LỜI CAM ĐOANNhóm tác giả xin cam đoan và chịu trách nhiệm cho quá trình nghiên cứu để thực hiện bài tiểu luận cho môn Luật Hình Sự về đề tài “Bình luận Bản án Hình sự 45/2015/HSST về tội
Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, nhiều trang báo, tạp chí, các bài bình luận nghiên cứu đặt ra vấn đề cấu thành tội phạm và phân tích các phương pháp phân tích các bản án pháp luật cụ thể các đối tượng như ấn phẩm, nhãn hiệu, dịch vụ … Tiêu biểu phải kể đến:
Bản án Hình sự sơ thẩm số 45/2015/HSST NGÀY 17/12/2015 về "TỘI GIẾT NGƯỜI trong vụ thảm sát 06 người ở Bình Phước" của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước
ThS Trần Đình Hải, “Cơ sở lý luận của hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, Số 13/2019.
ThS Trần Đình Hải, “Căn cứ xác định phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, Tạp chí Kiểm sát, Số 01/2021
TS Trần Văn Tuân, ThS Trần Đình Hải, “Giáo trình Kỹ thuật hình sự – trường ĐHKS Hà Nội”, Trường ĐHKS Hà Nội, 2019
Mục đích nghiên cứu
Cung cấp thông tin, dữ liệu về trách nhiệm hình sự do tội phạm hình sự giết người đến các bạn độc giả Trình bày quan điểm, bình luận của nhóm tác giả, rút ra những bất cập và thiếu sót hay phân tích cái hay trong các quyết định của tòa án trong phiên tòa xét xử của các bị cáo (đối tượng nghiên cứu) được đề cập trong đề tài và đưa ra giải pháp để hoàn thiện hơn hay học tập theo
Qua đó, bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu, làm rõ về vấn đề liên quan đến Bản án Hình sự 45/2015/HSST về tội giết người trong vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước” có mang lại hiệu quả phục vụ cho việc xây dựng an ninh xã hội, sự công bằng cho các cá nhân,gia đình và xã hội khẳng định những quyết định liêm chính của tòa án Từ đó, mọi người cùng chung tay xây dựng một xã hội mà trong đó tất cả đều được tôn trọng và bảo vệ bởi pháp luật thật sự.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Mô tả thực trạng vấn đề tội phạm hình sự qua bản án ở VN và mối liên hệ giữa các chủ thể, quan hệ pháp luật
Phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân những vấn đề trên.
Hệ thống hoá những vấn đề lí luận liên quan tới thực trạng, phạm vi đề tài. Đề xuất biện pháp, khuyến nghị đối với đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Mục đích của phương pháp: thực hiện nhiệm vụ hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Đối tượng của phương pháp: Đối tượng nghiên cứu ý chỉ vật và ý chỉ người. Nội dung phương pháp: dùng để chia cái đề tài phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để nghiên cứu và làm sáng rõ vấn đề.
Phương pháp thu thập số liệu
Mục đích của phương pháp: thực hiện nhiệm vụ mô tả thực trạng vấn đề của đề tài. Đối tượng của phương pháp: Đối tượng nghiên cứu ý chỉ vật và ý chỉ người Nội dung phương pháp: tổng hợp thông tin, kiến thức, lý thuyết từ các nguồn: báo, sách, trên Internet, tham khảo kết quả của các nghiên cứu khoa học khác, phỏng vấn trực tiếp,… đã có sẵn từ đó xây dựng lý luận và chứng minh và tổng hợp tạo thành các luận điểm.
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Mục đích của phương pháp: thực hiện tất cả nhiệm vụ vấn đề của đề tài. Đối tượng của phương pháp: Đối tượng nghiên cứu ý chỉ vật và ý chỉ người. Nội dung phương pháp: thu thập, học tập và gom lại những kết quả từ những website liên quan đến đề tài đã phân tích trước từ đó làm nền tảng cho đề tài đang thực hiện.
Phương pháp lịch sử
Mục đích của phương pháp: thực hiện khái quát những thay đổi vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Đối tượng của phương pháp: Đối tượng nghiên cứu ý chỉ vật.
Nội dung phương pháp: khái quát lại sự thay đổi ảnh hưởng của các quy định pháp luật với đối tượng nghiên cứu theo thời gian, các giai đoạn.
Phương pháp quy nạp và diễn giải
Mục đích của phương pháp: thực hiện tất cả nhiệm vụ vấn đề của đề tài. Đối tượng của phương pháp: Đối tượng nghiên cứu ý chỉ vật và ý chỉ người. Nội dung phương pháp: được sử dụng để tổng hợp lại các kết quả, thông tin rời rạc thu được, rút ra đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, hướng đến mục đích nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Bài tiểu luận góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực cấu thành tội phạm hình sự cụ thể là cấu thành tội phạm giết người và cướp của đồng thời cũng là tài liệu học tập của nhóm tác giả về lĩnh vực cấu thành tội phạm hình sự về tội giết người và cướp của trong môn Hình sự 1.
Giá trị thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận có thể làm tài liệu tham khảo cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần giúp cho quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng là cơ sở đánh giá điểm thành phần của nhóm tác giả trong môn Hình sự 1.
Bố cục đề tài
Bài tiểu luận bao gồm các phần sau:
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục 1 về danh sách nhóm và các công việc của từng thành viên
Sơ lược về Bản án Hình sự 45/2015/HSST
Thông tin các bị cáo và người bị hại
Ngày 17 tháng 12 năm 2015, tại khu phố Trung Lợi, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành (ngay Trung tâm hành chính huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước), Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử lưu động vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số 56/2015/HSST ngày 03 tháng 11 năm 2015 đối với các bị cáo:
1 Nguyễn Hải Dương, sinh ngày 01/02/1991 tại An Giang; HKTT: Ấp Long Hạ, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; Chỗ ở hiện nay: Số 290/10, tổ 2, ấp 1, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh; Trình độ văn hóa: 12/12; Nghề nghiệp: Công nhân; Con ông Nguyễn Phú Hải, sinh năm 1968 và bà Trần Thị Kim Thu, sinh năm 1970; Gia đình có hai anh em, bị cáo là con thứ nhất và chưa có vợ, con; Tiền án, tiền sự: Không
2 Vũ Văn Tiến, sinh ngày 21/10/1991 tại Cà Mau; HKTT: Thôn Phú Nguyên, xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; Chỗ ở hiện nay: Ấp 1, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh; Trình độ văn hóa: 04/12; Nghề nghiệp: Thợ Mộc; Con ông Vũ Duy Hiền, sinh năm 1958 và bà Vũ Thị Mao, sinh năm 1960; Gia đình có
05 anh chị em, bị cáo là con thứ năm và chưa có vợ, con; Tiền án, tiền sự: Không
3 Trần Đình Thoại, sinh ngày 23/5/1988; HKTT: Ấp Tường Hưng, xã Thới Hòa,huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long; Chỗ ở hiện nay: Số 13, đường Phạm Văn Đồng,phường 3, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh; Trình độ văn hóa: 09/12; Nghề nghiệp: Đầu bếp; Con ông Trần Hữu Hiếu (đã chết) và bà Dương Thị Kim Liên, sinh năm 1962; Gia đình có 03 anh em, bị cáo là con thứ hai và chưa có vợ, con; Tiền án, tiền sự: KhôngNhững người bị hại (đều đã chết):
- Ông Lê Văn Mỹ, sinh năm 1967;
- Bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga, sinh năm 1973;
- Bà Lê Thị Ánh Linh, sinh năm 1993;
- Cháu Lê Quốc Anh, sinh năm 2000;
- Cháu Dư Ngọc Tố Như, sinh năm 1997;
- Cháu Dư Minh Vỹ, sinh năm 2001;
Tóm tắt bản án
Do thù tức việc bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga ngăn cản mối quan hệ tình cảm giữa Nguyễn Hải Dương với Lê Thị Ánh Linh và việc Linh nghe lời mẹ chia tay với Dương nên Dương đã nảy sinh ý định giết cả gia đình Linh để trả thù và cướp tài sản Để thực hiện việc giết cả gia đình Linh, Dương đã chuẩn bị công cụ phạm tội gồm: 01 khẩu súng bắn bi, 01 khẩu súng điện, 01 con dao bấm, găng tay, dây rút và đã lợi dụng cháu
Dư Minh Vỹ để phục vụ cho kế hoạch phạm tội của mình Ngày 04/7/2015, Dương rủ Trần Đình Thoại đến nhà ông Mỹ với mục đích giết người rồi cướp tài sản, Thoại đồng ý Dương bàn bạc với Thoại về việc chuẩn bị công cụ phạm tội, kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội Đến khuya cùng ngày Dương và Thoại đến nhà ông Mỹ, nhưng do cháu Vỹ không ra mở cửa, nên không thực hiện được hành vi giết người và cướp tài sản như theo kế hoạch đã bàn bạc, cả 2 bàn nhau đi về ngày hôm sau tiếp tục đến nhà ông Mỹ để gây án Trên đường về, Thoại bàn với Dương là Thoại sẽ mua thêm 01 con dao Thái Lan để ngày mai đi tiếp, thì Dương đồng ý Đến tối ngày 05/7/2015, Thoại đã mua 01 dao Thái Lan đưa cho Dương, nhưng sau đó nói bà ngoại bệnh nên không đi với Dương nữa Ngày 06/7/2015 Dương rủ Vũ Văn Tiến đi cướp tài sản Tiến đồng ý,Dương bàn bạc và cho Tiến biết toàn bộ kế hoạch thực hiện tội phạm, các công cụ, phương tiện đã chuẩn bị Vào khoảng 01 giờ ngày 07/7/2015, Dương và Tiến đi vào khu vực nhà ông Mỹ, khi cháu Vỹ ra mở cửa thì Dương, Tiến đã dùng tay khống chế bóp cổ, bị miệng cháu Vỹ đến bất tỉnh, Dương dùng dao đâm nhiều nhát làm cháu Vỹ tử vong Tiếp đến, Dương và Tiến trèo tường phía sau vào nhà ông Mỹ, khống chế trói
Lê Thị Ánh Linh, Dư Ngọc Tố Như, ông Lê Văn Mỹ, bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga và cháu Lê Quốc Anh Sau đó Tiến dùng dây siết cổ từng người và Dương dùng dao lần lượt đâm chết cháu Anh, bà Nga, ông Mỹ, chị Như và chị Linh Cùng với quá trình thực hiện hành vi giết người Dương và Tiến đã chiếm đoạt tài sản có giá trị 49.227.058 đồng (Bốn mươi chín triệu, hai trăm hai mươi bảy nghìn, không trăm năm mươi tám đồng) của gia đình ông Mỹ.
Động cơ gây án
Một là vì hận tình: Đây là lý do chính dẫn đến hành động tàn sát hết sức dã man của hung thủ Vốn được gia đình nạn nhân chiều chuộng và đã quen với cuộc sống trong nhung lụa, nên Dương quá kỳ vọng vào cơ hội “đổi đời” nếu có được tình yêu với Ánh Linh Đến khi bị gia đình người yêu ngăn cấm, bị người yêu chia tay và nhất là khi biết tin Ánh Linh đã có người yêu mới thì Dương đã bị “sốc nặng”, lòng hận thù đã khiến Dương lên kế hoạch trả thù cả gia đình người yêu.
Hai là để chiếm đoạt tài sản: Biết gia đình ông Mỹ giàu có, trong khi bản thân Dương đang quen với cuộc sống hưởng thụ nên nhu cầu cần tiền để tiêu xài lại càng nung nấu, thúc đẩy Dương ra tay.
Dương đã có sự chuẩn bị khá kỹ càng về tâm lý để lên kế hoạch sát hại gia đình ông
Mỹ một cách lạnh lùng, không thương tiếc và sau đó là sự chuẩn bị tâm lý vững vàng để đối mặt với lực lượng Công an.
Kim Anh/VOV.VN, “Chuyên gia tội phạm học nói gì về vụ thảm sát ở Bình Phước?”,
Hành trình tạo chứng cứ ngoại phạm của Dương
Lời khai cho thấy, trước khi gây án, Nguyễn Hải Dương đã chuẩn bị rất kỹ quy trình tạo chứng cứ ngoại phạm đồng thời chuẩn bị kế hoạch gây án rất chi tiết Dương lên mạng lùng mua 1 súng bắn bi sát thương giá 6 triệu đồng, 1 khẩu súng điện gây choáng ngất giá 2 triệu đồng, 1 con dao Thái Lan dài 30cm, 1 dao bấm lưỡi dài 7cm, 10 dây rút nhựa để trói nạn nhân, 1 cuộn băng keo dính để bịt miệng, găng tay, giày, khẩu trang bịt mặt, mua 1 điện thoại và sim rác Sau đó, Dương mượn xe máy của dì ruột làm phương tiện gây án.
Dương còn gọi điện thuyết phục em Dư Minh Vỹ giúp mình đột nhập vào biệt thự với lý do vào gặp Ánh Linh năn nỉ xin nối lại tình cảm Dương hứa sẽ cho Vỹ tiền và chim cảnh Vỹ tin lời Dương.
Chiều 6.7, để tạo chứng cứ ngoại phạm, Dương rủ một số bạn bè uống cà phê ở quận
12 rồi về xưởng gỗ - nơi cha của Dương làm bảo vệ và cũng là nơi làm việc của Dương
- tổ chức nhậu trước ống kính camera quan sát.
