1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận KNLĐQL - Phong cách của một nhà lãnh đạo

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong cách của một nhà lãnh đạo
Chuyên ngành Khoa học quản lý
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 33,04 KB

Nội dung

Đề tài: Phong cách của một nhà lãnh đạoMở đầu • Lý do chọn đề tài Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của 1 cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.

Trang 1

Đề tài: Phong cách của một nhà lãnh đạo

Mở đầu

• Lý do chọn đề tài

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của 1 cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Chỉ một số ít cá nhân có tài bẩm sinh để lãnh đạo, còn phần lớn đều phải trải qua một quá trình học hỏi, rèn luyện và nỗ lực hết mình để tạo cho họ những kỹ năng và kiến thức vững chắc cho vai trò lãnh đạo của các nhà lãnh đạo Mỗi một nhà lãnh đạo sẽ có một phong cách lãnh đao riêng biệt, điều đó thể hiện cá tính riêng biệt ở mỗi con người Có người lãnh đạo chuyên quền, có người lãnh đạo dân chủ, lại có người lãnh đạo thuyết phục, người lại kết hợp nhiều phong cách khác nhau Người lãnh đạo sẽ chọn cho bản than một phong cách lãnh đạo cho riêng mình, phù hợp nhất mới có thể tối hiệu quả khả năng lãnh đạo của bản thân

• Mục đích nghiên cứu

Phân tích những phong cách lãnh đạo cơ bản thường có của những nhà lãnh đạo giỏi, từ đó mỗi cá nhân sẽ học hỏi tìm hiểu để lựa chọn cho bản thân phong cách lãnh đạo phù hợp nhất để rèn luyện phát huy tối đa khả năng của bản than

• Đối tượng nghiên cứu

Phong cách của một nhà lãnh đạo

• Nhiệm vụ nghiên cứu

Nêu ra và phân tích được cơ bản của một nhà lãnh đạo giỏi, từ đó có cái nhìn đa chiều về một nhà lãnh đạo tạo tiền đề cho các cá nhân có thể tham khảo học hỏi để có được cho bản thân phong cách lãnh đạo phù hợp nhất

• Cái mới của đề tài

Trang 2

Không chỉ đơn thuần đưa ra những phong cách lãnh đạo cơ bản của một nhà lãnh đạo giỏi, bài tiểu luận còn cho người đọc nhận ra được bản thân phù hợp với phong cách nào, từ đó hình thành phong cách lãnh đạo riêng cho bản thân

Trang 3

Phần nội dung Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài

• Khái niệm nhà lãnh đạo

Lãnh đạo là một quá trình có tính ảnh hưởng, tìm kiếm sự tham gia một cách tự nguyện của các cấp dưới nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức

Nhà lãnh đạo là người có vai trò to lớn đứng đầu tổ chức, một tập thể hay một đội nhóm có vai trò điều phối và phối hợp các hoạt động của các ca nhân trong tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, trong đó bằng sự gây ảnh hưởng tới mục tiêu chung của tổ chức Rất nhiều lãnh đạo luôn tìm cho mình những phong cách lãnh đạo phù hợp, hiệu quả với tình hình phát triển của doanh nghiệp

• Khái niệm phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo chính là cách thức và phương pháp giúp các nhà lãnh đạo có thể vạch ra phương hướng, kế hoạch cũng như mục tiêu thực hiện đồng thời có sự động viên kịp thời đối với cấp dưới

Phong cách lãnh đạo của bất kì nhà lãnh đạo nào cũng đều phụ thuộc vào tính chất nghề nghiệp, môi trường hoạt động khác nhau Tuy nhiên, bản chất cốt lõi trong phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo là phải xây dựng dựa trên bản chất, nhận thức và đạo đức của từng người sao cho phù hợp với những chuẩn mực xã hội, làm động lực phát triển của toàn xã hội

Nhà lãnh đạo giỏi là người biết kết hợp giữa thực tiễn và lý thuyết, nắm bắt kịp thời những nhu cầu cá nhân trong công việc của từng người lao động

để động viên và khai thác những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người, huy động toàn bộ sức mạnh của tập thể và tạo động lực làm việc cho nhân viên Và đây cũng là những liên hệ thực tế về phong cách lãnh đạo

