung của tác phẩm được phổ biến Quyền tác giả muốn được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện: có tính nguyên gốc; được định hình dưới một dạng vật chất nhất định trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học; không thuộc các đối tượng không thuộc quyền bảo hộ (tin tức thời sự, văn bản pháp luật, quy trình, ) Quyền liên quan đến quyền tác giả chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả Quyền liên quan này tồn tại song song và gắn liền với tác phẩm, chỉ khi tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép khai thác và sử dụng tác phẩm thì những chủ thể của quyền liên quan mới có thể thực hiện để tạo ra sản phẩm Và cũng tương tự như quyền tác giả, những chủ thể của quyền liên quan cũng được bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản đối với sản phẩm.

4/ Tìm ít nhất 3 tranh chấp về quyền tác giả, nhãn hiệu, sáng chế? Tranh chấp về quyền tác giả:

Tranh chấp quyền tác giả đối với các nhân vật trong bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” giữa Ông Lê Linh và Công ty TNHH truyền thông giáo dục và giải trí Phan Thị (“Phan Thị”): Năm 2001, họa sĩ Lê Linh bắt đầu làm việc tại Công ty Phan Thị và được giao thực hiện bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt (“TĐĐV”) Tranh chấp quyền tác giả xảy ra khi đến tập 78, Lê Linh chấm dứt cộng tác với Phan Thị nhưng sau đó Phan Thị đã thuê họa sĩ khác sử dụng hình tượng các nhân vật trong TĐĐV trước đó để tiếp tục thực hiện và xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi mà không có sự đồng ý của Lê Linh Sau khi yêu cầu phía Phan Thị xác nhận lại bản quyền thì họa sĩ Lê Linh phát hiện trong hồ sơ đăng ký bản quyền, bà Hạnh tự nhận là tác giả của các nhân vật Năm 2007, Lê Linh bắt đầu khởi kiện Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh Phía họa sĩ Lê Linh cho rằng chỉ có mình là tác giả nên có quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm, không ai có

Trang 11

quyền sáng tác các tập tiếp theo dựa trên các nhân vật trong truyện của mình và đưa vụ việc nhờ tới pháp luật để giải quyết Bà Phan Thị Mỹ Hạnh cho rằng mình đã nghĩ ra những ý tưởng trong đầu về 4 hình tượng nhân vật và thuê hoạ sĩ Lê Linh thể hiện ý tưởng đó trên giấy Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung, chất lượng; hình thức; phương tiện, ngôn ngữ; đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký Theo đó, những ý tưởng của bà Hạnh không tồn tại ở dạng vật chất hay dạng thức có thể nhận biết được nên không đáp ứng những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và không được pháp luật Việt Nam bảo hộ Vì vậy, bà Phan Thị Mỹ Hạnh không được công nhận là đồng tác giả của bộ truyện và ông Linh là tác giả duy nhất.

Tranh chấp nhãn hiệu:

Công ty Đ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (gọi tắt là GCNĐKNH)

“Asano, hình” cho các hàng hóa Nhóm 07: Máy giặt, máy xay sinh tố chạy điện sử dụng trong gia đình, máy ép trái cây chạy điện sử dụng trong gia đình; Nhóm 09: Ti vi, đầu lọc đĩa DVD, loa, amply, Nhóm 11: Tủ lạnh, điều hòa không khí, nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, bếp ga, quạt điện, bình đun nước chạy điện Năm 2015, Công ty Đ phát hiện trên thị trường có Công ty Cổ phần Điện tử A Việt Nam (gọi tắt là Công ty A

Việt Nam) sử dụng nhãn hiệu ASANZO để gắn vào các hàng hóa và dịch vụ Công ty A Việt Nam như tivi, máy lạnh, máy xay sinh tố và nhiều hàng hóa gia dụng khác với kiểu dáng, mẫu mã nhãn hiệu giống với nhãn hiệu mà Công ty Đ đã được đăng ký bảo hộ

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ tại Kết luận giám

định sở hữu công nghiệp thể hiện rằng dấu hiệu “Asanzo, hình” ( ) được gắn trên giao diện trang web có địa chỉ http://asanzo.com.vn, sản phẩm tivi, nồi cơm điện, nồi áp suất, bình đun siêu tốc, biển hiệu và trên xe tải có dấu hiệu trùng hoặc tương

tự, là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Asano, hình” ( )

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan