Để tìm hiểu rõ về phẩm chất lãnh đạo hiện nay, tác giả chọn vấn đề “Những phẩm chất đạo đức của nhà lãnh đạo, quản lý cần có hiện nay” làm đề tài tiểu luận với mong muốn những nhà lãnh đ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phẩm chất của nhà lãnh đạo là những yếu tố nội tại được hình thành thông qua học tập và hoạt động thực tiễn trên cơ sở những tố chất bẩm sinh nhất định Phẩm chất lãnh đạo và tố chất trong sinh lý học vừa có liên quan lại vừa có khác biệt
Phẩm chất lãnh đạo là một khái niệm động và không ngừng thay đổi, phát triển Những phẩm chất lãnh đạo kém, qua nỗ lực học tập và gian khổ rèn luyện có thể trở nên tương đối tốt
Để tìm hiểu rõ về phẩm chất lãnh đạo hiện nay, tác giả chọn vấn đề
“Những phẩm chất đạo đức của nhà lãnh đạo, quản lý cần có hiện nay”
làm đề tài tiểu luận với mong muốn những nhà lãnh đạo với vai trò đứng đầu chèo lái con thuyền cần có những phẩm chất nhất định để đưa tổ chức phát triển một cách vững mạnh nhất
2 Mục đích nghiên cứu
Nêu lên được những phẩm chất đạo đức cần thiết nhằm giúp mỗi cá nhân có cơ sở tham khảo, nhận xét, điều chỉnh và rèn luyện thói quen, tính cách cho mình để sớm có thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi trong tương lai
3 Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, tiểu luận xác định những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Hệ thống hóa và nêu lên được các phẩm chất đạo đức cần thiết để tạo nên một nhà lãnh đạo
4 Giả thuyết khoa học
Nếu những phẩm chất nêu ra trong tiểu luận được xem xét, phân tích và
áp dụng phù hợp sẽ giúp mỗi người rèn luyện thêm nững phẩm chất tốt đẹp, góp phần hình thành và thúc đẩy khả năng trở thành một nhà lãnh đạo tương
Trang 25 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận kết cấu tiểu luận gồm 3 chương như sau:
Chương I: Khái quát chung về lãnh đạo, nhà lãnh đạo
Chương II: Các phẩm chất đạo đức để tạo nên một nhà lãnh đạo, quản lý
Chương III: Biện pháp nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo, quản lý
Trang 3CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO, NHÀ LÃNH ĐẠO
1 Lãnh đạo là gì?
Hoạt động lãnh đạo là một khoa học và nghệ thuật, đó là một nghề, một lĩnh vực đòi hỏi học vấn và kỹ năng chuyên môn thành thạo, sâu rộng
Hoạt động lãnh đạo là một quá trình hành vi giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo thông qua một phương thức nhất định, kết hợp lại cùng thực hiện một mục tiêu của tổ chức, cũng chính là quá trình vận động làm cho các yếu tố của hoạt động lãnh đạo liên hệ với nhau và tác động lẫn nhau Trong hoạt động lãnh đạo chủ thể lãnh đạo muốn thực hiện mục tiêu của mình, bắt buộc phải thông qua lao động của người khác, ít thì mấy người, nhiều thì hàng nghìn người, Hoặc có thể nói, bắt buộc phải thông qua khâu trung gian
là hoạt động của người bị lãnh đạo thì mới có thể thực hiện được mục tiêu của mình
Tóm lại, Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc nhóm nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức trong điều kiện nhất định Bao gồm:
- Quá trình gây ảnh hưởng: Chủ thể lãnh đạo đối với một cá nhân hoặc một nhóm
- Đối tượng bị lãnh đạo: cá nhân hoặc nhóm
- Thực hiện những mục tiêu đã xác định cụ thể
- Gắn với điều kiện cụ thể nhất định
2 Khái niệm nhà lãnh đạo
Là một cá nhân được bổ nhiệm, hoặc nổi lên trong một nhóm, có khả năng ảnh hưởng tới người khác ngoài quyền hạn chính thức Khái niệm “nhà lãnh đạo” đang bị ngộ nhận và nhầm lẫn với nhiều khái niệm mà đặc biệt là nhà quản lý, hay chủ doanh nghiệp
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố : khả năng tạo tầm nhìn, khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay
Trang 4một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó
Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo:
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với
sự ràng buộc tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuối hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc
Theo Maxwell thì nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo Vì vậy mỗi chúng ta đều là người ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một