Tại buổi uống cà phê, Dương rủ Tiến sang Bình Phước đòi nợ Dương hứa chỉ cần Tiến đi theo hỗ trợ, mọi việc Dương sẽ lo hết Nghe vậy, Tiến đồng ý Cả hai hẹn nhau khởi hành lúc 0 giờ, giao thời giữa đêm 6.7 và 7.7. Đến giờ hẹn, Dương dùng chiếc xe máy mượn của dì ruột chở Tiến lên Bình Phước. Gần 2 giờ sáng ngày 7.7, Dương và Tiến đến nơi Dương nhắn tin cho Dư Minh Vỹ vào
2 giờ sáng (7.7) bảo xuống mở cổng biệt thự cho Dương vào.
Vỹ mở cổng, Dương và Tiến nhanh chân bước vào Kinh ngạc vì thấy ngoài Dương còn có người lạ, lại ăn mặc kín đáo, Vỹ phản ứng Ngay lập tức, Tiến dùng dây siết cổ
Vỹ cho Dương đâm Vỹ đổ gục xuống, bất động.
Dương và Tiến cùng vào nhà tra khảo nơi cất giấu tiền rồi giết từng người một Dương trực tiếp giết 5 người Trước khi giết Ánh Linh, nghi phạm Dương dành thời gian gần 5 phút để "hỏi tội bội tình" (?).
Do bà Nga đánh lạc hướng nơi cất giấu tiền nên hai nghi phạm chỉ lấy được một số ít. Trong cơn cuồng sát, Dương vẫn còn chút tình người khi tha mạng cho cháu bé 2 tuổi (con út bà Nga). Đến gần 4 giờ cùng ngày, Dương lấy 5 điện thoại của các nạn nhân và 1 máy tính bảng rồi dùng quần của ông Mỹ thay Sau đó, cả hai chạy xe máy về nhà trọ ở xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn) Tại đây, Dương giao toàn bộ tài sản và tang vật cho Tiến bỏ vào balô mang đi cất giấu ở 2 địa điểm gần bờ sông Sài Gòn cách nơi cư trú vài cây số Sau đó, Dương trở lại hiện trường vụ án mạng lúc khoảng 10 giờ ngày 7.7 nhằm đánh lạc hướng điều tra và dò la tin tức Tiến rúc trong phòng trọ cho đến khi bị bắt.
Nhận định của tòa án
Qua quá trình điều tra, trong phiền tòa ngày 17/12/2015 các bị cáo đã khai nhận diễn biến hành vi phạm tội như trên và lời khai của các bị cáo là thống nhất giống nhau, cũng phù hợp với người làm chứng về thời gian và địa điểm cũng như vũ khí để bị cáo gây ra hành vi phạm tội, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, kết luận giám định pháp y, đồng thời phù hợp với tất cả các chứng cứ, tài liệu khác có tại hồ sơ đã được thẩm tra, xét hỏi công khai tại phiên tòa Đối với những hành vi trên đã đủ để ba bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại cấu thành tội “Giết người” theo điều 93 bộ Luật sự(1999) và tội “Cướp tài sản” theo điều 133 Bộ Luật hình sự(1999)
Các bị cáo đều là người đã thành niên có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự, chỉ vì lý do bị ngăn cản trong chuyện tình cảm mà bị cáo Nguyễn HảiDương đã chuẩn bị hung khí và rủ bị cáo Thoại, Tiến đi giết người rồi cướp tài sản của họ, cùng một lúc các bị cáo đã tước đoạt mạng sống của 06 người trong 01 gia đình, trong đó có 02 nạn nhân là trẻ em, các bị cáo đã dùng dây trói tay và siết cổ, dùng khăn bị mắt và dùng súng chích điện các nạn nhân rồi sử dụng dao bấm, dao Thái Lan đâm vào tim các nạn nhân sau đó dùng dao đâm vào cổ và rạch ngang cổ các nạn nhân một cách man rợ, tàn bạo Do đó Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước truy tố các bị cáo Dương, Thoại, Tiến về tội giết người với các tình tiết định khung “giết nhiều người; giết trẻ em; để thực hiện tội phạm khác; thực hiện tội phạm một cách man rợ; có tính chất côn đồ" theo quy định tại các điểm a, c, g, i, n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự
(1999) là có căn cứ, ngoài ra bị cáo Dương còn phải chịu thêm tình tiết định khung “vì động cơ đê hèn” theo điểm q khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự (1999) như cáo trạng của Viện kiểm sát nhận định là phù hợp; do tài sản các bị cáo chiếm đoạt khi giết người có giá trị 49.227.058 đồng nên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước truy tố các bị cáo về tội "Cướp tài sản" theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng người, đúng tội.
Về Nguyễn Hải Dương, tòa nhận định đây vừa là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu, vừa là người thực hành, đã chuẩn bị các công cụ, phương tiện phạm tội, lên kế hoạch; rủ rê, bàn bạc với Thoại, Tiến để thực hiện hành vi phạm tội; dụ dỗ, lợi dụng bị hại Vỹ để xâm nhập vào nhà, trực tiếp gây án, phạm tội một cách quyết liệt, quyết tâm phạm tội đến cùng mặc dù trong quá trình phạm tội đã nhiều lần Tiến can ngăn nhưng vẫn quyết tâm phải giết hết cả gia đình nạn nhân Về Vũ Văn Tiến, tòa nhận định Tiến tham gia với vai trò là người thực hành khi được Dương rủ đi cướp tài sản và bàn bạc kế hoạch giết người thì đồng ý ngay và tích cực thực hiện, trong quá trình thực hiện, tuyTiến có ngăn cản Dương nhưng khi Dương nói "lỡ rồi" thì Tiễn tiếp tục làm theo sự chỉ dẫn của Dương, chính Tiến khống chế để cho Dương trực tiếp giết người Tòa cho rằng hậu quả Dương, Tiến gây ra là quá lớn, thể hiện ác tính rất cao, không còn khả năng giáo dục, cải tạo, cần áp dụng mức hình phạt cao nhất, loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.
Về Trần Đình Thoại, tòa nhận định Thoại tham gia vụ án với vai trò đồng phạm giúp sức về mặt vật chất, cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội cho Dương, khi được rủ và bàn bạc kế hoạch thì đồng ý ngay và từng cùng đi với Dương đến nhà bị hại để thực hiện nhưng do trái kế hoạch, không thực hiện được Tuy Thoại từ chối không đi cùngDương ở lần tiếp theo nhưng vẫn tiếp tục giúp Dương bằng cách hung khí, và vì vậy,phải chịu chung hậu quả.
Về trách nhiệm dân sự
Tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của những người đại diện hợp pháp cho những người bị hại là ông Nguyễn Lê Vinh yêu cầu các bị cáo phải bồi thường toàn bộ chi phí mai táng phí cho 6 nạn nhân là: 50.000.000 đồng/1 người, tổng cộng chi phí mai táng phí là 300.000.000 đồng; chi phí tổn thất tinh thần là: 30.000.000 đồng/1 người, tổng cộng là 180.000.000 đồng Tổng số tiền phía gia đình người bị hại yêu cầu các bị cáo phải bồi thường là 480.000.000 đồng.
