1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận KNLĐQL - Những phẩm chất cần có của nhà lănh đạo, quản lý trong doanh nghiệp

24 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp
Chuyên ngành Khoa học Quản lý
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 46,76 KB

Nội dung

Như vậy, đểtrở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì một cá nhân phải cónhững phẩm chất, kỹ năng mà người khác không có được.Căn cứ vào những cơ sở lý thuyết và thực tiễn nêu trên, emchọn đề t

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi của conngười không chỉ dừng lại ở mức trở thành những “ nhân viênvới mức thu nhập ổn định”, nhiều người trong chúng ta còntham vọng trở thành những người “quyền cao chức trọng” đó

là những nhà quản lý hay những nhà lãnh đạo Thậm chí họcòn muốn tự làm chủ các Doanh nghiệp do chính tay họ xâydựng nên Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạtđộng của 1 cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được nhữngmục tiêu nhất định Tổng thống Mỹ Dwight D Eisenhowertừng nói: “Lãnh đạo là một nghệ thuật của cá nhân ảnh hưởngđến tính tự giác hoàn tất công việc của những người khácnhằm đạt mục tiêu chung” Chỉ một số ít cá nhân có tài bẩmsinh để lãnh đạo, còn phần lớn đều phải trải qua một quátrình học hỏi, rèn luyện và nỗ lực hết mình để tạo cho họnhững kỹ năng và kiến thức vững chắc cho vai trò lãnh đạocủa các nhà lãnh đạo Người lãnh đạo là 1 trong các nhân tốđóng vai trò quyết định tới sự sống còn, sự phát triển của tổchức Họ được ví như người chèo lái con thuyền giữa biển Nếungười lãnh đạo đủ tài giỏi để chèo lái cùng với sự đồng lòngcủa những thành viên trong tổ chức thì con thuyền đó có thểđến được mục tiêu đã định Nếu không, con thuyền đó sẽ bịlật đổ trước những trận cuồng phong trên biển Như vậy, đểtrở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì một cá nhân phải cónhững phẩm chất, kỹ năng mà người khác không có được.Căn cứ vào những cơ sở lý thuyết và thực tiễn nêu trên, emchọn đề tài “Những phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo, quản

Trang 2

lý” làm bài tiểu luận của mình, từ đó làm rõ bản chất công việc, các hoạtđộng của nhà lãnh đạo và phân tích các phẩm chất, kỹ năng của nhà lãnh đạo,quản lý cần có hiện nay.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nêu lên được những phẩm chất cân thiết nhằm giúp mỗi

cá nhân có cơ sở tham khảo, nhận xét, điều chỉnh và rènluyện thói quen, tính cách cho mình để sớm có thể trở thànhmột nhà lãnh đạo giỏi trong tương lai

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, bài tiểu luận xácđịnhnhững nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

- Hệ thống hóa và nêu lên được các phẩm chất cần thiết

để tạo nên một nhà lãnh đạo

3 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là những phẩm chấtcần thiết để tạo nên một nhà lãnh đạo

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, sử dụng các phương pháp: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, thống

kê, điều tra xã hội học để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

4 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 2 chương

Trang 3

NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Khái niệm về nhà lãnh đạo

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt độngcủa 1 cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được những mục tiêunhất định

Nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gâyảnh hưởng Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ratầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình

để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó

Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có cácđịnh nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo

+ Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùngvới sự ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác,các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của ngườikhác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng

+ House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả nănggây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạtđộng có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc

+ Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gâyảnh hưởng

Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn

có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo Vì vậy mỗi chúng

Trang 4

ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác Điều này có nghĩa là:tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một

số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt Không ai nằm ngoài quyluật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo Nhà lãnh đạo có thểxuất hiện ở mọi vị trí , từ những người có chức vụ quan trọng đến nhữngngười có vị trí bình thường như Chủ tịch nước, Tổng thống, vua, các bộtrưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởngphòng nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí

là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhómbạn học Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chứcvới tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi chomọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ

Trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị

và nhà lãnh đạo thật sự Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghithức, truyền thống và các cơ cấu tổ chức đem lại Nhà lãnh đạo này sử dụngchức vụ để gây ảnh hưởng lên người khác khi mất chức rồi thì không còn gâyảnh hưởng lên người khác được nữa Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnhđạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta Nhà lãnh đạo thât sự

là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây ảnh hưởng tới mọingười, lôi cuốn mọi người đi theo con đường của họ Đây mới là những nhàlãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ conngười họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ

Định nghĩa nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ

vị trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ đối với doanh nghiệp Nhà lãnh đạo cóthể xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, như lãnh đạotoàn bộ doanh nghiệp có tổng giám đốc, giám đốc, lãnh đạo phòng có trưởngphòng, lãnh đạo nhóm làm việc có trư ởng nhóm Càng ở vị trí cao, nhà lãnhđạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn Nhà lãnh

Trang 5

đạo thường là người có vị trí dẫn đầu tại cấp độ lãnh đạo mà họ đảm nhiệmtrong doanh nghiệp Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám đốchoặc giám đốc Họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trướclợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạtđược Họ duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnhtranh, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của tài chính, cách phát sinh tiền lời chođơn vị, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên vàkhách hàng…

1.2 Trách nhiệm của người lãnh đạo

Trách nhiệm của người lãnh đạo gồm :

- Đại diện cho các bên liên quan lãnh đạo tổ chức;

- Chỉ đạo thực hiện thông qua một sứ mệnh hoặc mục đích;

- Hình thành và thực hiện những thay đổi về chiến lược của tổ chức;

- Theo dõi và giám sát các hoạt động, đặc biệt các hoạt động liên quanđến kết quả tài chính, năng suất, chất lượng, các dịch vụ mới và phát triểnnhân lực;

- Cung cấp các chính sách và hướng dẫn thực hiện cho các cán bộquản lý khác tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và các thay đổitrong chiến lược

1.1.3 Vai trò của người lãnh đạo

Nhà lãnh đạo là người đứng đầu một nhóm hay một tổchức, nên vai trò của họ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triểncủa tổ chức Khi họ thực hiện tốt vai trò của mình, họ sẽ thúcđẩy tổ chức phát triển Khi họ thực hiện không tốt vai trò, họ

sẽ kìm hãm sự phát triển của nhóm hay tổ chức đó

Trang 6

- Vai trò đại diện: Là người đứng đầu của tổ chức nênnhà lãnh đạo là người thay mặt cho tổ chức tham gia vào các

sự kiện đối ngoại khác nhau như phát biểu trước các hội nghị,cuộc họp, giới thiệu về tổ chức của mình với các đối tác bênngoài

- Vai trò lãnh đạo: Trong quá trình lãnh đạo, mỗi nhàlãnh đạo sẽ tự xây dựng cho mình mối quan hệ thích hợp vớicấp dưới, cung cấp chỉ dẫn những thông tin thích hợp, độngviên khích lệ nhân viên

- Vai trò liên hệ: Nhà lãnh đạo có vai trò duy trì mối quan

hệ mạng lưới làm việc nội bộ với bên ngoài và giúp cung cấpthông tin

- Vai trò thu thập thông tin: Một nhà lãnh đạo giỏi phảiluôn luôn tìm hiểu, thu thập thông tin bên trong và bên ngoài

về những vấn đề có ảnh hưởng tới tổ chức

- Vai trò truyền đạt: Khi có được thông tin trong tay, nhàlãnh đạo truyền đạt lại những thông tin cả bên trong và bênngoài cho nội bộ của tổ chức để tổ chức có những hướng đihợp lý

- Vai trò phát ngôn: Giống như một người đại diện, nhàlãnh đạo truyền đạt những thông tin của tổ chức cho bênngoài nhằm giới thiệu và tăng tầm ảnh hưởng của tổ chức,tìm kiếm những sự quan tâm đầu tư mới cho tổ chức

- Vai trò doanh nhân: Nhà lãnh đạo hành động như ngườikhởi xướng, thiết kế khuyến khích những cải tiến và đổi mới

Họ có tầm nhìn xa hơn hẳn những nhân viên bình thường để

Trang 7

có thể tìm ra định hướng mới, dẫn dắt tổ chức hoạt động mộtcách linh hoạt và hiệu quả.

