1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận KNLĐQL - Tác động của phong thái lãnh đạo trong quá trình quản lí nhân sự

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của phong thái lãnh đạo trong quá trình quản lí nhân sự
Chuyên ngành Khoa học Quản lý Lao động và Quản lý
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 39,63 KB

Nội dung

Somech 2006 kết luận rằng các nhà lãnh đạo tổ là những người dẫndắt quan trọng, hoặc thúc đẩy hoặc ức chế quản lý đổi mới trong tổ chức.Theo Bel 2010, các phong cách lãnh đạo khác nhau c

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Quản lí nhân viên là yếu tố cần thiết trong quá trình làm việc và pháttriển công việc Để có công việc ổn định, hiểu quả, người lãnh đạo phải sởhữu phong thái lãnh đạo phù hợp với môi trường, đáp ứng đủ yêu cầu cũngnhư nghiêm chặt trong việc quản lý nhân viên

Somech (2006) kết luận rằng các nhà lãnh đạo tổ là những người dẫndắt quan trọng, hoặc thúc đẩy hoặc ức chế quản lý đổi mới trong tổ chức.Theo Bel (2010), các phong cách lãnh đạo khác nhau có khả năng tác độngkhác nhau đến sự tham gia và cam kết của nhân viên, đến lượt nó ảnh hưởngđến môi trường cho quản lý đổi mới

Deschamps (2005) đi xa hơn, nói rằng sự thất bại của các dự án đổi mới

có nhiều khả năng là do kỹ năng lãnh đạo không hiệu quả Trong bối cảnhnày, không có gì ngạc nhiên khi số lượng lớn các bài nghiên cứu đã giải quyếtcác khía cạnh khác nhau của quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý nhân viên(Rickards và Moger, 2006) Kể từ khi phác thảo mối quan hệ giữa lãnh đạo vàquản lý nhân viên là một chủ đề cho một bài báo, trọng tâm của tiểu luận này

là về phong cách lãnh đạo liên quan đến quản lý nhân viên

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Các tổ chức, cá nhân có uy tín trong hoạt động lãnh đạo quản lý ởtrong nước và trên thế giới

- Vấn đề liên quan tới quản lý đổi mới sáng tạo

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Vận dụng lý luận về vấn đề lãnh đạo quản lý của các nhà chính trị trênthế giới

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử, lôgic, phân tích, thống

kê, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn và một số phương pháp chuyênngành và liên ngành khác

Trang 3

NỘI DUNG Chương 1: Phong cách lãnh đạo và quản lý nhân sự 1.1 Khái niệm lãnh đạo, phong cách lãnh đạo

Khái niệm về lãnh đạo

Theo định nghĩa của Bass (1990a: 19), "lãnh đạo bao gồm ảnh hưởngđến thái độ và hành vi của cá nhân và sự tương tác trong và giữa các nhómvới mục đích đạt được mục tiêu " Cherme (1997) định nghĩa lãnh đạo là "mộtquá trình ảnh hưởng xã hội, trong đó một người có thể tranh thủ sự trợ giúp và

hỗ trợ của người khác trong hoàn thành một nhiệm vụ chung "

Lãnh đạo là một quá trình mà một người ảnh hưởng đến những ngườikhác để thực hiện một mục tiêu nào đó, đồng thời hướng tổ chức tới sự gắnkết chặt chẽ

Ngoài ra, người ta cũng thường định nghĩa lãnh đạo là một quá trìnhtheo đó một cá nhân ảnh hưởng đến một nhóm các cá nhân khác để đạt đượcmột mục tiêu chung - Northouse (2007, trang 3)

Ngay cả quân đội Mỹ cũng đã nghiên cứu vai trò lãnh đạo khá kĩlưỡng Một trong những định nghĩa mà họ đưa ra về lãnh đạo đó là: Lãnh đạo

là một quá trình mà một người lính ảnh hưởng đến những người lính khác đểhoàn thành một nhiệm vụ (U.S Army, 1983)

Hãy nhớ rằng, tất cả ba định nghĩa trên đều có một điểm chung - mộtngười ảnh hưởng đến những người khác để có thể đạt được mục tiêu cụ thể

Người lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng cách áp dụng kiến thức và

kỹ năng lãnh đạo của họ, hay còn được gọi là quá trình lãnh đạo (Jago, 1982).Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, mỗi người có những đặc điểm nhất định, và cácđặc điểm này ảnh hưởng đến hành động của chúng ta (đặc điểm lãnh đạo)(Jago, 1982) Cũng vì lý do này mà có một vài quan niệm cho rằng, khả năng