Về vật chứng
Áp dụng Điều 41 Bộ luật hình sự, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự
Tuyên tịch thu tiêu hủy toàn bộ vật chứng là công vụ phạm tội, đồ vật của gia đình người bị hại không còn giá trị sử dụng, bao gồm những vật chứng. Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự:
Tuyên trả cho người đại diện hợp pháp của những người bị hại số tiền, tài sản mà các bị cáo đã chiếm đoạt, được thu giữ trong quá trình điều tra
Tuyên trả cho những người liên quan các đồ vật, tài sản thu giữ để phục vụ cho việc điều tra
Quan điểm của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước về phần tội danh và hình phạt đối với các bị cáo là có căn cứ nên được Hội đồng xét xử chấp nhận. Quan điểm của người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hải Dương về việc xem xét các tình tiết định khung quy định tại các điểm i, n, q khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự là không có cơ sở nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận; về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Quan điểm của người bào chữa cho bị cáo Vũ Văn Tiến đề nghị Hội đồng xét xử không áp dụng 02 tình tiết định khung quy định tại các điểm a, n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự không được Hội đồng xét xử chấp nhận; quan điểm bào chữa về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Quan điểm của người bào chữa cho bị cáo Trần Đình Thoại về việc bị cáo Thoại không đồng phạm với bị cáo Dương về tội “Giết người” và chỉ đồng phạm với bị cáo Dương về tội “Cướp tài sản” ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Quan điểm của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho những người bị hại đề nghị tuyên xử tử hình đối với hai bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến là có căn cứ, được chấp nhận; đề nghị tuyên xử tử hình đối với bị cáo Trần Đình Thoại là không có căn cứ, không được Hội đồng xét xử chấp nhận. Án phí hình sự sơ thẩm: Các bị cáo phải chịu theo quy định pháp luật. Án phí dân sự sơ thẩm: Mỗi bị cáo phải chịu 8.000.000 đồng
Về Quyết định
1.8.1 Về tội danh: Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại phạm các tội “Giết người”, “Cướp tài sản”.
1.8.2 Về hình phạt: Áp dụng các điểm a, c, g, i, n, q khoản 1 Điều 93; khoản 1 Điều 133; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 20; Điều 35; Điều 53 Bộ luật hình sự và Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự;
Xử phạt bị cáo Nguyễn Hải Dương hình phạt Tử hình về tội “Giết người” và 08 (tám) năm tù về tội “Cướp tài sản” Áp dụng Điều 50 Bộ luật hình sự, tổng hợp hình phạt chung của cả hai tội danh là Tử hình Tiếp tục tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án. Áp dụng các điểm a, c, g, i, n khoản 1 Điều 93; khoản 1 Điều 133; điểm p khoản 1; khoản 2 Điều 46; Điều 20; Điều 35; Điều 53 Bộ luật hình sự và Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự;
Xử phạt bị cáo Vũ Văn Tiến hình phạt Tử hình về tội “Giết người” và 07 (bảy) năm tù về tội “Cướp tài sản” Áp dụng Điều 50 Bộ luật hình sự, tổng hợp hình phạt chung của cả hai tội là Tử hình Tiếp tục tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án. Áp dụng các điểm a, c, g, i, n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự; khoản 1 Điều 133; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 20; Điều 53; Điều 33; Điều 50 Bộ luật hình sự;
Xử phạt bị cáo Trần Đình Thoại 13 (mười ba) năm tù về tội “Giết người” và 3 (ba) năm tù về tội "Cướp tài sản” Tổng hợp hình phạt chung của cả hai tội là 16 (mười sáu) năm tù Thời hạn tù được tính từ ngày 09/8/2015.
1.8.3 Trách nhiệm dân sự: Áp dụng các Điều 604, 605, 606 Bộ luật dân sựGhi nhận sự thỏa thuận giữa người đại diện theo ủy quyền của những người đại diện hợp pháp cho những người bị hại và các bị cáo.
Buộc các bị cáo có trách nhiệm bồi thường chung cho những người đại diện hợp pháp của những người bị hại tổng số tiền 480.000.000 đồng, tương đương mỗi bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường cho những người đại diện hợp pháp của người bị hại tổng số tiền là 160.000.000 (một trăm sáu mươi triệu đồng).
Kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật và có đơn yêu cầu Thi hành án nếu chậm thi hành khoản tiền bồi thường thì hàng tháng người có nghĩa vụ thi hành án còn phải chịu thêm số tiền lãi của số tiền bồi thường chưa thi hành theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tương ứng với thời gian chậm thi hành.
"Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự”.
1.8.4 Về vật chứng vụ án: Áp dụng Điều 41 Bộ luật hình sự, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự:
Tuyên tịch thu tiêu hủy toàn bộ vật chứng là công cụ phạm tội, đồ vật của gia đình người bị hại không còn giá trị sử dụng, bao gồm những vật chứng tại bản kê vật chứng phụ lục số 02 kèm theo.
Tịch thu, sung quỹ nhà nước đối với 01 điện thoại di động hiệu Iphone 5 màu vàng, sốImel 0139.6700.2322.084 thu của bị cáo Nguyễn Hải Dương, 01 điện thoại di động hiệu ASUS màu đen, kèm theo trong máy có một sim điện thoại số 0938.744.342 thu của bị cáo Vũ Văn Tiến; 01 điện thoại di động màu đen hiệu Sam sung, model GT-E2121B, mã số S/N: RGUB846577Z, đã bị vỡ phần vỏ, điện thoại không có thẻ sim thu giữ của bị cáo Trần Đình Thoại. Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự:
Tuyên trả cho người đại diện hợp pháp của những người bị hại số tiền, tài sản mà các bị cáo đã chiếm đoạt, thu trong quá trình điều tra theo bảng kê vật chứng tại bảng kê phụ lục số 03 kèm theo.
Tuyên trả cho những người liên quan các đồ vật, tài sản thu giữ để phục vụ cho việc điều tra tại bảng kê vật chứng phụ lục số 04 kèm theo.
Tuyên tạm giữ số tiền 806.500 đồng; 01 xe mô tô nhãn hiệu YAMAHA số loại EXCITER, màu xanh - trắng, biển kiểm soát 59M-451.15, số khung P10CY-197918, số máy 55P1-197940; 01 giấy đăng ký mô tô, xe máy số 044183, mang tên Nguyễn Phú Bình cấp cho xe Exciter biển số 59M1-451.15 để đảm bảo thi hành án.