- Giải quyết những xáo trộn: Có những hành động đúng

và kịp thời khi tổ chức đối mặt với những vấn đề quan trọng,những khó khăn bất ngờ Trong thời đại ngày nay, mỗi tổ chứcđều thường phải đối mặt với những thách thức mới, nhữngbiến động và khó khăn lớn Nếu nhà lãnh đạo không giảiquyết được các vấn đề này, điều đó có nghĩa là tổ chức đangtrên con đường đi tới sự diệt vong

- Vai trò phân phối: Nhà lãnh đạo đề ra các phươnghướng, chủ trương và sách lược khi phân phối các nguồn lựccủa tổ chức như thời gian, ngân quỹ, phương tiện, nhân sự

-Vai trò đàm phán: Nhà lãnh đạo sẽ đại diện cho tổ chứcthương lượng, đàm phán các vấn để có liên quan tới tổ chức.Với một nhà lãnh đạo giỏi thì vai trò này được thể hiện mộtcách rõ rệt vì kết quả của nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợicủa tổ chức

Đối với một doanh nghiệp, nhà lãnh đạo là người đứng đầudoanh nghiệp, nên vai trò của họ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của doanhnghiệp Khi họ thực hiện tốt vai trò của mình, họ sẽ thúc đẩy doanh nghiệpphát triển Khi họ làm sai vai trò, họ sẽ kìm hãm sự phát triển của doanhnghiệp Thực tế, nhiều doanh nhân Việt Nam đứng ở vị trí nhà lãnh đạo doanhnghiệp nhưng lại chưa làm tốt vai trò của mình Họ cần hiểu được lãnh đạochính là người đại diện cho doanh nghiệp, chỉ huy doanh nghiệp, là người liênlạc của doanh nghiệp, đồng thời là một nhà quản lý cấp cao của doanhnghiệp Nhà lãnh đạo là người đại diện cho doanh nghiệp, là người đứng đầudoanh nghiệp, nên nhà lãnh đạo là người thay mặt doanh nghiệp trước pháp

lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh

Trang 8

nghiệp đạt được, chịu trách nhiệm trước pháp lý, trước các cơ quan chứcnăng, nhà lãnh đạo là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình thànhlập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp hoạt động viphạm pháp luật, thì người chịu tội trước hết là lãnh đạo doanh nghiệp, chịutrách nhiệm trước lợi ích chung và kết quả cuối của doanh nghiệp Vì vậy, kếtquả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được đều là sản phẩm trực tiếp hoặc giántiếp từ những quyết định của nhà lãnh đạo doanh nghiệp Công ty ITA là mộtcông ty thực phẩm khá nổi tiếng của Mĩ Mười năm trước, lãnh đạo công tymuốn phát triển thêm ngành y dược, nên đã mua một xí nghiệp dược phẩmvới giá 5 tỷ USD Nhưng chỉ năm sau họ đã phải bán xí nghiệp đó với giá 3 tỷUSD, gây thiệt hại lớn cho công ty Lãnh đạo công ty ITA đã phải từ chức vì

vụ việc này Nhà lãnh đạo là người chỉ huy doanh nghiệp Với vai trò là ngườichỉ huy doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải xác định được tầm nhìn rõ ràng,chính xác cho doanh nghiệp, xác định được lịch trình để đạt mục tiêu đó, huyđộng và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu:

- Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp: nhà lãnh đạo

là người vẽ ra đường lối, mục tiêu, viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp Họđảm trách những mục tiêu mang tính thách thức liên quan tới sự thay đổi, vàtập trung vào việc thay đổi hành vi

- Xác định lịch trình để đạt mục tiêu đó: Để thực hiện tầm nhìn, nhàlãnh đạo phải xác định được các bước thực hiện tầm nhìn đó Họ vạch rachiến lược và thực hiện những thay đổi để duy trì sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp

- Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu: Nhà lãnh đạo tậptrung vào yếu tố con người Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đitheo mình, hướng tới xây dựng sự nghiệp chung của doanh nghiệp Nhà lãnhđạo sử dụng uy tín, ảnh hưởng cá nhân để thúc đẩy những nguời dưới quyền

Trang 9

làm việc Họ động viên những người dư ới quyền phát huy hết khả năng củamình, cùng làm việc với họ để đạt được mục tiêu lâu dài

- Liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp: Nhà lãnh đạo phải gắn kếtcác phòng, ban, chi nhánh lại với nhau trong một mục tiêu chung của doanhnghiệp Họ thu thập, phân tích xử lý thông tin từ các chi nhánh và tạo điềukiện để các chi nhánh hiểu tình hình hoạt động của nhau

- Liên kết giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài: Lãnh đạo doanhnghiệp thường xuyên tiếp xúc với các đối tác khách hàng, các hội nghềnghiệp, các cơ quan chính quyền Họ cần sử dụng mối quan hệ rộng rãi củamình để nhận được nhiều nguồn thông tin và sự ủng hộ cần thiết Vì thế, mànhà lãnh đạo là một nhà hoạt động xã hội tích cực

- Xây dựng, thực thi chiến lược nhằm làm doanh nghiệp có khả năngcạnh tranh tốt hơn, phát triển quy mô và vị thế trên thị trường Nhà lãnh đạođưa ra con đường cụ thể để thực hiện hóa mục tiêu cho doanh nghiệp

- Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực: Nhà lãnh đạo phải đưa ra được bản

kế hoạch phù hợp với tình hình phát triển, với nguồn lực của doanh nghiệp

Họ biết điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là gì để có một kế hoạchchung với toàn doanh nghiệp Từ đó, họ đưa ra hướng phân bổ, sử dụng cácnguồn lực của công ty

- Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp: Làngười chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được, vìvậy nhà lãnh đạo cần thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu củadoanh nghiệp tới đâu Họ phải có những quyết định thay đổi kịp thời để điều

ch ỉnh mục tiêu

1.4 Bản chất của công việc lãnh đạo

Thực chất công việc lãnh đạo là khả năng tạo ra tầm nhìn, cảm hứng

và ảnh hưởng trong tổ chức Ba nhiệm vụ này kết hợp với nhau, tạo nên sự

Trang 10

khác biệt của một nhà lãnh đạo với bất kỳ ai Người nhìn xa trông rộng khôngphải là người lãnh đạo nếu anh ta không thể truyền cảm hứng Người tạo ra vàduy trì được ảnh hưởng không phải là người lãnh đạo nếu anh ta không thểtạo ra một tầm nhìn Tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hưởng cần phải được thựchiện một cách khéo léo và bài bản, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những phẩmchất và kỹ năng riêng biệt Vì vậy, công việc lãnh đạo vừa mang tính chấtnghệ thuật, lại vừa mang tính chất khoa học.