Trang 4

Thực tế cho thấy có 4 phong cách lãnh đạo cơ bản mà các nhà lãnh đạo tài ba sử dụng:

• Phong cách lãnh đạo độc đoán: nhà lãnh đạo quyết định mọi vấn đề

và hướng dẫn cho nhân viên thực hiện Nhân viên không được tham gia bất

cứ ý kiến gì vào quá trình này

• Phong cách lãnh đạo thuyết phục: nhà lãnh đạo vẫn quyết định mọi vấn đề, giải thích cho nhân viên và cố gắng thuyết phục, khuyến khích họ thực hiện các quyết định ấy một cách tự nguyện

• Phong cách lãnh đạo dân chủ: nhà lãnh đạo thảo luận với nhân viên

về vấn đề cần giải quyết, xem xét và cân nhắc các lời khuyên, các giải pháp

do nhân viên đề xuất nhưng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng

• Tự do: Nhà lãnh đạo đi theo hướng ủy thác một vấn đề nào đó của nhà lãnh đạo với nhân viên cấp dưới của mình Nhà lãnh đạo sẽ cho phép nhân viên có quyền quyết định trước một vấn đề mà nhân viên sẽ không phải chịu trách nhiệm trước những rủi ro khi nảy sinh vấn đề Người chịu trách nhiệm vã là nhà lãnh đạo phong cách lãnh đạo này được sử dụng khi bạn có quá nhiều vấn đề cần giải quyết, bạn tin tưởng vào khả năng nhận định, phân tích vấn đề, có khả năng giải quyết vấn đề đó

Trang 5

Chương 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

• Vai trò của nhà lãnh đạo

Tầm quan trọng: Nếu không một ai muốn có những gì mà một cá nhân

đang kiểm soát thì sẽ không có sự phụ thuộc Vì vậy, để tạo ra sự phụ thuộc, người ta phải kiểm soát những gì được xem là quan trọng

Sự khan hiếm: Nếu cá nhân nhay tổ chức sở hữu những gì có nhiều,

việc đó sẽ không làm tăng thêm quyền lực của cá nhân hay tổ chức đó Một nguồn lực cần phải được xem là khan hiếm để tăng tính phụ thuộc

Điều này giải thích tại sao trong một tổ chức đôi khi nhân viên cấp dưới

có hiểu biết hay thông tin quan trọng mà những người lãnh đạo cấp cao không

có thường vượt quyền Quan hệ giữa sự khan hiếm đối với tính phụ thuộc có khả năng tạo ra những hành vi vô lý như không thực hiện các chỉ dẫn trong công việc, khước từ việc đào tạo những người khác, tạo ra ngôn ngữ và thuật ngữ chuyên môn không cho người ngoài hiểu được công việc của họ hoặc thực hiện công việc một cách bí mật nhằm làm cho hoạt động trở nên phức tạp và khó hơn trong thực tế

Quan hệ khan hiếm – Quan hệ phụ thuộc còn có thể được thấy nhiều hơn trong quyền lực của các loại nghề nghiệp Những cá nhân làm các nghề

mà cầu nhiều hơn cung có thể đặt ra các yêu cầu về lương bổng, phúc lợi cao hơn nhiều so với những người làm các nghề mà cung nhiều hơn cầu

Quyền lực khác với quyền uy Quyền lực là sức mạnh nhận được từ bên ngoài Quyền lực có thể tồn tại nhưng không được sử dụng Vì vậy, nó là một khả năng hay tiềm năng Người ta có thể có quyền lực nhưng không áp đặt nó Chẳng hạn, người lãnh đạo có quyền kỷ luật nhân viên nếu anh ta luôn không hoàn thành công việc, nhưng người lãnh đạo đã không làm điều đó khi hiểu rõ hoàn cảnh khó khăn của nhân viên này và những nguyên nhân khiến anh ta không thể hoàn thành công việc

Trang 6

Quyền uy là sức mạnh phát sinh tự nhiện từ bên trong, được hình thành trên cơ sở nhân cách và khả năng thực sự của người lãnh đạo Chẳng hạn, cách ứng xử tế nhị của người lãnh đạo có thể làm cho nhân viên nể trọng và

nỗ lực hơn trong công việc

• Phong cách lãnh đạo độc đoán:

Người sở hữu phong cách lãnh đạo độc đoán, hay lãnh đạo độc đoán được đặc trưng bởi sự kiểm soát độc lập đối với mọi quyết định và hiếm khi chấp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên khác Họ thường xem bản thân giống như động cơ chính của chiếc ô tô để điều khiển mọi người dưới sự giám

hộ hoặc chỉ huy của họ

Nhìn chung, phong cách lãnh đạo độc đoán có những đặc điểm chính sau đây:

• Là người quyết định tất cả các phương pháp và quy trình làm việc

• Thành viên trong nhóm hiếm khi được tin tưởng khi đưa ra ý kiến hoặc thực hiện nhiệm vụ quan trọng

• Công việc được tổ chức bài bản và cứng nhắc

• Những sáng tạo và tư duy vượt trội của các thành viên không được ủng hộ

• Các quy tắc được đặt lên hàng đầu và được truyền đạt rõ rang

• Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách chuyên quyền gắn liền với sự độc đoán có vẻ tiêu cực khi làm việc trong một tập thể Tuy nhiên, tính chất chuyên quyền sở hữu những

ưu điểm mà các lãnh đạo khác không có được Khi người lãnh đạo là người hiểu biết nhất trong nhóm, phong cách chuyên quyền có thể dẫn đến các quyết định nhanh chóng và hiệu quả

Trang 7

Nếu tổ chức của bạn bị đặt vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” phải đưa

ra quyết định nhanh chóng và không có thời gian để tham khảo ý kiến tập thể, thì phong cách lãnh đạo độc đoán là phương án giải quyết tốt nhất

Theo đó, người đứng đầu sẽ tự mình vạch ra kế hoạch tối ưu nhất và yêu cầu các thành viên thực hiện theo chỉ thị của mình Nhờ vậy, ngăn chặn các doanh nghiệp hoặc dự án bị trì trệ do tổ chức kém hoặc thiếu sự thống nhất

Bạn đã bao giờ bạn làm việc trong một tập thể tập trung những người giỏi nhưng không thể hoàn thành dự án vì vị trưởng nhóm thiếu năng lực tổ chức và không có khả năng đặt ra thời hạn?

Trong những tình huống như vậy, các nhà lãnh đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân buộc phải thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn được giao Một số dự án đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả

Điều này cũng yêu cầu các thành viên trong tổ chức phải trau dồi thường xuyên để có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả, suy cho cùng

sẽ có lợi cho sự thành công của toàn nhóm

2.2 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

Bên cạnh những ưu điểm trên, những người lạm dụng phong cách lãnh đạo độc đoán này thường bị gắn với cái mác bảo thủ và độc tài Hoặc đôi khi dẫn đến sự bất đồng quan điểm và phẫn nộ giữa các thành viên trong nhóm

Các nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng bỏ qua những đề xuất mới và không tham khảo ý kiến của các thành viên khác Vì vậy, các thành viên cảm thấy kỹ năng và ý kiến đóng góp của mình không được tôn trọng và không hài lòng

Trang 8

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tính chất độc đoán của người đứng đầu có thể loại bỏ các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, như vậy

sẽ làm tổn hại đến thành công chung của nhóm

Lãnh đạo độc đoán cũng dần không phổ biến như trước đây vì nhiều lý

do Chẳng hạn, lực lượng lao động ngày nay được giáo dục tốt hơn về kỹ năng và kiến thức, đồng thời sự phát triển của các ngành công nghiệp tri thức khuyến khích việc ra quyết định ở tất cả các cấp

Phong cách lãnh đạo dân chủ và chuyển đổi hiện đang chiếm ưu thế trong các tổ chức vì biết cách kết hợp ý kiến của thành viên và lãnh đạo Tuy nhiên cũng không nên vội vàng từ bỏ vai trò lãnh đạo độc đoán trong những trường hợp cấp bách

2.3 một số nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo độc đoán

Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, Abraham Lincoln là ví dụ tiêu biểu nhất của phong cách lãnh đạo độc đoán vì nhiều quyết định tự trị mà ông đã đưa ra trong suốt thời kỳ Nội chiến Mặc dù ông không phải là một con người độc tài nhưng đặt vào thời điểm lịch sử Hoa Kỳ rơi vào hoàn cảnh khó khăn (1861-1865) và yêu cầu có một vị tổng thống táo bạo, người sẵn sàng đưa ra các quyết định táo bạo, Lincoln đã vươn lên và trở thành nhà lãnh đạo độc đoán mà đất nước cần

