1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận XDĐ - Nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo giáo dục và đào tạo

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận XDĐ - Nội Dung, Phương Thức Đảng Lãnh Đạo Giáo Dục Và Đào Tạo
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Giáo Dục
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 45,03 KB

Nội dung

Bên cạnh đó, định hướng nội dung,hình thức giáo dục tư tưởng phù hợp với người dạy và người học Đảng lãnh đạo về chuyên môn: Đảng đề ra các quan điểm, giải pháp phát triển giáo dục, đào

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nhìn vào một đất nước, đầu tiên sẽ nhìn vào nền giáo dục của nước đó

Và Việt Nam cũng vậy Việt Nam là đất nước đang phát triên về mọi mặt vàgiáo dục cũng không ngoại lệ Để có được một nền tảng giáo dục tốt cho họcsinh và sinh viên, trước hết phải biết và hiểu được nội dung Đảng lãnh đạo Giáodục và đào tạo

Nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là quan điểm xuyên suốt.Giáo dục vì sự phát triển bền vững hướng tới các kiến thức, kỹ năng, giá trị vànăng lực hành động để thực hiện các mục tiêu quốc gia theo các trụ cột của pháttriển bền vững

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Làm rõ nội ding, phương thức của Đảng lãnh đạo

về giáo dục – đào tạo

Nhiệm vụ nghiên cứu: Tiểu luận đề ra 2 nhiệm vụ nghiên cứu sau

+ Nêu rõ nội dung và phương thức của Đảng lãnh đạo về giáo dục – đàotạo

+ Đề ra phương hướng và nhiệm vụ cho nền giáo dục hiện nay và giảipháp khắc phục những điểm hạn chế trong nền giáo dục

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo giáo dục vàđào tạo

Phạm vi nghiên cứu: nội dung Đảng lãnh đạo giáo dục – đào tạo

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận:

Trang 2

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội,phương pháp phân tích

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Trang 3

NỘI DUNG PHẦN 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

1.1 Đảng lãnh đạo giáo dục – đào tạo

Giáo dục theo nghĩa chung là hoạt động trao truyền kiến thức, kĩ năng,thói quen từ thế hệ này sang thế hệ khác Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướngdẫn của người khác, nhưng cũng không thể thông qua tự học của mỗi người.Giáo dục được chia thành các giai đoạn khác nhau hướng đến sự hoàn thiệnnhân cách con người

Đào tạo là hoạt động trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng nghềnghiệp để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng nghề nghiệpmột cách có hệ thống, giúp họ có khả năng đảm nhận một công việc nhất địnhtrong xã hội

Như vậy, giáo dục – đào tạo là hoạt động cung cấp kiến thức và rèn luyện

kĩ năng nhằm hình thành năng lực và phẩm chất cho người học theo những tiêuchuẩn nhất định của bậc học, ngành học

1.2 Nội dung Đảng lãnh đạo giáo dục – đào tạo

Đảng lãnh đạo về chính trị, tư tưởng: Đảng vạch ra đường lối, chủ trương

và tuyên truyền, vẫn động xây dựng nền giáo dục Việt Nam hướng đến mục tiêunâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, tạo nên con người mới

xã hội chủ nghĩa “vừa hồng, vừa chuyên” Bên cạnh đó, định hướng nội dung,hình thức giáo dục tư tưởng phù hợp với người dạy và người học

Đảng lãnh đạo về chuyên môn: Đảng đề ra các quan điểm, giải pháp phát

triển giáo dục, đào tạo như sau:

Lãnh đạo đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu,chương trình, nội dung, chương trình, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổchúc, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến căn bản và toàn diện nền giáo dụcnước nhà, tiếp cận trình đôh giáo dục thế giới

Trang 4

Lãnh đạo xây dựng nền giáo dục hiện đại bảo đảm công bằng về cơ hộihọc tập cho mọi người, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, người nghèo vàcác đối tượng chính sách được nhà nước và cộng đồng giúp đỡ có cơ hội học tập