1.8.5 Về án phí và quyền kháng cáo: Án phí hình sự sơ thẩm: Các bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại, mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng; Án phí dân sự sơ thẩm: Mỗi bị cáo phải chịu 8.000.000 đồng.
Trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án; các bị cáo, những người đại diện hợp pháp cho những người bị hại, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án Đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
Quan điểm về hành vi phạm tội của ba phạm nhân
Những xung đột về vấn đề tình cảm có lẽ là điều khó có thể tránh khỏi trong đời sống của mỗi con người chúng ta Nhưng nếu để cuộc chia ly làm nên những mối hận thù không đáng có thì đến cuối cùng tất cả những người trong cuộc đều phải gánh nhận hậu quả cực kỳ nghiêm trọng Vụ án của Nguyễn Hải Dương có lẽ đã khiến nhiều người phải run sợ vì hành vi vô cùng tàn ác, máu lạnh của tên tội phạm
Theo sự việc được tường thuật lại, Dương - chủ mưu cuộc thảm sát đã có mối hận thù từ trước với gia đình của Linh (người yêu cũ và là một trong những nạn nhân của Dương) Sau khi lên kế hoạch Dương đã rủ thêm đồng phạm để cùng mình thực hiện hành vi trả thù Từ việc chuẩn bị trước các dụng cụ để gây án như dao, súng, xịt hơi cay… ta đã phần nào thấy được dã tâm của Dương cũng như mối hận thù trong lòng hắn ghê sợ đến mức nào Bản thân đã làm việc sai trái thế nhưng Dương vẫn lôi kéo hai đồng phạm khác vào cuộc đó là Tiến và Thoại Được biết, sau khi chia tay với Linh thì Dương vẫn giữ mối quan hệ thân cận với Vỹ - em trai Linh Nhờ vào điều này mà Dương đã có cơ hội tiếp cận được với mục tiêu gây án của mình Lợi dụng việc cho tiền Vỹ để hướng dẫn Vỹ mở cửa cho Dương mà không để cho gia đình của Vỹ biết.Sau lần thứ nhất không thành, Dương cùng đồng phạm tiếp tục bàn kế hoạch để thực hiện lần hai Nhưng lần hai Thoại không thể tham gia do bà ngoại bị bệnh, thế làDương lại tiếp tục lôi kéo người khác là Tiến vào cuộc Mặc dù nhiều lần chưa thực hiện được âm mưu, Dương vẫn cố tìm cách và lôi kéo thêm đồng phạm để trả thù gia đình người yêu cũ Qua những hành động của kẻ tử tù này, dư luận không khỏi hoang mang bởi những tư tưởng mang tính chất tàn bạo, nhẫn tâm của hắn Lần thứ hai,Dương cùng với Tiến sang nhà nhờ Vỹ mở cửa và thực hiện được kế hoạch của mình.Dương cùng Tiến giết chết hết 6 người trong gia đình của Linh, chỉ còn em bé 22 tháng tuổi (con gái út ông Mỹ) là Dương không sát hại Dù được đồng phạm đi cùng là Tiến khuyên ngăn nhiều lần, Dương vẫn cố chấp, quyết tâm giết hết gia đình ông Mỹ nhằm mục đích trả thù đồng thời cướp tài sản Ai nấy đều khiếp sợ trước những hành vi siết cổ, đâm và rạch cổ nạn nhân của Dương cùng với Tiến Qua sự việc trên, tòa án đã nhận định Dương là người cầm đầu, tổ chức, rủ rê, bàn bạc với Thoại và Tiến để thực hiện âm mưu tàn bạo Ngoài ra, Dương còn lợi dụng, dụ dỗ bị hại Vỹ để xâm nhập vào nhà, trực tiếp gây án và phạm tội một cách quyết liệt, quyết tâm phạm tội đến cùng cho dù đã được Tiến nhiều lần khuyên ngăn Được biết thêm, nạn nhân của Dương còn có cả trẻ em chưa đủ 18 tuổi Quả thực, đây là sát nhân máu lạnh, không từ thủ đoạn để đạt được mục đích tàn ác của bản thân.
Về Thoại - đồng phạm thứ nhất của Dương Tuy không thực hiện hành vi giết người nhưng Thoại đã đồng ý ngay sau khi Dương rủ rê và từng cùng Dương đến nhà bị hại nhưng do trái kế hoạch không thực hiện được Ngoài ra, sau khi gây án bất thành, Thoại còn đề xuất mua thêm vũ khí để cùng Dương thực hiện hành vi phạm tội.
Rõ ràng, Thoại cũng là kẻ máu lạnh, tàn độc, tư tưởng lệch lạc so với đạo đức, luân thường đạo lý của xã hội. Đồng phạm cuối cùng là Tiến, dù có nhiều lần khuyên ngăn Dương nhưng xét cho cùng vẫn nghe theo lời thuyết phục của Dương, cùng Dương thực hiện hành vi giết người, cướp tài sản Đến cuối cùng, Tiến vẫn là người đã phạm tội, thực hiện hành vi tội ác
Hành động của các bị cáo là hết sức tàn bạo, man rợ, có tính toán kỹ lưỡng Các bị cáo đã lần lượt giết từng người, lục tìm tài sản Dương hết sức man rợ tới mất hết nhân tính khi giật tay khi đâm vào cổ, nhằm không để cho các nạn nhân có một cơ hội sống sót.
Còn nỗi đau nào hơn sự mất mát mà gia đình ông Mỹ đã phải gánh chịu , họ đang sinh sống hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tạo dựng công ăn, việc làm cho hàng trăm người lao động, có những đóng góp rất nhiều cho xã hội, nhưng chỉ vì lòng tham và sự thù hận các bị cáo đã nhẫn tâm ra tay tước bỏ sự sống của 06 mạng người Cái chết oan nghiệt của gia đình anh Mỹ để lại sự đau thương mất mát đến tột cùng cho những người thân thích, đẩy hàng trăm con người đang có công ăn việc làm ổn định lâm vào cảnh thất nghiệp, để lại những nỗi niềm thương tiếc, sự cảm thông sâu sắc của cộng đồng xã hội Tội ác của Dương cùng đồng bọn khiến cháu Lê Gia Linh, mới 2 tuổi đến bi kịch cuộc đời, mồ côi cả cha, lẫn mẹ và mất đi người anh, người chị.
Có thể nói đây là vụ án kinh hoàng từng gây xôn xao dư luận bởi phạm nhân là những công dân trẻ tuổi, còn nhiều cơ hội để làm cho cuộc sống trở nên tốt hơn nhưng lại chọn sa vào con đường sai trái của tội ác, gây ra biết bao nhiêu thảm họa cho những người vô tội Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội, an ninh của đất nước Dù đã nhận được mức phạt tương xứng nhưng hậu quả để lại cho gia đình của nạn nhân lại vô cùng đau xót Dù sống trong thời đại tiên tiến, mỗi chúng ta sinh ra đều được giáo dục và nhận được nhiều tình yêu thương từ cha mẹ và những người thân trong gia đình, từ đó ta lại biết trao đi yêu thương đến họ và những người xung quanh ta Thế nhưng đâu đó trên thế giới này, rất nhiều thành phần lại có tư tưởng lệch lạc, sai trái, làm ra những điều tàn ác, máu lạnh Chúng ta cần phải lên án mạnh mẽ để loại bỏ những tư tưởng lệch lạc đó ra khỏi xã hội cũng như trao đi yêu thương nhiều hơn để nhận lại nhiều hơn.