Trong lĩnh vực kinh doanh có thể kể đến những nhà sáng lập nổi tiếng như Sam Walton của tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới WalMart, Ray Kroc của hệ thống thức ăn nhanh McDonald’s hay Larry Ellison của gã khổng lồ công nghệ Oracle… Họ là những người lãnh đạo theo đuổi phong cách chuyên quyền từ các quy trình sản xuất đến phát triển cơ sở khách hàng, nhờ vậy đã mở đường cho sự tồn tại và phát triển cường thịnh như ngày nay

Trong lĩnh vực truyền thông, chủ tịch của Fox News Channel, ông

Roger Ailes nổi tiếng là một nhà lãnh đạo độc đoán từ cuối những năm 1960,

Trang 9

khi ông làm cố vấn cho Tổng thống Nixon Mặc dù gây tranh cãi nhưng Ailes vẫn được đánh giá là một nhà điều hành tài ba, người đã định nghĩa lại việc phát sóng tin tức cho thế kỷ 21 thông qua phong cách lãnh đạo độc đoán của mình

• Để phát huy hiệu quả phong cách lãnh đạo độc đoán

Là một nhà lãnh đạo độc đoán, bạn nên xem xét một số vấn đề sau để cải thiện tình hình hiệu quả:

• Lắng nghe các thành viên trong nhóm: mặc dù người lãnh đạo kiên quyết với lựa chọn của mình nhưng cấp dưới vẫn cần cảm thấy muốn bày tỏ mối quan tâm của họ Vì vậy lắng nghe họ và cởi mở hơn để có thể giúp họ cảm thấy như họ đang đóng góp quan trọng cho sứ mệnh của nhóm

• Thiết lập các quy tắc rõ ràng: để khiến các thành viên tuân theo quy tắc của bạn, trước tiên bạn cần đảm bảo rằng các nguyên tắc này được thiết lập rõ ràng và mỗi người trong nhóm của bạn đều nhận thức đầy đủ về chúng

• Trở thành người lãnh đạo mà nhân viên có thể tin cậy, tin tưởng trao quyền định đoạt

• Công nhận thành tích của các thành viên

Tóm lại, phong cách lãnh đạo độc đoán vừa có những ưu và nhược điểm riêng Suy cho cùng, vì lợi ích của tập thể trong tình huống cấp bách, lãnh đạo độc đoán nên được áp dụng vào đúng lúc và hướng tới phương án phổ biến ngày nay đó là “phong cách lãnh đạo độc đoán mềm”, tức là mềm dẻo linh hoạt trong từng hoàn cảnh

• Phong cách lãnh đạo thuyết phục

Tập hợp của rất nhiều hành vi (nói, hành động, kế hoạch, ) khiến người khác hiểu và đồng thuận Để người khác nghe theo, hành động theo mà bản thân họ cảm thấy tin tưởng và đồng thuận một cách tự nguyện, được gọi

là phong cách lãnh đạo thuyết phục

Trang 10

• Ưu điểm của phong cách lãnh đạo thuyết phục

Nếu bạn có năng lực thuyết phục thì đây là một thế mạnh rất lớn của người làm lãnh đạo Bởi công việc chính của lãnh đạo là tập hợp mọi người

để cùng hiện thực hoá một kế hoạch, tầm nhìn được vạch ra Mà các kế hoạch, các tầm nhìn thì đều là những thứ chưa xảy ra Hoặc chỉ có thể xảy ra khi tất cả mọi người trong tổ chức đều hiểu rõ, đồng lòng để cùng nhau hiện thực hoá Vì vậy nếu kế hoạch của bạn, tầm nhìn của bạn không khiến người khác tin tưởng thì kế hoạch của bạn có nguy cơ thất bại khá cao Còn ngược lại, nếu bạn thuyết phục được những người quan trọng nhất hoặc những người tham gia thì khả năng thành công sẽ cao, sẽ dễ thành công hơn Bởi ít nhất, về mặt kế hoạch bạn đã thuyết phục được người khác