Trang 4

lãnh đạo là nhờ bẩm sinh Chúng ta sẽ xem xét hai loại lãnh đạo được thể hiệntrong biểu đồ dưới đây (Northouse, 2007, trang 5):

Trong quá trình trở thành một người lãnh đạo, kiến thức và kĩ năng củamột người sẽ bị ảnh hưởng bởi các tố chất, niềm tin, tôn giáo, tính cách Tuynhiên, để trở nên khác biệt mỗi nhà lãnh đạo còn cần những yếu tố khác nữa

Khái niệm về phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnhđạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực chonhân viên Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thểhiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ(Newstrom, Davis, 1993)

Phong cách lãnh đạo là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảquản lí của người lãnh đạo, đến tập hợp và thu hút những người thừa hànhtrong quá trình thực hiện các mục tiêu của tổ chức Phong cách lãnh đạo là hệthống các phương pháp được người lãnh đạo sử dụng để tác động đến nhữngngười dưới quyền

1.2 Khái niệm quản lý nhân viên và thực hiện quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự là cách mà nhà quản lý sử dụng và khai thác nguồnnhân lực trong tổ chức một cách hợp lý sao cho đạt được hiệu quả cao nhấttrong công việc

Quản lý nguồn nhân lực hợp lý sẽ đẩy mạnh sự phát triển của tổ chức,công ty hay doanh nghiệp đó Điều này nói lên sự quan trọng của mỗi cá nhânđối với toàn tổ chức

Quản lý nhân sự yêu cầu nhà quản lý có tầm hiểu biết sâu rộng và vềnhiều khía cạnh khác nhau tuy nhiên vẫn lấy con người làm trung tâm Tất cảcác kỹ năng quản lý nhân sự của nhà quản lý đều hướng đến một mục đíchduy nhất đó là tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên có thể phát huy hết khả

Trang 5

năng của mình trong công việc, từ đó tránh gây lãng phí nguồn nhân lực mộtcách không đáng có.

1.2.1 Khái niệm

Quản lý nhân sự là cách mà nhà quản lý sử dụng và khai thác nguồnnhân lực trong tổ chức một cách hợp lý sao cho đạt được hiệu quả cao nhấttrong công việc

Quản lý nguồn nhân lực hợp lý sẽ đẩy mạnh sự phát triển của tổ chức,công ty hay doanh nghiệp đó Điều này nói lên sự quan trọng của mỗi cá nhânđối với toàn tổ chức

Quản lý nhân sự yêu cầu nhà quản lý có tầm hiểu biết sâu rộng và vềnhiều khía cạnh khác nhau tuy nhiên vẫn lấy con người làm trung tâm Tất cảcác kỹ năng quản lý nhân sự của nhà quản lý đều hướng đến một mục đíchduy nhất đó là tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên có thể phát huy hết khảnăng của mình trong công việc, từ đó tránh gây lãng phí nguồn nhân lực mộtcách không đáng có

1.2.2 Thực hiện quản lý nhân sự

Các thành phần và đặc điểm của vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp

Nhân sự cấp cao

Nhân sự cấp cao là người có kiến thức, kỹ năng và thái độ đủ để hoànthành suất xắc các công việc chủ yếu, mang tính chiến lược của tổ chức Vànhân sự cấp cao phải là những người đã đạt được thành tích nhất định trongbản đánh giá lịch sử công việc của chính họ

Nhân sự cấp trung

Các nhà quản lý cấp trung là cốt cán trong các doanh nghiệp, bởi họ làcầu nối liên kết giữa quản lý cấp cao với cấp thấp hơn

Trang 6

Họ là cánh tay đắc lực của quản lý cấp cao trong hiện thực chiến lượckinh doanh, là trụ cột và là đội ngũ kế cận đảm bảo cho sự vận hành hiệu lực

và hiệu quả của toàn bộ hệ thống quản lý Cán bộ quản lý cấp trung là đội ngũkhông thể thiếu ở bất cứ doanh nghiệp nào

Tóm lại, họ có một đặc điểm chung đó là: nhà quản lý cấp trung chịutrách nhiệm quản lý hệ thống nhân viên dưới quyền mình dựa trên tư tưởngcủa nhà lãnh đạo cấp trên Một doanh nghiệp có thể lại được phân ra nhiềutầng quản lý cấp trung, phụ thuộc vào quy mô cơ cấu của mỗi doanh nghiệp