số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo
Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức vụ quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, tuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ… Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ
Nhà lãnh đạo thật sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuốn mọi người đi theo con đường của họ Đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ
Trang 53.Vai trò của nhà lãnh đạo
Nhà lãnh đạo là người đứng đầu một nhóm hay một tổ chức, nên vai trò của họ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của tổ chức Khi họ thực hiện tốt vai trò của mình, họ sẽ thúc đẩy tổ chức phát triển Khi họ thực hiện không tốt vai trò, họ sẽ kìm hãm sự phát triển của nhóm hay tổ chức đó
Vai trò đại diện: Là người đứng đầu của tổ chức nên nhà lãnh đạo là
người thay mặt cho tổ chức tham gia vào các sự kiện đối ngoại khác nhau như phát biểu trước các hội nghị, cuộc họp, giới thiệu về tổ chức của mình với các đối tác bên ngoài
Vai trò liên hệ: Nhà lãnh đạo có vai trò duy trì mối quan hệ mạng lưới
làm việc nội bộ với bên ngoài và giúp cung cấp thông tin
Vai trò thu nhập thông tin: Một nhà lãnh đạo giỏi phải luôn luôn tìm
hiểu, thu thập thông tin bên trong và bên ngoài về vấn đề có ảnh hưởng tới tổ chức
Vai trò phát ngôn: Giống như một người đại diện, nhà lãnh đạo truyền
đạt những thông tin của tổ chức cho bên ngoài nhằm giới thiệu và tăng tầm ảnh hưởng của tổ chức, tìm kiếm những sự quan tâm đầu tư mới cho tổ chức
Vai trò doanh nhân: Nhà lãnh đạo hành động như người khởi xướng,
thiết kế khuyến khích những cải tiến và đổi mới Họ có tầm nhìn xa hơn hẳn những nhân viên bình thường để có thể tìm ra định hướng mới, dẫn dắt tổ chức hoạt động một cách linh hoạt và hiệu quả
Giải quyết những xáo trộn: Có nững hành động đúng và kịp thời khi tổ
chức đối mặt với những thách thức mới, những biến động và khó khăn lớn Nếu nhà lãnh đạo không giải quyết được các vấn đè này, điều đó có nghĩa là
tổ chức đang trên con đường đi tới sự diệt vong
Vai trò phân phối: Nhà lãnh đạo đề ra các phương hướng, chủ trương
và sách lược khi phân phối các nguồn lực của tổ chức như thời gian, ngân quỹ, phương tiện, nhân sự
Trang 6Vai trò đàm phán: Nhà lãnh lãnh đạo sẽ đại diện cho tổ chức thương
lượng, đàm phán các vấn đề có liên quan tới tổ chức Với một nhà lãnh đạo giỏi thì vai trò này được thể hiện một cách rõ rệt vì kết quả của nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của tổ chức
4 Phẩm chất của nhà lãnh đạo
Để thực hiện vai trò chính của nhà lãnh đạo là tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọ người thực hiện tầm nhìn đó, nhà lãnh đạo phải có nững phẩm chất đặc biệt Năng lực lãnh đạo phụ thuộc nhiều vào phẩm chất của nhà lãnh đạo
Phẩm chất chính là những yếu tố tạo nên giá trị của nhà lãnh đạo Một
số nhà nghiên cứu coi phẩm chất cá nhân là yếu tố quyết định đối với một nhà lãnh đạo Học thuyết về năng lực lãnh đạo của Bass (công bố năm 1989
&1990) đưa ra 3 học thuyết để chúng ta trở thành nhà lãnh đạo, trong đó có một thuyết tính cách (Trait Theory) cho rằng: Khi có một vài đặc điểm tính cách cá nhân đặc biệt thì người ta có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo một cách
tự nhiên Dưới mỗi khía cạnh nghiên cứu khác nhau, người ta lại đưa ra những nhóm phẩm chất khác nhau của nhà lãnh đạo Chúng ta nên dựa vào bản chất công việc lãnh đạo để xác định phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo
Như vậy, qua các phân tích về khái niệm lãnh đạo, nhà lãnh đạo, các vai trò của nhà lãnh đạo và phẩm chất lãnh đạo, ta nhận thấy một điều rằng để trở thành một nhà lãnh đạo theo đúng nghĩa của nó là một điều hoàn toàn không phải dễ Không phải ai sinh ra cũng có khả năng trở thành một nhà lãnh đạo Có những người có thể có tầm nhìn, khả năng hoạch định nhưng lại thiếu hiệu quả trong quá trình lãnh đạo Họ không tìm được những phong cách lãnh đạo phù hợp tổ chức thì lại không có được tầm nhìn chiến lược để vươn lên Vậy để có thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì cần phải có những phẩm chất và tài năng nhất định Có như vậy mới xứng đáng là người đứng đầu chèo lái con thuyền