Quan điểm về việc xét xử vụ án hình sự ở Việt Nam và so sánh với thế giới
Quan điểm về việc xét xử vụ án hình sự ở Việt Nam
Các vụ án, nhất là vụ án hình sự luôn luôn thu hút sự quan tâm của dư luận Tòa án cũng sử dụng nhiều giải pháp như xét xử lưu động, báo chí phản ánh… để người dân quan tâm đến vụ án nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật Do đó, công tác xét xử của Tòa án và dư luận nhân dân có mối quan hệ với nhau, và dường như không chỉ một chiều
Một mục tiêu mà Tòa án luôn hướng tới là các bản án, quyết định của Tòa án được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ, do đó dư luận không đồng tình ủng hộ là mục tiêu đó không đạt được, nghĩa là tác dụng tuyên truyền, phổ biến pháp luật thấp, chưa kể cá biệt những vụ án oan sai nghiêm trọng làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào pháp luật.
Lắng nghe dư luận, lắng nghe ý kiến chuyên gia, luật sư, nhà báo… để có cái nhìn đa chiều về vụ án mà hồ sơ có khi không phản ánh hết, để giải quyết được đúng đắn, toàn diện hơn là rất cần thiết.
Các bản án chưa được dư luận xã hội đồng tình
Ủy ban Tư pháp cho biết "còn một số trường hợp áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt chưa chính xác; còn một số trường hợp cho hưởng án treo chưa đúng quy định của pháp luật, thực hiện chưa đúng quy định về xử lý vật chứng; còn có trường hợp xác định chưa chính xác nhân thân người phạm tội". Đáng nói, "một số vụ án sau khi có kết quả xét xử chưa được dư luận xã hội đồng tình", Ủy ban Tư pháp nhận định.
Vụ Đồng Tâm: Dư luận phản ứng mạnh mẽ trước bản án nặng nề
Sau khi tũa sơ thẩm Hà Nội tuyờn ỏn vụ ô giết người, chống người thi hành cụng vụ ằ xảy ra hồi thỏng Giờng ở xó Đồng Tõm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ngày 14/09/2020, với hai bản án tử hình dành cho các bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức, dư luận đã có những phản ứng mạnh mẽ Trên mạng đã xuất hiện ngay một kiến nghị phản đối bản ỏn được cho là ô bất cụng ằ.
Theo đó, hàng loạt vấn đề đã bị Hội đồng xét xử bỏ qua
Trước hết là tính chất pháp lý của thửa đất 59 hecta tranh chấp tại Đồng Sênh chưa được làm rõ là đất nông nghiệp hay đất quốc phòng.
Thứ hai, về tội danh ô chống người thi hành cụng vụ ằ, chỳng ta cần tỡm hiểu về cơ sở pháp lý nào để lực lượng công an tiến vào Đồng Tâm trong đêm, và các cấp ra quyết định và những người thi hành.
Thứ ba, căn cứ vào đâu lực lượng cảnh sát đột nhập nhà ông Lê Đình Kình và bắn chết ông trong khi ông Kình không phải là bị can trong bất cứ vụ án nào Bên cạnh đó, chúng ta cần tìm hiểu về lý do nào dẫn tới cái chết của ba người cảnh sát,những chi tiết đó đều cần thực nghiệm điều tra để làm rõ.
Tại phiên tòa sơ thẩm, lời khai cũng như câu trả lời của các bị cáo bất nhất với kết quả giám định được ghi trong cáo trạng, một số khai rằng họ bị bức cung, nhục hình và một số luật sư không được tiếp cận bị can trong quá trình điều tra và tòa không trả hồ sơ để điều tra lại.
Qua năm vấn đề trên, bản kiến nghị cho rằng việc điều tra, truy tố có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục tố tụng Trên mạng xã hội, đã có nhiều lời phản đối dữ dội sau khi hai án tử hình được tuyên đối với hai người con của ông Lê Đình Kình. Bờn cạnh đú một số người cũng ghi nhận việc đa số bị cỏo với tội danh ô chống người thi hành cụng vụ ằ được giảm khỏ nhiều so với mức ỏn đề nghị Hầu hết từ mức 3 đến
5 năm tù giam trở thành án treo và được trả tự do ngay tại tòa, trừ bà Bùi Thị Nối bị tăng án, có lẽ vì phản kháng mạnh mẽ tại phiên tòa…
Vấn đề nan giải cho Thẩm phán, cho Tòa án là không phải lúc nào dư luận đa số cũng là chân lý Việc xét xử các vụ án, tuyệt đối không thể theo số đông, dẫn đến
“chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết” Khó như thế nên hệ thống Tòa án mới không ngừng đặt ra yêu cầu và có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng Thẩm phán cả về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức tác phong Thẩm phán có đủ năng lực và sự trong sạch, sẽ đưa ra bản án, quyết định khách quan, toàn diện, đúng pháp luật, không phụ thuộc vào áp lực của dư luận Bản án đúng đắn, thấu tình đạt lý, trong lúc áp lực dư luận càng lớn thì hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật càng cao. Để có thể phán quyết “thấu tình đạt lý” cần:
Thật ra, các yêu cầu cụ thể đã được ghi nhận khá đầy đủ trong luật, đòi hỏi Thẩm phán khi xét xử các vụ án hình sự phải phân tích đầy đủ những chứng cứ xác định bị cáo có tội hay không có tội, và nếu bị cáo có tội thì là tội gì, theo điều nào của
Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác được áp dụng Xác định như vậy để xét xử đúng người, đúng tội Bên cạnh đó là phải xem xét hết các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng bị cáo Trong đó, phải xem xét thấu đáo mục đích, động cơ, hoàn cảnh phạm tội và xem xét hết các yếu tố nhân thân, hoàn cảnh gia đình của bị cáo để phán quyết, lượng hình vừa thể hiện tính trừng phạt vừa thể hiện tính giáo dục, vừa nghiêm minh vừa nhân đạo.
Phán quyết như vậy nhất định dư luận sẽ đồng tình, ủng hộ Không thể nói một bản án chặt chẽ, đúng pháp luật và nhân văn lại không thuyết phục được dư luận.