Nhân sự lao động trực tiếp

Lao động trực tiếp gồm những người trực tiếp tiến hành hoạt độngSXKD tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụ nhấtđịnh

Họ có đặc điểm là có trình độ chuyên môn thấp, có thể đã qua đào tạocác trường lớp chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc chưa qua đào tạo

3 Công việc quản lý các vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp

Công việc quản lý nhân sự trong doanh nghiệp không hề nhàm chánhay đơn giản như mọi người vẫn nghĩ Mà đòi hỏi phải có một kiến thức tổngquát không chỉ về lĩnh vực nhân sự mà còn phải có kiến thức tốt về các ngành

và lĩnh vực liên quan, vì người quản lý nhân sự không chỉ thực hiện các tác vụliên quan đến quản lý nhân sự trong phạm vi thẩm quyền mà còn là sự hỗ trợmạnh mẽ cho các phòng ban khác và cả công ty

Sẽ không có các quyết định đúng đắn, chính xác nếu người ra quyếtđịnh không có đủ kiến thức hoặc hiểu biết về vấn đề đó Họ phải nhận xétnhạy bén về các thay đổi trong cơ cấu công ty để có các kế hoạch hoặc đềxuất phù hợp tối ưu hoá hệ thống Họ phải có một con mắt nhìn người chínhxác để không bỏ sót nhân tài, phải công minh như một quan toà trong quá

Trang 7

trình tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực, đánh giá, tính lương, thưởng chonhân sự.

4 Cách quản lý các vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp hiệu quả

Như vậy, cơ cấu nhân sự trong doanh nghiệp gồm các thành phần khácnhau, mỗi thành phần có những đặc điểm riêng Do vậy, đòi hỏi công tác quản

lý nhân sự cần phải linh hoạt, nắm bắt tình hình nhân sự một cách tức thời,đồng thời phải đảm bảo lợi ích của nhân sự công bằng và công minh

Chương 2: Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và quản lý nhân sự 2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán (chuyên quyền)

Đúng như cái tên, nhà lãnh đạo theo đuổi phong cách độc đoán có xuhướng chỉ thị nhân viên mình làm theo những gì họ muốn, đồng thời phảituân theo cách thức thực hiện do người đứng đầu đề xuất Theo đó, quyềnkiểm soát hoàn toàn tập trung trong tay nhà lãnh đạo, các cá nhân khó có cơhội được đóng góp ý kiến

Người sở hữu phong cách lãnh đạo độc đoán, hay lãnh đạo độc đoánđược đặc trưng bởi sự kiểm soát độc lập đối với mọi quyết định và hiếm khichấp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên khác Họ thường xem bản thângiống như động cơ chính của chiếc ô tô để điều khiển mọi người dưới sự giám

hộ hoặc chỉ huy của họ

Nhìn chung, phong cách lãnh đạo độc đoán có những đặc điểm chínhsau đây:

Là người quyết định tất cả các phương pháp và quy trình làm việc

Thành viên trong nhóm hiếm khi được tin tưởng khi đưa ra ý kiếnhoặc thực hiện nhiệm vụ quan trọng

Công việc được tổ chức bài bản và cứng nhắc

Trang 8

Những sáng tạo và tư duy vượt trội của các thành viên không đượcủng hộ

Các quy tắc được đặt lên hàng đầu và được truyền đạt rõ ràng

Ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

Nếu tổ chức của bạn bị đặt vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” phải đưa

ra quyết định nhanh chóng và không có thời gian để tham khảo ý kiến tập thể,thì phong cách lãnh đạo độc đoán là phương án giải quyết tốt nhất

Theo đó, người đứng đầu sẽ tự mình vạch ra kế hoạch tối ưu nhất vàyêu cầu các thành viên thực hiện theo chỉ thị của mình Nhờ vậy, ngăn chặncác doanh nghiệp hoặc dự án bị trì trệ do tổ chức kém hoặc thiếu sự thốngnhất

Bạn đã bao giờ bạn làm việc trong một tập thể tập trung những ngườigiỏi nhưng không thể hoàn thành dự án vì vị trưởng nhóm thiếu năng lực tổchức và không có khả năng đặt ra thời hạn?