Giúp mọi việc được triển khai một cách thuận lợi và tự nguyện Bởi nếu người khác giải quyết, thực hiện mọi thứ theo kiểu đối phó thay vì có động lực dựa trên việc chính bản thân họ cảm thấy thuyết phục bởi kế hoạch của lãnh đạo thì khả năng thất bại của kế hoạch sẽ bị tăng lên Khi con người cảm thấy thoả mãn, có niềm tin, cảm thấy thuyết phục thì họ sẽ phát huy được hết năng lực cá nhân của họ, của team, giúp kế hoạch dễ thành công hơn

Phong cách này khá dĩ hoà vi quý, khá hợp với người Á Đông Bởi người Á Đông có xu hướng thích làm việc dựa trên phong cách được thuyết phục thay vì bị áp đặt từ trên xuống Mặc dù điều này có cả ưu và nhược điểm Tuỳ theo điểm và kế hoạch, công việc mà bạn chọn lựa phong cách cho phù hợp Đối với các công việc, các kế hoạch cần sự thuyết phục, phù hợp với

sự thuyết phục mà bạn lại có khả năng thuyết phục thì điều đó là quá tuyệt vời rồi

• Nhược điểm của phong cách lãnh đạo thuyết phục

Bởi cái gì có ưu thì cũng có nhược cả, không nhược lớn thì là nhược nhỏ Bởi năng lực của lãnh đạo và nhân viên, quản lý là khác nhau Thế nên mới phân hoá thành lãnh đạo, quản lý, nhân viên Nếu lãnh đạo chỉ có năng

Trang 11

lực nhận định, tầm nhìn ngang bằng nhân viên thì người đó nhiều khả năng phù hợp với việc làm nhân viên hơn là làm lãnh đạo Tức có nhiều vấn đề mà lãnh đạo nhận định phải đi theo hướng A, nhưng quản lý và nhân viên có khả năng nhận định đi theo hướng B Nếu lãnh đạo cứ mất nhiều thời gian, công sức để tìm cách thuyết phục thì chưa chắc là phương án hay Bởi sẽ mất nhiều thời gian, công sức mà chưa chắc quản lý hay nhân viên đã hiểu được

• Để trở thành nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo thuyết phục cần

Sự thuyết phục là một trong các loại năng lực có thể luyện tập được, rèn luyện được Có những loại năng lực thuộc về tố chất thiên bẩm, tài năng riêng của một nhóm người nào đó Còn về khả năng thuyết phục thì bạn cứ yên tâm là có thể học hỏi và rèn luyện được Cứ nghiên cứu nhiều, học hỏi nhiều bạn sẽ dần học được năng lực thuyết phục người khác

Đọc nhiều và sâu: để có thể thuyết phục được người khác thì khả năng thuyết phục là phần phụ, mà kiến thức, kinh nghiệm dùng để nhận định vấn

đề mới là quan trọng Nếu nhận định của bạn có khả năng đúng cao, có cơ sở

lý luận lẫn thực tiễn thì sẽ tạo tiền đề cực lớn để bạn có thể thuyết phục người khác nghe theo Đặc biệt các vấn đề bạn bảo vệ, thuyết phục trước người khác thì bạn phải am hiểu sâu, có tầm nhìn vượt trội hơn những người xung quanh Còn nếu trình độ, khả năng nhận định, kinh nghiệm của bạn đều không bằng, nhận định của bạn có khả năng sai cao thì khó có thể thuyết phục người khác Tất cả mọi thứ đều cần được chứng minh qua kết quả thực tế ở quá khứ, hiện tại và tương lai

Làm nhiều và có chiều sâu, cố gắng thành công thật nhiều Bởi chỉ khi bạn làm nhiều kết hợp lẫn nghĩ nhiều, đọc nhiều thì khả năng nhận định vấn

đề của bạn mới dần có độ chính sách cao Đã nói về khả năng thuyết phục tức

là các việc chưa xảy ra Tức bạn chưa thể chắc chắn 100% là quyết định của bạn sẽ đúng Chính vì thế bạn mới cần thuyết phục những người khác nghe theo định hướng hoặc quyết định của bạn Vì thế, bạn cần có năng lực ra

Ngày đăng: 11/11/2024, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w