Vì thế, sau những dư luận ồn ào, có thể đúng, có thể sai, suy cho cùng vẫn là vấn đề bản lĩnh, năng lực, đạo đức của người Thẩm phán và cơ chế để Thẩm phán khi xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Các bản án thể hiện sự nghiêm minh, công bằng
Vụ án Bế Văn Thành – Phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy:
Khoảng 20 giờ ngày 10/10/2016 tại thôn Ao Đẫu, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng,tỉnh Lạng Sơn Công an huyện Hữu Lũng bắt quả tang Bế Văn Thành sinh năm 1980,trú tại thôn Làng Cống, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, Công an thu giữ trên người Bế Văn Thành 02 gói giấy bạc bên trong chứa chất bột màu trắng, qua giám định là chất ma túy Heroine có tổng trọng lượng 0,221g.
Với hành vi trên Bế Văn Thành đã bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Hữu Lũng truy tố về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo khoản 1 Điều 194 Bộ Luật hình sự.
Bản án được tuyên thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng Nhân dân tham dự Phiên tòa lưu động đã có tác dụng răn đe, giáo dục phòng ngừa chung, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật và đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy và tội phạm xâm phạm đến quyền trật tự công cộng Qua các phiên tòa các Kiểm sát viên cũng học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống, tranh tụng tại phiên tòa.
So sánh việc xét xử vụ án hình sự ở Việt Nam và thế giới
3.4.1 Các giai đoạn trong xét xử vụ án hình sự
Việc giải quyết vụ án hình sự được tiến hành qua nhiều giai đoạn khác nhau Mặc dù đây là các giai đoạn tố tụng độc lập nhưng có vai trò quan trọng và bổ trợ lẫn nhau Theo đó, các giai đoạn giải quyết vụ án hình sự gồm:
- Khởi tố vụ án hình sự;
- Điều tra vụ án hình sự;
- Xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
Hầu hết ở các nước phương Tây cũng diễn ra các giai đoạn tương tự như vậy Đặc biệt ở Mỹ còn có một thủ tục tố tụng là "Mặc cả thú tội” (Plea bargains), còn được biết đến với các cách dịch khác nhau như: “thỏa thuận nhận tội”, “thương lượng nhận tội”, “đàm phán thú tội” được thực hiện bởi luật sư bào chữa và công tố viên, theo đó bị cáo đồng ý nhận tội (thú tội) để đổi lấy một kết quả mà chính bị cáo đánh giá là thuận lợi (có lợi) hơn cho mình và là một trong những nguyên tắc và cũng là thủ tục tố tụng nổi tiếng của Hoa Kỳ 90% các vụ án hình sự ở Hoa Kỳ được giải quyết bằng mặc cả thú tội, 8% các vụ án hình sự bị đình chỉ và chỉ có khoảng 2% là giải quyết bằng thủ tục xét xử đầy đủ, có bồi thẩm đoàn (Công bố vào ngày 11/6/2019 trên trang web chính thức của Pewresearch.Org) “Mặc cả thú tội” giúp hệ thống tư pháp hình sự vận hành theo cách tạo ra nhiều vụ án được giải quyết và nhiều hình phạt được tự nguyện thi hành hơn là việc theo đuổi quy trình xét xử thông thường Đây là một bước tiến bộ nó giúp giảm nhẹ khung hình phạt, giảm mức án hoặc được áp dụng định tội danh “nhẹ hơn” với tội mà bị cáo đã phạm phải Tuy nhiên, thủ tục này vẫn có một số khuyết điểm: nguy cơ bị cáo ép buộc nhận là có tội, nguy cơ án oan, sai, hình phạt không chính xác, không công bằng; thủ tục không đầy đủ, không đảm bảo các quyền của bị cáo Tương tự như vậy ở Việt Nam bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc thuê Luật sư bào chữa cho mình tại cơ quan tố tụng.(điểm h khoản 2 Điều 60; điểm g khoản 2 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 1999)
3.4.2 Phân loại tội phạm ở Việt Nam và Mỹ
Tại Việt Nam, để phân loại tội phạm người ta căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, tội phạm được phân loại thành 4 loại như sau:
- Tội phạm ít nghiêm trọng: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tô œi ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoă œc phạt tù đến 03 năm.
- Tội phạm nghiêm trọng: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Tại Mỹ, việc phân loại tội phạm trong luật hình sự liên bang và luật hình sự các bang khá giống nhau và là sự phân loại tội phạm theo truyền thống pháp luật Anh - Mỹ.Với quan niệm cho rằng, mức độ tội phạm biểu hiện mức đáng lên án nhiều hay ít, nên tiêu chí phân loại tội phạm được xác định là mức hình phạt có thể được áp dụng Tội phạm thường được phân thành 3 loại:
- Tội nhẹ (vi cảnh - infaction) là tội phạm có mức phạt tù không quá 5 ngày hoặc không bị phạt tù Hình phạt thông dụng là phải nộp một khoản tiền phạt không lớn Chủ yếu là những vi phạm giao thông nhỏ (đi vào đường cấm, đỗ xe không đúng chỗ…)
- Tội thường (khinh tội - misdemeanor) là các tội có mức hình phạt đến 1 năm tù (trong nhà tù của hạt, quận, thành phố…) Phổ biến là tội say rượu nơi công cộng, đánh bạc không phép, sống lang thang, dặt dẹo…
- Tội nặng (trọng tội - felony) là tội phạm mà hình phạt cao nhất đối với tội đó là tử hình (ở những bang cho phép điều này) hoặc tù có thời hạn trên 1 năm tại nhà tù liên bang hoặc bang Tội nặng thường là giết người, cướp có vũ khí và cưỡng hiếp bằng vũ lực.
Tại Pháp, Điều 111-1 BLHS Pháp quy định: “Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của các hành vi được quy định trong luật, tội phạm được chia thành trọng tội, thường tội và tội vi cảnh” Theo quy định của điều luật nói trên, tội phạm trong luật hình sự Pháp được chia thành 03 loại: Trọng tội, thường tội và tội vi cảnh
Hình phạt đối với trọng tội mà thể nhân đã thực hiện bao gồm: Tù chung thân; tước tự do đến 30 năm; tước tự do đến 20 năm; tước tự do đến 15 năm.
Trong trường hợp phạm thường tội, thể nhân có thể bị phạt:
+ Phạt tiền theo ngày thu nhập của người phạm tội: Số tiền tối đa được xác định cho một ngày thu nhập của người phạm tội không quá 2000 francs. Tổng số ngày thu nhập bị phạt không quá 360 ngày.
+ Hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền của người phạm tội: được quy định tại Điều 131-6 bao gồm: treo bằng lái xe trong vòng 05 năm; cấm điều khiển các loại phương tiện giao thông trong vòng 5 năm; tước giấy phép lái xe và cấm việc xin cấp giấy phép lái xe mới trong vòng 05 năm; tịch thu phương tiện giao thông của người bị kết án; tạm giữ phương tiện của người bị kết án; cấm tàng trữ hoặc mang theo các loại vũ khí trong vòng 05 năm; tịch thu vũ khí của người phạm tội; thu hồi giấy phép săn bắn và cấm việc cấp lại loại giấy này trong vòng
05 năm; cấm việc phát hành séc trong vòng 05 năm; tịch thu công cụ, phương tiện phạm tội hoặc do phạm tội mà có.