Trong những tình huống như vậy, các nhà lãnh đạo độc đoán sẽ có sứcảnh hưởng lớn khiến các cá nhân buộc phải thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạnđược giao Một số dự án đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ để hoàn thành côngviệc một cách nhanh chóng và hiệu quả

Điều này cũng yêu cầu các thành viên trong tổ chức phải trau dồithường xuyên để có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả, suy cho cùng

sẽ có lợi cho sự thành công của toàn nhóm

Trang 9

Về nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, những người lạm dụng phong cách lãnhđạo độc đoán này thường bị gắn với cái mác bảo thủ và độc tài Hoặc đôi khidẫn đến sự bất đồng quan điểm và phẫn nộ giữa các thành viên trong nhóm

Các nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng bỏ qua những đề xuất mới vàkhông tham khảo ý kiến của các thành viên khác Vì vậy, các thành viên cảmthấy kỹ năng và ý kiến đóng góp của mình không được tôn trọng và không hàilòng

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tính chất độc đoán củangười đứng đầu có thể loại bỏ các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, như vậy

sẽ làm tổn hại đến thành công chung của nhóm

Lãnh đạo độc đoán cũng dần không phổ biến như trước đây vì nhiều lý

do Chẳng hạn, lực lượng lao động ngày nay được giáo dục tốt hơn về kỹnăng và kiến thức, đồng thời sự phát triển của các ngành công nghiệp tri thứckhuyến khích việc ra quyết định ở tất cả các cấp

Phong cách lãnh đạo dân chủ và chuyển đổi hiện đang chiếm ưu thếtrong các tổ chức vì biết cách kết hợp ý kiến của thành viên và lãnh đạo Tuynhiên cũng không nên vội vàng từ bỏ vai trò lãnh đạo độc đoán trong nhữngtrường hợp cấp bách

Dẫn chứng về những nhà lãnh đạo độc đoán nổi tiếng

Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, Abraham Lincoln là ví dụ tiêu biểunhất của phong cách lãnh đạo độc đoán vì nhiều quyết định tự trị mà ông đãđưa ra trong suốt thời kỳ Nội chiến Mặc dù ông không phải là một con ngườiđộc tài nhưng đặt vào thời điểm lịch sử Hoa Kỳ rơi vào hoàn cảnh khó khăn(1861-1865) và yêu cầu có một vị tổng thống táo bạo, người sẵn sàng đưa racác quyết định táo bạo, Lincoln đã vươn lên và trở thành nhà lãnh đạo độcđoán mà đất nước cần

Trang 10

Trong lĩnh vực kinh doanh có thể kể đến những nhà sáng lập nổi tiếngnhư Sam Walton của tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới WalMart, Ray Kroccủa hệ thống thức ăn nhanh McDonald’s hay Larry Ellison của gã khổng lồcông nghệ Oracle… Họ là những người lãnh đạo theo đuổi phong cáchchuyên quyền từ các quy trình sản xuất đến phát triển cơ sở khách hàng, nhờvậy đã mở đường cho sự tồn tại và phát triển cường thịnh như ngày nay.

Trong lĩnh vực truyền thông, chủ tịch của Fox News Channel, ôngRoger Ailes nổi tiếng là một nhà lãnh đạo độc đoán từ cuối những năm 1960,khi ông làm cố vấn cho Tổng thống Nixon Mặc dù gây tranh cãi nhưng Ailesvẫn được đánh giá là một nhà điều hành tài ba, người đã định nghĩa lại việcphát sóng tin tức cho thế kỷ 21 thông qua phong cách lãnh đạo độc đoán củamình

Là một nhà lãnh đạo độc đoán, bạn nên xem xét một số vấn đề sau đểcải thiện tình hình hiệu quả:

Lắng nghe các thành viên trong nhóm: mặc dù người lãnh đạo kiênquyết với lựa chọn của mình nhưng cấp dưới vẫn cần cảm thấy muốn bày tỏmối quan tâm của họ Vì vậy lắng nghe họ và cởi mở hơn để có thể giúp họcảm thấy như họ đang đóng góp quan trọng cho sứ mệnh của nhóm

Thiết lập các quy tắc rõ ràng: để khiến các thành viên tuân theo quytắc của bạn, trước tiên bạn cần đảm bảo rằng các nguyên tắc này được thiếtlập rõ ràng và mỗi người trong nhóm của bạn đều nhận thức đầy đủ về chúng

Trở thành người lãnh đạo mà nhân viên có thể tin cậy, tin tưởng traoquyền định đoạt

Công nhận thành tích của các thành viên

2.2 Phong cách lãnh đạo có sự tham gia (dân chủ)

Trang 11

Khái niệm: Lãnh đạo dân chủ, còn được gọi là lãnh đạo có sự thamgia hay lãnh đạo phân chia, trong đó các thành viên của nhóm đóng góp nhiềuhơn trong quá trình đưa ra ý tưởng.