Lãnh đạo hoàn thiện và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân, chútrọng phân luồng đào tạo sau trung học phổ thông, bảo đảm liên thông giưac cáccấp đào tạo Đổi mới giáo dục đại học, xây dựng một số trường đại học đẳng cấpquốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nướ Moet rộng quy mô dạy nghề và trung họcchuyên nghiệp, phát triển và nâng cao chất lượng các trung tâm giáo dục cộngđồng, tích cực triển khai hình thức giáo dục từ xa, động viên nhân dân tham gia

xã hội hoá công tác giáo dục – đào tạo…

Đảng lãnh đạo về tổ chức, cán bộ ngành giáo dục và đào tạo: Đảng giới

thiệu, bố trí các đảng viên ưu tú nắm giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốttrên lĩnh vực giáo dục, đào tạo Đồng thời, Đảng quan tâm đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo có đủ số lượng, chất lượng và có cơchến chính sách bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý đối với họ

Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng và đảng viên trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo: Đảng lãnh đạo xây dựng các tổ chức đảng và đảng viên trong

sạch, vững mạnh trong các cơ quan, địa phương, đơn vị trên lĩnh vực giáo dục –đào tạo Phấn đấu có các tổ chức đảng trong tất cả các hình thức đào tạo Giaoquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chó các đơn vị đào tạo

Đảng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: Đảng lãnh

đạo các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây ựng hoạch định chính sách vềgiáo dục, đoà tạo Có cơ chế để các đoàn thể nhân dân tham gia vào việc hợp tácsong phương, đa phương về giáo dục, đào tạo Đảng tổ chức thực hiện thànhcông những chủ trương đó và tham gia có hiệu quả công tác xây dựng chínhquyền, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

1.3 Phương thức Đảng lãnh đạo giáo dục – đào tạo

Trang 5

Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh nghị quyết và văn kiện của Đảng

Đảng lãnh đạo thông qua công tác tuyên truyền, vận động: Để giáo dục,

đào tạo là quốc sách hàng đầu cần phải đổi mới căn bản, hoàn thiện các mặthướng tới giảo dục con người Việt Namphát triển toàn diện và phát huy đượctiềm năng, khả nang sáng tạo của mỗi các nhân

Đảng lãnh đạo Nhà nước về thể chế hoá đường lối, quan điểm về giáodục và đào tạo bằng pháp luật, chính sách của nhà nước như Luật Giáo dục, LuậtGiáo dục đại học… Lãnh đạo Nhà nước đổi mới và nâng cao năng lực quản lýgiáo dục và đào tạo Nhà nước thực hiện đúng chức năng định hướng phát triển,tạo lập khung pháp lý và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tạomôi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo, chống bệnh thànhtích và hình thức trong giáo dục và đào tạo

Đảng lãnh đạo thông qua các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong

cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo Đảng bổ trí, phân công cán bộ, đảng viên

nắm giữ các vị trí chủ chốt, nhất là vai trò của người đứng đầu trong bộ máy nhànước về giáo dục và đào tạo Đồng thời phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ,đảng viên trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáodục và đào tạo

Đảng lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối phát triển giáo dục của Đảng Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt

độn giáo dục và đào tạo để kịp thời chấn chỉnh những tiêu cực, lệch lạc trongphát triwwnf giáo dục và đào tạo

Trang 6

PHẦN 2 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT

TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2.1 Quan điểm và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo

2.1.1 Quan điểm chủ đạo phát triển giáo dục và đào tạo

Với quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, Đảng vàNhà nước Việt Nam luôn quan tâm ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo.Trong suốt các kì đại hội, nhiều định hướng chiến lược đều thể hiện tính nhấtquán đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo Tại Hội nghị TW lần thứ tám - khóa

XI, Ban Chấp hành TW Đảng đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa trong điều kiện kinh tế thị trường địn hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế Nghị quyết nhấn mạnh 7 quan điểm chỉ đạo, bao gồm:

- Tiếp tục khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sựnghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư pháttriển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội

- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đềlớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sựlãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ

sở giáo dục và đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bảnthân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, pháttriển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới;kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải bảođảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp

Trang 7

học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước

đi phù hợp

Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thứcsang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành;

lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình vàgiáo dục xã hội

Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luậtkhách quan Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượngsang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng

Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa cácbậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩn hóa, hiệnđại hóa giáo dục và đào tạo

Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thịtrường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đàotạo Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa cácvùng, miền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặcbiệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa vàcác đối tượng chính sách Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đàotạo

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo,đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để pháttriển đất nước

Đến Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội đãmột lần nữa nhấn mạnh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục vàđào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển

Trang 8

mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diệnnăng lực và phẩm chất người học; phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn vớinhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoahọc, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh

mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; phấn đấu đến năm 2030, nềngiáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”

Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết lại khẳng định tính nhất quán trong ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo: “phát triển nguồnnhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế” Tiếp tục khẳng định vịtrí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo, yêu cầu phải “Xây dựng đồng bộthể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạocùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt đểphát triển đất nước”

2.1.2 Các quan điểm cụ thể

Tư tưởng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo được đề raxuất phát từ vai trò trọng yếu và thực trạng hoạt động giáo dục và đào tạo trongsuốt giai đoạn xóa bỏ chế độ bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Tư tưởng đó được thể hiện trên các quan điểm cụ thểsau:

Thứ nhất: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của

Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được

ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Thứ hai: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới

những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu,nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổimới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị

Trang 9

của các cơ sở giáo dục và đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã

hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, pháttriển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới;kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải bảođảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấphọc; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước

đi phù hợp

Thứ ba: Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân

lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bịkiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôivới hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục giađình và giáo dục xã hội

Thứ tư: Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển

kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợpquy luật khách quan Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo sốlượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu sốlượng

Thứ năm: Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên

thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo.Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo

Thứ sáu: Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ

chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục

và đào tạo Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập,giữa các vùng, miền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với cácvùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu,vùng xa và các đối tượng chính sách Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáodục và đào tạo

Trang 10

Thứ bảy: Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và

đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đểphát triển đất nước

Quan điểm đó cũng được thể hiện rõ ràng tại Điều 61 Hiến pháp 2013 vớiquy định:

1 Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

2 Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lí.

3 Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.

2.2 Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo

2.2.1 Mục tiêu chung

Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáodục, đào tạo Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phươngpháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng,đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp,

ý thức trách nhiệm xã hội Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứngyêu cầu về chất lượng Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặtchẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ

Trang 11

sở vật chất - kĩ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo Đầu tư hợp lí, có hiệu quảxây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế.

Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đàotạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầuhọc tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và pháthuy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổquốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản

lí tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội họctập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dânchủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vữngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nềngiáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

và miễn học phí trước năm 2020 Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trườngmầm non Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp vớiđiều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục

Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hìnhthành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, địnhhướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chútrọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả

Trang 12

năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời Hoàn thành việc xây dựngchương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015 Bảo đảm cho học sinh

có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứngyêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cậnnghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng Nângcao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm2020

Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độgiáo dục trung học phổ thông và tương đương

Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kĩnăng và trách nhiệm nghề nghiệp Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệpvới nhiều phương thức và trình độ đào tạo kĩ năng nghề nghiệp theo hướng ứngdụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kĩ thuật công nghệ của thịtrường lao động trong nước và quốc tế

Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồidưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức,sáng tạo của người học Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấungành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốcgia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế

Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và cáclĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế

Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ởvùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nângcao kiến thức, trình độ, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống;tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữbền vững Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thứchọc tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa

Trang 13

Đối với việc dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người ViệtNam ở nước ngoài, có chương trình hỗ trợ tích cực việc giảng dạy tiếng Việt vàtruyền bá văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, gópphần phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam, gắn bó với quê hương, đồngthời xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.

Định hướng mục tiêu đã được thể chế hóa trong Chiến lược phát triểngiáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020, theo đó ngành Giáo dục xác định một

số mục tiêu cụ thể như sau:

Đối với giáo dục mầm non

Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vàonăm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong

độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỉ lệtrẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới10%

Đối với giáo dục phổ thông

Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáodục văn hóa, đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học

Đến năm 2020, tỉ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở

là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổthông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học

Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học

Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh

cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứngnhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con người cónăng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kĩ năngnghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỉ luật lao động, tác phong công nghiệp, nănglực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường

Trang 14

lao động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỉ lệ lao động qua đào tạo nghềnghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỉ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên mộtvạn dân vào khoảng 350 - 400

Đối với giáo dục thường xuyên

Phát triển giáo dục thường xuyên tạo cơ hội cho mọi người có thể học tậpsuốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; bước đầu hình thành xãhội học tập Chất lượng giáo dục thường xuyên được nâng cao, giúp người học

có kiến thức, kĩ năng thiết thực để tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp,nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần

Kết quả xóa mù chữ được củng cố bền vững Đến năm 2020, tỉ lệ ngườibiết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ

15 đến 35 là 99% đối với cả nam và nữ

Các hoạt động quản lí nhà nước về giáo dục sẽ tập trung để hoàn thànhcác mục tiêu đã đề ra, coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả quản

lí trên lĩnh vực này

Ngày đăng: 22/12/2024, 17:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w