Quan điểm về tình yêu của giới trẻ hiện nay
Có cách giáo dục đúng về nhận thức cho giới trẻ từ sớm chính là giải pháp tốt nhất, giúp họ hiểu được rằng tuổi trẻ là tuổi để yêu và được yêu và quan trọng hết là yêu sao cho đúng Tình yêu của tuổi trẻ là động lực để người trẻ vươn lên và hoàn thiện bản thân Nó giúp ta có suy nghĩ, hành động đúng đắn hơn và được mọi người xung quanh yêu quý, tin tưởng, sẽ lan tỏa được nhiều thông đẹp tốt đẹp hơn ra cộng đồng. Đời người đẹp đẽ nhất là có tình yêu, tình yêu như một thứ gia vị không thể thiếu trong cuộc sống, dẫu đẹp đẽ hay khổ đau thì cuối cùng nó vẫn đáng được trân trọng và gìn giữ Tuy nhiên, có nhiều người vẫn còn quan niệm sai lệch về tình yêu, một bộ phận giới trẻ hiện nay cần có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc hơn về tình yêu.
Chia tay đòi quà, tung clip nhạy cảm của người yêu cũ lên mạng, tưới xăng thiêu người yêu vì uất hận, đau xót hơn, không ít trường hợp bạn trẻ tự tử vì tình. Những cách hành xử bạo lực và tiêu cực của một bộ phận giới trẻ ngày nay đã vẽ lên bức tranh buồn với những câu chuyện chia tay.
"Thù hận trong tình yêu có thể gây ra những sai lầm nghiêm trọng Nhiều trường hợp không kiểm soát được hành động, dẫn đến hại người, hại mình"
Nguyễn Hải Dương sát hại 6 người nhà người yêu Sau khi bị bắt, nghi can này khai có quan hệ tình cảm với nạn nhân, tuy nhiên, mối quan hệ của cặp đôi gặp phải sự cấm cản của gia đình Thấy bạn gái có người yêu mới, Dương ghen tuông nên nảy sinh ý định trả thù Sau khi tính toán kỹ, nghi can rủ bạn cùng thực hiện kế hoạch đã lên trước đó
Kết thúc cuộc đời người khác là tự giết chính mình
Hành động của Dương ngoài động cơ cướp tài sản, nam thanh niên vì nông nổi trong tình yêu nên đã hành động sai trái Không chỉ lấy đi sinh mạng của người yêu cũ, gia đình cô gái, Dương cũng đánh mất chính cuộc đời mình Nếu lựa chọn cách khác, cho nhau lối đi riêng, có lẽ giờ Dương vẫn được Ánh Linh và gia đình coi như một người quen cũ, không thù hận Vẫn biết, viê œc phải đối mặt với thực tế rằng người mình từng rất yêu thương bỗng quay lưng không dễ Với nhiều người, đó là nỗi đau đớn, tuyệt vọng Nhưng nếu yêu ai đó thật lòng, khi đã hết duyên, ngoài việc mong điều tốt đẹp đến với họ, ta cũng hãy nghĩ cho bản thân mình.
Sao người này lại có thể hành động một cách ngu dốt và quá vô nhân đạo như thế? Một tình yêu mù quáng đổi 6 mạng người có đáng không? Suy cho cùng, nếu làm tổn thương người khác chỉ vì không được yêu như ý muốn, có phải quá vô lý không? Khi họ chết, bạn cũng đâu có được tình yêu của họ? Không những thế, bạn sẽ phải sống trong sợ hãi, dằn vặt suốt quãng đời còn lại cùng tội lỗi gây ra Từ bỏ không chỉ là cách ta cho người yêu thương cuộc sống mới, mà cũng chính là cho bản thân mình cơ hội đổi thay.
Con gái khi yêu chớ nên khờ dại
Cũng từ câu chuyện này, không ít cô gái trẻ lo lắng và không dám tin tưởng vào tình yêu Những dòng chia sẻ của các bạn nữ: "Chỉ vì người yêu cũ có tình mới mà đến giết cả nhà nhà họ Thế này, ai còn dám yêu nữa" Các cô gái khi yêu thường vụng dại,tin tưởng người yêu một cách tuyệt đối, sẵn sàng lấy tiền nhà đem cho bạn trai Đặc biệt, lứa tuổi mới lớn rất dễ sa vào vòng tay của những kẻ sở khanh
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên khoa Tâm lý, Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng bản chất tình cảm là một loại động lực, đến khi bị từ chối sẽ thành phản lực Từ đó, một số bạn trẻ biến tình yêu thành lòng thù hận, gây ra hậu quả đáng tiếc.
Tiến sĩ Hiếu cũng gợi ý giới trẻ cách chia tay trong êm đẹp để giữ an toàn cho bản thân: "Các bạn không nên quyết định chia tay quá đột ngột, đừng xúc phạm nhau và phủ nhận mọi điều tốt đẹp trong quá khứ Cả hai hãy tạo bước đệm để chuẩn bị tâm lý, thích nghi dần với nỗi đau”.
Cũng theo giảng viên Đại học Sư phạm TP.HCM, không phải chỉ có một người để yêu trên đời Các bạn trẻ đừng vì cơn ghen hay lòng thù hận mà đốt cháy người khác và thiêu cháy cả cuộc đời mình.
Việc yêu sớm ảnh hưởng khá nhiều đến giới trẻ, bởi ở lứa tuổi dậy thì chưa hoàn toàn phát triển về mặt tâm lý, dễ hành động theo cảm tính "Yêu đương là niềm vui riêng cá nhân nhưng nếu không bình tâm, tĩnh trí sẽ đem lại mất mát, đau xót, tang thương cho gia đình"
Qua bài học đau thương này, các bạn trẻ nên vâng lời gia đình nếu không muốn vướng vào rắc rối, sai lầm nghiêm trọng cuộc sống cá nhân và người thân Đặc biệt,cần nghiêm túc và suy nghĩ chín chắn hơn trong tình yêu, khi có khúc mắc, hãy tìm người thân, bạn bè và những người có kinh nghiệm để chia sẻ, cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất, chứ không nên hành đô œng tiêu cực! Tình yêu rất đẹp, nhưng hãy yêu một cách văn minh, phù hợp và có trách nhiệm với nó, để tình yêu trở thành chất xúc tác thăng hoa cho cuộc sống chứ không phải nỗi buồn phiền, áp lực Tình yêu chỉ đẹp khi con người hiểu đúng và làm đúng, hướng đến những điều tích cực, cao đẹp.