Mặc dù lãnh đạo vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng nhưng mọithành viên đều có cơ hội tham gia, trao đổi tự do và thảo luận Nhà lãnh đạodân chủ sẽ có trách nhiệm lắng nghe và lựa chọn ý kiến tối ưu nhất

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

Nếu như phong cách độc quyền, quyết định phụ thuộc hoàn toàn vàonhà lãnh đạo, còn phong cách phái đoàn thì nhân viên được ủy quyền mọihướng đi của tập thể, điều này dẫn đến sự tập quyền, phiến diện trong tập thể

Như vậy, lãnh đạo dân chủ là sự trung hòa trọn vẹn của hai phong cáchtrên, là chìa khóa để giải quyết những xung đột quyền lực trong tổ chức.Phong cách lãnh đạo này có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, từ các doanhnghiệp tư nhân đến trường học cho đến chính phủ

Từ khái niệm về lãnh đạo dân chủ, có thể thấy các tổ chức hiện naythường có xu hướng đề cao sự bình đẳng của nhóm và khuyến khích ý tưởngsáng tạo Càng nhận được nhiều ý kiến của các thành viên, tinh thần làm việcnhóm càng cao, nhờ đó tập thể đạt được năng suất hiệu quả nhất

Các nghiên cứu về lãnh đạo dân chủ cũng đưa ra những số liệu đểchứng minh năng suất của phong cách lãnh đạo này:

Khi nhân viên được kết nối với nơi làm việc, năng suất mỗi cá nhân sẽcải thiện từ 20 đến 25 %

Quá trình dân chủ có năng suất cao hơn 21% và hạn chế 28% hành vigian lận nội bộ so với các tổ chức có mức độ dân chủ thấp

27% trong số những nhân viên được đóng góp có khả năng thực hiệncông việc xuất sắc

Trang 12

5 nguyên tắc chính của nhà lãnh đạo dân chủ

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo dân chủ nhấn mạnh sự hợp tác và khuyếnkhích ý tưởng sáng tạo

Thứ hai, mặc dù các nhà lãnh đạo cho phép thành viên tham gia traođổi, nhưng họ vẫn có tiếng nói cuối cùng, quyết định ý kiến của ai được lựachọn

Thứ ba, nhà lãnh đạo có mặt trong các buổi họp để đưa ra hướng dẫn vàgiữ cho các cuộc thảo luận được cân bằng và kiểm soát

Thứ tư, lãnh đạo cần thể hiện sự tôn trọng bằng cách tạo ra các cuộc tròchuyện thẳng thắn và cởi mở với các cá nhân

Thứ năm, nhà lãnh đạo dân chủ thường ở các vị trí trong các tổ chứcphi lợi nhuận, ban giám hiệu trường học và các doanh nghiệp tiên tiến

Lợi ích của phong cách lãnh đạo dân chủ

Các nhà lãnh đạo dân chủ thường đưa ra quyết định dựa trên giá trị vàtầm nhìn của tổ chức, đồng thời tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa nhữngngười tham gia

Nhờ vậy, mọi người có xu hướng cảm thấy được truyền cảm hứng đểhành động và đóng góp sức lực mình cho nhóm Các nhà lãnh đạo giỏi cũng

có xu hướng tìm kiếm những ý kiến đa dạng để phát triển tổ chức

Như vậy, phong cách lãnh đạo dân chủ là cách tạo ra sự gắn kết vàmang đến năng suất cao hơn Nếu các công ty đang gặp khó khăn trong việcgiữ nhân viên gắn bó với công việc thì phong cách lãnh đạo dân chủ có thể làmột lựa chọn khả thi mà các nhà lãnh đạo nên xem xét

Hạn chế của phong cách lãnh đạo dân chủ

Bên cạnh những lợi ích cho tổ chức, phong cách lãnh đạo dân chủ vẫn

có một số hạn chế tiềm ẩn Trong những tình huống cấp bách phải đưa ra

Ngày đăng: 11/11/2024, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w