Trang 7CHƯƠNG II: CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TẠO NÊN MỘT NHÀ
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
1 Là người nhìn xa, trông rộng
Phát hiện và tạo vận mệnh cho tổ chức mà người đó lãnh đạo và phải biết cách truyền tầm nhìn xa đó cho những người đi theo dưới quyền
Sự thành bại của tổ chức phụ thuộc tài năng của sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo Bởi xã hội có nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có nhiều thay đổi đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, vạch rõ rằng mục tiêu là những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra kế hoạch tiến triển công việc
Bạn sẽ thấy mọi vẫn đề trở nên đơn giản hơn khi bạn đã biết nó sẽ diễn
ra như thế nào do đó tiên liệu được những vấn đề có tính đón đầu trước khi những vấn đề này trở thành phổ biến trên thương trường Các nhà lãnh đạo phải học hỏi không ngừng nghỉ việc cập nhập kịp thời những kiến thức hiện đại và thông tin xã hội, thông tin thương trường liên quan là một đòi hỏi bắt buộc trong thế giới phẳng, nếu họ không muốn bị rớt khỏi cuộc chơi
Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài của tổ chức Khi có chiến lược phát triển, các nhà lãnh đạo sẽ phân bổ nguồn lực cho một chiến lược phát triển và đồng thời cùng các nhà quản lý giám sát việc thực hiện công việc đó, đánh giá kết quả thực hiện và đôi khi cần thay đổi lại mục tiêu chiến lược nếu điều đó
là cần thiết
2 Nguyên tắc đạo đức
Nếu ai đã từng đọc cuốn Đắc nhân tâm rất nổi tiếng của tác giả Dale canergie thì sẽ không thể quên một nguyên tắc vàng trong đối nhân xử thế:
“Muốn nhận từ người ta cái gì hãy cho người ta cái đó” Bạn muốn nhận từ nhân viên của bạn cái gì: Sự kính trọng? Sự tử tế? tinh thần trách nhiệm? Sự hăng hái? Vậy thì bạn hãy tỏ thái độ kính trọng nhân viên của mình, hãy tử tế
Trang 8với họ, và hãy làm việc với sự hăng hái và tinh thần trách nhiệm cao nhất như thể không ai có thể làm được như bạn
3 Trao gửi niềm tin
Bạn có biết sự khác biệt giưa một phụ nữa và một cô gái không? Câu trả lời rất thú vị: sự khác nhau không nằm ở hành vi của họ mà nằm ở cách cư
xử của nhưng xử của những người xung quanh đối với họ Điều này có nghĩa gì? Bạn thử đặt mình vào vị trí của nhân viên và tự hỏi: Khi sếp giao cho bạn một công việc kèm theo đó là sự tin tưởng tuyệt đối bạn sẽ cảm thấy thế nào? Chắc chắn rằng bạn sẽ hoàn thành không những tốt mà cực tốt công việc Đó
là sức mạnh của sự tin tưởng
4 Dám thừa nhận khuyết điểm
Đơn giản như là một chân lý, là con người thì nhân vô thập toàn Người lãnh đạo không bao giờ là người hoàn hảo Họ cũng như chúng ta, có ưu điểm khuyết điểm của mình thì nhân viên có còn kính trọng và nghe lời bạn như trước đây không? Sự thừa nhận điểm yếu của người lãnh đạo được đánh giá như một hành động dũng cảm, thậm chí có tác dung khích lệ nhân viên Vì họ thấy ở người lãnh đạo hình ảnh thành công trong tương lai của họ
5 Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa trong tiếng Latin có nghĩa là sức mạnh Cũng như vậy, văn hóa ngày nay chính là tinh thần doanh nghiệp Tinh thần có khỏe mạnh thì cơ thể mới hoạt động được Nhiệm vụ của người lãnh đạo không chỉ xây dựng được một nét văn hóa đặc trưng cho doanh nghiệp mình mà còn phải biết cách tạo sức sống mới cho nó
6 Khai thác năng lực tiềm ẩn.
Trong bất kỳ con người nào cũng có những năng lực tiềm ẩn Nhà lãnh đạo tài năng là người có thể nhìn thấy điều đó và biết cách khơi gợi chúng phát huy tác dụng Để làm được như vậy, bạn phải thường xuyên giao tiếp, quan sát và đánh giá nhân viên của mình Nếu thành công, nhân viên sẽ rất kính phục và biết ơn bạn vì đã giúp họ vượt qua chính mình Giao quyền và
Trang 9trách nhiệm cho nhân viên là một cách thức quản lý rất hiệu quả và đang là một xu hướng mới trong các doanh nghiệp hiện nay
Trang 10CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO PHẨM CHẤT ĐẠO
ĐỨC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
1 Nội dungcủa rèn luyện nâng cao phẩm chất người lãnh đạo
1.1.Rèn luyện phẩm chất lãnh đạo có tác dụng mang tính quyết định trong hoạt động lãnh đạo.