Tầm nhìn: là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà tất cả mọi

người trong tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành hiện thực.Tạo ra tầm nhìn là công việc chính của nhà lãnh đạo Một nhà lãnh đạo phảibiết dẫn dắt tổ chức mình đi tới đâu, phải hình dung ra tương lai chung của tổchức

Cảm hứng: Khi xây dựng được tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi dậy

và truyền được cảm hứng cho người khác để họ đi theo và thực hiện Nếu tầmnhìn không được truyền đạt tới mọi người và không được thực hiện thì tầmnhìn trở nên vô nghĩa Vậy công việc thứ hai của nhà lãnh đạo là truyền cảmhứng cho mọi người Nhưng truyền cảm hứng ở đây không phải là việc miêu

tả lại tầm nhìn một cách đơn giản, mà nhà lãnh đạo phải truyền đạt tầm nhìnmột cách lôi cuốn, hấp dẫn nhất Truyền cảm hứng ở đây cũng chính là tạođộng lực cho những người đi theo mình Khi thiếu động lực thì ngay cả côngviệc vô cùng đơn giản cũng trở thành những chướng ngại vật Nhưng khi cóđộng lực, chúng ta sẽ thấy một tương lai xán lạn, chướng ngại chỉ còn làchuyện nhỏ và những rắc rối chỉ còn là tạm thời Và công việc của nhà lãnhđạo chính là tạo động lực để cuốn hút mọi người

Ảnh hưởng: Trong cuốn “Phát triển kỹ năng lãnh đạo”, John G.

Maxell nêu ra định nghĩa “ lãnh đạo là gây ảnh hưởng.” Lãnh đạo sẽ khôngthể là lãnh đạo nếu không có ảnh hưởng, và ảnh hưởng được tạo ra từ quyềnlực của nhà lãnh đạo Nói cách khác, tất cả các công việc lãnh đạo đều phải sử

Trang 11

dụng đến quyền lực Quyền lực có thể được tạo ra từ chức vị, từ các mối quan

hệ, từ bản thân mỗi cá nhân Người ta thường kết hợp cả ba loại quyền lựcnày với nhau trong khi thực hiện công việc, tuy nhiên mức độ sử dụng mỗiloại quyền lực lại khác nhau

Trong công việc quản lý, nhà quản lý thường sử dụng quyền lực chức

vị để buộc các nhân viên làm theo yêu cầu của mình đưa ra Quyền lực đómang tính cưỡng chế, sử dụng hình phạt để phát huy tác dụng Còn trongcông việc lãnh đạo, nhà lãnh đạo lại sử dụng quyền lực cá nhân, tức là quyềnlực xuất phát từ phẩm chất, năng lực của mình Quyền lực đó mang tính cuốnhút, lôi kéo người khác đi theo mình Chính sự khác nhau trong việc sử dụngquyền lực giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý đã tạo ra sự khác nhau giữa côngviệc của hai nhóm người này Chẳng hạn nhà quản lý sử dụng quyền lực chức

vị của mình để tập trung, duy trì, giữ vững hệ thống, tiến trình sản xuất Họkhó áp đặt mọi người đi theo một thay đổi nào đó Ngược lại, nhà lãnh đạo lại

là người tạo ra những thay đổi, vì bằng sức ảnh hưởng của mình họ có thể đưamọi người tới một định hướng mới

1.5 Phong cách lãnh đạo

1.5.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán

Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trungmọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng

ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viênchính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèmtheo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả Đặc điểm :

- Nhân viên ít thích lãnh đạo

- Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặtlãnh đạo

Trang 12

- Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân

1.5.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ:

Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phânchia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham giavào việc khởi thảo các quyết định Kiểu quản lý này còn tạo ra những điềukiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, thamgia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu khôngkhí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý Đặc điểm :

- Nhân viên thích lãnh đạo hơn

- Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ

- Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo

1.5.3 Phong cách lãnh đạo tự do

Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viênđược quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối vớinhững quyết định được đưa ra Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khicác nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm

và làm như thế nào Bạn không thể ôm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt racác thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó Đặcđiểm:

- Nhân viên ít thích lãnh đạo

- Không khí trong tổ chứ c thân thiện, định hư ớng nhóm, định hướngvui chơi

- Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên

Ngày đăng: 11/11/2024, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w