Người lãnh đạo có vị trí chủ đạo trong hoạt động lãnh đạo Việc rèn luyện phẩm chất của người lãnh đạo ra sao, có thể đáp ứng được nhu cầu của công tác lãnh đạo hay không có liên quan tới sự thành bại của công tác lãnh đạo Vì muốn chỉ đạo và dẫn dắt quần chúng thực hiện mục tiêu đã vạch ra, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, thì cần phải có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo
có phẩm chất tốt, họ phải có sức ảnh hưởng to lớn, bao gồm sức ảnh hưởng quyền lực và ảnh hưởng không mang tính quyền lực Nhứng nhà lãnh đạo có
ý chí, có trí tuệ, biết nhìn xã rông rộng, biết dùng người, và chính vì vậy họ tạo ra sức ảnh hưởng lớn đối với các thành viên trong tập thể, tạo ra sức liên kết, tập trung và chỉ huy
1.2 Rèn luyện phẩm chất của người lãnh đạo là cơ sở nâng cao hiệu quả lãnh đạo
Việc rèn luyện phẩm chất người lãnh đạo có quan hệ chặt chẽ đến hiệu quả lãnh đạo, nó cũng giống như việc một nghệ sĩ phải dự vào các tố chất năng khiếu bẩm sinh cũng như năng lực nghệ thuật để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thu hút người xem Việc tực hiện có hiệu quả công tác lãnh đạo cần
Phải dựa trên cơ sở rèn luyện phẩm chất của người lãnh đạo Nói cách khác, phẩm chất của người lãnh đạo tỷ lệ thuận với hiệu quả công tác lãnh đạo Trong cùng , một điều kiện khách quan như nhau, làm tốt việc rèn luyện phẩm chất của người lãnh đâo thì hiệu quả công tác càng tốt và ngược lại
1.3 Rèn luyện phẩm chất của người lãnh đạo liên quan tới sự thanh bại của sự nghiệp chung
Trang 11Việc rèn luyện phẩm chất của người lãnh đạo quan hệ tới sự hình thành của sự nghiệp chung, điều này được chứng mih bằng rất nhiều sự kiện lịch sử trong và ngoài nước từ xưa đến nay Sự phát triển của sự nghiệp cách mạng nước ta nagy fnay cũng có điểm tương tự: Một là, dựa vào đường lối chính trị đúng đăn; Hai là, dựa vào những tài năng của đất nước Theo loogic và yêu cầu của cách mạng thì những người lãnh đạo phải là những nhân tố tích cực nhất, tài năng và chủ chốt nhất Do đó, việc rèn luyện phẩm chất của họ quan
hệ trực tiếp tới việc thực hiện mục tiêu cách mạng, và cuối cùng quan hệ và quyết định tới sựu thành bại của sự nghiệp chung
Ngoài các phẩm chất nêu trên có thể tham khảo các phẩm chất như theo tác giả người Mỹ chuyên viết sách về nghệ thuật lãnh đạo John Calvin
Maxwell cũng từng phát biểu vai trò quan trọng của nhà lãnh đạo: “Một nhà lãnh đạo là người hiểu rõ đường đi, dấn bước và chỉ ra con đường đó.” Vậy những phẩm chất nào là không thể thiếu với một nhà lãnh đạo?
Trong cuốn sách “Think and Grow Rich” của Napoleon Hill, ông đã chỉ ra 11
phẩm chất chủ yếu sau:
1 Lòng dũng cảm và tính kiên định
Đây là yếu tố phụ thuộc vào kiến thức và nghề nghiệp của mỗi người Không cấp dưới nào muốn bị dẫn dắt trong tay một nhà lãnh đạo thiếu tự tin
và lòng can đảm Không có người cấp dưới thông minh nào chịu để cho một nhà lãnh đạo như vậy chi phối trong mọt thời gian dài
2 Sự tự chủ
Người không thể tự điều khiển được bản thân anh ta thì không bao giờ
có thể điều khiển được người khác Sự tự chủ của người lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới noi theo, cấp dưới nào thông minh hơn sẽ thành công hơn
3 Một ý thức mạnh mẽ về sự công bằng
Nếu không có sự hợp tình hợp lý thì không người lãnh đạo nào có thể